bản tin

Montréal giới thiệu sách mới của hai tác gỉa:
Song Thao: Còn Ðó Bóng Hình
Du Tử Lê: Một số tác phẩm đã xuất bản

 

Vào tối 13.9.1997, Văn bút Việt Nam hải ngoại trung tâm Québec đã giới thiệu một số tác phẩm của hai tác giả Việt Nam đến với bạn đọc ở Montréal, tại thánh đường Maison Bellamin, 25 Jarry W. Montréal.

Các tác phẩm đó gồm :

Cuộc sinh hoạt bắt đầu qua từng phần:

Giới thiệu nội dung tác phẩm: Ðược chia làm hai phần:

  1. nhà văn Hồ Ðình Nghiêm nhận xét về Còn Ðó Bóng Hình của Song Thao
  2. ký giả kiêm nhà văn Bùi Bảo Trúc nói lại đề tài thơ phổ nhạc của Du Tử Lê

Trong phần một, nhà văn Hồ Ðình Nghiêm giới thiệu một số ưu điểm trong truyện của Song Thao như:

Trong phần hai, của mục giới thiệu nội dung tác phẩm, Ông  Bùi Bảo Trúc, nói thật cặn kẻ về chuyện thơ được phổ nhạc của Du Tử Lê, từ nguyên nhân, so sánh đến công bố số lượng thơ được phổ nhạc. Ông tâm đắc với hai từ "lang chạ" để nói về hiện tượng thơ được phổ nhạc của Du Tử Lê. Một sự thật ai cũng công nhận.

Sau phần nhận định tác phẩm là phần phát biểu của tác giả:

Song Thao ngắn gọn cảm ơn qúi khán thinh giả, ban tổ chức và cho biết : Ông cũng như nhiều nhà văn khác muốn giữ gìn và xiển dương tiếng Việt, một nhiệm vụ cần thiết của những người lưu cư xứ người.

Nhà thơ Du Tử Lê, nhân dịp này trình bày cặn kẻ những nổ lực làm mới thể thơ dân tộc lục bát mà ông đã thử nghiệm lâu nay.

Trước khi buổi sinh hoạt kết thúc là phần văn nghệ trình diễn với nhiều nghệ sĩ chuyên nghiệp và tài tử trình bày. Ðiều khiển tổng quát chương trình do bà Kim Lân, phu nhân của nhà thơ Hoàng xuân Sơn đảm nhiệm. Khách phương xa có thi sĩ kiêm nhạc sĩ Phan Ni Tấn và nhà thơ Vũ Kiện. Ðêm sinh hoạt kết thúc thành công lúc 23 giờ 30.

Nguyễn Minh Dũng

 

Bài nói chuyện của ký gỉa Bê Tê, Bùi Bảo Trúc
Tính "lang chạ" của thơ

    Những bài thơ gây xúc động nơi người nhạc sĩ khiến ông phải bày tỏ xúc cảm của ông bằng nhạc là những bài thơ phổ nhạc thành công nhất. Có khi chỉ cần một lần. Bài "Ði Chùa Hương" của Nguyễn Nhược Pháp được Trần văn Khê phổ chẳng hạn.  Rất nhiều nhà thơ nổi tiếng đã có thơ được phổ nhạc.  Xúc cảm khiến người làm nhạc cho bài thơ thêm đời sống âm thanh mới chỉ là một lý dọ Một lý do khác nữa là sự gần gũi với nhạc của những bài thơ đó.  Những bài thơ đọc lên, người ta chợt thấy nó còn cần phải được hát lên nữa.  
   
Ðó là Mộng Dưới Hoa của Ðinh Hùng, Ngậm Ngùi của Huy Cận, Vần Thơ Sầu Rụng của Lưu Trọng Lư, Áo Lụa Hà Ðông, Patis Có Gì Lạ Không Em của Nguyên Sa, Khi Cuộc Tình Ðã Chết,Ðêm, Nhớ Trăng Sàigon của Du Tử Lê.
   
Ðiều này không phải chỉ đúng cho những bài thơ mới vì chúng ta thấy có cả một bài thơ của Tàn Ðà - một nhà thơ cổ điển - trong số những bài thơ được phổ nhạc, bài Tống Biệt bằng nhạc Võ Ðức Thu.
   
Chắc chắn phải có sự gần gũi với âm nhạc của những bài thơ này, vì có lẽ những nhà thơ nổi danh và cũng rất mới không khác gì Nguyễn Nhược Pháp, Ðinh Hùng, Du Tử Lê, Nguyên Sa.  Nhưng không một bài thơ nào của các ông được phổ thành nhạc. Ðó là trường hợp của Vũ Hoàng Chương, Chế Lan Viên, ...
   
