Tin Bit & Nh Phm Ngc Lư

Phạm Cao Hoàng | Uyên Hà Lê Đ́nh Ba | Phan Ni Tấn | Phan Minh Châu | Cẩm Loan | Luân Hoán | Mang Viên Long | Huyền Chiêu | Đoàn Tảo | Đỗ Trường

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.

 

PHẠM CAO HOÀNG:

Phạm Ngọc Lư, Một Đời Tài Hoa

 

Năm 1970 tôi được thuyên chuyển về dạy học ở Tuy Ḥa. Đây là khoảng thời gian tôi có dịp rong chơi với Phạm Ngọc Lư. Phạm Ngọc Lư quê ở Huế, sau khi tốt nghiệp sư Phạm Qui Nhơn vào năm 1967 anh được phân công về dạy ở Tuy Ḥa. Anh thuê chỗ trọ ở đường Nguyễn Huệ và ăn cơm tháng ở tiệm ăn Mỵ Châu Thành.  Chỗ anh ở trọ chỉ cách nhà tôi một con đường, chiều nào anh cũng ghé nhà tôi chơi, thân đến mức như người trong nhà.  V́ lư do nào đó mà năm ba hôm không thấy anh đến là cha tôi lại hỏi: “Mấy bữa nay sao không thấy Lư ghé chơi?” Sau năm 1975, gia đ́nh tôi tan tác, anh em mỗi người một phương, sau này gặp lại nhau bên Mỹ, mỗi khi nhắc lại bạn bè cũ ở Tuy Ḥa, các anh của tôi vẫn nhắc đến Lư. Lư hiền lành, ít nói, và hơi bất cần đời. Anh có biệt tài thổi sáo và rất giỏi chữ Hán v́ trước khi vào sư phạm anh học ở Viện Hán Học Huế. Truyện và thơ của anh đều hay, với lối viết sắc sảo, cô đọng và chặt chẽ; đặc biệt trước 1975 truyện của anh xuất hiện đều đặn trên tạp chí Văn ở Sài G̣n – điều mà các cây bút trẻ dạo ấy không dễ ǵ có được. Cũng như Y Uyên, Bùi Đăng, Mang Viên Long, anh có thời gian dạy học ở vùng nông thôn  Phú Yên, trực tiếp chứng kiến những cảnh tượng hăi hùng của chiến tranh. Anh luôn ưu tư về tinh h́nh đất nước và phần lớn các sáng tác của anh đều có nội dung tố cáo và lên án tội ác của chiến tranh.  Tôi chính thức tham gia vào sinh hoạt văn học nghệ thuật ở Tuy Ḥa từ năm 1970 đến 1972, trong khoảng thời gian đó ngoài Phạm Ngọc Lư tôi thường gặp các anh Trần Huiền Ân, Đỗ Chu Thăng, Mang Viên Long và điều trùng hợp ngẫu nhiên là tất cả đều là giáo chức. Sau năm 1975, v́ nhiều lư do khác nhau tất cả đều không c̣n làm nghề dạy học. Mỗi khi nghĩ đến chuyện các anh không c̣n đi dạy tôi không khỏi chạnh ḷng v́ tôi biết rơ các anh rất yêu nghề dạy học. Các anh rơi vào cảnh lỡ thợ lỡ thầy. Trần Huiền Ân chuyển qua làm nghề vẽ pa-nô và bảng hiệu, Đỗ Chu Thăng về quê ở Ḥa Mỹ làm ruộng, Mang Viên Long về quê ở B́nh Định làm nghề sửa ổ khóa, c̣n Phạm Ngọc Lư lưu lạc vào Long Khánh, ngồi ờ ngoài chợ bán dừa, bắt đầu đoạn đời lận đận lao đao từ đó. Khi tạp chí Thư Quán Bản Thảo do Trần Hoài Thư và Phạm văn Nhàn chủ trương ra đời, Phạm Ngọc Lư viết khá đều vả gửi bài cộng tác – chủ yếu là thơ, những bài thơ rất buồn, nhưng chỉ một thời gian sau th́ anh tuyên bố ngừng viết. Một số email anh gửi tôi cách đây 5 năm cho thấy anh đang trải qua những ngày tháng vô cùng khó khăn, không c̣n tha thiết ǵ đến văn chương, nhưng không nói rơ khó khăn ǵ mà tôi th́ không tiện hỏi. Trên các diễn đàn văn học, bài vở cộng tác của anh thưa thớt dần rồi không thấy nữa. Chiều nay tin từ gia đ́nh và bạn bè ngoài Đà Nẵng cho biết sau hơn một năm chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo, anh đă trút hơi thở cuối cùng vào lúc 7 giờ kém 5 tối thứ sáu, 26.5.2017, tại Đà Nẵng. Một đời tài hoa rồi cũng đến lúc phải dừng lại. Cầu mong linh hồn người bạn thơ sớm yên nghĩ nơi cơi vĩnh hằng.

Phạm Cao Hoàng

Virginia, 26.5.2017

 

*

 

 

UYÊN HÀ LÊ Đ̀NH BA:

Vĩnh Biệt Nhà Thơ Phạm Ngọc Lư

 


Tôi đến nhà lúc anh chưa được khâm liệm. Ḿnh được đắp với mền Quang Minh, khuôn mặt tươi tỉnh và thanh thoát, da dẻ khá hồng hào. Chị Quư kể anh thở khó nhưng không đau đớn ǵ, từ một ngày trước nên nhà phải cho anh thở oxy. Chiều hôm qua, sau khi ăn, anh tỏ vẻ mệt hơn. Chi Quư nói với anh: Con cái muốn mời Thầy tụng kinh niệm Phật để anh đi được thanh thản. Anh gật đầu rồi lịm dần và thực sự tắt thở lúc 18:55'. Chiếc mền Quang Minh do vậy đă được đắp lên người anh sau khi anh chết. Lần trước, cách đây khoảng 2 tuần lễ, tôi và Đoàn Huy Giao đến thăm, chị Quư cho biết anh  hoàn toàn không tin vào tôn giáo nào. Chị Quư th́ tin vào Chúa Trời.


Trong những ngày cuối, anh đă tỉnh táo tỏ bày ư muốn nhà anh sẽ giữ ǵn tập thơ Đan Tâm mà anh chép tay và nhờ anh Hồ Công Khanh viết và tŕnh bày b́a làm vật gia bảo và thờ anh. Nhưng chị Quư lại cho tôi xem đến 2 tập, cũng chính bản viết tay. Xem kỹ mục lục tôi thấy một tập gồm 150 bài thơ và tập kia chỉ có 132 bài. Tôi không biết anh chép tập nào trước và tập nào sau và 18 bài thơ chênh lệch giữa 2 tâp là được thêm vào hay bỏ ra.


Suốt trong thời gian anh nằm bệnh, chúng tôi thường đến thăm anh và nh́n nhận sự chăm nom săn sóc anh tân t́nh của chị Quư. Chị kể, trong lúc anh tỉnh táo và tỏ ra sẵn sàng với thần chết, chị đă thỏ thẻ hỏi anh: Là một nhà thơ, nhà văn anh là người lăng mạn. Em hói thật anh ngoài tác phẩm văn, thơ anh để lại cho đời, anh có để lại đứa con rơi nào không. em bảo đảm sẽ thương yêu nó như thương yêu con ruột ḿnh. Anh có vẻ như cười mỉm, đấu ngón cái và ngón trỏ trên bàn tay thành một số không rồi đưa lên cho chị thấy.

