Song Vinh,

người dựng nền cho Web. Vuông Chiếu

 

 

          Nghề chơi cũng lắm công phu” người xưa đă dạy thế, không sai vào đâu được. Không đúng ít cũng đúng nhiều. Chữ “Chơi”, một động từ quá bao quát. Nó hiện diện trong nhiều lănh vực, thể thao, nghệ thuật, ẩm thực…đến cả t́nh dục. Thật rất dễ dùng, rất dễ xài. Sử dụng máy computer, nói là chơi vi tính, mọi người đều h́nh dung được và hiểu ra, vậy đâu có dùng sai chữ chơi ở đây. Chuyện computer chính thức đến với con người từ bao giờ, tôi không được rơ lắm. Nhưng anh bạn mặt vuông này (chữ dùng của một nhà văn nổi tiếng của chúng ta), càng ngày càng thân thiết với nhiều tầng lớp quần chúng trên thế giới. Cá nhân tôi đă làm quen với anh ta như thế nào, trước khi phải nhờ nhà thơ Song Vinh giúp tôi trải rộng Vuông Chiếu Luân Hoán trên mạng lưới điện toán. Câu chuyện khá dông dài:

          Trong một lần điện thoại, nhà thơ Lưu Nguyễn cho biết, anh bạn thơ Nguyễn Đức Bạt Ngàn bén tiếng, nếu muốn cho thơ “lên trời”, th́ chịu khó đánh máy gởi cho anh mươi bài. Tôi thuộc loại bà con với anh Hai Lúa miền nam, nên đă ngớ ra mất mấy mươi giây. Khi hiểu ư, tôi nhờ Lưu Nguyễn chuyển lời cảm ơn và từ chối đến người bạn có ḷng. Lúc đó tôi nghĩ đơn giản: Thơ vốn ở trên mặt đất, phải cùng con người, hoa lá…vạn vật mà sinh tồn, phát triển. Nếu lên trời không chừng thành mây, thành gió hoặc thành băo th́ rất không nên. Quan niệm chậm tiến của tôi không đứng vững được lâu. Nhân một buổi tối đến chầu ŕa nơi bàn nhậu nhà Khải Minh, một người bạn trẻ mới quen, tôi được Minh mở máy C̣m (computer), giới thiệu một ‘”trang” văn học. Màn ảnh chớp nháy mấy giây, tôi giật ḿnh và vui trong bụng, khi thấy chân dung, bút hiệu cùng một vài b́a sách của ḿnh, rất rạng rỡ hiện ra. Khải Minh không quên giải thích ngắn gọn cho tôi cái lợi hại vô cùng của internet. Tôi tưởng chừng như gặp phải một coup de foudre, qui hàng tức th́.

          Con đường đến với máy điện toán của tôi không ngờ rất may mắn. Bà má của cậu con trai út tôi, mua tặng nó một “dàn” IBM ngon lành. Máy đặt ở pḥng nó, nhưng khi nó đi học th́ tôi nhào qua táy máy. Thật có quá nhiều cái hay, cái đáng ṭ ṃ. Nhà thơ Phan Ni Tấn trước đây đă ghi cho tôi mấy địa chỉ thư giăn. Nên trước cả văn học, thể thao…tôi đến với nghệ thuật, nét đẹp. Dù rất say mê trong khoan khoái, tôi cũng canh giờ sẵn để tắt máy trước khi cậu con về. Chỉ sai phạm một điều, những địa chỉ tôi gơ vào ô address của Microsoft internet explorer cứ tồn đọng đến ngày hôm sau, làm tôi hết hồn, lo lo. Không thể cứ chơi ké máy của con, sự ham muốn sở hữu món đồ chơi hữu ích như thế, không ngớt bành trướng trong bụng tôi.

          Có lẽ hiểu thấu tim đen người bạn nghèo qua những lần điện đàm, nên dù không xin, nhà văn Nguyễn Sao Mai cũng đề nghị gởi tặng tôi một bộ. Không rơ v́ đâu dàn máy anh tặng đă đi mà không bao giờ tới. Lỡ khoe với đám con sắp có máy, bỗng dưng hụt cuộc chơi, bệnh than thở của tôi càng thêm trầm trọng. Thương chồng, má thằng cu út đành mua tặng cho “thằng dưỡng tử lớn đầu” đă lỡ chăm nuôi lâu nay, một bộ giá bèo hơn bộ của Bách, con tôi.

