Vĩnh Điện,

dấu lặng giữa ḍng t́nh ca

Luân Hoán

 

          Dùng tên gọi một vùng đất, một ḍng sông, một đỉnh núi, một loài hoa, thậm chí một gốc cây… để làm bút danh, không có ǵ mới lạ. Qua sách báo, chúng ta từng bắt gặp những quí danh thuần nhất như An Khê, Biển Hồ, Hương Thủy, Nông Sơn, Sông Thao, Trường Sa…hoặc ghép thêm một chữ như:  Nguyễn Đông Ngạc, Nguyễn Đông Giang, Kiên Giang Hà Huy Hà… Sau 1975, tại hải ngoại, phong trào này có phần gia tăng theo t́nh thương nhớ quê hương,  chúng ta có thêm những Cổ Ngư, Phạm Xuân Đài, Hà Kỳ Lam, Trần Quảng Nam, Nguyễn Văn Quảng Ngăi, Vơ Hương An, Phạm Cây Trâm, Trần Đại Lộc, Tràm Cà Mau… Chính việc sử dụng và kết hợp dễ thương này, đă làm tôi có một thời mừng hụt. Thời đó, khi chưa được nhà thơ Lê Vĩnh Thọ giới thiệu, tôi vẫn tưởng Vĩnh Điện là con dân của đất Điện Bàn, Quảng Nam, v́ Vĩnh Điện là tên gọi một thị trấn của Điện Bàn, miền quê ngoại thân thương của tôi.

          Thật ra Vĩnh Điện tên đầy đủ là Nguyễn Phúc Vĩnh Điện, thuộc ḍng dơi vua chúa nhà Nguyễn. Trong thời ông Nguyễn Phúc Đảm tức là vua Minh Mạng trị v́, ông có đặt ra một bài ngũ ngôn tứ tuyệt có tên Đế Hệ Thi, để chỉ các tôn hiệu dùng cho các đời tiếp nối ông sau này :

          Miên Hồng (Hường) Ứng Bửu Vĩnh

          Bảo Quí Định Long Trường

          Hiền Năng Kham Kế Thuật

          Thế Thoại Quốc Gia Xương

          (vua Minh Mạng)

          Tôi nghĩ, mỗi một chữ của bài Đế Hệ Thi phải là một chữ lót có lẽ đúng hơn. Nhưng không hiểu sao, một số chữ lót này, h́nh như đă được xem như một cái họ mới. Những ông Vĩnh Thụy, Bửu Lộc, Bảo Long…không rơ trên khai sinh có ghi thêm hai chữ “Nguyễn Phúc” hay không ? Nhưng dù có dù không các ông cũng đều từ Nguyễn Phúc Nguyên tức chúa Săi (1613-1635) mà ra. Mỗi một đời gánh một chữ. Thân phụ của Vĩnh Điện có tên Bửu Tuệ (Nguyễn Phúc Bửu Tuệ ) như vậy đến phiên anh, sẽ mang chữ Vĩnh, trong hệ nhánh “Ninh Thuận Quận Vương” ngang hàng với vua Bảo Đại. Oai thật.Và các con trai anh sẽ mang chữ Bảo trước mỗi tên riêng.   

          Tuy thuộc ḍng hoàng tộc, nhưng thân mẫu của Vĩnh Điện, bà Nguyễn Thị Dung, đă cho anh ra đời tại Cam Ranh, tỉnh Khánh Ḥa vào một ngày trong tháng 8 năm 1940.

          Thuở nhỏ Vĩnh Điện tụng a,b,c và cộng, trừ, nhân, chia… hết bậc tiểu học ở trường làng, không nằm trong lănh địa kinh thành Huế.V́ mộ đạo Công Giáo, lúc lên trung học anh lần lượt có mặt tại trường ḍng Lasan, rồi Bá Ninh, Tương Lai, Lê Quư Đôn. Năm lên đệ nhất, anh ngồi ở trường Vơ Tánh, vẫn của thành phố Nha Trang. Vĩnh Điện biết yêu năm 17 tuổi, có phần chậm hơn tôi rất xa:

          Sững sờ nh́n con bạn/ líu lo trên phản cao/ nó hát ǵ không rơ/ ḷng ta cứ làm sao.

          Ta nghe bằng đôi mắt/ ta nh́n bằng tứ chi/lâng lâng hồn bay bổng/ theo tiếng ai thầm th́.

          mấy mươi năm về trước/ lên tám hay lên mười /ta mất hồn như thế/ chắc chắn v́ biết yêu ?

          (LH - Đưa Nhau Về Đến Đâu)

           Vĩnh Điện khi đă bén hơi nhi nữ cũng là lúc anh bắt đầu thích ca hát. Người t́nh đầu đời, ngồi cùng lớp, là một sức mạnh, đẩy niềm si mê âm nhạc trong anh cao lên mỗi ngày. Nhờ đó, “T́nh Thu 57”, ca khúc đầu tay ra đời. Những nốt nhạc tự học được anh đong vào từng ḍng kẻ sau khóa sol, chắc chắn không thiếu những vụng dại. Nhưng để xác định tṛ chơi của ḿnh rất chững chạc, nghiêm túc, Vĩnh Điện đặt ngay một bút hiệu rất văn chương: Thụy Vũ.

          Trận mưa tốt lành (Thụy Vũ) vào vườn âm nhạc, không giàu may mắn nhưng khá suông sẻ. Anh có một cô bạn học cùng lớp rất đa tài. Cô vừa hát trong ban nhạc do chính người anh trai thành lập, vừa được diễn một vai phụ trong phim Hồi Chuông Thiên Mụ, bên cạnh vai chính, nữ tài tử Kiều Chinh. Vĩnh Điện qua giới thiệu của cô bạn này đă được những người đang sinh hoạt tại ban nhạc cũng như đoàn làm phim hướng dẫn thêm về căn bản sáng tác. Với chút vốn nhạc lư b́nh thường như mọi học sinh trung học khác, cộng với sự giúp đỡ của những nghệ sĩ có ḷng vừa nêu trên, Vĩnh Điện hăng hái học hỏi thêm từ sách vở âm nhạc, vốn không được dồi dào thời bấy giờ ở Nha Trang. Tuy vậy, ngày giă từ thành phố cát trắng, Vĩnh Điện đă có trong tay hai ca khúc “Nha Trang Chiều Thu Xa” và “Trăng Sầu” để ra mắt xứ Huế, đất cội nguồn của anh và cũng là nơi dưỡng dục anh trong thời kỳ ăn ngủ cùng Đại học Huế.