Lê Đ́nh Ba

*

 

PHAN NI TẤN:

Thơ Lư Hết Rồi

Nhớ một bạn thơ Huế vừa qua đời

 


Không biết Huế xưa trời mưa hay nắng
Riêng ở bên này mưa mấy bữa nay
Mưa làm ướt tôi thấm đôi tà Huế
Để tiếng bạn buồn lọt giữa kẽ tay

 

Chiếc lá không bay sáng nay lá khóc
Sướt mướt trên cành mọc lá tháng Năm
Tuổi lá tháng Năm ướt dầm mây nổi *
Khóc một bài thơ vừa tắt thở nằm

 

Nh́n chiếc lá rơi trời ơi nhớ bạn
Nhớ bạn tay cầm cơn bệnh bẻ đôi
Thả xuống sông Hương cùng đường nước chảy
Mà thương giữa trời bóng vợ mồ côi

 

Tôi nhớ bạn ngồi chờ thơ thức dậy
Ngoài biên cương về cơng bạn đi chơi
Bạn cơng tập thơ đi thăm hệ lụy
Chưa hết xuân phôi đă vội qua đời

 

Muốn kể bạn nghe nắng xanh xứ lạ
Nó hay lăn tăn lăn xuống tóc người
Nó thích lon ton bon theo câu hát
Gánh chút nồng nàn về Huế quê chơi

 

Muốn kể bạn nghe giọt mưa xứ lạ
Nó hay len trong hốc mắt của trời
Con mắt nhớ quê con mắt thút thít
Khóc lả giọng người cười mấy lăm hơi

 

Nhưng đă thôi rồi niềm chưa hết nỗi
Bạn quá đau đời đành bỏ cuộc chơi
Tập thơ đan tâm* chở người xa phố
Để Huế mờ mưa ngồi khóc ngậm ngùi.

 

Phan Ni Tấn

Mây Nổi, Đan Tâm: tưạ tập thơ Phạm Ngọc Lư

 

*

 

 

PHAN MINH CHÂU:

Ngày Anh Đi

 

 

Dẫu chưa biết cũng mong
Dẫu chưa từng... Cũng thích
Chút dư âm mùa đông
Chút hương thầm tịch mịch
Bảy mốt tuổi mà vẫn c̣n ṿi vĩnh
Với nàng thơ bám suốt cuộc đời anh
Tháng năm nào?
Lặn lội ở rừng , bưng
Một vùng đất lạ xa quanh năm nghèo con chữ
Anh đến Phú Yên miệt mài chưa đủ
Một chút t́nh đành gửi lại người xưa
Nắng tháng tư ôi cái nắng hiền hoà
Sao lại quật anh vào một ngày rất lạ
Căn bịnh cũ thầm dây mơ rể má
Đợi một ngày kết thúc cuộc đời anh 
Bao kỷ niệm buồn vui thêm chút dỗ dành
Anh gởi lại nơi Tuy Hoà yêu dấu
Những câu thơ tài hoa chắc vẫn c̣n nung nấu
Trong tim những người thèm muốn được như anh
Phạm Ngọc Lư sao nghe quá mặn nồng
Rất gần gũi t́nh thân và rất tội
Bao người nhắc ! những câu thơ viết vội
Gởi xuống mồ để vội tiễn đưa anh
Không riêng ǵ ở đất Phú yêu thương
Nơi những quán cà phê đêm chong đèn tới sáng
Để cửa suốt đợi anh về bầu bạn
Đợi anh về viết tiếp những câu thơ
Cả nước bạn bè như ngẫn như ngơ
Cứ măi tiếc thương một người bạn tốt
Một người thơ dến và đi đột ngột
Một chỗ nằm cũng lạc dấu yêu thương
Thôi hôm nay anh đă chọn thiên đường
Chúng tôi chỉ biết đôi lời khấn nguyện
Anh nằm xuống có bao người đưa,tiễn?
Có bao người? Trong đó có tôi không...

 

PHAN MINH CHÂU
Nha Trang

 

*

CẨM LOAN:

Tiễn Biệt Anh Phạm Ngọc Lư

 

C̣n đâu tiếng khóc "vô thanh"
Tiếng ḷng vô định loanh quanh đời này.

Chiều tà bóng ngă về Tây.
Hơi tàn, sức cạn buông tay qua chiều!

Trời chẳng mưa ngâu tháng bảy?
Mà sao sụt sùi tuôn chảy ḍng châu?
Tháng năm phượng đỏ trên đầu.
Lệ buồn như thể mưa ngâu qua mành.

Đành thôi, anh hởi cũng đành!
Biệt ly, đến lúc trời dành cho ta.
Anh đi nơi ấy thật xa.
Vô thường một kiếp đời là bể dâu!
27.7.2017
CẨM LOAN.

 

*

 

LUÂN HOÁN:

Lạy Vọng Phạm Ngọc Lư

 

sau anh có thể đến tôi
mấy ai dành chuyến đi chơi vui này
tôi đếm thử trên bàn tay
c̣n ai khả dĩ sẽ thay được ḿnh

điều kiện cụ thể phân minh:
cao tuổi và ốm đau th́nh ĺnh luôn
cộng thêm gánh nặng nỗi buồn
vốn như khoảng trống khó lường cao sâu

chẳng phải râu tóc trắng phau
da nhăn xương lụn mới mau lên đường
đời dù chằng chịt vết thương
vẫn chưa bằng nỗi chán chường bỗng dưng

tôi chừ bỗng lừng khừng
sợ sống dai quá mất hừng khí thơ
tôi mong được chết bất ngờ
nhất là trong lúc làm thơ huê t́nh...

*

lăng rồi đó, không cố t́nh
tiễn bạn mà nói về ḿnh tỉnh khô
bạn ơi đừng quá bất ngờ
khi buồn tôi rất vẩn vơ như khùng

tiếc thương tôi nhớ lung tung
ngoài thơ văn, bạn cũng từng giúp tôi
nối t́nh lẩn thẩn môi vui
mong thành giai thoại khoe đời mai sau

con chim xanh hót vài câu
chúng tôi như thể từ lâu cánh liền
chuyện mới đó biến tự nhiên
c̣n bạn vừa mới qui tiên nhẹ nhàng

kính quí xin thắp mươi hàng
thay hương khói ấm, bạn vàng vui nghe
bay ngoan đừng mê lè phè
có "hành" cứ viết bạn bè chờ xem

nhất là c̣n luyến nhớ em
câu thơ nhớ mượt như tên tuổi từng...
chưa lạnh chân mà lạnh lưng
cho tôi lạy bạn cuối cùng thành tâm

Luân Hoán
2.27 chiều 26.5.2017

+

 

2

 

 

MANG VIÊN LONG:

Phạm Ngọc Lư 
và một thưở Tuy Ḥa

Phạm Ngọc Lư tốt nghiệp trường Quốc Gia Sư Phạm Qui Nhơn khóa 4 niên khóa 1965 – 1967, ra trường được chuyển về dạy tại Tuy Ḥa – Phú Yên. Lư học sau tôi một khóa, nhưng với thị xă Tuy Ḥa thuở ấy, nhỏ nhắn và yên lành – chúng tôi dễ gặp nhau và trở nên thân thiết v́ t́nh văn nghệ, t́nh đồng nghiệp, đều từ phương xa đến.

Thưở ấy, ở những tỉnh xa, thị xă nhỏ như Tuy Ḥa, gặp thêm được bạn văn chúng tôi rất gần gũi và quư mến nhau. Có thể do số lượng anh em tham gia sinh hoạt c̣n ít, phương tiện di chuyển khó khăn, và cuối cùng, dường như ai cũng đang bị “buột chặt” với bao lo toan, bất trắc! Nhưng dầu chưa có dịp sum họp, cái t́nh văn sâu nặng vẫn đă có sẵn trong ḷng mỗi người qua những sinh hoạt văn học nghệ thuật, qua tác phẩm của nhau, đă đọc, đă biết được…

Ở Tuy Ḥa, chúng tôi vẫn thường gặp nhau sau những giờ đến trường, ngày chủ nhật, hay ngày nghỉ lễ; với các bạn văn, bạn đồng nghiệp quê Phú Yên như các anh Trần Huiền Ân, Đỗ Chu Thăng, Hoàng Đ́nh Huy Quan, Nguyễn Phương Loan, Phạm Cao Hoàng, Phan Long Côn, Đàm Khánh Hạ, Khánh Linh (…). Sau nầy có Nguyễn Lệ Uyên đang dạy học ở Châu Đốc về thăm quê, có Vơ Tấn Khanh từ Phan Rang ra thăm quê vợ. Thỉnh thoảng có thêm Lê Văn Thiện từ núi Sầm xuống, có Trần Hoài Thư, Lê Văn Trung, Phạm Văn Nhàn từ Qui Nhơn vô, có Thế Vũ, Trần Vạn Giă, Lê Kư Thương, Nguyễn Sa Mạc, Nguyễn Âu Hồng từ Nha Trang ghé lại, và có thêm Triều Hạnh – một “nhà – thơ – học – sinh” mới tốt nghiệp trung học. Năm Lư về Tuy Ḥa th́ Y Uyên chuẩn bị vào Thủ Đức, Bùi Đăng đang bị “thất lạc”…Dầu việc đi lại khó khăn là vậy, nhưng ở Tuy Ḥa, chúng tôi cũng đă có nhiều dịp tiếp đón nhà văn Vơ Hồng về thăm quê, chị Minh Quân, anh Doăn Dân, Lữ Quỳnh, Nguyễn Kim Phượng, Mai Thảo, Duyên Anh, Vũ Hữu Định, Tạ Chí Đại Trường (…). Tuy Ḥa bé nhỏ, nhưng rất dễ thương là vậy! Mỗi lần có tin anh chị em văn nghệ từ phương xa ghé lại thăm, là y như chúng tôi đều có mặt, đều chia sẻ, đều vui mừng. Phạm Ngọc Lư rất sốt sắng trong chuyện nầy…