          Máy đă nằm trên bàn, đủ bộ. Không thuộc loại sịn nhưng cũng có phần bề thế hơn cái máy bạn Song Thao cho về hưu, vừa chuyển sang, phục vụ tôi hoàn tất bài trả lời phỏng vấn của nhà thơ Nguyễn Mạnh Trinh. Anh bạn C̣m về với tôi vào lúc chạng vạng. Đêm đó tôi chạy ngược chạy xuôi, hỏi mượn bè bạn những program cần thiết. Khải Minh xăn tay áo giúp tôi tất cả. Để chứng tỏ cái bề dày kỹ thuật cùng cái lăo luyện trong nghề chơi vi tính, Khải Minh khuyến khích tôi lập “trang nhà”, và không đợi tôi đồng ư, anh giới thiệu tôi với nhóm bạn “Cây Me” của anh ở Boston, Massachusetts, USA. Trong hộp điện thư mới mở của tôi, chẳng mấy chốc phong phú những thư gởi đến. Anh có, chị có, toàn những danh xưng lạ, nhưng cả thảy đều dễ thương qua chữ nghĩa. Anh nhóm trưởng Trần Trung Đạo c̣n trẻ măng, tốt nghiệp Kỹ sư điện toán tại Hoa Kỳ, giao phần việc dựng “Luan Hoan Home Page” cho hai anh Kỹ sư điện toán khác, Trần Thái Vân và Song Vinh Ngô Gia Thành. Song Vinh tiện tay điện thoại cho tôi sớm hơn, nên tôi đành cảm ơn anh Trần Thái Vân.

          Để bắt đầu cuộc chơi, Song Vinh cho tôi ch́a khóa vào thăm cơ ngơi của anh. Đồng thời anh đề nghị tôi viết ra đầy đủ nội dung những ǵ tôi muốn thực hiện. Phần đất đai anh lo liệu, hoàn toàn miễn phí và đặc biệt diện tích sẽ vô cùng, không giới hạn. Danh xưng dĩ nhiên tôi phải chọn và cho anh biết ngay để kịp cắm dùi, trưng bảng “đang xây dựng” cho oai.

          Lúc đầu, tôi không biết nên chọn tên ǵ, nên bắt chước một số trang đă có sẵn. Tôi nói với Song Vinh dùng chữ Trang Nhà Luân Hoán. Cũng phỏng theo nhiều người, tôi gởi cho Song Vinh một ảnh chân dung để chưng ở mặt tiền. Song Vinh tŕnh bày khá đơn giản, chỉ trong một đêm anh hoàn tất. Nội dung lúc bấy giờ gồm chín mục. Chừng một tháng sau, tôi đề nghị Vinh bỏ chữ trang nhà, chỉ dùng chữ Luân Hoán. Cách tŕnh bày cũng thay đổi. Chân dung tôi được thay ảnh mới, cắt sát mặt hơn. (về sau c̣n được thay lại ba lần nữa). Tôi cũng scan 12 mẫu phác họa Luân Hoán từ Khánh Trường, Hoàng Trọng Bân, Trịnh Cung, Vơ Đ́nh, Đinh Cường,Trịnh Công Sơn, Hồ Đ́nh Nghiêm, Nguyễn Quốc Tuấn, Bé Kư, Nghiêu Đề, Thái Tuấn, Vivi gởi cho Song Vinh, chưng ngay dưới ảnh chụp ở mặt tiền. Song Vinh tŕnh bày rất độc đáo. Mỗi đề mục mang h́nh lá phong, tượng trưng quốc gia tôi đang sống. Trên mặt mỗi lá phong, có h́nh con nai, vốn là logo nhà xuất bản Thơ, tôi đă chủ trương. Bên cạnh con nai c̣n có hai chữ LH. Nói th́ rườm rà vậy, nhưng trông rất gọn gàng, không đến nổi cải lương, theo chủ quan của tôi. Năm

 

2000, tôi nhận thấy Chữ Luân Hoán lớn quá và bốn câu lục bát :

 

 

“Rước Em mời Bạn vào chơi / trong từng hạt chữ, t́nh tôi rót trà/ phủi tay, nghiêng mặt trở ra / không chừng hương phấn hương hoa theo về” (LH) mà Song Vinh bố trí cho nằm ẩn trong đám lá phong trên đầu trang, không cần thiết, tôi nhờ Song Vinh tŕnh bày lại. Lần này ảnh tôi được để bên góc phải. Bên góc trái dành cho chữ kư. Năm 2003, thấy việc chưng ảnh và chữ kư có chút ǵ lố bịch, tôi nhờ Song Vinh dùng chữ Vuông Chiếu để làm tên phần đất vui chơi của tôi. Vuông Chiếu bắt nguồn từ bài thơ mang tên Trên Vuông Chiếu Đời Ta trong tập Rượu Hồng Đă Rót. ( “… nằm buồn vơ vẩn viết bậy chơi / t́nh dài giấy đắt in chi thấu/ viết để mà chơi viết đốt chơi / mai sau ta trở thành thi bá/ dẫu chết, hậu sinh cũng bắt ngồi / nhớ để cho ta vuông chiếu rộng/ ta mời bè bạn của ta luôn” (LH,1974). Ảnh Luân Hoán được lấy xuống, thay vào là nét phác họa khuôn mặt thiếu nữ của họa sĩ Ngọc Dũng. Những bản vẽ chân dung tôi được để vào mục Phác họa LH (có cả thơ) bên trang trong. Chữ kư tên vẫn c̣n, nhưng khiêm nhường hơn. Nội dung lúc này gồm các mục:  Thư Ngơ, Tác Phẩm Đă Xuất Bản, Thơ LH, Đọc Thơ LH, Thi Nhạc, Chiếu Hoa, Tác Giả VN, Cơi Trầm, Gối Súng T́m Thơ. Cuối năm 2003, nội dung có thay đổi và tăng lên 16 mục.

