Bn Cũ Trường Xưa

Lê Lc

(Ưu ái về các bạn cùng lớp xưa)

 

 

Image result for image truong nữ trung học đa nang trương sao mai    

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xế chiều, nắng hanh hao, vàng vọt. Phố xá ồn ào, huyên náo, như tự bao giờ nó vẫn thế. Chỉ riêng ḿnh tôi tĩnh lặng, trong cơi riêng tôi. Nắng chiều rưng rưng buồn, ḷng tôi rưng rưng hoài niệm. Dường như nắng của trời và nỗi nhớ của ḷng người đang giao thoa, ḥa quyện. Có một nỗi nhớ nao ḷng, da diết, quắt quay đă xui bước chân tôi về thăm lại trường xưa.

 

     Gió sông Hàn vẫn lồng lộng. Tôi tần ngần trước cổng trường (cổng nữ). Bâng khuâng, xao xuyến! Con đường Độc Lập dài hút, tít xa về hướng núi Sơn Trà. Con đường biết bao lần chúng tôi, những Trị, Niên, Anh, Toàn, Lộc… từ bên kia sông Hàn, vừa lên khỏi phà đă hối hả bước, rồi hộc tốc chạy thật nhanh đến trường cho kịp giờ học. Con đường biết bao lần chúng tôi tan trường về cứ nhẩn nha, lang thang, tha thẩn… Hễ đến nhà thờ Chính Toà, mười lần như chục, không ai bảo ai, chúng tôi cùng dừng lại, mắt dơi lên ban công nhà Định, đối diện phía bên kia đường, ḷng thầm mong cô em gái xinh xinh của Định vô t́nh ra hóng gió, để được một dịp may nh́n trộm, rồi trầm trồ, xuưt xoa với nhau. Đi tới một đoạn nữa là nhà sách Lam Sơn, chếch phía bên kia là góc chợ Hàn, cả bọn tấp vào xem cho đỡ thèm. Mê đọc sách ghê lắm, nhưng có tiền đâu mà mua!

 

     Tại góc bên ngoài khuôn viên trường, tiếp giáp giao lộ Độc Lập – Lê Đ́nh Dương, tôi đứng loay hoay, rồi ngồi bệt xuống lề đường, dựa lưng vào cột điện, đắm ch́m trong hoài nhớ. Nơi đây, nam sinh chúng tôi thường túm tụm lại chờ sẵn, hể các bạn nữ sinh đi ngang qua là rập ràng đếm theo nhịp bước của các cô nàng. “Một, hai, ba, bốn. Một, hai, ba, bốn”, tiếng hô đồng đều và to dần lên. Cô nàng nào yếu bóng vía th́ chắc chắn phải lính quưnh, chân lóng ngóng, guốc rơi ra, và má ửng hồng v́ mắc cỡ. Cũng có cô nàng bản lĩnh đốp lại ngay: “Ừ, mấy em cứ rống rát họng, khô cổ, mỏi miệng đi, chị đây có ngán chi mô!?”. Bị ăn miếng hơi đau, trong đám nam sinh có giọng trả miếng: “Quư anh đây đă nguyện cả đời được mỏi miệng, khô cổ, rát họng, chẳng răng hết. Ê, đếm tiếp tụi bay ơi!”. “Một, hai, ba, bốn”, cả đám phụ hoạ theo trong tiếng cười khoái trá. Bất giác tôi mỉm cười. Cũng chính nơi đây, lũ chúng tôi, những cậu học tṛ “nghèo tiền nhưng giàu t́nh”, ngồi nh́n quí cô bạn học là “tiểu thư đài các” ung dung trên xe Jeep đón đưa, để mà thở dài thườn thượt: “Xe đạp già sao chở nổi đời em?!”.

 

     Là trung tâm điểm “địa lợi”, nên chúng tôi thường “cắm chốt” ở đó để ngắm nh́n, để hồn lửng lơ, lơ lửng. Áo trắng từ ngoài Độc Lập tha thướt vào. Áo trắng từ trong Trưng Nữ Vương dịu dàng ra. Áo trắng từ trên Lê Đ́nh Dương thanh thoát xuống. Áo trắng từ dưới Bạch Đằng nhẹ nhàng lên… Rợp đường áo trắng bay bay. Gió sông Hàn vờn quyện, tung xoă những mái tóc đen óng, mượt mềm. Những đôi mắt long lanh, trong sáng, thơ ngây. Những môi cười tươi tắn, hồn nhiên. Những má hồng xinh xắn, dễ thương. Đủ lay động để ḷng những cậu học tṛ mới lớn chung chiêng đường về. Mà về nhà th́ “ăn không ngon, ngủ không yên”, ra ngẩn vào ngơ, đứng ngồi thờ thẩn. Học bài đến đoạn cuối đă quên khúc đầu, quay lại học đoạn đầu quên mất khúc cuối. Mẹ cha xót ruột vội hỏi: “Chớ răng mà con lơ ngơ như gà mắc bù xít rứa?”. Những vấn vương đầu đời ấy đă là nguồn thi hứng “liên tu bất tận” để Nguyễn Miên Tịnh làm thơ tặng “tùm lum nàng”, từ thuở c̣n ngây ngô cho măi đến khi gần… lẩm cẩm và cận… lụ khụ mà hồn thơ chưa hề cạn kiệt; để Hồn Thy đă tóc muối tiêu mà hồn thơ vẫn mướt xanh, mượt mềm, vẫn da diết, thổn thức…