          Hai ca khúc “Nha Trang Chiều Thu Xa” và “Trăng Sầu” đă may mắn được hai giọng ca nữ thành danh đương thời: Hà Thanh và Thúy Hồng gởi đến thính giả qua đài phát thanh Huế. Bước đi đầu của Vĩnh Điện đến âm nhạc, quả thật đă mở ra cho anh một con đường khá thuận tiện. Nhưng không hiểu tại sao anh phát triển không được sinh động. Có chăng sự thiết tha với âm nhạc của anh chưa đúng mức ?

 

          Năm 1963, Vĩnh Điện rời giảng đường Đại học Khoa học, đi làm công chức. Trước tiên, anh tùng sự tại Ṭa Đại biểu Chính phủ Huế. Sau biến cố 1 tháng 11 năm 1963, anh được chuyển về Ṭa Hành chánh tỉnh Thừa Thiên, rồi về làm Quản trị ban ba Vũ Đại Nội Huế. Vĩnh Điện chắc chắn không sắm cho ḿnh cái ô dù nào. Nhưng h́nh ảnh “sáng cắp ô đi tối cắp về” thật sự đă được lặp lại, và những ḍng nhạc của anh h́nh như cũng tạm lơ mơ ngủ trong cái êm ả, b́nh lặng của đời công chức. Sự dễ chịu của một cuộc sống đủ ăn, đủ mặc càng trở nên giàu hạnh phúc khi cô nữ sinh lớp đệ nhất Đồng Khánh, Nguyễn Thị Huệ, chiến thắng nhiều đối thủ, để đến vĩnh viễn nằm chung giường với người nhạc sĩ chưa mấy nổi danh, vào năm 1965.

          Là một thanh niên cao lớn, da thịt hồng hào, nói năng hoạt bát, Vĩnh Điện được liệt vào hạng đẹp trai. Nét đẹp trai của Vĩnh Điện sớm có chủ. Nhưng người chủ của nó đă không thể cầm giữ cho riêng ḿnh. Tổ quốc cần trưng dụng, nên cô Huệ đành ngậm ngùi tiễn chồng vào khóa 22 Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức, sau khi cùng anh cho phát hành một tác phẩm đầu ḷng đầy đủ máu thịt, Bảo Trân. Sau này, chữ Bảo sau lưng chữ Vĩnh của Vĩnh Điện c̣n có thêm những Bảo Trường, Bảo Tŕnh, Bảo Triều và một o con gái Tôn Nữ Thảo Trâm.

          Không rơ ḍng dơi hoàng tộc của Vĩnh Điện có giúp anh được ǵ không ?  Với những khả năng nào anh có đủ yếu tố “con ông cháu cha” (COCC) để được thụ huấn ngành chuyên môn, được trọng vọng bậc nhất thời bấy giờ: Hành chánh Tài chánh ? Đă vậy, khi ra trường Vĩnh Điện c̣n được đưa về sở Hành Chánh Tài Chánh số 2, đặt tại thành phố Đà Nẵng. Ngoài cặp lon mới anh c̣n có hai chữ Thọ to tướng trên vai áo.

 

          Tôi trực tiếp tham gia bóp c̣ súng qua cửa ngơ khóa 24 Sĩ quan trừ bị Thủ Đức. Chiến cuộc giữa hai bên Bắc Nam h́nh như mỗi ngày một thu hút sự quan tâm của thế giới hơn trong những thập niên 60 trở về sau. Theo đuôi những Tôn Thất Chân Tu (nhà thơ Chu Tân), Nguyễn Văn Xuân của trung học Phan Châu Trinh Đà Nẵng, tôi bất ngờ tặng cho mặt trận Quảng Ngăi một bàn chân trái. Lúc bấy giờ, Lê Vĩnh Thọ, bạn tôi,  đă là một sĩ quan của tiểu đoàn 10 Chiến tranh Chính trị, đóng tại băi biển Thanh B́nh Đà Nẵng. Thọ là cây cầu để tôi và Vĩnh Điện đến với nhau.

          Không c̣n nhớ độ ấm của hai bàn tay lần đầu tiên nắm nhau ra sao. Nụ cười ở đôi môi vàng thuốc lá của thằng nào nở trước. Chúng tôi thân thiết với nhau tức th́.  Phạm Thế Mỹ, Lê Vĩnh Thọ, Tống Nhạn, Cao Thoại Châu, cùng rất nhiều khuôn mặt trẻ khác tiếp sức chúng tôi bằng những hào hứng, chân t́nh. Tôi làm thơ không mệt mỏi. Cơn nhức của vết thương chưa lành hẳn bị đẩy sang một bên. Thơ, nhạc, hội họa và sự giao du bè bạn quả thật là một linh dược, đă giúp tôi trị liệu những đau xót, tủi nhục, xấu số của ḿnh. Cũng như Thọ và tôi, trong giai đoạn này, Vĩnh Điện sáng tác dồi dào nhất. Tác phẩm của anh đang được trung tâm thu băng Shotguns của nhạc sĩ Ngọc Chánh độc quyền thu vào băng dĩa. Những giọng ca hàng đầu của nền tân nhạc Việt Nam đương thời đều vui vẻ chuyên chở những tâm sự, những thao thức của Vĩnh Điện đến với người nghe. Elvis Phương thành công với những ca khúc : “Từ Ḷng Quê Hương”, “Hăy Ngồi Lại Gần Nhau”, “Đó Quê Hương Tôi”, “Vết Thương Sỏi Đá…” . Giọng ca vượt thời gian Thái Thanh óng ánh trong “Hỏi Người Em Ḥa B́nh”. Lệ Thu trầm buồn với “Xa Xôi”. Thanh Thúy nức nở với “Ca Nguyện”. Sôi nổi, thao thức cùng “Bài Ca Ḥa B́nh” là Connie Kim…Dĩ nhiên c̣n nhiều giọng ca mượt mà, tươi trẻ khác tại nhiều địa phương tŕnh bày nhạc của Vĩnh Điện nhưng tôi không thể biết hết. Song song với sự thành công trong việc gởi tác phẩm đến người nghe, Vĩnh Điện lo tập trung, tuyển lựa những đứa con của ḿnh để h́nh thành tuyển tập Những Bài Ca Nguyện. Tập nhạc được hoàn tất dưới h́nh thức ronéo.