 

          Nội dung này dậm chân tại chỗ đến hiện nay, cụ thể được sắp xếp thành hai phần. Phần chung gồm: Thư Ngỏ và Nối trang, Tin Văn, Tác Giả VN, Chuyện Sáng Tác, Sách Bạn, Thơ VN, Văn Xuôi VN, Đất T́nh, Sinh Hoạt Từ Thiện. Phần riêng có: Đọc và Viết về LH, Thơ LH, Phác họa LH, Trả lời Phỏng Vấn, Âm Thanh, Hồi Kư Rời, Lưu Niệm. Bên dưới mặt tiền trang trí một đường gạch, vốn là những chiếc lá phong nhiều màu do Song Vinh sắp xếp rất nghệ thuật. Một bụi trúc mở đầu cho đường gạch, với ngụ ư xuất xứ của trang chủ. Khuôn mặt tôi và người bạn đời ẩn núp dưới cái ấm áp của những chiếc lá tượng trưng cho hai quốc gia, Việt Nam Canada. Chúng tôi cũng nêu rơ phần nội dung do Lê Bảo Hoàng, phần tŕnh bày bởi Song Vinh. Địa chỉ hộp thư email của cả hai đều có. Riêng tôi, địa chỉ, số điện thoại nơi cư ngụ ghi rất rơ ràng.

          Viết về Song Vinh, nhưng tôi đă dành hơn bốn trang giấy để kể chuyện về cái “trang nhà” riêng của ḿnh, đương nhiên rất đáng được đề nghị làm kiểm điểm. Nhưng biết làm sao hơn.  Thật ra, viết về Song Vinh hay những người bạn, tôi có cơ may dựa vào họ trong cuốn sách này, tôi không nhất thiết phải đưa ra thân thế sự nghiệp của từng người. Tôi cũng hoàn toàn không có ư định đưa vào đây những nhận xét, phê b́nh công tŕnh sáng tác. của họ. Những trích dẫn có liên quan đến văn học nghệ thuật, chỉ thuần túy là một sự trang điểm cho bài viết ấm thêm màu sắc, để không quá tẻ nhạt cho những câu văn kể chuyện vốn thiếu cái duyên. Dĩ nhiên, tôi rất muốn đưa vào đây những suy tưởng, hay nói đúng hơn dựa vào những sự kiện liên quan với từng người mà nêu lên một nhân sinh quan hoặc một vấn đề ǵ đó, có tính cách văn học một chút, xă hội một chút. Nhưng tôi thật sự không có cái khả năng này. Những bài viết luôn luôn hướng về mục đích chính: đánh bóng cái tôi. Có xem phim Tàu Hồng Kông, Đài Loan, nên tôi chịu ảnh hưởng câu nói quen thuộc: “Người không v́ ḿnh trời tru đất diệt”. Chính v́ thế tôi đă chọn cái tựa cho thật thích hợp: Dựa Hơi Bè bạn. có thể diễn ra văn vần:

          “Từ bạn tôi gặp lại tôi / từ tôi bạn thấy nụ cười bạn xưa / thấy từ rẻo nắng, vụn mưa / ngh́n năm măi măi vẫn chưa chịu già / hôm nay sống lại hôm qua / buồn vui c̣n đủ chánh tà trong tâm / tạm xem như một ổ nằm / nh́n đâu cũng thấy chuyện ḷng ṿng xưa” (LH)

 

          Khen ngợi cái kỹ thuật  điện toán nhà nghề của Song Vinh đâu phải chuyện dễ thực hiện. Khi không am hiểu một công việc ngoài khả năng của ḿnh, mà lên tiếng khen, dễ trở thành nói nhảm. Một chữ “giỏi” dành cho Song Vinh chắc đă đủ. Song Vinh không chỉ dùng cái giỏi của ḿnh để dựng nên trang Vuông Chiếu mà anh c̣n để vào đấy những chân t́nh của anh. Anh đă xem trang của tôi như chính trang của anh. Chỉnh chỗ này, sửa chỗ kia một cách tỉ mỉ. Nhờ kỹ thuật tŕnh bày hợp lư, mát mắt, bạn đọc đỡ mất thời gian không cần thiết khi viếng thăm. Tính đến nay, có khá nhiều trang khác sẵn ḷng nối trang giới thiệu. Cũng có một ít ư kiến khích lệ.  Để kiểm chứng, các bạn có thể mở trang: http://www.yahoo.com, điền vào ô Search The Web mấy chữ: luan hoan, hoặc luanhoan, hoặc luân hoán. Xong nhấn vào Yahoo Search.

Gia đ́nh Song Vinh thăm Montréal

 

          Trước khi làm trang nhà cho tôi, Song Vinh đă đảm nhiệm phần kỹ thuật cho nhiều tờ báo trên mạng, trong đó có tuần báo Văn Nghệ Ngàn Phương. Với cơ sở này, Song Vinh không phải chỉ lo phần kỹ thuật trong một thời gian, mà anh là một biên tập viên cơ bản. Văn Nghệ Ngàn Phương khởi đi từ năm 1996 và dừng chân vào năm 2001. Một số cây bút quen thuộc của Văn Nghệ Ngàn Phương: Tường Vi, Trần Thái Vân, Song Vinh, Quan Dương, Phan Xuân Sinh, Hồng Khắc Kim Mai, Hoàng Xuân Sơn, Nhật Nguyễn, Nguyễn Nam An, Cổ Ngư, Hoàng Chính… Song Vinh cũng có thời gian góp tay xây dựng, và cung cấp sáng tác cho nguyệt san Hồn Quê, trên mạng lưới điện toán. Chắc chắn c̣n nhiều trang nhà khác có mặt của Song Vinh nhưng tôi không được biết hết.

          Điện thoại cho nhau gần như hằng ngày, nhưng măi đến mùa hè năm 2000, Song Vinh mới đưa vợ (chị Thích) và cậu con trai độc nhất (cháu Vinh) sang thăm chúng tôi. Trong lần đầu tiên đến Montréal này, gia đ́nh Song Vinh từ  Apex North Carolina dùng máy bay nội địa đến New York, Porland, Maine rồi từ đây anh thuê xe qua Montréal. Gia đ́nh Song Vinh đến chỗ tôi cư ngụ vào lúc 5 giờ chiều. Nhà chật, nhưng cũng như nhiều lần đón bạn trước, chúng tôi đă có những ngày thật vui vẻ. Cháu “Vinh con” lúc này mới ba tuổi, nhưng nói rất giỏi tiếng Việt. Cháu là một phần bút hiệu của ba cháu, vốn có tên thật Ngô Gia Thành. Không biết cậu bé Thành, sinh tại Sài G̣n có được thông minh và dạn dĩ như cháu Vinh con? Tôi chắc rằng rất giống nhau, khi đọc lại quá tŕnh học vấn của Song Vinh: Theo học các trường Vơ Tánh, Hoài An (Phú Nhuận), Les Laurier (Gia Định), Mạc Đĩnh Chi (Phú Lâm) và Đại học Khoa học (SPCN), cuối cùng là Đại học Kỹ Thuật Minh Đức. Sau 1975 tiếp tục con đường học vấn tại South Western Oklahoma State University, và North Carolina State University. Việc đến nhà trường tạm dừng lại để chính thức bước vào đời với văn bằng Kỹ sư Điện toán và sau đó là Cao học Điện toán. Đại đăng khoa rồi tiểu đăng khoa nhịp nhàng, tự nhiên. Một cô bạn học cũng thành đạt trên đường học vấn trở thành bà Ngô Gia Thành năm 1986. Tác phẩm chung của họ chính là cậu bé mà tôi gọi “Vinh con”.

 

          Như đă từng nói nhiều lần trước đây, tôi có thói quen hay cù rủ những bạn làm thơ, viết văn in sách. Sau khi đọc thơ Vinh, tôi đề nghị Vinh in thành sách cho vui. Lúc đầu anh tỏ vẻ e ngại, nhưng rồi cũng không tránh được những cảm dỗ, khi nh́n những cuốn sách của bè bạn từ từ ra đời. Anh gởi qua tôi một tập bản thảo để góp ư. Tôi vốn rất thích thơ lục bát của Song Vinh nên càng xúi anh thực hiện sớm. Dĩ nhiên để chứng tỏ sự tích cực hỗ trợ của ḿnh, tôi phải đóng góp đôi lời, gọi là giới thiệu. Ngoài b́a sau thi phẩm Về Dưới Hương Xưa, do đó được in mấy ḍng:

          “… Thơ Song Vinh hít thở đậm đà hương đất quê nhà, và ngát thơm t́nh mẹ hiền. Ưu điểm này sinh ra một khuyết điểm: những bài thơ t́nh lứa đôi của anh gần như thường phải gắn liền với những h́nh ảnh chung quanh. Tính chất lăng mạn v́ thế có hao hụt đi phần nào. Tôi xin trích một ít đoạn của anh, mời bạn đọc trước. Và tôi tin, bạn sẽ thích thú đọc hết tập Về Dưới Hiên Mưa”

          Bốn đoạn thơ, mỗi đoạn 4 câu được trích làm bằng ngay sau những nhận xét có rất nhiều “lấy được” trên. Cũng như tôi, nhiều bạn khác đọc thơ Song Vinh đều cho anh thơ anh có nhiều thành công và rất xứng đáng được phổ biến rộng răi. Tập Về Dưới Hiên Xưa đă chính thức trước bạ cái tên Song Vinh với làng thơ văn Việt Nam hải ngoại.

          Thi phẩm đầu tay của Song Vinh cũng có đầy đủ những bài viết đưa chân. Phạm Ngọc với Vào Thơ, Tường Vi, một nhà thơ nữ với Cảm nhận, và Quan Dương, một người làm thơ đồng thời với Song Vinh, rất thật t́nh trong lời bạt.. Quan Dương viết:

          “… Những lời thơ đi vào ḷng người một cách tự nhiên, nhẹ nhàng như những ǵ sắp xảy ra, đang xảy ra và tất yếu sẽ xảy ra…chính do cách viết, cách xếp ư, cách dẫn ư để đưa vào câu thơ thật tự nhiên có tính cách chọn lọc.

