Thái Tuấn

thiếu nữ, nét thơ trong họa phẩm

Luân Hoán

          Tôi xóa tức th́ hai chữ “danh họa” vừa gơ xuống bàn phím trước cái tên Thái Tuấn, bởi chợt nhớ, có một số người đă dễ dăi dành từ “danh” cho những đối tượng họ yêu thích hoặc quen thân trong bộ môn âm nhạc, làm cho chữ “danh” có phần nào giảm giá. Lư do thứ hai tôi không dùng hai từ rất xứng đáng với anh Thái Tuấn, v́ tôi nghĩ, sẽ có ít cái cau mày trong những người cầm cọ Việt Nam. Trong làng họa của chúng ta, h́nh như lâu nay chưa ai công nhận ai là danh họa cả. Như vậy thật không nên  tấn phong” một đẳng cấp mà có thể chính anh Thái Tuấn không thích. Dùng hai chữ đơn giản “họa sĩ” vẫn là tốt nhất.

          Họa sĩ Thái Tuấn được ra đời trong một gia đ́nh khá giả vào ngày 11 tháng 9 năm 1918 tại phố Hàng Bông - Thợ Nhuộm Hà Nội với tên thật là Nguyễn Xuân Công. Theo một vài tài liệu, Thái Tuấn đến với hội họa bằng tự học (self-taught). Nhưng trong một bài viết tại Orléans ngày 20 tháng 10 năm 2005, nhà phê b́nh văn học Đặng Tiến cho biết, họa sĩ Thái Tuấn đă có mặt tại trường Mỹ Thuật Gia Định cùng với người bạn đồng tuổi, hoạ sĩ Nguyễn Tử Nghiêm. Hơn thế nữa, anh đă có hai năm (1938-1940) với trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Hà Nội, trong khóa học có cả cố nhạc sĩ Đặng Thế Phong.  Có thể v́ con đường đến với hội họa qua ngă trường ốc không dài thời gian bằng công sức tự t́m hiểu, trau dồi đến thành công, nên hai chữ “tự học” có phần chính xác. Nhưng dù dưới h́nh thức học tập, rèn luyện nào, Thái Tuấn cũng đă thành danh. Anh là một họa sĩ nổi tiếng trong làng họa Việt Nam, trước 1975 và c̣n vang danh trong hiện tại.

          Trong thời gian kháng chiến chống Pháp, hoạ sĩ Thái Tuấn tản cư về Thanh Hoá, quê ngoại của anh. Tại đây, anh góp tay với phong trào kháng chiến bằng cách vẽ tranh cổ động, cùng nhiều sinh hoạt văn hóa khác bên cạnh những nhà văn, nhà thơ Thanh Châu, Quang Dũng, Hồ Dzếnh, Nguyễn Tuân...Sau ngày 20 tháng 7 năm 1954, Thái Tuấn theo đoàn người t́m tự do, anh vào Nam sống trong một con hẻm trên đường Yên Đổ, Sài G̣n. Địa chỉ nhà anh được nhà văn Văn Quang chỉ dẫn rất hóm hỉnh:

           “... Căn nhà anh nằm chen chúc giữa một “đống” ngă ba ngă tư trong con hẻm nhỏ xíu. Từ con hẻm 150 Lư Chính Thắng (tên mới sau 1975, LH ghi chú) thông sang con hẻm 152, đi đường nào cũng được và đi đường nào cũng có thể bị lạc giữa “rừng nhà” chật chội. Những số nhà “suyệc” lung tung chẳng c̣n ra hàng lối ǵ. Nhà của anh số 150/31/5, nhưng nếu không hỏi thăm những người quanh đó th́ cũng chẳng biết đâu mà ṃ. Căn nhà đó anh ở từ rất lâu rồi, trước những năm 1975 đến nay. Bây giờ cũng vẫn vậy, thêm được cái hàng rào và cái cửa sắt bé tẹo trước cửa. Nếu tôi nhớ không lầm, xưa kia là cửa gỗ”

 

          Những năm đầu tại thủ đô miền Nam, Thái Tuấn sống cần cù với nghề vẽ bảng hiệu, trang trí cho một cửa hàng vẽ quảng cáo của một người Pháp, rồi làm thư kư cho nhà in Trương Vĩnh Kư. Đến giữa thập niên 50 anh mới bắt đầu dùng sơn dầu cho các họa phẩm của ḿnh. Bút danh Thái Tuấn cũng được khai sinh vào khoảng 1956. Là một người có tài năng và yêu nghề, những sáng tác của Thái Tuấn sớm được giới cầm cọ cũng như những người thưởng ngoạn đón nhận. Anh trở thành một họa sĩ tên tuổi bên cạnh những Tạ Tỵ, Ngọc Dũng, Duy Thanh...những người có công đẩy mạnh nền hội họa hiện đại Sài G̣n sớm thành h́nh và trưởng thành. Cùng với vẽ, Thái Tuấn c̣n nghiên cứu, viết những bài tiểu luận về hội họa có giá trị, cho phổ biến trên các tạp chí Sáng Tạo, Văn, Bách Khoa...Anh cũng cho mở cuộc triển lăm cá nhân đầu tiên vào năm 1958 tại trụ sở Aliance Francaise Sài G̣n. Những cuộc bày tranh tiếp theo vào các năm: 1970 tại Galerie Dolce Vita Saigon, năm 1973 tại Continental Palace Saigon, càng làm giàu thêm dang tiếng của anh. Và với uy tín ngày một vững, anh thường có mặt trong Hội đồng Giám khảo của các cuộc triển lăm có giải thưởng.

 

          Năm 1984, anh chị Thái Tuấn sang Pháp sống cùng cô con gái tại Orléans, một thành phố có tuổi thọ cao, xinh đẹp với các ngôi nhà cổ xưa, các bảo tàng viện, bên ḍng sông Loire êm ả. Anh vẫn tiếp tục sáng tác, lai rai viết tiểu luận và rong chơi qua nhiều quốc gia. Năm .....chị Thái Tuấn bất ngờ, bỏ anh về nước Chúa trước một bước. Tinh thần người họa sĩ có phần suy sụp. Nhưng rồi con chuột của kỹ thuật điện toán giúp bàn tay sáng tạo đến với một lối vẽ mới. Cuộc chơi vừa nhuần tay, Thái Tuấn phải vào nhập viện tại Orléans ở tuổi 88. Với thân h́nh mảnh khảnh, cao như cây sào trên bến sông, nhưng sức khoẻ của người yêu cái đẹp, yêu màu sắc sớm ổn định. Như để dọn sẵn cho ḿnh những ngày c̣n lại tốt đẹp, Thái Tuấn hồi hương. Người con trai của anh vẫn giữ vững tổ ấm cũ. Anh lại về đấy, nằm trên gác cao, trong căn pḥng nhỏ. Anh ít khi ra ngoài, một đôi khi mới tiếp vài người bạn thân cũ. Anh đọc sách, nghỉ ngơi và vẽ ngay tại chỗ nằm, chỗ tiếp giáp với nắng gió mỗi ngày. Họa phẩm của anh vẫn thong dong thành h́nh, không nhiều lắm nhưng cũng vừa đủ cho anh bày ra cho thị dân Sài G̣n thưởng ngoạn.

