Nguyễn Vy Khanh

học và viết

Luân Hoán

          Tại hải ngoại, những cây bút Việt Nam tham gia vào công việc nghiên cứu, lư luận, phê b́nh văn học tương đối khá đông. Đội ngũ này, ở Pháp có Đặng Tiến, Thụy Khuê…; ở Úc có Nguyễn Hưng Quốc, Hoàng Ngọc Tuấn;  ở Canada có những vị kỳ cựu Lê Hữu Mục, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Quốc Trụ và những tài năng mới Nguyễn Vy Khanh, Nguyễn Thị Sông Hương, Nguyễn Văn Lục...; ở Hoa Kỳ có Bùi Vĩnh Phúc, Đoàn Nhă Văn, Trần Văn Nam...Ngoài những tay viết chuyên nghề này, c̣n có một số nhà văn, nhà thơ cũng rất thành công trong việc nhận định văn học như nhà văn Vơ Phiến, nhà thơ Đỗ Quư Toàn, nhà thơ Nguyễn Mạnh Trinh, nhà văn Nguyễn Mộng Giác, nhà văn Trần Doăn Nho (dưới bút hiệu Trần Hữu Thục)... Tuy nóc gia mỗi người ở cách xa nhau, nhưng vẫn thường xuất hiện trên một số diễn đàn chung là các tạp chí, phần lớn phát xuất từ Hoa Kỳ. Điều đáng ghi nhận, tất cả những vị chuyên lẫn tài tử, hầu hết đều thành danh. Những công tŕnh của họ đóng góp tích cực vào sự thành công chung của nền văn học Việt Nam Hải Ngoại. Danh tiếng của họ cũng được người trong nước biết đến. Căn cứ vào đâu để có nhận định này ? Thật đơn giản. Ngoại trừ những tác phẩm thành sách được bạn đọc trân quí đón đọc khi sách có cơ hội nhập nội, các bài viết của Đặng Tiến, Thụy Khuê...được in trong các tác phẩm quan trọng xuất bản từ trong nước. Ngay đến việc nhà phê b́nh Nguyễn Hưng Quốc bị cấm nhập cảnh Việt Nam trong lần ông dẫn sinh viên Úc về nghiên cứu văn học năm 2005 cũng minh chứng được điều này. Nhưng những bài nhận định về các tác phẩm biên khảo, nghiên cứu c̣n rất ít.

          Bài viết của tôi về Nguyễn Vy Khanh không có tính chất văn học, gắng lắm cũng chỉ vài nét giới thiệu về cái tiểu sử cùng vài kỷ niệm không lấy ǵ đậm đà giữa chúng tôi. Vậy viết làm ǵ ? Câu hỏi này không thể thưa tiếp: hỏi là đă trả lời như nhiều người vẫn xài. Nó có câu trả lời đàng hoàng: viết để t́m vui trong lúc viết, không v́ quen biết, áo thụng áo vải ǵ cả, giản dị thế thôi.

 

          Tôi biết Nguyễn Vy Khanh qua một số tạp chí, rồi gặp anh trong dịp họa sĩ Nguyễn Quốc Tuấn (tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật Gia Định, 1973) tiếp tân khi khai mạc pḥng tranh Âm Vang Từ Vạn Cổ tại khu phố Saint Léonard, năm 1992. Anh bạn trẻ Khải Minh giới thiệu, tôi bắt tay Nguyễn Vy Khanh. Bàn tay mát của người bạn trung niên cao mập hơn tôi, tạo cho tôi cái cảm giác thân thiện. Anh có màu da trắng như một tiểu thư, một khuôn mặt đẹp theo mẫu nàng Thúy Vân của cụ Tiên Điền. Nguyễn Vy Khanh hoạt bát và cởi mở. Theo thói quen, tôi nghe nhiều hơn nói. Thỉnh thoảng cả mắt lẫn môi đều cười mỉm. Thói quen tai hại này làm nhiều người hiểu lầm, nhưng không bỏ được. Thật ra nụ cười của hai cơ quan trên khuôn mặt tôi không mang một ư nghĩa nào, không gởi đi một thông tin nào, nó thường t́nh như một động tác tự nhiên, và có lẽ không dễ ǵ ai cũng bắt gặp. Nguyễn Vy Khanh hôm đó chưa chắc đă nhận ra, anh đang bận với các mẩu chuyện anh kể.

 

          Nguyễn Vy Khanh ra đời vào ngày 05 tháng 3 năm 1951, nhằm ngày 28 tháng giêng năm Tân Măo, cùng tuổi với vợ tôi, chỉ thiếu một năm là thua tôi đủ một con giáp. Vùng đất chào mừng Nguyễn Vy Khanh đến với cuộc sống là một làng quê nghèo, nằm sát bờ sông Gianh và chân núi Đầu Mâu, thuộc tỉnh Quảng B́nh. Nơi đây từng là ranh giới giữa hai ông chúa Trịnh, Nguyễn. Ngay sau ngày Nguyễn Vy Khanh thôi nôi, làng quê anh trở thành địa bàn thí nghiệm những cuộc đấu tố của cách mạng vô sản. Cha mẹ anh phải đưa gia đ́nh vào Huế. Bốn năm sau, cả gia đ́nh tiếp tục Nam tiến, lập nghiệp tại Sài G̣n.

          Nguyễn Vy Khanh chăm học. Xong trung học, anh vào đại học, lấy được chứng chỉ dự bị Văn khoa và qua năm thứ nhất Luật khoa. Anh dự định thi vào Quốc Gia Hành Chánh nhưng chợt bỏ ư định làm quan, chọn đi làm thầy nên thi vào Đại học Sư phạm. Cùng lúc học Sư phạm, Nguyễn Vy Khanh tiếp tục học Văn khoa và đậu Cử Nhân Giáo Khoa Triết Tây năm 1973 (22 tuổi). Được thụ giáo cùng giáo sư Nguyễn Văn Trung, năm 1975, anh có tiếp bằng Cao học môn này qua luận án “Đạo Đức Trong Văn Học Việt Nam Hiện Đại”. Năm 1974, Nguyễn Vy Khanh tốt nghiệp thủ khoa khóa 13 ban Việt Hán, đại học Sư phạm Sài G̣n. Cùng với đại đăng khoa, Nguyễn Vy Khanh có luôn tiểu đăng khoa trước khi chọn ra Ty học chánh miền Trung. Tại đây, Nguyễn Vy Khanh được bổ nhiệm về dạy tại trường trung học quận Vĩnh Xương, sát quốc lộ 1, gần tượng Thích Ca thật lớn, ở ngưỡng cửa vào Nha Trang. Nghề làm thầy của Nguyễn Vy Khanh thật ngắn ngủi, dạy chưa tṛn niên khóa đầu, chiến trận nổ lớn anh cùng trường  di tản về Sài G̣n. Và vào một đêm, trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, Nguyễn Vy Khanh may mắn được tiếp tục di tản ra hải ngoại.