          Thông thường, để diễn đạt nỗi cảm xúc của ḿnh sau những ngày xa quê hương trở về thăm lại ngôi nhà xưa yêu dấu mà năm tháng lưu lạc đất người những no đầy vật chất không thể làm phôi phai tiềm thức, người ta thường dùng h́nh ảnh mái nhà tranh, giàn mướp vv…, Song Vinh lại làm khác, anh chàng dùng h́nh ảnh con dế, những con bọ rầy để diễn tả kư ức tuổi thơ mà tiếng “chợt” dùng ở đầu câu 6 như một khơi lại ngọn ngành và chữ “ngó” đầu câu tám tiếp theo để diễn đạt cái động tác phản xạ “chợt” kia. Song Vinh không dùng nước mắt nhưng tôi lại thấy được giọt nước mắt của tác giả ngậm ngùi lăn trong bốn câu thơ xem như b́nh dị mà chẳng b́nh dị chút nào:

          Chợt nghe tiếng dế thân thương

          Ngó ra đụng đám mù sương mịt mù

          Đàn bù rầy vẫn h́nh như

          Thay nhau cơng những giọng ru mẹ già”     (SV- Nhà Xưa)

          Nhà thơ Quan Dương c̣n đưa ra nhiều nhận xét thú vị khác, nhưng tôi muốn dành cho những ngón tay của tôi, gơ một số câu thơ  đẹp của Song Vinh, để gởi đến quí bạn:

          “Anh đi thơ thẩn bên thềm / nh́n cây vú sữa đếm thầm một hai / một là, ở lại đây hoài / hai là, đi miết cho dài nhớ nhung…”

          “Hôm đi, gió nổi cơn say / hôm về, gió ở trong tay ta cầm / tặng em đây một nhành bông…”

          “…em đi yểu điệu vô cùng / hai bàn chân khỏa cả vùng gió bay / em đi, tà áo,gót giày / trổ thơm trăm ngọn hoa tay rắc vàng…”

          “ …ta làm thơ từ đó / em yêu thơ từng ngày …/ trong hồn từng mẫu tự / có hương nhau bay đầy…”

          “ …ở đây có những người vô tư quá / sống dửng dưng mà chết cũng vô t́nh / ăn và làm, làm và ăn lẩn quẩn/ chơi măi tṛ cút bắt linh tinh…”

         “…thu giăng mây phố nhỏ / tay nắm tay về chung / lặng yên nghe nhau thở / trên đường t́nh vô cùng..”

          “…tóc em bay mấy mùa sầu gom lại / mắt em buồn lo ngại mẩu tin xa / hôm nay mưa thành phố lạnh hơn nhiều / nghe heo hút đếm từng chiều về muộn…”

 

          Tập Về Dưới Hiên Mưa dày 138 trang, được tŕnh bày bởi họa sĩ Huỳnh Ngọc Diệp do Văn Tuyển in năm 2000. Như đă có trớn, Song Vinh làm thơ nhiều hơn, đều tay hơn và năm 2003 trên tủ sách thơ của người Việt hải ngoại có thêm thi phẩm Hương Mưa của anh.

          Tập Hương Mưa, vẫn có tôi vẽ vời đôi lời bên cạnh những nhận xét của nhà thơ Nguyễn Đông Giang, cây bút nữ  Thảo Nguyên và một ông rất thích màu tím, Thái Thụy Vi. B́a do Hoàng Vi Kha vẽ và tŕnh bày. Những bản nhạc phổ thơ của Phan Ni Tấn, Mai Đức Vinh tăng thêm phần ám áp cho tập thơ.

 

 

          Nhà thơ Nguyễn Đông Giang viết về Hương Mưa của Song Vinh:

          “… Song Vinh qua thi phẩm “Hương Mưa” gồm trên 100 bài thơ là một tích cực vô sống của anh được tích luỹ, chắt chiu bởi một chủ tâm hướng về phục vụ văn học nghệ thuật. Mỗi sáng tác – là mỗi vẻ – linh động, hàm chứa, tỏa ra những cảnh tỉnh, xúc cảm, gói ghém những mảnh đời lưu vong qua nhiều góc cạnh của đời sống tha nhân. Thơ anh không cầu kỳ, hầu hết anh gieo lục bát nhẹ nhàng, tiết điệu tự nhiên như nói chuyện nhưng không thiếu cá biệt.

 

          T́nh người, t́nh quê trong thơ anh không than văn, uẩn khúc, bi thương mà chan chứa, nồng nàn, trong sáng…”

          Nữ sĩ Thảo Nguyên, bút hiệu khác của Quỳnh My, với những ḍng chân t́nh cho người bạn thơ:

          “… Tập Hương Mưa là những gịng thơ lục bát hiền hoà đầy t́nh thân.  Như  món quà gói gọn trong giới hạn ngôn ngữ thi ca…

          Có lẽ  tất cả mọi người biết Song Vinh, đều trở nên quen thuộc với chữ "phố chật" mà anh thường dùng trong ngày, trong thơ, trong trang nhật kư của anh.  Tôi không hỏi v́ sao là phố chật, mà cứ tự nhiên liên tưởng đến một nơi "đi dăm phút đă về chốn cũ".  Ở đó, cánh chim giang hồ đă mỏi, đă dừng, đă chấp nhận làm nơi ở lại, như trong câu thơ ở Hương Mưa. Phố chật nhưng ḷng anh mở rộng, với đất với trời, với hoa với cỏ, với nắng với mưa.  Cuộc sống qua nẻo đi về bên này mà ḷng vương vấn bên kia.  Thời gian đưa làm nỗi nhớ niềm thương trở nên đậm thấm, nhẹ nhàng hơn. Vẫn c̣n đêm trăn trở bên ngày gọi thầm quanh h́nh bóng người thân đă khuất, và khuôn mặt nào ngày đó thật gần. .. nhưng thơ Song Vinh bây giờ, nhớ chỉ để mà nhớ, thương chỉ để mà thương…”

 

          Năm 2004, gia đ́nh Song Vinh qua tham dự buổi ra mắt sách của tôi và nhà văn Song Thao tại Mississauga Canada. Thời gian gặp nhau không nhiều, nhưng anh em chúng tôi rất vui vẻ. Song Vinh vẫn cao lớn hồng hào. Vui vẻ, dễ tính, chịu khó giúp đỡ về kỹ thuật điện toán cho nhiều người là thói quen của Song Vinh. Dĩ nhiên tôi không thể biết hết những đức tính tốt, cũng như ít nhiều khuyết điểm b́nh thường của một người bạn. Nhờ tuổi đời và già ngày tháng trong cuộc chơi, tôi đă đứng ở vai người anh trong việc giao thiệp. Dù gọi trổng: Song Vinh hoặc gọi em, tôi luôn luôn tự xưng là anh trong mọi cuộc gặp gỡ, cứ tự nhiên như  You and Me của người bản xứ vùng Bắc Mỹ, cũng hay.

 

          Song Vinh và gia đ́nh sống tại một thành phố h́nh như  không lớn lắm và cũng không có nhiều người Việt định cư. Ngày ngày đi về trên những con đường quen thuộc, có lẽ đă làm cho anh không được nhiều thoải mái. Anh dành nhiều thời giờ cho không gian điện toán. Trang nhà cũ được đóng cửa để mở ra SongVinh Journal. Khu vực chơi mới này của anh, gồm thơ, đoản văn và nhiều đề mục khác mà anh đặt tên:

         Ở Đây: với các tiểu mục nhạc, thơ, ẩm thực, hằng ngày, nơi chốn, mời xem, linh tinh, đă xuất bản.

          Ở Kho: với bảng lịch tháng để có thể chọn từng ngày vào đọc.

          Ở Đó: với phần nối trang bạn (hiện có chừng 16 địa chỉ được Song Vinh giới thiệu).

          Ở Bên Kia: cũng là phần nối một số trang tại quốc nội.

          Ở Nơi Nhân Gian Không Thể Hiểu: cũng là một phần nối ba bốn trang đặc biệt, trong đó có Talawas (Ta Là Ai?)

          Trong khu đất mới này, Song Vinh gần như không trang hoàng h́nh ảnh nào cả, ngoài cái logo, một bông hoa nhỏ, ở đầu trang, mặt tiền. Sự đơn giản  được áp dụng đến tối đa

          Về sáng tác, Song Vinh vẫn sử dụng đủ mọi thể loại cho thơ mới của ḿnh bên cạnh những bài viết rất có phong thái “tân h́nh thức”, ít ra là trong cách ngắt câu, xuống ḍng. Một đặc điểm tôi thường gặp, cũng như cô Thảo Nguyên đă phát hiện: anh rất thú vị khi dùng h́nh ảnh “phố chật” trong nhiều bài viết. Không gian nơi anh cư ngụ có ảnh hưởng đến suy nghĩ, t́nh cảm của anh chăng ? Tôi lượm ra một ít ví dụ:

          “ chiều lên thành phố chật / tay nghe nỗi buồn vừa / có thêm trong lần mất / từng nỗi Tết đong đưa…”(bài Sót Lại)

           “Mưa / nghiêng giọt ngắn /giọt dài / băo quen phố chật / đón / ngày không tên / hỏi / người người đă / ngủ yên / gốc phong rễ nhớ / vào / miền thiên thu…”(bài Mưa)

          “…chiều cuối năm thả ḿnh vào phố chật / trời tha hương mây lạnh vắt đầy trời / giọt nắng nhỏ chao ḷng đời phiêu bạt/ trái chín mùi tiếc măi tuổi xanh trôi…” (bài Xin Để Ngàn Sau)

          “Chiều lên nḥa phố chật, ta chạy hoài giữa xa lộ thân quen, Thánh Thư ơi hoàng hôn đỏ góc trời, ta vẫn thấy tối đen ngày sắp đến…” (bài Biết Đă Bao Lần)

          “…mưa tháng chín dấu chân em ở lại / chim đă về phố chật buổi sớm mai / anh đăi chúng hạt thóc vàng quê ngoại /cánh chim già chao lệch những đường bay…” (bài Ru Lại T́nh Vơi)

