Trần Hoài Thư

một đời quư sách

Luân Hoán

          Thừa hưởng một cái tên đẹp do cha mẹ đặt cho, Trần Quư Sách chọn cho ḿnh một bút danh thật thi vị: Trần Hoài Thư. Tên gọi như một sợi dây, trói buộc anh dính liền một đời với chữ nghĩa, sách báo. Ra đời tại Đà Lạt vào ngày 16 tháng 12 năm 1942, thất lạc cha ngay khi c̣n quá nhỏ, Trần Hoài Thư theo mẹ đến thành phố biển Nha Trang sống suốt thời thơ ấu rất đỗi cơ cực và hẩm hiu. Thời thơ ấu, anh từng bán hàng rong ở các bến xe ở Nha Trang, và từng đi bộ mỗi ngày khoảng 20 cây số để đi đến trường. Anh học trường Sinh Trung, Nam Tiểu học Nha Trang và cuối cùng là trường Cô Nhi Viện Bết Lê Hem, Ḥn Chồng, trước khi ra Huế gặp lại thân phụ anh từ Bắc di cư vào. Ở Huế, anh theo học tại Quốc Học, Đại Học Huế, rồi trở vào Nam với Đại Học Khoa Học Sài G̣n. Không tốt nghiệp sư phạm, nhưng có duyên với bảng đen, phấn trắng, Trần Hoài Thư trở thành ông thầy dạy trung học và hành nghề tại trường Trần Cao Vân của thị xă Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, trong các niên khóa từ 1964 đến 1966. Năm 1967, theo lệnh động viên, Trần Hoài Thư theo học khóa 24 Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức. Sau khi ra trường, anh chọn về binh chủng tác chiến. Đại đội 405 Thám kích thuộc sư đoàn 22 Bộ Binh, đồn trú tại vùng 2 chiến thuật, đă giữ chân Trần Hoài Thư suốt bốn năm. Hai năm trước khi Việt Nam Cộng Ḥa tan ră, Trần Hoài Thư làm phóng viên chiến trường tại vùng IV chiến thuật.

         Thời gian cận kề giữa biên giới tử sinh, Trần Hoài Thư trúng đạn hai lần. Lần thứ nhất khi có mặt trong cuộc hành quân giải cứu Qui Nhơn trong dịp Tết Mậu Thân. Lần thứ hai, năm 1971, khi dẫn quân tiến chiếm mục tiêu đồi Kỳ Sơn tại B́nh Định. Ngoài Chiến Thương và Anh Dũng Bội Tinh, Trần Hoài Thư đă có cơ hội làm giàu vốn sống của một người lính, của một công dân sống trong giai đoạn tổ quốc bị chia cắt, dân tộc khốn khổ v́ chiến tranh. Vốn sống của anh c̣n có thêm bốn năm “bồi dưỡng”  bởi chính sách “cải tạo” do nhà nước Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam dành cho, dân, quân, cán, chính miền Nam. Có được mảnh bằng của Xă Hội Chủ Nghĩa cấp, Trần Hoài Thư hành nghề bán cà rem dạo một thời gian trước khi vượt biển vào năm 1980.

          Quyết tâm dựng lại cuộc sống mới trên xứ người một cách hoàn hảo, Trần Hoài Thư trở lại nhà trường năm 38 tuổi. Ít năm sau, anh tốt nghiệp Cử nhân Điện toán và Cao học Toán Ứng Dụng tại Đại Học Stevens Institute of Technology. Anh vào làm việc cho công ty điện thoại AT &T với chức vụ Member of Technical Staff về Systems Engineering rồi qua làm Project Leader về ngành tin học cho công ty IBM. Để chóng đạt được những kết quả khả quan này, chị Trần Hoài Thư, nhũ danh Nguyễn Ngọc Yến, một cựu viên chức của Viện Đại học Cần Thơ trước 1975, đă phải lăn xả vào các nghề lao động chân tay, giữ vai tṛ chủ yếu trong kinh tế gia đ́nh. Dĩ nhiên, ngoài giờ học, Trần Hoài Thư cũng dùng sức lực cơ bắp khiêm nhường của ḿnh vào việc kiếm ra tiền đóng góp thêm. Từ những ổ nhà thuê tối tăm trong các khu thiếu an ninh, vợ chồng Trần Hoài Thư đă tiến đến việc mua nhà mới, kiện toàn tổ ấm hạnh phúc. Không phụ ḷng cha mẹ, Trần Quí Thoại đă trở thành một y khoa bác sĩ, có tay nghề, có nhiệm sở vững chắc. Năm 2004 Trần Hoài Thư nghỉ hưu non và chính thức thực hiện giấc mơ làm báo, làm nhà xuất bản với lối in ấn, phát hành theo cung cách riêng của ḿnh.

 

          Tôi gặp Trần Hoài Thư tại quân trường Bộ Binh Thủ Đức, vào năm 1967. Lúc bấy giờ, quân trường đào tạo sĩ quan trừ bị, cho quân lực Việt Nam Cộng Ḥa này, đang khai giảng khóa 24. Một công việc đă từ lâu được thực hiện bên cạnh chức năng huấn luyện của quân trường là sự hiện diện một nguyệt san, tiếp nối từ khóa này đến khóa khác. Nguyệt san Bộ Binh là nơi hội tụ những sinh viên sĩ quan có máu yêu thích thơ văn, ca nhạc, hội họa, điêu khắc... Khóa tôi theo học, qui tụ khá nhiều khuôn mặt đă được biết đến trong một số bộ môn nghệ thuật. Trần Hoài Thư là một trong những người này. Trước khi vào quân trường, anh đă có khá nhiều truyện ngắn được đăng trên các tạp chí Văn, Bách Khoa khởi từ năm 1964.

          Tuy cũng như người bạn đồng khóa, nhà thơ Nguyên Sa, lúc bấy giờ chúng tôi “mới biết” sức nặng của một “khẩu garant”, một “khẩu trung liên bar”…nhưng có lẽ thế hệ chúng tôi, những Lâm Chương, Phạm Văn B́nh, Trần Hoài Thư, Cao Thoại Châu…đă nh́n thấy, đă cảm nhận những điêu tàn, đổ nát của quê hương, những đau xót, tủi nhục của đồng bào, có phần rơ nét và đậm đà hơn ông thi sĩ đàn anh một đôi chút. Chính v́ thế, đề tài của chúng tôi trong giai đoạn khởi đầu, đa số thiếu vắng cái mượt mà lăng mạn của t́nh yêu nam nữ. Riêng trong sáng tác của Trần Hoài Thư,  khuôn mặt chiến tranh, thân phận con người nhược tiểu càng ngày càng nổi bật. Những thao thức (nói theo chữ dùng thời thượng là suy tư cuộc chiến) của đa số tuổi trẻ được anh phơi bày tỉ mỉ, vén khéo. Quân trường Bộ Binh Thủ Đức không chỉ dạy cho Trần Hoài Thư biết cách chỉ huy một trung đội tác chiến, mà đă chính thức rèn luyện anh trở thành một nhà văn quân đội ưu hạng, quí hơn nữa, anh giữ vững ng̣i bút ḿnh, đi gần suốt một đời với màu áo xanh olive.  Có thể nói, anh là một người lính luôn luôn tại ngũ cho đến bây giờ. Cây súng đă không c̣n cần thiết, nhưng cây bút của anh vẫn không hao ṃn ư chí chiến đấu cho một tương lai đất nước an lành hơn.

          Đúng ra, thời ở “KBC Bốn Ngàn Một Trăm” (quân trường Thủ Đức), tôi không có nhiều cơ hội chuyện tṛ với Trần Hoài Thư. Hai chúng tôi ở hai đại đội khác nhau. Doanh trại quân trường nằm trên đồi Tăng Nhơn Phú, cách Chợ Nhỏ chừng 2000 mét. Đây là một khu vực rộng lớn. Pḥng ốc khang trang, dọc ngang những con đường rợp bóng cây xanh, không khác ǵ một thị trấn thu hẹp. Những đại đội đồn trú riêng biệt, cách nhau khá xa. Việc đi lại trong giai đoạn chưa được gắn alpha rất đáng ngại, lớ ngớ rất dễ bị hít đất, nhảy xổm, dù với khóa 24, sự đăi ngộ kỷ luật của khóa đàn anh dành cho đàn em đă giảm thiểu tối đa. Thêm vào những trở ngại này, mỗi chúng tôi có một ít bạn thân riêng. Trần Hoài Thư thường cặp kè với những Lâm Chương, Vương Trùng Dương…Tôi hay la cà cùng Cao Thoại Châu, Phạm Hoàng, Đỗ Toàn…Chúng tôi chỉ có cơ hội gặp nhau trong những buổi sinh hoạt tại văn pḥng Khối Báo Chí. Những buổi hội tụ này khá nhiều, nhất là trong giai đoạn hai. Bên cạnh mục đích thực hiện, cải tiến tờ báo, các sĩ quan chủ trương c̣n muốn tạo cơ hội cho anh em đóng góp bài vở có thêm th́ giờ nghỉ ngơi, trốn bớt tạp dịch ngay trong những “giờ tùy quyền”. Trong ban biên tập, sau khi khóa 23 ra trường, tôi và anh Trần Sơn Hà có nhiệm vụ phụ tá chủ bút. Tôi cũng là người góp ư để chọn thơ đăng trên nguyệt san. Trần Hoài Thư  tiếp nối đàn anh Mê Kung (Phan Nhự Thức sau này) viết đều đặn những trang Nhật Kư Quân Trường. Rất có thể c̣n một vài người góp tay trong mục này, nhưng Trần Hoài Thư là “nỗ lực” chính. Chuyện đi băi, chuyện “bia lên, bia xuống”, chuyện “cơm nhà bàn” , chuyện cơng ghế trên vai đến đại giảng đường,  chuyện ở 301 vân vân và vân vân được Trần Hoài Thư ghi lại, dựng lại dưới văn phong nhẹ nhàng, lôi cuốn. Tôi biết rất nhiều sinh viên sĩ quan rất khoái những bài viết này của Trần Hoài Thư. Ngoài những trang nhật kư, Trần Hoài Thư c̣n đóng góp theo truyện ngắn và thơ. Thể loại sáng tác nào của anh cũng có giá trị nghệ thuật, không mang tính cách tuyên truyền khô khan nhằm phục vụ chế độ.

          Nếu ḷng dạ của tôi dành cho tờ báo của quân trường thiếu tha thiết, th́ ở Trần Hoài Thư khác hẳn. Anh nhiệt t́nh và say mê, trân quí tờ nguyệt san Bộ Binh một cách khó ai sánh được. Sự chân thành, tích cực của anh, ai cũng nh́n ra. Ban chủ biên tờ báo, cuối khóa đă tặng anh một danh hiệu xứng đáng: “Sinh viên sĩ quan báo chí xuất sắc”. Kèm theo phần thưởng tinh thần này là một quà tặng rất thích hợp cho một nhà văn: một cặp bút Pilot mới cáu trong hộp cứng. “Vật nhẹ nhưng t́nh nghĩa nặng” có lẽ đă giúp Trần Hoài Thư nhớ đời về một thời “chín tháng quân trường”.

          Tôi nghĩ, tất cả những ai từng làm thơ, viết văn, và từng là sinh viên Thủ Đức, không ít th́ nhiều  đều có những sáng tác về ngôi trường mẹ của ḿnh, ngay trong thời kỳ đang theo học, hay đă phiêu bạt trong chinh chiến sau này.  Dĩ nhiên, tôi, Cao Thoại Châu, Đynh Hoàng Sa, Lâm Chương, Phùng Kim Chú, Vương Thanh, Thái Tú Hạp, Lê Vĩnh Thọ, Phan Xuân Sinh, Chu Tân… và người bạn thân sau này, Phan Ni Tấn, cũng đă nhờ vào kỷ niệm thời “thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu” để cho góc sáng tác riêng ḿnh thêm phong phú. Nhưng nhắc nhớ về một quân trường vang danh một thời vẫn là tác phẩm của Trần Hoài Thư: Thủ Đức Gọi Ta Về, xuất bản tại Hoa Kỳ năm 2001.

