Vui bun đi th nh

phần VI: Chp h́nh chui

Trch An Trn Hu Hi

 

Image result for image máy ảnh chuyên nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Có một thời kỳ, những công việc mà người la phải làm đễ mưu sinh, đẽ tồn tại…bị gọi là chui, lậu: Nấu rượu chui, bàn thuốc chui, mổ heo chui…Bị cho là chui là lậu v́ tất cả mọi ngành nghề có thể sinh nhai đều được quy về Hợp Tác Xă, Tập thể…! Nhưng rồi không bao giờ hiệu quả, thế nên có những người làm hiệu quả hơn bằng cách đi thẳng tới người có nhu cầu, thỏa măn cho họ…mà không qua htx, tập thể th́ bị cho là chui.

Sau đàm cưới, tôi cũng vẫn ngày hai buổi lên cửa hàng ảnh ngồi tám linh tinh, nhậu lai rai…một cách nhảm chán. Phải có thu mới có lương, cửa hàng luôn vắng hoe nên tất cả mấy anh em không biên chế như tôi, hai cô bé: kế toán, thủ kho…là nhân viên hợp đồng ăn lương theo doanh thu…gần như không có lương!

Một buổi tối, tôi dang ngồi với Lam trước hàng hiên th́ có hai bạn trẻ vào, chào hỏi thân t́nh, v́ tôi đă từng sống nhiều năm nơi địa phương này…qua câu chuyện, Ḥa, người bạn trẻ cho tôi biết là họ sắp thành hôn, muốn tôi chụp h́nh đám cưới cho họ. Tôi không mấy hào hứng v́ cứ chụp xong là về nộp cho cửa hàng ảnh, mà lâu lâu mới có một đám nên cũng chẵng có ǵ gọi là thu nhập! Tôi nhận, nhưng nói với Ḥa:

- Ừ, anh sẽ chụp đàm cưới hai em, nhưng ngày mai, Ḥa lên cửa hàng đăng kư. Đáng ra là phân công một ai đó trong cửa hàng, nhưng em cứ nói lá muốn anh Sinh chụp h́nh nhé.

Ngày mai, Ḥa đến cửa hàng rồi ngao ngán trở về nhà tôi, kề lại chuyện cửa hàng buộc phải xem giấy Đăng kư kết hôn của hai người, đăng kư chụp bao nhiêu tấm, đóng tiền cọc 2/3 cho cửa hàng và cuối cùng là đơn xin tổ chức làm đám cưới tại nhà có tổ. thôn xác nhận !

Ḥa là dân chuyên khai thác gỗ chui. Quanh năm sống trong rừng, khi nào có gỗ th́ chuyển trong đêm về Phan Rang, mướn xe chui, đi thẳng vào Sài G̣n, Nha Trang…Cứ đến cơ quan, gặp người của cơ quan là dị ứng.

- Chụp h́nh đám cưới mà hỏi em chụp bao nhiêu kiểu! ai biết! Anh coi lo cái vụ đó dùm em, anh cứ chụp thoải mái, một đời một lần mà…

Tôi cười nói với Ḥa:

- Ừ, thôi đễ lát nữa anh lên nói lại với cửa hàng…

Ḥa móc ví, lấy hai tờ máy cày màu xanh 50 đồng ( Hồi này thường gọi là hai mươi lăm ngàn) đưa cho tôi:

- Anh cầm một trăm, nếu có cần đóng tiền ǵ anh đóng cho em…

Tôi đứng dậy nhét tiền lại vào túi áo Ḥa:

- Thôi khỏi, anh đăng kư dùm th́ đâu phải đóng tiền trước, chụp xong thanh toán luôn.            

                                                           oOo

 

Ḥa chào chúng tôi rồi về, dân khai thác gỗ lậu lúc nào cũng nhiều tiền, nghề này nguy hiểm và bấp bênh, có gan liều lĩnh mới dám làm, cũng không ít kẻ lên voi nhưng sau một lần bị bắt th́ sạt nghiệp, may th́ thoát tù nhưng nợ nần…c̣n nếu tù th́ cũng vài năm …Nhưng thu nhập th́ cao nhất trong các nghề!

Chiều tôi lên cửa hàng, trách các cô kế toán và thủ quỷ sao khó khăn làm chi cho khách hàng sợ. sau họ không đến…

- Th́ hồi giờ vậy mà anh Sinh, họp khi nào cũng phê b́nh tụi em, lỡ có người làm đám cưới chui, không xin phép địa phương, bên công an họ báo lại tụi em lănh đủ sao?!

- Ai lại đi đám cưới chui?

- Có anh, nhiều người không có hộ khẩu, hay hộ khẩu nơi khác đến đây lấy vợ. Xă đâu có cho đăng kư…phải làm chui.

- Thôi, đám cưới này ở gấn nhà anh, đễ anh chụp. không sao đâu.

Thu, kế toán cửa hàng, nh́n Vân thủ quỷ rồi ngập ngừng:

- Anh Sinh, Hay là anh khỏi bào cáo với anh Mượn cửa hàng trưởng. cứ lấy máy đèn đi chụp rồi nộp chừng hai chục kiểu cho có thôi, c̣n bao nhiêu anh lấy mà sống chừ có vợ rồi mà dính hoài cái cửa hàng này th́ chết đói! Bọn em con gái, ở nhà cũng buồn, lên ngồi chơi rồi về ăn cơm nhà, có lương hay không lương ǵ cha mẹ cũng nuôi…Anh Mượn làm hay không làm cũng có tiêu chuẩn gạo, lương… v́ biên chế công nhân viên. Bọn em không nói th́ anh Mượn và pḥng chẵng biết ǵ!

- Lỡ Mượn nó ghé lại cửa hàng rồi thấy máy đèn thiếu th́ sao?

- Cả tháng chưa ghé một lần anh lo ǵ, hơn nữa là ḿnh cũng báo cáo chụp đám cưới được hai chục kiểu mà!

Nhắc dến máy và đèn ở cửa hàng, tôi ngao ngán, nay bị đổi, mai bị ông này xin, mốt bị ông nọ mượn nên chỉ c̣n ba cái máy không ra ǵ, ống kính halo, cho ra h́nh nhờ nhờ, không dám chụp ngược sáng dù là ánh sáng cửa sổ! Toàn quan chức trên huyện mượn nên cửa hàng trưởng chẵng dàm từ chối!

Hôm đó tôi về nhà, phân vân với đề nghị của Thu. Chụp đám cưới của Ḥa không báo cáo, xem như chui. Nhưng nếu tôi có máy ảnh, không dùng máy của cửa hàng th́ yên tâm hơn v́ chất lượng h́nh ảnh nhất dịnh phải khác. Cha chung không ai khóc nên máy móc cửa hàng từ lâu đă không ra ǵ, làm sao tạo được uy tín với khách hàng!

Mua máy th́ ngoài tầm tay của vợ chồng tôi, nợ đám cưới chưa trả xong!Tôi nghĩ tới bộ máy đèn cho cháu, nếu c̣n th́ cũng đỡ!

Chiều hôm sau tôi dến nhà một người bạn, cũng là Giáo viên, từng làm chụp h́nh kiếm thêm thu nhập trước cải tạo nhiếp ảnh. Dự tính lá hỏi mượn một cái máy. Ánh, tên người bạn, vui vẽ:

- Ḿnh c̣n tới hai máy, một máy Canon và một máy Yashica. Ông thích cái nào ḿnh cho ông mượn nhưng đừng cho ai biết là của ḿnh, cứ nói đại là mới mua…

- Ừ, Khùng hay sao mà nói của Ánh!

Tôi mừng lắm, Ánh nói là nếu cần th́ cho mượn đèn flass luôn, nhưng đèn nảy hơi bất tiện là phải cắm điện, có kèm thêm cuộn dây 20m. Chụp ǵ ngoài 20m th́ không xài đèn được!

Tôi nghĩ đến những cái đèn xài b́nh acccu và pin của cửa hàng, dù sao cũng tiện hơn đèn xài diện như của Ánh!

Tôi cảm ơn Ánh rồi mượn cài mày Yashica, máy này chỉ một tốc độ là 125s Khẩu độ tối đa có thể mở ống ḱnh đến 1.4, được cái là Ống kính loại máy này rất nét, sắc và chi tiết, nhưng khi về nhà tôi rất lo v́ với những cái flass hiện cửa hàng đang có, nếu máy mở thêm được tốc độ chậm hơn 125, 60 hoặc 30s th́ tốt hơn, đèn rất yếu!

Một nhóm học sinh của Lam đến chơi, thấy tôi đang cầm máy ảnh, một bé gái nói:

- Ông ngoại em có một cái máy ảnh của Mỹ, hồi ông làm sở Mỹ c̣n lại, hiên nay không dùng nên ông ngoại muốn bán, mà h́nh như nó bị hư, cậu em nói bấm không được!

Tôi hỏi bé có nhớ tên cái máy không, bé không nhớ! Tôi doán chừng là máy Canon QL 17. dân thợ ảnh gọi đùa là Quốc Lộ 17, loại máy này c̣n nhiều giữa dân trước đây làm sở Mỹ, máy này có một cái khóa nằm ngay nút bấm, lắc qua là mở, lắc lại là khóa như khóa an toàn của súng, Tôi nghĩ, nếu mua một cái máy, khi chụp h́nh, dù là chui, cũng hay hơn là cứ mỗi lần chụp phải đi mượn, Lỡ mất mát hư hỏng rất phiền, có đều tiền đâu mà mua đây!!!

Đêm đó tôi nằm cứ tơ tưởng đến cái Quốc Lộ mặc dù chưa thấy mặt mũi nó thế nào! Thấy tôi trằn trọc không ngủ, cứ dậy hút thuốc hoài,Lam hỏi:

- Sao vậy, có chuyện ǵ trên cửa hàng à?

- Không, anh muốn mua cái máy ảnh để làm kiếm tiền phụ với lương của em, mà không biết xoay đâu cho ra tiền! Ông ngoại của bé ǵ học tṛ em nói là ông ngoại nó có máy muốn bán, nếu bàn th́ theo anh rẽ thôi v́ nó đang bị bấm không được, xem như hư!

- Vậy mua về làm sao chụp?

- Anh đoán là nó không hư mà bị khóa, mai anh qua coi lại, nếu quả thực vậy, ống kính c̣n trong, anh hỏi rồi xoay tiền sau!

Sáng ra, tôi ngồi cùng Lam uống trà mà trong đầu không quên được cái máy ảnh. Vội vàng đạp xe qua nhà bé gái học tṛ của Lam. Ông ngoại bé ngạc nhiên.

- Chào Thầy, Thầy ghé chơi hay có việc chi không?

Từ ngày lập gia đ́nh cùng Lam, tôi được học sinh và một số phụ huynh gọi bằng thầy!

- Dạ, chào chú. Con nghe chú có cài máy ảnh muốn bán phải không chú?

- Nó hư rồi thầy ơi, tụi nhỏ nó làm xe kéo quanh xóm, không biết đâu rồi..

Ông vào trong kiếm một lát rồi đem ra, tôi đoàn dúng, cái Canon QL 17. Tôi cười mở khóa rồi bấm, lên phim bấm mấy lần:

- Không phải hư mà nó bị khóa chú ạ, nó khóa chỗ này nẻ…

Tôi nh́n ống kính, trong và xanh lớp màu cản quang,  mừng lắm:

- Chú đính bán bao nhiêu vậy?

- Tôi tính đi sửa lại, lâu lâu chụp cho mấy cháu…Thầy cần th́ thôi tôi bàn cho thầy, một chỉ đó thầy !

Tôi hơi choáng, dúng già trị nó c̣n nguyên xi th́ cũng hơn một chỉ, nhưng đằng này chàu ông ấy đă làm xe, kéo lê la khắp nơi mà bàn một chỉ là qua cao, tôi cười nói với ông:

- Đúng ra nó cũng tới một chỉ hoặc hơn, nhưng c̣n mới kia chú ạ.

- Vậy thầy t́nh bao nhiêu?

- Chú đễ lại cho con năm phân thôi nghe, hai mươi lăm ngàn là được rồi chú.

- Tôi đễ cho thầy đó.

- Nhưng chú cho con chụp mấy kiểu thử máy, rồi gởi lại cho chú, nếu h́nh tốt, mai con ghé lại đưa tiền, lấy máy.

- Cũng được, thầy chụp đi.

Tôi mừng, rút trong túi ra một đoạn phim, ráp vào máy bấm ông ấy mấy kiểu, rồi ra ngơ chụp mấy cháu nhỏ đang chơi đùa gần đó, tôi thử chụp xóa phông cành me, chụp ngược sáng một em bé…rồi quay phim lại, trả mày, đạp xe lên cửa hàng, vào pḥng tối tráng phim. Trong lúc chờ phim khô, tôi rũ hai cô bé đi uống nước mía. Tôi nói với hai cô bé là minh sẽ chụp chui như góp ư của hai cô:

- Anh dự định mua một cài máy, chụp lai rai kiếm tiền như ư của Thu…mấy em giúp anh nghe, khi nào anh cần th́ cho anh mượn đèn, mượn pḥng tối của cửa hàng làm h́nh cho khách…Lâu lâu ḿnh ăn chè, được chưa?

 Cả hai cùng vui vẽ, hai cô đều con nhà khá giả, nếu không nói là giàu, rất thoải mái…với đề nghị của tôi. Những tấm h́nh rọi ra khá đẹp, tôi hài ḷng nhưng bắt đầu nghĩ đến chuyện khó khăn nhất: xoay tiền !!!

                                           oOo

Lam cũng lo lắng như tôi; thầy không có cách nào mượn ai, tôi nói:

- Hay là anh nói với ông ấy bàn thiếu cho ḿnh, qua tết ḿnh thanh toán?!

- Ai lại vậy, cháu ông ấy là học tṛ em, họ nghĩ này nghĩ nọ phiền lắm. anh biết bà Linh không?

- Bà Linh nào?

- Bà Linh đi buôn thuốc lá ngoài Quảng Ngăi vào bán sỉ lại cho chợ này đó, bà ấy có cho cầm đồ lấy lăi!

Tôi tṛn mắt nh́n Lam:

- Ḿnh có tài sản ǵ mà cầm?

- Hai chiếc xe đạp, cầm một chiếc, lấy tiền trả tiền máy ảnh, c̣n một chiếc anh đi làm, em đi dạy th́ đi bộ cũng được…Gần mà, qua tết ḿnh chuộc lại!

Đám cưới xong, chúng tôi có hai chiếc xe đạp là tài sản, ngoài ra không có thêm ǵ!

Tôi ngẫm nghĩ, nói là qua tết chứ thực ra, nếu suôn sẻ th́ chỉ cần đàm cưới của Ḥa là đủ số tiền đó. Thời này chụp h́nh đen trắng rất có lăi. Giá mà hôm trước, tôi cầm 100 đồng tiền của Ḥa đưa th́ bây giờ đỡ tính toán!

Tôi và Lam đi cầm chiếc xe, nhưng tôi không cho Lam vào nhà bà Linh mà ghé nhà bà ngoại, đợi tôi. Người ta cầm vàng hay những ǵ quư giá, tôi th́ cầm chiếc xe cũ nên rất ngại bà ấy không cầm!

May là suôn sẻ cả, Tôi cầm ba mươi ngàn chứ không phải chỉ hai lăm ngàn, c̣n mua hai lon phim orwo và 4 viên pin cho đèn nữa…

Sáng hôm sau tôi đạp xe về phan rang mua phim và pin, đoạn đường 34 km, di, về là 68 km vẫn không quá xa đối với tôi thời đó!

 

                                             oOo

 

Ngày làm phép Ḥa đến, tối hôm đó tôi cùng đến nhà thờ với đôi hôn phối. Lam va  mẹ Lam cũng đi lễ. Tôi đă chụp mấy đám cưới cho cửa hàng, nhưng lần này, tôi run thật sự…

Tôi dặn đôi hôn phối” “khi đọc sách thánh xong th́ nói to: Đó là lời Chúa, xong là ngậm miệng, đứng vậy, lúc này tôi mới chụp. Khi dâng bành rượu cũng nh́n Linh mục, khi chúc b́nh an cho nhau th́ quay hẳn người vào nhau rồi cùng cúi đầu…”

Những cái xui của nghề này thường ở những dều không ngờ! Tôi kỷ càng thử máy, đèn từ trước, nhưng rồi vẫn bị khốn khổ v́ cái đèn flass! Tôi tránh cái đèn dùng b́nh accu của cửa hàng, chọn cài đèn 4 viên pin đại cho gọn, nhưng…ngay khi đọc sách thánh, lúc mà mọi con mắt đều hướng vào cô dâu và chú rễ, xui xẻo xảy ra! Tôi chụp Ḥa với bố cục ngang, tốt! đến cô dâu, có voan dài hơn nữa phải khác bố cục nên tôi đễ máy dọc, khung h́nh đứng, đèn không nhá sáng! tôi lên phim thật nhanh, chụp lại vẫn không nhá! Tiếng x́ xào nỗi lên ở dưới, cô dâu chờ tôi bầm ba lần không được, phải xuống chứ không thể đứng chờ hoài…Tôi chạy nhanh ra ngoài lên phim bấm mầy lần th́ ác thay vẫn nhá đèn, bấm lại mấy lần cho chắc ăn, tôi gồng ḿnh, vào lại, tự trấn an: nếu chỉ một tấm đọc sách thánh th́ không sao, sau lễ vẫn có thể lên dứng chụp lại được! Trong ḷng lo âu, v́ không hiểu được nguyên nhân nên càng hồi hộp hơn.

Hồi đó, thợ chụp h́nh ở vùng quê tôi c̣n hiếm, có thể nói làm nghê này rất  oai, Trang trọng nhất là những lúc chụp lễ làm phép cưới. hôm nay lại có Lam va mẹ Lam cùng đi lễ, tôi biết họ cũng xót xa, pha với nỗi xấu hổ như tôi…Có lẽ cả hai đang cầu nguyện !

Buổi lễ vần diễn tiến, những kiểu chụp đếu nhà đèn, nhưng đến kiểu chúc b́nh an cho nhau, tôi lùi xa để lấy đôi hôn phối trong khung máy dọc, dèn lại không nhá! Tôi nhanh tay lên phim bấm lại vẫn không nhá! Nghi thức này chỉ diển ra trong 30 giây! Nhưng quan trọng và nếu không bị hư th́ tấm h́nh rất đẹp! Tiếng x́ xào lại nổi lên, lân này to hơn và có lẽ với nhiều từ ngữ tàn độc hơn!!!

Tôi cố gắng lắm mới giữ được b́nh tỉnh tiếp tục cho hết buổi lể, sau đ̣ tôi bố trí chụp lai hai kiều h́nh không nhá đèn, cùng lúc trấn an đôi hôn phối, lúc này tôi mới phát hiện ra là do đèn quá nặng, khi để nghiêng máy, đèn kéo xuống làm chân máy không tiếp được với chân đèn ở thân máy, mất “ mối mát”!!!

Từ đó, suốt đàm cưới tôi không chụp dọc máy...Phim hư cũng nhiều, sáu cuộn phim 36mm, tôi chỉ ra được 160 kiểu ảnh!

Buồn nhất là câu nói thật ḷng mà buồn tủi của mẹ Lam:

- Lần sau thằng Sinh chụp đàm cưới chắc mẹ không dám đi lễ nữa!!!

          Tôi không buồn v́ câu ṇi mà thương bà hơn v́ lúc ấy bà quỳ trong đàm người dự lễ, mọi con mắt đổ dồn về phía bà và Lam: “Thằng rễ của bà Cầm đó, nó là chồng cô giáo Lam con bà ấy !!!

May là về sau tôi mua được đèn. Không lệ thuộc những cái flass nặng nề của cửa hàng! Tôi chụp h́nh chững chạc, tự tin và nhất là luôn vui vẽ…nên cũng đông khách!

          Giáng sinh và tết năm đó, không thông bào ǵ nhưng của hàng, pḥng văn ḥa thông tin dường như thả lỏng, chụp h́nh tự do, những giáo viên lâu nay dấu kỷ máy, cũng đem ra chụp kiếm tiền…thế nhưng tụi tôi vẫn gọi đùa với nhau là chụp h́nh chui! Bởi chưa ai cấp phép hay thông báo ǵ vể khoản này!

 

 C̣n tiếp: Vui buồn đời thợ ảnh, phần VII:  C̣n đám tang nào buồn hơn!

 

Sài g̣n, ngày  2 tháng 9 năm 2017

Trạch An-Trần Hữu Hội

 

 

 

 

 

 

-