 

     Nắng chiều chênh chếch, tôi thong thả đi về phía cổng nam sinh, chiếc bóng đổ dài sau lưng. Sau một hồi năn nỉ, giải bày đủ điều, người bảo vệ mới đồng ư cho tôi vào trường. Sân trường im ắng. Tôi đưa mắt nh́n khắp lượt các dăy pḥng học. Những cột ống thoát nước được nối dài từ trên xuống bằng nhiều đoạn ống gốm vẫn c̣n nguyên vẹn như xưa. Trường lớp, pḥng ốc vẫn nguyên trạng cấu trúc cũ, không hề bị đập phá, sửa đổi như vẫn thường thấy. V́ thế, cảm xúc của tôi rất uyên nguyên, trọn vẹn.

 

     Đầu cầu thang dẫn lên tầng hai, tầng ba là nơi để lại một ấn tượng đậm nét, khó quên nhất. Cái thời đấu tranh, tránh đâu ǵ đó, chả biết tay nào đă tung một quả lựu đạn cay ngay tại đấy. Hơi cay toả khắp truờng. Hoảng loạn, nhốn nháo. Đang ở các tầng trên, nhiều bạn đă liều mạng bu bám bệ cửa sổ trên, rồi nhảy chuyền xuống bệ cửa dưới, quên cả nguy hiểm, quên cả sợ sệt. Thấy thế, tôi cũng chồm ra xem sao. Nhưng, khiếp quá! Chạy về trước hành lang, nh́n thấy rất nhiều bạn tuột theo ống nước xuống sân trường, bất chấp có an toàn hay không. Lại rùng ḿnh! Tôi đành nín thở, dùng tay bịt mũi, bịt miệng, cắm đầu tuôn thẳng xuống cầu thang, mặc cho hơi cay từ dưới thốc lên. Băng ra khỏi cổng nữ, tôi nằm dài trên cỏ công viên. Ngột ngạt, sặc sụa. Nước mắt, nước mũi, nước dăi dẻo quẹo, lầy nhầy không ngừng ứa ra.

 

     Trầm ngâm một lát, tôi lên cầu thang. Bước chậm theo hành lang tầng hai, tôi vào pḥng hai, pḥng học thân quen thuở nào. Một nỗi xúc động, bồi hồi trào dâng, lan khắp người. Mắt cay cay, rưng lệ. Đây là những dăy bàn ghế, nơi mà ngày ngày chín mươi cô cậu học tṛ từ khắp các nẻo phố tề tựu về pḥng học này, cùng ngồi xếp ngay ngắn, cận kề như không thể nào gần nhau hơn được nữa, để nghe hơi ấm thân thương, gắn kết lan tỏa vào nhau. Và cùng hướng về phía trước, phía tương lai xán lạn. Đây là bàn Thầy, Cô. Như vẫn c̣n nghe rơ tiếng thước kẻ đập xuống bàn “cạch, cạch”, khô đanh, nhưng nghiêm khắc. Một hiệu lệnh bắt buộc bạn nào đang ồn ào, cựa quậy hăy lập tức trật tự, yên lặng để tập trung nghe Thầy giảng bài. Đây là tấm bảng, có biết bao bài học Thầy đă gảng dạy, đă trang bị tri thức cần thiết để chúng tôi làm hành trang, vốn liếng tự tin vào đời. C̣n đây là bục giảng, Thầy Cô đă qua lại, tới lui không biết bao nhiêu lượt trên một quăng rất ngắn, để dạy học tṛ ḿnh vững bước trên con đường đời rất dài…

 

     Vẫn ḿnh tôi trong pḥng học tĩnh lặng, trong miên man nỗi nhớ. Tôi bước chậm răi, khẽ khàng, cứ ngại tiếng bước chân sẽ làm tan đi những hồi ức. Đến từng bàn học và điểm lại trong tâm trí. À, đây rồi, những bàn đầu này là nơi hội tụ của những hoa khôi. Cḥm sao ở đây đă toả sáng, không riêng cho một lớp, mà cho cả trường. Đă từng loá mắt vô số cậu học tṛ. Hể vào lớp là ngẩn ngơ, mơ mộng, hồn vía lăng đăng. Ngồi thừ người cứ như đang chú tâm nghe Thầy giảng bài, nhưng bất ngờ có tiếng thước đập trên bàn vang lên là giật ḿnh, hoảng hốt, phách lạc hồn xiêu. Nếu xui xẻo Thầy hỏi “Em nghe Thầy vừa nói gi?”, chỉ biết ú ớ, líu lưỡi, lặp cà lặp cặp, ăn trứng vịt là cái chắc. Chính những hoa khôi ấy đă khơi nguồn cảm hứng cho nhiều bài thơ lăng mạn của các “nhà thơ” lớp chúng ta ra đời. (Những hoa khôi thuở ấy, măi đến bây giờ cũng cứ nghiễm nhiên chễm chệ trên “top five”, bất chấp thời gian). C̣n chỗ này là vị trí của các “nghịch nữ” chính hiệu, mà lại mang tên những loài bông dịu hiền…

 

     Đây là chỗ ngồi của “nhà thơ” có cái tên nghe rất “tịch mịch”, mà hồn thơ th́ không “tịnh”, không “ngủ yên” bao giờ, cứ ngọ nguậy động đậy. Mới vừa làm xong bài thơ tặng “bé” này c̣n chưa ráo mực, đă vội mần ngay bài khác để kịp tặng “nhỏ” kia. T́nh th́ mọi lúc, mọi nơi, mọi thời đều… thừa, mà tiền th́ triền miên… thiếu! C̣n đây là chỗ của một “nhà thơ” nữa, với những rung động đầu đời, mà “dư chấn” đang và sẽ c̣n lan tận đến cuối đời. Đây là nơi chàng “nhạc sĩ” tài ba ngồi mơ giấc mơ “thiên tài”… C̣n đây là chỗ của chàng “hoạ sĩ” nhà ṇi hào hoa phong nhă. Và đấy là chỗ ngồi của bạn “chính trị gia”, kia là chỗ của “người xâm ḿnh”…

 

     Đứng cuối pḥng học nh́n lên. Những hộc bàn như đang thèm thuồng nào me, nào ổi, nào cốc, chùm ruột… các nàng vẫn giấu trong ấy, thỉnh thoảng cúi xuống cắn trộm một miếng rồi nhai vội và nuốt nhanh. Có những hộc bàn đồng loă che giấu tài liệu, để mấy chàng lười học quay lén. Có những hộc bàn đồng cảm chở che những câu thơ, bài thơ t́nh vụng dại, ngây ngô, nắn nót chép trên giấy vở, muốn trao mà không dám; dự tính đến trăm lần hơn, nhưng rồi vẫn cứ c̣n nằm ́ trong cặp.

 

     Cuối cùng, tôi ngồi vào ngay vị trí của tôi. Một góc cuối lớp, kề ô cửa sổ trước. Qua vuông cửa này, tôi từng ngồi đó, nh́n mây trời lang thang để mộng mơ, nh́n nắng lung linh để xao xuyến, nh́n mưa bay bay để chạnh ḷng, nh́n cánh chim chao lượn để tưởng tượng, để bay bổng…

 

     Có một lần, giờ ra chơi, hai bạn nữ nổi tiếng nghịch nhất lớp, tay ôm cặp, bất ngờ xuất hiện tại ô cửa này, nói nhỏ với tôi: “Ê, cúp cua đi coi xi-nê đi. Học chi cho nhiều, mau già”. Trời ạ! Tôi hiền như đất cục, nghe chưa hết câu đă rụng rời, bủn rủn, nước da tái nhợt, cả người nổi da gà; lắc đầu quầy quậy, tay xua lia lịa, chân run lập cập, miệng lắp bắp “T…ui… kh… ông… kh… ông… d…ám… m… ôôô…”. Thật ḷng, tôi ngu ngơ không biết các bạn đùa hay thật…? Nhưng đó là một kỷ niệm khó quên. Không ít lần, nó đă thắp lên một nụ cười, một niềm vui giữa những chông chênh cuộc đời.

 

     Ra khỏi cổng trường, phố đă lên đèn. Tôi chậm răi đi từ cổng nam ṿng qua cổng nữ, mắt vẫn không rời ngôi trường quá đỗi yêu thương. Nghe đâu nó sẽ không c̣n nữa! Ư nghĩ đó làm tôi nhói ḷng. Và bất giác mắt tôi cay xè...!

 

LÊ LỘC