          “…Tháng Mười, phố chật trở ḿnh trong heo may với vài khoảnh đất sót lại được người ta bầy bán đầy những trái bí đỏ.  Buổi chiều trước ngày lễ Halloween trên lối về nh́n những trái bí đủ cỡ cạnh vài người lớn vây quanh là trẻ nhỏ tự dưng chợt nghĩ không biết họ sẽ làm ǵ khi qua ngày sau với những trái bí, quá nhiều của hôm nay, nằm chờ bên lưa thưa người lựa.  Bí ở đây không phải để ăn mà để chơi vài giờ dẫu rằng nằm đó đủ vài ngày rồi vào thùng rác” (bài Ngày Cuối)

          “…Nóng của phố chật vẫn c̣n dẫu che ngang bằng những cơn mưa đến rồi đi vội.  Mùa hè đỏ lửa .. Không có hoa phượng để nh́n, không c̣n chia ly của hè để biên lưu bút, không có mây để t́m lũ mây xây thành, không c̣n ai gần mà níu áo.  Mùa hè đùa dai cứ chơi cái tṛ đi trốn đi t́m bên gịng thời gian bơ phờ kéo tay lừng khừng qua chậm…”(Bài tháng Mười).

          Ngoài cái thú dùng chữ trên, Song Vinh đă viết như thế nào sau Về Dưới Hiên Xưa và Hiên Mưa ? Mời đọc :

         Bài 1 : Thêm Tháng Tư

          “chiều nay có người nh́n mây; phố chật / mây lênh đênh.  Cuộc sống, buộc ràng / mây xôn xao.  Mây tụ đám, dầy / cụm mây nhỏ tách riêng t́m quên lăng

          cũng nỗi xót dật dờ khoé mắt / anh hùng này sao lệ tựa nữ nhi / hay mất đi quư báu một đời / nam hay nữ cũng tựa nhau; khi khóc

          giọt nước mắt đọng, dài đời tị nạn / bao năm đi gỡ lại được chút ǵ / hay chỉ thoáng lạc, đường trước mặt / nhiều ngă tư đèn; đỏ thật lâu

          con đường rộng quanh co về; lối chật /tháng tư này, nhớ măi tháng tư.  Kia /  bao dân đi về những nước mạnh giầu / mà chủng tộc tự chia, năm xẻ bẩy / lũ vô thần ngoác miệng: Vỗ tay, reo

          trong đổ nát xin ngồi/  Chấp nhận / nén hương ḷng cầu nguyện kẻ không may / ngọn nến tắt bên góc pḥng khép cửa / tưởng nhớ người biển cả vùi thây

          ngày mai tới cầu:  Dân giầu.  Nước mạnh / chính thể nào rồi cũng đổ sụp thôi / mong cho mau ngày nước Việt oai hùng / dù tuổi hạc cũng góp phần mún mẳn

          chiều nay có người nh́n;  mây phố chật / tháng tư buồn chỉ được một bài thơ /nghe nôn nao.  Ḷng tủi với đất, trời / châm lửa; đốt.  Gởi thơ vào tro, bụi / chiều nay có người; nh́n mây phố chật” .

          Bài 2:  Quanh Giấc Ngủ Vừa

          “về đây ngày bỗng chật / mưa ướt khoảnh phố chiều / em trên bàn tay mất / chở ấm nỗi nâng niu

          về đây người đă khác / không lạnh vẫn co ro / bước chân quen thói lạc / đi măi vẫn quanh co /

          về đây đời trôi nổi / góp đầy tuổi luân lưu / mưa hoen gịng lệ mới / thèm măi một chốn ngồi /

          về đây ngôi mộ cũ / mùi nhang nến đ́u hiu / tiếng kinh đêm vừa đủ / chùng ḷng khách cô liêu

          về đây ngày mất nghĩa / đêm tha thiết nỗi rời / cuối đời tro bụi lấp / rong rêu mảnh t́nh trôi

          về đây thêm kỷ niệm / rộng răi nỗi muôn trùng / chợt thương đời cửa khép / cây nghiêng lá bao dung /

          về đây b́nh yên trải / rộng răi cuộc tỉnh mê / thân quen lần ngoảnh lại / cho ấm tháng ngày theo” .

          Tôi là người đă ăn ở lâu năm với vần điệu. Không bảo thủ, nhưng nghĩ rằng nếu nhạc cần có các nốt, các dấu thăng, gián…th́ thơ, muốn khác với văn cũng nên có một chút ǵ êm đềm gọi là. Đă có thơ tân h́nh thức, chắc chắn trong tưong lai phải có “thơ tân-tân h́nh thức” hoặc siêu h́nh thức vân vân. Đây là sự tiến hóa tự nhiên. Nhưng loại thơ siêu đẳng này hiện nay, những tác giả thành công khá ít. Thơ Song Vinh hiện nay có lẽ chưa đủ  chân đứng với tân h́nh thức. Bởi thơ anh c̣n dễ bị người đọc nắm bắt được những tâm tư, t́nh cảm của anh. Có lẽ

nhờ cái ưu điểm dễ dàng đi vào tâm thức người đọc, nên thơ Song Vinh đă được một số nhạc sĩ vịn vào, để gieo những đường âm thanh. Và trong thời gian qua, anh và những người bạn viết nhạc Mai Đức Vinh, Phạm Anh Dũng, phát hành được CD Thơm Ngát Đời Sau. Thị trường âm nhạc Việt tại hải ngoại, bề ngoài có vẻ không có nhiều cạnh tranh, tuy nhiên với những nhạc sĩ trẻ, chuyện nhờ ca sĩ nổi tiếng gởi sáng tác ḿnh đến giới thưởng ngoạn là một chuyện rất “tốn tiền” ít ai dám thực hiện. Theo nhận xét của tôi, tại hải ngoại không thiếu những nhạc sĩ mới có tài, và cũng không ít những ca khúc có đủ giá trị nghệ thuật.