          Việc in tác phẩm bằng typo của những người làm công việc văn học nghệ thuật tại các tỉnh lẻ thời bấy giờ vô cùng khó khăn. Thực hiện được những bản ronéo đă là một nỗ lực đáng khuyến khích. Nhạc sĩ Phạm Duy đă chọn bài “Tôi Chỉ Muốn Làm Người” trong tập nhạc này để chính ông tŕnh diễn tại thành phố hoa lệ Paris của Pháp trong những năm 1970-1972, một thời điểm đang diễn ra cuộc ḥa đàm Ba Lê. Theo lời thuật của nhạc sĩ Phạm Duy, nội dung ca khúc đă giúp giọng hát của ông không những thu về những tràng pháo tay nồng nàn, mà c̣n góp nhặt được rất nhiều giọt lệ của sinh viên và kiều bào đang có mặt tại Pháp. Ca khúc này sau đó được thu trong băng Jo Marcel 27 với giọng hát Julie Quang. Cũng từ ca khúc này, Vĩnh Điện trở lại với cái tên hoàng tộc của ḿnh trong những sáng tác về sau. Lư do, “trên sân chơi chữ nghĩa” tại miền Nam Việt Nam, một nhà văn nữ đă xuất hiện một cách lẫm liệt với cái tên Nguyễn Thị Thụy Vũ (chị ruột nhà văn Hồ Trường An).

         

          Một tác phẩm, đánh dấu sự làm việc chung của Vĩnh Điện, Lê Vĩnh Thọ và tôi là tuyển tập Lục Bát Ca. Khởi sự cho công việc này có lẽ chỉ là một sự t́nh cờ. Một hôm Vĩnh Điện mang ra văn pḥng tiểu đoàn 10 Chiến Tranh Chính Trị của Thọ bài Dạ Hành. Bài lục bát của Thọ trên tay Vĩnh Điện đă trở thành một ca khúc. Anh hát cho Thọ nghe. Khoái quá, Thọ đề nghị Vĩnh Điện phổ thêm một số bài khác. Tuy đưa ư kiến với Vĩnh Điện, nhưng Thọ đang say trong chủ đề phản chiến với những bài thơ tự do thật dài. Anh sử dụng khá ít thể loại lục bát. Anh nghĩ ngay đến tôi, một cái kho 6/8 kha khá. Tôi vốn tin thể lục bát, ngoài bài Ngậm Ngùi của Huy Cận, do Phạm Duy phổ, khó có bài khác phổ thành công. Nhưng có thơ được phổ nhạc là điều vô cùng thích thú (miễn là đừng bỏ tiền để thuê người phổ, rồi thuê tiếp người hát th́ hơi thiếu tôn trọng chính ḿnh), tôi đồng ư ngay. Và không cần phải t́m kiếm, tôi giao liền cho Vĩnh Điện mấy bài. Thật đáng kinh ngạc chỉ độ một tuần sau, Vĩnh Điện t́m tôi, rủ theo cả Thọ cùng cây đàn guitar thùng. Vĩnh Điện say sưa đàn hát một hơi 12 ca khúc. Chuyện h́nh thành tác phẩm này, Vĩnh Điện đă có kể lại trong một bài viết, anh dành riêng cho tập Luân Hoán-Một Đời Thơ, xuất bản năm 2005, nhưng có vài điểm thiếu sót, nên tôi xin bổ túc thêm:

         Toàn tập Lục Bát Ca có 12 ca khúc. Sáu bài của Thọ và sáu bài của tôi. Trong ba đứa, tôi là người đang nằm dưỡng thương, có nhiều thời gian, chịu trách nhiệm kẻ ḍng và chép nốt nhạc. Vừa chép vừa tŕnh bày, tôi hoàn tất khá nhanh. Sách được in ronéo, nhưng không phải dùng máy quay ronéo loại thông dụng. Lê Vĩnh Thọ đang điều hành tiểu đoàn 10 CTCT, tại đây có loại máy quay của Mỹ tối tân hơn. Nếu bản thảo ḿnh đẹp, khi quay ra không thua sút in typo bao nhiêu. Điều đáng tiếc là cái máy đánh chữ dùng tŕnh bày lời ca có nét chữ hơi cùn và xưa cũ, nên không thay h́nh đổi dạng tân tiến là bao nhiêu. Cách tŕnh bày của tôi rất hợp lư. Mở đầu, lời giới thiệu với những nhận định chung về việc phổ thơ, cùng giới thiệu tài năng của người phổ nhạc, bài này Lê Vĩnh Thọ viết. Kế tiếp là mục lục những bài thơ được phổ nhạc của Thọ. Tương tự như vậy, phần thơ của tôi được in sau. Ngay sau mỗi phần mục lục là nguyên bản bài thơ được in trọn vẹn. Tiếp theo là phần nhạc, được in trên hai mặt chẵn lẻ của số trang. Với cách này, người đánh đàn khỏi phải lật trang trong một ca khúc. Giấy in thuộc loại giấy trắng tốt, đặc biệt chỉ in một mặt nhưng gấp ở mặt ngoài (thay v́ gấp ở gáy sách). Khi đóng, chỉ cắt xén ở phần gáy, nên sách mở ra không có trang để trống. B́a mặt, ngoài chữ Lục Bát Ca lớn, cắt dán từ các loại chữ sắc nét của báo Mỹ, c̣n có in h́nh ba khuôn mặt, sắp xếp theo hàng dọc. Cụ thể: ảnh Lê Vĩnh Thọ / một đường ngang ngay dưới ảnh của Thọ / bên phải trên đường ngang này in tên Lê Vĩnh Thọ. Ảnh của Luân Hoán nằm bên dưới và tŕnh bày tương tự. Tiếp theo là một khoảng cách vừa phải, rồi đến ảnh của Vĩnh Điện cùng những trang trí như trên. Trong ba tác giả tôi là người xấu trai nhất, nghèo nhất. Nhưng lại có cái ảnh nh́n nghiêng trông bảnh nhất, rất có vẻ “dân ăn diện” .Với tấm ảnh do nhà ảnh Lê Hậu chụp này, Thọ thường nói đùa: “mày nên mang ra cho mấy tiệm hớt tóc thuê, để treo làm mẫu”. Thật sự, tôi không cần cho thuê, nhà ảnh cũng đă chưng nó rất ư đàng hoàng và cuốn Lục Bát Ca bán khá chạy, không chừng nhờ cái mái tóc, sống mũi…ăn tiền của tôi. Đùa vậy thôi. Lục Bát Ca gởi đến bạn đọc khả quan nhờ vào buổi Vĩnh Điện và hai cô Tâm Nguyên, Trần Thị Hường tŕnh diễn ra mắt tại hội trường trường Trung học Phan Châu Trinh Đà Nẵng.