          Cuộc di tản của dân miền Nam trong biến cố 1975, đâu đâu cũng bi thảm, hăi hùng. Những con đường máu, những đại lộ kinh hoàng từng được nhiều người nhắc nhở, kể lại. Nguyễn Vy Khanh kể lại chặng đường có sự hiện diện của anh, cùng đoạn đời đầu tiên trên vùng đất mới của ḿnh cho báo điện tử Hồn Quê:

          “ Nha Trang bỏ trống ngày 1 tháng 4-1975, sau khi đă chứng kiến những cái chết bi thảm trên những xà-lang từ Đà Nẵng vào neo ở Cầu Đá, chúng tôi đành chất đồ lên xe theo đường quốc lộ 1 xuôi Nam. Đi đến đâu th́ ở đó tan hoang theo: Cam Ranh, Phan Rang, Phan Thiết. Chúng tôi suưt chết trên quốc lộ 1 gần B́nh Tuy khi chính phủ Sài G̣n ra lệnh pháo kích vào đoàn xe và người di tản - người quốc gia giết người quốc gia, tin đồn là để bảo vệ thủ đô ?! Những quân xa ép xe thường dân phải nhường đi trước nhưng đến đó mới thấy đa số đều bị chết hoặc bị thương nặng, khi chúng tôi đi qua th́ mùi đạn và tử khí thật rùng rợn, nhiều người chưa chết giơ tay cầu cứu nhưng ai cũng sợ quá không ngừng lại. Tôi vẫn tin có số mạng v́ sau đó khi theo chiến hạm số 1 ra Côn Đảo đêm 29, chúng tôi đă tính xuống thuyền nhỏ để vào bờ cũng như khi qua đến đảo Guam c̣n tính lên tàu Việt Nam Thương Tín để hồi hương. Chuyến tàu nhỏ do một ông Đại Tá Hải quân có vợ móc nối với bên kia, khi vào cửa Cần Giờ liền bị bắn ch́m v́ họ chờ đem tàu lớn về, c̣n tất cả những người hồi hương trên chiếc tàu VNTT đều bị hốt vô trại tù Phú Khánh. Vào thời điểm đó tôi chán đồng minh, xin đi Pháp th́ Pháp phải nịnh chủ mới, Canada th́ nhận hết những ai có bằng đại học.

          Sang đến Canada vài tuần th́ chúng tôi mới cảm nghiệm được thế nào cái buồn xa xứ không ngày về, nhất là bà xă tôi chưa quen sống xa gia đ́nh, đă định đi New York với mấy bác lớn tuổi hơn xin Liên-hiệp quốc cho hồi hương, nhưng cuối cùng sự khôn ngoan đă cản mọi người! Canada là một quốc gia rất nhân đạo, chúng tôi đến Canada rồi mới xin thể chế di trú (landed immigrant), được cho ở hotel ngay trung tâm thành phố Montréal, bữa ăn có người tiếp y như nhà hàng vậy. Chính phủ Canada giúp người tị nạn hội nhập và tự lập rất sớm, so với Hoa-Kỳ, sau hai tuần là giúp kiếm thuê appartment, t́m việc làm hoặc đi học sinh ngữ 7 tháng có trả lương y như đi làm. Montréal lúc đó có chừng trăm sinh viên du học, với đoàn tị nạn nâng dân số Việt lên đến 4, 5 rồi 40, 50 ngàn người. Tôi đang làm thông dịch cho Sở di trú Canada giúp đợt boat people Hải-Hồng th́ có việc ở Quebec City, khi đi nhận việc là chấp nhận một cuộc lưu vong thứ hai, v́ ở đó dù là thủ đô tỉnh bang nhưng người Việt trước sau chỉ có vài trăm người. Với thời gian, ư nghĩa và cường độ sự lưu vong của tập thể lên xuống theo biến chuyển ở bên nhà, bên này, cũng như theo những người đến sau này!”

          Trong một câu trả lời khác, Nguyễn Vy Khanh kể rơ về cá nhân và gia đ́nh anh hơn:

          “... Đến Montréal hôm trước(14-5-1975) th́ hôm sau tôi được nhận học Cao học Quản trị Thư viện (Library Science) nhưng không một xu dính túi, và bà xă sắp sinh đứa con trai đầu ḷng, nên tôi đi làm 12 giờ một ngày, một tuần ngày một tuần đêm, và năm sau mới đi học lại. Ra trường tôi nhập quốc tịch Gia Nă Đại hôm trước th́ vài hôm sau có việc làm công chức (lại một nghề chắc ăn, dù ở xứ người!), 8 năm ở thư viện Quốc hội, phần c̣n lại ở bộ Giao Thông. Nghề gốc là thủ thư nhưng nay chức là chuyên viên về thông tin và liên hệ đến Technology Transfer cũng như Knowledge Management. H́nh ảnh người làm quản thủ thư viện người ta hay nghĩ đến một bà tóc muối tiêu đeo gương cận nặng, ngồi một chỗ, nay cũng đang bị "tiệt giống", nhất là ở các thư viện nghiên cứu khoa học, computer, information management động năo hầm bà lằng!”

 

          Tôi biết danh tính Nguyễn Vy Khanh qua vài ba bài điểm sách của anh trên các báo. Những bài viết đó, thú thật, tôi không thấy thú vị lắm. Nó cứ na ná như một bài b́nh giảng. Hết trích rồi lại b́nh, hết b́nh rồi lại trích. Đây là chuyện b́nh thường, cái hay nằm ở sự khám phá và tài nghệ dẫn giải lôi cuốn của người viết. Nó phải khác chút ít với những điều mọi người có thể thấy, có thể nói ra về một tác giả, một tác phẩm. Điều này, càng về sau, những bài viết của Nguyễn Vy Khanh dần dần đạt được một cách vững vàng. Có thể những bài nhận định của anh, tôi đọc đầu tiên, được thực hiện trong lúc anh c̣n say mê với thơ, với cả truyện nữa, nên không được tập trung trong nhận xét cần có của một người viết biên khảo. Nguyễn Vy Khanh h́nh như thành công xuất sắc hơn trong những công tŕnh nghiên cứu, biên soạn dài hơi, đồ sộ như các tác phẩm Văn Học Miền Nam Thế Kỷ 20, Bốn Mươi Năm Văn Học Chiến Tranh 1957-1997 vv..Để biết thêm đời sinh hoạt văn học của Nguyễn Vy Khanh, mời nh́n lại từ bước khởi hành của anh.

          Như nhiều người khác, Nguyễn Vy Khanh làm thơ. Anh đă dùng các bút hiệu: Nhật-Lệ Giang, Nhị Khuê, Nhị Khanh, Nguyễn Nhật-Lệ, Nguyễn Quảng-B́nh, Nguyễn Núi Vua, v.v. Thơ hay hoặc ít hay, tùy theo cảm nhận của người đọc. Điều tiên quyết sáng tác có đích thực là thơ hay không. Theo chút kinh nghiệm của tôi, với nhận định rất trong sáng, những bài viết của Nguyễn Vy Khanh thuộc thể loại thơ. Thẩm định giá trị nghệ thuật, như đă nói, tùy rung cảm đón nhận của từng người, v́ thế, tôi trích dẫn vài bài thơ của Nguyễn Vy Khanh ngay dưới đây:

          “Có những hành tŕnh / đi không mệt mỏi buồn phiền / Yêu em là cả đoạn đường ấy/ nhớ nhung, thờ thẫn, sống v́, nhưng vui !