          Ngoài hai thi phẩm đă in riêng, Song Vinh c̣m có mặt trong một số tác phẩm, cũng như tuyển tập, có thể kể: Một Phần Tư Thế Kỷ Thi Ca Hải Ngoại (thực hiện tại Pháp), Tuyển tập Văn Học Thời Nay (2004), Gom Những Ḍng Trăng, Một Thoáng Kỷ Niệm,  Ngàn Phương Thơ Tuyển, Cụm Hoa T́nh Yêu ( tập 5 và tập 6)…

 

          Xoay qua quay lại, tính ra đă 15 năm quen biết nhau, một đoạn thời gian, cụ Tiên Điền Nguyễn Du dành cho sự trôi nổi thành thơ của người đẹp Thúy Kiều. Chúng tôi có với nhau không ít kỷ niệm, hoàn toàn vui, nhiều khi rất lẩm cẩm, ngắn gọn:

          -“Không hiểu sao trong bài đánh máy của anh cuối những chữ  i ngắn, khi đánh cách khoảng thành chữ I hoa ?”

          -“ Anh vào Microsoft Word / click Tool / click Auto correct / vào Replace text as you…/ clear check box (bỏ dấu v) / click Ok. Xong”

         - “ Muốn chuyển bài từ trang web xuống trang đánh máy làm sao ?”

         - “ 1 - Copy cho vào Microsoft Word /. Click: Table > Convert > Table To text.

              2 - Check : Paragramg marks / check Convert nested table

            3 - click: Ok . Xong”

           - “ Ngày 7 tháng 5 này, anh, Song Thao, Từ Công Phụng và Hoàng Xuân Sơn có buổi sinh hoạt, tŕnh sách tại Toronto, em qua chơi được không ? Cánh Phan Xuân Sinh Boston có hứa với Song Thao sẽ qua”

          “ …Thích và Vinh con ok cả chứ. Đọc chơi bài mới viết”

          Đại khái mỗi tuần đều có chuyện để email tương tự như thế. Dĩ nhiên đường giây điện thoại cũng được trưng dụng khi có trục trặc kỹ thuật nghiêm trọng hơn, cần Vinh hướng dẫn cụ thể. Tôi xài hệ thống cable của Videotron, nên việc điện đàm không có trở ngại khi đang ở trên mạng (chuyện này lúc này đă rất thông dụng cho nhiều người).

          “Nghề chơi quả lắm công phu” Nhưng cái công phu nhất có lẽ là việc t́m cho được một người đồng điệu, chịu khó và sẵn sàng đỡ một tay khi ḿnh cần. Chúng tôi đă tương kính và đến với nhau như vậy. Nịnh cái vất vả của Vinh, tôi viết:

          “Điện thư qua lại ngày ngày / trang nhà tôi vật bạn quay ṃng ṃng / chịu chơi, chơi chịu song song / dạo quanh thế giới tặng không nụ t́nh”

          Và v́ trong thơ Vinh t́nh thương của anh dành cho người mẹ rất lớn, dựa vào đó, tôi viết tiếp:

          “ Vẫn Về Dưới Hiên Mưa / ngày qua ngày nhớ mẹ / thao thức giọng nôi đưa / tiếng đời đang thỏ thẻ / tâm đă chỉ là hoa / thức xin là giọt nắng / hồn thơm đất tổ xa / lăng du cùng tĩnh lặng”

          Tuy không phải là xướng họa, thù tạc, nhưng Song Vinh cũng góp mặt cùng đám họa sĩ, anh phác họa chân dung tôi bằng mấy câu lục bát tài t́nh:

          “quờ tay

          nắm mớ chữ rời

          quẳng vào trang giấy

          tiếng cười bay xa

          ḍng thơ

          ngơ ngẩn cỏ hoa

          chiều mưa

          hoán đổi ngày già luân lưu”

                                                     (Song Vinh)

          Trong tập Luân Hoán-Một Đời Thơ, Song Vinh bỏ nhiều công gom những đoạn thơ tôi viết tặng nhiều người để bày ra cái “Chỗ Ngồi Của Bằng Hữu” rất thú vị. Trang web Vuông Chiếu của tôi được nhiều người vào thăm, có người không quên gởi cho một lời cảm ơn. Tôi xin được thân mến san sẻ những chân t́nh đến Song Vinh, người bạn trẻ được gặp tại hải ngoại. Dĩ nhiên tôi cũng không quên đa tạ t́nh cảm của Khải Minh, Trần Trung Đạo, Phan Xuân Sinh, Thu Thuyền, Trần Thái Vân…nói chung là nhóm bạn văn thơ Cây Me. T́nh thân.