Ðiều này chắc phải đúng vì ngay khi có một bài văn xuôi, nếu nó gần với âm nhạc, thì bài văn xuôi đó cũng được âm nhạc ghé thăm.  Thí dụ một đoạn văn xuôi của Ðinh Hùng..."Thu năm nay tôi lại đi trên con đường vắng này để nghe tiếng lá rơi trên bờ cỏ ... những cây phù dung đứng buồn như những nàng cung nữ ..." đã trở thành Hoài Thu của Văn Trị "Mùa thu năm ấy, trên đường tới miền cao nguyên, Ðà Lạt núi rừng thâm nghiêm ... những cây phù dung trắng xoá".
   
Trong khi những bài Ông Ðồ Già của Vũ Ðình Liên, Thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử ... tuy chất thơ thì rất nhiều, nhưng đến nay vẫn chỉ có một đời sống nguyên thủy, đời sống của thơ.
   
Âm nhạc đặc biệt ghé thăm Du Tử Lê nhiều hơn những lần nó đến với các nhà thơ khác. Ðinh Hùng có Mộng Dưới Hoa, với Phạm Ðình Chương Mái Tóc Dạ Hương tức Một Tiếng Em với Nguyễn Hiền, Chiều Tím với Ðan Thọ, Hoài Thu với Văn Trị Phạm Thiên Thư, Hoàng Cầm, Phạm Lê Phan, Nguyễn Tất Nhiên Ngô Ðình Vận đã được âm nhạc của Phạm Duy ghé lại mỗi người trên dưới 10 bài.
   
Nhưng âm nhạc đến với Du Tử Lê không ở con số 10 mà còn gấp 5 hay 6 lần như thế.  Tại sao? Tôi nghĩ có thể thơ họ Lê là một thứ thơ ''lang chạ" Thơ Phạm thiên Thư chỉ chung thủy với Phạm Duy, Hoàng Cầm, Phạm Lê Phan, Ngô Ðình Vận cũng thế.  Ðó là trường hợp 10 bài Ðạo Ca, Tình Câm, Tình Khúc Chiến Trường, Chiến Ca Mùa Hè.  
   
Nhưng thơ của Du Tử Lê thì khác. Chúng không ở riêng với ai hết. Chúng có nhiều người tình khác nhau.  Chúng vì nhiều người tình khác nhau.  Chúng không có sự "chung thủy" 
   
Thơ Vũ Hoàng Chương chỉ ở với Kiều Thu.  Thơ Ðinh Hùng cũng chỉ ở với một người.  Hay cũng có thể là nhiều người nhưng vẫn có nét chung như "Liên, những Liên, và Liên của Thanh Tâm Tuyền.
   
Những người trong thơ Du Tử Lê thì đã không phải là một, cũng không phải là hai, mà còn rất nhiều người khác nữa. Vì thế, thơ Du Tử Lê cũng "đi" với Phạm Duy, với Phạm Ðình Chương, với Từ Công Phụng, với Vũ Thành An, Châu Ðình An, Trần Duy Ðức, Nguyễn Hiền, Phan Nguyên Anh, Ngô Anh Quang, Nguyễn Nhựt Thành, ... Mà cũng có thể nói ngược lại, là những nhạc sĩ này, ai cũng muốn "đi" với thơ Du Tử Lê cả.  
   
Sau khi nó trở thành ca khúc thì nó lại "lang chạ" cả với những giọng hát. "Khi Cuộc Tình Ðã Chết" với Thái Thanh và Lệ Thu, "Ðêm Nhớ Trăng Sàigòn" với Thái Thanh, Quỳnh Giao, Lệ Thu.
   
Nó "đi" với giọng Sĩ Phú, Duy Trác, Kim Tước, Mai Hương, Tuấn Ngọc, Thái Hiền, ... Và vì thế mà những đời sống mới của thơ Du Tử Lê được âm nhạc mang lại đặc biệt phong phú.
   
Những nhạc khúc phổ tư thơ Du Tử Lê là để được hát lên.  Nó không yên nghỉ ở phần phụ trang như nhiều bài thơ được phổ nhạc một cách thù tạc, đi lại, xã giao, trao đổi giữa thi sĩ và nhạc sĩ.  Rất nhiều bài thơ phổ nhạc nằm trong loại này.
   
Nó được làm sống dậy, lôi ra khỏi những trang giấy, những dòng kẻ của bài nhạc. Nó sống sót rất lâu sau những buổi ra mắt thơ khi nó được hát lên theo lời yêu cầu của tác giả bài thơ.  Nó chịu sự thử thách của thời gian và nhất là của người nghe.
   
Nó là Ơn Em, là Trên Ngọn Tình Sầu, là Khi Chết Hãy Ðem Tôi Ra Biển, là Ðêm, Trăng Nhớ Sàigòn, là Tình Sầu Du Tử Lê.
   
Và vì thế, nếu có nói Du Tử Lê có đóng góp với âm nhạc và là những đóng góp lớn thì chắc chắn cũng đúng. Tất cả, lý do chỉ vì cái tính "lang chạ" của nó.

ký giả Bê Tê, BBT