          Có những ngày công vụ chán nhàm / nếu tiếng hát em đuổi theo /đường xa thành hạnh phúc mải mê / Đi hoài đi măi, sẵn sàng đi.

          Anh lên đường, hăng say măi v́ em/ xa những buồn phiền số phận / để gần thêm, ngày một gần thêm / em của anh, T́nh Yêu làm sống lại người anh”

                                                                                               (Hành Tŕnh Đời, 26-2-1998)

          “Lên đồi thông cuối tuần /xanh màu tươi những niềm mong ước /t́nh lên ngôi, kư ức ắp đầy /lư tưởng, đời đang qua những chặng...

          Giữa triền cao, ḥn sỏi mộng trượt ngă / xuống, xuống măi / cuối thung lũng xa/  Anh bỗng thấy mây trôi t́nh ái / tóc xơa theo gió ngàn, vương vấn / và đôi mắt, anh ngộp thở, bơi theo / dù trời biển, lặng yên

          mới đó đă mỏi mệt đuổi đeo / những b́nh thường cuộc đời / giọt lệ từ bi /làm đôi mí trễ tràng / những năm dài hoang mang, hạnh phúc /tô phấn hồng dấu thời gian

          những sợi tóc/ ngàn năm, thương hoài / có đang thoáng đổi /hay như ḷng anh / dại mềm nhưng hăy trơ như tháp đổ bóng chiều!

          sao đổi ngôi / em vẫn một ngai, trong tim này suy thoái /dáng em gầy, trên triền dốc / chiều vỡ dần và đôi mắt nḥa vui”

                                                                                                       (Triền Dốc, 12-12-1998)

          Những bài thơ vừa trích dẫn trên, không phải là sáng tác đầu tay của Nguyễn Vy Khanh. Từ những năm trước 1975, tại Sài G̣n, anh đă làm thơ, đă in thơ, đó là thi phẩm  Khung Cửa, được tŕnh diện bè bạn năm 1972, Nguyễn Vy Khanh nói về nguyên nhân làm thơ cùng tập thơ duy nhất đă xuất bản của ḿnh với ông Cát Biển của báo Hồn Quê:

          “Tôi là người đô thị v́ sống gần như cả đời thiếu rồi thanh niên ở Sài G̣n và thú viết văn làm thơ đến với tôi cũng trong khung cảnh đô thành đó. Năm Đệ Tam tôi đă viết một tiểu luận triết lư về kiếp người (bạn bè vẫn gọi tôi là "ông cụ non"), nhưng hai năm cuối trung học tôi làm thơ nhiều hơn v́ trùng hợp với thời gian lăng-mạn, anh biết rồi, tức chạy theo mấy bóng hồng áo trắng! Năm 1972 đánh dấu khúc ngoặc cuộc đời tôi, tôi làm sổ ... đời, đem hết những ngây thơ, lăng-mạn vào một tập thơ chừng hơn 50 bài, kết quả của những đam mê cho đến ngày đó, in hạn chế tặng bạn bè và đóng thùng, rồi bắt đầu một cuộc đời mới!

          Từ năm đệ Tứ tôi đă sinh hoạt văn nghệ với một nhóm bạn, lạ là lúc đó c̣n non trẻ mà nhóm đă chỉ sáng tác truyện, thơ và viết tiểu luận pha triết lư. Hai năm cuối trung học, tôi lại sinh hoạt văn nghệ ở trong một nhóm bạn mới, sau có đứa chết trận Mậu Thân, đứa bỏ học đi lính trả thù cho bố Quận trưởng bị phục kích chết hoặc chán nản buông xuôi cho số mệnh. Lên đại học th́ nhóm ră, nhưng hiện trong số mà tôi có tin tức hoặc liên lạc th́ có đứa vẫn c̣n làm thơ gửi ra ngoài đăng tạp chí ở Mỹ, đứa từng chủ trương một tạp chí văn học ở Cali và đang viết thường trực cho tờ Viet Mercury. Với chúng tôi lúc bấy giờ làm thơ là một phương tiện sống và giải tỏa tâm tư, và là một phương tiện dễ thương, hiền hoà nhưng ăn sâu vào con người nhiều nhất. Những bài tiểu luận triết lư, xă hội chúng tôi viết lúc đó chỉ gây thảo luận dăm ba lần, nhưng những bài thơ đạt, vẫn được bạn nhắc nhở, ngâm nga lâu hơn !”

          Sau này, tại hải ngoại, Nguyễn Vy Khanh vẫn không bỏ thơ, tuy không thấy anh in thành sách. Anh vẫn đọc nhiều thơ, viết không ít bài giời thiệu thơ của nhiều người, nên anh đă đưa ra một ít quan điểm về thi ca của riêng ḿnh:

          “... Chấp nhận cái mới hoặc canh tân là chuyện khó. Người làm thơ trẻ trong nước nay choáng ngợp trước nghệ thuật, tự do bùng mở dễ đi lùi hay bị rơi vào ... lăng mạn, trữ t́nh, hơi lỗi thời, "ông cụ non", v.v. Ngoài nước, trong t́nh cảnh lưu đày và trong một không gian văn hóa ngộp thở Đông-Tây, hoàn cầu hóa, đa văn hóa, may thay vẫn có những hương thơm, bóng mát, hiên Tây,.. của một số người làm thơ, nghĩa là thơ có nhiều, thơ hôm nay cũng hiện diện! Đó rốt cùng mới thật là giá trị của thi ca, v́ giá trị là khả năng tiếp nối lịch sử và đời sống trong cái hiện tại! Thi ca luôn là một khởi đầu chung thân, luân hồi, một hiện-đại làm lại liên lũy; cách tân là làm sống cái khả năng hiện đại đó v́ hiện đại nói cho cùng không đối lập với quá khứ, hiện đại là phổ quát - nhưng nếu chỉ phổ quát là giết thi-ca v́ thơ hôm nay cũng như thơ mỗi thời, phải có dấu ấn của thời đại! Nếu thi ca phải tham chiếu, thi ca không thể vươn cao và đi xa!"

          "Người làm thơ trong và ngoài nước nhiều người có tài; nhưng có thể đời sống vật chất, tinh thần và không khí văn nghệ đă không tạo hoàn cảnh sáng tác thuận lợi chăng? Ngoài nước có vẻ ít cái sống, ngoài quá khứ có thừa, nhưng có cơ hội học hỏi cập nhật; trong khi trong nước có cái sống nhưng bị canh gác hơi kỹ bởi những người nhân danh tổ quốc (nào?), văn hóa truyền thống (nào?). Cái mới, cái khác của thơ cần phải có đáp ứng liền, phải năng động thường trực, phải đi với thời đại. Có sự sáng tạo độc đáo với mỹ học riêng mới để dấu văn chương!"

         Sau tập thơ Khung Cửa là những công tŕnh nghiên cứu nhận định, được Nguyễn Vy Khanh cho xuất bản tại hải ngoại, như một xác định về khả năng chuyên môn trong văn học của anh:

          - Ngô Đ́nh Diệm Và Nỗ Lực Hoà B́nh Dang Dở / Ngo Dinh Diem En 1963. dịch phẩm, Los Alamitos CA: Xuân Thu, 1989),

          - Lỗ Tấn Và Truyện Xưa Viết Lại (biên khảo cùng tuyển dịch, Xuân Thu, 1997),  

          - Bốn Mươi Năm Văn Học Chiến Tranh 1957-1997 (biên khảo,Đại Nam, 1997),

          - Văn Học Và Thời Gian (biên khảo, Văn Nghệ, 2000),

          - Văn Học Việt Nam Thế Kỷ XX : Một Số Hiện Tượng Và Thể Loại (biên khảo, Đại Nam, 2004).

          - Một số thư mục phân tích về chính trị, xă hội do Thư viện Quốc hội Québec xuất bản.

          Ngoài ra Nguyễn Vy Khanh c̣n góp mặt trong các tuyển tập:

          - Đi T́m Một Đồng Thuận Đấu Tranh Chính Trị Xậy Dựng Một VN Tự Do Dân Chủ và Đa Nguyên (Montréal, Tổng Liên Hội Người Việt Tự Do Hải Ngoại, 1991);

          - Vietnam et Culture (Montréal : Communauté Vietnamienne de Montreal, 1998);

          - Nguyên Sa : Tác Giả và Tác Phẩm 2 (Westminster CA, 1998);

          - Gom Lại Những Ḍng Trăng (Tuyển tập thơ, nhiều tác giả; Garland TX: Văn Học Nghệ Thuật Liên Mạng, 1999).

          - Đi T́m Nguyễn Huy Thiệp (TpHCM: NXB Văn hóa Thông tin, 2001).

          - Hiện Tượng Trương Vĩnh Kư (Hội Ái Hữu Petrus Trương Vĩnh Kư Nam Bắc California; nhóm Petrus Kư.org xb, 2005).

         -  Luân Hoán, Một Đời Thơ. (Los Angeles: Sông Thu, 2005).

         - Hồ Biểu Chánh, Người Mở Đường Cho Tiểu Thuyết Hiện Đại Việt Nam( NXB Văn Nghệ, 2006: Ngôn-ngữ của tiểu-thuyết Hồ Biểu-Chánh).

          Chọn đi đường viết tiểu luận, có lẽ Nguyễn Vy Khanh đă chấp nhận hạn chế nghệ sĩ tính trong con người làm thơ của anh, đồng thời trở thành một người nghiêm túc, nguyên tắc. Nhưng chọn lựa này quả thật sáng suốt và thích hợp với anh, v́ điều kiện nghề nghiệp đời thường. Nguyễn Vy Khanh không những có đủ phương tiện (cả kho sách của thư viện) mà c̣n có khá nhiều thời gian (cái an nhàn của một người quản thủ thư viện) để thực hiện tâm nguyện của ḿnh. Học và viết nhờ vậy luôn luôn đi kèm bên đời Nguyễn Vy Khanh. Không thể nào không tiếp nhận những kiến thức, những tư tưởng mới, khi ngày này qua ngày khác chung đụng với sách báo, chữ nghĩa.  Tại Montréal, tôi có quen và biết thêm hai vị có điều kiện lư tưởng này: nhà thơ Bắc Phong và ông Nguyễn Văn Bé. Bắc Phong nay đă chuyển ngành, nhưng ông Nguyễn Văn Bé vẫn c̣n tại chức với cái thư viện dồi dào sách Việt ngữ nhất tại Montréal, thư viện Mile End, trên đường Avenue du Parc (đ.t: 514-872.2879).

 

          Nguyễn Vy Khanh hẳn rất thích thú với công việc đọc và biên soạn. Nhưng những điều không vui không thiếu đôi ba lần đến thăm. Anh cho biết đại khái một ít kỷ niệm như: bị phàn nàn và yêu cầu lấy ra những nhận xét xác thực anh đă viết sau khi nhận và đọc sách tặng. Bị đề nghị quyết liệt phải loại bỏ phần nói về quá tŕnh làm việc trong quá khứ của tác giả . Tóm lại, nhiều lần Nguyễn Vy Khanh bị người được giới thiệu trực tiếp can thiệp vào bài viết của ḿnh, tuy không hẳn bị chỉ đạo phải viết theo định hướng có sẵn như tại quốc nội. Nguyễn Vy Khanh cũng nêu một trường hợp cụ thể đă xảy ra sau bài viết Miền Nam Khai Phóng của anh được đưa lên internet vào năm 1996. Bài viết này có nội dung ghi công những người đầu tiên xây dựng nền văn học quốc ngữ. Đây là nguyên văn câu trả lời nhà báo Cát Biển của Nguyễn Vy Khanh:

          “ Tôi muốn "của Caesar trả lại cho Caesar" khi viết bài nói trên, muốn nhắc nhở công trạng của những nhà tiên phương xây dựng nền văn học chữ quốc ngữ từ những năm 1865 ở trong Nam. Khi làm công việc đó tôi nhắc đến công của một nhà biên khảo văn học sử trong Nam, giáo sư Bùi Đức Tịnh, từ năm 1974 đă là người đầu tiên đánh giá lại nền văn học đó. Các ông Nguyễn Văn Trung và Thế Uyên (cũng như Bằng Giang) đều là những nhà nghiên cứu đến sau và một phần t́nh cờ v́ hoàn cảnh của biến cố 30-4-1975, nhưng hai ông vẫn khoe là người có công đầu trong việc đó. Mảng văn học đó từng bị các nhà văn học sử miền Bắc làm ngơ, nay người miền Nam có công nói đến đầu tiên lại bị ... tiếm công! Phần tôi, khi bài được in trong tuyển tập Văn Học Nghệ Thuật Liên Mạng 1 năm 1996 tôi mới biết giáo sư Nguyễn Văn Trung đă từng nghiên cứu Lục Châu Học và cư ngụ cùng thành phố ở Montréal. Trước đó tôi vẫn liên lạc với trưởng nam giáo sư có thời làm chung bộ với tôi và được cho xem nghiên cứu về Câu Đố của giáo sư. Nhân đây tôi cũng nêu thắc mắc không hiểu sao cuốn Đại Nam Việt Quốc Triều Sử Kư (1879) đă do nhóm Nghiên Cứu Sử Địa ở Sài G̣n xuất bản từ năm 1974 (và được giáo sư Nguyễn Khắc Ngữ tái bản ở Montréal năm 1986) mà vẫn được xem là khám phá mới sau 1982?”

