Nguyễn Sao Mai,

cùng hẹn, cùng chờ đợi        

Luân Hoán

          Một trong những người bạn tôi có sự liên lạc, làm việc chung thường xuyên trong nhiều năm liền, nhưng chưa một lần gặp mặt là nhà văn Nguyễn Sao Mai. