2 Tác phẩm của Nguyễn Ngọc Ngạn:
Xóm Ðạo (truyện dài)   Dòng Ðời Lặng Lẽ (tập truyện)
Ra Mắt bạn đọc Montréal

 

bản tin:

Vào 1giờ 30, chủ nhật ngày 15 tháng 11 năm 1998 tại Amphithéâtre thuộc Ecole de Musique Vincent D'Indy 628 chemin de la Côte St.Catherine
Nhóm thân hữu của nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn đã tổ chức ra mắt 2 tác phẩm mới nhất của ông:
Truyện dài Xóm Ðạo và tập truyện ngắn Dòng Ðời Lặng Lẽ.

Nguyễn Ngọc Ngạn cư ngụ tại Toronto, nhưng yêu mến không khí sinh hoạt văn học Nghệ Thuật ở Montréal, nên đã nhiều lần, những tác phẩm của ông đã trình diện với bạn đọc tha thiết yêu mến chữ nghĩa tại Montréal.

Những buổi ra mắt sách của Nguyễn Ngọc Ngạn thường thu hút rất nhiều người tham dự, lần này sự kiện này không thay đổi.  Giới cầm bút tại Montréal hiện diện khá đông. Bên cạnh những bạn văn phương xa như Phan Ni Tấn, Nguyên Nghĩa...thấy có Luân Hoán, Song Thao, Trang Châu,Lưu Nguyễn ...và đông đảo những khuôn mặt sinh hoạt báo chí, đài phát thanh Việt ngữ tại Montréal.

Nhóm đại diện ban tổ chức gồm nha sĩ Nguyễn Văn Cường và bác sĩ Trần văn Dũng.  Diễn tiến của buổi ra mắt sách được tuần tự như thường lệ:

nghi thức chào quoốc kỳ và cử quốc ca
lời cảm ơn của ban tổ chức
giới thiệu tác giả
giới thiệu tác phẩm
lời cảm ơn của tác gỉa

Một chương trình ca nhạc do nhóm văn nghệ tại Montréal phụ trách, đi kèm sau chương trình ra mắt sách.

Bích Nguyễn ghi

 

Bài Nói Chuyện
của giáo sư Hoàng Chiều Nhân

Giới Thiệu Truyện Dài
Xóm Ðạo

Thế kỷ này gần trăm tuổi, thì ba phần tư thế kỷ qua, nước Việt nam bé nhỏ của chúng đã phải trải qua những cuộc chiến tranh tàn khốc dai dẳng, sau cuôc kháng chiến chống thực dân đến cuộc nội chiến quốc cộng. Người dân đã phải nhiều lần rời bỏ quê hương tị nạn chiến tranh. Hai cuộc tị nạn lớn nhất trong lịch sử dân tộc lại là cuộc di tản sau khi chiến tranh chấm dứt. Ðó là cuộc di cư năm 1954 và di tản năm 1975. Cuộc vuợt biển đi tìm tự do liên tục từ năm 1975 đến khoảng đầu thập niên 90, đưa gần hai triệu người ra dịnh cư ở khắp nơi trên thế giới là một cuộc di cư đầy chết chóc và bi thương nhất. Cuộc di cư năm 1954 đưa gần một triệu người Quốc gia chống Cộng sản từ miền bắc vào định cư ở miền nam Việt nam là một cuộc di tản được tổ chức tương đối an toàn, gần như không có chết chóc, bi thảm. Một phần đông đảo những ngươì di cư vào miền nam Việt-Nam năm 1954 là người công giáo ở các vùng duyên hải miền bắc. Họ được định cư thành từng khu riêng biệt dưới sự dẫn dắt của một số linh-mục, sống gần như cách biệt hẳn với người miền nam. Ta biết có những vùng xa Saigon như Hố-nai, Cái sắn, gần Saigon như Thủ đức, Tam hiệp, Xóm mới vân vân. Tại đây họ bắt đâu làm nhà thờ, xây trường học tổ chức lại cuộc sống và giữ nguyên nếp sống như ở quê hương họ, trong đó có môt hay nhiều linh mục lãnh đạo về đời sống tinh thần, và cả đời sống xã hội, chính trị. Họ là những giáo dân hết sức sùng tín và tuyệt đối tuân phục các cha. Các linh mục lúc đó là những ngươì được chính phủ Ngô đình Diệm tin cẩn và yểm trợ rất nhiều trong công việc ổn định cuộc sống cho giáo dân. Cho nên thời đó trong giới người Công giáo di cư mới có câu truyền tụng " nhất chúa nhì cha thứ ba Ngô tổng thống" mà nhà văn Nguyn Ngọc Ngạn đã nhắc tới trong tác phẩm mới nhất của ông là quyển Xóm Ðạo .

Nếp sống cuả những người Công giáo di cư ỏ một trong những trại định cư ở gần Saigon chính là bối cảnh để Nguyen ngọc Ngạn xây dựng quyển tiểu thuyết dài Xóm Ðạo mà tôi có hân hạnh giới thiệu với quý vị hôm naỵ Xóm Ðạo đã được dăng trên tờ Thời-Báo ở Toronto, bây giờ được nhà xuất bản Tân văn ở Nhật in thành sách và phát hành.

Truyện dài Xóm Ðạo có vẻ như một truyện tình. Phần lớn là chuyện tình ngang trái, trắc trở, nhưng không bi thương, khốc liệt, của một thầy giáo tên Thông. Thông là một thanh niên sống độc thân, thông minh, có học, đẹp trai, hết sức ngoan đạo, sống mẫu mực, được các cha tin cậy, được mọi người trong xóm đạo kính trọng, yêu mến, nhất các cô gái trẻ. Vậy mà anh ta phải trải tới hai ba mối tình trắc trở. Ít nhất có ba cô gái yêu anh thật tình, sẵn sàng sống với anh, sẵn sàng tặng hết cho anh, và anh cũng thật tình yêu các cô đó. Nhưng cuối cùng anh không được sống chung với cô nào cả. Không được làm phép cưới với cô nào cả, vì cha xứ quá nghiêm khắc, luật đạo khắt khe. Ngươì dân trong trong xóm đạo sống gắn bó với nhau, nhưng lại nghiệt ngã, cố chấp theo những giáo điều, những luật định của giáo hội. Ngoài ra còn sự trắc trở vì bất đồng tín ngưỡng. Mối tình của Thông với Trâm, một người con gái bên lương, tan vỡ chỉ vì một đằng bố của Trâm bằng lòng cho Trâm lấy Thông, nhưng nhất định không cho con theo đạo công giáo, một đằng cha xứ không chịu làm phép cưới nếu cô gái không theo đạo.

Tôi nói có vẻ như một truyện tình vì chuyện tình của Thông trải dài suốt tác phẩm, nó như một cái trục chính, xoay quanh đó nhiều những tình tiết éo le, những chuyện của ngưõi dân trong trại định cư như chuyện tình tai tiếng của một thầy Sáu với cô học trò mới lớn, rồi cô gái bị các bà trong hội Con Ðức Mẹ đánh xé một trận tơi bời như đánh ghen, gán cho tội là ma quỷ quyến rũ thầy Sáu. Chuyện một ông bố ghẻ hiếp dâm con riêng của vợ và mưu-mô đổ tiếng oan cho cha phó xứ là đi lại gian díu với cô gái dó. Xóm Ðạo không phải chỉ là truyện tình ái đơn giản. Qua câu chuyện tác giả mô tả cho ta thấy cả cái nếp sống vật chất lẫn tinh thần, cùng với cách ứng xử của người dân trong một trại định cư Công giáo, những điều mà những người không phải là người Công giáo di cư không biết được.

Truyện Xóm-Ðạo, tôi thiển nghĩ, khơi lên một số vấn đề luân lý, đạo đức. Tôi vẫn tin rằng niềm tin tôn-giáo (nói chung ) và những nguyên tắc luân-lý giúp người ta sống đạo đức. Nhưng những luật lệ tôn giáo, những nguyên tắc luân lý là những điêù khô-cứng, bất biến mà đời sống con người và xã hội thì sinh động, uyển chuyển, nó có muôn vàn cảnh ngộ khác nhau, không thể khuôn ép vào một số định kiến về luân lý . Sự cố chấp đôi khi vô tình khiến ta trở nên độc ác, bất nhân. Như bà quản Vọng trong truyện đã huy động cả Hội Con Ðức Mẹ đánh xé cô Mai một cách tàn nhẫn ngay tại sân nhà thờ, chỉ vì cô đã yêu, đã hiến thân cho thày Sáu, một chủng sinh học đạo sắp sưả được học ra linh mục. Các bà tin là đã làm theo ý chúa, các bà tin là cô đã bị quỷ ám đi quyên rũ một ngươì tu hành. Nhưng các bà không dám có hành động gì với thầy Sáu cả. Bà Vọng hành động ác mà không có ác ý . Bà và gia đình bà sống rất mẫu mực và dạo đức. Chỉ có diều là bà chấp hành một cách quá đáng những tín điều bà tin. Bà muốn người khác phải sống như bà, nếu không là có tội. Chuyện này khiến tôi nghĩ tới nhân vật Diệt Tuyệt sư thái trong truyện Ðồ Long Ðao của Kim Dung. Bà sống đạo đức, nghiêm khắc với chính bản thân, bà tin tuyệt đối bà là chính phái. Bà đã ra tay giết học trò của mình vì cô này dã yêu một người mà bà coi là ma giáo. Bà ép một đệ tử khác phải thề độc đoạn tình với người cô yêu và phải tìm cách hại hắn để bảo vệ môn phái. Cho nên sự độc đoán về tôn giáo, sự cố chấp giáo diều khiến ta trở nên tàn nhẫn mà không biết. Mối tình cuả Thông và Quyên tan vỡ và người đàn bà trẻ bị cha xứ đánh năm roi, phải bỏ xứ đạo mà đi cũng vì sự cố chấp . Thông được khuôn nắn trong lối suy nghĩ và nếp sông đó nên biết cha xứ khắt khe, biết cảnh ngộ Quyên đáng thương và tình yêu của cô là vô tội nhưng không dám phản đối cũng dám đi theo tiếng gọi của ái tình, đành để cho cô ta đi. Tôi thiết nghĩ, như lời nhận xét của cha Hảo trong truyện, là Thông nên đi tu, vì thực sự anh không có đam mê tình ái, anh yêu ai cũng không thành vì anh chỉ yêu Chúa và những sinh hoạt ở nhà thờ. Tuân hành triệt để luật đạo.

Luật đạo đôi khi đặt con người trước những trường hợp mà các triết gia gọi là "trường hợp khó sử của lương tâm. " Ta bị đứng trước hai cảnh ngộ trái nghịch nhau ta bắt buộc phải chọn một mà cả hai đều phải, đều dúng. Cha Hảo bị đặt trước trường hợp dó. Khi cha nghe cô Phương xưng tội về việc cô bị bố ghẻ là ông Quỳnh hãm hiếp, cha đã không thể làm gì giúp cô được ngoài việc khuyên cô kể cho mẹ. Cha không thể tố cáo tội ác của ông Quỳnh, không thể có biện pháp công khai trừng phạt ông trên cả lãnh vực đạo lẫn đời. Bởi cha không được tiết lộ điêù mà tín đồ xưng tội. Thành ra ông Quỳnh vẫn sống phởn phơ, làm trưởng ấp va vẫn được tin là người tốt. Cha Hảo phải tuân luật đạo.Nhưng điều đó dã khiến cha khó xử và dày vò cha không ít.

Qua những sự việc din ra trong truyện, theo nhận xét riêng của tôi, tất nhiên là chủ quan, Nguyễn ngọc Ngạn đã bày tỏ một nỗi bất bình với sự khắt khe của cha xứ, với những cố chấp và hành xử độc đoán của một số người được coi là đạo đức và có quyền trong xóm đạo, nhưng tác giả vẫn dành nhiều chỗ biện giải cho niềm tin Thiên chúa.

Nhà văn Nguyen Ngọc Ngạn có hai tác phẩm viết về ngươì tị nạn là quyển Nước Ðục viết về ngươi tị nạn ở hải ngoại và quyển Xóm Ðạo này. Nếu quyển Nước Ðục viết bằng một giọng văn trào lộng, châm biếm , thì quyển Xóm Ðạo được viết bằng bằng một giọng văn đơn giản, nghiêm túc và tha thiết . Trong đó có đôi chỗ như những lời tâm sự. Xóm Ðạo mang nhiều kỷ niệm và tâm tư của tác giả vì chính tác giả đã sống ở đó một thời gian ngắn : thời niên thiếu khi mới di cư vào nam. Chính song thân tác giả là người công giáo cực kỳ sùng tín như lời tác giả trong bài " Ðôi Hàng dẫn nhập " , nói về tấm tình của tác giả đôi với thân phụ. Nó là động lực thôi thúc tác giả hoàn tất truyện dài xóm đạo.

Xin hãy nghe tâm sự của tác giả khi viết Xóm Ðạo :

" Bản thảo mới viết được vài chục trang, chưa kịp đăng báo thì nghe tin cha tôi mất giữa tháng 3/1997. Sinh thời, cũng giống như bất cứ ngươì Công giáo nào, ông vẫn tin vào câu " sinh ký tử quy" , hạnh phúc đờì sau mới thật sự là vĩnh cửu. Tôi chắc hẳn giờ này cha mẹ tôi đã đạt được điều tin tưởng ấy . Chỉ riêng tôi, mỗi lần nghĩ đến những ngày đằng đẵng cha tôi nằm liệt giường chờ con, tôi không khỏi bùi ngùi tự trách. .................. Những hình ảnh cha tôi chính là động lực thúc đẩy tôi viết cho xong Xóm Ðạo , như nén hương muộn màng của đứa con xa nhà , thắp lên để kính nhớ và tạ tội bất hiếu với hai đấng sinh thành. "

Thời giờ của buổi nói chuyện ra mắt sách không cho phép tôi nói dông dài hơn, mặc dầu còn nhiều điều đáng nói về tác phẩm nàỵ Tôi xin mượn lời của chính tác giả để chấm dứt phần nói chuyện của tôi là :

" Xin mời bạn đọc cùng chia xẻ với tôi , cùng mở cánh cửa bước vào Xóm Ðạo của một thời lưu luyến cũ ."

Hoàng Chiều Nhân