          Cuộc triển lăm 13 họa phẩm, có tên Về Nguồn, của Thái Tuấn, khai mạc từ 10 giờ sáng ngày 09, tháng 12 năm 2006, kéo dài đến 12 ngày sau, là một tặng phẩm, anh dành riêng cho giới thưởng lăm hội họa trên đất nước thân yêu của ḿnh. Tiếng vang của cuộc triển lăm thật đáng vui mừng. Nhiều bài viết tán thưởng được phổ biến. Nhiều vụn tin có vẻ thật t́nh được đăng tải. Trong đó có tin từ trang báo điện tử VNExpress, ngày 8-12-2006 dưới tiêu đề “Hà Nội thanh lịch, mơ mộng trong tranh Thái Tuấn”. Bản tin có những câu:

          “Họa sĩ Thái Tuấn là khuôn mặt tiêu biểu cho nền văn học nghệ thuật miền Nam trước 1975...Triển lăm lần này của họa sĩ Thái Tuấn là một niềm vui cho người yêu tranh Việt Nam....

          Ở mặt nội dung, Về nguồn không thay đổi so với triển lăm của Thái Tuấn cách đây gần 5 năm cũng tại TP HCM. Nhưng về màu sắc, nét vẽ dường như lại càng trẻ trung, tươi tắn, say mê hơn. Trong số 13 bức tranh, chỉ có 1 bức vẽ phong cảnh thôn quê, 12 bức c̣n lại diễn tả vẻ đẹp duyên dáng, tao nhă của thiếu nữ miền Bắc thuộc nhiều thành phần khác nhau...

                                                                                                                              (Anh Vân)

          Trong một bài viết khác, có tên “Thái Tuấn - đời như tranh vẽ”, cũng được đi trên mục Mỹ Thuật của báo VNExpress, Anh Vân viết tỉ mỉ, thân t́nh hơn. Ông cho biết đă đến thăm chỗ ở, chỗ làm việc của Thái Tuấn. Theo Anh Vân, Thái Tuấn vẫn như xưa: “...mái tóc bồng, vóc người gày g̣, nhanh nhẹn không đổi” Và người yêu thích tranh Thái Tuấn nhận xét: “dường như Thái Tuấn chung thủy với những nề nếp của riêng ḿnh với những ǵ xưa cũ”. Anh Vân cũng tiết lộ, người họa sĩ tóc bạc nhưng ḷng vẫn trẻ ấy đă nói đùa với ông: “Tôi 88 tuổi rồi mà chưa có cái nhà, nhà đang ở là của thằng con. Đến bây giờ vẫn không có nghề". Và chân thành hơn là khiêm nhường khi nói về cái nghiệp của ḿnh: “Họa sĩ hay không th́ nằm ở trong tranh. Nghệ sĩ hay không là ở tính t́nh. Người ta gọi th́ tôi nghe, không bao giờ dám tự nhận”. Trong bài viết,  Anh Vân c̣n cho chúng ta một số thông tin quí về họa sĩ Thái Tuấn, mà có lẽ Anh Vân được chính người ḿnh đến thăm tâm sự, để ghi lại “ Khi rời quê hương ra đi, ông chỉ đem theo vỏn vẹn 2 bức tranh do ông vẽ. Đó là hai bức tranh cuối cùng mà ông đă bán cho người bạn ở Sài G̣n. Bạn ông xuất ngoại nhưng không có điều kiện mang theo, nay mang qua trả khổ chủ. Ở Pháp, mỗi năm ông vẽ trung b́nh 10 bức, phần nhiều là tranh về phụ nữ Việt Nam. Ông vẽ v́ h́nh ảnh quê hương day dứt trong tâm tưởng. Vẽ v́ người vợ tảo tần luôn sát cánh bên ông trên những bước thăng trầm của cuộc đời. Vẽ v́ trong những giấc mơ ngày đông giá buốt, h́nh ảnh con sông Lô cuồn cuộn chảy về. Con sông đó một thời gắn với tuổi thơ Thái Tuấn: mỗi ngày ông phải đi đ̣ từ đồn điền nơi cha làm việc sang bờ bên kia để đi học. 

          V́ công việc của bố ḿnh, tuổi thơ và thời niên thiếu của Thái Tuấn không sống cố định một nơi. Từ khi sinh ra đến khi 5 tuổi, bố của ông giữ nhiệm vụ trông coi cả vườn Bách Thảo Hà Nội ngày ấy nên ông được sống giữa thiên nhiên xanh mát. Rồi sau đó, ông lại theo gia đ́nh đến sống ở Thanh Hóa, Tuyên Quang, Nam Định ... những cảnh đẹp, nếp sống, tính t́nh của người dân quê miền Bắc đă đi vào tâm thức của cậu bé mộng mơ Thái Tuấn . Dĩ nhiên, nhà báo Anh Vân cũng thỉnh thoảng đưa ra vài nhận xét về nghệ thuật hội họa của Thái Tuấn: “... tranh ông tiêu biểu cho nét văn hóa, tính cách Việt Nam: dịu dàng, tinh tế.”, “... Tranh chỉ vẽ chân dung, nhưng trong từng vóc dáng, màu sắc c̣n thấp thoáng cả ḍng sông, cánh đồng ngọn đồi miền Bắc”. Xin được cảm ơn ông Anh Vân và VNExpress.

         Một người thành danh trong văn chương từ thời Việt Nam Cộng Ḥa, nhà văn Văn Quang, vốn đă có nhiều thân t́nh với Thái Tuấn, đă vén khéo tường thuật cho chúng ta biết những ngày tháng sinh hoạt tại quê nhà của tác giả Câu Chuyện Hội Họa (Cảo Thơm xuất bản trước 1975, nxb Văn Nghệ và công ty văn hóa Phương Nam tái bản lần thứ 3, năm 2006), cùng những nhận xét của ông về nghệ thuật tạo h́nh Thái Tuấn:

          “... Anh đưa tôi lên lầu. Căn lầu cũng chỉ có hai pḥng. Căn pḥng của anh ở kê vừa đủ một cái giường, một cái ghế dựa dây nilon và một cái bàn nhỏ. Tất cả chưa được 4m2. Trên tường, chỗ nào cũng là tranh của anh mới vẽ. Tôi không hiểu anh vẽ ở chỗ nào. Hiểu ư tôi, anh cười:

          – Tôi vẽ ngay ở đây, trong trái tim này, chẳng cần nh́n đi đâu cả. Từ ngày về Việt Nam đến nay vẽ được 8 bức rồi đấy.