Tuy Ḥa có vài quán café dễ thương, thoáng mát như Cây Phượng, quán Nhớ, Hoài Bắc…Buổi sáng, trước giờ đến trường, chúng tôi thường hẹn gặp nhau ở những quán café, hay quán ăn điểm tâm, để tṛ chuyện, thông báo cho nhau tin tức bạn bè, tin tức văn nghệ biết được qua sách báo, thư từ của nhau…Thuở ấy, chúng tôi ít có thói quen “cụng ly” ào ào với nhau như bây giờ, nhưng vẫn thường lai rai thâu đêm bên “cỏ may thần tửu” trong sân vườn nhà một người bạn, hay trên căn gác gỗ của nhà thơ Khánh Linh! Những lần gặp, Lư đều có mặt, nhưng anh ít nói, cũng ít cười! Chỉ thầm lặng nghe. Vui lắm, chỉ nhếch môi, không nghe tiếng. Gương mặt Lư thường có vẻ ǵ khắt khổ, đăm chiêu, lạnh lùng…Nhưng trong ánh mắt anh, tôi hiểu – sự chia sẻ, cảm thông, vẫn có thể biết được, qua những câu nói ngắn ngủi, mà chân t́nh! Qua những bài thơ tâm huyết của anh với giọng ngâm Huế da diết, có lúc rắn rỏi, khí khái. Có đôi khi, quanh quẩn trong cái thị xă yên vắng chỉ có vài con đường phố nhỏ, cũng thấy buồn – chúng tôi rủ nhau về thăm miền quê…Thăm nhà một người bạn, hay một vài người học tṛ yêu văn, thăm vài di tích Phú Yên.

Gần Lư, tôi mới biết thêm người bạn đời của anh là người cùng quê B́nh Định với tôi. Có lần về Qui Nhơn, Lư đă đưa tôi đến thăm nhà ở đường Nguyễn Huệ. Chúng tôi lại có thêm “sợi dây” đồng hương ràng buộc, ngoài t́nh văn, t́nh đồng nghiệp!

Cũng như nhiều người, Lư lận đận từ sau năm 1975. Bẵng đi một thời gian dài gần 10 năm – bất ngờ, một buổi sáng Lư đă ghé An Nhơn thăm tôi. Vội vàng. Năm 1998, lang thang vào Saigon kiếm sống, tôi ghé thăm anh Trần Phong Giao – người thư kư ṭa soạn tạp chi Văn năm xưa, được biết tin Lư đang lưu lạc từ quê nhà vào miền núi rừng Long Khánh để theo toán đào vàng; mạo hiểm để hy vọng t́m vận may, khi đă cùng đường! Rồi sau đó thất bại, trôi dạt đến Saigon, bây giờ là Đà Nẵng…

Năm 2003, tôi gặp lại Phạm Ngọc Lư ở Tuy Ḥa cùng với với Nguyễn Lệ Uyên, Vơ Tấn Khanh. Giống như tôi, Lư rất nhớ Tuy Ḥa, luôn t́m dịp vào thăm. Tuy Ḥa đối với chúng tôi là nơi mở đầu cho nghề Thầy, cũng như bắt đầu cho bao ước mơ văn chương đă được ấp ủ của một thời tuổi trẻ. Khoảng tháng 6 năm 2008, tôi có dịp ra Đà Nẵng, đă phone gặp Lư. Anh em ngồi lại mà ôn nhớ đủ thứ chuyện thăng trầm nơi chiếc quán café nhỏ; ḷng ngậm ngùi, lạc lơng . Anh cho biết, để có thể ổn định đời sống, anh đă mở lớp dạy tư môn Anh văn, vợ bán buôn phố chợ…

Gần khuya, Lư chở tôi trên chiếc Honda cũ về thăm nhà, quanh co bên kia cầu sông Hàn. Tôi gặp lại chị Quư – vợ anh, người vợ nặng t́nh của một nhà giáo, nhà thơ thất thế; nhưng trông chị rất vui khi nhắc lại chuyện cũ Qui Nhơn – Tuy Ḥa, và những tháng năm không thể nào quên! Tôi đă biết chị rất đảm đang, chịu khó rất mực, trong những năm tháng lao đao…

Lúc nầy, ngồi nhớ lại – h́nh ảnh Phạm Ngọc Lư c̣n đọng lại trong tôi vẫn là một dáng dấp thầm lặng, cô đơn…

Và, tôi vẫn thường tự hỏi: “Chúng ta đều là những kẻ cô đơn chăng?”

Mang Viên Long
B́nh Định, 27.5.2017

 

*

 

HUYỀN CHIÊU:

Gặp Lư ở Tuy Ḥa

Ngàn sau hồn chữ rêu phong
Miên man thiên địa…tấc ḷng du du
(Phạm Ngọc Lư)

Thuở trai trẻ, Lư từ Huế vào dạy học ở Củng Sơn, xứ ấy ít ai dám đến nhận nhiệm sở… Củng Sơn là một quận miền núi, heo hút, nằm dựa lưng vào dăy Trường Sơn cách Tuy Ḥa khoảng ba mươi cây số:

“Bốn phía rừng xanh màu nước độc
Đông tây nam bắc núi chận đường
Một lũng đất bằng khu chén nhỏ
Trói chân ta vào chân Trường Sơn (1)

Thời đó, ít ai dám xuôi con đường độc đạo từ Củng Sơn xuống Tuy Ḥa. Chiến tranh đang hồi ác liệt và thầy giáo Phạm Ngọc Lư đành:

“Bó đời ta trong manh chiếu rách
Đêm nằm mộng lớn nuốt mộng con

Nằm chi đây, thân tàn đất trích
Chờ ai đây, đói lă chết ṃn (1)

Nhưng cũng nhờ cái xứ “Canh khuya cọp gầm vang núi Lá” (1) ấy mà chúng ta có được tuyệt tác Biên Cương Hành của Phạm Ngọc Lư.

Trong phim Cầu Sông Kwai, ở cuối phim, h́nh ảnh người bác sĩ quân y gầy g̣, đứng thẩn thờ, lặng nh́n ḍng sông loang máu hàng trăm xác lính, những xác người mà ông đă từng tận tụy cứu chữa trước đây khi họ bị thương cứ làm tôi nhớ măi.

Lư không cầm súng, nhưng nơi đất trích Củng Sơn, chứng kiến thảm kịch máu đổ v́ bom đạn cứ tiếp diễn ngày nọ qua ngày kia một cách phi lư, trái tim anh đă nghẹn ngào nhỏ lệ:

“Đây biên cương ghê thay biên cương!
Tử khí bốc lên dày như sương
Đá chảy mồ hôi rừng ứa máu
Rừng núi ơi, ta đến chia buồn
Buồn quá giả làm con vượn hú
Nào ngờ ta con thú bị thương”

Máu đă nuôi rừng xanh xanh ngắt
Núi chập chùng như dăy mồ chôn
Gớm, gió Lào tanh mùi đất chết
Thổi lấp rừng già bạt núi non” (2)

Thơ Lư thật buồn và… khổ nữa. Lư muốn đời ḿnh trôi đi như ḍng nước nhưng ḍng sông của Lư lúc nào cũng như muốn ngừng lại ở những bến sông buồn bă nhất:

“Chảy đi chảy đi
Hỡi sông buồn lắm
Nước thôi chờ chi
Thuyền xưa đă đắm

Chảy mau chảy mau
Đời nông t́nh cạn
Mà nước quá sâu
Trăm chiều khổ nạn

Đưa ai tiển ai
Phai h́nh mất bóng
Khổ lắm người ơi
Qua sông mất nón (3)

Sau 1975, ḍng sông của Lư lênh đênh đưa Lư vào tận Long Khánh.
Chàng quyết chí:

“Ra đi mưu cầu y thực” (5)

Chợ Long Khánh là nơi Lư thử thời vận:

“Ngày mấy bận áo khô áo ướt
Trời trớ trêu chợt nắng chợt mưa

Ma xui quỷ khiến ra ngồi chợ
Bán gió rao trăng một núi dừa!


