ĐcVào đôngca Hân

Hoàng Lan Chi

 




 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vào Đông

 

sao em vo gạo rồi đem đổ
làm ẩm bầu trời mấy bữa nay
em ngại điều chi thở vội
cho đàn nhỏ vội xa cây

ta nghe thoang thoảng từ chân cỏ
đất thầm co cụm lớp da nâu
con giun con dế hiền ngoan vậy
sinh tồn, di tản đến nơi đâu

cả đàn chim vừa mới ngủ
đêm rồi trên máng xối vườn sau
rác rơm lótmưa chưa đuổi
ai dạy cùng dắt díu nhau

hóa ra thời tiết vừa thay đổi
cửa sổ nhà em kín chặt rồi
ta chợt ngó lên trời xám ngắt
một luồng khí lạnh chạm vào môi

hóa ra trời đất vào đông thật
mây xám chẳng em lỡ tay
đất đă sẵn sàng nghênh đón tuyết
riêng ta, một phút nhíu lông mày

hân




Bây giờ tháng chạp. Trời Sài G̣n vẫn như nàng con gái đỏng đảnh tuổi xuân th́. Thay chợt mưa chợt nắng th́ chợt nóng chợt lạnh. cái lạnh của Sài G̣n ? Chỉ một thoáng đông về cho mầu áo len rực rỡ phố phường. Thế thôi ! Nhưng trong một chiều tháng chạp se buồn, tôi ngơ ngẩn khi "nhặt" được Vào Đông. Sao dễ thương thế ?

Ngay câu đầu tiên làm tôi hơi choáng váng. Vâng, đúng thế. Câu hỏi b́nh dị quá dễ thương ngần:

 

Sao em vo gạo rồi đem đổ ?



À, ta vẫn vo gạo và đổ nước. Môt hành động rất đời thường. Mà nhà thơ hỏi để rồi trách:

 

Làm ẩm bầu trời mấy bữa nay !


Đổ thừa hay nhỉ ? chàng thi sỹ, ngay vần đầu tiên làm tôi thú vị ! Rồi lại là sự trách móc t́nh tứ:

 

Em ngại điều chi mà thở vội
Cho đàn lá nhỏ vội xa cây ?


Nàng sẽ mỉm cuời khi thấy chỉ hơi thở của nàng đă bị kết tội làm lá ĺa cành ?

Thi sỹ tiếp nối gịng suy tưởng về mùa đông thật b́nh dị nhưng diễn tả thật chính xác. Vâng, mùa đông đă khiến đất khô rắn, đă khiến giun dế trốn đi... Chữ “co cụm lớp da nâu” ở đây thật tuyệt ! đất, được nhân cách hoá bằng từ co cụm ! và đất co cụm khiến người không thấy giun dế:

 

Ta nghe thoang thoảng từ chân cỏ
Đất thầm co cụm lớp da nâu
Con giun con dế hiền ngoan vậy
Sinh tồn, di tản đến nơi đâu



Đoạn sau cũng b́nh dị biết chừng nào ? h́nh ảnh đàn chim ngủ trên máng xối sau vườn là tôi ngỡ như trong chuyện quê xưa của Việt Nam !

Rồi, trời ạ, mưa chưa đuổi? hay thế, ổ rơm của chim chưa bị uớt mà sao chim đă vội dắt díu nhau đi ? những câu thơ, nghe như tiếng thật thà, tôi ví vậy đúng không nhỉ, của một cô gái quê hay một cậu bé làng ?

 

Và cả đàn chim vừa mới ngủ
Đêm rồi trên máng xối vườn sau
Rác rơm lót ổ mưa chưa đuổi
Ai dạy mà cùng dắt díu nhau ?



Tôi chỉ chưa hiểu lắm chữ “dạy” ở đây ? ừ, đàn chim mới vừa lót ổ đêm qua mà sao đă dắt díu nhau đi ? “Ai dạy” là sao nhỉ ?

Sau những ngơ ngẩn v́ đất co cụm, v́ chim bỏ ổ, tác giả như thoát khỏi giấc mơ để biết rằng:

 

Hoá ra thời tiết vừa thay đổi
Cửa sổ nhà em kín chặt rồi
Ta chợt ngó lên trời xám ngắt
Một luồng khí lạnh chạm vào môi



Vần thơ vẫn rất thật thà. Hoá ra thời tiết thay đổi. Và tác giả chẳng ngó ǵ đến điều ǵ ngoài cánh cửa nhà em kín chặt rồi ! Một chút t́nh rất nhẹ !

Đoạn cuối, như một hơi thở phào ! À hoá ra trời đă vào đông.

Sau khi nh́n em vo gạo đổ, đổ thừa bầu trời ẩm v́ em, ngắm lá rụng, cũng cho là v́ em thở vội... Rồi nghe tiếng đất co cụm, vắng bóng dế giun, đàn chim biến mất, chàng thi sỹ mới ngẩn người “à, vào đông đấy ư ?”

Toàn bộ bài thơ là những nét dịu dàng, dễ thương. Không cầu kỳ, bóng bẩy, không diễm tuyệt. Chỉ là – thật thà và dễ thương. Thật thà khi trách “sao em vo gạo rồi đem đổ” nhưng nét diểm xuyết khá mạnh của bài thơ là câu “đất thầm co cụm lớp da nâu”.

Vào đông, môt bài thơ dễ thương của Lê Hân !

Hoàng Lan Chi

 

trích từ:

http://dactrung.net