          Có một bức tranh, có lẽ anh cho là thú vị nhất treo ngay ở đầu giường. Những bức khác cũng “toàn con gái”. Vâng, theo tôi, toàn là thiếu nữ, chứ… không phải “đàn bà”. Tất cả đều trẻ trung, nhưng mỗi người một vẻ, mỗi khuôn mặt một nét riêng, có một tiếng nói âm thầm nào đó cũng rất riêng. Mỗi dáng điệu cho người xem một cái nh́n khác. Cái huyền bí của thế giới thiếu nữ chẳng bao giờ nói hết được và chẳng ai giống ai. Cô con gái bên song cửa đợi chờ cái ǵ, không ai biết. Người kịch sĩ suy tư sau ánh đèn sân khấu, khác với những cô gái nhởn nhơ vô tư như những bông hoa giữa phố phường… Tranh của Thái Tuấn là như thế. Đôi khi anh cũng vẽ Paris và những người đàn ông, thản hoặc đôi lúc cũng có những bàn tay nơn nà với khói thuốc. Cũng có khi là một “tĩnh vật” rất đời thường. Song tranh Thái Tuấn rất ít đường nét phức tạp. Mọi h́nh thể đều được giản dị đến mức tối đa, không có những chi tiết nhỏ nhặt, vậy mà người xem vẫn cảm thấy được. Xem tranh Thái Tuấn để cảm nhận ngay từ khi vừa bắt đầu nh́n thấy và sau đó mới là sự đi t́m những nét tinh tế ẩn chứa phía sau.

          Với cái tuổi của anh, tất cả những họa phẩm đều rất trẻ và tươi mát qua vài đường nét và đặc biệt là màu sắc. Ngay cả khi bắt gặp một dáng vẻ trầm mặc của một cô gái “mơ về cội nguồn”. Tám bức tranh mới vẽ từ khi về Việt Nam của anh không đủ chỗ treo trên tường. Người con trai anh phải mang thêm vài bức ở pḥng ngoài vào pḥng trong. Khách đến chơi ngồi ngay trên giường ngủ của anh. Nhà anh không có chỗ trưng bày tranh như những họa sĩ khác. Muốn xem hoặc mua tranh của anh phải đến triển lăm...”

                                                                                   (Văn Quang – Thái Tuấn Ở Sài G̣n)

          Họa sĩ Trịnh Cung, hiện đang sống tại Sài G̣n thuật lại cuộc triển lăm của Thái Tuấn cho đài BBC Luân Đôn, trong đó có đoạn:

          “...Rơ ràng, Thái Tuấn từ những năm 30 cho đến Thái Tuấn 89, ngoài một số ít tranh vẽ về nhân vật đàn ông như những bức tự họa; chân dung cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (“Hoá thân”); nhạc sĩ Phạm Duy cùng cây đàn guitar (“Rừng thông”) và một ít tranh tĩnh vật, phong cảnh, Thái Tuấn vẫn chỉ vẽ gần như có mỗi một nhân vật: người đàn bà của vùng quê ông, nói đúng hơn là vùng quê Thanh Hoá của người vợ đă quá cố của ông, cho dù ông sống ở Sài G̣n, Paris hay Hoa Thịnh Đốn.

          Tất nhiên, không phải ông không vẽ những phụ nữ Việt thuộc các vùng khác, nhưng hầu như tất cả họ đều trở thành “nhân bản” của người đàn bà nào đó măi sống trong tâm tưởng ông như nàng Jeanne Hébuterne đối với nhà danh họa Modigliani.

          Thực ra, ai đó là mẫu người cho bức tranh, không chỉ là trường hợp của Thái Tuấn, các họa sĩ khác cũng vậy, chỉ là cái nguồn cho sự tuôn trào hội họa và nhờ vào sự tuôn trào ấy mà nhân loại đă có được những tác phẩm tuyệt vời về phụ nữ. Đối với một bức tranh, chỉ có cái đẹp hội họa là ở lại.

          Người xem tranh sẽ nhớ măi về cách vẽ, về bảng mầu, về nghệ thuật tạo h́nh, về vấn đề cuộc sống mà người họa sĩ đă tạo ra, (và cũng chính những điều này làm nên phong cách của người họa sĩ), mọi sự thực khác về đề tài rồi cũng đều mất đi, cùng lắm là c̣n lại sự tiếp tục bàn luận người trong tranh là ǵ đối với tác giả, cuộc t́nh đầy băo tố giữa họ xảy ra như thế nào, … chẳng hạn như sự rất tầm phào vẫn c̣n tiếp tục xảy ra khi có những ai đó vừa khám phá ra thêm sự bí hiểm của nụ cười nàng Mona Lisa.”

                                                                        (Trịnh Cung viết cho đài BBC, 09-12-2006)

          Từ những họa phẩm giản dị nhưng giàu nghệ thuật của Thái Tuấn, giới cầm cọ cũng như những người thưởng ngoạn có khá nhiều nhận định. Mời đọc một số phát biểu:

          “Thái Tuấn đến với sơn dầu ở tuổi bốn mươi, nên tranh anh ít sắc cạnh, khai phá, mà giàu chất hoài niệm và tính văn học, tạo không gian thoáng rộng, u hoài , thi vị. Đề tài, ưu tiên là phụ nữ trong nhan sắc, dáng dấp, cử chỉ, y phục thuần túy Việt Nam trên nền màu sắc dịu nhẹ, dung dị mà tế nhị. Nhan sắc ở đây chủ yếu không phải chỉ là nữ sắc mà là một thoáng đẹp giữa trần gian. Thái Tuấn vẽ nét đẹp của phụ nữ hơn là phụ nữ đẹp, người đàn bà hóa thân làm vẻ đẹp trong tranh, diễm ảo mà hư ảo, một thoáng hồng nhan, như một lời thơ. Họa sĩ Đinh Cường, tâm giao và thâm giao với anh từ non nửa thế kỷ, đă có lần nhận xét Thái Tuấn biến bức tranh thành một cấu trúc tiềm ẩn. Anh chỉ vẽ tiếng hát chứ không vẽ người mẫu, mà vẫn nh́n ra (ca sĩ) ; anh thường tâm sự : vẽ người mà không vẽ người. Vẽ như không vẽ mới đă....