Bán mua mua bán người đen trắng
Hơn thiệt thiệt hơn thói lọc lừa.

Không thành công trên đường kinh doanh …dừa, Lư chán ngán ngồi uống rượu:

“Uống say ném áo …lên nóc quán
Hết nợ hết duyên vĩnh biệt dừa” (4)

Lang thang mấy bận, lần này trở về Phá Tam Giang ḷng Lư nặng trĩu:

“Mười năm dong ruổi ṃn đất khách
Về cố hương chiều xế nắng tàn
Bỏ nón, tháo giày, xăn tay áo
Rửa phong trần thẹn với Tam Giang”

Mưa miền Nam nắng miền Nam
Trông mây thấp thỏm, nghe gió bàng hoàng
Mười mấy mùa trôi qua không nhớ
Quá đỗi mưa đau
Quá nhiều nắng khổ
Lẽ nào trời bỏ ta chăng?

Thôi rửa hết phong trần nơi bến vắng
Để trở về đứng khóc dưới hương quan” (5)

Anh Khuất Đẩu và tôi gặp Lư lần đầu ở nhà Nguyễn Lệ Uyên. Nhà Nguyễn Lệ Uyên ở tận Ḥa An cách ga xe lửa gần năm cây số. Anh Nguyễn Lệ Uyển đón và chở tôi, một ông xe ôm chở anh Khuất Đẩu. Xe chạy băng băng qua những cánh đồng lúa chín vàng.

Xa xa núi Chóp Chài in bóng. Xe ngừng đă thấy Phạm Ngọc Lư đứng đón trước cổng nhà. Lư dáng thư sinh nho nhă, áo sơ mi trắng cài khuy trịnh trọng. Trong không gian thoảng mùi hương lúa, dưới bóng cây mận già, trong nếp nhà cổ kính, mọi người vui mừng như đă quen nhau từ lâu.

Chị Hoa, vợ anh Nguyễn Lệ Uyên rủ tôi đi chợ. Bữa cơm có đậu rồng hái trong vườn nhà, có rau lang luộc mọc đầy dưới gốc mai, có cá lóc um chuối non.

Chiều xuống có thêm vài người bạn của Nguyễn Lệ Uyên đến đến chơi bàn luận chuyện văn chương ngày tháng cũ, uống rượu với nem Ninh Ḥa và nghe Phạm Ngọc Lư ngâm thơ.

Lư vốn con nhà nho, giỏi thơ Đường, biết làm bài Hành, bài Phú v́ vậy giọng ngâm mang vẻ hào sảng của một “Nho sinh lỡ Vận”:

“Ta mím môi chỉ Tam Giang thề hẹn
Không là Tương Như mà khí khái dâng tràn”
Bước xuống thuyền nh́n trời cao dỏng dạc:
Gơ mạn thuyền ngâm khúc Hành Phương Nam”

Phá Tam Giang ôi Phá Tam Giang!
Gió hiu hiu sóng gợn mơ màng
Nước vẫn mặn ṃi mây quen thuộc
Sao ḷng ta sóng ly tan” (5)
Trời khuya, rượu cạn, chàng nho sinh bổng biến thành cuồng sĩ:
“Cô hồn một lũ nơi quan tái
Có khi đă hóa thành thú muông
Cô hồn một lũ nơi đất trích
Vỗ đá mà ca ngông hát cuồng”

Sát khí đằng đằng rừng dựng tóc
Ma thiêng c̣n ngán bọn cô hồn” (2)

Lư có bề ngoài hiền lành, nhỏ nhẹ nhưng tṛ chuyện lâu mới hiểu tính anh rất cương trực, ghét thói xu thời.

Mờ sớm, mọi người đă dậy, cùng ngồi bên nhau dưới gốc mận trong sân vườn, ăn chén cháo nóng chị Hoa nấu, uống với Nguyễn Lệ Uyên chén trà tạm biệt.

Xe taxi đón Lư anh Khuất Đẩu và tôi xuống bến xe đ̣. Đưa tay vẫy chào chúng tôi, Lư bước vội về hướng bến xe Đà Nẳng.

Sáng hôm ấy Tuy Ḥa cuối tháng giêng trời thật đẹp. Ngồi trên xe, tôi lật vài trang trong tập thơ Đan Tâm mà Lư vừa tặng. Gặp mấy câu thơ đọc thấy ḷng rưng rưng:

“Chong đèn thức với mưa khuya
Hồn thơ xác chữ đầm đ́a mưa xanh
Mộng con mộng lớn tan tành
Chỉ c̣n bút mực đan thanh tươi màu” (6)

Huyền Chiêu
Tháng 5 2016

1- Đất Trích
2- Biên Cương Hành
3- Bên Sông
4- Ngồi Chợ
5- Trở Về Phá Tam Giang
6- Chỉ C̣n Đan Tâm

 

*

Đoàn Tảo:

ĐAN TÂM - VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC 
PHẠM NGỌC LƯ - ANH ĐĂ RA ĐI

Tôi được tặng tập thơ Đan Tâm - chiều qua mới đi nhận về. Tôi bị cuốn hút ngay từ tên sách, không hiếu sao đọc tên sách mà tôi thấy rất gợi cảm. Mặc dù tôi chẳng biết chữ hán nôm ǵ cả. Đến tối tôi phải gọi cho tác giả mong anh gải thích cho tôi rơ. Các bạn cùng nghe nhé, tôi tin rằng sẽ có những bạn giống tôi MÙ HÁN NÔM 
ĐAN TÂM - được trích trong câu thơ của Văn Thiên Tường đời nhà Tống :" Nhân sinh tự cổ thùy vô tứ / Lưu thủy đan tâm chiếu hăn thanh " Nghĩa là Từ xưa đến nay ai không chết / Hăy giữ lại tấm ḷng son sắt với muôn đời. Văn Thiên Tường là một nghĩa sỹ đời Nam tống chống quân Mông cổ xâm lăng đă thất bại và bị bắt. Ông nổi tiếng với bài " Chính khí ca " nói nên cái chí khí cao cả ḷng trung quân ái quốc của kẻ sỹ. Vậy ĐAN TÂM cũng có ngh́a là trái tim son sắt .
Phạm Ngọc Lư Tác giả Thi Tập ĐAN TÂM giới thiệu b́a bốn như sau : Phan Ngọc Lư sinh năm 1946 ở Vinh Xuân, Phú Vang, Thừa Thiên - Ngụ cư tại Đà Nẵng năm1994 cựu sinh viên viện Hán học và đại học văn khoa Huế . Bước vào con đường văn chương trong những năm sống và dạy học ở Tuy Ḥa trước năm 1975
Qua FB tôi c̣n được biết thêm về anh. Anh có nhiều thơ và cả truyện in chung hoặc in trong các báo. Và điều đáng nói văn thơ anh c̣n đọng lại trong ḷng bạn đọc một ấn tượng sâu sắc. Một người không hề mô phạm, chỉn chu nghĩa t́nh và không kém gian truân, lang bạt tha hương kiếm sống. Nhưng cũng chí khí kiên cường vật lộn cùng thác gềnh sóng gió đời thường. Những tố chất ấy toát lên trong thơ anh không bợn chút hằn học chua cay. Trong ĐAN TÂM có nhiều bài thơ hay đọc lên thấy rưng rưng thương ḿnh trong đó ,ngậm ngùi với ngậm ngùi thơ anh, say với chén rượu anh mời. Ta theo chân anh vào "Biên cương hành " một bài thơ nặng kư trong tập 
... ...............
Đây biên cương, biên cương ghê thay....
... Cô hồn một lũ nơi quan tái
Có khi đă hóa thành thú nuông
Cô hồn một lũ nơi đất trích
Vỗ đá mà ca ngông, hát cuồng ...