          Về bài viết này, kư giả Phan Điền của đài Á Châu Tự Do (Radio Free Asia) có thực hiện một buổi nói chuyện trên đài để Nguyễn Vy Khanh nói về tác phẩm của ḿnh. Tôi cũng có đọc qua một lá thư ngỏ trên internet trả lời Nguyễn Vy Khanh của ông Trần Minh Tiến gởi lên mạng ngày 7-7-1997. Theo tác giả lá thư phản bác đôi điều này, đây là một “reply b́nh thường”, nên tôi chỉ nhắc đến, để chứng tỏ tiếng vang của bài anh Nguyễn Vy Khanh mà không trích dẫn.(bạn đọc có thể vào Yahoo để t́m, nếu ṭ ṃ). Viết nhận định, phê b́nh đương nhiên phải gặp ít nhiều rắc rối, xin tạm dứt chuyện này để nh́n khái quát sự đánh giá của Nguyễn Vy Khanh về nền văn học việt Nam Hải Ngoại. Theo anh:

          - Văn Học Việt Nam Hải Ngoại phát triển tốt, đa dạng, nhờ lợi thế tự do dân chủ, lẫn phương tiện ấn loát. (Anh quên nhắc đến cái khó khăn trong việc phát hành, lẫn lượng bạn đọc mỗi ngày một giảm)

          - Tác giả mỗi ngày một tăng, nhưng thiếu những người có thể thành danh thật sự.

          - Nạn lạm phát báo phi văn học là có thực.

          - Người viết độc lập ít được các tạp chí văn học tôn trọng, nếu không ngầm tuân theo chủ trương của tờ báo và có thể bị tẩy chay, bôi bẩn nếu có ư đồ phê b́nh ngay thẳng.

         Riêng về bộ môn biên khảo, Nguyễn Vy Khanh, tŕnh bày:

          “...Có một số bất cập hoặc yếu điểm: một mặt không hệ thống và lệ thuộc một số trùm ṣ làng văn nghệ, lệ thuộc các tạp chí và nhà xuất bản, mặt khác không có điều kiện để phát huy một cách lành mạnh. Không khí trí thức, văn nghệ cũng không có, không có trao đổi và phê b́nh đứng đắn. Biên khảo văn học sử đang thu hẹp dần, nhường chỗ cho kư sự văn học, tản mạn và giới thiệu sách. Phê b́nh đối với một số người trở thành chụp mũ, bôi xấu, thí dụ những vụ xào xáo Văn Bút Hải Ngoại, Nguyễn Ngọc Ngạn, Nhật Tiến, v.v. “

          Nh́n qua, Nguyễn Vy Khanh có đôi chút bi quan, tuy nhiên anh sinh hoạt rất đều đặn, tích cực. Có thể ghi nhận quá tŕnh đóng góp của anh xuyên qua sinh hoạt báo chí:

          Chủ biên Hội Nhập (1986-89) và Chính Trị (1990-93) của tạp chí Liên Hội; chủ biên Canada của tạp chí Nhân Quyền Droits de l'Homme (Paris, 1990-1996); thành viên sáng lập và tổng thư kư Trung tâm Việt Nam Học và tạp chí Vietnamologica (Montréal, 1994-97). Hiện thuộc ban biên tập tạp chí Định Hướng (France), tạp chí web Nhân Văn (San Jose CA) và bán nguyệt san Ngày Nay Newspaper (Houston, TX).

          Biên tập viên, cộng tác thường xuyên với một số báo và tạp chí, cũng như bị/được báo chí trong và ngoài nước cũng như Internet lấy bài mà không hỏi trước:

          Trước 1975, ở Saigon : Thẳng Tiến, Tiếng Chuông, Tuổi Hoa, Tuổi Ngọc, ...; 

          Từ 1985 đến 1995: Tân Văn, Văn Nghệ Tiền Phong, Quang Phục, Người Việt, Quốc Gia, Nhân Quyền Droits de l'Homme, Florida Việt Báo, Đất Lạnh, Liên Hội, Hành Tŕnh, Focus Việt Nam, Gia Vàng, Diễn Đàn Hải Ngoại, Đông Phương Thời Báo, Văn, Làng Văn, Trăm Con, Nắng Mới, ...,

          Sau 1996 : Đi Tới, Dân Chủ Mới, Phương Đông, Thống Nhất, Ngày Nay (TX), Định Hướng, Quê Hương, Văn Tuyển, Sóng Văn, Văn, Hợp Lưu, Văn Học, Saigon Times, Văn Hóa Việt Nam, Vietnamologica, Văn Phong, Kinh Doanh, Chủ Đề, Văn Học Nghệ Thuật Liên Mạng, Quảng Đà LA, Quốc Gia, Nhà Magazine, Nguồn, Đồng Nai Cửu Long, Ḍng Việt, Nhánh Nhỏ (Internet), Miệt Vườn (Internet), Hồn Quê (Internet), và nội san các trường Petrus Kư, Vơ Trường Toản, Nguyễn Đ́nh Chiểu, v.v.

          Tuy bận rộn trong sinh hoạt văn học, Nguyễn Vy Khanh vẫn không thiếu mặt trong các công tác cộng đồng, xă hội: “làm ông biện nhà thờ 3 lần, một lần ở Quebec City và hai lần ở Montréal, hiện tôi làm Tổng Thư Kư hội đồng Quản trị Cộng đồng Công giáo vùng Montréal”. Một người có sức làm việc và đóng góp như Nguyễn Vy Khanh thật tuyệt vời cho cộng đồng, cho văn học. Tôi quí sự tha thiết của anh dành cho văn chương Việt Nam.

 

          Vào một ngày, không c̣n nhớ năm nào, khoảng 10 giờ sáng, chuông điện thoại nhà tôi reo. Liếc nh́n số điện thoại người gọi hiện lên màn kính chiếc Southwestem Bell, lạ, tôi định không bắt, nhưng rồi kịp nắm lên. Nguyễn Vy Khanh lần đầu tiên gọi cho tôi. Anh cho biết tiện đường đi ngang nhà, sẽ tạt qua tặng một cuốn sách mới của anh. V́ không có nhiều giờ, anh sẽ đưa sách rồi đi ngay, dặn tôi chịu khó chờ sẵn. Đúng như đă hẹn, Nguyễn Vy Khanh đến giao cho tôi cuốn Văn Học Và Thời Gian rồi vội vă xuống thang gác. Đóng cửa trở lại pḥng khách, tôi nh́n dung mạo của cuốn sách trước tiên. Mặt trước trang nhă. Màu vàng đất nhạt tổng quát. Một họa phẩm của Khánh Trường, nhưng tôi nhận không rơ chữ kư trên tranh. Họa phẩm được đặt trên một nền vàng nhạt hơn, phía trên. Nền vàng nhạt này c̣ h́nh chữ nhật, nằm bên dưới hai hàng chữ Nguyễn Vy Khanh màu đen trong dạng chữ hoa và Văn Học Và Thời Gian màu trắng trong dạng chữ thường, lối tŕnh bày của nhà văn Cao Xuân Huy rất nghệ thuật, vừa đứng đắn vừa lạ. Nhà xuất bản Văn Nghệ đứng tên xuất bản với logo màu đỏ, cũng mẫu của họa sĩ Khánh Trường, ông bạn dzàng của tôi. Mặt sau in ba mẫu b́a sách của Trần Độ, Ngô Thế Vinh và Nguyễn Hưng Quốc. Vẻ ngoài của cuốn sách rất đẹp. Lật vào trang trong, tôi gặp một chữ kư, không rơ mặt chữ của Nguyễn Vy Khanh. Anh không ghi ḍng đề tặng như những tác giả khác. Tôi có chút ngạc nhiên, nghĩ, đây là sách anh kư sẵn để bán cho bạn đọc trong dịp ra mắt sách c̣n sót lại. Cuốn sách tự nhiên mất đi một chút xíu trân quí trong tôi. Như vẫn thường nhắc lui, nhắc tới, tủ sách gia đ́nh tôi, đa số đều là sách được tặng. Các nguồn tặng từ tác giả, nhà xuất bản hoặc bằng hữu có ḷng mua gởi cho, nhưng có đề tặng Luân Hoán hoặc Lê Ngọc Châu đàng hoàng. Cũng có một số ngoại lệ, rất quí. Đó là sách tôi được đề tặng lại từ một người được tác giả đề tặng cho họ trước đó. Như cuốn Kỳ Nữ Họ Tống tôi vừa mới nhận trong ngày giáp Tết Đinh Hợi. Nhà văn Nguyễn Văn Xuân, tác giả cuốn sách, đề tặng vợ chồng nhà phê b́nh Đặng Tiến, nhân chuyến anh chị về thăm Việt Nam. Dưới chữ kư tác giả, anh Đăng Tiến đă ghi lời mừng Tết rồi từ Pháp gởi qua tặng lại tôi. C̣n một quà nào quí hơn ? Sách được tặng kiểu này, tôi thường nhận từ các nhà thơ Thành Tôn, Chu Vương Miện...Tôi thỉnh thoảng cũng tặng bè bạn một số sách tương tự, khi nhận được hai lần tặng phẩm, hoặc tác giả hào phóng gởi cho vài cuốn một lúc. Sách thặng dư của tôi cũng v́ lẽ này, đôi khi tôi phải chọn mặt gởi vàng. Xin lạc đề một chút, khoảng đầu thập niên 90, sách nhận tặng thừa gần hai chục cuốn (với nhiều đầu sách), tôi thêm vào hai tập thơ của ḿnh, sai đứa con cùng bạn gái của nó mang tặng thư viện, nổi tiếng phong phú sách Việt ngữ như đă giới thiệu trên: Bibliothèque du Mile End. Một ngày tặng sách không đẹp trời. Quản thủ thư viện này lúc bấy giờ là ông Nguyễn Văn Bé, một người rất có ḷng với chữ nghĩa Việt Nam. Chính ông là người chọn mọi đầu sách, quyết định nên mua những loại sách nào cho thư viện (sau này tôi được nhà văn Song Thao giới thiệu và ông đặt mua sách vài lần). Nhưng hôm đó ông Nguyễn Văn Bé từ chối nhận sách tặng, dù không liếc qua chồng sách. Tôi có chút thất vọng và hơi quê trước thông tin của Thủy Tiên, bạn gái con tôi: “Ở bên này, thư viện h́nh như không nhận sách tặng đâu bác ơi. Họ có khả năng đọc và chọn mua với ngân sách dồi dào có sẵn. Sách cũ ai mà nhận, biết nó có chứa virus ǵ trong đó hay không, Hơn nữa đă là sách tặng th́ khác ǵ báo biếu, nội dung toàn nhảm nhí không à”. Thật quá đúng ! Tôi vỡ lẽ và vội t́m vài người khác, ít yêu chữ nghĩa hơn để tặng như một chia sẻ, mời mọc sự thưởng ngoạn. Nhắc lại kỷ niệm này chẳng phải tôi lẩm cẩm, nhưng nhân đây, tôi xin gởi đến những người yêu sách một lời cảm ơn chân t́nh.

          Trở lại với tác phẩm của NguyệnVy Khanh, Văn Học Và Thời Gian dày 330 trang, với nội dung, được xếp vào mục lục, in ở những trang đầu:

         Phần 1, Một Số Vấn Đề Văn Hóa và Văn Học gồm:  Miền Nam Khai Phóng/ Tiếng Việt Qua Một Số Tác Phẩm/Về Nguyễn Đ́nh Chiểu và Lư Luận Văn Học/ Văn Hóa Người Việt Qua Tên Họ.

         Phần 2, Tưởng Niệm gồm: Mai Thảo-Hoài Niệm Của Người Viễn Xứ/ Nguyên Sa-Nhà Báo, Nhà Thơ/ Xem Lá Hoa Cồn Bùi Giáng.

         Phần 3, Văn Học Hôm Nay gồm: Nguyễn Huy Thiệp Những Chuyện Huyền, Kỳ, Núi, Sông Và Nước/ Xă Hội Việt Nam Dưới Mắt Nhà Văn Phạm Thị Hoài/ Người Lính Trong Truyện Trần Hoài Thư/ Truyện Hồ Minh Dũng; Huế Một Thực Tại Hay Dĩ Văng/ Thi Cảm Và Ngôn Ngữ Thơ Quan Dương/ Về Truyện Dị Thường Nhân Đọc Đoạn Đựng Hốt Tất Liệt Của Lâm Chương/ Bên Tây Hiên Xem Qua Mấy Trời Sương Mưa Của Hoàng Lộc/ Đọc Khói Sóng Trên Sông Của Nguyễn Văn Sâm

          Có lẽ chỉ cần đọc tên bài viết đă cảm thấy được sự nặng kư của chủ đề. Dù ǵ, tôi cũng chưa bỏ được bệnh xem nặng sự quen biết, nên trích một  số câu nhận định về vài người bạn tôi trong Văn Học Và Thời Gian. Kết luận bài đọc thơ Hoàng Lộc, Nguyễn Vy Khanh viết:

          “...Đọc thơ Hoàng Lộc người ta dễ cảm với thơ ông, dễ mở ḷng ra với tâm sự ông, dễ bồi hồi và nao buồn theo ḍng đời trôi nổi...

          ...Hoàng Lộc đă thành công giữ người khách thơ ở lại lâu bên Tây Sương, với t́nh với rượu, với những nhớ nhung, tâm sự lớn, nhỏ, nhiều sương, mưa, mây trời, sông nước, với t́nh và rượu ! Người xưa từng sống, từng hạnh phúc và chịu khổ nạn, nhưng hôm nay chỉ có chúng ta. H́nh như đó cũng là cái bi đát của kiếp người Việt ở nửa cuối thế kỷ XX!”

          Về thơ Quan Dương:

          “...Đọc xong thơ Quan Dương, Nha Trang, Ninh Ḥa, Tháp Bà, những con đựng và khu phố thân thương như chập chờn giữa c̣n mất, như trở về bất chợt. Cái c̣n lại là thơ, là những chữ, những cái làm Nên-Thơ từ những chữ rời mà kỹ thuật, t́nh ư đă “ráp nối”, với âm thanh, nhịp, tiết tấu vv.. Và cái tâm của nhà thơ đă như chất xi măng thượng hạng!...

          ... Quan Dương càng làm thơ càng chứng tỏ đa dạng, ngày mỗi mới...”

          Về truyện của Trần Hoài Thư, Nguyễn Vy Khanh nhận xét:

          “... Trong các truyện của Trần Hoài Thư, người đọc thường gặp lại một số h́nh ảnh, địa danh và nhân vật quen thuộc v́ thường là chuyện đời lính của chính tác giả...