         ...  Tiếng Pháp gọi họa sĩ là artiste-peintre; ở Thái Tuấn, chất artiste nhiều hơn chất peintre, anh là nghệ sĩ hơn là họa nhân, anh là thi sĩ vẽ tranh, gọi anh là họa sĩ-thi nhân, như một Vương Duy thời Đường, có lẽ đúng. Trong mỗi họa sĩ, có một nghệ sĩ và một nghệ nhân : nghệ nhân lấy bức tranh làm đối tượng, nghệ sĩ lấy Cái đẹp làm cứu cánh. Mà chữ đẹp viết hoa là cơi Vô Cùng. Từ đó mỗi bức tranh Thái Tuấn dù đă hoàn tất và toàn bích, vẫn c̣n, vẫn là nỗi chờ mong - thiếu vắng. đó là cách đọc những khoảng mông mênh trong tranh Thái Tuấn, những trời thu xanh ngắt, quạnh vắng chiều sông, nắng chia nửa băi, để mộng tàn lây, nhớ nhà châm điếu thuốc. Một không gian tư lự, u hoài và mơ ước trong mùa xuân chưa đi, mùa thu chưa đến. Đời Thái Tuấn là một bức tranh duy nhất và dở dang. Vẽ hoài măi vẫn chưa xong một vạt trăng tơ, một tà nắng lụa.

          Giới phê b́nh thường nhận xét: tranh hiện đại, tây phương của Thái Tuấn vẫn giàu chất Á đông và dân tộc. Thật ra anh không mấy chủ tâm vào truyền thống, trường phái hay dân tộc tính, thậm chí trong thời kỳ sáng tác dồi dào nhất, những năm 1960-1970, anh c̣n hờ hững với dân tộc, định h́nh trong biên giới và lịch sử. Sau này, 1984, ra nước ngoài, ở tuổi xế chiều, anh mới hoài vọng về cảnh nông thôn và nông dân Bắc Bộ hồi đầu thế kỷ trước. Và đề tài quê hương mới rơ nét như một ám ảnh...”

                                                                                                        (Thái Tuấn - Đặng Tiến)

         Nhà phê b́nh văn học Đặng Tiến có những nhận xét về hội họa của Thái Tuấn thật thi vị nhưng cũng vô cùng chính xác. Thật khó mà không thấy những nét thơ trên từng họa phẩm của Thái Tuấn. Quan sát tỉ mỉ tất cả những người đẹp xuất hiện trong tranh Thái Tuấn, những người con gái được bản chất nghệ sĩ nhưng đôn hậu của anh cho ra đời, chúng ta gần như không bắt gặp được khuôn mặt nào xinh đẹp, lộng lẫy. Sự quyến rũ, thu hút của những người nữ Thái Tuấn nằm vào cái dáng, cái yểu điệu cốt cách của tổng thể cơ thể. Những đường nét thanh tú tỉ mỉ chi tiết không được đặc biệt chú trọng, ngay cái sống mũi thanh nhă cũng gần như bị xóa nḥa trong họa phẩm Thái Tuấn. Nhưng cũng từ cái nét đặc biệt, không ai giống này, những nhan sắc thục nữ của Thái Tuấn luôn luôn gợi sự chú ư và tạo ra một nỗi băn khoăn một cách lạ lùng. Tôi nhớ đă từng nghe lời khuyên của ai đó, đại ư : muốn làm một họa sĩ an toàn, không nên vẽ người, chỉ nên vẽ cỏ, cây, hoa, lá, sông, núi, trời, mây, con chim, con cá, con cọp, con chồn...ǵ ǵ cũng được. Bởi những động và thực vật không có miệng để ta thán, khen chê, trách hờn. Thái Tuấn dĩ nhiên không bao giờ ngại phê phán. Nhân vật của anh có đủ miệng, môi. Như vậy việc anh loại bỏ cái mũi ra khỏi khuôn mặt chỉ thuần túy là một nét nghệ thuật riêng. Tôi bàn về hội họa với một kiến thức b́nh dân và nông cạn, chỉ nh́n thấy cái trước mắt, và có chút lập dị, làm dáng cho ra cái điều cũng yêu thích hội họa vậy thôi, xin lượng thứ. Để chuộc lỗi, tôi xin trích nhận xét của nhà phê b́nh hội họa thứ thiệt Huỳnh Hữu Uỷ, viết về Thái Tuấn:

          “... Anh luôn luôn ao ước vẽ một bức họa tinh giản, ít màu, ít nét và để nh́n khoảng trống rộng răi. Những chi tiết như nếp nhăn trên khuôn mặt hay trên một tà áo thường bị loại bỏ, anh không ưa vẽ từng ngọn cỏ, đếm từng cái lá. Ở đây, chúng ta thấy rất rơ là Thái Tuấn đă tổng hợp tinh túy của nghệ thuật Á Đông và kỹ thuật hội họa Âu Châu để vẽ nên những tấm tranh của ḿnh, là sự khoáng đạt của những chấm phá giản dị nơi nghệ thuật thủy mặc cộng với nghệ thuật sơn dầu của phương Tây. Anh thường xuyên suy nghĩ, chiêm nghiệm về những khoảng trống để tạo nên không gian mênh mông, hài ḥa trong sắc màu trầm mặc...”

                                                              (Huỳnh Hữu Ủy, Garden Grove, California tháng XII, 1996)

          Họa sĩ Nguyễn Đồng, phu quân của họa sĩ Nguyễn Thị Hợp, thế hệ trẻ hơn Thái Tuấn ghi nhận:

          “...Cũng như vẻ đẹp tranh Thái Tuấn  sẽ được nh́n ngắm vượt ngoài những giải pháp kỹ thuật mà ông có khuynh hướng giản lược trong số ít mầu sắc và ánh sáng quen thuộc cùng với nét vẽ của riêng ông. Tôi bỗng nghĩ tới bức “hóa thân”, cách đây đă lâu rồi, mà tôi đă thích hồi đó: ở pḥng tranh của Thái Tuấn ngày nay, trong từng bức tranh, tôi cũng có cảm tưởng như bắt gặp được sự hoá thân hay nhập thế của cảm thức mỹ thuật, trong mỗi trường hợp riêng lẻ”

                                                                              (Nguyễn Đồng – Xem tranh Thái Tuấn)

 

 

          Nhà văn Vơ Phiến, với mấy ḍng dưới h́nh thức thơ “Gửi Thái Tuấn”:

          “Thế cuộc bao lần thay đổi

          chiến tranh mấy lượt tiếp nhau,

          anh vẽ,

          từ bắc vào nam, từ đông sang tây

          từ lục địa này qua lục địa khác,

          mải mê anh vẽ

          vẽ cái chân dung ngh́n mặt

          của một tâm hồn nhân hậu, giản đơn mà phong phú biết bao

                   tranh anh đậm nhạt muôn màu

          tóc anh c̣n lại một màu trắng phơ

                   yêu anh từ bấy đến giờ”

                                                                             (Los Angeles, tháng 2-1996, Vơ Phiến)

          Bày tỏ của nhà văn Nguyễn Đạt:

          “Tôi gọi những bức tranh phố Hà Nội của họa sĩ Bùi Xuân Phái, cùng thời với họa sĩ Thái Tuấn, là những bức tranh đầy “họa tính”. Và như vậy, những bức tranh của người họa sĩ Sài G̣n, Thái Tuấn, đầy “thi tính”. Có cảm tưởng thay v́ cầm cây bút làm thơ, ông cầm cây cọ vẽ tranh. Tranh thiếu nữ. Từ thuở nào, họa sĩ Thái Tuấn thường xuyên vẽ tranh thiếu nữ. Không phải ông vẽ chân dung, nhan sắc một thiếu nữ đối tượng cụ thể, mà chỉ là dáng vẻ, tính cách của người thiếu nữ. Thiếu nữ Hà Nội, có thể gọi tên như vậy. Hay cũng vậy, thiếu nữ Huế, thiếu nữ Sài G̣n, trong chiếc áo dài Việt Nam. Hoặc trong bộ đồ bà ba, không quan trọng. Bởi vẫn chỉ thu vào trong dáng vẻ, trong tính cách. Và chiếc áo dài thiếu nữ Việt Nam trong tranh Thái Tuấn không bao giờ có thêm h́nh họa tô điểm nào, ngoài dáng nét và sắc màu của tà áo, thường là màu tươi mà không rộ, nhẹ mà trầm. Từ tranh thiếu nữ của họa sĩ Thái Tuấn, nhà thơ Thanh Tâm Tuyền (từ trần ở Hoa Kỳ vài tháng nay), bạn thân thiết của ông, viết tặng ông ḍng thơ: ‘Đoan trang nét hạnh, thâm trầm dáng thơ.’ ”.

          Linh mục Dũng Lạc Trần Cao Tường, một người yêu thích văn học nghệ thuật, đă giới thiệu trong trang nhà qui mô của ông:

          “... Xem tranh Thái Tuấn, người thưởng ngoạn như đang thấy cần ḥa nhập vào cuộc chuyển biến từ cái tôi nhỏ nhen tù túng mù tối mà ḥa vào được cái Ta đại thể vô biên tràn trề ánh sáng. Đó là cuộc hành tŕnh "t́m về quê nhà đă mất". Đây mới là cuộc giải phóng đích thật, giải phóng con mắt mù tối che vít bởi tham sân si tự đầy ải ḿnh, tự giam nhốt giới hạn ḿnh lại thành nhỏ nhen tù túng. Người vẽ tranh và người xem tranh cùng đang linh thao, đang chiêm niệm hay thiền, nối lại được vào cuống nhau từ bụng "mẹ" đă một lần từ giă. Quê mẹ đây có thể là chính người mẹ sinh ra ḿnh, mà cũng có thể là quê hương hằng thể, vượt không gian và thời gian, vượt bờ hữu hạn sinh tử. Niềm khao khát t́m về này như phảng phất tâm t́nh đầy chất đạo trong ca dao Việt:

‘Chiều chiều ra đứng ngơ sau/ Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều’.”

          Hoạ sĩ Đinh Cường từ những thân t́nh như anh em với Thái Tuấn, viết về người bạn đồng điệu của ḿnh:

.......

 

          Đặc biệt hơn nữa, cố nhạc sĩ Lê Uyên Phương, đă xúc động khi xem tranh Thái Tuấn, anh đă t́m thấy cảm hứng để ghi lại thành nốt nhạc. Ca từ của ca khúc dành tặng cho người họa sĩ có tên “ Về Những Ấn Tượng” :

          “Anh chưa bao giờ, chưa bao giờ nói với tôi về niềm khát vọng của đời anh/Nhưng bầu trời trong bức tranh màu xanh đă bày tỏ cùng tôi niềm khao khát đó. / Ôi! sự tự do/ tuyệt đối và những giới hạn của con người./ Anh chưa bao giờ, chưa bao giờ nói với tôi về sự ḥa điệu của cuộc sống. / Nhưng màu nâu trên bức tranh thiếu nữ đă bày tỏ cùng tôi điều bí ẩn đó/ Một trong tất cả và tất cả trong mỗi người./ Anh chưa bao giờ, chưa bao giờ nói với tôi về sự vĩ đại và sự nhỏ nhen trong đời sống. / Nhưng ḍng sông trên bức tranh màu tím đă bày tỏ cùng tôi sự phân biệt đó. / Ôi! giọt nước trong gịng sông hay gịng sông trong giọt nước./ Anh chưa bao giờ, chưa bao giờ nói với tôi về sự giản dị trong cuộc sống hỗn mang. / Nhưng hàng cây trong bức tranh màu xám đă bày tỏ cùng tôi sự trong suốt đó. / Ôi! Những ảo tưởng và quá khứ của đời người. / Anh chưa bao giờ nói với tôi về những điều mà chỉ nói với anh trong thầm lặng./ Bằng màu sắc, anh đă bày tỏ cùng tôi nhịp thở nhẹ nhàng của cuộc sống hồn nhiên. / Bằng màu sắc, anh đă bày tỏ cùng tôi sự dịu dàng của một con tim giản dị”

                                                                                        (Lê Uyên Phương, Sg, 10-3-1978)

 

          Chúng ta c̣n có thể t́m thấy nhiều bài viết khác tán thưởng Thái Tuấn trong giới sinh hoạt văn học nghệ thuật, như bài của nhà báo Vũ Thị Thơ (Từ cây cọ đến con chuột - tạp chí Văn, Hoa Kỳ, mùa hè 2001), của nhà phê b́nh Thụy Khuê (nói chuyện với họa sĩ Thái Tuấn, Văn Học, Hoa Kỳ, số 66, 1991), nhà báo Đông Dương (Giao Điểm online)...vv...Người thưởng ngoạn tranh Thái Tuấn gần như có chung một nhận xét: Thái Tuấn đă vịn vai những người thiếu nữ Việt Nam để bày ṭ cái hồn Việt cư ngụ đời đời trong tâm hồn và đường nét mỹ thuật ông ghi lại.

          Nói về chuyện vẽ vời của ḿnh, họa sĩ viết:

          “Đă từ lâu, tôi được nghe câu chuyện, có vị thiền sư chín năm ngồi yên lặng nh́n bức vách đá. Câu chuyện giản dị có thế; song những lời bàn luận giải thích kể hàng trăm pho sách chưa hết ư.

          Trong công việc sáng tạo, người họa sĩ không sử dụng h́nh sắc như nhà văn sử dụng chữ nghĩa . Không hề là những dấu hiệu quy ước, h́nh sắc không có khả năng diễn đạt chính xác minh bạch như chữ nghĩa. Hơn nữa vai tṛ của nghệ thuật không là sự "minh hoạt" cho tư tưởng, nó không chú trọng đến công việc "tải đạo" như văn chương.