Đây biên cương, ghê thay biên cương 
Tử khí bốc lên dày như sương 
Đá chảy mồ hôi rừng ứa máu
Rừng núi ơi ta đến chia buồn ....
Hay trong bài anh "Ngồi Chợ " bán dừa
..... Ma xui quỷ khiến ra ngồi chợ 
Bán gió - rao trăng .... Một núi dừa
.... Bán mua mua bán người đen trắng
Hơn thiệt thiệt hơn thói lọc lừa 
.......Không có chỗ chơi sao ra chợ 
Lăn lóc bon chem mấy đống dừa ... 
Lỗ vốn cuối cùng .....Uống say ném áo lên nóc quán
Hết nợ hết duyên vĩnh biệt dừa 
Ta nghe tác giả nói về tuổi 57 :" Ngũ thập thất tự t́nh "
Ta hồ, thiên mệnh nan tri
Thất niên ngũ thập biết ǵ tôi ơi ?
Biết buồn vui biết khóc cười
Ba khôn, bảy dại, chín mười ngu ngơ
Biết t́nh si, biết làm thơ
Sáng mê chiều lụy tối khờ khuya đau....
... Ngẫm thân tài thấp trí hèn 
Dâu vùi bể lấp bao phen đă đời 
...............
Tập Đan Tâm c̣n nhiều bài thơ hay trong các chủ đề nhớ quê hương - nhớ những bạn bè thân thuộc những kỷ niệm xót xa mà đọc lên thấy tâm đắc như bài mời nhau uống rượu cùng cố tri trước đất trời sông núi. Đây không phải một bữa nhậu tầm thường đây là tiên tửu chén chú chén anh mời mọc nhau ân cần. Ta hăy xem họ mời nhau những ǵ : 
"... Mời nhau một chén tịch liêu....
.....Mời nhau một hớp yên ba ....
....với tay nhặt đơá mây trôi
Thả vào chung rượu rót mời đá câm....
...... Sớt nhau nửa ngụm đoạn trường nhân sinh ....
Hay cả những cô gái buôn hương bán phần mà anh thương họ như thương em gái không nỡ một đêm ân ái - chia tay anh tặng cô một bông hồng tiễn cô về bến bờ trong 
Em mấy mùa vung văi phấn hương 
Mà đêm nay rũ rượi y thường 
Nh́n ta đôi mắt như ngâm rượu
Xanh lét bàn tay rót tang thương

...... Hương phấn mấy mùa thôi góp lại 
Dọn ḿnh đi ta gửi đóa hồng 
Đêm nay tương kiến là tương biệt
Mai em về một bến bờ trong 
Tôi chỉ đủ khả năng giới thịêu với bạn đọc theo cảm nghĩ riêng tôi được đến thế và biết ḿnh chưa lột tả hết cái hay của ĐAN TÂM và tỏ hết ḷng ngưỡng mộ thi sỹ PHẠM NGỌC LỰ mà tôi đă được đọc tuy chưa có lần gặp mặt. Mong tác giả lượng thứ và bạn đọc thông cảm xin hẹn sẽ c̣n viết tiếp cho thỏa cảm xúc đang ào ạt trong tôi.

Đoàn Tảo

 

*

Đỗ Trường:

VÀI SUY NGHĨ VỀ TẬP TRUYỆN SỢI KHÓI BAY VÒNG CỦA PHẠM NGỌC LƯ

Cũng như âm nhạc, văn học miền Nam sau 1975 chính quyền càng cố tình hủy diệt, thì dường như sức sống của nó càng dẻo dai và lan tỏa. Bởi, đó là thứ âm nhạc và văn chương đích thực đi vào lòng người. Nó được sống, nuôi dưỡng không chỉ trong lòng độc giả, dân chúng miền Nam, mà còn quay ngược về nơi đất Bắc, rồi cùng dòng người vượt sang bên kia bờ đạidương.

Nói dại, nếu chúng ta không có những Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên, Trần Thiện Thanh…hay chẳng còn những Võ Phiến, Túy Hồng, Nguyễn Thụy Long, Du Tử Lê, Luân Hoán…mà chỉ có những “Cô Ba dũng sĩ quê ở Trà Vinh, chị Hai năm tấn quê ở Thái bình…“ và “ Đường ra trận mùa này đẹp lắm…“ thì phần hồn như đã mất và cuộc sống chẳng tẻ nhạt, khô cứng lắm sao.
Chỉ với hình ảnh nhà văn người lính Trần Hoài Thư ngồi khâu từng trang sách nơi xứ người, gìn giữ những giá trị ấy, đã cho ta hiểu rõ sức sống, và sự trường tồn của nó.

Khi đọc và nghiền ngẫm văn học miền Nam trước 1975, tôi thường chia, khoanh vùng các tác giả. Điều đó, giúp cho người đọc thấy được, tuy cách hành văn khác nhau, nhưng các nhà văn gốc gác cùng một vùng miền thường có sự biểu cảm, từ ngữ phảng phất với những nét đặc trưng giống nhau. Cho nên, tuần vừa rồi, tôi nhận được tập truyện Sợi Khói Bay Vòng, viết trước 1975 của nhà thơ Phạm Ngọc Lư, do Thư Ấn Quán (Hoa Kỳ) in ấn và gửi tặng. Đọc nó, tự nhiên tôi nghĩ đến Túy Hồng, một nữ sĩ tài năng của văn học miền Nam. Dù văn của Túy Hồng phóng khoáng (dữ dội nhưng chiều sâu thăm thẳm) khác hẳn văn phong Phạm Ngọc Lư. Nhưng dường như, đọc họ, tôi vẫn nhận ra diễn biến tâm lý nhân vật có một cái gì đó… rất gần nhau, khi miêu tả. Bởi có lẽ, họ cùng sinh trưởng ở Thừa Thiên- Huế chăng?
Cũng như thơ, văn Phạm Ngọc Lư viết không nhiều, nhưng truyện ngắn nào của ông cũng hay, lời văn sáng và đẹp. Cùng với bút pháp khi hiện thực, lúc siêu hình, nỗi buồn của chiến tranh và tình yêu, đã được Phạm Ngọc Lư dàn trải, xuyên suốt tập truyện này.

*Thân phận tình yêu và con người trong chiến tranh.

Khi bút ký Phan Nhật Nam đang rực lửa chiến trường, Nguyễn Thụy Long, Duyên Anh trở lại đề tài giang hồ nơi phố thị, Nguyễn Thị Hoàng mải mê với Vòng tay học trò… thì Phạm Ngọc Lư tìm tòi, khám phá viết về đất và con người miền Trung, Cao Nguyên. Có thể nói, đây là đề tài ít được các nhà văn quan tâm trong thời gian đó. Nếu có, chỉ là nhật ký chiến trường, hay truyện về những người lính. Còn viết những người dân bình dị nơi đây, dường như rất hiếm?
Thực vậy, cũng là người chịu khó tìm đọc văn thơ miền Nam trước 1975, nhưng tôi chỉ được biết đến sinh hoạt, tình yêu cuộc sống của con người trên mảnh đất miền Trung, Cao Nguyên trong thời chiến lần đầu tiên từ tác phẩm Sợi Khói Bay Vòng của Phạm Ngọc Lư… Và với tôi, không có Loan Mắt Nhung của Nguyễn Thụy Long, thì Văn học miền Nam đã có Dũng Đakao của Duyên Anh, và ngược lại. Nhưng nếu không có Sợi Khói Bay Vòng của Phạm Ngọc Lư thì Văn học miền Nam sẽ để lại một lỗ thủng, một khoảng trống.
Tuy gói trọn trong mười lăm truyện ngắn, với 223 trang viết, vậy mà Phạm Ngọc Lư đã đưa người đọc trở về với mọi khía cạnh cuộc sống miền Trung, Cao Nguyên, từ ngày đầu cho đến hết cuộc nội chiến tang thương nhất của dân tộc. Và trong cái mịt mù không lối thoát của chiến tranh ấy, dường như tình yêu, cuộc sống xuyên suốt Sợi Khói Bay Vòng cũng cùng đường và tịt lối.

