Phan Xuân Sinh

hết đứng lại bơi, đời đổ trên ḍng nước

Luân Hoán  

          Không rơ đoàn quân Grippe rời tuyến xuất phát từ lúc nào mà rạng sáng ngày mùng một năm Đinh Hợi (2007) đă khai hỏa, tiến công thật mạnh mẽ vào cơ thể tôi. Cuộc tổng nổi dậy của địch quân vào mùa xuân này quả thật có tạo cho tôi chút bất ngờ. Bởi trước đây vài tuần lễ tôi đă tảo trừ vài trận đánh lẻ tẻ của chúng. Thiếu đề pḥng, mất cảnh giác, hơi chủ quan xem thường thế lực của địch, nên tôi nhận hậu quả tương đối nặng nề. Một số yếu điểm mau chóng bị địch quân khống chế như cổ họng, hai cánh mũi...Ảnh hưởng từ những đợt pháo-hắt-hơi, bộ tổng tham mưu cứ hâm hấp nóng từ hai chân mày trở lên. Tôn trọng tục lệ kiêng cữ của ba ngày Tết, không đi đạp đất pḥng mạch trong ngày mùng Một, tôi tạm thời điều động chủ lực quân Tylenol Extra Fort chống đỡ, và không quên tăng cường Jus d’orange 100% Pur yểm trợ. Theo kế hoạch của Ban Ba, đội binh Tổng trừ bị Zithromax sẽ được  tung vào mặt trận nếu sau ba ngày cuộc tổng nổi dậy của địch quân chưa được hóa giải. Trong lúc thế trận c̣n nghiêng về phe địch, đúng vào thời khắc bàn giao giữa hai anh mùng Một, mùng Hai, cơ thể tôi nhận thêm một cuộc tấn công mới của một kẻ thù truyền kiếp, từ 38 năm nay. Kẻ thù này không có tên gọi chính xác, tạm dùng trạng thái để gọi nó là douleur. Bọn tiểu yêu này đă lợi dụng sự thay đổi thời tiết, từ ba độ âm xuống hai mươi mốt độ âm mà đánh phá. Rất may lần này, phát hiện kịp thời nên những khinh binh Advil tôi điều động, nhanh chóng loại địch quân ra khỏi ṿng chiến. Trong những giờ giao tranh c̣n xảy ra, dở khóc, dở cười, hận đời, giận trời, tôi thường nhớ đến những người huynh đệ chi binh một thời đă cùng một cảnh ngộ và có sự quen biết với ḿnh. Đàn anh Tôn Thất Chân Tu và cậu em Phan Xuân Sinh, do đó cứ chờn vờn trong đầu.

          Tôn Thất Chân Tu là tên thật của nhà thơ Chu Tân. Anh đă nói lái tên cha mẹ chọn cho ḿnh làm bút hiệu. Song thân nhà thơ đă lỗi hẹn với Đức Thích Ca, nên đành mang tâm nguyện của ḿnh ủy thác cho người con trai ? Ông Bà muốn con ḿnh trở thành một đấng chân tu ? Từ “tu” h́nh như c̣n có nghĩa là cắt bỏ. Nếu đúng, đây có phải điềm báo trước tương lai cho ông nhà thơ, khóa 23 Sĩ quan trừ bị Thủ Đức. Chu Tân hiện c̣n ở quê nhà, tại An Hải, Đà Nẵng, và dù c̣n một chân, anh cũng trở thành một tài xế xe thồ chuyên nghiệp từ mấy mươi năm nay, quên hẳn cái nghề “bán cháo phổi” có văn bằng.

 

          Phan Xuân Sinh, so sánh vốn sống,  quả đúng là cậu em của Chu Tân và tôi. Anh nhỏ hơn tôi bảy tuổi, ra đời ngày 02 tháng giêng năm 1948 tại xóm Nại Hiên Tây, thành phố Đà Nẵng. V́ anh là một sĩ quan Ngụy, nên lư lịch, dù không khai đủ ba đời theo chính quyền địa phương sau ngày 29 tháng 3 năm 1975, tưởng cũng nên rơ ràng thêm chút nữa:

          Phan Xuân Sinh con ông Phan Xuân Tân và bà Ngô Thị Hường. Cuối năm 1948, thân mẫu Phan Xuân Sinh qua đời lúc anh vừa được mười một tháng tuổi. Ngay vào thời điểm đáng buồn đó, cha anh phải vào tù v́ hoạt động chống Pháp. Thiếu mẹ lẫn cha, anh được bên ngoại dưỡng dục một thời gian rồi giao về bên nội tiếp tục chăm sóc. Phan Xuân Sinh lớn lên từ cái xóm có cái Giếng Bộng, từng nổi tiếng một thời của thành phố Đà Nẵng. Anh kể về vạt đất ấu thơ của ḿnh:

          “Tôi không biết cái làng Nại Hiên Tây có tự bao giờ. Hồi tôi c̣n nhỏ làng này c̣n thưa thớt dân chúng, phía trong có lũy tre, bờ ruộng. Trong ngơ vào nhà tôi hàng tre mát rượi, rắn rít thỉnh thoảng ḅ qua lại trên đường (người ngoài tôi thường gọi là đường kiệt). Nhà trong hẻm cũng chẳng có bao nhiêu cái. Phần đông nhà tranh vách đất, tối thắp những ngọn đèn dầu lù mù. Riêng nhà tôi là một trong những ngôi nhà ngói hiếm hoi trong con hẻm. Nhà này của ông nội tôi xây dựng từ lâu lắm mà nay trở thành nhà thờ của ḍng họ tôi ở Đà Nẵng”

          Như vậy, Phan Xuân Sinh thuộc gia tộc khá giả, không biết đă đủ để ghép vào thành phần ác ôn địa chủ chưa ? Năm Phan Xuân Sinh lên 5, bố anh ra tù, mở trường tư thục, đón anh về dựa hơi nhau. Ở vào cái tuổi 30, bố anh đành phải quên cô vợ chỉ hưởng dương 22 mùa xuân, để bước đi thêm một bước nữa. Người đàn bà tên Thanh đă đem đến cho Phan Xuân Sinh sự yêu thương chăm sóc của người mẹ. Từ nguồn t́nh cảm gia đ́nh, Phan Xuân Sinh theo thời gian đi qua các bậc tiểu học, trung học tại Đà Nẵng một cách b́nh thường. Mái trường Sao Mai là nơi cho Phan Xuân Sinh những kiến thức căn bản của học vấn cũng như những t́nh cảm kỳ diệu, tinh khiết giữa nam nữ. Cũng tại ngôi trường này, Phan Xuân Sinh làm thơ siêng tay hơn trong những năm Đệ tam, Đệ nhị. Dù vậy, kết quả gởi đến báo chí vẫn chưa có ǵ tiến triển. Nếu thời tiểu học (lớp nhất) anh đă có một bài trên báo Tuổi Xanh, th́ thời trung học vẫn chỉ con số một đến với anh, sau rất nhiều lần gởi cho Phổ Thông của thi sĩ Nguyễn Vỹ. Ngán ngẫm cái kết quả mỏng mảnh, Phan Xuân Sinh tự ngừng cuộc chơi. Ấy vậy, anh vẫn không nỡ bỏ nàng thơ. Buồn tay, anh “thỉnh thoảng cũng táy máy làm vài bài chơi, nhưng cất kỹ trong hộc tủ, không dám cho ai đọc kể cả người yêu của ḿnh. Bạn bè th́ Nguyễn Nho Nhượn, Vũ Đức Sao Biển, Lê Văn Trung, Hạ Đ́nh Thao,Uyên Hà vv... người nào cũng có bài đăng trên những tờ báo lớn ở Sài G̣n, v́ thế lại càng không dám gửi sợ chúng cười. Trong mục ‘bài nhận được’ th́ có, mà bài đăng chờ dài cổ vẫn không thấy”.