          Đối diện khung vải trắng, người làm nghệ thuật cố vượt khỏi thế giới của chữ nghĩa . Hắn tạm tước bỏ danh tính sự vật để bước vào cơi giới của h́nh sắc đơn thuần; ở đó sự vật chẳng c̣n h́nh tướng ư nghĩa như trong cuộc sống b́nh thường. Mối bận tâm duy nhất của hắn là làm thế nào t́m được thế ḥa hợp quân b́nh cho sắc màu h́nh nét do sự hướng dẫn của cảm quan thẩm mỹ. Vùi đầu trong cơn sáng tạo, giây phút ấy không c̣n vấn đề nội dung và h́nh thức.

          Đó là khía cạnh tích cực của công việc sáng tạo. Song dù muốn dù không, trong quá tŕnh sáng tạo sắc màu đường nét sẽ khai mở, đánh thức những suy tư, những tâm sự cùng mọi ảnh hưởng mà nghệ sĩ đă thu nhận từ cuộc sống. Hết thảy những điều đó, có thể để lại những dấu ấn qua sắc màu h́nh nét, bút pháp trên tác phẩm th́ cũng chỉ là sự phản ứng tự động; đôi khi vượt ra ngoài "ư muốn" nghệ thuật của tác giả. Có thể qua những vết tích ấy người ta sẽ t́m thấy những giá trị khác nhau giá trị về lịch sử, về tài liệu, về đạo đức, về chính trị vân vân...

          Đó là khía cạnh tiêu cực của công việc sáng tạo đối với nghệ sĩ. " Trong thế kỷ hai mươi này, tôi có nghe nói về nhà danh hoạ Malevitch; ông đă vẽ một bức họa nhan đề : “Carré blanc sur fond blanc" * Tranh ông không vẽ ǵ cả chỉ một khoảng trắng vô biên. Có thể là ông đă mong tự xóa bỏ hết dấu vết của ḿnh. Các nhà phê b́nh nghệ thuật khôn ngoan đều hết lời ca ngợi vẻ đẹp của bức họa. Riêng quần chúng thưởng ngoạn khi đứng trước họa phẩm đều yên lặng kính cẩn, như vị thiền sư nh́n ngắm bức vách trên ngọn núi cao.

          Trong chốn luận bàn nghệ thuật, thường ư sinh ra lời, song cũng đôi lần lời đẻ ra ư” .

                                                            (Thái Tuấn – Sáng Tạo Nghệ Thuật - Orleans 1991)

           Trong Tuyển tập Thái Tuấn ,  do cơ sở VAALA, 11022 Acacia Parkway #A Garden Grove CA 92840 USA ấn hành năm 1996, có đến 18 bài tiểu luận về hội họa do Thái Tuấn, một số trong những bài này được chuyển sang Anh ngữ bởi giáo sư Nguyễn Ngọc Bích. Cũng như tranh vẽ, bài viết của anh thường ngắn, gọn, đi thẳng vào vấn đề anh muốn đề cập với lối văn trong sáng, dễ hiểu, dù những điều anh nói đến không dễ gặp trong cuộc sống b́nh thường: “Tín hiệu gởi đến khoảng không gian vô tận”, “H́nh sắc và tư tưởng trong hành động sáng tạo”vv...

 

          Tôi liên lạc lại được với anh Thái Tuấn, kể từ lá thư hồi âm, anh viết vào ngày 01 tháng 6 năm 1991. Trong lá thư này, có nhiều câu đem lại cho tôi niềm vui không nhỏ: “....Thi sĩ muốn là trời muốn, anh cần ǵ tôi sẵn sàng ra tay với chút tài mọn. Trên trái đất này c̣n một nhà thơ, cũng c̣n không khí trong lành...” Sự khiêm nhường và lạc quan của anh, đă là một động viên rất lớn cho những sinh hoạt của tôi từ năm 1991 đến sau này. Tôi cận kề thêm một người anh, một người bạn với thân t́nh tuyệt vời, qua những thăm hỏi, chia xẻ chở đầy trong những lá thư:  “... Không được thư anh thường, song vẫn được thơ trên báo chí. Thật ra cuộc đời, ḿnh chẳng có ǵ để mà mất. Vả chăng cái mất đi và cái c̣n lại cũng vẫn là cuộc sống. Mong mọi sự mệt mỏi và chán nản anh gói vào trong thơ, trả lại cho cuộc đời, để c̣n lại chút thanh thản...” (18-4-1993), “... Đồng bệnh tương lân, cùng mắc phải cái bệnh lười biếng, nên tôi cũng ngại việc cầm bút, nay đến cây cọ cũng vậy. C̣n chân phải lại mới bị đau ở khớp đầu gối, đi lại khó khăn, nên cũng ít khi dời khỏi nhà...”(8-2-1995). Đọc những lời anh gởi, dù vui vẻ lạc quan, dù phảng phất buồn buồn, tôi cũng thấy rất rơ những cảm động trong ḷng. Được quen biết với anh đă là một vinh hạnh lớn, c̣n được anh quí mến quả là tôi có phúc, có số được bạn vàng.

          Năm 1993, anh chị Thái Tuấn đến thăm thành phố Montréal, thăm người bạn cũ thân t́nh của anh, bác sĩ Nguyễn Tấn Hồng. Ông thầy thuốc này vốn từng giữ chức Tổng trưởng Thanh niên của Việt Nam Cộng Ḥa, yêu hội họa, trọng tài năng, từng bảo trợ nhiều cuộc triển lăm, nên bạn bè ông thuộc giới cầm cọ khá đông. Anh Thái Tuấn đến thăm ông, chúng tôi, những người léng phéng với văn học, nghệ thuật, cũng được dịp may gặp lại anh. Bàn tay múa chữ, gieo vần vè của tôi được bàn tay thơm sơn cọ tài hoa của anh Thái Tuấn nắm chặt, ấm áp. Anh vẫn cao và gầy nhưng rất khoẻ mạnh. Tôi bỏ thuốc lá đă lâu, nhưng không dị ứng khói thuốc. Ngọn pipe anh ngậm không là một làm duyên, nhưng cần thiết như một người bạn. Chị Thái Tuấn, hiền lành, phúc hậu, h́nh như ít can thiệp vào công việc vẽ vời của chồng. V́ tôi vẫn là tài xế cho bằng hữu, nên anh chị phải ghé đến căn hộ của chúng tôi nhiều lần. Được hướng dẫn anh chị đi thăm nơi này, viếng nơi kia, những cảnh quan của thành phố, chúng tôi rất vui thích. Vợ tôi hiền lành nhưng cũng ma giáo lắm, thấy sang bắt quàng làm họ ngay. May mà cô ả chỉ nói với riêng tôi “ trông chị Thái Tuấn, giống mẹ em quá chừng”. Dĩ nhiên tôi chỉ nhận ra nét tương đồng giữa những người đàn bà Việt Nam: đoan trang, hiền hậu, t́nh thương để lộ hẳn trong cử chỉ, ngôn ngữ lẫn ánh mắt. Ở chị Thái Tuấn và nhạc mẫu tôi c̣n có một điểm chung là sự phương phi, hồng hào của những người không chịu nhiều vất vả.