Có lẽ, không có cái đau nào bằng nỗi đau, phải cầu nguyện cái chết cho chính người mình yêu. Và quả pháo kích ấy, không chỉ giết chết tình yêu, giết chết con người, mà còn đeo bám ám ảnh cả linh hồn người còn sống. Cái Sao Chổi, tuy không phải là truyện hay nhất của Phạm Ngọc Lư, nhưng làm cho người đọc không khỏi bùi ngùi xúc động:
“…Đă gần hết tháng 5 âm lịch, máu đă xối xả chảy, lênh láng dờn dợn, ở đâu tôi cũng nh́n ra màu đỏ sẫm hung hăn đau nhức cảm giác. Cả thị trấn bị nung chín sốt nhiệt với các câu sấm truyền đồn đăi. Vết thương bỏng rát mưng nước đâu dưới da, sắp lở loét thối rữa, lắm lúc tôi cầu nguyện cho Nhan chết đi c̣n hơn sống tật nguyền….Cả đêm tôi không b́nh thản ngủ được ngon giấc dù đă uống nhiều thuốc an thần. Tôi ngước lên, trí nhớ khựng lại, đồng thời một đỗi ghê sợ đến nhanh khiến hai bàn tay lạnh cóng trong thau nước: sao chổi! Cái đuôi x̣e dài lấp lánh gần hết khung trời, nó đang múa lượn rồi lao vọt bắn xẹt đi như mũi tên lửa. Tôi bỏ chạy vào pḥng ngă sấp xuống giường, mồ hôi vă ra dọc sống lưng ớn lạnh. Phút chốc tôi nghe tiếng cười ken két của lăo lính điên gằn lên trong đầu, hàm răng lăo nhe ra nhọn hoắt cắm phập vào trí óc tôi như cắn một miếng dưa hấu.“
Nếu Một Chuyện Tình Phải Quên Đi là câu chuyện tình trớ trêu, cấm cản giữa một văn nhân với một tiểu thư tỉnh lẻ, không đi đến hồi kết, thì truyện ngắn Sợi Khói Bay Vòng hằn đậm thêm nỗi buồn đổ vỡ của tình yêu, như một vòng tròn luẩn quẩn của tuổi trẻ buộc phải đi qua thời chiến loạn. Có thể nói, Sợi Khói Bay Vòng là một trong những truyện ngắn hay, sâu sắc nhất của Phạm Ngọc Lư. Sự sâu sắc ấy, không phải chỉ có đắng cay dày vò, mất mát trong tình yêu, mà người đọc còn thấy được, tác giả không hề che đậy hành động, tâm lý của tuổi trẻ đối với chiến tranh và thời cuộc. Cuộc trốn chạy ấy, tuy không đại diện cho tuổi trẻ miền Nam, nhưng nó đã nói lên nỗi sợ hãi, chán chường ở một bộ phận không nhỏ trong dân chúng lúc đó:
“Tao đang bị quân cảnh truy tầm... Thế nầy chứ. Thằng con bác lớn tồng ngồng mà sửa khai sanh c̣n mười bốn tuổi. Tụi lính tóm được, lột quần nó lắc đầu chửi thề, đ.m.14 tuổi ǵ mà... khó coi quá. Nhưng tụi chúng không bắt nó đi quân dịch lại nghịch ngợm bảo nó phải nhổ sạch lông mới được tha về. Thằng nhỏ cắn răng khóc ngất... “ (trang 117-118)