          Một điều khá ngộ, có thể xem đây là cái duyên của thi ca đă níu kéo Phan Xuân Sinh. Tuy không mát tay với báo chí, Phan Xuân Sinh cũng đă từng được giải nh́ cuộc thi thơ do Ty Thông Tin Đà Nẵng tổ chức, năm anh c̣n ngồi trong lớp Đệ ngũ. Giải thưởng năm đó không có giải nhất. Đây không phải là kết quả cho giấc mơ làm thi sĩ của Phan Xuân Sinh. Và rồi anh ôm hoài băo vào quân trường Bộ Binh Thủ Đức. Vừa học làm chỉ huy vừa làm thơ đăng báo Chiến Sĩ Cộng Ḥa. Tôi nghĩ rằng nội dung thơ Phan Xuân Sinh trong giai đoạn này dù lấy bối cảnh chiến tranh với các nguyên liệu súng đạn, lẫn máu thịt, thơ anh vẫn lộng lẫy h́nh ảnh những người nữ đă có cơ hội ghé qua đời anh. Những người nữ này h́nh như không ít.

          Thừa hưởng cái nhan sắc của người cha, Phan Xuân Sinh thanh xuân khôi ngô ở nét mặt, hùng dũng ở vóc dáng. Hai chữ “đẹp trai” anh dành được thật xứng đáng. Tôi vốn có phần rộng lượng, người nào ḿnh để ư, ao ước, nhớ nhung đă có thể liệt vào đội ngũ người yêu rồi. Ḿnh yêu người là căn bản, người yêu lại ḿnh, càng thêm hoàn hảo, nhưng người chẳng yêu ḿnh cũng chả sao. Chính v́ thế “người tôi yêu ở tứ tung”. Dùng quan niệm này với Phan Xuân Sinh, th́ nhà thơ có người yêu đầu đời từ quê nội. Cuộc t́nh đến nhân chuyến anh về quê nghỉ hè. 

          Quê nội anh nằm bên bờ sông Thu Bồn. Con bé Hạnh lên lớp ba, đă nghe lời mẹ thôi học, chấm dứt việc đến trường lo việc làm nông. Tuy không trống nhiều th́ giờ, nhưng “... Đi chơi đâu Hạnh cũng lè kè theo tôi. Mỗi buổi chiều, tôi và Hạnh hay ra ngồi ngoài bờ ruộng nh́n mấy đứa chăn trâu thả diều...”. Sự khắng khít của các cô cậu ở nông thôn có đủ thơ mộng, lăng mạn, một đôi khi c̣n nhanh chóng tiến xa hơn. G̣ mả, miếu, đ́nh, cây rơm, mương nước... tuy chưa được gọi là “băi đáp”, nhưng cũng là những địa điểm có thể nắm tay, đặt đôi chân trần lên nhau... Con bé Hạnh này đă từng bị mẹ cho ăn đ̣n roi tre, từng kéo quần phơi mông cho Phan Xuân Sinh xem những lằn roi tím đỏ. Và cũng từng cùng Phan Xuân Sinh tắm trong một ḍng sông, trong một máng xối nước mưa với đôi tay bụm hờ, để rồi “... ấp a ấp úng nói không mạch lạc” vào những năm sau khi gặp lại. Kịch tính của cuộc t́nh c̣n tiếp tục bởi những chia xa rồi hạnh ngộ trong hoàn cảnh mỗi người một phía của cuộc chiến. Kết quả tất yếu dẫn đến “Hạnh c̣n lại trong tôi chỉ là một chút kỷ niệm thoáng qua trong đời”

          Một cuộc t́nh khác nhà thơ Phan Xuân Sinh bắt được trên hành tŕnh từ Đà Nẵng vào Sài G̣n. Nàng thơ của chàng là một cô giáo, quê xứ Mộ Đức Quảng Ngăi, đang hành nghề tại Quảng Nam. Phải nhắc nhớ: xe đ̣ thời thập niên 60, 70 trên nhiều tuyến đường tại miền Nam rất hay trở thành những đầu mối cho những tiếng gọi t́nh yêu, lẫn t́nh dục. Cái liếc mắt t́nh cờ, sự va chạm thịt da từ vô t́nh sinh hữu ư, có thánh thiện, có ma quỉ. Cá nhân tôi, nhờ chặng đường Huế - Đà Nẵng và xe ca An Lợi có được những khởi điểm cho vài cuộc t́nh đôi ngày. Như Trân của Phan Xuân Sinh không như vài cô bạn tôi may mắn được gặp. Cô là người có học, thùy mị. Khổ một điều, cô giống Hạnh, có lư tưởng trái ngược với chàng sĩ quan. Cô chỉ có thể dành cho người bạn t́nh một ân huệ: vĩnh viễn ôm một hoài vọng: “...Và một điều mong mỏi của tôi , một ngày nào tôi gặp lại Trân, không phải bên này, không phải một nơi nào bên kia. Mà phải là Mộ Đức, nơi mà đă bao lần tôi đă mỏi mắt trông t́m, dù bây giờ hai mái đầu chúng tôi đă bạc” .

          Gia tài nhân t́nh của Phan Xuân Sinh c̣n khá nhiều, như Hương như Liên... những nhân vật tưởng chỉ là hư cấu trong các bài anh viết, nhưng thật ra có da có thịt, có hơi thở... có cả những giây phút sống thật bên Phan Xuân Sinh. Điểm danh từng người một những “đầu gối tay ấp” của Phan Xuân Sinh, có thể hại anh bị đánh đ̣n, nằm pḥng khách, nên xin được dừng ở đây, để theo chân anh qua chặng đời binh nghiệp.