 

          Những ngày sinh hoạt tích cực của chúng tôi chợt khựng lại, khi tôi đă chán thời gian

“ 29 ngày tái khám” và trở lại với nghề công chức. Thọ cũng trở lại với nghề đứng trên bục giảng, xa tận B́nh Dương. Phạm Thế Mỹ khăn gói vào với Đại học Vạn Hạnh. Để tránh ca hát một ḿnh, Vĩnh Điện bắt đầu dành thời gian ăn bớt của quân đội cho các lớp nhạc ở trường Quốc Gia Nghĩa Tử. Bên tài sáng tác, Vĩnh Điện có một giọng hát rất tốt, đủ để trở thành một ca sĩ  ăn khách. Đám học tṛ của cả thành phố Đà Nẵng ái mộ anh. Tiếng thơm đồn xa, anh được nhiều nơi mời đến tŕnh diễn. Hội An, Nha Trang, Huế, Quảng Ngăi, Sài G̣n…đều có những live show của Vĩnh Điện.

 

          Năm 1972, t́nh cờ mục kích được những h́nh ảnh kinh hoàng trên đại lộ Ái Tử Quảng Trị, Vĩnh Điện hoàn tất tập trường ca mang tên Con Đường Cho Tiếng Hát Người T́nh Si, trong 45 ngày, nhằm bày tỏ nỗi khát khao ḥa b́nh cùng những đau xót mà một dân tộc nhược tiểu gánh chịu. Trường ca này đă được tiểu đoàn 10 CTCT Vùng I chiến thuật thực hiện thành phim trường ca nhạc cảnh với lời dẫn nhập của Luân Hoán; đă được tŕnh chiếu trên đài truyền h́nh Huế và đài truyền h́nh Đà Nẵng năm 1973.

          Năm 1974, nhạc sĩ Vĩnh Điện được thuyên chuyển về quân y viện Nguyễn Tri Phương, đồn trú tại Huế, vẫn trong chức năng hành chánh tài chánh. Giai đoạn này tôi rất ít gặp Vĩnh Điện, nhưng tin về anh vẫn thường đến tai. Tôi nghe nói, Vĩnh Điện hồi xuân (dù chưa hết thanh xuân) trong một cuộc t́nh với cô sinh viên giữa mùa đông xứ Huế. Vị ngọt ngào của t́nh yêu, nhất là t́nh yêu vụng trộm, đă đẩy Vĩnh Điện trở lại thời kỳ lăng mạn trong các ca khúc lứa đôi mà trước đây gần như anh rất nghèo nàn (chỉ có độc nhất một Vết Thương Sơi Đá). Có lẽ không có đề tài nào chóng làm phong phú sự nghiệp cho người sáng tác hơn t́nh yêu nam nữ. Trong đời thường, ngoài người vợ thân yêu, tháo vát, Vĩnh Điện vẫn thường có một vài bóng hồng e ấp nở bên cạnh. Điều này h́nh nhưng không làm cho hạnh phúc gia đ́nh anh vơi đi, mà vừa đủ để giúp anh có những ca khúc mới. “T́nh Khúc Vĩnh Điện” gồm 10 ca khúc mau chóng có mặt ở trung tâm Shotguns chờ chọn giọng ca, lên băng. Nhưng những bước chân di tản chiến thuật của giới hữu trách của Việt Nam Cộng Ḥa đă bất ngờ tăng tốc. Mười t́nh khúc ngọt ngào của Vĩnh Điện hụt chuyến tàu lên đường đến với giới thưởng ngoạn.

          Vĩnh Điện đột ngột chuyển trở về Đà Nẵng, phục vụ tại Tổng hành dinh Sư đoàn 3 Bộ binh. Lúc này, mỗi bên trên hai ve cổ áo anh đă có ba bông mai vàng. Anh vẫn giữ việc phát lương hàng tháng cho anh em binh sĩ. Vẫn có xe Jeep để chạy như ngày nào, nhưng trên đầu anh có thêm một cái nón sắt, bọc lưới hẳn hoi. Vĩnh Điện chỉ ở với những “hoa hậu chiến trường” (Bộ binh) vỏn vẹn ba tháng th́ tan hàng trước cả quân lệnh của Đại tướng hoa lan Dương Văn Minh.

 

         Chín năm tiếp sau ngày 29 tháng ba, thất thủ Đà Nẵng, Vĩnh Điện lặn lội trong các “trại thui chột ư chí, mài ṃn tri thức” của những người chưa đánh đă thắng dựng trên khắp đất nước. Kỳ Sơn, An Điềm…trùng điệp núi non, dày đặc gian khổ, bi hận, không làm cho nguồn âm thanh trong trái tim “chỉ muốn làm người” của Vĩnh Điện hao hụt. Anh âm thầm viết và phổ biến qua truyền miệng  những “Trên Nhánh Rong Đời” (thơ Hạ Quốc Huy), “Vạch Mặt” (thơ Nguyễn Điểu), “Nếu Tôi Câm Đi”, “Hăy Sống Cho Nhau”…Trong thời gian đó, tôi may mắn hơn, khi được xếp vào loại “cặn bă của xă hội”, nhưng vẫn được trưng dụng để vắt nốt một ít nghiệp vụ chuyên môn.

          Vào một buổi tối, không c̣n nhớ rơ thuộc mùa nào của năm 1984, Vĩnh Điện cùng một người bạn gơ cửa sau nhà tôi. Vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, chúng tôi nh́n không rơ mặt nhau dù bốn cánh tay ôm nhau thân t́nh như kiểu văn minh hữu nghị Việt Trung. Ngọn đèn dầu thay cho cái bóng 60w bị rơi vào thời khắc cắt điện tùy hứng không giúp được chúng tôi nh́n ra những hư hao, cùn ṃn của nhau. Anh bạn của Vĩnh Điện gần như cung kính giữ im lặng hoàn toàn. Chung quanh những người mới ra khỏi “trại cải tạo” cái ǵ cũng đáng nghi ngại, cần thủ thế. Vĩnh Điện hối hả hỏi xin vợ tôi hai ổ bánh ḿ thịt. Lư lách ra cửa nhẹ nhàng như một con mèo, khiến cho Vĩnh Điện có ư nghĩ vợ tôi đă phải đi mua chịu !( sau này anh cho biết cảm nghĩ của anh như vậy). Trong khi tôi để ư và rất tâm đắc với cây đàn guitar Vĩnh Điện tự tay đóng trong tù, vào giai đoạn mà ít nhiều lương tâm của những người anh hùng dép râu lơ mơ thức tỉnh. Quá hiểu và tin nhau nên trước khi vùn vụt chia tay, Điện ghé sát tai tôi chia vui: “Viết được nhiều lắm, nhưng để từ từ ḿnh cho nghe”. Đứng nh́n bóng người bạn cũ mất dần trên đường, tôi vui nhưng không ngăn được tiếng thở ra. Rơ ràng bạn tôi vẫn c̣n khá nhiều lạc quan. Tôi chợt nghiệm ra, h́nh như những người sáng tác nhạc thường có niềm lạc quan cao hơn những ai gắn bó với một bộ môn nghệ thuật khác. Suy nghiệm của tôi không chắc ǵ đă đúng.

