Gặp Nguyễn Nho Sa Mạc

 từ Nguyễn Thị Liên Phượng

 

 

         Làm thơ không phải là một cái nghề, h́nh như ai cũng cho như thế. Nhiều người cho đây là một thú chơi chữ nghĩa. Từ lâu tôi cũng nghĩ vậy. Nhưng gần đây, tôi nghiệm ra, làm thơ quả thật là cái nghề, giống như mọi việc làm khác. Cái nghề này không nhất thiết phải làm hằng ngày, với mục đích để kiếm sống. Nó, có khi ngược lại, bởi đây là cái nghề làm cho người chọn theo phải hao ṃn sức khoẻ, tốn kém tiền bạc và nhiều khi mất cả danh dự. Nhận định này không phải của tôi, của nhiều người đấy.

          Hao sức khoẻ v́ phải thức khuya dậy sớm, lười ăn biếng ngủ để theo đuổi cái chất liệu, cái bóng dáng của thơ, rồi vẩn vơ suy tư, cặm cụi chọn chữ, lựa vần, dài lưng ra để viết, như mấy anh “học tṛ, dài lưng tốn vải ăn no lại...nằm”: (ca dao)

          Tổn phí tiền bạc v́ làm ra thơ rồi không thể để dồn đống, phải nghĩ cách gởi đến bạn đọc. Việc chạy nhật tŕnh, đăng tuần báo, tạp chí chỉ mới là giai đoạn mở đầu. In ấn, xuất bản mới là vần đề cụ thể, thiết thực. Chuyện này đương nhiên đ̣i hỏi phải động vào túi tiền của chính ḿnh, hay của ai đấy, có thể là bà con, bè bạn. Cá nhân tôi, khi in thi phẩm đầu tay, Về Trời, đă phải xin phép ông già bán bớt một vài sào ruộng chia cho phần ḿnh, mới có cơ hội đẩy đứa con tinh thần chính thức tŕnh diện làng văn. Chẳng phải vô danh tiểu tốt như tôi mới phải trải qua như thế. Vừa mới đây, tôi có xem bộ phim về nhà thơ lỗi lạc Hàn Mặc Tử phát trên đài VTV 4, mới rơ hơn, ông xin tiền của mẹ không thành, phải xoay qua năn nỉ người em trai để cho tập Gái Quê có cơ hội ra đời. Thu vốn về được hay không là chuyện không có nhà thơ nào nghĩ tới. Cái sướng của người làm thơ có lẽ là điểm này.

          Mất danh dự, sao vậy ? Giản dị thôi, thơ in ra chẳng thể để yên ngủ trong nhà, phải gởi bán, phải gởi tặng. Với những tác giả nổi danh th́ không nói ǵ, nhưng những người làm thơ ương ương cở tôi th́ không thiếu những ê chề. Đi qua hàng sách, thấy đứa con của ḿnh vẫn nằm yên hóng bụi, chẳng thể không buồn. Gởi tặng bạn bè, trước tiên tốn tiền tem cước. Kẻ nhận, năm bảy người nh́n qua cái b́a rồi để đó, phó thác cho cái dây chuyền đi từ bàn khách, đến một xó tối rồi vào thùng rác. Đôi ba người đọc chín, mười trang, rồi rủa thầm: “thơ với chả thẩn !, rơ dở hơi” Những điều này chẳng lẽ không xúc phạm danh dự.

          Tuy gặp nhiều chướng ngại như trên, nhưng những người làm thơ mỗi ngày một đông, và vào khoảng năm 1962, trong đội ngũ những người làm thơ này xuất hiện thêm cái tên Nguyễn Thị Liên Phượng, qua một bài thơ được đăng tải trên tạp chí Mai, một tạp chí khổ lớn do ông Hoàng Minh Tuynh chủ biên, phát hành tại Sài G̣n. Bài thơ có tên Vàng Lạnh, nguyên văn như sau:

 

          Vàng Lạnh

 

                                                              tặng Luân...

 

          chuyện bữa ấy chiều nay em kể  lể

          màu môi chôn kỷ niệm đă lâu rồi

          mi mắt đó ghi ân t́nh đổ vỡ

          đời nữ sinh vàng lạnh tháng ngày trôi

 

          em đă khóc cả buổi chiều hôm trước

          chúng bạn đùa đă biết chuyện riêng tư

          nỗi yêu thương trong đời người con gái

          bảo em buồn nức nở trước trang thư

 

          mới hôm nao người và em gặp gỡ

          chiều Quảng Nam c̣n khép kín chân em

          người bước đi qua con đường phố nhỏ

          trời mùa xuân em đứng đón bên thềm

 

          em thầm bảo em thương người ấy lắm

          thương những chiều đại lộ bóng người sang

          em đứng đấy với môi hồng má thắm

          nh́n phố dài bỗng chốc biến rừng hoang

 

          chuyện bữa ấy chiều nay em kể lể

          dáng mi trầm nuối tiếc những ngày qua

          thứ bảy chiều chúng ḿnh mừng sinh nhật

          của mối t́nh sớm nở sớm đi qua

                                               Nguyễn Thị Liên Phượng (Tạp chí Mai)

 

          Bài Vàng Lạnh được đông đảo giới thưởng ngoạn choai choai đồng ư có giá trị nghệ thuật. Riêng với cá nhân tôi, một người cũng đang được đăng bài trên tạp chí Mai, đă đến với Vàng Lạnh trong một "ư đồ" thô nhám, lăng mạn nhưng thiếu văn nghệ hơn. Sở dĩ tôi lâm vào "tật hư" này v́ hai yếu tố đứng kèm bên bài thơ.

          Một là tên tác giả của bài thơ, Nguyễn Thị Liên Phượng, một cái tên con gái thật đẹp, đủ để vẽ ra trong tâm hồn và trước mắt tôi một nữ sinh nhan sắc, tài hoa.

          Hai là, ngay dưới đề bài, tác gỉa đă ghi vài chữ đề tặng, mà theo cảm nghĩ chủ quan của tôi lúc bấy giờ, rất lửng lơ, vừa che vừa mở, đầy ngụ ư : "tặng Luân..."

 

          Với một tâm hồn lạng quạng, và một trí tưởng tượng lẩn thẩn, tôi cố t́nh đẩy tôi vào một ngộ nhận rất ngây thơ. Một trong hai chữ đề tặng của Nguyễn Thị Liên Phượng  là một nửa của bút hiệu tôi đang dùng. Và tôi đă rất lố bịch quả quyết với chính ḿnh: Phượng rơ ràng đă có t́nh ư, nhưng c̣n e ngại chưa dám viết trọn bút danh tôi. Từ một người đang yêu đời, tôi càng thấy đời đẹp thêm ra. Tôi lún sâu vào vũng thi thơ nhiều hơn và không quên bỏ công t́m manh mối "người t́nh sắp có thật". Dĩ nhiên, tôi cũng không quên chải chuốt, làm dáng nhiều hơn, mặc dù lúc bấy giờ, tôi với mái tóc xù, một đôi mắt thiếu ngủ và một thân thể gầy g̣, "già hơn chúng bạn cùng con giáp" rất nhiều. Rất đúng với nét vẽ của chính tôi: “Tay ta gầy quá che không hết / khuôn mặt nhô đầy nét khổ đau”(1960).