          Sau khi nhận cặp lon Chuẩn Úy, Phan Xuân Sinh được chuyển về phục vụ tại đội Trinh Sát thuộc Trung đoàn 51 Biệt Lập, đóng tại Quảng Nam. Trung đoàn 51 thuộc quân chủng Bộ Binh. Bộ Binh được mệnh danh là Nữ Hoàng Chiến Trường, là quân chủ lực trong mọi mặt trận. Không có sự truy t́m, chạm súng, đeo bám, cầm chân... của Bộ Binh các lực lượng thiện chiến trừ bị khó thực hiện được những trận đánh phủ đầu mang lại thành công. Nhưng Bộ Binh vẫn thường nhận được những ưu đăi không tương xứng trong Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa, ngay trong việc trang bị vũ khí, phương tiện. Bộ Binh là một đội quân có quân số đông đảo nhất. Có số tử vong, thương tật đứng đầu. Phan Xuân Sinh về với Bộ Binh, không có số “sống lâu lên lăo làng”, chỉ ăn cơm gạo sấy chưa tṛn một năm, anh đă ngă ngựa. Không biết anh đă được tham dự bao nhiêu cuộc hành quân ? Đă có cơ hội bóp c̣ súng một lần nào chưa ? Chắc chắn anh không là một Trinh Sát được nhà văn Bảo Ninh thần tượng hóa méo mó với màu mè chính trị, thù hận. Cái giờ khắc bi hận của Phan Xuân Sinh, hẳn anh chưa quên: Một giờ trưa ngày 01 tháng 6 năm 1972. Cái địa danh biến dạng từ người lành lặn b́nh thường ra người tàn phế, chắc Phan Xuân Sinh chưa quên: Cẩm Hải, Điện Bàn, Quảng Nam.

          H́nh như với những người cầm bút, dù chẳng chuyên nghiệp, viết là một công việc lấp bớt phần nào nỗi chán nản, bi quan trước sự bất hạnh của ḿnh. Cũng như tôi, Chu Tân... Phan Xuân Sinh làm thơ rất nhiều trong giai đoạn anh điều trị và dưỡng thương. Nhưng anh vẫn: “...không dám cho ai đọc, cất kỹ. Sau khi Đà Nẵng thất thủ năm 1975, th́ tủ sách bị tịch thu, c̣n cái ǵ thuộc về bút tích th́ ông cụ thiêu hủy”.

          Ngày Đà Nẵng thay chủ, Phan Xuân Sinh không có mặt tại Nại Hiên Tây. Anh đă vào Sài G̣n cuối năm 1974 với dự định trở lại ghế nhà trường. Hồ sơ giải ngũ của anh đă được chuyển vào Trung Tâm 3, đợi ngày tŕnh diện hội đồng ước tính cấp độ tàn phế để phát sổ lương cấp dưỡng. Ngày đó đă không c̣n cơ hội đến với anh. Có thể nói: đến hôm nay, anh vẫn c̣n là một sĩ quan tại ngũ của Việt Nam Cộng Ḥa. Chính lư do này, anh đă nghiêm chỉnh chấp hành lệnh gọi tŕnh diện cải tạo của chính phủ mới. Anh cũng có chút malin  tháo chân giả, dùng nạng để đi tŕnh diện. Rất may anh bị chê, không được đón nhận.

          Phan Xuân Sinh làm công dân nước Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam  mười lăm năm. Suốt thời gian này, anh cùng với cả nước bước vào con đường Lao Động Vinh Quang. Thoạt đầu, Phan Xuân Sinh tổ chức làm bột ăn cho trẻ em. Nhà thơ đàn anh Tường Linh trở thành nhân công của anh. Tiếp theo anh sản xuất kem đánh răng.  Địa điểm hành nghề nằm trên đường Mai Xuân Thưởng quận B́nh Thạnh. Thực hiện công việc này, một phần nào Phan Xuân Sinh giúp được “công ăn việc làm” cho một số nhà thơ đồng hương: Hà Nguyên Thạch, Phan Nhự Thức, Đinh Trầm Ca... Không khí thơ văn ít nhiều được hâm nóng trong các giờ trống, vui say bên những cốc rượu. Phan Xuân Sinh cho biết: “Nói cho ngay, từ năm 1975 đến 1990 (15năm), có những bất trắc trong cuộc sống. Nhưng rốt cuộc, đời sống cũng khấm khá, không giàu nhưng cũng không túng thiếu”, có lẽ cũng tầm cỡ như nhà thơ Huy Tưởng (trong nghề bán cà phê), không từ từ đi xuống như nhà văn Cung Tích Biền kinh doanh nghệ thuật sơn mài, bị thu hồi đất sống.

          Làm ăn được, nhưng thơ không biết có làm ra không, không thấy Phan Xuân Sinh đề cập. Năm 1976, Phan Xuân Sinh “giă từ cuộc sống độc thân”, anh theo về cùng chị Thiên Nga một cựu nữ sinh trường Tây ở Đà Nẵng. Ngày 15 tháng 6 năm 1990, anh cùng vợ sang Mỹ qua bảo lănh của nhạc phụ, một cựu sĩ quan cấp tá của VNCH. Thời gian đầu, gia đ́nh Phan Xuân Sinh sống tại thành phố Philadelphia, một năm sau chuyển về California. Tưởng vùng nắng ấm này là đất lư tưởng cho Phan Xuân Sinh trở lại mở hăng xưởng. Nhưng chỉ ba năm sau, gia đ́nh anh chuyển đến thành phố Massachusette, bỏ neo tại đây 13 năm, làm nail, mở chợ, phục hưng kinh tế gia đ́nh một cách hiển hách. Chỉ một cẳng rưỡi nhưng nhờ tài năng của nội tướng, Phan Xuân Sinh cứ từ từ phát triển, tạo được uy tín trong cộng đồng, và từng đàng hoàng ngồi vào ghế Chủ Tịch cộng đồng vùng Massachusette. Không hiểu v́ khí hậu hay v́ con đường phát triển kinh tế sáng sủa, gia đ́nh Phan Xuân Sinh lại “mu” về Texas mở tiệm rượu.

          Bar rượu là một kinh doanh rất dễ hái ra tiền, nếu biết tổ chức, quản lư. Tôi có ông bạn người Quảng Trị, ngâm thơ hết sẩy, Phạm Đ́nh Cường, cũng mở tiệm rượu tại thành phố Toronto. Từ một tiệm sinh nở ra năm, bảy tiệm, lấn sang cả lănh vực ăn, uống, quần áo... bành trướng về tuốt Việt Nam từ những năm đầu có hơi thở kinh tế thị trường, và chính sách thương mại cởi mở tại quê nhà. Một ông bạn khác của tôi, biết nhau từ hồi lớp nh́, lớp nhất cũng đi bán rượu, nhưng coi vẻ thất bại dù cửa tiệm, cố t́nh đặt gần đồn cảnh sát cho chắc ăn. Ông này là nhà văn Nguyễn Chí Thiệp, thành danh từ cuốn hồi kư Trại Kiên Giam. Không biết Phan Xuân Sinh sẽ là một Phạm Đ́nh Cường hay một Nguyễn Chí Thiệp thứ hai. Tôi tin với tài năng của chị Thiên Nga và sự chịu khó của anh Sinh, tiệm rượu mới của một người Á Đông nữa tại Texas chắc sẽ rất phát đạt.