          ... Truyện Trần Hoài Thư được đón nhận nồng nhiệt bởi người đọc liên hệ xa gần đến người lính Cộng Ḥa, đáp ứng nhu cầu tự nhiên t́m về quá khứ của người lính đă hy sinh đời ḿnh cho lư tưởng, nhất là những người lính cô đơn chiến đấu và cô đơn chống trả những oái oăm của định mệnh sau đó. Đó là những truyện nói chung tiêu biểu v́ chứng minh văn nghệ vị nhân sinh, thỏa đáng những đ̣i hỏi của nhân sinh ở một t́nh huống hôm nay!”

          Nh́n chung, Nguyễn Vy Khanh đọc tác phẩm khá kỹ. Trich dẫn hợp lư và nhất là đưa ra những nhận định chính xác và khách quan dù những người ông viết, (trừ những tác giả đă qua đời), hầu hết ông đều có giao hảo thân mật, hiểu khá rơ về mỗi người. Những bài viết trong cuốn sách này quả thật vượt trội hơn những bài tôi đă từng đọc trước khi gặp gỡ Nguyễn Vy Khanh.

 

          Năm 2004, Nguyễn Vy Khanh lại có dịp ghé tôi chơi. Lần này, tôi đă dời về phía Bắc thành phố Montréal, chỗ cư ngụ xa hơn khu người Việt ở Côte Des Neiges chừng 15 cây số, đường chạy không stop. Nguyễn Vy Khanh ngồi chơi được lâu hơn. Chúng tôi nói nhiều chuyện linh tinh nhưng cũng loanh quanh trong viết lách. Ở hải ngoại hoàn toàn tự do, tha hồ viết lung tung không ai kiểm duyệt, nhưng việc lách trong khi viết vẫn phải có, và tuy theo mỗi người. Không lách trong viết cũng rất dễ bị lôi thôi bất ngờ. Nón cối, đặc sản của “ba ḍng thác cách mạng” có thể đang thất sủng ở quê nhà, nhưng tại hải ngoại vẫn c̣n là một loại tặng phẩm đặc biệt, người ta vẫn sẵn sàng ưu ái tặng nhau. Chẳng đi đến đâu nhưng cũng nhức đầu lắm. Giao hảo giữa tôi và Nguyễn Vy Khanh đă khá thân mật. Chúng tôi đă có những bữa ăn chung do bè bạn đăi. Cười, nói cụng ly coi bộ rất đề huề. Lần ghé thăm tôi vào ngày 18 tháng 3 năm 2004, Nguyễn Vy Khanh mang tặng tác phẩm Văn Học Việt Nam Thế Kỷ 20. Anh đề tặng tôi tại pḥng khách: “Bản quí tặng anh chị Luân Hoán” rồi kư tên và có cả con dấu đỏ. Phải thế chứ. Cuốn sách tăng lên giá trị gấp bội. Đừng vội cho tôi chuộng h́nh thức, hư danh hay với bất cứ từ nào. Sách tặng mà không đề tặng, đâu giữ được chân t́nh của tác giả.

          Cuốn Văn Học Việt Nam Thế Kỷ 20 dày đến 668 trang, nhà xuất bản Đại Nam tại Hoa Kỳ ấn hành. B́a trước chỉ tŕnh bày chữ, giản dị. B́a sau in ảnh vẽ Nguyễn Vy Khanh thực hiện bởi họa sĩ Nguyễn Quốc Tuấn. Sách nặng kư lô, nên cũng nặng tiền, hai mươi hai Mỹ kim, có lẽ cũng đáng với nội dung của nó. Mời đọc mục lục:

Hiện tượng và thể loại

       o   Những hiện tượng văn học Việt-Nam thế kỷ XX                   

§         Thời xây dựng  -  Văn học tiền chiến  - Văn học kháng

§         chiến  - Văn học miền Nam  - Hiện tượng ấn phẩm

§         xám và những người viết trẻ  - Văn học hải ngoại

o       Các thể loại ngắn                                                                    

§         Truyện ngắn  - Tân truyện  - Truyện vừa  - Tập

§         truyện  - Hiện tượng truyện thật ngắn

o       Tiểu thuyết                                                                              

§         H́nh thành của thể loại tiểu thuyết - Tiểu thuyết Việt

§         Nam  - Các khuynh hướng chính: tả thực, lăng-mạn  -

§         Một số đặc điểm của tiểu thuyết  - Kỹ thuật tiểu thuyết

-         Hiện tượng tự truyện  - Tiểu thuyết hay truyện kể

o       Tiểu thuyết lịch sử                                                                        

o       Thi ca                                                                       

§         Hồi đầu thế kỷ  - Thơ Mới - Thơ kháng chiến và

§         cộng-sản  - Thi-ca miền Nam  - Thơ theo người ra

§         khỏi nước  - Thơ những năm cuối thế kỷ

o       Về phê b́nh                                                                         

     Phê b́nh và đời sống  - Tác phẩm lớn nhỏ

       Hiện tượng và tác giả

             -    Văn học lục tỉnh 1954-1975 : Các nhà văn  - Các nhà thơ  - Nam tính

-         Nỗi nhớ qua một số tác giả: Xuân Vũ - Hồ Trường An - Kiệt Tấn  - Nguyễn Tấn Hưng  - Phùng Nhân

-         Văn chương lưu đày: Quá khứ - Kẻ lạ  - Cái chết  - Hội-nhập - Hội-nhập qua một số nhân-vật của Nguyễn Trung Hối

-         Về dục tính và nữ quyền                                                                

-         Thơ Vũ Hoàng Chương                                                                

-         Bùi Giáng : con đường ngă ba                                                      

-         Thơ Thanh Tâm Tuyền                                                    

-         Thơ Tô Thùy Yên, quán trọ hồn đông-phương                

-         Thơ Du Tử Lê                                                                   

-         B́nh Nguyên Lộc                                                                          

-         Vơ Phiến những năm 60                                                                 

-         Vơ Hồng, nhà giáo                                                             

-         Duyên Anh                                                                                     

-         Nhật Tiến                                                                                      

-         Dương Nghiễm Mậu : cuộc đời t́nh cờ                                         

-         Nhân vật tiểu thuyết Thanh Tâm Tuyền                                      

          Kết một thế kỷ văn học.

         Đây quả là một công tŕnh dài hơi, Nguyễn Vy Khanh  đă vịn vào ḷng say mê văn học của ḿnh để hoàn thành. Có lẽ đă có những nhận định, đánh giá tác phẩm này đâu đó mà tôi chưa t́m thấy. Phần thưởng quí nhất của một tác giả là sự trưởng thành của tác phẩm. Khen, chê đều là nhũng đánh dấu của sự trưởng thành.