 

          Sau khi thu thập được nhiều nguồn tin khá chính xác, vào một ngày đẹp trời, tôi chia tay hai người bạn chí thân Châu Văn Tùng và Hoàng Trọng Bân từ quán trà cúc Thành Kư trước nhà thờ Con Gà trên đường Độc Lập Đà Nẵng (Trần Phú ngày nay). Một ḿnh, một xe đạp, thuận đường tôi ra ngă Ḥa Cường, qua cầu Cẩm Lệ, vượt chợ Miêu Bông, bỏ đồn Quá Giáng, bỏ những ngơ tre Thanh Quưt, quán ḿ Quảng bên đường... tôi vào Vĩnh Điện.

          Đoạn đường từ Đà Nẵng vào Vĩnh Điện không c̣n nhớ dài bao nhiêu, nhưng với tôi nó không hơn chiều dài một tiếng gọi t́nh...vu vơ. Điểm dừng đầu tiên của tôi là cổng trường Trung học Nguyễn Duy Hiệu. Chính điểm đứng này đă mở đầu cho một loạt thói quen đứng trước các trường Đồng Khánh, Hồng Đức, trường Nữ trung học Quảng Ngăi...của tôi sau này.

 

          Trường Nguyễn Duy Hiệu nằm bên này cầu Vĩnh Điện. Từ Đà Nẵng vào, trường ở về phía tay trái, muốn vào thị trấn phải qua cầu, một cây cầu đúc hơi vun lên ở giữa ḍng và cong cong đổ về hai đầu, rất nghệ thuật. Khi tôi đến, học sinh đang trong giờ ra chơi. Sân trựng Nguyễn Duy Hiệu rộng răi, có nhiều cây phượng chưa đủ tầm cao, lá thưa chưa giữ được những làn gió. Ngồi trên yên xe, chống chân xuống đất một chặp, thấy hơi kỳ kỳ, tôi đạp ḷng ṿng trước cổng trường, đă được đóng cẩn thận. Mặc dù đạp xe, tôi vẫn không quên thả tầm nh́n vào các tà áo dài trắng nhởn nhơ trong sân trường, để thử nhận diện người tôi đang t́m, Nguyễn Thị Liên Phượng. Dĩ nhiên, tôi không thể nào nhận ra, t́m ra. Và trong lúc đó, tôi chợt nhớ đến người bạn từng dạy giờ ở Nguyễn Duy Hiệu, nhà thơ Đynh Hoàng Sa. Bạn thơ này từng khoe với tôi, anh có một cô học tṛ ở đây, tên Ngọc Thoan, là một tuyệt sắc mỹ nhân. Tôi cũng chợt nhớ tôi đă có lần cùng Đynh Hoàng Sa, Hà Nguyên Thạch, thả bộ dọc theo bờ sông Vĩnh Điện, ngược lên hướng phải để t́m đến nhà Ngọc Thoan. Ba chúng tôi vừa đi vừa nh́n cảnh sắc hai bên đường. Cây lá tươi xanh bao bọc những mái nhà ấm áp khói bếp. Không gian thanh b́nh ngọt ngào tiếng chim. Ngôi nhà của Ngọc Thoan nằm trong tầm cỡ của địa chủ, giàu cây ăn trái, rộng bóng mát. Chuyến đi thăm Ngọc Thoan hôm ấy, mặc dù chúng tôi đă biết trước, nàng thơ không c̣n ở quê nhà. Hương sắc ấy đang theo học ở một thành phố xa. Nhưng chúng tôi cũng thực hiện cuộc đi dạo, cốt để ngó qua nơi người đẹp đă ở, con đường dáng hoa đă đi...may ra lượm được trong không gian hơi thở, ánh nh́n nào đó của Ngọc Thoan c̣n được cỏ hoa lăng mạn sưu tập, ǵn giữ. Nhớ đến Ngọc Thoan tôi có thêm một hy vọng rất dễ thương: biết đâu Nguyễn Thị Liên Phượng chính là Ngọc Thoan? Và trong khoảnh khắc, tôi cảm thấy ḿnh đă trúng số độc đắc.

          Thời gian của những giấc chiêm bao tuyệt vời quả rất ngắn. Dù giấc mộng đó đang đến với tôi giữa ánh nắng mặt trời. Tiếng trống trường đă cuốn hết những tà áo trắng vào các lớp. Thiếu điểm tựa để lẩn quẩn chờ người, tôi qua cầu, vào thị trấn. Vừa đi vừa nhận dạng những người qua đường, không phải để t́m Nguyễn Thị Liên Phượng, mà để t́m một khuôn mặt, khả dĩ có thể hỏi thăm về "nhà thơ". Không có ai, chẳng có ai, tôi nhận xét, có khả năng này.

 

          Vĩnh Điện là một thị trấn nhỏ. Đối với tôi, vùng đất này là cơi thân t́nh, bởi v́ nơi dây là quê ngoại ruột của tôi. Tôi phải nói là "quê ngoại ruột" v́ tôi có ít ra bốn bà mẹ. Mẹ Cả, mẹ Hai của tôi, mang họ Ông, gốc Phong Lệ, có huyết thống với cụ Ông Ích Khiêm. Mẹ Cả tôi có công nuôi dưỡng tôi trong một thời gian dài. Mẹ đẻ ra tôi là con dân của thị trấn Vĩnh Điện. Mang họ Nguyễn.

 

          Cách đây mấy năm, ngày mẹ tôi c̣n sống, tôi vẫn thường về đây trong những ngày kỵ giỗ. Nhà ông ngoại tôi nằm cách ngă ba Vĩnh Điện, Hội An không xa, nằm bên trái hướng xuống Hội An. Từ ngày má (chữ tôi gọi mẹ ruột) tôi qua đời, tôi chẳng mấy khi ghé về, một phần bà con họ ngoại tôi không c̣n ở đây nhiều, một phần chiến cuộc, một phần lười biếng. Tại Vĩnh Điện thời bấy giờ, tôi có bà chị, con của người d́, buôn bán hàng xén ngay tại ngă ba Hội An, Vĩnh Điện, là nơi tôi thỉnh thoảng ghé lại. Và dĩ nhiên, lần đi t́m Nguyễn Thị Liên Phượng, tôi cũng ghé đến nhà chị Dần, tên con d́ Năm tôi.

          Chị Dần là một người cởi mở, vui tính và giao thiệp rộng. Chị không biết Nguyễn Thị Liên Phượng là ai, nhưng biết được một vài người làm thơ ở đây. Qua chị, tôi biết được nhà của các nhà thơ Đynh Trầm Ca, Nguyễn Phú Long và một người, chị khuyên tôi nên ghé đến, là nhà anh Nguyễn Nho Bửu.

          Theo chỉ dẫn của chị Dần, tôi đạp xe về hướng Câu Lâu, bỏ vài ba ngơ hẻm th́ vào một ngơ tre rộng. Qua một đoạn đường đất ruộng, non non một ngàn thước, th́ rẽ trái, chừng hai trăm thước đường ruộng nữa, sẽ giáp một sân đất rộng, với những cây mai có tuổi thọ rất cao, đứng trong những chậu kiểng lớn bằng sành có hoa văn.