Nếu ta đã từng đọc Tháng Ba Gãy Súng của Cao Xuân Huy, Truyện Từ Văn của Trần Hoài Thư, hay Mùa Hè Đỏ Lửa của Phan Nhật Nam, hoặc nhìn sang: Nỗi Buồn Chiến Tranh của Bảo Ninh, thì chắc chắn không bị bất ngờ, ngạc nhiên về nỗi đau, thân phận người lính, khi đọc Cái Đuôi Sao Chổi của Phạm Ngọc Lư. Cái sự mất mát, nỗi ám ảnh thường trực dày vò trong những cơn điên loạn ấy, không chỉ hủy hoại thể xác, mà còn xé nát tâm hồn người lính trận. Một ước mơ nhỏ, một tiếng kêu vô vọng lọt thỏm giữa không gian vắng lặng, sau tiếng bom, tiếng súng. Ta hãy đọc lại đoạn trích dưới đây, để thấy rõ hơn về nỗi đau của người lính già có con chết trận:
“…Tôi ngồi chờ người lính già xuất hiện. Chiều nay sao lăo đến muộn. Mọi khi lăo đă bi bô khật khưỡng nghiêng ngả trên băi đất, sau lưng là cái đuôi con nít vỗ tay cười rộ, khuyến khích lăo đang cố ḅ lên cái bệ xi-măng, leo qua những tầng cấp cao cố níu cho được bốn tấm bia đá gắn quanh bốn mặt thép. Lăo la hét vùng vẫy: "Tên con tao đâu, con ơi! Đồ sát nhân dă man. Trời ơi!" Khi tôi đứng dậy định rời quán, bỗng lăo từ phía hông chợ từ từ bước ra, dáng đi xiêu vẹo lạng quạng muốn ngă. Lăo đội mũ vành án vằn vện, quần ka-ki vàng và mang một đôi giày bố xộc xệch đứng lại ngó quanh láo liên, đôi mắt đỏ ké nh́n cḥng chọc như con thú sắp vồ mồi. Rồi lăo chạy vụt lên bệ đài tử sĩ quỳ gối
chắp tay rên ư ử. Người chủ quán đứng cạnh nói chơ ra:
- Khổ quá, cảnh sát mới tóm chiều qua đó, giờ lại xổ chuồng …“ (Cái Đuôi Sao Chổi)
Khi tiếng gào thét của người lính già vẫn còn vọng lại, thì Phạm Ngọc Lư cho ta thấy, đằng sau nó còn có một nỗi đau thầm lặng khác, với những tiếng nấc lặn vào trong đêm. Vâng! Cuối Ngày Cuối Đường là một truyện ngắn như vậy. Xuyên suốt câu chuyện là hành trình người cha già đưa trộm hài cốt người con tử trận trở về quê. Chúng ta không nghe thấy tiếng súng, tiếng bom và cả tiếng thét gào, nhưng đọc lên, ai cũng quặn thắt trong lòng:
“- Tui có thằng con đầu đi Sư đoàn 22.
- Chắc bác đi thăm về?
Đôi mắt người đàn ông bỗng mờ đi, xa vắng:
- Nó vô phúc chết hồi Tết Mậu Thân rồi. Tui vô viếng mộ.
- Bác chôn anh ấy trong nầy?
Người đàn ông rơm rớm nước mắt :
- Chôn với cất chi. Hồi đó cả nhà tui chạy giặc bán sống bán chết có biết chi mô. Một tháng sau mới có tin con tử trận. Khi tui vô tới nơi, người ta chỉ cho nắm đất xanh cỏ và miếng bia trơ trụi. Thảm lắm anh…Cô gái khẽ thúc vào hông cha như ra dấu giữ im lặng. Chấn cúi đầu. Giọng người đàn ông c̣n mếu máo ǵ đó nghe không rơ…
Chấn trở về pḥng ngủ với chai Napoleon mới mua. Bỗng, anh đứng khựng lại ở cầu thang, đôi mắt rướn cong lên như một cặp dấu hỏi. Cô gái bỡ ngỡ nh́ntrân trối:
- Anh…
- Đường đèo Hải Vân bị kẹt, xe quay lui hết. Không biết sáng mai đi được chưa?
- Bác đâu?
Cô gái bước lại mở hé cửa và bối rối xô Chấn lui. Nhưng anh cũng vừa kịp thấy cảnh tượng trước mắt: người đàn ông đang gục đầu trên cái rương gỗ khóc tức tưởi, bên cạnh bó nhang đang tỏa khói và mấy ngọn đèn cầy cháy leo lét, buồn thảm. Cô gái chảy dài nước mắt, nói mếu máo:
- Tội nghiệp anh tui phải nằm lại dọc đường đêm nay… Cái rương gỗ ấy đựng hài cốt anh tui!“
Là nhà giáo, do vậy Phạm Ngọc Lư thường viết về thân phận những người thày, người bạn gần gũi quanh mình. Đi sâu vào đọc, nghiền ngẫm Phạm Ngọc Lư, tôi nhận ra, ông chỉ viết những gì đã, đang xảy ra quanh mình, khi thật hiểu sâu về nó. Có thể nói, Phạm Ngọc Lư là người cẩn trọng, và với ông không có đề tài lớn, nhỏ. Đó là nguyên nhân chính trả lời thắc mắc của một số độc giả, tại sao cây bút tài hoa Phạm Ngọc Lư viết rất ít.
Với tôi, Tàn Đông là truyện ngắn đặc sắc nhất của Phạm Ngọc Lư. Bởi, ông đã xây dựng thành công diễn biến tâm lý nhân vật, (ở đây là cô y tá và người thày giáo tên Kiền) cũng như giải quyết tình huống một cách hợp lý, nhân văn. Hơn thế nữa, thông qua nhân vật người thày tên Kiền, ta tìm thấy cuộc đời, thân phận của chính tác giả (nhà thơ, thày giáo Phạm Ngọc Lư). Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu đã phê phán thái độ dửng dưng trước cái chết của người học trò đi theo nẫu (VC) của thày giáo Kiền. Nhưng tôi không nghĩ như vậy. Khi đi sâu vào nghiên cứu, ta có thể thấy, phải sống trong vùng núi rừng chiến sự, ngày Quốc gia, đêm Cộng sản, sự chối bỏ không nhận (ra) người học trò của thày giáo Kiền, là thái độ chính trị cũng như tư tưởng yêu ghét rõ ràng của tác giả. Và thông qua hình ảnh cái chết của người học sinh ấy, tác giả còn muốn gửi thông điệp đến người đọc, sự tàn nhẫn của những kẻ dụ dỗ, mua chuộc trẻ em, phụ nữ làm bia đỡ đạn, trong cuộc nội chiến thảm khốc này. Ta hãy đọc lại đoạn trích trong truyện Một Dòng Sông Miệng Ngậm để chứng minh thêm cho điều đó:
“…Không đâu, hai thằng c̣n nhỏ lắm, cỡ bằng đứa con út của tôi thôi. Đâu như chúng ở làng ngoài bị đuổi rát nên trốn qua đây, cùng đường rồi, lúc ấy lính ḿnh đă bao vây cả hai phía, dưới đánh lên trên ập xuống kiểu bủa lưới ví cá đó th́ một sợi tóc c̣n chưa chun lọt, huống ǵ cả cái đầu bờm xờm lớn rành rành hai đứa đang rúc vào nách nhau. Tôi nài nỉ chúng ra đầu hàng nhưng cái thằng có vết sẹo bên khóe miệng nhăn mặt (thật đau đớn khó ngó) nói tui sợ họ giết mất. Vẫn giọng van lơn thuyết phục, tôi bảo không đâu, chú xin chiêu hồi
đàng hoàng không ai làm ǵ đâu….
… tôi hoảng lên, tức giận và lo sợ nữa, rồi tôi nghĩ tới việc đi t́m lính kêu tới bắt chúng cho xong.
Nhưng, có lẽ hắn đoán trước được chuyện đó nên đưa ra trước mặt một trái lựu đạn chày (không biết cất giấu chỗ nào) dọa dẫm, nhất định tui nằm đây với bác, chết th́ chết chung…“
Xóm Ven Rừng cũng là một truyện ngắn hay của Phạm Ngọc Lư. Câu chuyện đơn giản, mộc mạc kể về những sinh hoạt thường nhật ở một làng thuộc miền Trung Cao Nguyên. Tuy chỉ là những chuyện vặt, không có mâu thuẫn, kịch tính cao độ, nhưng đằng sau nó để lại nhiều điều phải suy ngẫm về thế thái và tình người.
Có thể nói, đọc tập truyện Sợi Khói Bay Vòng của Phạm Ngọc Lư đã cho thế hệ sinh sau đẻ muộn như chúng tôi hiểu sâu hơn về chiến tranh, về tình yêu, và con người miền Trung Cao Nguyên của trên, dưới nửa thế kỷ đã qua. Và hơn thế nữa, người đọc cũng được hiểu thêm về nhân cách, cũng như tài năng sáng tạo của thi sĩ Phạm Ngọc Lư.
*Nghệ thuật viết truyện ngắn của Phạm Ngọc Lư.
Gần đây, tôi đã đọc khá nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, văn xuôi do các nhà thơ viết. Để lại nhiều ấn tượng nhất trong tôi, có lẽ là truyện ngắn và những bài tản văn, chính luận của nhà thơ Trần Trung Đạo. Văn Trần Trung Đạo giầu chất thơ, chất trữ tình. Và có một điều thú vị, khi đọc văn Phạm Ngọc Lư, tôi gặp lại chất thơ, chất chữ tình ấy, dù Sợi Khói Bay Vòng đã được ông viết cách nay cả nửa thế kỷ.
Với bút pháp khi hiện thực, lúc siêu hình, kỹ thuật bố cục giầu kịch tính, đậm chất điện ảnh, mở đầu đến kết thúc một cách bất ngờ, Phạm Ngọc Lư luôn bỏ ngỏ câu chuyện, buộc người đọc phải suy nghĩ. Do vậy, truyện ông đem đến cho người đọc có suy nghĩ khác nhau, và thường gây ra những tranh luận. Nếu Tàn Đông với kết thúc bằng thày Kiền bỏ đi, trước cái chết của người học trò, thì truyện Tình Hoài cũng được kết thúc cũng bằng sự ra đi, và để rơi chiếc hộp, lại là một ẩn số, làm người đọc phải ngơ ngác. Ta hãy đọc lại đoạn kết đậm chất điện ảnh ấy, của truyện Một Chuyện Tình Phải Quên Đi, để suy ngẫm: Đó là tên truyện, hay mối tình buộc phải chấm dứt, phải quên đi của người đàn bà góa bụa?:
“Mươi hôm sau tôi t́m lại được những trang bản thảo viết về mối t́nh của tôi và Xuyên ba năm trước, ngậm ngùi đọc. Xong, tôi gởi đến Xuyên kèm một cái thư rất ngắn :
“Xuyên, anh vẫn yêu em như ngày nào. Ngày nào, t́nh ta thơ ngây tuyệt vời quá, em nhớ? C̣nnhững ḍng chữ nầy làm chứng. Em hăy đọc để hiểu ḷng anh, cái tốt cái xấu của anh. Câu chuyện chỉ tạm thời kết thúc, anh nghĩ ḿnh c̣n viết tiếp được bởi v́ Trời đă cho hai nhân vật trong truyện tái ngộ và họ có lư do để gần nhau, sống hạnh phúc bên nhau. Em đồng ư?”
Ít hôm sau, Xuyên gởi trả lại tôi xấp bản thảo, không bày tỏ ư kiến ǵ ngoài ba chữ ngắn ngủn nàng viết thêm vào sau cái tựa đề của truyện. Thành ra: MỘT CHUYỆN T̀NH PHẢI QUÊN ĐI!“
Có thể nói, xuyên suốt Sợi Khói Bay Vòng, Phạm Ngọc Lư đã sử dụng ngôn ngữ sống, ngôn ngữ điện ảnh, làm cho lời văn sinh động. Ông luôn tạo ra tình huống, mâu thuẫn, tuy nhẹ nhàng, nhưng hành động nhân vật luôn đẩy tới kịch tính, và những thắt nút ấy, được cởi mở một cách đột ngột, bất ngờ. Trích đoạn trong truyện Tình Hoài đưới đây, là một trong những đoạn văn hay nhất, mà tôi đã được đọc trong thời gian gần đây. Ngoài lời văn đẹp, trong sáng, ta còn thấy được tài năng sáng tạo và xử lý những tình huống của Phạm Ngọc Lư:

“Tố Nương bước ra ngồi bên cạnh hồi nào không hay, măi khi dứt “khúc sáo xuất thần”, tôi mới nghe tiếng thở dài và giọng chị nói:
- Buồn quá!
- Ừ, buồn nhỉ!
- Tiếng sáo kia.
– Sao?
- Năo nề thống thiết nghe... rụng tim!
- Xạo.
Tố Nương cười lên một tiếng nhỏ. Tôi nh́n sững chị, mắt chạm mắt, như thôi miên hớp hồn, như soi bóng ḿnh trong ḷng đồng tử của nhau. Im lặng. Ánh
trăng vụt lu mờ rồi tắt câm. Hồ như đêm ngưng thở, thời gian khẽ đứng sững lại. Lặng thinh. Bỗng, cái ống sáo rơi xuống nền gạch vang lên một tiếng khô khan, hoảng hốt...“
Đã hơn một lần tôi viết, nếu văn chương không đi thẳng vào cuộc sống, xã hội đương thời một cách trung thực nhất, thì những trang viết đó chỉ những trang sách chết. Thật vậy, đọc Phạm Ngọc Lư, không chỉ thấy những mặt phải, mà ta còn thấy được cả mặt trái của xã hội đương thời, trên từng trang viết của ông. Một thiếu phụ có chồng là lính chiến chơi đêm, một làng ven rừng với hỉ, nộ, ái, ố, hay những thanh niên trốn lính…tất cả hiện lên một cách trung thực dưới ngòi bút của Phạm Ngọc Lư. Cái tính hiện thực đó làm cho văn của ông sinh động, giá trị và chân thật hơn. Đoạn trích trong Xóm Ven Rừng dưới đây, sẽ chứng minh cho điều đó:
“…Nhưng chị để dành nước mắt đợi ba bốn tháng sau mới khóc ào một trận, khóc ré như trẻ thơ bị giật ra khỏi vú mẹ: anh Trợ đi dân vệ ở luôn dưới quận và đă lấy một chị hàng xén giàu tiền giàu tuổi hơn anh. Chị Ḅng đập vỡ ly chén, đá tung nồi xoong vẫn chưa hả giận cái "thằng phụ bạc, đểu giả". Chị đóng cửa quán mấy ngày liền nằm tủi thân ấm ức. Tính ra anh Trợ ba-xị-đế đă ăn lường non hai chục kí lô bánh bèo, uống gạt cả mười lít rượu, nuốt luôn năm mươi gói
Ruby…“

Để tránh được sự kiểm duyệt và đạt được hiệu quả chuyển tải cao nhất, một số nhà văn ở trong nước đã buộc phải sử dụng bút pháp siêu thực, khi dựng truyện. Lấy những chất liệu có thật nhất ngoài xã hội đưa vào đằng sau của sự sống, tạo nên “bức tranh“ siêu thực. Gần đây, ta có thế thấy như: Dạ Tiệc Qủi của Võ Thị Hảo, hay Cò Hồn Xã Nghĩa của Phạm Thành…Đọc Phạm Ngọc Lư, ta có thể thấy gần nửa thế kỷ trước ông đã sử dụng thủ pháp này. Và ông đã dựng lại cái chết và sự hủy diệt Huế vào tết Mậu Thân 1968. Tuy nhiên, cũng như những trang viết hiện thực, lời kể của bức tranh siêu thực Phạm Ngọc Lư vẫn mộc mạc, trình tự và mạch lạc. Sự hình tượng hóa, không chỉ trong thơ, mà trong văn của ông một cách sâu sắc. Đoạn trích trong truyện Mộng Thấy Mình Đã Chết dưới đây, là một trong những đoạn văn đẹp và giầu hình tượng của Phạm Ngọc Lư:
“Tôi đă chết? Con đ̣ đưa linh hồn thả về bên kia bờ quá khứ cháy bùng lên, ch́m xuống mặt biển sóng gió trùng trùng nô giỡn nhẫn tâm giữa nỗi quên lăng mông mênh ngút ngàn thiên địa tận. Đêm nay, trí nhớ chết đuối, cơi sống ră rời như những mảnh ván c̣n lại trong một vụ đắm tàu c̣n nổi lêu bêu dập dềnh. Nhưng tôi là con chim đen bay hoài trên mặt nước động không t́m ra khúc gỗ trôi nổi nào sà xuống trú chân.“Anh đă chết vào sáng sớm ngày mồng 7 Tết dưới gốc cây nêu trước ngơ. Em c̣n về ngoài đó, nhớ hôm giỗ anh ghé lại thắp giùm một nén nhang và hạ luôn cây nêu xuống.“
Để lý giải, tại sao Phạm Ngọc Lư đã phải mượn cõi ảo, để nói về cõi thực như vậy? Ta có thể thấy, dù chứng kiến sự dã man và hãi hùng đó, nhưng ông vẫn không tin đó là sự thật. Bởi nó chỉ có thể xảy ra ở một thế giới vô hình, ở bên kia cuộc sống của con người. Và chỉ có thể lấy cõi âm để viết về cái chết, thì mới chuyển tải hết sự dã man và nỗi đau tột cùng của con người. Tôi nghĩ, khi viết những truyện này, Phạm Ngọc Lư trong trạng thái bị tổn thương, xúc động mạnh, và bị kích động tâm lý. Và đã đứng trước cái hố chôn sống ba, bốn chục người, một sự thật rõ ràng, nhưng không một ai (dám tin) có thể tin. Vâng! Có lẽ, chỉ người có thần kinh thép mới chấp nhận được sự thật kinh khủng đó:
“…Bọn cán bộ biết thế nào cũng thất trận nên đă vội giết tụi chúng (thành phần đắc lực) trước khi rút lui… Anh hỏi v́ sao hả? Dă man thật, làm vậy cốt pḥng ngừa việc mấy thằng ấy hồi chánh khai toạc những bí mật cơ sở, chính mấy tên bị bắt nói trắng trợn như thế. Cũng đáng đời. Những người trong làng bị chôn sống đều do tay thằng Mộc cả, bây giờ hắn chết rồi c̣n ai biết chỗ lấp xác mà đi t́m. Ghê quá anh à, hồi kháng chiến cũng có chôn tươi tụi Tây bắt được (chính mắt tôi chứng kiến) nhưng đâu có tàn nhẫn ba bốn chục người một hầm bằng thời nầy…” (Một dòng sông trong miệng ngậm)

Điều tất nhiên, cuốn sách nào cũng vậy, có hay chắc chắn sẽ phải có dở. Tuy lời văn sáng và đẹp, nhưng có khá nhiều câu dài, làm cho người đọc như bị hụt hơi. Những đoạn văn này, có thể ngắt làm hai, ba câu hoàn chỉnh, chắc chắn làm cho câu văn, đoạn văn rõ ràng và mạch lạc hơn. Không rõ, những nhược điểm này, của tác giả hay thuộc về những người sưu tầm đánh máy? Nhưng với tôi, dù thế nào đi chăng nữa, lỗi chính này vẫn thuộc về khâu biên tập cuối cùng. Ta đọc đoạn trích dưới đây, để thấy rõ điều đó:
“…Chuồi chiếc xe vào gốc trứng cá, Dành ngả lưng nằm phịch xuống vơng, kẹp chân tuột đôi giày, kéo bựt cặp vớ đầy dăm cát, những mạch máu nơi chân vụt ḅ lên cồn cộn, tê buốt, Dành nhăn mặt duỗi ra từ từ cho đến khi xuôi hẳn thoải mái…”
Hoặc có thể thấy, ngay dòng đầu tiên của truyện ngắn Sợi Khói Bay Vòng, cũng là tựa đề của tập truyện, cho ta cảm giác gờn gợn khi đọc:
“Buổi sáng Bồng đi trời âm u đổ bụi mưa lay bay, nàng bâng quơ ngước nh́n màu mây trộn lỏng hơi nước đục mù nền trời và bước lững thững ra ngơ…” (trang 110). Và có lẽ, người biên tập kỹ tính, đoạn văn trên sẽ phải chấm, ngắt phảy như sau: “Buổi sáng Bồng đi, trời âm u đổ bụi mưa lay bay. Nàng bâng quơ ngước nh́n màu mây trộn lỏng hơi nước, đục mù nền trời và bước lững thững ra ngơ…”
Có thể nói, Sợi Khói Bay Vòng là tập truyện viết về tình yêu, con người thời chiến ở nông thôn miền Trung Cao Nguyên hay nhất mà tôi đã được đọc. Thường đọc những truyện viết trước đây vài, ba chục năm đã cho người đọc cảm giác có một khoảng cách. Nhưng đọc truyện Phạm Ngọc Lư viết cách nay đã nửa thế kỷ, vẫn thấy mới, và có những nét riêng biệt, kể cả văn phong đến từ ngữ sử dụng. Thật vậy, với ngòi bút hiện thực tài hoa, ông đã đóng dấu vào lòng người đọc bằng tác phẩm của mình.
Rồi đây, chế độ xã hội, con người sẽ phải trở về với cát bụi, nhưng tôi tin, cùng với văn học miền Nam, tên tuổi và những tác phẩm của thi sĩ Phạm Ngọc Lư vẫn sống mãi trong lòng người đọc.
Leipzig ngày 24-9-2016
Đỗ Trường

 

 

                                                                               Phân Ưu

 

Bạn Văn Vuông Chiếu Tiếc thương tiễn đưa anh Phạm Ngọc Lư về cơi an nghỉ cuối cùng - Thành tâm chia buồn cùng chị và gia đ́nh