 

          Theo dự tính Nguyễn Vy Khanh cho biết, anh sẽ cho phát hành trong năm 2007, hai công tŕnh biên khảo:Văn Học Văn Hoá Miền Nam 1865-1975Văn Học Việt Nam Hải Ngoại, cả hai chủ đề đều rất hấp dẫn và cần thiết. Hy vọng Nguyễn Vy Khanh sẽ thực hiện được trước khi “...chuẩn bị để trở lại với lănh vực triết lư hoặc văn hóa thuần túy. Tôi đang sơ thảo viết về triết đạo và cũng đang nghiên cứu thêm về huyền thoại lập nước và dựng nước theo Kinh Dịch cũng như một số khám phá mới. Tôi muốn nghỉ viết văn học sử là để làm những công việc này mà tôi hy vọng thích thú và thoải mái hơn, ít ra cho tôi! ...”

          Học và Viết vẫn là hai mục tiêu hàng đầu của Nguyễn Vy Khanh, một người có quan niệm minh bạch:  

          “... Tôi th́ vẫn quan niệm làm ǵ th́ ḿnh vẫn luôn đi t́m sự thực. Trong thi-ca đó là cái đẹp thật, nguyên tuyền, là chân thật của nhà thơ khi diễn tả tâm tư, cái nh́n, thành lời, thành thi tính! Trong truyện cũng vậy, có cái thế-giới thật nội tại và có cái hiện thực nhân sinh. Theo dơi và nghiên cứu văn học sử với tôi cũng là một phương tiện t́m kiếm sự thật và chia xẻ với người đọc. C̣n chính trị th́ tôi vẫn chủ trương dấn thân dưới một số h́nh thức v́ liên hệ đến an sinh con người kể cả những "cây sậy" biết suy nghĩ. Nhà văn phải biết sống với chính trị, nếu không dễ tiêu tùng lắm. Làm văn học mà nịnh vua, nịnh lănh tụ lộ liễu sẽ có ngày tự ḿnh phản bội lấy ḿnh và "tác phẩm" dễ rơi vào quên lăng, v́ trước hết gây dị ứng với người đọc, sau nữa các lănh tụ sống không thọ lắm, rồi nào tư cách, v.v.! Tôi từng gần với nhiều giáo sư đại học, nhiều nhà nghiên cứu, lư thuyết, nên cũng biết được một số chuyện đau ḷng (theo tôi) ! Vấn đề muôn đời của nghệ thuật vị nhân sinh mà không bị nhân sinh, chính trị biến nghệ thuật thành tôi đ̣i, vong thân, mất cá tính, bản thể!”

          Trong một email, gởi cho tôi phần tiểu sử, Nguyễn Vy Khanh tḥng thêm câu quan niệm của anh:

         Kiến thức cũng như nghề nghiệp chính thức và nghiệp dư, sau nhiều thập niên hoạt động, cho chúng tôi tâm niệm và ư chí, trong khả năng khiêm tốn và khả thể, đi t́m sự thực và ghi lại cho các thế hệ sau, với hy vọng rằng chỉ có thống nhất nhân tâm và địa lư khi nào những khúc mắc và vấn nạn lịch sử đă được nh́n nhận và giải tỏa


           Nguyễn Vy Khanh, không phải là bạn văn của riêng tôi. Anh là bạn của mọi tác giả trước khi trở thành thân hữu của bạn đọc và ngược lại. Sách của Nguyễn Vy Khanh không rơ tiêu thụ như thế nào. Thị trường chữ nghĩa hải ngoại nghe ra vẫn c̣n khả quan. Bài viết của Nguyễn Vy Khanh từ sách, từ báo vẫn đều đều xuất hiện trên các trang web. Đây là điều đáng mừng, dù các trang chủ chẳng mấy khi gởi đến tác giả một tiếng cảm ơn. Đăng bài, c̣n giữ tên người viết đă là một nghĩa cử cao đẹp của người phổ biến giúp rồi. Có trang nằm ngoài khu vực hải ngoại, cắt vứt đi cái tên cũng huề thôi. Chẳng bạn văn nào muốn lôi thôi làm ǵ.

         Mùa thu năm 2006, tôi đang ngồi lên tiếp danh sách bạn bè để dựa hơi, th́ Nguyễn Vy Khanh ghé qua. Lần này anh mang cho cuốn tiểu thuyết Xứ Đạo của tác giả Nguyễn Triết Văn. Một cái tên rất lạ. Nguyễn Vy Khanh cho biết cũng là một cư dân của Montréal. Tôi nhờ anh chuyển lời cảm ơn. V́ không phải sách của Khanh, nên anh không đề tặng. Tôi lật trang đầu, vui tay ghi: “sách do Nguyễn Vy Khanh cho”. Tác phẩm đến tủ sách tôi đều phải có xuất xứ. Đây là cái bệnh, tôi mắc phải từ hồi xa xưa. Hồi đó, thỉnh thoảng có những ḍng: “ mua trong lần núp mưa với H tại quán sách...” hoặc “ kỷ niệm ngày đi chơi đầu tiên với L ”vv..., sau này, lâu lâu xem lại, hồi tưởng miên man, thú vô cùng. Không có nét-chữ-sống trong cuốn sách của tủ sách gia đ́nh, cuốn sách đó có vẻ thiếu duyên dáng, bạn có thấy vậy không ?

          Bạn văn của tôi sống tại Montréal khá đông. Một số đă cho tôi dựa hơi. Một số tôi chưa có dịp bén tiếng xin phép. (không phải bén tiếng mời chung tiền, mỗi người vài ba trăm ấn phí. Và nếu viết với nội dung thuần túy văn học, th́ chả cần xin phép ai.) Nguyễn Vy Khanh đem lại cho tôi sự lo lắng ngay sau khi anh ok . Viết về một người bạn thơ, văn, họa, nhạc đă khó, viết về một bạn chuyên về biên khảo càng khó hơn. Đương nhiên tôi phải lách. Làm thế nào để không là phê b́nh một nhà phê b́nh với những tác phẩm ḿnh chưa tiêu hóa kỹ. Rất cảm ơn ông Cát Biển qua những câu hỏi của ông dành cho Nguyễn Vy Khanh. Vịn vào đó, mà tôi vẫn c̣n quờ quạng y như hồi viết mấy câu: “Anh chàng cao học triết/ coi bộ cũng bảnh trai/ quản thủ một thư viện/ có dịp đọc dài dài/ buồn tay ngồi múa bút/ và in sách lai rai/ cuộc chơi trôi chảy miết/ nao nao gió hiên ngoài”. Múa bút không biểu thị sự viết nhảm như một số bạn liên tưởng đến múa mỏ. Múa bút thường nói lên vẻ tài hoa của bàn tay, y như cụ đồ của nhà thơ Vũ Đ́nh Liên. Tiếc là lúc này ít c̣n ai múa bút. Cái bàn phím chữ thật lợi hại. Người sinh hoạt chữ nghĩa chỉ có dịp múa bút khi đề tặng, kư tên. Các bạn của tôi làm ơn nhớ giùm, gởi sách của ai cho tôi đừng quên đề tặng. Nếu không dễ tạo cho tôi buồn tay viết bậy, như từng đề trong một cuốn kinh dịch: “ Sách ăn cắp ở chùa...” .với hai câu thơ phụ đề “ T́nh cờ ăn cắp cuốn kinh/ trong hôm được phép đưa em đi chùa...”.

 

Luân Hoán