          Đời sống kinh tế gia đ́nh Phan Xuân Sinh vững chắc, giúp làng viết cộng đồng Việt Nam hải ngoại có thêm một nhà thơ. Giúp tôi có thêm một người bạn văn. Thơ Phan Xuân Sinh đi từ Thời Báo của người em rể ở Philadelphia, đến dần Làng Văn, Văn, Văn Học, Hợp Lưu, Thế Kỷ 21... Rồi từ thơ qua văn xuôi, một bước gần, nên Phan Xuân Sinh chơi luôn.

          Tôi biết và quen Phan Xuân Sinh do cội nguồn Quảng Nam. Như tuồng dân Quảng Nam có máu ưa thích làm báo trong người. Ở đâu, nơi đâu, có một cụm mấy anh chị có giọng nói cần người thông dịch nhất nước, tề tựa với nhau, trước sau ǵ ở đó cũng có ít nhất một đặc san. Nhiều, nhưng không phải làm lấy rồi, lấy có cho vui, Cũng bề thế, hoành tráng lắm như Đặc san Quảng Đà – Los Angeles của vợ chồng nhà thơ, dịch giả Thái Tú Hạp, Ái Cầm, Đất Quảng - Washington của Trần Thế Phong, Quảng Nam Đà Nẵng - Dallas-Fort Worth của Nguyễn Rô, Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Hữu Lư..., Sông Thu - Georgia của Lê Văn Cứ, Xuyên Trà..., Xứ Quảng – Massachusette của Dư Mỹ, Phan Xuân Sinh, Trần Trung Đạo, Hoàng Huy Khánh...C̣n nhiều nữa như đất của bác sĩ Phùng Văn Hạnh (Montréal), của Trần Yên Ḥa... Tờ nào, năm nào cũng từ 400 trang trở lên với đầy đủ thơ, truyện, biên khảo, nghiên cứu đề huề. Và một lực lượng góp bài gồm đủ mặt những đại danh trong làng viết hải ngoại, không sót một mống nào, từng hiện diện trên những tạp chí văn học uy tín khác.

          Phan Xuân Sinh rất năng động trong lănh vực văn học. Anh góp bài cho các tạp chí Làng Văn, Văn, Phố Văn, Sóng Văn, Chủ Đề, Khởi Hành, Thế Kỷ 21, Văn Học..., tổ chức ra mắt sách, diễn thuyết cho bè bạn, một đôi lúc làm cả layout cho sách báo của cộng đồng. Anh giao thiệp rộng răi, cởi mở và thân t́nh. Trong một buổi xế trưa mùa hè, anh đă cùng một đội ngũ đông đảo ghé thăm chỗ tôi cư ngụ. Thật xấu hổ pḥng khách nhà tôi gần như không đủ ghế cho mọi người ngồi thoải mái. Đă thế bất ngờ quá, nên không trà, không rượu cũng chả có thuốc lá, báo hại những khuôn mặt nh́n nhau cứ phải trao qua trao lại những lời xă giao khách sáo. Dù sao lần đó không những tôi có dịp bắt tay Phan Xuân Sinh, mà c̣n có dịp nắm trong tay ḿnh hơi ấm của nhà văn Lâm Chương, họa sĩ Vũ Hối, nhà văn Lương Thư Trung, vợ chồng bác sĩ Nguyễn Văn B́nh, vợ chồng nhà văn Trần Hoài Thư...Tôi mỗi ngày như trẻ ra v́ những lần gặp gỡ lư thú như vậy.

 

          Sau Chén Rượu Mời Người một thi tập in chung với nhà thơ Dư Mỹ (một sĩ quan Biệt Động Quân của VNCH cùng ở Boston) năm 1996, Phan Xuân Sinh gởi đến bạn đọc Việt Nam khắp thế giới, thi phẩm Đứng Dưới Trời Đổ Nát vào năm 2000. Tập thơ b́a cứng, (rất hiếm được thực hiện cho các nhà thơ gốc Việt khác tại hải ngoại) với bản vẽ và tŕnh bày của họa sĩ Nguyễn Trọng Khôi. Ngoài việc thực hiện b́a, Nguyễn Trọng Khôi c̣n góp cho Đứng Dưới Trời Đổ Nát phụ bản và những ḍng nhạc do chính anh phổ. Các họa sĩ Đinh Cường, Nguyễn Đức Thanh và nhạc sĩ Nguyễn Tất Vịnh cũng làm đẹp thêm cho tập thơ bằng những tài nghệ của họ. Tập thơ dày 156 trang, giấy mỡ gà, chứa giữ 52 sáng tác đủ thể loại của Phan Xuân Sinh. Khách yêu thơ chỉ cần tốn mười hai Mỹ kim để tủ sách gia đ́nh ḿnh giàu thêm. Tạp chí Văn tại Hoa Kỳ đứng tên xuất bản (logo Văn có từ thời chưa chạy loạn). Lời giới thiệu của bạn văn được in ở hai mặt gấp vào của b́a bọc, chữ khá nhỏ nhưng có thể đọc được những phát biểu từ:

          Nhà văn Lương Thư Trung, Boston:

          “ Thi phẩm ĐDTĐN  chẳng những là nỗi niềm u sầu của riêng ḿnh, nhà thơ Phan Xuân Sinh c̣n nói giùm anh, giùm tôi, nói giùm những người đồng thời những điều mà chúng ta luôn luôn trăn trở, băn khoăn cho một cuộc lữ hành mệt nhọc, mà đôi lúc ḿnh cũng chẳng biết phải về đâu trên những chuyến xe đời thường lỡ hẹn ở một sân ga !!!”

          Nhà thơ Hoàng Lộc, Tennessee:

         “Thơ Phan Xuan Sinh mở ra một nơi chốn, cho tôi được t́m về. Nơi chốn ấy như đă mất hẳn trong đời - mà lại miên viễn trong ḷng. Cảm ơn Phan Xuân Sinh. Xin cảm ơn nhà thơ”

          Nhà văn Lâm Chương, Dorchester:

          “Qua một thời tan nát điêu linh, anh như con diều đứt dây lạc xa ngàn dặm. Ḷng trăn trở không yên. Nói với người xưa là cái cớ để anh tỏ rơ cái uất của ḿnh”

          Nhà thơ Quan Dương, New Orleans:

          “Trong “ĐDTĐN” Phan Xuân Sinh đă dùng ngôn ngữ thơ để nh́n ngắm chính bản thân ḿnh đang tận tuyệt trong sự bủa vây của cuộc sống nội tâm đầy trầm uất và hoài vọng”

          Nhà văn Trần Doăn Nho, Worcester:

          “Hơi thơ Phan Xuân Sinh lạ. Ngang tàng mà ưu uất. Cuồng ngạo với xót xa. Sâu mà chân chất. Trong cuộc rượu đọc lên, nghe nghèn nghẹn, tưng tức, có cảm giác như muối xát vào ḷng”

          Nhà văn Trần Hoài Thư, New Jersey:

          “Thơ của PXS đă chuyên chở nỗi ḷng của một thế hệ bị mất mát quá nhiều. Mất mát tuổi trẻ. Mất mát tuổi già. Thơ anh ngậm ngùi như một ḍng sông cứ mang theo những nỗi buồn của lịch sử và thân phận. Cứ đọc hai câu này mới thấy nỗi thấm thía, cay đắng này: ‘ta sống giữa trời đất mênh mông/ mà tưởng như đứng trong ṿng vây kín’ ”

          Nhà thơ Lê Mai Lĩnh, Connecticut:

         “Tôi biết tên anh là PXS, tôi biết mặt anh là PXS nhưng qua thơ PXS tôi c̣n biết anh là Tào Tháo của Tam Quốc Chí là Ngũ Tử Tư của Đông Châu Liệt Quốc. Ai đó nói rằng PXS mượn người xưa để giăi bày tâm sự. Điều này đúng quá. Nhưng không phải ai cũng làm được điều đó. Phải bản lănh ngang tàng như PXS mới đủ tầm. Nói gọn phải đọc thơ PXS mới biết tôi nói đúng hay sai”

          Nhà thơ Trần Trung Đạo, Braintree:

         “PXS nhà thơ và là người con trai xứ Quảng Nam gương mẫu, cương trực, ngang tàng nhưng cũng rất bao dung, độ lượng. Thơ anh là chiếc bóng của đời anh. Cuộc đời của một thanh niên Việt Nam. Sinh ra và lớn lên trên vùng đất Quảng Nam nghèo khó, bước đi trên một quê hương đổ nát. Thơ PXS qua thi phẩm rất khiêm cung nhưng tuyệt diệu này, đă trở thành dấu chứng cho một thời đại Việt Nam tang tóc, điêu linh và cũng là tiếng kêu thống thiết của một thế hệ Việt Nam dở dang, bất hạnh”

          Đọc những lời hộ tống thi phẩm của Phan Xuân Sinh, bạn đọc hẳn cho đây là những bốc thơm giữa những người cầm bút, thường quây quần với nhau trong năm bảy cốc rượu. Thật ra không phải vậy. Nhậu th́ có nhậu, hết những cữ ở Boston, th́ đến những cữ ở Montréal, những cữ ở New Orleans, những cữ ở New Jersey...không kể hết. Và cũng không phải chỉ ḿnh Phan Xuân Sinh có sẵn rượu. Khải Minh, Triều Hoa Đại, Phạm Nhă Dự...thậm chí đến các bóng hồng Thu Thuyền, Nhật Nguyễn cũng sẵn ḷng có rượu. Tôi từng có nhiều bận ngồi chầu ŕa đám lưu linh này, nhưng chưa bao giờ thấy có chuyện rượu vào lời ra với nội dung văn học nghệ thuật, tương tự như trên. Những lời các bạn viết về thơ của Phan Xuân Sinh đúng là những nhận xét thật t́nh. Mỗi người một cách, cùng diễn đạt sự nh́n nhận: thơ của Phan Xuân Sinh là thứ thơ thật, đọc được từ bài này sang bài khác, không phải bỏ ngang. Riêng tôi vẫn giữ phát biểu, theo thói quen dành cho những bài thơ hay: “Đọc thật thú vị”. Đúng, không thể không thú vị với những ư, những câu:

          “... thằng lính nào mà không rét lúc ra quân/ khi xung trận mà không té đái.../ thôi hăy uống. Mọi chuyện bỏ lại sau/ nếu có thể ta gầy thêm cuộc nhậu/ bày làm chi tṛ chơi xương máu/ để đôi bên nuôi mầm mống hận thù/ ta chán lắm rồi ba chuyện ruồi bu/ chỉ có bạn, có ta là người thua cuộc...”

hoặc:

          “nhớ ngày xưa khi c̣n xung trận/ sống chết cận kề. nên cứ chơi/ địch cũng ớn mấy thằng liều mạng/ đời cũng chê mấy đứa dở hơi...”

          Chuyện vịn vào người xưa, vịn vào một nhân vật nổi tiếng bên Tàu, bên Tây hoặc một nhân vật chỉ có trong tác phẩm, để giăi bày tâm sự, đại loại như “Giải oan cho Tào Tháo” hay “Hầu chuyện cùng Ngũ Tử Tư” của Phan Xuân Sinh, thật ra không có ǵ mới lạ trong thi ca Việt Nam. Nhà thơ Hoàng Lộc đă có “Nói Chuyện Đói Với Nguyễn Công Trứ” hoặc đem ḿnh ra so sánh: “Quan Vân Trường mặt đỏ cũng thành danh/ ta đỏ mặt hơn ông, đời lại hỏng/ ông cốt cách quỳnh tương, ta hồ đồ rượu dỏm/ cuộc trăm năm đă đến thế-hoang tàn...”. Nhà thơ Hà Nguyên Dũng (ở trong nước) cùng một liên tưởng hội ngộ như  Hoàng Lộc, cũng viết “...Ông sống xả thân, chết chẳng toàn thây/ do trời cảm tấm ḷng ông trung hậu/ linh, làm Thánh có nơi nương náu/ thân, làm ma đi vất vưởng t́m đầu!/ tôi sinh trong thời phố giạt xa châu/ thiên hạ đứng núi này trông núi nọ/ tôi như kẹt giữa hai sườn núi đó/ nào khác chi thân cá chậu chim lồng...” Nhà thơ Hoa Thi,  trong trang (www.geoties.com/hoathi2002/ThoHoathi.html) hết ví ḿnh như Chiêu Quân (ta xưa vốn hương sắc/ hiển hách một Chiêu quân/ giờ đă qua mấy kiếp/ vẫn chỉ là mỹ nhân...) lại nhân danh Tây Thi (vẫn ta là Tây Thi/ một đôi tay giặt lụa/ đâu nỡ dễ giết t́nh/ trong hồn trăng biết nói), để rồi thưa chuyện cùng Đạm Tiên: “... đời tài sắc gắn liền cùng bạc phận/ thơ thay hoa nuôi sống măi hồng nhan/ dù yên vui nơi tiên cảnh, thiên đàng/ vẫn sót lại hương đời trong lục bát/ tôi bất hạnh, buộc ḷng đành để lạc/ Kim Vân Kiều từ thuở tuổi mười lăm/ yêu văn chương, đời không nỡ phụ ḷng/ gặp hơi thở Nguyễn Du trong thư viện/ ... thưa mỹ nữ, xin thưa cùng thánh nữ/ lời muốn nói bỗng vô ngôn, vô tự” cũng thật lư thú. Tôi có cảm tưởng hồn người xưa có linh hiển, phù trợ cho những người viết liên quan đến họ đều đạt thành công. Phan Xuân Sinh cũng vậy, ngoài chuyện nằm mộng gặp Ức Trai, anh tâm sự Với Ngũ Tử Tư:

          “ta cũng bạc đầu sao chẳng ra chi/ ngài bạc đầu làm nên việc lớn/ thay dạng đổi h́nh như là chuyện giỡn/ mà danh ngài lưu măi ngàn năm

          ngài vượt qua cửu ải thoát thân/ ta cũng trốn chạy năm lần bảy lượt/ cái nguy của ta ngài không sánh được/ rừng thẳm bể sâu tan xác như chơi...”

          hoặc Giải Oan Cho Tào Tháo, thật hết sức hào sảng, thông minh:

          “...cái chạy của ông, sau lập nên nghiệp cả/ thất thế sa cơ là chuyện nhất thời/ nuôi chí lớn để tóm thâu thiên hạ/ thế cờ Thục, Ngô, như một cuộc chơi

          cái chạy của bọn ta, trùng trùng mù mịt/ chuyện áo cơm lo tối mặt phờ râu/ hâm hẩm ruột gan rối bời trăm mối/ quang phục quê hương ? coi như thứ tầm phào...”

          Thơ của Phan Xuân Sinh chủ yếu là t́nh người, từ đó mỗi bài thơ có một trái tim riêng, sống một đời riêng trong cùng một căn nhà T́nh. Căn nhà này chính là tâm hồn tác giả. Tủ sách gia đ́nh của tôi hiện có gần 300 tập thơ. Tập nào tôi cũng đọc qua ít nhất một lần và nhận thấy: những người làm thơ gốc Quảng Nam, hầu hết đều có làm thơ tặng vợ ḿnh, cho vợ ḿnh. Tỉ lệ này vượt hẳn so với những người miền khác. Đây là sự thật, v́ không muốn ăn gian trang, tôi không tiện trích dẫn, các bạn không tin có thể t́m đọc thơ của Tường Linh, Hoàng Quy, Hoàng Lộc, Nguyễn Đông Giang, Thái Tú Hạp, Đynh Hoàng Sa, Hà Nguyên Thạch, Tạ Kư, Trần Trung Đạo...(trường hợp Luân Hoán là ngoại lệ, v́ thằng cha mất nết này, không những nh́n ai cũng thấy ra vợ ḿnh, mà c̣n vớ vẩn hơn, xem người đẹp nào cũng như vợ ḿnh, đâm ra thơ cho vợ cứ cao măi như núi). Điều này cho thấy những người làm thơ Quảng Nam rất mực chung t́nh, biết yêu thương và quí trọng người chung chăn gối với ḿnh một cách tuyệt đối. Dĩ nhiên với bản chất này, các ông nhà thơ xứ Quảng Nam không phải là những con quạ (thấy L lạ như quạ thấy gà con). Họ đều là những người chân chất, cù lần không biết la cà bia ôm, không biết léng phéng liếc ngang nh́n dọc. Nhất cử nhất động đều thực hiện đúng câu danh ngôn: “ L vợ gần hơn mả cha” của tiền nhân. Mấy bạn thơ Quảng Nam nếu muốn xỉ vả, cằn nhằn tôi, xin ngẫm lại trước. Nhà thơ Phan Xuân Sinh của chúng ta không thể làm khác các ông anh lẫn bè bạn. Ông c̣n có vẻ lấn hơn nữa khi trưng ngay đầu sách bài thơ viết tặng vợ của ḿnh:

          “cảm ơn em, cảm ơn đời/ t́nh sau, nghĩa trước, một trời bao dung/ giữa bấy nhiêu cái khốn cùng/ c̣n cho nhau chút thủy chung giữ ḿnh”.

          Cảm động, thấm thía hơn nữa anh c̣n “Tạ Lỗi Với Vợ Hiền” một cách thành kính:

          “ Em tiếc ǵ không một đời con gái ?/ mười chín tuổi đời quày quảy theo chồng/ ta thằng hư thân, sống đời bạt mạng/ cũng chẳng ra chi cái thứ cuồng ngông.

          lỗi của ta th́ ngập đầu ngập cổ/ bữa trước bữa sau, dối vợ đợ con/ em cắn răng, chịu đời khổ tận/ bao năm qua u uất trong ḷng.

          ...

         thôi em ạ, đừng buồn ḷng ta nữa/ chuyện vợ chồng ta tính chuyện trăm năm/ có đâu nỡ phải tính ngày tính bữa/ để rộng đường ta sám hối ăn năn.

         mỗi lần hôn em thấy ḿnh sống lại/ em vẫn thơm, vẫn ngọt như đường/ ta chết lặng, trách ḿnh lầm lỡ/ tạ lỗi em, em thiệt dễ thương”

         Ở trên tôi có nêu ra hai câu tục ngữ với h́nh tượng cụ thể. Xin được nói thêm, để khỏi rầy rà: những nhà thơ Quảng Nam đương nhiên ai cũng biết trân trọng, thương mến cái vưu vật cụ thể của người nữ, nhưng những bài thơ viết cho vợ, hoặc thơ từ vợ mà có, vốn xuất phát từ những t́nh cảm thương yêu chân t́nh của đạo nghĩa vợ chồng, không v́ một cái quí giá ǵ khác, đọc đoạn thơ vừa trích của Phan Xuân Sinh là thấy ngay.

 

          Năm 2000, bạn văn của Phan Xuân Sinh tổ chức cho anh buổi ra mắt Đứng Dưới Trời Đổ Nát. Nhà văn Song Thao và phu nhân tạo cho tôi có cơ hội qua thăm trả lễ các bạn văn ở Boston, nói chung, với nhà thơ Phan Xuân Sinh, nói riêng. Anh tài xế Tạ Trung Sơn vốn rất ưa thích tốc độ, bên cạnh chị hướng dẫn viên Diệu Hương giàu kinh nghiệm đường trường, tôi và cái remorque của tôi đến ngay địa điểm ra mắt sách vừa đủ giờ thay y phục, tham dự. Buổi ra mắt sách của Phan Xuân Sinh được tổ chức đơn giản, gói ghém trong ṿng thân hữu. Thật ra bạn văn Boston muốn dành cho Phan Xuân Sinh một cuộc ra mắt đứa con tinh thần riêng, đầu tay, tưng bừng hơn  tại nhà hàng lớn, có ăn uống, có phụ diễn văn nghệ. Nhưng anh không thích phô trương, và quí cái dịp anh em văn nghệ gặp nhau là chính.