         Vĩnh Điện gốc hoàng tộc Huế, nhưng sinh quán tại Cam Ranh nên anh bị đưa về quản chế tại đây. Những người học tṛ thành niên quả thật khó dạy. Dù nhồi sọ đến đâu cái ‘chân lư’ “V́ trăm năm trồng người” cũng trở thành tṛ châm biếm mỉa mai, không làm trở ngại Vĩnh Điện viết tiếp “Sẽ Không Bao Giờ Quên”, “Quê Hương Tôi Xa Lạ”, “Vô Cùng Cô Đơn”, “Dưới Nấm Mộ Sâu”…Anh viết để gối đầu, để hát thầm như những món ăn phụ bồi bổ chất xám cho chính ḿnh.

         

          Vào thời kỳ chưa sử dụng máy computer, việc mở hộp thư mỗi ngày của tôi vô cùng quan trọng. Lúc này tôi c̣n đang ở ấp (appartement). Hộp thư ở những cao ốc cho thuê thường có h́nh chữ nhật, nằm dọc với nhau một hàng ngang, rất gọn gàng, đẹp mắt. Mỗi gia đ́nh cư ngụ chiếm hữu một hộp, có ghi rơ những con số trùng hợp với số pḥng ḿnh ở, và dĩ  nhiên, được giữ ch́a khóa riêng. Gần trên đầu mỗi hộp thư đều có để hở một khoảng trống nhỏ, nằm ngang, có thể nhét vào đó những carte visite, những quảng cáo nhỏ…Nhưng người đưa thư có ch́a khóa chung và chỉ cần một ổ khóa, họ mở một lúc tất cả các hộp thư. Tôi là người giữ ch́a khóa hộp thư của gia đ́nh. Không ngày nào tôi không nao nức chờ đợi phút giây này. Nếu đi làm, sau giờ tan sở vội vă ra về và việc đầu tiên là mở hộp thư. Nếu ở nhà, tôi ngóng nhân viên sở Bưu điện đến, thường rất đúng giờ. Tôi không hấp tấp ra đón thư trên tay họ. Mất thú. Nhưng ngay sau khi người phát thư quay lưng, tôi có mặt trước hộp thư. Và rất nhẩn nha nh́n vào khe hở, để lượng định số thư thu hoạch trong ngày. Rồi thận trọng tra ch́a khóa vào ổ, nhẹ nhàng nh́n hai ngón tay xoay…để lóe lên vui mừng hay một thoáng thất vọng không đâu. Hộp thư của tôi luôn luôn bội thực v́ sách báo bè bạn nhiều nơi trên thế giới gởi về cho, cộng thêm những hóa đơn đ̣i nợ, những cánh bướm quảng cáo đủ loại đủ cỡ. Thời ở đường Bourret tôi đă phải dùng một cái bao nylon nhỏ, có ghi số hộp thư cẩn thận, treo kèm một bên. Quả nhiên những người đưa thư thông minh, tử tế, đă thận trọng để vào đó những tạp chí, những cuốn sách hơi đồ sộ như bộ “ Thơ Văn Việt Nam Hải Ngoại” (của Thái Tú Hạp), “Đại Học Máu” (của Hà Thúc Sinh)…

          Trong một ngày băo tuyết cuối năm 1991, tôi thật sự xúc động khi nh́n bên góc trái một b́ thư hai chữ Vĩnh Điện, đứng nổi bật trên mấy ḍng ghi địa chỉ.  Vĩnh Điện đă cùng gia đ́nh anh đến Hoa Kỳ theo diện H.O. (Humanitarian Operation). Chương tŕnh nhân đạo của người Mỹ quả thật đáng ca ngợi. Qua thư, Vĩnh Điện cho tôi biết anh cùng gia đ́nh đang cư ngụ tại thành phố Baltimore, tiểu bang Maryland. Với sự tin tưởng Đấng Cứu Thế Kitô, anh được một nhà thờ cho một chân làm vệ sinh nơi tôn nghiêm. Chúng tôi bắt đầu liên lạc thư từ và điện thoại với nhau, tuy không thường xuyên, nhưng không để cách khoảng quá lâu. Trong một lá thư, Vĩnh Điện viết:

          Trong một thư khác, viết đêm 21-10-1992, Vĩnh Điện tâm sự:

          “…Cảm ơn đă nhớ đến ḿnh trong sáng tác. Có lẽ bạn là người duy nhất vẫn c̣n nhớ đến Vĩnh Điện này. Cũng thấy đời vẫn chưa mất hết…”

          Ngày tháng đầu tiên va chạm với cuộc sống tại xứ người, Vĩnh Điện không bị hụt hẫng trong kinh tế, trong môi trường sinh sống. Anh bất ngờ về những t́nh cảm từ những người đồng hương. Anh thèm có những cuốn sách, những tờ báo, dù lá cải, của bạn bè đang làm phổ biến đều khắp. Rất ít bạn gởi cho anh những món ăn tinh thần, dù không thiếu ít nhiều vô duyên ấy. Thân với Vĩnh Điện đương nhiên tôi đă sớm giúp anh khắc phục ít nhiều những mặc cảm chậm chân trong những sinh hoạt tại hải ngoại. Vĩnh Điện đă soạn lại những ca khúc cũ, viết, phổ thêm một số ca khúc mới gởi qua cho tôi gọi là “tùy nghi”. V́ sự giao thiệp của tôi chỉ mặn mà trong vùng địa phương, nên tôi chỉ giúp được Vĩnh Điện đăng nhạc trên tạp chí Nắng Mới.  Chuyện đăng nhạc trên tạp chí, xét cho ngay chỉ là một tṛ chơi, hâm lại cái tên tác giả, vốn đă thất lạc lâu ngày đối với bạn đọc. Nhưng có vẫn c̣n hơn không. Có lẽ nhờ vậy, Vĩnh Điện cũng t́m lại được đôi phần hứng thú. Thơ của tôi được anh phổ thêm những bài: Truy Niệm, Thu-T́nh Em, Thức Dậy Cùng Mặt Trời, Chiều Chở Em Đi Học, Mưa-Vẫn Mưa Ngày Cũ, (ngoài bài Truy Niệm dùng tên khác và chỉ phổ phần cuối cùng của bài thơ rất dài Trong Sân Trường Bữa Ấy, những bài khác dùng tên của bài thơ). Những thi sĩ khác được Vĩnh Điện chọn: Thái Tú Hạp, Lê Hân, Du Tử Lê, Hoàng Lộc, Trần Hoài Thư, Phó Ngọc Văn, Nghiêu Minh, Trường Đinh, Dư Mỹ, Lăm Thúy, Đặng Trần Giáng Tiên,  …(1)