 

          Anh chị Thái Tuấn đến thăm Montréal không chỉ có “hai vợ chồng già son trẻ”. Anh c̣n mang theo trên mười đứa con tinh thần, đó là những họa phẩm sơn dầu. Chiều theo ư  anh, những họa phẩm mới nhất của Thái Tuấn không ra mắt giới yêu hội họa của thành phố văn hoá Montréal, trong không khí một pḥng triển lăm. Tranh của anh được đóng khung nghiêm chỉnh và trưng bày tại pḥng khách của nhà thơ Đỗ Qúy Toàn. Tại đây, hầu hết các bạn  văn nghệ, cũng như giới chơi tranh tại Montréal đều ghé đến thưởng ngoạn. Mặc dù không có cắt băng, không có diễn văn khai mạc, không có bài giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhưng "pḥng tranh bỏ túi" của Thái Tuấn đầy chất lượng nghệ thuật và chan chứa thân t́nh.

          Anh Thái Tuấn h́nh như có chút ngán ngẩm không khí của đám đông. Cuộc triển lăm thành công trọn vẹn của họa sĩ Đinh Cường vào tháng 9 năm 1991 tại Les Jardins du Bois, Montréal, cộng thêm những ngày thong dong, vẽ tranh treo chơi ở nhà một người em của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, mùa hè 1992, không đủ xóa hết dư âm không vui từ cuộc triển lăm của họa sĩ Vơ Đ́nh (tháng 6-1992). Chính điều này đă làm chúng tôi, nhất là thi sĩ Đỗ Quư Toàn, một người có ḷng với hội họa, có t́nh thân thiết lâu năm với Thái Tuấn, đă hơi dễ dàng chấp thuận ư muốn treo tranh tại nhà của người họa sĩ, ở tận bên Pháp sang chơi. Rất may, tuy hạn chế phổ biến, khách yêu tranh cũng đă t́m đến, và một số con tinh thần của anh Thái Tuấn đă có những người chăm sóc, thương quí mới. Nhưng nếu tổng kết, tôi có thể tin: anh Thái Tuấn chỉ có thể thu về cho ḿnh một niềm vui nho nhỏ: gặp lại bằng hữu. Bởi trong số tác phẩm anh mang theo, có một số được dành riêng, không trưng bày, chỉ để làm tặng phẩm. Tôi là một trong ít người sung sướng nhận tặng phẩm bất ngờ của anh. Điều tôi hơi buồn là không kịp đóng góp phí tổn làm khung cho bức tranh ḿnh nhận. Phí tổn này khá lớn, về sau họa sĩ Nguyễn Tài (tốt nhiệp hội họa tại Montréal) cũng là người thực hiện khung mới cho tôi biết.

          Tác phẩm anh Thái Tuấn dành cho tôi là một bức sơn dầu, bát ngát màu xanh quen thuộc của anh. Trong tranh có cây cổ thụ giàu tiếng gió, có trụ đèn chơ vơ, có ghế bàn của quán cóc, có cô hàng, có người sửa xe bất đắc dĩ, có những người chơi cờ, lai rai ba sợi, trong đó theo anh nói, có cả anh và tôi của một thời thong dong trong những bức tường. Đấy là kỷ niệm. Tôi chẳng thể nào giải thích cặn kẽ nội dung họa phẩm ḿnh đang lưu giữ. Cũng chẳng thể nào nói lên ḷng trân quí của ḿnh. T́nh bạn không nuôi tôi lớn, nhưng quả thật đă giúp tôi có tuổi thọ cao hơn, có niềm tin với cuộc sống mănh liệt hơn.

 

          Trong các bức tranh anh Thái Tuấn cho treo tại nhà anh Đỗ Quư Toàn, có hai bức anh em đến xem rất thích. Bức thứ nhất, vẽ một người đàn ông đội nón lá, cổ vắt khăn trắng, vai mang đàn, với áo bà ba nâu, quần cháo ḷng đang dừng chân bên một con đường đất, bỏ chân trời ửng mây sau lưng. Người đàn ông hơi nghiêng nh́n xuống đóm lửa lóe lên từ que diêm. Chúng tôi đều nhận ra h́nh ảnh nhạc sĩ  Phạm Duy trên con đường cái quan và được anh Thái Tuấn xác nhận. Bức thứ hai, vẽ một thiếu nữ, một tay đang cầm micro, một tay lấp sau một chậu hoa vàng, đầu hơi nghiêng trong tư thế đang hát. Cô là một ca sĩ. Chúng tôi nhận ra phảng phất nét ca sĩ Ư Lan. Anh Thái Tuấn mỉm cười không giải thích, nhưng chị Thái Tuấn cho biết “ảnh rất mê tiếng hát Ư Lan”. Điều này thật trùng hợp với tôi. Nhân nhắc chi tiết này, tôi xin lạc đề một chút.

          Ư Lan, ái nữ của ca sĩ Thái Thanh, là một giọng ca bắt đầu sự nghiệp ca hát khá muộn tại hải ngoại, nhưng cô đă sớm đến mức cuối cùng của người ca sĩ. Được đánh giá là một trong những tiếng hát hàng đầu, Ư Lan tiếp tục giữ được ưu thế, vị trí của ḿnh cho đến hôm nay. Tôi thích tiếng hát Ư Lan cùng nhiều tiếng hát khác như Khánh Ly, Khánh Hà, Ánh Tuyết... từng vơ vẩn làm một số câu lục bát ngợi ca. Anh Thái Tuấn cũng rất thích giọng ca của Ư Lan. Anh vẽ h́nh dáng Ư Lan là một điều b́nh thường. Chuyện ưa thích chất giọng, lối tŕnh diễn tuỳ theo sở thích riêng của mỗi người nghe. Anh chị Song Thao th́ chỉ thích giọng Khánh Hà, Lưu Bích, Diễm Liên...vợ tôi thích Ngọc Lan, Ngọc Hạ, Trần Thu Hà...mỗi người đều tùy những cảm nhận riêng. Nhưng bày tỏ sự ưa thích có một đôi khi xảy ra điều không tốt mà ḿnh không hay biết. Chuyện tôi kể sau đây, thật trăm phần trăm, nhưng bối cảnh đă không tồn tại:Trong một quán phở nọ, một hôm có một nhóm thực khách, ngẫu hứng tán dóc về chuyện ca sĩ. Một thực khách hào hứng chê Ư Lan hết lời. Sự phê b́nh của ông, dĩ nhiên  không đến tai ca sĩ, nhưng người chủ quán tự xem ḿnh bị xúc phạm. Và cái giá phải trả của người vui miệng b́nh phẩm là băi nước bọt của người chủ quán ḥa vào bát phở trước khi bưng ra cho khách. Đây là một chuyện hy hữu, nhưng đă xảy ra. Khen, chê nhiều lúc thật tai hại. Ở thi ca, ở hội họa không biết có trường hợp tương tự này không ?