 

           Anh Nguyễn Nho Bửu tiếp tôi trong vẻ bẽn lẽn như một người con gái. Anh quên cả việc mời tôi vào nhà, dù tôi thấy rơ anh muốn cầm chân khách. Tôi cũng lúng túng không hơn ǵ. Vờ vịt hỏi xa hỏi gần một hồi mới dám bày tỏ mục đích. Với một chút xíu lưỡng lự, Bửu nói có quen với Liên Phượng và cho biết cô ấy hiện ở Tam Kỳ. Anh hứa thuật lại cuộc t́m thăm của tôi đến chị ấy. Bửu cũng không quên ngần ngại hỏi tôi, có biết Nguyễn Nho Sa Mạc không ? Tôi trực nhớ, và nh́n qua bộ tịch của anh, tôi thăm ḍ: Anh là Nguyễn Nho Sa Mạc phải không ? Bửu vội vă từ chối, Và tôi cũng thiếu nhạy bén để nhận xét. Với kết quả biết được Nguyễn Thị Liên Phượng đang ở Tam Kỳ, h́nh như đă quá đủ trong chuyến đi t́m mỹ nhân của tôi. Khi chào Bửu ra về, tôi c̣n nhận thêm một niền vui: được anh xin địa chỉ để đưa cho Nguyễn Thị Liên Phượng.

 

          Trở lại Đà Nẵng không lâu, tôi nhận được thư đầu tiên của Nguyễn Thị Liên Phượng với con dấu của sở Bưu điện Tam Kỳ. Nguyễn Nho Bửu đă nói thật. Ảo tưởng Nguyễn Thị Liên Phượng có t́nh ư với tôi càng được củng cố. Thư Phượng viết trên giấy vở học tṛ, được xếp làm đôi theo chiều dọc. Với màu mực tím, nét chữ nhỏ và đều, lời lẽ thùy mị, lồ lộ mùi hương con gái, mà là con gái đẹp nữa...Tôi tha hồ vẩn vơ. 

          Thư đi thư lại liên tục...Tôi vào chơi nhà Nguyễn Nho Bửu nhiều hơn, nhưng chưa lần nào được gặp Nguyễn Thị Liên Phượng. Trong các chuyến vào Vĩnh Điện, thường là vào cuối tuần đó, tôi làm quen được với anh em Nguyễn Phú Long, Nguyễn Phú Mỹ. Anh Long đang làm hiệu trưởng trường trung học Nguyễn Duy Hiệu. Anh Mỹ cũng dạy ở trường này. Một hôm nằm trong pḥng sách tại nhà anh Long chờ ăn cơm trưa, tôi mở một cuốn sách, h́nh như là bản dịch tác phẩm Con Đường Thuốc Lá, một tờ giấy chép một bài thơ rơi ra làm tôi giật ḿnh.

          Đồng hành với Nguyễn Thị Liên Phượng, vào thời này, tại Đà Nẵng Quảng Nam, c̣n có Hoàng Thị Bích Ni, Châu Thị Ngọc Lê...Châu thị Ngọc Lê đăng thơ ở Tiểu Thuyết Thứ Bảy, ở Thời Nay...th́ tôi biết rất rành rồi. C̣n Liên Phượng mới có chút đầu mối. Hoàng Thị Bích Ni th́ hoàn toàn bí mật. Trong bữa cơm, với "thông minh" bất ngờ, tôi đă phát hiện được Hoàng Thị Bích Ni là một nhân dáng thong dong cao đến gần một thước ...tám, tính t́nh hiền hậu vui vẻ và rất tỉ mỉ, ư tứ. "Chị" đang làm hiệu trưởng một trường trung học gần đây. Khổ một nỗi, Vĩnh Điện chỉ có duy nhất trường trung học Nguyễn Duy Hiệu của anh Nguyễn Phú Long, của anh Nguyễn Kim Phượng trong nhiều dịch phẩm và biên khảo sau này của làng văn nghệ Sài G̣n.

          Do sự khám phá ra Hoàng Thị Bích Ni, Nguyễn Thị Liên Phượng cũng đă nhích gần lại với tôi sát hơn, thân t́nh hơn. Và chẳng bao lâu sau tôi được diện kiến, đi đến việc chơi thân với “nàng”.  Giờ này, chắc các bạn đă biết tác giả của Vàng Lạnh là ai rồi. Tôi nói phứt ra cho xong. Cô ấy chính là nhà thơ Nguyễn Nho Sa Mạc và cũng chính là anh Nguyễn Nho Bửu, hiền lành và nhút nhát của đất Vĩnh Điện.

 

          Nguyễn Thị Liên Phượng hay Nguyễn Nho Sa Mạc, tên thật Nguyễn Nho Bửu, sinh năm 1944 tại La Qua huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, trong một gia đ́nh trung nông. Tuy làm nông, nhưng thân phụ anh có theo học chữ thánh hiền và chữ quốc ngữ, trông ông như một cụ đồ nho, khỏe mạnh. Thân mẫu anh đúng là mẫu người gói ghém đủ mấy chữ: bà  mẹ Việt Nam, với sự hiền lành, bao dung, chan chứa t́nh yêu thương và cũng không mất những nét lam lũ, vất vả. Cả hai ông bà đều rất thương quí bạn của con trai. Nguyễn Nho Bửu có hai người anh. Anh Nguyễn Nho Qúy, phục vụ cho chính thể Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa. Anh Nguyễn Nho Quang, làm việc cho Việt Nam Cộng Ḥa, hiện sinh sống tại Pleiku. Sáu người em của Bửu gồm Nguyễn Nho Châu, có sinh hoạt hội họa, Châu bị tai biến mạch máu năo, đang trong thời kỳ b́nh phục. Kế tiếp Châu là hai người sanh đôi Nguyễn Nho Kim, đă qua đời. Nguyễn Nho Ngọc, hiện sống tại Sài G̣n.  Ba cô em gái, hai cô hiện ở quê nhà là Chín và Bích Quân. Cô Tâm, chi của hai cô kia, hiện sống tại Đà Nẵng.

 

          Với chiều cao chừng một mét sáu mươi bảy, Nguyễn Nho Sa Mạc có dáng người thanh nhă, hồng hào da thịt đủ để đứng vào loại khỏe mạnh, không thiếu điều kiện khi tham dự trưng binh quân dịch. Nếu không có một chút khuyết điểm về hàm răng, anh bạn làm thơ của tôi rất đẹp trai. Không biết hút thuốc, không mấy khi nhấm rượu và chuyện tư t́nh nam nữ c̣n nằm trên giấy trắng, mực tím, nhưng anh có đầy đủ phong cách của một trang nam tử hào hoa, rất hợp thời. Anh từng vẽ vài nét về ḿnh:

          “Ta đứng tựa lũ cột đèn châm thuốc

          rất vô tư nh́n năm tháng thay màu...”

                                                 (Nguyễn Nho Sa Mạc)

          Sau khi biết được Nguyễn Thị Liên Phượng là ai, tôi không phiền Bửu chút nào, trái lại chúng tôi càng chơi thân với nhau hơn. Nhân đây, tôi cũng xin nói qua "sự cố" của việc đề "tặng Luân..." của bài thơ Vàng Lạnh.

 

          Nguyễn Nho Sa Mạc có hai người bạn thân. Một là anh Hồ Luân, thỉnh thoảng có làm thơ, nhà ở ngay ngă ba Vĩnh Điện, Hội An. Anh Luân là con của bác Hồ Dầu, một gia chủ giàu có. Và Liên, một cô gái, không đẹp nhưng rất có duyên. Một cuộc t́nh đến với cả ba. Nguyễn Nho Sa Mạc nhường cho bạn, bài Vàng Lạnh như một lời chia biệt, được đề tặng cho (Hồ) Luân và những dấu chấm lửng đó chính là... Liên. Tuyệt nhiên  không phải là nửa cái đi trước của bút hiệu tôi, như tôi đă giàu tưởng tượng . Dù sao tôi cũng cảm ơn, rất cảm ơn đă có thêm một người bạn thơ, sau khi trải qua một chặng t́m kiếm rất  lư thú. Luân và Liên sau này trở nên chồng vợ. Tôi rất ít được gặp. Tôi ngờ ngợ Hồ Luân là nhạc sĩ Từ Huy ngày nay, nhưng hỏi qua nhiều bạn mới biết ḿnh nhầm. Dù anh Từ Huy h́nh như cũng dân Vĩnh Điện và có khuôn mặt rất giống Hồ Luân.