          Chúng tôi rất bất ngờ trước sự thành công của đêm ra mắt sách. Hội trường rộng lớn. Âm thanh ánh sáng hoàn hảo. Có phát biểu, có ngâm thơ, có ca hát, tiết mục nào cũng sinh động vô cùng. Nhất là số người tham dự đông đầy hội trường. Tôi được dịp gặp, làm quen với những cây bút chưa bao giờ được hân hạnh giao tiếp. Danh sách bạn văn có mặt trong đêm Phan Xuân Sinh Đứng Dưới Trời Đổ Nát, tôi kể dưới đây, chắc chắn thiếu sót, v́ trí nhớ có hạn, mong lượng thứ: Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng và vợ nhà báo Trương Gia Vy, nhà thơ Quan Dương, nhà thơ Triều Hoa Đại và phu nhân, nhà thơ Hoàng Lộc, nhà văn Lâm Chương và phu nhân, nhà thơ Trần Trung Đạo, nhà thơ Sương Biên Thùy (Lê Mai Lĩnh), nhà văn Phạm Ngũ Yên, nhà văn Nguyễn Vĩnh Long, nhà văn Hồ Đ́nh Nghiêm (bạn từ Montréal), nhà thơ Đức Phổ, nhà thơ Tóc Dài (về sau kư tên Trịnh Thanh Thủy trên Talawas), nhà thơ Song Vinh và phu nhân, nhà văn Thu Thuyền cùng phu quân, nhà thơ Khải Minh, nhà văn Nhật Nguyễn cùng Hữu Việt, (nhà nhiếp ảnh tài tử), nhà văn Lương Thư Trung, nhà thơ Yên Sơn, nhà thơ Nguyễn Khánh Ḥa, nhà văn Song Thao và phu nhân Diệu Hương, họa sĩ Nguyễn Trọng Khôi (người trang trí, dẫn dắt chương tŕnh và hát giúp vui), nhà thơ Dư Mỹ...

          Trong mọi diễn tiến của đêm ra mắt sách đều có ghi h́nh, chụp ảnh. Ngồi bên dưới, tôi cũng được đứng ké anh em qua nhiều người bấm máy. Vui vẻ quên cả mệt, cả đói. Tàn cuộc, anh chị Song Thao, tôi và Lư theo vợ chồng Triều Hoa Đại về tư gia nhà thơ Dư Mỹ ngủ qua đêm. Đêm ngủ tại nhà anh chị Mỹ có cả Hồ Đ́nh Nghiêm, Hoàng Lộc. Tuy vẫn chập chờn chờ sáng nhưng không bơ phờ. Anh chị Triều Hoa Đại quen biết tôi đă lâu, nhưng gần 40 năm mới gặp lại. Cả hai anh chị đều nhiệt t́nh quí bạn. Căn nhà của anh chị Mỹ tạm thời được trưng dụng, chị Triều Hoa Đại trổ tài làm điểm tâm. Hoàng Lộc bông đùa luôn miệng. Đây cũng là lần đầu tiên tôi biết nhà thơ t́nh này có khả năng trào lộng và ăn nói rất có duyên. Sau điểm tâm, chúng tôi đi gặp lại các bạn đă chia nhau ngủ tại nhà Phan Xuân Sinh, Trần Trung Đạo. Không c̣n nhớ tên quán cà phê chúng tôi chọn để bắt tay giă từ. Quán đông, tôi và Song Thao được nhà thơ Lê Mai Lĩnh kư tặng một tác phẩm mới của anh. Cũng tại quán này, tôi mới có dịp chụp chung với ông trang chủ Quán Cây Me Trần Trung Đạo một tấm ảnh. Trước khi trở về Montréal, chúng tôi ghé thăm tệ xá của nhà văn Lâm Chương. Nhà văn giàu v́ rượu sang v́ sách chỉ có nước lọc đăi bạn. Thân thiết như những câu bông đùa. Nắng tạt vào một ô cửa, nhắc chúng tôi khởi hành. Xe Song Thao trên chuyến về có thêm nhà văn Hồ Đ́nh Nghiêm, chật hơn một chút nhưng vui thêm rất nhiều. Đời nếu cứ có măi những cuộc rong chơi như thế này, thú biết bao nhiêu. Tôi bấm vào bàn tay vợ tôi một cái rơ đau, không biết để làm ǵ. Tín hiệu hẹn ḥ cho đêm sắp đến chăng. Vừa thiếu mất một đêm tôi không có hơi vợ !

 

          Giao t́nh giữa tôi và Phan Xuân Sinh có phần thân thiết hơn. Thấy bước đi của tôi không được nghiêm chỉnh, anh điện thoại hỏi thăm về cái chân giả. Tôi t́nh thiệt cho anh biết. Với chỉ một cái chân bằng gỗ, sử dụng ṛng ră suốt trên 30 mươi năm không thay đổi, làm sao có thể giữ bước đi vững vàng. Sinh hỏi sao không thay chân mới ? Đây cũng là thắc mắc của nhiều người. Với quan niệm: Mỹ, Canada là những nước giàu có, tân tiến, kỹ thuật chân tay giả hẳn siêu đẳng và thuận tiện. Siêu đẳng th́ có thể có nhưng thuận tiện cho người bị nạn th́ h́nh như không. Nhiều người c̣n lầm tưởng với qui chế y tế tuyệt vời của Canada, người bị tàn phế sẽ được chăm lo đầy đủ miễn phí. Điều này thực hư ra sao không rơ. Trong trường hợp tôi, một anh Điên gốc Mít, muốn làm một cái chân giả từ đầu gối trở xuống phải bỏ ra bảy ngàn Gia kim (thời giá của năm 1999). Mua một chiếc vớ c̣n phải tính tiền khá cao hơn vớ thường nữa là. Chính v́ thế bàn chân gỗ của tôi cho đến nay vẫn mang tên “Vũ Như Cẩn”. C̣n nhớ có lần bạn thơ Phạm Nhuận đề nghị chi tiền cho tôi làm chân, nhưng không muốn nợ ơn nghĩa ai, tôi từ chối anh. Lần này Phan Xuân Sinh không đề nghị bảo trợ tài chánh nhưng cả hai anh chị đều tự nguyện, tích cực trong việc t́m ṭi các cơ quan miễn phí hay giá nhẹ giúp tôi. Cuối cùng sự thật vẫn là sự thật. Đâu có cơ quan, tổ chức nào có bổn phận  giúp đỡ này. Tuy không có kết quả nhưng dĩ nhiên tôi vô cùng biết ơn và ghi nhận nhiệt t́nh của vợ chồng người bạn cùng cảnh ngộ: “Hai người cộng đủ hai chân/ trải thơ dán cái phong trần đăi nhau/ c̣n mưa c̣n nắng đội đầu/ chân t́nh c̣n đỡ gốc sầu trổ thơ” (LH)

 

          Tại Montréal, có một bạn trẻ sính văn chương, làm thơ viết văn, mới hơn cả những bạn Tân H́nh Thức. Ngoài tài năng này, anh c̣n có một tấm ḷng quí bạn rất đáng ngưỡng mộ. Đó là Khải Minh, có vợ dân Quảng Nam. Tổ ấm của hai vợ chồng một con của Khải Minh thường là căn cứ cho các bạn văn phương xa, nhất là Boston, khi ghé đến Montréal. Rất nhiều cuộc rượu ở đây, có đủ mặt già trẻ trong giới chữ nghĩa, từ giáo sư Nguyễn Văn Trung, giáo sư Lê Hữu Mục đến các ông bà Nh́n Cây Thấy Rừng, Tác Giả Với Chúng Ta... Dĩ nhiên đám Phan Xuân Sinh, Lâm Chương, Lương Thư Trung vẫn ghé đây thường. Và mỗi lần các bạn đến, chúng tôi được mời ngồi vào ghế phái đoàn đón tiếp. T́nh bè bạn giữa Montréal, Boston cứ thế tăng dần hương vị.

          Phan Xuân Sinh có thêm một tác phẩm mới. Lần này không là thơ mà văn xuôi, Tác phẩm Bơi Trên Ḍng Nước Ngược, cũng được tổ chức ra mắt thành công như lần trước, chỉ tiếc, Song Thao không chịu làm bác tài nữa, tôi mất cơ hội tham dự, để kể lể tỉ mỉ hơn. Chúng tôi vẫn thỉnh thoảng liên lạc với nhau qua điện thư. Một đôi lần Phan Xuân Sinh gọi thăm. Tôi tiếp tục cáo lỗi v́ sự vắng mặt trong nhiều cuộc sinh hoạt văn học nghệ thuật của anh em Boston. Nhưng những người bạn sống trên vùng đất văn hóa này thật có ḷng. Trong Luân  Hoán Một Đời Thơ, tôi có đến 4 tay bút xuất sắc ở đây góp bài. Một phần lưu giữ kỷ niệm, một phần tạ ơn, tôi viết tặng nhanh mỗi người ít câu thơ. Chỉ là thơ thù tạc, nhưng không mặc áo thụng. Với Phan Xuân Sinh, nét vẽ của tôi:

          “Vừa chạm đời binh nghiệp

          đă rụng mất một chân

          Đứng Giữa Trời Đổ Nát

          ḷng thơ có bâng khuâng ?

          thôi th́ đi bán rượu

          cùng em làm hiền nhân

          dẫu là chân thi sĩ

          yêu em tạm cù lần”

 

          Năm 2005, Nhà thơ Triều Hoa Đại cho phát hành tác phẩm Lên Rừng Đếm Lá,. Đây là một cuốn sách tập họp những bài anh phỏng vấn cùng những bài trả lời của 17 cây bút tại hải ngoại (Hoàng Nga, Hoàng Thị Bích Ti, Hồ Minh Dũng, Lâm Chương, Lê Minh Hà, Luân Hoán, Miêng, Nguyễn Chí Thiệp, Nguyễn Troịng Khôi, Nguyễn Trung Hối, Nguyễn Xuân Thiệp, Phan Ni Tấn, Phan Xuân Sinh, Song Hồ, Trần Doăn Nho, Trần Nghi Hoàng, Trúc Chi), Triều Hoa Đại có mấy chục câu hỏi dành cho Phan Xuân Sinh, tôi xin chọn một:

         “Đứng Dưới Trời Đổ Nát là một tập thơ ông đă cho tŕnh làng cách nay có lẽ trên bốn năm rồi, và mới đây ông lại gửi thêm đến người đọc tập truyện Bơi Trên Ḍng Nước Ngược. Thế th́ giữa Thơ và Văn ông đứng ở chỗ nào ?”

          Câu trả lời của Phan Xuân Sinh:

          “ Ở ngoài đời tôi cũng hay đứng “chàng hảng”, nên trong thơ văn , tôi cũng đứng như vậy cho vững. Đùa với anh cho vui, chứ tôi cũng chẳng biết tôi thế nào mà trả lời đây. Chuyện thơ văn của tôi nó ỡm ờ quá, viết cho vui vậy. Anh cũng biết rằng tôi rất bận, lúc nào rảnh công việc, tôi phải sống cho riêng ḿnh một chút xíu. Vào computer hứng chí th́ làm năm ba câu thơ, hay viết vài đoạn văn chơi thôi ấy mà. Ở Mỹ mà để đầu óc thảnh thơi th́ hư ngay. Chuyện làm thơ viết văn theo quan niệm của tôi, nó như một sân chơi, thích th́ ta ra sân, mệt th́ ta bước vào nghỉ ngơi. Thế nhưng cuộc chơi này suốt đời ta gắn liền với nó, không bỏ được. Đọc của tôi để t́m một ư tưởng cao siêu hay văn chương lưu loát th́ không có. Đúng hơn tôi chỉ có khả năng làm một người kể chuyện cho những độc giả dễ tính, thỏ thẻ chuyện tṛ với nhau nghe chơi. C̣n những người thâm trầm đi sâu vào trí tuệ, vào đường hướng văn chương nặng phần triết lư sâu xa, th́ tác phẩm của tôi không có khả năng đó. Xin quư độc giả khó tính lượng t́nh tha thứ”.

          Phan Xuân Sinh đă rất thành thật, và chính xác trong câu trả lời của ḿnh. Nhưng để có cái nh́n khái quát về tài viết tạp văn của Phan Xuân Sinh, xin đọc một đoạn trong lời tựa do nhà văn Lương Thư Trung viết:

          “...Đọc thơ ông tôi trân quí tấm ḷng hào sảng bao nhiêu, đọc văn ông tôi càng quí trọng tâm hồn của ông bấy nhiêu. Cái đức khiêm cung và độ lượng từ những lời văn b́nh dị mà trong lành, bút pháp không trau chuốt mà hấp dẫn, chữ nghĩa không cầu kỳ mà vẫn làm mới được những trang đời...”

                                                                       (Lương Thư Trung, Boston ngày 14-5-2004)

          Vẫn mẩu b́a của họa sĩ Nguyễn Trọng Khôi, kèm theo chân dung tác giả của Nguyễn Quốc Tuấn, nhà Sông Thu của Thái Tú Hạp đứng tên xuất bản, cuốn sách dày 210 trang này là quà tặng tôi nhận được trong tháng 8 -2004. Cảm ơn người bạn văn  có ḷng. Cảm ơn người đồng hương đă biết tôi từ thập niên 60 qua những bài thơ, qua pḥng 1A Tổng Y Viện Duy Tân Đà Nẵng. Cảm ơn người cùng cảnh ngộ, có thể một đôi lúc cùng được nhức nhối thịt da trong một thời điểm đổi thay của thời tiết. Hôm nay, mùng một Tết Đinh Hợi, đội quân Grippe đang lấn phần thắng trên thân thể tôi, cả bọn Douleur cũng về hùa nữa. Nhưng tôi chấp hết, vừa gơ vừa hỉ mũi, vừa gơ vừa xoa chân. C̣n bạn, c̣n Chu Tân... gắng mà bắt chước ngài Lư Bạch nhé:

            “Xử thế nhược đại mộng/ hồ vi lao kỳ sinh/ sở dĩ chung nhật tuư/ đồi nhiên ngọa tiền doanh...” (đời vốn là mộng lớn/ làm chi mệt cái thân./ Suốt ngày ngâm ngấm rượu/ chỏng gọng ngủ, hiên, trần..LH tạm dịch.)

          Ăn Tết ngon nhé, bạn hiền!

 

Luân Hoán