 

          Ngày anh chị Thái Tuấn trở về St.Mesmin, France, gia đ́nh chúng tôi tiễn chân anh chị hơi trễ. Dù vậy, chúng tôi cũng lên đường. Từ thành phố Montréal đến phi trường quốc tế Mirabel, 53 cây số, giữa xa lộ 40, chúng tôi gặp một trận mưa quá lớn. Hai cái quạt nước ở tốc độ mạnh nhất cũng không đẩy lui được những ḍng nước mù mịt. Gần như tất cả xe đang chạy trên xa lộ đều phải tấp vào lề, nháy đèn nằm đợi cơn thịnh nộ của đất trời đi qua. Đă trễ, càng trễ hơn. Khi chúng tôi có mặt trên lầu tiễn khách của phi trường, cũng là lúc anh chị Thái Tuấn đang bịn rịn thả bước vào cửa lên phi cơ. Chúng tôi chỉ c̣n kịp vẫy tay nhau từ biệt. Không có giọt nước mắt vô duyên nào, nhưng sự man mác, buồn buồn bao giờ cũng có trong một cuộc tiễn đưa. Nhớ lại trận mưa bất ngờ, nhớ về một người anh, người bạn, tôi viết mấy ḍng:

          “gạt nước chém không ngă/ những quân mưa cản đàng/ xe dồn giữa xa lộ/ ai đốt ḷng lửa than.

          mắt dính vào vách kính/ làm diễn viên kịch câm/ Mirabel chạng vạng/ tâm t́m có đến tâm ?

          khoảng cách xích ra măi/ vểnh tai nghe giọng khàn/ chỉ thoảng hương khói pipe/

trong ḷng trong không gian”

                                                                                                              (Mời Em Lên Ngựa)

 

         Chúng tôi vẫn giữa liên lạc với nhau qua thư từ, dù chỉ thỉnh thoảng. Trước sự ra đi bất ngờ của chị Thái Tuấn, tôi và bạn văn ở Montréal cũng chỉ biết xin bè bạn có thẩm quyền tại một vài tạp chí, cho đứng ké tên trong những ô chia buồn. Cuộc sống h́nh như mỗi ngày một gia tăng tốc độ. Chợt sáng đă đến trưa, chợt trưa đă đến tối. Giấc ngủ ngắn nhưng đêm chẳng dài. Những người đồng tuế bốn phương cứ tuần tự bỏ cuộc. Tôi trở thành có thói quen, mỗi sáng mở vào các trang Người Việt, Việt Báo, VNExpress, Cali Today, Take 2 Tango...lướt nhanh xem thử đă có những ai ra đi. Sự t́m kiếm như một chờ đợi vô ư thức. Cũng có lúc tôi hoảng hốt nghĩ ḿnh là một người bán quan tài chờ khách, xấu hổ, lo sợ. Tôi cũng phát hiện có nhiều sự ra đi không được thông tin, như tai nạn của nhà thơ Phùng Kim Chú tại Hoa Kỳ, như cái chết của nhà thơ Diễm Châu bên Pháp...và tôi ngậm ngùi viết vài ḍng tin trên trang nhà riêng nhỏ nhoi của ḿnh. Tṛ chơi này không vui, nên đến nay tôi gần như bỏ cuộc. Mới đây thôi, ngày  8-2-2007, tại thành phố nơi tôi cư ngụ, Dược sĩ Trần Văn Hích, người cầm tinh tuổi Canh Th́n như tôi, không thoát được bệnh ung thư máu. Tôi không thân nhưng có quen biết và gặp gỡ anh nhiều lần. Chỉ hơn một tuần trước, tôi mừng mái tóc của anh đă khả quan. Thật bất ngờ, không ngờ. Anh Hích cũng là một nghệ nhân, có vẽ tranh, có làm thơ, tuy không được phổ biến nhiều. Trước sự việc này, đâu dễ không bâng khuâng. Thật ra nỗi lo tôi dành cho tôi ít hơn dành cho người nằm ngủ bên ḿnh mỗi đêm. Nói dại, nếu điều này xảy ra, tôi không biết ḿnh sẽ như thế nào. Chắc tôi sẽ buông xuôi tất cả. Họa sĩ Thái Tuấn mất người thân yêu nhất của anh, một thời gian sau, nhờ cô con gái, nhờ hội họa, anh b́nh tâm trở lại.  Chúng tôi vui mừng được biết anh trở về Việt Nam. Một sự trở về không ồn ào, không tham vọng ǵ ngoài việc dành cho ḿnh những ngày b́nh an nơi quê cha đất tổ. Đất trời nào cũng giống nhau. Khí hậu bốn mùa có chênh lệch chút ít nóng lạnh cũng là chuyện b́nh thường. Hồn thiêng của sông núi tưởng viển vông mà có thật. Nó thật từ giọng nói chung quanh, thật từ h́nh ảnh va chạm hằng ngày, thật từ hương vị bữa ăn, thật từ một lọn khói vươn, một giọt mưa tạt.

          Anh Thái Tuấn thân kính, chắc hôm nay anh đă nhận được thư của Song Thao và của tôi. Thư Song Thao báo tin và xin phép anh dùng một tranh vẽ của anh cho cuốn Phiếm thứ 4 của anh ấy. Song Thao bảo rất ngại cầm bút viết thẳng lên giấy, chữ cứ y như không c̣n thẳng ḍng. Nhưng anh ấy nói, viết cho anh phải tự tay viết mới ấm chân t́nh. Tôi thua Song Thao, v́ cái lười mà anh từng nhắc, nên chỉ gơ lên bàn phím những nhớ thương lộn xộn trong đầu. Mong anh hiểu và chắc anh hiểu. Đâu ai biết được “thi sĩ ngụy” không gặp hay sẽ gặp “họa sĩ ngụy” trong những ngày sắp tới. Rất mong sẽ có mặt trong cuộc triển lăm tới của anh tại Sài G̣n. Ghi chú: những họa phẩm anh vẽ bằng con chuột gởi tặng tôi và Song Thao, chúng tôi đă làm khung treo pḥng khách. Tranh cỡ nhỏ, nhưng t́nh và chân dung anh trước mặt, thấy mỗi ngày. Phải t́nh thiệt, tôi hơi phân b́ một chút: Bức o thiếu nữ bưng thúng hoa thật tuyệt vời nhưng bức Vịnh Hạ Long chưa dẫn dắt tôi lang thang mơ mộng như hai bức có hai o anh tặng Song Thao. Tôi vốn khoái thiếu nữ hơn, anh quên rồi sao? 

 

Luân Hoán