 

          Việc dùng tên con gái của một số tay bút ở tỉnh lẻ, để gởi bài đăng ở thủ đô Sài G̣n cũng là một thú vị. Tôi có hưởng được chút chút niềm vui này khi kư Châu Thị Ngọc Lê. Căn nguyên của bút danh này như sau. Tên thật của tôi là Lê Ngọc Châu. Tôi đảo ngược cách đọc thành Châu Ngọc Lê rồi thêm chữ Thị vào cho tăng phần duyên dáng. Họ Châu cũng là một họ có thật, như Châu Văn Tùng, bạn tôi. Ngoài ra, khi gởi bài đăng, tôi c̣n mượn địa chỉ của một người đẹp có thật tên Đoàn Thị Bích Hà, trên đường Đông Kinh Nghĩa Thục (Ngô Gia Tự bây giờ) để giao dịch thư từ. Không rơ giá trị những bài tôi viết dưới tên Châu Thị Ngọc Lê ra sao, nhưng được một số tuần san, nguyệt san tại Sài G̣n đăng tải, trong đó có Ngàn Khơi, Thời Nay... Thơ của Châu Thị Ngọc Lê có lẽ cũng được nhiều người ghé mắt, nên cũng có người ghé t́m, tuy không cố t́nh, mất công như tôi  và có lẽ chỉ là một sự thuận đường. Ông khách t́m người nữ làm thơ thật đáng kể, đó là một nhà phê b́nh nổi danh mang họ Đặng từ Sài G̣n về thăm nhà. Sau cái lần suưt gặp tai nạn ấy, tôi khai tử ngay cái tên đảo ngược, dùng một tên hơi hám nữ nhi mới Lê Quyên Châu, để phổ biến thêm một số thơ huê t́nh nữa.        

 

          Nguyễn Nho Sa Mạc, từ khi bị phát giác, anh gần như không c̣n dùng bút hiệu Nguyễn Thị Liên Phượng.  Anh đang theo học ở trường trung học Trần Cao Vân ở  Tam Kỳ. Biết tôi là một  người hơi ham chuộng nét đẹp nữ giới, anh dụ tôi vào Tam Kỳ với lời rủ rê khá hấp dẫn. Anh cho biết, Nguyễn Thị Liên Phượng đúng ra, có thật bằng xương bằng thịt. Cô ấy đang là hoa khôi của Tam Kỳ. Anh có quen biết và hứa giới thiệu cho tôi để... "làm thơ".

 

         Tam Kỳ đối với tôi không phải là vùng đất xa lạ. Lúc bấy giờ thị xă này chỉ là một đoạn đường phố độc nhất. Đoạn đường này cũng là một phần của quốc lộ số 1. Những hàng quán hai bên đường thân mật đứng bên nhau, không lề đường, không vỉa hè. Tôi đă đến thị trấn này vào một năm thuộc thập niên năm mươi. Hồi đó gia đ́nh cha mẹ tôi tản cư lên trú ngụ tại vùng núi Tiên Phước. Ba tôi làm việc tại Kho Bạc Hội An bị điệu theo kháng chiến. Má tôi không bỏ nghề thương mại. Bà buôn bán tiêu, chè, quế, đá lửa, vải kaki...hầu hết đều thuộc loại bị cấm. Má tôi thường có những chuyến trao đổi hàng hóa tại Tam Kỳ, nên một đôi lần tôi được theo chân bà ghé chơi phần đất nằm trong vùng được gọi là “tự do” thời bấy giờ . Tam Kỳ cũng là nơi tôi đă cư ngụ vài tuần lễ trong thời gian theo học tại trường Trần Cao Vân. Lúc đó tôi ở trọ nhà một người bạn hàng cũ của má tôi. Bà bạn má tôi người Việt, nhưng có chồng người Tàu. Gia đ́nh họ khá sung túc với ngôi nhà nằm dưới gốc một cây bàng lớn. Cây cổ thụ này đă cho tôi những buổi trưa tuyệt vời:

          Nắng khoan thủng ngọn lá bàng

          đụng con cà cưỡng, đụng hàng keo xanh

          đụng tôi đang ngủ ngon lành

          giữa hai coi vơng đỡ nhành ca dao

          đưa tay bốc hạt nắng đào

          xoa trên mặt rửa vết cào chiêm bao

          trưa Tam Kỳ ngă mũ chào...

                                                                    (Trôi Sông trang 32)

          Tuy ở trọ tại ngôi nhà dưới gốc bàng, nhưng tôi ăn cơm tháng tại quán ăn bà Cả Huế. Trong những giờ ăn, tôi có để ư một viên chức hành chánh. Ông ta là Quận trưởng hay phó quận ǵ đó, cũng ăn cơm tháng tại đây. Mỗi lần đến ăn ông mang theo một con sóc nhỏ rất đẹp. Con vật khá khôn, được ông thả chạy tự do trong quán rồi trở về với chủ. Tôi rất thích, cố t́nh bắt cắp vài lần, nhưng không thành công. Ngoài quán bà Cả Huế, nơi tôi thường ghé lại là quán sách Quảng Thành nằm gần ngă ba dẫn lên Tiên Phước. Sau này tôi mới biết nhà chị Phan Thị Trinh, vợ nhà thơ Thành Tôn, là cây xăng Ḥa Phong, cùng cơ sở trà Mai Hạc là của  cha mẹ nhà thơ Huy Tưởng, đều nằm trong đoạn phố phát đạt này. Rất tiếc, tôi chỉ có duyên với trường Trần Cao Vân hai buổi học. Chính những sự thân thiết chưa đến độ buồn chán đó, tôi rất thú vị trước lời rủ rê của Nguyễn Nho Sa Mạc, để về thăm một miền đất cũ. Chứ không hẳn phải v́ háo sắc, ham chơi.

 

          Nguyễn Thị Liên Phượng bằng xương thịt của Bửu quả nhiên có nhan sắc tuyệt hảo, với quí danh Thu Thuyền. Người đẹp không làm thơ bằng ngôn từ, chữ nghĩa. Thi phẩm của nàng được in sẵn trong đôi mắt tṛn đen lấp lánh, và phơn phớt ở trên hai vành môi vừa hồng vừa mướt. Để thưởng thức những vần thơ trên, tôi đă ghé uống cà phê, ăn ḿ Quảng khá nhiều lần tại hàng quán của nhà Thuyền. Đôi ba bài thơ của tôi đă từ một cái ghế ngồi, cái vách tựa quán ḿ Lợi Kư này, mà đến với những trang báo. Dĩ nhiên có bài được đề tặng cho người đẹp đàng hoàng, rất tiếc nay đă thất lạc cả. Việc làm thơ tán gái, có lẽ không tốt đẹp ǵ theo quan niệm của nhiều người. Nhưng riêng tôi không bỏ được tật xấu này.