          Dù viết bài mới, dù phổ thơ, sáng tác nào của Vĩnh Điện ra đời cũng bằng sự thận trọng và hết ḷng. Giá trị nghệ thuật được đánh giá từ những đâu ? Làm sao để nhận diện một người viết nhạc có cân xứng tầm vóc với hai chữ nhạc sĩ ? Sự phổ biến và mức độ đón nhận có lẽ là những điểm tiên quyết. Nhưng với môi trường âm nhạc tại hải ngoại hiện nay, chỉ một việc phổ biến đă là một chuyện khó khăn. Người viết nhạc khó đủ khả năng để trả công cho một giọng hát có uy tín, nhằm giới thiệu ca khúc của ḿnh một cách rộng răi. Vĩnh Điện là một nhạc sĩ  thành danh nhưng có phần hạn chế giới thưởng ngoạn, nên không thể không gặp những khó khăn trong thị trường âm nhạc Việt Nam nơi xứ người.

 

          Mùa hè năm 1993, bắt chước nhà văn kiêm học giả Hồ Hữu Tường,  tôi cùng gia đ́nh thực hiện một chuyến “Phi Lạc Sang Hoa Kỳ”. Chuyến đi bằng xe hơi trong một tuần lễ. Chúng tôi đến Baltimore M.D, vào khoảng 5 giờ chiều. Vợ chồng Vĩnh Điện hoàn toàn bất ngờ khi đón những người khách không hề báo trước. Nhưng anh chị và các cháu rất nhiệt t́nh và vui vẻ. Anh chị vừa mua lại một căn nhà tươm tất nằm trên đường Philadelphia. Sau 9 năm trời gặp lại nhau, những ǵ giữa hai người bạn đều rất vụn vặt, chẳng đâu vào đâu. Vĩnh Điện gần như không có ǵ thay đổi. Bóng dáng thời gian chỉ thấp thoáng trên khuôn mặt anh, một khuôn mặt gợi nhớ nhung cho nhiều nữ nhân lăng mạn. Chị Huệ có vẻ đẫy đà hơn ngày trước. Chị cũng dành cho ḿnh nhiều thời gian để nói hơn người khác. Chị kể chuyện học Anh ngữ, chuyện ở sở làm, chuyện dự định t́m vợ cho con…  (Thời đó cháu Bảo Trường có lẽ chưa viết nhạc. Những ca khúc Sao Đổi Ngôi, Ngỡ Như Là T́nh Yêu,  Bến Nước… không rơ Bảo Trường đă viết từ bao giờ. Sau này, Bảo Trường thực hiện được 2 CD cho ḿnh với nhiều giọng ca tại quốc nội và hai giọng vàng Ư Lan, Tuấn Ngọc).

 

          Trước khi ghé thăm gia đ́nh Vĩnh Điện, chúng tôi đă dùng sớm bữa tối tại quán ăn Peter Pan, nên không mang nhiều phiền hà đến cho chủ nhà. Trong thời gian chờ ngả lưng, cả nhà Vĩnh Điện đưa chúng tôi đi dạo mát ở hải cảng Inner Habar. Khu phố Vĩnh Điện cư ngụ thanh vắng như một vùng ngoại ô, nhưng khu vực hải cảng thật đông đảo.  Lề bờ sông lát gạch, được quét dọn sạch sẽ, đây cũng là lối đi dạo của cư dân trong vùng và du khách. Những quán ăn, quán giải khát được dựng liền nhau, nằm trên một mặt bằng cao hơn bờ sông chừng một thước. Ánh điện không rực rỡ, chỉ vừa đủ để cảm nhận sự thân thiết, hiền ḥa chung quanh. Chúng tôi thả bước chậm răi trong hơi nước, hơi người. Thật không có th́ giờ để hồi tưởng, để nhắc cho nhau những kỷ niệm xưa cũ. Mặt nước óng ánh những đường ánh sáng, có lẽ từ nhiều nguồn phát quang hội tụ. Không nh́n trời, nhưng tôi biết đêm có nhiều sao. Chúng tôi nói với nhau về những chuyện hôm nay, chuyện ngày mai, linh tinh nhiều điều. Không đi bảy bước thành thơ như người xưa, nhưng để cảm ơn cái tán thưởng: “Mi làm việc ghê quá !” của Vĩnh Điện. Tôi đọc cho anh mấy câu:

          “Lại diện kiến nhau, ông H.O

          Đàn đâu ? bỏ mất cả ba lô !

          Trăng rằm ? không phải, trăng chưa mọc

          Thoáng sáng một thời nhạc với thơ”

 

 

          Một thời đă qua, nhưng chưa hề mất hết. Dù chẳng gợi lại, vẫn loáng thoáng bên chúng tôi rất nhiều mảnh đời cũ. Kỷ niệm không có h́nh dạng, không màu sắc nhưng có hơi thở thật nồng. Tôi có thể bắt gặp cả khoảnh sân khiêm nhường, nơi gia đ́nh Vĩnh Điện từng cư ngụ. Ngọn cây trứng cá mới vừa một tầm vói tay. Lá thưa không đựng nổi ánh nắng, làm rớt từng vệt dài xuống nền sân cát, óng vàng. Những con chim se sẻ chẳng bao giờ biết hót, chỉ biết ríu rít chuyện tṛ, tâm sự. Chúng nhớn nhác ḍm tôi, gọi nhau trong bóng chiều. Tôi đă đến sớm hơn giờ hẹn, Vĩnh Điện c̣n la cà đâu đó. Sợi dây phơi áo trong sân oằn theo chiều gió dạo. Tôi muốn quay về nhưng lại ngồi xuống thềm nhà, nôn nao chờ nghe chính tác giả hát ca khúc mà nhạc sĩ  Phạm Duy đă hát ở tận trời tây:

          “ Xin đừng hỏi tôi, xin đừng hỏi tôi, sao không đầu thai làm con chim nhỏ, sao không đầu thai làm cây làm cỏ, mà lại sinh ra làm người trong nôi, mà lại sinh ra làm người đơn côi, mà lại sinh ra làm người như tôi…”

          Vĩnh Điện nện mạnh gót chân xuống sàn sân khấu, anh gần như gào lên:

          “đừng hỏi tôi, đừng hỏi tôi, đừng hỏi tôi…tôi chỉ muốn sinh ra làm người mà thôi, tôi chỉ muốn sinh ra làm người mà thôi, cho dù lấy đá thay cơm một đời, và làm người và làm người Việt Nam thôi…Thôi đừng hỏi tôi, thôi đừng hỏi tôi, tôi không làm chim để quên đau khổ, tôi không làm cây để quên bom nổ, để mặc cho tôi làm người bên nhau, để mặc cho tôi kể chuyện mai sau, để mặc cho tôi đại diện thương đau…”.