          Với Thủ Đức Gọi Ta Về, Trần Hoài Thư dẫn những cựu sinh viên đầu đă hai màu tóc, trở lại thăm cổng số 1, cổng số 9, khu tiếp tân, những con đường xanh bóng mát, những doanh trại nối liền doanh trại, vũ đ́nh trường, đại giảng đường, những pḥng học, những nhà bàn, những vọng gác, những lối dẫn về băi tập, những sân bắn, những đoạn đường chiến binh, những đường giây tử thần, những giả sơn, cả khu trầm tư suy tưởng 301…Xin được trích đoạn vài khúc t́nh thơm mồ hôi của Trần Hoài Thư:

          “…Ta đang nhớ về Thủ Đức như bạn ta đang nhớ. Có phải đêm qua gió quá dữ để băi bắn rụng đầy lá cao su. Và quân trường những cơn mưa lá ngâu đă rụng xuống doanh trại. Gió lộng như từ tứ phương tụ hội về đồi. Gió mang suốt ngày khắp nơi vang vang lời ca Đường Trường Xa và nhịp đếm Một Hai Ba Bốn. Ô hay, ta gầy c̣m, trên dưới 40 kư, thế mà cũng chịu đựng được sao. Quân trường đổ mồ hôi. Chiến trường bớt đổ máu. Kinh nhật tụng cho giai đoạn một. Tay ta trói gà không chặt mà đ̣i đánh một hai. Hai chân ta đôi khi luống cuống, bước không đúng nhịp mà đ̣i đi diễn hành cuối khoá. Ta tập quay trái, quay phải, quay đằng sau. Chân trái phải xê dịch như thế nào, chân phải phải quay ra làm sao. 90 độ.  Phải ráng tập trung trí óc. Chụm chân lại. Rồi quay 90 độ. Phải ráng nghĩ trong đầu. Khi đi phải bắt đầu bằng chân trái. Ráng mà nhớ. Ta chẳng khác một tên học tṛ lúc nào cũng bị ám ảnh bởi cái roi mây của thầy. Ngày nhỏ, ta tập lính bước một hai, khẩu súng là cuống chuối hay khúc gỗ mang lên vai. Bây giờ, ta cũng vậy. Vẫn là một tṛ chơi bất tận. Nhưng thời nhỏ dại ấy lại quá dễ dàng, cớ sao bây giờ lại quá khó. Bằng chứng là ta bị phạt liên miên.

       Bây giờ, quá xa, quá lâu để mà nhớ về những ngày tháng cũ, nhưng h́nh như bên tai ta vẫn c̣n văng vẳng tiếng hát vang lừng từ một góc trời Tăng Nhơn Phú. Cám ơn nó, bởi v́ nó khiến ḷng ta ấm lại giữa lúc tiếng gọi đ̣ chiều đă dục. Không biết tới chuyến nào sẽ chở đời ta qua bên sông cô tịch. May mà tiếng hát nào như gió băo đánh bạt cái ư nghĩ đen tối bi quan. Ta đă đứng dậy đến bên khung cửa. Dưới ánh điện đường trong một đêm về sáng, ta thấy lại một vũ đ́nh trường, với những ống đạn pháo binh sơn trắng bao quanh, ta thấy lại những đại đội đang xuôi ngược diễn hành. Có khi hai đại đội cùng di chuyển đối đầu nhau, và một bên dậm chân tại chỗ, chờ bên kia vượt qua. Không ai bận tâm lấy ai. Phải nh́n thẳng. Phải ca phải hát. Lính phải hùng. Gió làm lời ca bay bổng trên chín cổng, vang khắp băi đồi. Khi hai chân ta bước nhịp, hai tay ta đánh theo, miệng ta cất lời, th́ bạn ta cũng vậy. Tất cả sẽ tạo nên một tập thể đồng nhất, tiến về phía trước. Trời ơi, cả một rừng cờ sắc áo như thế, khoá này tiếp đến khoá khác, biết bao nhiêu bước chân tập tành để chuẩn bị cho một cuộc lên đường, để rồi, vũ đ́nh trường giờ đây chỉ c̣n lại một băi mồ hoang phế. Tiếng ca hùng tráng ngày ấy đâu rồi. Tiếng hát đă một lần lồng lộng cùng lá cờ giữa sân ngôi trường lính ngày ấy đâu rồi. Cổ họng ta đă một thời gào to cùng tiếng ca lời hát…”

 

          “…Bây giờ ta mới hiểu thế nào là tập thể. Ta biết thế nào là tiểu đội trung đội đại đội. Ta trần truồng như nhộng trong nhà tắm chung. Ta vừa đi một hai như chú lính ṭ te vừa hát bài Lục Quân Việt Nam. Hai tay ta quị xuống, mông ta nằm rạp xuống tuyệt vọng khi ta bị phạt cả trăm lần hít đất nhảy xổm. Ta bị phạt chạy ṿng ṿng quanh sân đại đội, vừa chạy vừa gào. Ta bị đánh thức trong đêm, hoảng hốt cuống cuồng, nghe tứ phương rầm rập bước chân, nghe tiếng c̣i ré lên trong đêm đen tối, để năm phút là phải sẵn sàng tŕnh diện. Để ba lô nón sắt, súng trường, đạn dược được khám xét. Rồi sẽ có kẻ bị phạt dă chiến v́ tội lỡ quên... Trong bóng tối, ta mang kiếng nh́n ta, nh́n bạn bè. Những bóng người mờ mờ ẩn ẩn. Đêm đồi Tăng Nhơn Phú lành lạnh. Cái lạnh khiến ta thèm được nhấp hớp cà phê và đốt thuốc. Nhưng ở đây cái lạnh lại kèm theo cái lo. Lo cán bộ xét khám dây giày ta chưa buộc, cấp số đạn ta mang không đủ, thẻ bài ta bỏ quên... Ta mới sợ những cơn mưa và cái nắng nung người…”

 

         “…Đêm alpha. Nó là một truyền thống. Nó là sự liên hệ giữa đàn anh và đàn em, giữa người sắp sửa giă từ và những người ở lại. Nó cũng là điểm mốc cho người được đi chuyên môn và người ở lại làm lính lội bộ. Nó vang động cả trời đêm Tăng Nhơn Phú với lời hô đứng dậy qú xuống như chuyển rung cả một vũ đ́nh trường. Người đàn anh sẽ gắn alpha cho ta. Và anh sẽ đập vào vai ta để bày tỏ lời chúc mừng trong khi ta chào tay anh không dám động đậy. Rồi anh sẽ từ giă ta, anh đi đâu:

           hăy nắm chặt giây cương này, luân hoán

           ra khỏi nơi này sẽ gặp nghĩa trang

          (T́nh khúc cuối cùng ở K.B.C 4100, thơ Luân Hoán)

          Ta đă quên anh, và anh cũng không bao giờ nhớ ta. Nếu có chỉ là cái bóng. Bóng đổ xuống sân vũ đ́nh trường dưới những ngọn đèn nhiều nến. Ta lại bắt đầu thay anh, và cái bóng ta đă lấp vào bóng anh. Ta cũng nhường lại cho đàn em  những ǵ mà đàn anh ta đă nhường cho ta. Rồi ta lại ra đi. Đi đâu. Ra khỏi nơi này sẽ gặp nghĩa trang. Nghĩa trang quân đội. Với Tiếc Thương của Nguyễn Thanh Thu. Với Viên Đạn Cho Người Yêu Dấu của Luân Hoán. Với một Mậu Thân đại tang cho khóa 24 của ta và khóa 25 đàn em.

          Đêm alpha, ta đang náo nức chờ ngày cuối tuần để về thăm Sài G̣n. Một đoạn đường chiến binh đă qua. Thêm một đoạn đường nữa bắt đầu. Bây giờ mới chính là những bài học vỡ ḷng cho một trung đội trưởng bộ binh. Hỡi em yêu dấu…”

 

          “…Nhờ có Tăng Nhơn Phú, mà ta mới đổ mồ hôi để c̣n có em đem cho ta cơn gió mát. Nhờ có Tăng Nhơn Phú mà em đă t́m đến ta, vào ngày cuối tuần, mang theo những món đồ thăm nuôi rải theo nước thánh. Ta ăn dù chua, cũng thành ngọt, dù cứng cũng thành mềm... Em hỏi ta có cực không, khiến ḷng ta tở mở: Thấm tháp ǵ. Ta bị phạt 50 lần hít đất nhảy xổm v́ tội để giày bẩn, nhưng ta phóng đại bị phạt cả trăm lần... Làm như Thủ đức như một ḷ luyện thép... Rồi em cứ bắt ta kể chuyện quân trường. Em nói là mỗi lần em đọc Nhật Kư Quân trường của ta trên nguyệt san Bộ Binh là mỗi lần em khóc. Em thương các anh sinh viên sĩ quan Thủ Đức quá. Em càng làm ta kiêu hănh. Như vậy mà ông Đại đội trưởng lại cứ phạt ta dài dài. Như vậy mà đám sinh viên sĩ quan cứ nh́n ta nói bóng nói gió: Nguyệt san Bộ Binh không muốn mua cũng phải bị ép mua. Trời ơi, ta đâu có cái thẩm quyền mà nói hờn nói mát như vậy. Ta viết bài, chẳng những không có nhuận bút mà cũng bị trừ lương, 8 đồng một số. Trời ơi. Ta mang mồ hôi của ta của bạn bè để nhỏ lên trang giấy để các em gái hậu phương c̣n yêu tha thiết các người mà. Sao lại trách ta đồng lơa. Sao Đại uư S. cứ ghen tức v́ ta được miễn ngày thứ tư đi băi để lên họp ở Khối Chiến Tranh Chính Trị hay về Hội Quán nh́n em. Tim Đại úy là tim đồng tim sắt, làm sao c̣n biết cái hay của bài thơ Luân Hoán, Nguyên Sa, Cao Thoại Châu, những người thơ cùng khóa của ta?  Sao Đại úy cứ đ́ ta đến tả tơi, tơi tả...chỉ v́ ta  có cái tội là viết báo Bộ Binh?”

                                                                                                          (Trần Hoài Thư - Thủ Đức Gọi Ta Về)

          Đọc xong Thủ Đức Gọi Ta Về, không thể không điện thoại báo tin vui đến các đồng đội cũ. Không thể không ngậm ngùi nhớ lại những người bạn đă sớm chia tay cuộc đời bằng những loại vũ khí của con người chế tạo ra. Trích đoạn dù có cố t́nh tham lam đến mấy cũng không thể không bỏ sót những nụ t́nh xinh xắn khác của một tác phẩm. Mong rằng các bạn ta sẽ t́m đến với đầy đủ nguyên bản của tạp văn Trần Hoài Thư.

          Sự thành danh nhà văn của chàng thanh niên gầy ốm, dong dỏng cao mang tên Trần Quư Sách, không phải khởi đi từ cổng số 1 Quân trường Bộ Binh Thủ Đức. Anh đă khởi hành từ năm 1964, năm trở thành một ông thầy dạy toán tại một miền đất xa lạ. Có thể nhờ khí thiêng của đất đá Tam Kỳ Quảng Nam

mà một người gốc Đà Lạt sớm đánh thức cái tiềm năng sẵn có của ḿnh ? Nguyên nhân, cơ hội nào không c̣n cần thiết, khi sáng tác của Trần Hoài Thư  sớm đứng vững trong sự chọn đăng của báo chí văn học, trong sự chọn đọc của đông đảo bạn đọc. Tạp chí Văn của Sài G̣n đă thực hiện một số đặc biệt, ra ngày 01 tháng 3 năm 1972, nhằm giới thiệu “Sáu Nhà Văn Trẻ” gồm: Trần Hoài Thư, Mang Viên Long, Mường Mán, Định Nguyên, Phan Cung Nghiệp, Phạm Văn Phước. Nhà văn Trần Hoài Thư được nhà văn Mai Thảo, chủ bút tạp chí Văn, ưu ái tán thưởng, nhận xét:

 

          "… Phía tôi nh́n thấy cho Trần Hoài Thư là cái phía của những người trẻ tuổi đặt sống thành suy nghĩ, tự thành trong cô đơn một đời, xuôi chảy thuận ḍng theo đồng hành và thế hệ, nhưng vẫn bảo toàn nghiêm mật được cá nhân ḿnh. V́ biết sống và viết cách nào cũng phải bắt nguồn từ đó."

                                                                                                          Mai Thảo  (Văn số 197 ngày 1-3-1972)

 

          Những đánh giá của Mai Thảo chắc chắn không phải chỉ v́ cảm t́nh. Mà vịn vào giá trị những tác phẩm của Trần Hoài Thư đă phổ biến: Nỗi Bơ Vơ Của Bầy Ngựa Hoang, tập truyện ngắn,  được nhà xuất bản Ư Thức ấn hành năm 1968, Những V́ Sao Vĩnh Biệt, tập truyện ngắn, với b́a Đỗ Quang Em do nhà xuất bản Ư Thức  ấn hành năm 1970. Tập truyện ngắn thứ ba, in liền trong năm sau, 1971, có tên Ngọn Cỏ Ngậm Ngùi do Tiếng Việt xuất bản theo khổ loại sách bỏ túi. Chấm dứt tác phẩm được phát hành trước tháng tư 1975 chừng 2 tháng là tập truyện ngắn Một Nơi Nào Để Nhớ. Lần này, Con Đuông đứng tên xuất bản.

          Cũng như nhà xuất bản Thơ, Ngưỡng Cửa của chúng tôi ở Đà Nẵng, Ư Thức, Con Đuông là những nhà xuất bản ở tỉnh lẻ. Ư Thức lập ra từ Phan Rang và Con Đuông từ Cần Thơ. Gọi là nhà xuất bản cho hữu danh vậy thôi chứ không có cơ sở vật chất nào làm nền móng. Sinh hoạt không đặt ra mục tiêu thương mại. Nhưng Ư Thức, Con Đuông, cũng như Thơ, Ngưỡng Cửa… qui tụ những người chỉ có một cái vốn duy nhất là tấm ḷng. Mọi cố gắng nằm trong tinh thần thuần túy văn học, nghệ thuật. Trần Hoài Thư  dĩ nhiên đóng góp không nhỏ vào sự h́nh thành của hai nhà xuất bản này.

 

          Sau khi đặt chân lên đất Hoa Kỳ, dù đời sống chưa ổn định, Trần Hoài Thư đă nhanh chóng viết lại. Theo thời gian, anh đă cộng tác với các tạp chí: Quê Mẹ (Pháp), Độc Lập (Đức), Dân Quyền (Canada), Sóng (Canada), Làng Văn (Canada), Lửa Việt (Canada), Nắng Mới (Canada), Đi Tới, Nhân Văn (Hoa Kỳ), Văn (Hoa Kỳ), Văn Học (Hoa Kỳ), Đời Mới (Hoa Kỳ), Phụ Nữ Diễn Đàn (Hoa Kỳ), Sóng Văn (Hoa Kỳ), Gió Văn (Hoa Kỳ)… Trả lời phỏng vấn ngắn của Châu Hải Châu trên tạp chí Sóng, số 73 tháng 6 năm 1988, Trần Hoài Thư  bày tỏ một số nhận xét của anh về nền văn học Việt Nam tại hải ngoại, đồng thời cho biết mục đích viết và chọn báo để phổ biến sáng tác của ḿnh:

         “ Tôi ở tại một vùng đất rất vắng hiếm không khí và điều kiện sinh hoạt nghệ thuật. Chỉ biết qua nhờ những tạp chí được gửi về qua bưu điện. Dù vậy, tôi cũng có những cảm nghĩ rất chủ quan sau đây:

          1. Nền văn học hải ngoại rất phong phú bởi sự đóng góp tích cực của những người viết mới và cũ. Năm 1975, khởi đầu cho một ḍng văn học mới. Ḍng văn học chất chứa những bi thảm, chia ĺa, hờn căm, nhục nhằn, phẫn nộ. Ḍng văn học này đang lắng sâu vào con tim của những người c̣n sống trong bóng tối, nhưng đang nổ bùng ở những người may mắn vượt thoát khỏi địa ngục. Tôi đă bàng hoàng khi đọc truyện ngắn của Lê Thị Phi Lai (Bốc Thăm, tạp chí Lửa Việt). Tôi đă xúc động trước những bài thơ của Thường Quán, Nguyễn Mậu Lâm, Bắc Phong, Hồ Công Tâm…và văn của Lê Đại Lăng, Thế Giang… và c̣n biết bao nhiêu người nữa trên các tạp chí văn học hải ngoại. Hơn thế nữa, c̣n có sự đóng góp tích cực của một số nhà văn, nhà thơ cũ, nhất là những người rời nước sau 1975. Họ hiểu rơ hơn bao giờ tại sao họ cần viết. Họ không cần đ̣i hỏi thù lao hay nhuận bút, dù họ vất vả khó khăn hơn ai hết trước cuộc sống mới.

          2. Điều kiện sinh hoạt văn học nghệ thuật bị hạn chế. Miền đất tự do đă tạo những điều kiện  dễ dàng cho ngành báo chí, xuất bản nhưng rất tiếc những điều kiện này lại nằm trong tay một số chủ báo, chủ chợ sở trường về thương mại. Người viết cho tạp chí này đôi khi bị ngộ nhận bởi tạp chí khác v́ những lư do không văn học  nghệ thuật chút nào. Đó là chưa kể người viết bị lợi dụng như qua bài phỏng vấn của nhà thơ Chu Vương Miện trên Nhân Văn mới đây. Báo chí đôi khi trở thành công cụ cho một vài phần tử, dùng để tự do chửi bới, chỉ trích hay để tự đề cao ḿnh hay nhóm của ḿnh.

         Một trở ngại nữa là do điều kiện địa dư, đồng bào hải ngoại sống rải rác khắp thế giới. Có nơi khó khăn lắm mới t́m được một sản phẩm tinh thần của người Việt. Ví dụ người viết cộng tác với tờ Quê Mẹ bên Pháp chẳng hạn; v́ chủ trương của tờ báo là bản thảo không được gởi một lúc cho nhiều tờ báo, th́ làm sao độc giả bên Mỹ, bên Gia Nă Đại vv… có thể t́m đọc truyện thơ của người viết, niềm ấp ủ của người viết là truyền đạt đến đông đảo độc giả như vậy đă có phần bị hạn chế ! Trong cuộc sống vật lộn cùng bill đ̣i nợ này, sự đóng góp là sự hy sinh không nhỏ.

          Dù sao, chúng ta cũng không thể phủ nhận công sức của những người đă dám sống và chết cho văn chương chữ nghĩa. Bởi bên cạnh những tờ báo rao vặt, phát không, c̣n có những tạp chí đứng đắn, chọn lọc. Và những tạp chí này là kết quả của một sự cố gắng phi thường của những người chủ trương. Họ làm việc vất vả trong những hăng “mồ hôi”và thay v́ bỏ tiền để dành trong saving, họ đă bỏ tiền, bỏ sức vào việc nuôi dưỡng tờ báo không  mong “sống hùng sống mạnh” nhưng sống qua ngày.

          (Về chọn nơi đăng bài, ghi chú của LH)…Ở quan điểm và ở chỗ thân t́nh ưu ái. Tôi vốn là người lính, tôi không thể không viết cho một tờ báo nặng chủ trương về ca ngợi người lính bị bỏ quên hay bị bôi nhọ. Đồng đội tôi đă gục xuống, đă đang bị đày ải trong tù ngục. Tôi cần phải có chỗ để viết về họ. Một tờ báo chỉ có giới hạn về địa phương và số độc giả. Tôi ước muốn tất cả những người bỏ nước ra đi này, đọc và hiểu lớp thế hệ sa cơ của tôi. Bội bạc họ là một tội ác.

         … Tôi không có tham vọng trở thành một nhà văn. Tôi chỉ thật sự viết văn khi 20 tuổi và viết tùy hứng. Ngày tôi ở Thám Kích, tôi kê giấy trên g̣ mả, viết dưới ánh trăng, hay trùm poncho viết trong ánh đèn pin quân đội. Đọc lại những bài viết của ḿnh trước đây đôi khi tôi phải lạnh ḿnh. Thú thật tôi không thể ngờ tôi là kẻ sống sót để viết  những ḍng trả lời này. Qua Mỹ, tôi vừa làm, vừa học, vừa viết. Cũng tùy hứng. Tuy nhiên ng̣i bút trở nên thận trọng hơn. Cái kinh nghiệm đớn đau của đất nước là một bài học cho người cầm bút phải không anh ?”

                                                                                                          (Trần Hoài Thư trả lời Châu Hải Châu)

 

          Như  nhiều người nhận định, Trần Hoài Thư măi măi là một nhà văn mặc áo lính trong quân lực Việt Nam Cộng Ḥa. Hơi thở của văn anh hừng hực sự tranh đấu cho sự thật. Chính v́ thế, hơn ai hết, anh không thể im lặng trước sự bôi nhọ người lính Cộng Ḥa của nhà văn Bảo Ninh qua tác phẩm Nỗi Buồn Chiến Tranh. Tác phẩm của ông nhà văn miền Bắc Việt Nam này được đánh giá có giá trị văn học, được dịch ra ngoại ngữ, được đón nhận ở trong và ngoài Việt Nam. Qua đó, nhà văn Bảo Ninh được xem như là một nhà văn lớn. Lớn ngay trong những am hiểu thiếu chính xác của ông. Chúng ta không nên nghi ngờ sự thù hận lẫn ảnh hưởng nhồi sọ khá lâu của nhà văn, khi dựng lên những h́nh ảnh không chân thật. Điều đáng tiếc là có một số người tự cho ḿnh là trí thức, dù chưa hiểu trọng lượng của một khẩu súng, đă vô t́nh làm giảm bớt tài năng và giá trị thật sự của tác giả và tác phẩm bằng những nhận định nghiêng về những ưu điểm, bỏ lơ những khuyết điểm, dù rất trầm trọng như việc hạ nhân cách của kẻ cựu thù. Có lẽ bức xúc về điều này, Trần Hoài Thư đă viết một bài “Đối thoại với nhà văn Bảo Ninh”. Bài viết đầy ba trang, nhưng tôi xin được trích trọn vẹn, từ tác phẩm: Đại Đội Cũ Và Trang Sách Cũ của Trần Hoài Thư do Thư Ấn Quán phát hành năm 2002:

 

          “ Từ lâu, người ta đă chờ đợi những tác phẩm viết về chiến tranh Việt Nam bằng ng̣i bút trung thực, vượt khỏi định kiến, guồng máy, lập trường, từ những nhà văn miền Bắc. Tại sao là miền Bắc? Bởi v́, những người viết của miền Nam ít ra, đă thả dàn biểu lộ hầu hết những ǵ mà họ đă tham dự hay nhân chứng, mà không bị ràng buộc bởi bất cứ một ai, bất cứ một thế lực nào. Chính v́ sự mong mỏi ấy, những tác phẩm của Dương Thu Hương, Trần Mạnh Hảo, Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, vân vân... đă được đón nhận từ trong nước, đến ngoại quốc, và cả người Mỹ lưu tâm về Việt Nam và đă được xem là hiện tượng. Trong số những tác phẩm này, tôi được đọc hai truyện dài: Ly thân của Trần Mạnh Hảo, và Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Tôi xin được góp ư về Nỗi buồn chiến tranh (NBCT) v́ truyện này đă nhắc thường trực về những người lính thám báo VNCH, mà tôi là một thành viên. Hơn nữa NBCT hiện nay là một đề tài thảo luận sôi nổi trên internet, qua những Newsgroups và Usernet. Ngoài ra, truyện đă được dịch sang tiếng Anh (Bao Ninh, The Sorrow of War. Vietnamese original Hanoi, 1991; English translation London: Martin Secker & Warburg, 1993; New York: Pantheon), phổ biến trong các Đại học Mỹ, tác động nhiều trong tâm trí của những người tuổi trẻ hải ngoại không đủ khả năng đọc Việt ngữ. Nguyên bản bằng tiếng Việt đă được in ở Mỹ do Nam Việt xuất bản, Phạm Việt Cường viết tựa, với kết luận như sau:"Nỗi buồn chiến tranh là một thành tựu văn học vô cùng lớn lao, là một tác phẩm sâu sắc nhất về chiến tranh Việt Nam từ trước đến giờ, và chắc chắn sẽ tồn tại lâu dài trong kho tàng văn học Việt Nam".

          Thưa nhà văn Bảo Ninh,

          Trước hết tôi phải cám ơn anh v́ nhờ đọc Nỗi Buồn Chiến Tranh tôi mới hiểu rơ hơn về tâm tư của một thế hệ và giai đoạn mà tôi cũng như anh là những người trong cuộc. Anh viết về sự đổ vỡ và phá sản bi thảm của tuổi trẻ miền Bắc trong cuộc chiến đấu mà chế độ từng nói là cuộc chiến đấu thần thánh chống Mỹ cứu nước. Anh đă kể về những đồi ma chập chùng ở miền cao nguyên nồng nặc tử khí. Lính Mỹ. Lính miền Nam. Lính miền Bắc. Anh viết về những chiếc T54 nghiến trên những người lính Sư đoàn 18. Anh viết về những lưỡi dao găm thọc vào tim máu phụt thành tia ṿi. Anh viết về nỗi tuyệt vọng của những người lính trinh sát qua Kiên, hay của những bè bạn của anh ta, đào ngũ, dao động, hoang mang cùng cực. Anh lại kể về trận đánh ở Ban Mê Thuột vào một trung tâm cảnh sát, cùng những người nữ cảnh sát viên thuộc hàng ngũ miền Nam, và nhất là sự có mặt hầu như ám ảnh suốt truyện về những toán thám báo. Anh đă tả lại một toán thám báo vào mật khu, bắt theo 3 cô gái, hăm hiếp và sau đó giết họ rồi vất xuống sông. Anh nêu đích danh tay chỉ huy là một Trung úy.

 

Nói tóm lại anh đă lột tả trần trụi nỗi kinh hoàng của chiến tranh, không che đậy, giấu giếm. Ngoài ra anh cũng vén cái màn dối trá từ lâu đă bao trùm cả xă hội và tuổi trẻ miền Bắc. Đó là điều hiếm có cho nền văn học trong chế độ xă hội chủ nghĩa.

          Thưa nhà văn Bảo Ninh,

          Tôi đă rưng rưng nước mắt trên những trang giấy về nỗi chán chường cùng cực của một thế hệ bị đẩy vào ḷ nướng, nhưng tôi không thể không phẫn nộ khi anh dùng nỗi buồn chiến tranh ấy để cố ư xuyên tạc bôi nhọ một hàng ngũ thất thế.

          Xin đọc lại đoạn tả một Trung úy thám báo bị phe các anh bắt làm tù binh: "Tên nom to con nhất trong bọn, mắt trái bị báng súng dộng ḷi ra, máu ḥa nước mưa nhuộm đỏ nửa mặt, đưa con mắt lành nh́n Kiên cười khẩy, và khàn khàn nói, nhe hàm răng trắng ởn. - Ba nhỏ đó tŕnh quí anh, tụi này làm thịt cúng hà bá rồi... Mấy nhỏ la khóc quá trời..." (NBCT, trang 51, 52). Rơ ràng anh có một trí óc sáng tạo có một không hai. Anh tốt nghiệp khóa 3 trường viết văn Nguyễn Du mà. Nhưng anh đă không hiểu ǵ về vai tṛ của thám báo. Nhiệm vụ của thám báo là ḍ thám, lấy tin. Trinh sát, viễn thám, thám báo, biệt kích, những danh xưng, dù có khác nhau, nhưng nhiệm vụ là phải tuyệt mật. Chúng tôi chỉ dùng tai và mắt để nghe ngóng và ŕnh ṃ và báo cáo về Bộ Chỉ huy. Toán trưởng thường thường mang cấp bậc Thiếu úy hay Chuẩn úy. Riêng cấp bậc Trung úy chỉ dành cho Trung Đội Trưởng mà cấp số thường trên hai mươi người. Như vậy, không tên lính thám báo nào lại ngu độn đến nỗi xâm nhập vào một mật khu, lại bắt mang theo ba cô chị nuôi, để cho các anh theo dơi bắt lại. Riêng anh cho người chỉ huy là Trung úy, th́ rơ ràng anh có một chủ ư thấy rơ. Cứ tưởng tượng đến một nhóm bảy người dưới sự chỉ huy của một tên Trung úy vào mật khu để bắt ba con mồi, thúc súng đằng sau, hét ḥ, bận bịu để mang ra khỏi rừng, giữa lúc quân chính qui các anh th́ dầy đặc, rơ ràng là một câu chuyện hoang tưởng và xuyên tạc có chủ ư. Trung úy ở hàng ngũ chúng tôi cũng học nhiều trường, từ trường học, đến trường lính. Tối thiểu họ cũng có tú tài. Họ có học thức. Với cấp bậc Trung úy, ít ra họ cũng có kinh nghiệm chiến trường. Họ không ngu độn như vậy đâu. Ngay lời nói của viên Trung úy tù binh kia cũng đủ cho biết cái dối trá, phóng đại. "Ba nhỏ đó tụi này làm thịt cúng hà bá rồi. Mấy nhỏ la khóc quá trời". Nội câu trả lời kia cũng đủ cho thấy cái chủ ư, cái căm thù hằn học, mà chỉ có những cai tù trong trại học tập mới dành cho những con người thất thế. Hễ là thầy giáo th́ phải hăm hiếp nữ sinh. Hễ là sĩ quan tác chiến là phải mổ mật mổ tim nhân dân cách mạng. Th́ ra đầu óc anh vẫn c̣n bị nhồi sọ bởi cái luận điệu tuyên truyền của chế độ. Hay cũng v́ nhờ những đoạn này mà nhà nước đă cho NBCT được xuất bản và được cho phổ biến rộng răi?

          Cái tàn bạo trong cuộc chiến là lẽ dĩ nhiên. Tôi không khẳng định ai ai trong hàng ngũ miền Nam cũng đều là anh hùng quân tử. Tuy nhiên sự tàn bạo ấy anh đă vẽ nên không phải lúc, phải chỗ, không phải vai tṛ, khiến bất cứ người nào đă từng tham dự vào cuộc chiến cũng phải ph́ cười.

          Xin anh hăy công bằng khi viết. Hơn nữa chính anh đă kể về người tù binh thám báo mời lính trinh sát các anh hút thuốc Ruby. Nịnh hay là một bản tính đôn hậu, chân thật, thân ái của những người trẻ tuổi miền Nam chúng tôi?

          Thưa nhà văn Bảo Ninh,

          Trong bất cứ một tập thể nào cũng có kẻ xấu người tốt. Tuy nhiên, tôi xin nói với anh một điều, chúng tôi có học, học từ t́nh yêu thương của Chúa và Phật, chứ không phải học từ Ban Tuyên huấn, từ ông Tố Hữu hay Chế Lan Viên, chỉ biết ngợi ca sắt máu, căm thù người cùng màu da như anh và tôi. Họ c̣n đấu tố cả cha mẹ họ huống hồ đối với những người khác hàng ngũ. Anh đă không can đảm để nói lên sự thật như Trần Mạnh Hảo đă nói trong Ly Thân. Tại sao, sau chiến tranh, một nhà thơ trẻ tài ba - một thương binh cũng nguyên gốc trinh sát là Trần Khuất Nguyên, lại t́m được một người bạn tri kỷ cuối đời là một người thương binh thuộc hàng ngũ chúng tôi? Tại sao anh ta không có một người bạn nào khác trong một tập thể thắng trận là các anh?

          Thứ hai, khi đề cập đến nỗi chán nản cực độ, anh đă cho nhân vật Kiên đi như đi vào chỗ không người, khi đụng trận với thám báo (lại thám báo): "Kiên chẳng buồn khom người xuống, thong thả đi tới, vẻ khinh miệt đầy uể oải.Tên địch hấp tấp bắn. Hắn cuống. Đạn nổ đinh tai. Song cả ba chục viên đạn quạt căng rát kỳ thay không một viên găi vào Kiên. Anh không bắn trả, chỉ c̣n cách con mồi vài bước nữa, vẫn không bắn. Tuồng như anh muốn ban cho tên địch cơ hội sống c̣n: kịp thay băng, nhắm kỹ mà bắn gục anh. Nhưng chính sự chán chường táo tợn của Kiên đă làm xiêu lạc hồn phách hắn. Run bần bật, hắn đánh rơi khẩu tiểu liên. - Đồ cứt đái! Kiên chửi gằn và khinh bỉ siết c̣. (NBCT, trang 31, 32).

          Đúng là nhà văn Bảo Ninh lại mâu thuẫn với chính anh. Trong phần trên, anh đă vẽ nên toán thám báo tung hoành trong mật khu, đằng đằng sát khí, sau khi bị bắt, vẫn lạnh lùng, thách thức, gan dạ, tàn bạo th́ bây giờ anh lại cho những người lính thám báo kia quá tội nghiệp, thỏ đế, con gà nuốt dây thun. Anh dựng nhân vật rất hay nhưng quá giả tạo như kiểu cao bồi cải lương. Có tên lính nào ngu đần khi hắn vào thám báo. Có tên lính nào cách kẻ địch vài buớc (nhắc lại: vài bước) quạt M16 mà sợ đến độ té đái trong quần. Và có tên lính nào vừa đi vừa đếm 30 viên đạn như Kiên. Thưa anh Bảo Ninh, hắn đă tha mạng Kiên đấy. Hắn đă tội nghiệp giùm cho một người tuổi trẻ miền Bắc đấy. Hắn đă tha như tôi và bè bạn tôi đă tha đồng đội các anh. Chúng tôi đă mời họ những điếu thuốc. Chúng tôi đă băng vết thương họ, kêu trực thăng mang họ về bệnh xá. Anh nhớ lại xem, những tù binh phe các anh, sau khi các anh vào, người nào người nấy mập và trắng, tiêu chuẩn đầu người bốn, năm đô la mỗi ngày, và luôn luôn được chiếu cố bởi hội Hồng Thập Tự Quốc tế...

          Vâng, những người lính mà anh rẻ rúng khinh miệt ấy, trong ấy có tôi, họ không hèn đâu. Chính trong NBCT, anh cũng đă thú nhận, năm Mậu Thân, hàng ngũ của anh đă tơi tả, tả tơi, có đơn vị thiệt hại đến 70, 80 phần trăm. Mắt tôi thấy các anh chạy như một lũ chuột thoát thân, mà chẳng cần xin pháo dập theo, hay đuổi tiếp. Ngay cả những người nữ cảnh sát viên (lại phóng đại nữa, trời ạ. Ban Mê Thuột tôi đă từng ở mấy năm, đi t́m nát nước, nào thấy một người nữ cảnh sát viên nào đâu. Nhưng cũng xem là thật đi.) mà anh viết, họ là đàn bà phụ nữ, nhưng họ vẫn chiến đấu đến viên đạn cuối cùng. Chiến đấu bằng súng lục (như anh kể trong truyện) trước quân đội chính qui của các anh. Đàn bà yếu đuối mà c̣n dũng cảm như beo hùm, huống hồ là đám thám báo chúng tôi. Họ tha Kiên chết đấy. Và anh phải thay mặt Kiên để cảm ơn họ mới phải. Đó là lư do tại sao nhà thơ Trần Khuất Nguyên trong Ly thân đă t́m đến người thương binh của hàng ngũ chúng tôi mà kết bạn trong những ngày đen tối nhất của đời ảnh, mà không t́m đến các anh.

        

          Đă hai mươi năm sau chiến tranh, những tên đồ tể buôn bán xương máu tuổi trẻ Việt Nam đă ló dạng trước ánh sáng của lịch sử. Dù kẻ bại dù kẻ thắng, chúng ta cũng vẫn là nạn nhân từ những mỹ từ, nhân danh, mà những chuyên viên xúi giờ đây đang uống sâm nhung để chờ ngày thoi thóp. Lẽ ra chúng ta không nên khơi dậy những thảm kịch của quá khứ, nhất là gây thêm cái khoảng cách giữa những người thuộc hai phe, dù Bắc, dù Nam.

          Tôi cũng viết lai rai, và có trăm ngàn chuyện để viết về mấy năm làm Trung đội trưởng thám kích. Nhưng mỗi lần đặt bút lên là ḷng tôi lại quặn đau. Tôi không dám kể hết về những ǵ mà chiến tranh đă gây nên. Tôi không thể không quằn quại khi khui lại, mở lại những sợi gân đă buộc chặt vết thương. Tôi sợ mang nỗi buồn cho con cháu tôi. Bởi vậy tôi phục anh v́ anh dám mở toác loác cái vết thương. Tôi đă đau từng ḍng anh viết. Tôi yêu văn nồng nàn chất liêu trai của anh. Anh quả là một nhà văn tài hoa chữ nghĩa. Có điều, một nhà văn có tài, không phải là tài ở những chuyện bịa đặt, phóng tác có chủ ư, để lường gạt những người ngây thơ nhẹ dạ, hay không có kinh nghiệm. Ông ta phải biết thành thật, cho chính ông, và độc giả của ông và cả kẻ từng thù địch với ông nữa.

          Xin đừng dùng nỗi buồn mà thóa mạ một cách cố ư những kẻ bị thất thế.”

                                                                                                                                                                (Trần Hoài Thư)

 

         Không rơ những lời ḥa nhă trên của Trần Hoài Thư có đến dưới mắt nhà văn Bảo Ninh hay không ? Một vài trang báo điện toán có cho đi bài viết này, nhà văn Bảo Ninh chắc không thiếu cơ hội để đọc. Sự tự do của một nhà văn dưới một chính thể đang cởi mở về kinh tế, hẳn nhiên đă được cải thiện khả quan. Điều không rơ ông có nh́n ra Trần Hoài Thư cũng là một người cầm bút như ông, hay chỉ thấy người viết bài “đối thoại” là một  cựu thù đă thất thế. Trong một tập thể đông đảo như quân đội, dù phục vụ dưới chính thể nào, có lẽ cũng không thiếu một ít phần tử không được b́nh thường. Nhà văn là người thể hiện những chân thật, tác giả Bảo Ninh một lần nữa phác họa những nhân dạng thù nghịch với chính thể ông phục vụ qua tác phẩm Lan Man Trong Lúc Kẹt Xe, một tác phẩm, mà một bạn đọc quí mến Bảo Ninh, ông  Thinh Không, nhận xét trên trang điện tử Đàn Chim Việt ngày 27-10-2006:

          “…Chuyện đă gượng ép, khó tin mà thêm vào đó, nhiều chi tiết phi lư, mâu thuẫn, phản sự thật một cách lộ liễu. Sau đây là một số ít (trong đầy dẫy) thí dụ.”

          Khi trích dẫn bài “Đối Thoại…” của Trần Hoài Thư, tôi chấp nhận một sự lạc đề hơi xa trong bài viết của ḿnh, cũng chỉ để chứng  minh Trần Hoài Thư luôn luôn là người lính. Sự trích dẫn c̣n có thể gây hiểu lầm, nhưng tôi cảm thấy nhẹ ḷng ra rất nhiều.

          Trần Hoài Thư  tiếp tục viết báo không nhuận bút như hầu hết mọi người, rồi anh in tác phẩm. Sách của anh phát hành tại hải ngoại rất dồi dào: Ra Biển Gọi Thầm, truyện ngắn, 1995, Ban Mê Thuột Ngày Đầu Ngày Cuối, truyện ngắn, 1996, Về Hướng Mặt Trời Lặn, truyện ngắn, 1998, Thơ Trần Hoài Thư, 137 tranh b́a của Huỳnh Minh Chí, giới thiệu bởi Lê Ca Dao, ấn hành năm 1998, Mặc Niệm Chiến Tranh, truyện ngắn, 1999.

 

          Sự tiêu thụ văn hoá phẩm tại hải ngoại mỗi ngày một sút giảm. Số đầu sách tăng, nhưng số lượng mỗi tác phẩm càng giảm, sinh ra chi phí ấn loát cao. Để giới thiệu được sách của ḿnh và của bè bạn thiếu phương tiện, Trần Hoài Thư đă lăn vào làm báo trong tinh thần thủ công, nhưng những trang sách, báo anh thực hiện luôn đạt được chất lượng tốt, nhất là giá trị của từng tác phẩm được giới thiệu. Tờ báo của Trần Hoài Thư thực hiện mang tên Thư Quán Bản Thảo, bắt đầu xuất hiện vào tháng 10 năm 2001. Nhóm chủ trương gồm: Trần Hoài Thư (lo phần kỹ thuật in ấn và sưu tập) Phạm văn Nhàn (đặc trách bài vở), Cao Vị Khanh, Trần Bang Thạch và Trần Q. Thọai (tranh b́a).Báo phổ biến hạn chế trong ṿng thân hữu, phát hành mỗi tam cá nguyệt, nhưng sống c̣n đến hôm nay đă 6 năm và đă lên đến số 26. Bên cạnh tờ báo, Trần Hoài Thư và các bạn anh c̣n chủ trương nhà xuất bản Thư Ấn Quán để in các tác phẩm của bằng hữu. Việc làm vô vị lợi, đầy ư nghĩa của Trần Hoài Thư được đông đảo bạn văn tán dương. Cho đến nay nhà xuất bản của anh đă phát hành được:

 

Về thơ:

 

Cao Vị Khanh (Lệ Từ Nét Ngang), Phạm Ngọc Lư (Đan Tâm), Vũ Hữu Định (tập 1, tập 2),  Nguyễn Bắc Sơn (Chiến Tranh Việt Nam Và Tôi), Hạc Thành Hoa (Một Ḿnh Như Cánh Lá), Linh Phương (Kỷ Vật Cho Em), Khê Kinh Kha (Tỏ T́nh), Lục Bát Hoàng Xuân Sơn, Từ Thế Mộng (Lẽo Đẽo Một Phương Qú), Thơ Nguyễn Tôn Nhan, Thơ Miền Nam Trong Thời Chiến (sưu tập 263 tác giả), Nguyễn Nho Sa Mạc (Vàng Lạnh), Hoài Khanh (Thân Phận, Lục Bát, Em Bé Hoa Hồng và Dế)

 

Về văn:

 

Tuyển Truyện Ư Thức trước 1975, Tuyển Truyện Thời Chiến của Y Uyên, Nguyễn Lệ Uyên (Sông Chảy Về Núi), Mang Viên Long (Biển Của Hai Người), Tuyển tập 18 tác giả miền Nam trong và ngoài nước, Văn cũ (in lại tạp chí Văn số chủ đề Phượng Trong Thành Nội, tuyển tập những cây bút trẻ), Văn cũ (in lại tạp chí Văn chủ đề Thanh Tâm Tuyền), Văn cũ (Đầu xuân Lộc Mới, tuyển tập những cây bút trẻ),  Cao Vị Khanh (Nghề Thầy), Lữ Kiều (Trên Đồi Là Lô Cốt), tập truyện của Nguyên Minh, Phạm văn Nhàn (Vùng Đồi, Màu Thời Gian)

 

Điểm đặc biệt: hầu hết những tác phẩm này chỉ để tặng khi có yêu cầu.

 

          Nhờ có nhà in mà anh từng gọi là "nhà in không giống ai" trong tay, Trần Hoài Thư cho phổ biến thêm một số tác phẩm khác của anh: / Qua Sông Mùa Mận Chín, thơ Trần Hoài Thư, 116 trang, b́a của Lê Triều Điển, ấn hành năm 2000 (tái bản năm 2001) / Đại Đội Cũ, Trang Sách Cũ, tạp văn và truyện, 2000 / Thế Hệ Chiến Tranh, tập truyện, 2000 / Thủ Đức Gọi Ta Về, tạp văn, 144 trang, b́a Trần Hoài Thư,  ấn hành năm 2001/ Phố Xa thơ Trần Hoài Thư, 110 trang, b́a Trần Q. Thoại, ấn hành năm 2001/ Đêm Rừng Tràm, truyện hôm qua và hôm nay, 138 trang, b́a Trần Q. Thoại, ấn hành năm 2002 / Đánh Giặc Ở B́nh Định, tập truyện, 2002/ Hành Tŕnh Của Một Cổ Trắng (truyện, 136 trang), Ô Cửa (tuyển thơ toàn tập, 376 trang).

 

          Với một cơ thể không phương phi, nhưng sức làm việc, sáng tác của Trần Hoài Thư thật đáng nể. Chỉ nghĩ đến việc “một ḿnh một ngựa” trong vấn đề đánh máy, in, đóng, cắt, phát hành…là đủ giật ḿnh, sợ anh rồi.  Trần Hoài Thư viết cả một bài dài, kể về cái thú tiêu thời giờ cho sách báo của anh: Cụ thể, anh sắm 5 chiếc máy nướng và đóng sách, sản xuất từ Canada và Mỹ. Mỗi máy một phút in được một tập. Để tiết kiệm điện và đạt được số lượng in cao hơn, anh tự chế một chiếc máy khác với một chảo nhôm và tấm vỉ nướng thịt, chiếc máy thủ công này thực hiện được 8 tập mỗi phút. Trần Hoài Thư vui vẻ so sánh sản phẩm tự chế của anh với chiếc xe vận tải, phá kỷ lục trong ngành sản xuất phương tiện giao thông vận tải tại Việt Nam đầu thế kỷ 21, do một tác giả tên Nhỏ Thanh giới thiệu trên trang điện tử Talawas cùng bài viết Đợi Hết Thời Thổ Tả (ngày 24-3-2006). Trần Hoài Thư  than thở việc khâu và cắt sách là vất vả nhất. Tôi nghĩ rằng, nhờ ḷng yêu sách, lạc quan với công việc ḿnh chọn, Trần Hoài Thư đă vượt qua những khó khăn, chán nản mà anh chạm mặt mỗi ngày. Có thể trong lúc chân tay làm việc, Trần Hoài Thư đă nghĩ đến thơ, đă làm thơ để có thêm nghị lực. Điều này rất có thể chính xác v́ thời gian sau này Trần Hoài Thư in thơ nhiều hơn. Nhận định về thơ anh, ông Lê Ca Dao viết:

          “ Thơ của Trần Hoài Thư  chính là một phần của đời sống anh. Có thơ của lính, thuở những ngày ở Bồng Sơn, Đèo Cả, Đèo Nhông, An Lăo, Phù Ly…nhưng cũng có thơ của ngày hôm nay, của những ngày anh làm anh học tṛ già tóc bạc , lúc đứa con vào học trường y khoa.

          Thơ Trần Hoài Thư, có lúc làm người đọc nhớ đến thơ Quang Dũng:

           ‘Quán sớm. Cô hàng nhăn nếp lụa / tóc c̣n vướng vít ḷng chiếu chăn/ nước sôi reo ấm gian nhà chật/ bếp lửa hồng gió bạt. Mùa đông

          Gọi cốc cà phê un khói gió/ Mấy thằng râu tóc chụm thanh xuân/. Vách trống, sát vào nhau đỡ lạnh. / Trời ngoài kia, sương phủ mênh mông…’

          Và cũng có lúc cũng làm người yêu thơ nhớ đến Nguyễn Bắc Sơn:

          ‘Mưa lũ, mưa cuồng. Đêm tối bưng/ Nhận lấy ba ngày cơm gạo sấy/ Không buồn chỉ một chút bâng khuâng/ Đời ta là con số không vô tận/ May trên đầu c̣n chiếc mũ rừng/ Mũ nhẹ nên coi đời cũng nhẹ/ Chiến tranh th́ cũng tựa phù vân…’

          Trích đoạn như vậy, để làm nổi bật lên cái đa diện của thơ Trần Hoài Thư. Chứ thực ra, thơ của anh có cái phong thái riêng, qua đó để được thấy cá tính của anh, đời sống của anh….

         …Thơ của Trần Hoài Thư là thi ca của người làm chủ được ngôn ngữ và đă biết cách để nói lên được tâm cảm của ḿnh…”

                                                                                                (Lê Ca Dao, Diễn Đàn Phụ Nữ, trang VHNT)

 

         Để xem ông Lê Ca Dao có quá lời v́ bạn bè hay không, xin đọc ít bài thơ của Trần Hoài Thư:

          Qua Sông Mùa Mận Chín

          “qua sông mùa mận chín/ tháng nắng ngại đường xa/ em ra vườn sau nhà/ hái mời anh chùm mận/ bông mận rơi lấm tấm/ vỏ mận hồng như môi/ Ơi em mắt có đuôi/ má đồng tiền ửng đỏ/ gặp em, người em nhỏ/ nên quên cả đường về/ trái mận nào dậy th́/ anh giữ hoài không cắn”

                                                                                                                     (QSMMC – THT- trang  13, 14)

          Đêm Giao Thừa Nằm Giữ Đường Cho Thẩm Thúy Hằng

          “dẫn một đàn con chiều xuống núi/ giao thừa. không ai nhắc mà đau/ giao thừa hai tiếng đâm tâm năo/ trừ tịch: poncho gạch gối đầu

         một đêm sao lại buồn như mếu/ muốn nổ tan tành cả cơi đêm/ giao thừa giao thừa ta xuống núi/ làm hiệp sĩ mù giữa u minh/

         giao thừa. ai đó mời ta rượu/ một nhấp, mà hồn tê tái ư/ anh bạn, nghe ǵ không tiếng nhạc/ người ta đang nhảy đầm, / dụ vũ xuân

         giao thừa mừng tuổi con heo bịnh/ xin của nhà dân làm cỗ xuân/ trung đội lập bàn thờ giữa mả/ ta khấn âm hồn…bảo bọc đàn con”

                                                                                                                        (QSMMC- THT- trang 25, 26)

         Người Em Kiên Lương

         “em thị thành chăn vịt/ tôi sĩ quan đào trùn/ gặp em ḷng muốn hỏi/ sao miệng đành lặng câm.

          hồ xanh, bèo không thấy/ vịt đói chẳng buồn bơi/ nước hồ như bốc khói/ mây buồn không muốn trôi

          đây phần trùn tôi đào/ hổ,cơm, trâu và đất /đây căn phần người tù/ tôi xin làm tặng vật

          lũ vịt trên hồ xanh/ chen nhau dành mâm cỗ/ em nh́n tôi, ô hay/ cúi đầu đôi má đỏ

          tôi không nghe em nói/ tôi chỉ nghe trái tim/ để đêm nằm biệt giam/ tôi đau v́ hạnh phúc”

                                                                                                                          (Thơ Trần Hoài Thư trang 6)

         Cuối Năm Trong Quán Cà Phê Mỹ

         “ghé lại  Dunkin gọi cốc cà phê/ cô hàng mắt xanh nh́n ra ngoài cửa/ ngày cuối năm bầu trời

thiếp ngủ/ những nhánh cây gầy gượng chở mùa đông

         cô hàng ơi, đôi mắt quá trong/ sao không thấy ḷng tôi quay quắt/ sao không thấy mắt tôi mờ trên chiếc cốc/ nh́n nỗi buồn đặc sệt chưa tan

         vâng người con gái nào cũng mắt tô than/ cũng bí mật như ḷng kim tự tháp/ tôi cũng muốn đùa, con chim xứ tuyết/ ngày cuối năm, em lại buồn so/ bắt tôi tội t́nh ḷng dạ để đâu

          ghé lại Dunkin gọi cốc cà phê/ nhớ bạn, ra ngoài đường đốt thuốc/ một chút cay cay xé nồng con mắt/ như khói mù buổi sớm Việt Nam/ cốc xây chừng để lại Qui Nhơn/ chắc sẽ nguội và đọng thành lệ đá/

          trang giấy nợ ta có lần ghi sổ/c̣n chừa ta một kẻ chạy làng

          th́ xin cô hàng một cốc tang thương/ đời cũng đôi lần bỗng thèm chất đắng/ cũng có khi muốn ḥa nước mắt/ nhấp theo từng hớp nhỏ héo hon/ của một người thua trận lưu vong”

                                                                                                                 (Thơ Trần Hoài Thư trang 103, 104)

          Với chỉ bốn bài trích dẫn trên, đă có thể phản ánh được t́nh yêu, thân phận cuộc đời của một thế hệ thanh niên Việt Nam qua nhiều giai đoạn trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Thơ là sự cô đọng tuyệt vời những tâm thức, những h́nh ảnh. Thơ cũng là nền móng của sự nhớ nhung, hồi tưởng. Giá trị nghệ thuật một phần nằm trong sự chân t́nh và kỹ thuật. Trần Hoài Thư có đầy đủ cả hai nhu cầu này của thơ. Trong mục giới thiệu Sách Mới của hai tạp chí Văn Học và Hợp Lưu, nhà văn Hoàng Mai Đạt giới thiệu thi phẩm Ô Cửa của Trần Hoài Thư:

          “ Trần Hoài Thư là một nhà thơ, người lính. Tuyển tập thơ Ô Cửa gồm 245 bài thơ về một người lính trong Trần Hoài Thư, cho dù đa số những thi phẩm đă được sáng tác ở hải ngoại sau năm 1975, tức là khi phát đạn cuối cùng đă nổ xong. Người lính trong ông không bao giờ mất. Đọc Ô Cửa người ta sẽ thấy điều này từ đầu cho đến cuối tuyển tập.

         Thơ của Trần Hoài Thư buồn, ngậm ngùi như thân phận của kẻ chiến bại. Trong “Thế Hệ Chúng Tôi” ông viết về những người lính trở về sau một cuộc hành quân: “Khi trở lại trong ḷng quán tối / Thuốc vàng tay, và vầng trán đăm chiêu / Thế hệ chúng tôi những đứa đôi mươi / Hồn đă mọc những nụ buồn rất sớm /... Chiếc mũ rừng che nửa mặt âm u / Đôi giày trận bết bê bùn sinh tử.” 

          Người lính nào mà không âm u sau khi chứng kiến cảnh chiến tranh, như trong bài “Trung Đội”: “Con sông chia cắt bờ bi hận / Cột khói c̣n lưu luyến chiến trường / Có ai chạy loạn bơi xuồng kể / Một thước đi, xác ngập thước đường.”

          Tàn cuộc chiến, người lính già đành chấp nhận một thực tại mới ở xứ người. Bài “Thất Nghiệp” đă có những câu sau, không bi hùng mà chỉ bi hài: “Bây giờ ta thất nghiệp / Nàng vẫn đổ mồ hôi / Ngày xưa thê chờ phu / Bây giờ phu chờ vợ / Ngày xưa thê tựa cửa / Ngày nay phu tựa song / Chờ thê về lập công / Giúp rửa giùm chén bát...” Cho dù tiếng súng đă chấm dứt từ lâu, những ngày quân ngũ vẫn theo sát đời Trần Hoài Thư như “chiếc áo nhà binh cũ mèm” mà ông đă viết trong bài “Người Lính Nhỏ” về con nay đă thành nhân: “Hăy chụp giùm tôi tấm h́nh với thằng con / Khi tôi mang chiếc áo nhà binh cũ mèm bạc phếch / Cho con tôi hiểu là trong ḍng máu lính / Gian khổ nào cũng bất chấp vượt qua.”

                                                                                                                                               (Hoàng Mai Đạt)

 

          Trần Hoài Thư đă in 5 thi phẩm, nhưng trong giới cầm bút cũng như độc giả tôn vinh anh là nhà văn hơn là nhà thơ. Đọc văn anh, nhà văn Lương Thư Trung t́m thấy “chất thơ trong văn phong” anh. Ông viết:

         “…Trần Hoài Thư đă viết cho bạn, viết cho người t́nh, viết cho vợ, viết cho con, viết cho những thế hệ trẻ, viết cho người nằm xuống cũng như cho cả người c̣n sống bằng lương tâm của một người lính c̣n may mắn sống sót sau khi khi chiến tranh tàn lụi . Trần Hoài Thư viết mà như tha thiết kêu gào loài người nói chung và lịch sử Việt Nam cận đại nói riêng, hăy trả lại danh dự cho những người lính trận, những lao công đào binh, những thương binh, những anh linh tử sĩ đă hơn một lần hiến dâng đời ḿnh cho quê hương xứ sở. Những tiếng kêu gào ấy không phải là những tiếng la hét đinh tai, nhức óc mà Trần Hoài Thư th́ thầm, nói măi, nói hoài bằng con tim thương yêu người lính một cách chân thật, bằng cả cái hồn thơ của một tâm hồn nghệ sĩ. Tiếng kêu gào ấy có lúc tưởng chừng như nổi giận nhưng cả cái hồn thơ giàu chất lăng mạn, tác giả đă mang lại cho những tác phẩm của ông trở thành một cái nơi chốn ấm êm của những mảnh hồn đồng điệu, của tâm t́nh, của thương xót, của cảm thông, của rộng lượng, của t́nh người ...

          Xin mời bạn thử mở ra bất cứ truyện ngắn nào của Trần Hoài Thư trong số 94 truyên ngắn trong bốn tác phẩm vừa kể, ngoài những mẩu đối thoại, c̣n lại bạn có thể ngắt những câu và rồi xếp lại bằng cách xuống ḍng ở những chỗ đáng xuống ḍng, bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên những đoạn văn xuôi này lại mang vào thân xác nó cái hồn thơ của Trần Hoài Thư tự lúc nào . Để nhận ra cái chất thơ trong văn phong của Trần Hoài Thư, chúng tôi xin nêu ra vài ví dụ. Chẳng hạn, để mở đầu truyện ngắn Băi Chiến, Trần Hoài Thư viết về băi chiến năm xưa qua h́nh bóng trở về của người goá phụ dẫn con kiếm t́m ngôi mộ của chồng, của cha, mà hồn chữ nghĩa của nhà văn đă làm băi chiến năm xưa hoang vắng cũng ngậm ngùi như đang cùng với ḷng người goá phụ hoà nhập vào cảnh vật để mà tưởng vọng, chiêu hồn anh linh tử sĩ đang phảng phất đâu đây "đời đời, kiếp kiếp" :

          "Người thiếu phụ ấy đă trở về chốn cũ,

          Chốn cũ nào đây ?

          Di tích năm xưa như những ngọn cỏ ngậm ngùi ...

          Rừng vẫn ở cuối tầm nh́n,

          Vẫn mênh mông ngàn năm sương và khói ...

          Và cỏ dại vẫn bạt trùng...

          Và đất vẫn đậm đỏ cùng những vũng nước đọng như đời đời kiếp kiếp..."

                                                                                                               (RBGT trang 15)

          Nhà văn Lương Thư Trung tiếp tục dẫn chứng nhiều ví dụ cụ thể khác để đi đến kết luận:

         Tóm lại, người đọc đến với tác phẩm của Trần Hoài Thư ngoài những truyện ngắn của một nhà văn viết về chiến tranh để biết đến thân phận của những người lính trận giữa đạn bom, chinh chiến với những bi thảm, hăi hùng của lằn ranh sống chết của con người trong khói lửa, người đọc c̣n thưởng ngoạn một bút pháp đặc biệt của tác giả nữa . Một bút pháp rất giản dị, không nhằm làm dáng chữ nghĩa, không cầu kỳ gọt giũa mà tự nhiên phát tiết từ tâm hồn nghệ sĩ lăng mạn của ḿnh . Đó là chất thơ trong văn phong Trần Hoài Thư . Có thể nói cái chất thơ trong văn phong của Trần Hoài Thư đă góp phần không nhỏ làm cho tác phẩm của tác giả đến với nhiều người đọc khắp nơi trong ṿng hơn ba mươi năm qua . Và dĩ nhiên, cái văn phong đặc thù này đă cho phép người đọc nhận ra Trần Hoài Thư đă tạo được cho ḿnh một lối viết mới mẻ, độc đáo trong ư hướng làm mới văn chương vậy !”

                                                                                                             (Lương Thư Trung, Ngày 14-8-1999)

       

          Tôi và Trần Hoài Thư gần như không liên lạc với nhau sau khi rời trường Bộ Binh. Nhưng t́nh bạn văn đúng thật là một thứ t́nh đặc biệt. Xa mà vẫn gần. Sơ mà vẫn thân. Chỉ cần gặp một đôi lần, thậm chí chỉ liên lạc qua thư từ đă có thể khó quên nhau. Ngày 10 tháng 02 năm 1986, tôi nhận được thư của Trần Hoài Thư gởi từ Philadelphia, Hoa Kỳ. Chữ Thư viết rất giống nét chữ của nhiều vị bác sĩ viết trên đơn thuốc, khá khó đọc. Thư không dài nhưng đủ để cho tôi có thêm một điểm trao đổi tâm sự. Ngoài những thông tin, t́nh cảm của người bạn cũ, trên mặt giấy c̣n có đôi ḍng thăm hỏi của Mme Trần Hoài Thư, (ghi đúng lại chữ dùng trên thư) thật vô cùng ấm áp. Thời gian tiếp theo sau, chúng tôi liên lạc thư từ khá đều.

         Lúc bấy giờ gia đ́nh Trần Hoài Thư đang ở miền Bắc New Jersey, nơi anh than “hẻo lánh, cô độc, thiếu báo chí đọc…” Anh vẫn nhớ đến những Lâm Chương, Nguyên Sa, Lưu Trung Khảo, Trần Sơn Hà, Phan Nhự Thức… và không quên nhắc đến cây Pilot mà anh được tướng Lâm Quang Thi trao tặng trong quân trường. Trần Hoài Thư vẫn sống bằng rất nhiều kỷ niệm thời ở KBC 4100. Anh vẫn h́nh dung ra tôi: … “gầy ốm, đen đúa bên tay Mê Kung, mặt đỏ gay v́ rượu”. Có lẽ đây là h́nh ảnh Trần Hoài Thư bắt gặp khi tôi đi nhậu ở khu gia binh Thiết Giáp. Nhắc lại thời đă qua để nuôi mộng sinh hoạt cho những ngày sắp tới. Chúng tôi nghĩ đến việc dựng lại vóc dáng tờ nguyệt san Bộ Binh nơi xứ người. Dĩ nhiên sự việc chẳng đi đến đâu. Nhưng ít ra chúng tôi đă khích lệ lẫn nhau sáng tác. Năm 1987, gia đ́nh Trần Hoài Thư đến thăm thành phố Montréal. Tôi cùng Lư đưa đón và hướng dẫn anh chị thăm viếng quê hương thứ hai của chúng tôi. Sự eo hẹp tài chánh đă không thể giúp chúng tôi đưa gia đ́nh anh thăm viếng một số nơi thu hút khách du lịch. Cùng với nhà thơ Lưu Nguyễn, chúng tôi và gia đ́nh Trần Hoài Thư vẫn chỉ loanh quanh trong Jardin Botanique, lên đồi Mont Royal, đếm bước lên nhà thờ Saint Joseph, chạy ṿng các ngă phố rất ư là Sài G̣n: Saint Denis, Sainte Catherine, Côte Des Neiges…Và ngắm những chú ngựa với yên cương sặc sỡ ở khu Vieux Montréal…Chị Nguyễn Ngọc Yến rất thích khu vực cây nhiệt đới trong vườn hoa thành phố. Chị trầm trồ từng nhánh bông. Chị ca ngợi từng dáng lá lạ mắt. Trần Hoài Thư ít khi bày tỏ những cảm nhận, thưởng ngoạn của anh. Đi đâu, đứng đâu, anh cũng đem chuyện thơ văn ra làm đề tài. Tôi gặp lại sự nhiệt t́nh kỳ lạ dành cho văn chương, chữ nghĩa trong người Trần Hoài Thư. Sau chuyến thăm viếng này, thư từ giữa chúng tôi càng đều đặn hơn. Điều đặc biệt là chị Yến viết cho Lư chiếm đa số. Chữ viết của chị Yến rất đẹp, thanh, thẳng vững chăi hơn chữ của ông chồng văn sĩ rất nhiều. Tuy gọi vợ tôi bằng chị theo xă giao, nhưng chị dành cho Lư những thăm hỏi, săn sóc như một người chị. Tuổi đời lẫn kinh nghiệm sống của chị vượt trội hơn Lư một chút. Trong thư, chị vẫn thường bắn tiếng mời chúng tôi sang chơi cùng những hứa hẹn: “…sẽ có dịp đưa anh chị, các cháu tới New York, Philadelphia và vùng New Jersey đầy màu xanh của cây cỏ …”

          Ngày 19 tháng 5 năm 1992, chị Nguyễn Ngọc Yến lái xe đưa anh Trần Hoài Thư sang Montréal tham dự buổi ra mắt tác phẩm Chân Dung Thơ Luân Hoán, mở đầu cho những lần hiện diện của Trần Hoài Thư trong các sinh hoạt ra mắt sách, diễn thuyết của anh em bạn văn Montréal sau này, và lần nào anh chị cũng ghé thăm người bạn chiến sĩ cụt chân cùng một quân trường cũ.

 

          Hạ tuần tháng 7 năm 1993, gia đ́nh chúng tôi cũng đua đ̣i rủ nhau đi tắm biển. Virginia Beach của Đại Tây Dương là băi tắm chúng tôi chọn. Trên lộ tŕnh đường bộ, chúng tôi có dịp ghé thăm gia đ́nh Trần Hoài Thư. Lúc bấy giờ gia đ́nh Thư Yến đă dọn về nhà mới trên đường Coolidge vùng Plainfield tiểu bang New Jersey.  Chúng tôi đến nơi vào buổi chiều, c̣n kịp giờ nhận lời mời của chủ nhà đi dùng cơm tối tại một nhà hàng. Trong cái nao nức gặp lại, anh chị Thư đă vội vă đưa chúng tôi chạy lang thang qua nhiều đường phố, giới thiệu vài nơi đặc biệt của nơi ḿnh định cư. Chị Yến vẫn giữ tay lái như chuyến đi qua Montréal trước đây. Chị cưng ông chồng nhà văn, mang độ cận thị khá cao. Trên đường đi câu chuyện linh tinh rôm rả. Tiếng cười tiếng nói giúp chúng tôi hết mệt mỏi sau mấy ngày ê ẩm ngồi xe. Chị Yến không quên giới thiệu xa lộ Ma rốc và giải thích ngay danh xưng này, khi chúng tôi có thắc mắc. Hóa ra tên gọi này do chính anh chị đặt ra theo thuật nói lái của ngôn ngữ Việt Nam. “Ma Rốc” để gợi cái h́nh ảnh “móc ra” liên tục những đồng tiền kẽm phải bỏ vào nhiều trạm thu trên con đường đang đi qua. Chị Yến c̣n hứng thú rủ ghé thăm một ṣng bài. Nhưng khi nghe khoảng cách và thấy vẻ mệt mỏi của Sách, chúng tôi đề nghị dời lại hôm khác.

          Ngôi nhà của gia đ́nh ba người Thư, Yến, Thoại thuộc dạng nhà riêng, một tầng lầu. Nơi thờ Phật và gia tiên an vị trên này. Đêm chúng tôi có mặt, cả gia đ́nh Trần Hoài Thư đều rút lên ngủ cùng với linh vị ông bà, nhường phần trệt cho gia đ́nh chúng tôi. Sáng hôm sau, theo thói quen, tôi thức dậy sớm, không có ǵ làm, lười đọc báo, tôi loanh quanh quan sát cái ổ hạnh phúc của bạn ḿnh. Pḥng khách lót thảm màu xám tro. Ghế salon mệm nhung dày màu mỡ gà . Bàn nước mặt kính. Sát chỗ tiếp khách, một kệ gỗ khá rộng, vững chắc đỡ chiếc máy tivi màu, 27 inch hiệu Hitachi và cái Vidéo casette recorder Hi Fi Stereo cùng hiệu. Đứng hai bên dàn máy trong cùng bộ kệ bóng màu gỗ này là những tác phẩm của nhiều tác giả khác quốc tịch nhau, được sắp xếp trang trọng. Trên đầu kệ, ngay ngăn chứa sách, một đồng hồ để bàn có một chùm bốn quả lắc đang đong đưa. Kế cận cái đồng hồ đang thở là một lẵng hoa cúc vàng chen hồng đỏ, lá xanh. Hoa giả, không hương nhưng toát ra vẻ tươi mát. Một đĩa sứ h́nh ovale dựng đứng, phơi rơ bản vẽ h́nh người mẹ bồng con. Trên mặt kệ này c̣n có hai lá cờ Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Ḥa, có trụ đàng hoàng, dựng sát nhau, gợi lại t́nh đồng minh một thuở.  Trần Hoài Thư không treo họa phẩm của các họa sĩ Á đông. Anh treo một bức họa phong cảnh khá lớn. Trên một vách hẹp hơn, chân dung Trần Hoài Thư trong áo mũ tốt nghiệp đại học, đứng ôm cháu Trần Quí Thoại thời chưa quá 13.Văn bằng của Trần Hoài Thư cũng được đóng khung treo kề bên. Vách treo ảnh này tôi có đứng chụp chung với bạn tôi một tấm ảnh. Thời này tôi chưa nuôi râu, 52 tuổi nhưng coi bộ rất thanh niên, xấu trai. Trần Hoài Thư tươi cười, tóc thưa thớt, có chiều cao nhưng vẫn thiếu mỡ và thịt. Tôi bắt gặp một bộ ấm trà màu gan gà xinh xắn. Bạn tôi thích cà phê hơn trà kia mà. Có lẽ đây là thú chơi dặm chăng ? Tôi lần ra hiên sau. Mái hiên h́nh chữ nhật khá rộng, đă được rào chắn để trở thành một cái pḥng. Mặt tiếp giáp với khu vườn được chắn bởi tấm mắt cáo lớn, mang h́nh ảnh nhà quê Việt Nam. Khu vườn chỉ rộng vừa đủ thực hiện cái thú của các danh nho Nguyễn Khuyến, Dương Lâm ngày trước. Tôi vui mừng gặp lại cái vơng của một thời xa xưa, được Trần Hoài Thư mắc trong hiên. Tôi ngả lưng lên đó, chống chân đong đưa, mắt nh́n ra vườn. Tôi bắt gặp những bụi cây xanh đang nở hoa. Tôi không phân biệt được tên những loại hoa, chỉ thấy vui vui v́ những màu rực rỡ của chúng. Một cặp sóc tinh nghịch đuổi nhau như muốn làm t́nh. Một con chim rất lạ ghé xuống bồn nước trang trí trong một góc vườn. Từ cánh chim bay, tôi bàng hoàng phát hiện một bụi trúc mảnh khảnh, nhỏ nhoi nhưng đậm đà thân t́nh. Tôi rời vơng, đến nâng niu từng lá trúc. Vóc dáng quân tử của dân tộc tôi đây, tôi tưởng chừng như ḿnh rưng rưng nước mắt. Lư, vợ tôi cũng vừa thức dậy. Cô ra hiên và cũng lại ngả lưng lên vơng. Tôi trở vào hiên, nắm một đầu vơng đẩy. Lư vờ lim dim. Chung quanh im vắng mà tôi nghe ra ca khúc Ngậm Ngùi của Phạm Duy phổ từ thơ Huy Cận. Trong suốt cuộc hành tŕnh rong chơi của tôi, phút giây này có lẽ là linh hiển nhất. Cảm ơn anh chị Trần Hoài Thư, cảm ơn ngôi nhà xinh xinh trên xứ Mỹ, phảng phất nét Việt Nam.

         Tại ngôi nhà của vợ chồng Trần Hoài Thư, tôi c̣n có dịp bâng khuâng, nhớ nhung lại một thời ấu thơ. Điểm gợi nhớ này nằm ở cái mặt tiền. Phía trước ngôi nhà của Thư có một khoảng không gian rộng răi, thông thoáng. Những tấm ván lắp ghép bao bọc vách tường, những máng xối, cả những mái che cửa sổ khá mỹ thuật, được sơn trắng có viền xanh thanh nhă. Tiếp với cửa vào nhà là mái hiên có gắn đèn soi, lan can sắt. Những h́nh ảnh chung chung rất Mỹ này đâu có thể đẩy trí nhớ tôi lùi năm mươi năm, nếu không có cái tổ chim nằm nửa kín nửa hở trong mái hiên. Anh chị Trần Hoài Thư có lẽ cũng thích chim bướm. Cảm ơn anh chị đă không phá đi cái ổ t́nh nhỏ bé này. Những con chim con, không rơ thuộc giống ǵ, nhưng qua tiếng kêu khe khẽ của chúng, tôi đoán ra, chúng đang thời mọc lông cánh. Thư cũng kể cho tôi nghe về tổ chim này. Theo anh đă có mấy lứa “ra ràng” bay vào cuộc đời. Nh́n tổ chim ở nhà Trần Hoài Thư, tôi không thể không bức rức v́ đă một lần phá nát một gia đ́nh bồ câu. Lần đó, chỉ mới qua vài ba năm.

         Sau khu nhà tôi ở trên đường Barclay, Montréal có nhiều cây cao, bóng mát, ngăn cách giữa khu chung cư  tôi ở với dăy nhà của người Do Thái. Trong đám cây có khá nhiều loại chim và sóc sinh sống. Tôi bắt gặp chào hỏi, nuôi ăn chúng mỗi ngày. Những loại chim tôi nuôi, như yến, manh manh, yến phụng…thỉnh thoàng tôi cũng đưa chúng ra hiên sau cho tắm nắng. Hiên không rộng và có cầu thang xuống sous sol, pḥng giặt chung. Trong gần một tuần lễ, tôi bắt gặp một cặp bồ câu thường ghé qua hàng chấn song mái hiên ḿnh, nghiêng đầu, ngó chỗ này, nh́n nơi kia ngẫm nghĩ.  Có chút ít kinh nghiệm nuôi chim, tôi biết ngay đôi chim đang t́m ổ đẻ. Tôi ra nh́n trần hiên, vách tường. Không chọn được điểm nào thích hợp. Cuối cùng tôi quyết định phỉnh Lư đi mua một cái kệ sắt, gồm năm ngăn, không vách, loại kệ thường dùng ở garage để đựng phụ tùng linh tinh. Lư tin tôi dùng nó trong việc để những vật dụng ít khi xài tới mà không sợ hư hỏng, cùng những hộp nhựa đựng kẹp phơi áo quần. Kệ sơn xám, tuy bằng sắt nhưng khá nhẹ nhàng, tôi kê ngay ra hiên và cũng t́m ngay một thùng carton lớn vừa phải để làm tổ chim. Tôi dùng vài chiếc áo vải mỏng của vợ tôi lâu ngày không mặc, cắt ra thành sợi, lót thay những cọng rơm. Tôi cũng t́m thêm một ít lá cỏ khô, và bứt một ít cọng chổi để lót chung. Tôi đặt tổ trên đầu kệ sắt, sát vách tường, cẩn thận cột giây thép và ngụy trang vài cục đá ở ba mặt cho có vẻ tự nhiên. Vẫn mát tay như lót ổ chim nuôi, đôi bồ câu chỉ mấy giờ sau là ghé lên thăm viếng, rồi rủ nhau sửa sang lại chút đỉnh. Tôi đặt máy Handycam vidéo 8 sony để theo dơi. Dĩ nhiên Lư đă biết ư đồ của tôi nhưng rất vui vẻ hưởng ứng. Tổ ấm này sau đó trở thành chỗ cư ngụ của gia đ́nh cặp chim đến mấy năm. Nhiều lứa chim con ra đời. Đôi chim cha mẹ đă khá dạn dĩ. Vào một ngày mùa nắng, tôi bắc ghế quan sát, nhận thấy tổ chim đă bị hư hỏng nhiều v́ tuyết, mưa tạt vào. Tôi  dọn vệ sinh. Lúc dọn không vấn đề ǵ xảy ra, nhưng khi vào nhà rửa tay, tôi phát hiện trên da thịt, mặt mũi ḿnh bám đầy những con mạt bé li ti (một loại bọ nhỏ ở lông vũ hoặc rơm rạ). Ngứa ngáy bắt đầu. Tôi tắm liên tục vẫn không thấy hết. Những ngày tiếp theo, Lư ra hiên phơi áo quần cũng bị những con mạt tấn công v́ đă động ổ. Lư cằn nhằn mấy hôm dẫn đến việc tôi ngậm ngùi giỡ đi ổ chim, đưa tạm ổ trứng chưa nở ra một cành cây thấp. Đôi chim câu lui tới cả tuần trên đầu kệ sắt, ngơ ngác, bàng hoàng. Để dẹp hy vọng của chúng, tôi dẹp luôn cái kệ, và kéo màn cửa sau đến mấy ngày, khi tôi xuống bếp.

          Qua một đêm ngủ lấy hơi, chúng tôi được vợ chồng Trần Hoài Thư lái xe theo đến thủ đô thế giới, thành phố New York. Đây là lần đầu tiên chúng tôi đến thành phố lớn nhất trên mặt đất này. Thăm và chụp ảnh nhiều nơi tại khu phố Manhattan, trung tâm mậu dịch quốc tế World Trade Center New York…và khu phố Tàu. Anh chị Trần Hoài Thư hướng dẫn và giải thích cho cho tôi nhiều điều hiện diện tại Nữu Ước. Điểm đến tiếp theo của chúng tôi là thành phố Baltimore để thăm nhạc sĩ Vĩnh Điện. Sau một đêm tâm sự, tác giả ca khúc Vết Thương Sỏi Đá đưa chúng tôi qua thăm thủ đô Hoa Kỳ, Rồi từ Washington chúng tôi đến thành phố Burke của Virginia để thăm gia đ́nh họa sĩ Đinh Cường. Tại đây chúng tôi t́nh cờ được tháp tùng nhà văn Nguyễn Thị Hoàng Bắc, kư giả Bùi Bảo Trúc tham dự chớp nhoáng  một buổi ra mắt sách, trước khi đi đêm xuống vùng biển Virginia Beach. Trên đường về chúng tôi ghé ṣng bạc Atlantic, rồi lang thang qua một số thị trấn khác dọc theo xa lộ trước khi về nơi có tổ chim bồ câu đă bi tháo bỏ.

        

          Liên tiếp hai mùa hè kế chúng tôi thăm các sở thú, mùa hè năm 1995, chúng tôi đến băi biển Wildwood Beach và trên đường về, chúng tôi ghé qua đêm tại nhà anh chị Trần Hoài Thư lần thứ hai. Giao t́nh tốt đẹp giữa chúng tôi suưt bị phá hỏng bởi chuyện ra mắt sách.

         Năm 1996 Trần Hoài Thư phát hành cuốn truyện Ra Biển Gọi Thầm. Tuy không đề nghị, nhưng nếu có người tổ chức sách ra mắt tại Montréal Trần Hoài Thư sẽ rất vui. Điều đáng tiếc là các bạn văn Montréal gần như đuối sức sau buổi ra mắt tập thơ của anh Tô Thùy Yên, nên đành phải lặng lẽ trước tác phẩm mới của một người bạn đầy chân t́nh với Montréal. Cá nhân tôi, ngoài cái tên đứng ké với anh em trong những lần tổ chức, không làm nên tṛ trống ǵ. Tôi tự thẹn với Trần Hoài Thư v́ những buổi ra mắt sách cho Thụy Khanh, Nguyễn Văn Ba, Nguyễn Tấn Hưng, Du Tử Lê, Dương Kiền, Mai Kim Ngọc…Rất may, Trần Hoài Thư được một người bạn khác đề nghị, dùng pḥng khách của anh ta để ra mắt sách. Buổi Trần Hoài Thư kư sách tặng bạn bè, bạn đọc đó nhằm  vào đêm 29 tháng 6 năm 1996. Buồn và có quan hệ không mấy tốt với người bạn tổ chức cho Thư, tôi đă không có mặt trong buổi sinh hoạt ấy. Nhưng với sự bao dung, anh chị Trần Hoài Thư vẫn vượt hàng trăm cây số để đến với gia đ́nh chúng tôi trong cuộc vui nhân ngày vu qui của cô con gái Lê Ngọc Thạch Bích, hôm 15-7-1996.

 

          Chúng tôi vẫn thường xuyên thăm hỏi nhau qua điện thoại, rồi điện thư. Trần Hoài Thư trở nên bận rộn suốt ngày v́ vừa sáng tác vừa làm báo, in sách. Tôi có cảm tưởng như anh ăn ngủ cùng sách báo, mực in, máy nướng, máy cắt trong từng giây phút. Trong thời gian này, tôi cũng ham chơi internet nên chẳng đóng góp được ǵ cùng công việc đầy ư nghĩa của anh. Gần đây nhất, qua nhà thơ Uyên Hà, họa sĩ Nguyễn Nho Châu, em trai nhà thơ Nguyễn Nho Sa Mạc có cho phép tôi in thi phẩm Vàng Lạnh, gia tài của Nguyễn Nho Sa Mạc để lại. Đây là cơ hội ngàn vàng để tạ t́nh một người bạn thân mệnh yểu, nhưng v́ nhiều điều kiện trở ngại, tôi đành bán cái cho anh Trần Hoài Thư cùng cơ sở Thư Ấn Quán của anh lo. Không ngờ, chỉ trong một thời gian rất ngắn, Trần Hoài Thư đă hoàn thành dự định thật tốt đẹp, kịp thời điểm phát hành trong ngày giỗ lần 43 của Bửu, bạn tôi. Sự thành công trong chủ trương làm giàu Tủ Sách Di Sản Văn Chương Miền Nam của Trần Hoài Thư  quả thật phụ thuộc vào tấm ḷng yêu chữ nghĩa, yêu văn học nghệ thuật của anh.

          Ngồi ghi lại những ḍng kỷ niệm này, tôi như thấy ngay trên phím chữ trước mặt, h́nh dáng một người bạn biết nói, biết nghe, vừa phải chững chạc. Có nhiệt t́nh, có trầm tư chín chắn trong mỗi một sinh hoạt. Trần Hoài Thư không bốc đồng, ba phải như tôi. Có thể ảnh hưởng môn toán anh từng theo học, nên anh có những tính toán rất hợp lư. Là một sĩ quan chỉ huy đám khinh binh, nên anh khéo sắp xếp những vị trí công tác, và điều hành trôi chảy. Tôi suy ra điều này khi nh́n vào sự thành công nhịp nhàng của tờ báo Thư Quán Bản Thảo và cơ sở xuất bản Thư Ấn Quấn mỗi ngày một phát triển, nhận được sự tin cậy từ các bạn văn trong và ngoài Việt Nam. Thư Quán Bản Thảo, Thư Ấn Ấn Quán, tên gọi nào cũng ấm cái h́nh ảnh của Sách, của Trần Hoài Thư. Một người như vậy dễ ǵ suốt đời không biết quí sách ?

          Tôi đă vài lần viết tặng Trần Hoài Thư đôi câu thơ. Dù vẫn không như ư, cũng xin chép lại ở đây, như một tài liệu:         

         “Kéo quân qua quất bạn hiền/ xa lộ “ma rốc” đêm nghiêng ngả cười/ đời vui nhờ cảm biết vui/ cảm ơn trời đất nuôi người thành tâm”

          “Thân khô ngay từ thuở/ Thủ Đức Gọi Ta Về/ tha thiết t́nh sông núi/ nuôi thơm lời nguyện thề/ trên từng vuông trang chữ/ mặt trận vẫn cận kề/ chẳng phải v́ hiếu chiến/ phải chăng hận xa quê ?”

          “ nắng sót một chùm trên tóc khô/ mà thơm nguyên cả thuở giang hồ/ dang tay ôm lại t́nh huynh đệ/ quí sách, nằm quên nghĩ đến thơ…”

          “ông thầy mỏng mảnh như lau sậy/ khói lửa oằn thêm sức bật thôi/ đôi vết sẹo cuồng thêm thắm mặn/ gánh văn đi dạo dọc theo đời/ sau lưng thấp thoáng nàng Thị Lộ/ thương chàng Quư Sách ghé vai thơm”

Luân Hoán        

22-01-2007