          Làm thơ để chạy nhật tŕnh

          đề tặng em để lừa ḿnh đó thôi

          riết rồi thành một thú chơi

         được ghiền đến suốt cuộc đời khoái chưa

                                                     (Mời Em Lên Ngựa-trang 28)

          Quả như vậy. Dù thơ của tôi chưa được hân hạnh đăng (chạy) trên báo ngày (nhật tŕnh) bao giờ. Tôi làm thơ v́ nhiều góc cạnh của cuộc sống. Trong đó t́nh yêu trai gái chiếm một phần lớn. Nói đến chuyện trai gái là đề cập đến nhan sắc. Đối tượng để thương yêu không thể không vẽ ra, nhắc tới. Tiếng “nàng” đă có phần xa xưa. Một chữ “em” gọn nhẹ, thân mật và h́nh như luôn luôn mới, tôi vẫn ưa dùng. Em càng lộng lẫy sắc hương càng chập chùng nguy hiểm, và để ngừa trị những tổn thương chắc chắn xảy ra chỉ có thi ca, như tôi đă từng viết:

          Em là một loại vi trùng

          đục khối tim óc vô cùng hiểm nguy

          ác từ vóc dáng em đi

          độc từ đôi mắt kiêu kỳ lẳng lơ

          trị em, chỉ tạm có thơ

          sắc thành thương nhớ vu vơ uống chừng

                                                        (Mời Em Lên Ngựa, trang 39)

                         (sắc là động từ, như đun, nấu, cụ thể như sắc thuốc bắc)

Rất may, tuy mê nhiều người đẹp, nhưng chưa dám yêu ai, nên thơ thất t́nh của tôi hăy c̣n quá ít. Hoặc không chừng, thất t́nh thật th́ không làm thơ nổi. Phải chăng cái đau h́nh như cần có một thời gian đủ để ngấm, mới pha cất ra thơ được ?

 

          Những ngày tháng kế tiếp, cả hai chúng tôi vẫn làm thơ đăng báo đều đều, nhưng chỉ liên lạc với nhau qua thư từ. Để kỷ niệm chuyến lang thang t́m bạn t́nh, bạn thơ, tôi viết bài “Đi T́m Nguyễn Thị Liên Phượng”:

          1.

          Đạp xe vào Vĩnh Điện

          đúng vào giờ ra chơi

          trước trường Nguyễn Duy Hiệu

          tôi thả ḷng đánh hơi

 

          tóc thề rợp ánh nắng

          áo trắng đắp sân trường

          cây phượng đang độ lớn

          say hút những mùi hương

 

          tôi thấy cái trống lớn

          treo ở cuối hành lang

          tôi thấy một cô giáo

          gom bầy sáo sắp hàng

 

          đứng ngoài cổng trường đóng

          vói hỏi cái sân trường

          ai, Nguyễn Thị Liên Phưọng ?

          làm thơ thật dễ thương

 

          2.

          dắt xe qua cầu gió

          vào thị trấn buồn buồn

          mắt hỏi từng cửa phố

          từng dáng hoa qua đường

 

          thị trấn nửa cây số

          vốn là quê ngoại tôi

          bỗng nhiên đâm bỡ ngỡ

          như chưa từng ghé chơi

 

          đứng giữa ngă ba bụi

          ngó xuống hướng Hội An

          ngó vào ngă Nam Phước

          ngó ra thành phố Hàn

 

          đi đâu, t́m những đâu ?

          bài Vàng Lạnh v́ đâu

          đề tặng Luân...(chấm chấm)

          phải chăng từng biết nhau ?

 

          3.

          đă vượt qua cánh đồng

          lúa đang trổ đ̣ng đ̣ng

          mái nhà tranh, cây mít

          xôn xao ngọn gió lồng

 

          khoe ra những tờ thư

         (giấy học tṛ xếp đôi

          mực tím chữ tṛn nét

          tuồng như tẩm hương môi)

 

          chàng trai trắng nước da

          tiếp khách rất thật thà

          nhận chuyển lời gởi lại

          tôi nghe ḷng trổ hoa

 

          chiều xuống, Đà Nẵng xa

          ghé nhà cậu ngâm nga

          bài thơ chưa kịp viết

          xổ ḷng bay tà tà...

                                                (Trôi Sông trang 94)

          Trong thời điểm này, Nguyễn Nho Sa Mạc sáng tác rất đều tay. Thơ của anh được các tạp chí Bách Khoa, Văn, Mai, Văn Học và nhiều nguyệt san, bán nguyệt san tại thủ đô Sài G̣n phổ biến rộng răi đến bạn đọc. Cũng như nhiều nhà thơ cùng trang lứa, Nguyễn Nho Sa Mạc bị nhiều chi phối bởi hoàn cảnh xă hội.

 

          Sau ngày thực sự nắm giữ guồng máy quốc gia, khởi từ 23 tháng 10 năm 1955, Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm thay đổi tên gọi Quốc Gia Việt Nam thành Việt Nam Cộng Ḥa và điều khiển quốc gia một cách xuất sắc: ổn định các lực lượng phản loạn, phát triển vững mạnh kinh tế, đời sống dân chúng sung túc, xă hội thanh b́nh, an lạc. Giữa những thành công vượt bực của miền nam, và mất cơ hội tổng tuyển cử giữa hai miền được ấn định vào năm 1956, những người ruột thị phương bắc bắt đầu mở chiến dịch chiến tranh du kích với các hoạt động thông thường phá hủy đường sá, cầu cống, giăng ḿn bẫy triệt hạ xe đ̣... Những công việc này được củng cố, đẩy mạnh bởi Mặt trận Giải phóng Miền nam, thành lập ngày 20 tháng 6 năm 1960. Và càng phát triển khi quân đội của tổ chức này thành lập ngày 15 tháng 2 năm 1961. Những h́nh ảnh làng mạc bị đốt cháy, dân lành bị sát hại đă hằn sâu trong tâm trí, suy tư của những người tuổi trẻ. Thơ văn của họ sáng tác, không thể không phản ánh hoàn cảnh họ đang sống, không khí họ đang hít thở. Nguyễn Nho Sa Mạc cũng không vượt khỏi điều này. Tuy nhiên nội dung thơ của anh không nặng nề thù hận, cũng chưa đến giai đoạn được gọi là phản chiến sau này. Thơ của Nguyễn Nho Sa Mạc mang nặng nỗi buồn của một dân tộc nhược tiểu, được viết nhiều ở thể loại bảy, tám chữ, ngũ ngôn. Anh rất ít sử dụng thể loại lục bát. Tuy không là một bài b́nh giảng, nhưng tôi xin trích một số bài thơ của anh dưới đây, để bạn đọc cùng thưởng ngoạn. Và v́ thơ của anh chưa in thành sách, nên tôi hơi tham lam chép tất cả những bài ít ỏi tôi sưu tập được. Mong bạn đọc không cho đây là một thủ đoạn tăng số trang cho bài viết này:

 

          Thơ cuối năm 1963

 

          Ta đứng trên bờ cao lịch sử

          nh́n những người đi qua

          khi bức tường đổ xuống

          trời Việt Nam nở hoa

 

          những trái tim không rụng

          những bàn tay với lên

          những linh hồn ngă gục

          những viên đạn bạo hành

          những hàng cây thập tự

          đất c̣n vang âm thanh

          cho cây mầm bén rễ

          xanh màu xanh của trời

          thơm mùi thơm của đất

          giống Lạc Hồng ta ơi

 

          lịch sử đầy bất khuất

          lịch sử đầy đấu tranh

          con mắt này lửa đỏ

          con mắt này yêu thương

 

          những mai mặt trời mọc

          những chiều xuống mù sương

          ta nghe từng tiếng khóc

          ta nghe từng tiếng cười

          đi vào ḷng lịch sử

          hỡi anh em bạn hữu

          người Việt Nam mến yêu

                                       