          Phong cách tŕnh diễn của Vĩnh Điện thật sinh động, rất mới lạ trong thời buổi ấy. Những tiếng vỗ tay rào rào. Tôi nh́n anh hát hơn là nghe anh hát buổi hôm đó…

         Vĩnh Điện đạp thắng gấp. Chiếc Jeep lùn như giật ḿnh đứng lại. Tôi đưa tay về phía trước, thủ thế. Hẻm vào nhà Lê Vĩnh Thọ khá rộng, nhưng người đi lại bừa băi, vô ư. Tiếng chó sủa từng nhịp một, thăm ḍ, thách thức…

          Tôi vừa đi, vừa nói chuyện với Vĩnh Điện, vừa t́m thấy những h́nh ảnh chờn vờn trong trí như trên, trong một không gian nhộn nhịp nhưng vô cùng êm ả. Một đêm ngắn ở thành phố Baltimore thật dài trong kỷ niệm tôi.

          Sáng hôm sau, vợ chồng Vĩnh Điện theo chúng tôi đi thăm thủ đô Washington của Hoa Kỳ. Chúng tôi thực hiện được nhiều ảnh chụp: trước ṭa Bạch ốc, trước ngọn tháp “bút ch́”, trước tấm đá đen khắc tên những chiến sĩ Hoa Kỳ đă hy sinh trên con đất h́nh chữ S, Trước trụ cột Zero Milestone, trước tượng đài The Second Division, trước nhiều tượng đồng đen người lẫn ngựa… Ảnh chụp là một nghệ thuật lưu giữ thực tế trung trực. Thời khắc, nhân dạng trong khoảnh khắc dừng lại măi măi trên mặt giấy. Nhiều lúc buồn buồn tôi mở album xem lại. Vợ chồng Vĩnh Điện đồng phục một màu trắng. Anh trông có vẻ c̣n phong độ lắm. Tôi lúc này chưa nuôi râu. Trừ Nguyễn Minh Dũng, LN Thạch Bích, vợ chồng tôi, cùng LN Ḥa B́nh, LN Quốc Bảo, LN Hoàng Bách đều chơi kính màu đậm như một đám xă hội đen. Bề ngoài trông tươi vui như vậy, nhưng trong ḷng, đâu biết ra sao ? Chúng tôi không nằm trong “khúc ruột ngàn dặm” của Việt Nam. Chúng tôi là những người tị nạn, không chối bỏ màu da và cội nguồn dân tộc, nhưng không thân thiết ǵ với một chính thể khéo léo phủ nhận quyền làm người tự do.

          Năm sau, 1994, Vĩnh Điện đơn thân độc mă sang thăm tôi trả lễ. Tôi giới thiệu với anh những người bạn văn mới Lưu Nguyễn, Vũ Ngọc Hiến, Lê Quang Xuân…Tờ Nắng Mới đi khá nhiều ca khúc của Vĩnh Điện. Ông cựu quan ba hành chánh tài chánh ấy vẫn mê hát. Ông đă đóng kín cửa buồng ngủ để vừa chơi đàn guitar vừa ca, và bạo hơn nữa là thu luôn vào cassette gởi sang cho tôi. Ngày nhận được quà, không ghiền uống trà, tôi cũng lục lon chè trên bàn thờ, pha đậm một chén, ngồi lắng ḷng nghe nhạc. Đă. Nhạc lạ, giọng ấm lẫn tiếng gió thỉnh thoảng lọt vào khe cửa, giúp tiếng đàn tây ban cầm lả lướt hơn. Một điều chợt nhận ra, nghe Vĩnh Điện đàn hát, không thể không nhớ thời nằm thưởng thức băng nháp những ca khúc Bà Mẹ Phù Sa, Giọt Mưa Trên Lá… của anh Phạm Duy gởi cho.

          Thương quí nhau, nhưng chúng tôi chỉ thỉnh thoảng gọi tán dóc năm, mười phút. Thư từ cũng thưa dần. Vợ chồng Vĩnh Điện đă tạo được căn nhà mới. Anh đă cưới vợ, gả chồng cho tất cả năm đứa con. Lên chức ông nội từ mấy năm nay, nhưng anh vẫn đi “cày”. Năm 2005, em tôi, Lê Hân, thực hiện cuốn Luân Hoán-Một Đời Thơ, Vĩnh Điện góp một bài “Về thời phổ Lục Bát Ca”. Anh nhớ về quá khứ khá rơ. Anh c̣n gởi cho tôi ảnh cô bé “tiếng hát học tṛ Tâm Nguyên”. Thói thường, người đời “nh́n ảnh nhớ người”, nhưng tôi nh́n ảnh lại nhớ tôi và nhớ cả một thời…khoái thật. Nên đă viết thêm  cho Vĩnh Điện mấy câu:

          ngộ Vết Thương Sơi Đá

          trên bước t́nh lang thang

          sao Một Đời Chỉ Muốn

          Làm Một Người Việt Nam ?

          đàn hát vốn là thú

          của người biết hưởng nhàn

          yêu đời chưa hẳn đủ

          nếu ngừng cuộc t́nh tang

 

          Vĩnh Điện chưa ngừng “cuộc t́nh tang” , năm 2001 trong một chuyến nghỉ phép đi thăm California, anh đă được một số bằng hữu cũ, những Du Tử Lê, Thái Tú Hạp, Hạ Quốc Huy, Nguyễn Đức Quang, Nguyễn Chí Khả…đứng ra tổ chức cho anh một đêm “T́nh CaVĩnh Điện” tại hội quán Thùy Dương của nhạc sĩ Hoàng Trọng Thụy. Đêm nhạc thành công, đủ cung cấp thứ nhiên liệu hứng thú cho Vĩnh Điện lần lượt mang tiếng hát, ngón đàn ghé nhiều tiểu bang của nước cờ hoa.  Anh đă rất hạnh phúc được hát cho đám bạn cựu tù nghe trong buổi “Hội Ngộ Bạn Tù Kỳ Sơn, An Điềm” tại thành phố San Jose năm 2003. Vĩnh Điện cũng vô cùng sung sướng khi  phổ biến các ca khúc phổ thơ Thái Tú Hạp: Trái Tim Người Viễn Xứ, Xin Người Hăy Quên, Lời Nguyện Giữa Biển Đông qua hai CD do Thái Tú Hạp đă thực hiện. Anh cũng hy vọng 12 ca khúc khác anh cũng phổ thơ Thái Tú Hạp sẽ sớm được ông chủ báo Saigon Times ở Los Angeles cho tŕnh làng.