          Mùa xuân của em

 

          rồi xuân sang em nh́n mưa để khóc

          kỷ niệm chong đèn thức suốt đêm qua

          ngón tay nhỏ lần đan sầu cô độc

          tưởng chừng như tuổi trẻ bỏ đi xa

 

          thứ bảy chiều em rong hè phố cũ

          con đường xưa hoa đỏ nở rộn ràng

          gịng sông đó bỗng nhiên buồn vô cớ

          bơ vơ t́m thương cát sỏi cồn hoang

 

          em đứng dậy xem mây chiều xuống thấp

          trời tháng giêng mưa lạnh thấm vai chùng

          sân ga nhỏ con tàu không dừng lại

          đôi sao buồn ngủ giữa không trung

 

          gió th́ mệt, mùa xuân đang cúi mặt

          hàng dừa xanh xơa tóc đứng âm thầm

          em muốn nói trên ṿng tṛn con mắt

          hờn mùa xuân với khuôn mặt sa sầm

 

          rồi xuân đến sau lưng nhiều băo mộng

          buổi em về xanh rừng tóc cao nguyên

          đồi chiều xa biểu hiện nét mi hiền

          tay trắng muốt nuôi linh hồn thảo mộc

 

          em ngồi khóc, mùa xuân nhăn mặt khóc

          môi em buồn cho thời tiết buồn theo

          con sông nhỏ bỗng vô cùng cô độc

          trôi về xuân với một ít rong bèo...

                                           

          Mùa xuân 21

 

          chiều cuối năm trải buồn lên vỉa phố

          trời quê hương nhiều mây trắng sa mù

          hai mươi tuổi những ngày nuôi mộng đỏ

          đă xanh rồi cây trái mọc suy tư

 

          thân với máu xin thắp làm sương khói

          giữa trần gian về t́m lại con người

          vũng tóc đó tháng ngày qua cỏ úa

          lửa của đời thiêu đốt tuổi hai mươi

 

          con mắt trũng hôn vào ḷng đất ấm

          cọng rác khô da thịt cũng khô cằn

          thiên nhiên vẫn mặt-trời-trên-cao-mọc

          người t́m chi khu vườn cũ giá băng ?

 

          tôi gọi nhỏ tên người sa nước mắt

          ở trên đời vừa đúng hai mươi năm

          máu sẽ khô- xin tim này đừng rụng

          giữa hư vô phần mộ nhỏ yên nằm

 

          lũ bạn tôi đứa c̣ng lưng nằm ngủ

          đứa vùng lên trong số phận lưu đày

          mỗi trái tim hằn vết thương chia cắt

          nỗi nhục này cho con cháu mai sau

 

          tôi th́ vẫn tháng ngày xa phiêu lăng

          giữa lênh đênh t́m nắm một bàn tay

          trời tháng giêng những ngày sầu nổi gió

          nhớ Sài g̣n thương Hà Nội mây bay

 

          Vàng lạnh 2

 

          Đừng nói nữa bài thơ vàng lạnh ấy

          t́nh ngày xưa xin trả lại cho người

          kỷ niệm buồn vui một thuở xa xôi

          chợt đứng dậy đi lần vào thương nhớ

 

          anh bỏ đi t́m t́nh yêu thành phố

          những khi buồn muốn nhắc lại tên em

          đếm những v́ sao rơi rụng bên thềm

          chợt thức giấc thấy đời ḿnh cô độc

 

          làm con trai lần đầu yêu để khóc

          tập thư màu xanh nước mắt đau thương

          xin trả lại em thành phố với con đường

          từng buổi sáng buổi chiều ta qua đó

 

          hai mươi tuổi hôm nào yêu người em môi đỏ

          t́nh khai sinh bằng tiếng hát hoàng hôn

          những âm thanh năo nuột chảy qua hồn

          em có thấy t́nh ra đi nhè nhẹ

 

          em c̣n nhớ chuyện hôm nào kể lể

          đôi bàn tay chưa xiết chặt làm cầu

          khi tâm hồn hai đứa chửa yêu nhau

          con nước chảy đi xa rồi cát lở

 

          em có nghe muôn hành tinh đổ vỡ

          những mảnh buồn bốc cháy giữa không trung

          t́nh yêu hôm nay mệt mỏi vô cùng

          đời vàng lạnh xin em đừng nói nữa

                                                                  

          Sinh nhật

 

          bằng đôi tay ôm kín nỗi buồn

          ta đi trong trời đất hoàng hôn

          mà nghe sữa mẹ chan ḥa chảy

          máu ở buồng tim cũng loạn cuồng

 

          ta xiết h́nh em trong tiếng hôn

          im nghe da thịt và linh hồn

          giữa không gian rộng ta vùng dậy

          cuộc sống đi ṿng quanh áo cơm

 

          ôi nửa cuộc đời ta đảo điên

          đêm nằm ru giấc ngủ cô miên

          hai mươi tuổi trong hồ suy tưởng

          ngửa mặt nh́n trời đi ngả nghiêng

 

          Niên khóa 1964, Nguyễn Nho Sa Mạc từ trường Trần Cao Vân Tam Kỳ  đổi ra trường Phan Châu Trinh Đà Nẵng để theo học lớp đệ nhất C. Tại đây, anh có thêm một số bạn văn nghệ như nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ, nhà văn Vương Thanh, các nhà thơ Hà Nguyên Thạch, Đynh Hoàng Sa, Thành Tôn, Thái Tú Hạp...Thật ra chúng tôi ít dịp được gặp nhau, v́ mỗi người phải lưu lạc mỗi nơi tùy theo hoàn cảnh riêng. Cuối năm 1964, để chuẩn bị đón tết nguyên đán, chúng tôi đều có mặt tại thành phố Đà Nẵng. Những ngày cuối năm thật vui vẻ. Gần như hôm nào chúng tôi cũng cùng nhau bát phố. Những con đường Trần Hưng Đạo, Đồng Khánh, Độc Lập... những quán sách Lam Sơn, Sông Đà...ngày nào cũng ấm những bàn chân của chúng tôi. Gặp nhau chúng tôi chỉ tán dóc chung chung về chuyện văn chương, báo chí cả nước. Nhưng gần như không bao giờ đưa cho nhau xem những ǵ mới viết. Chúng tôi chỉ đọc bài của nhau đă được đăng tải trên các tạp chí Sài G̣n. Chúng tôi không có cái sinh hoạt với tính cách tập thể của một hội, một nhóm văn, thơ như nhiều nhóm bạn văn khác.

 

          Vào một buổi chiều 23 tháng chạp, ngày gia đ́nh nhà Táo về trời, chúng tôi đang lang thang ở chợ Vườn Hoa, th́ Nguyễn Nho Sa Mạc chia tay với lư do chuẩn bị tham dự buổi liên hoan cuối năm của trường Phan Châu Trinh. Chia tay với anh, tôi cảm thấy bứt rứt không yên. Trong ḷng nơm nớp chờ đợi một bất trắc nào đó sắp xảy ra. Dẫu vậy, ham vui, tôi vẫn tiếp tục lang thang cùng Hà Nguyên Thạch, Đynh Hoàng Sa. Đêm hôm đó cả ba chúng tôi đi dạo rất nhiều nơi. Khi đi ngang bệnh viện Đà Nẵng, trên đường Hùng Vương (bây giờ là trường trung học Y Tế), ba chúng tôi ngồi dưới hàng hiên cửa hàng mè xưởng Song Hỷ để ăn hột vịt lộn. Hột vịt lộn là một món ăn thường được bưng đi bán dạo về đêm, rất thịnh hành trong thời điểm này. Sau khi ăn xong, chúng tôi cùng về ngủ tại nhà của Hà Nguyên Thạch. Bộ ván gỗ lên nước bóng đen, giữa gian nhà, sau bàn khách của nhà Thạch đă bén hơi tôi nhiều lần. Nhưng đêm đó tôi trằn trọc măi không yên. Mờ sáng hôm sau đang mệt mỏi thiếp đi, th́ Châu Văn Tùng vội vă đến cho chúng tôi biết, Nguyễn Nho Sa Mạc đang nằm trong bệnh viện với t́nh trạng nguy kịch. Chúng tôi vội vă vào thăm anh. Bệnh viện Bửu đang nằm ở ngay trước mặt cửa hàng mè xửng Song Hỷ của ông Lư Nghiêu (hiện ở Montréal Canada), nơi chúng tôi đă ngồi ăn hột vịt lộn. Không biết Bửu được đưa vào đó vào giờ nào, có cùng lúc với giờ chúng tôi ngồi thong dong hưởng thụ?

 

         Nguyễn Nho Sa Mạc ra đi trước khi chúng tôi đến nơi. Thi thể của anh đă được chuyển xuống nhà xác, nằm lạnh lẽo, không hương đèn. Có lẽ v́ cận Tết, nhân viện bệnh viện có phần vắng hơn. Công việc cấp cứu của họ chắc chắn giảm bớt nhiệt t́nh rất nhiều. Không biết Bửu có được cứu chữa đúng mức b́nh thường hay chỉ làm lấy rồi ? Cái chết của Bửu được ghi trong hồ sơ bệnh án vắn tắt: mê man, chết. Không nêu ra một căn bệnh nào, một lư do cụ thể nào, như trúng độc chẳng hạn. Dù như vậy chúng tôi cũng chẳng biết làm ǵ hơn. Quá đột ngột, quá bối rối, chúng tôi chỉ đứng nh́n nhau hoang mang, thỉnh thoảng  rờ qua cái xác đă lạnh của Bửu và thầm thở ra. Ngoài bốn chúng tôi lúc này c̣n có nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ ghé đến. Anh b́nh tĩnh và từng trải hơn. Chính anh phân chia những việc cần làm cho chúng tôi. Ai vào Vĩnh Điện nhắn tin cho gia đ́nh. Ai đến nơi Bửu ở trọ để hỏi rơ ngọn ngành. Tôi và Châu Văn Tùng làm công việc này,

          Nhà của Bửu ở trọ nằm trong một con hẻm, nhưng chỉ cách đường Ông Ích Khiêm chừng năm mươi thước. Đó là một căn nhà tường đúc, lợp ngói có vườn cây ăn trái bao bọc, khá xinh xắn. Bửu quả thật rất khéo chọn. Chỗ Bửu thường ngủ là bộ ván gơ đặt tại nhà trên rất thoáng mát, với cánh cửa sổ đứng liền với những cành ổi xanh tốt.

          Theo lời chủ nhà, Bửu không tỏ vẻ ǵ khác thường trước khi mất, ngoài việc về nhà hơi muộn hơn thường lệ. Dù muộn anh cũng chào hỏi mọi người ân cần  và không quên cho biết sáng hôm sau sẽ về quê. Gia đ́nh này chỉ có hai vợ chồng và một đứa con vị thành niên. Họ nghỉ đêm ở căn nhà dưới, cũng rất thoáng mát. Người chồng cho chúng tôi hay khuya hôm đó, ông có t́nh cờ ra sân, ngó vào chỗ Bửu nằm, hơi ngạc nhiên thấy anh đắp chiếu thay v́ đắp mền. Ông có đứng quan sát và đă cười trong bụng khi thấy bàn chân Bửu nằm ngoài chiếu, nhịp nhịp như đang theo âm điệu của một bài ca nào đó. Tuy ngỡ người khách trọ của ḿnh phấn khởi v́ ngày Tết sắp đến, nhưng ông chủ nhà cho biết ḷng ông có vẻ không yên khi trở lại chỗ nằm, nên chừng một giờ sau, ông lên nhà trên và phát hiện t́nh trạng không ổn của Bửu. Ông đă đưa anh đến bệnh viện và ghé nhà Châu Văn Tùng để báo tin dữ. Sở dĩ ông biết nhà Tùng  v́ Tùng rất thường ghé qua chơi với Bửu, từng có nói chuyện và cho ông biết anh là con ai. Bác Châu Văn Chỉ, một thời giữ chức Phó Thị Trưởng Đà Nẵng được nhiều người biết, hơn nữa nhà của Tùng chỉ cách nhà Bửu ở trọ một mặt đường và đoạn đường xóm ngắn băng qua Triệu Nữ Vương.

          Thật đáng tiếc cái chết có thể gọi là bất đắc kỳ tử của Nguyễn Nho Sa Mạc lại được lặng lẽ bỏ qua, không một điều tra đại khái nào để minh chứng nguyên nhân cho rơ ràng. Mạng sống của người Việt Nam h́nh như thời nào cũng được coi nhẹ. Với cái chết này, nếu xảy ra ở nước ngoài, người chủ nhà ít ra cũng bị làm phiền đôi lần. Cảnh sát của chúng ta h́nh như cũng không được báo tin. Bệnh viện chỉ cần có thân nhân nhận xác là xong mọi thủ tục.

          Dĩ nhiên sự đau đớn của gia đ́nh và hai thân sinh Bửu rất lớn, nhất là năm hết, Tết tới đến nơi. Tất cả chúng tôi đều theo xác Bửu vào Vĩnh Điện. H́nh như có tục lệ không đưa người chết đường về sân nhà, nhưng thương xót con, ba mẹ Bửu đă bỏ đi điều kỵ này. Thi thể anh được nằm dưới một dàn lá xanh mới cắt, chung quanh bao bọc những tấm vải  mang những ḍng chữ đưa tiễn, phân ưu. Chuông mơ kinh Phật báo tử, tống tiễn man man trong mấy ngày cuối năm. Huyệt mộ của anh được đào giữa một vạt ruộng của gia đ́nh. Điều này tôi nhớ trong thơ anh đă từng nói tới. Trong giờ hạ huyệt cũng như giờ mở cửa mả vào ba ngày sau, tôi và nhiều bạn văn khác của anh không cầm được nước mắt. Chúng tôi thương tiếc một người bạn, thương tiếc một thi tài đang sung sức, hứa hẹn góp tay rất ngoạn mục cho nền thi ca Việt Nam. Ḍng họ Nguyễn Nho ở Vĩnh Điện của anh có đến mấy người thi sĩ,  nhưng đă có hai người mệnh yểu. Nguyễn Nho Nhượn và anh, không thoát qua lời tự tiên đoán:

          "Ở trên đời vừa đúng tuổi hai mươi

          máu sẽ khô, xin tim này đừng rụng..."

                                                                      (Nguyễn Nho Sa Mạc)

          Chẳng biết cầu xin tha thiết của anh có được như ư anh mong đợi. Bỏ lại Nguyễn Nho Sa Mạc giữa cánh đồng, tôi lững thững về Đà Nẵng. Tự trách ḿnh đă theo Hà Nguyên Thạch, Đynh Hoàng Sa, không nhiệt t́nh giữ anh lại cùng vui. Hoặc không lang thang riêng với anh. Rơ ràng tôi linh tính biết Bửu có một tâm sự ǵ đó mà tôi đă thiếu trách nhiệm trong t́nh bạn. Biết làm sao, mọi việc đă rồi.