 

          Năm 2006, tôi bỏ đường dây điện thoại viễn liên của hăng Primus, chỉ dùng phone card để gọi đi xa khi cần thiết. Mọi giao thiệp với bè bạn thường qua điện thư. Hộp thư thuê bao từ Videotron của tôi có sức chứa, và tốc độ chuyển gởi đạt thật tuyệt, nhưng cái bút hiệu Luân Hoán, một phần của địa chỉ, không hiểu v́ lư do ǵ thỉnh thoảng cù rũ vài anh virus tinh nghịch lạc vào đại náo. Tôi đành phải dùng một vài địa chỉ khác.Vĩnh Điện và vài bạn văn bị tôi sơ ư quên thông báo. Chúng tôi mất tin nhau gần 10 tháng, cho đến ngày anh hỏi mua mấy cuốn sách mới của tôi từ Lê Hân. Cũng năm 2006, vào tháng 7, qua Thái Tú Hạp, tôi biết Vĩnh Điện có tên trong sổ phong thần ung thư.  Tuyến tiền liệt (trái tim thứ hai của người đàn ông) của anh có vấn đề. Từ California về đến Montréal, tôi đă gọi Vĩnh Điện rất nhiều lần. Chuông reo nhưng không lần nào có người bắt phone. Rất may, qua vài cái điện thư, tôi nhận được tin của Vĩnh Điện.

          Anh cho biết chính xác anh bị prostate cancer  và đă qua phần phẫu thuật, đang bước vào giai đoạn xạ trị (dùng tia x quang năng lượng cao để diệt tế bào ung thư, được thực hiện bởi thiết bị tín số 3 chiều của những loại máy gia tốc synchrotron, cyclotron vv…).  “Sinh lăo bệnh tử” chuyện đương nhiên, thường t́nh của con người. Ai cũng biết và đều nói vậy, nhưng mấy ai có thể b́nh thản trước cái tai nạn của chính ḿnh. Nỗi buồn đau, tôi nghĩ, đều rất giống nhau, chỉ sự biểu lộ có phần khác nhau. “Muốn chết mà sợ chết” đó là điều b́nh thường huống ǵ không muốn chết mà hy vọng sống c̣n thật mong manh. Với tâm trạng bi quan này, trên giường bệnh, đúng vào ngày sinh nhật năm 65 tuổi, Vĩnh Điện đă gắng viết một ca khúc, mà anh cho là bài t́nh cuối của anh:

          “Mặt hồ đang lặng yên, viên sỏi nào vô t́nh rơi xuống, làm xao động hồn ta, trong bóng chiều bao la, tựa gốc cây thông già, đợi chờ bóng đêm rơi, ta đang lần đến hạt cuối trong chuỗi đời tả tơi. Trôi đi trong mê muội, thời gian lặng lẽ chôn vùi, những kỷ niệm buồn vui, hạnh phúc và đớn đau, buổi sáng mùa xuân tinh khôi. Đất trời lung linh mưa bụi, với cây cỏ lá hoa mọc lên hồn nhiên, buổi trưa đầu mùa hạ, đáng lẽ rong chơi trên đồi xa, cơn mê nào đưa người lên đỉnh núi, ác mộng nào xô ta xuống vực sâu. Chiều thu đang về đây, lá thu rơi tàn tạ, mới hay đời quá mỏng manh. Tóc xanh ngày nào nay đă bạc trắng mái đầu. Có đếm được bao nhiêu sợi tóc đen c̣n lại vương vấn trần ai…Tựa gốc cây thông già đợi cơn giá lạnh đêm đông, nước mắt chảy vào trong. Sống chỉ một đời, sao đớn đau nhiều kiếp. Trong bóng chiều mênh mông, ta lần đến hạt cuối cùng trong xâu chuỗi đời lận đận…”

          Có thể Vĩnh Điện đang lần ngón tay qua từng mắt chuỗi đời, nhưng tôi vẫn c̣n ít nhiều lạc quan, bạn tôi vẫn c̣n khá lâu mới lần đến hạt cuối cùng. Cơn bệnh của anh có thể ngặt nghèo v́ hai tiếng “ung thư”, nhưng tôi tin, đây chỉ là một dấu lặng trên ḍng t́nh ca của một người từng biết yêu thương và tha thiết làm người, nhất là làm người Việt Nam, giàu lận đận.

         Bạn vàng ơi, hăy nghĩ về cây đàn guitar, hăy nghĩ về khóa sol cùng những nốt đen, nốt kép, nốt tṛn. Đô, rê, mi, fa, sol, la, si… Những âm thanh mềm mại nhưng bền chắc như một cái vơng, cái nôi... Những dấu lặng, dấu ngắt, dấu ngừng… bạn từng sử dụng, sai khiến tùy hứng cơ mà. Tôi muốn nhờ bạn phổ thêm cho tôi một ca khúc yêu đời nữa.

          Gắng nhé. Tiếp tục cầm đàn lên, tôi tiếp sức:

          Đời vui như một bài ca

          không cần phải hát cũng bao la t́nh

          ngó quanh người đă gặp ḿnh

          hoàng hôn đích thực là b́nh minh soi

          hăy nh́n cho thật hẳn hoi

          hăy nghe cho thấu tiếng ngoài âm trong

          mở ra cho hết tấm ḷng

          yêu quanh hạnh phúc yêu ṿng đau thương

          buồn, xin cứ tự nhiên buồn

          viết thêm vài khúc ca… buồn hát chơi

          sống lâu, mệt, cứ việc ngồi

          hăy ngồi trong trái tim đời an nhiên

 

 

 

(1)     Ghi chú: Xin thành thành cảm tạ các nhạc sĩ, bè bạn: Minh Duy, Phan Ni Tấn ND, Vĩnh Điện, Vũ Thái Ḥa, Nhật Ngân, Vũ Đ́nh Trường, Mai Đức Vinh…đă cho thơ tôi có cơ hội sống cùng với âm nhạc. Rất tiếc tôi đă không dám biến những ca khúc phổ từ ḷng thương quí của các bạn, thành phụ bản trong các tập thơ đă in, v́ ngại đồng hóa với phong trào khá thịnh hành. Những tác phẩm này, trong tương lai, hy vọng sẽ được tập trung giới thiệu trong một tuyển tập hẳn hoi. Đa tạ. LH

 

Luân Hoán