 

          Tạp chí Bách Khoa, có dành nhiều trang đặc biệt đăng thơ Nguyễn Nho Sa Mạc như một tưởng niệm. Đứng ké trong cái chết của anh, c̣n có thơ tiễn đưa của tôi và Thành Tôn. Tất cả những bài này sau đó được Hoàng Oanh diễn ngâm trên Tao Đàn đài Phát Thanh Sài G̣n.  Nhưng Bửu đă không thể nghe được, hiểu được. Bài thơ chia tay Bửu không có mặt trong những tập thơ đă in của tôi, anh Thành Tôn giữ được, tôi xin chép lại dưới đây cùng thơ của Thành Tôn dành cho Nguyễn Nho Sa Mạc:

 

          Hoài Niệm

 

          cũng vô nghĩa như hương đèn vàng bạc

          lời buồn này trang trí giữa làn tro

          hơi góp gió mênh mông đầy nỗi nhớ

          ôi điêu tàn từ giă ngón tay thơ

 

          muốn gọi Bửu bằng anh cho trang trọng

          sao như c̣n e ngại mất ḷng nhau

          t́nh bạn hữu thẹn người xưa đâu nỡ

          khách sáo san bằng âu yếm mi tau

 

          xin một phút vẽ vời đôi tiếng lệ

          hồn trong hồn lưu luyến mắt môi nhau

          tay vô vọng quàng vai trời giá lạnh

          thôi một vĩnh viễn với mai sau

 

          hẹn vun đắp mộ anh bằng tất cả

          thương yêu về trên mỗi đứa em trai

          không nỡ khóc sao nước đầy ḍng mắt

          thềm cửa chào, cha mẹ ngỡ con trai

 

          ba hoa thế để làm ǵ hở Bửu

          ḿnh đă thành một kẻ lắm điêu ngoa ?

          thương nhớ bạn xanh xao lời thơ nhỏ

          viết vào ḷng hay vào khoảng bao la ?

 

          thôi cũng mặc lũ chim rừng ca ngợi

          mặt trời lên từng tiếng xót xa này

          vần điệu sống trên bàn tay hai đứa

          đă muôn đời nức nở với loài mây

                           ( Sau Cái Chết Của Bửu, 25 Tết, 1964, Luân Hoán)

 

           Ngh́n năm sa mạc

                                  chiêu niệm Nguyễn Nho Sa Mạc

 

          người nằm xuống hoang vu hồn sỏi cát

          có nghe chăng lời nói hắt hiu này

          kẻ ở lại nh́n đời e thẹn mặt

           nên vô cùng mỏi mắt cánh chim bay

 

          c̣n một chút buồn vương lên cỏ mọc

          một chút hồn thất lạc phố t́nh xưa

          thấy ǵ khác hơn giọng cười tiếng khóc

          chợt bâng khuâng xanh vầng mắt giao mùa

 

          một năm đó c̣n ǵ trong cỏ mộ

          t́nh đă đi ai kẻ nhớ về thăm

          c̣n âm hưởng bước chân ṃn mấy phố

          cũng ngậm ngùi như hơi thở xa xăm

 

          người nằm xuống giữa vô cùng sa mạc

          chiếc hồn thơ bé bỏng ghé nơi nào

          ai thắp khói cho bóng chiều râm mát

          để canh trường thao thức mấy vị sao

 

          c̣n nhớ ǵ khi mùa xuân t́m đến

          khi t́nh yêu đánh thức giấc ngh́n năm

          làm chút nắng vàng cho ḍng mắt thẹn

          nghe hoang vu hồn sa mạc yên nằm

                                                                (Thành Tôn - Thắp T́nh)

 

          Những năm sau ngày Nguyễn Nho Sa Mạc qua đời, tôi thỉnh thoảng ghé thăm cha mẹ anh, thắp vài nén nhang ngậm ngùi trên mộ bạn. Gia đ́nh anh vẫn là chỗ thân t́nh của tôi, nhất là Nguyễn Nho Châu. Ngày tôi dắt cô bạn t́nh vị thành niên tị nạn t́nh yêu, Châu đă thưa với phụ mẫu cho chúng tôi tạm trú một vài đêm. Cuộc t́nh của chúng tôi thành tựu tốt đẹp, một phần đă nhờ sự cưu mang của gia đ́nh Nguyễn Nho Sa Mạc.

          Tôi và Thành Tôn có sưu tập một số thơ của anh định ấn hành dưới cái tên Vàng Lạnh, một cái tên Bửu rất thích. Nhưng ḷng ṿng trong không khí sinh hoạt văn nghệ tỉnh lẻ, chưa tạo được điều kiện thuận tiện, tôi đă ngă ngựa. Thành Tôn tiếp chân tôi vào quân đội. Rồi những biến động quá lớn của lịch sử làm chúng tôi bất lực. Ngày nay, Thành Tôn c̣n giữ một bản chép Vàng Lạnh. Tôi đang t́m cách liên lạc với Nguyễn

                                                                 Nguyễn Nho Châu,  2006

Nho Châu,  xin phép gia đ́nh anh cho in tác phẩm độc nhất của Bửu để gởi đến bạn đọc. Việc in thơ, văn tại hải ngoại, ngoài những nhà xuất bản chuyên nghiệp, không mấy ai dám lăng mạn dính vào, nhất là thơ. Có rất nhiều người làm thơ mới xuất hiện. Có rất nhiều tập...thơ được ấn hành bởi những người thành công trong lănh vực thương mại và nhiều lănh vực khác, một cách dễ dàng. Nhưng với chúng tôi, gia tài vẫn đơn sơ là một tấm ḷng, việc in thơ dễ hay khó thật rơ ràng. Tại quốc nội, thơ đăng báo được trả nhuận bút nghiêm chỉnh. Tại hải ngoại, chủ bút được trả tiền để in thơ là điều không hiếm thấy. Đa số tuyển tập thơ, thậm chí có những cuốn mang tính cách phê b́nh, giới thiệu, chọn lọc do một vài người có chút danh hoặc chưa có ǵ thực hiện, vẫn phải tính trang chồng tiền mua sự có mặt. Dĩ nhiên cũng có một vài ngoại lệ như tờ Việt Nam Thời Báo.

          Việc in thơ của Nguyễn Nho Sa Mạc coi vậy mà không phải dễ dàng. Sau khi nhờ nhà thơ Uyên Hà Lê Đ́nh Ba liên lạc với Nguyễn Nho Châu, tôi nhận được email của Uyên Hà, chuyển lời nhắn ưng thuận của Nguyễn Nho Châu. Nhưng chúng tôi chỉ có thể thực hiện, nếu không phải thanh toán phí khoản bản quyền. Thi phẩm của Nguyễn Nho Sa Mạc chúng tôi sẽ dành tặng cho bằng hữu, bạn đọc là chủ yếu.. Cũng qua điện thư của Uyên Hà, nhà thơ kiêm nhạc sĩ Đynh Trầm Ca có nhắc: sinh thời Nguyễn Nho Sa Mạc đă từng chọn tên sách cho tập thơ ḿnh là Bế Mạc T́nh Yêu. Điểm này rất đúng, tôi đă nhớ ra. Cảm ơn anh bạn thơ Mạc Phụ (tên khác của ĐTCa). Nếu in được có lẽ nên chọn tên sách của chính tác giả đă chọn.

          Dù sách có in được không, thơ của Nguyễn Nho Sa Mạc, Nguyễn Thị Phương Phượng có đến được với bạn đọc một cách cụ thể hay không. Tôi vẫn tin người bạn của tôi đă có một chỗ ngồi trong ḷng người yêu thơ, trong thi ca Việt Nam.

 

 

 

15-3-2006 Montréal Canada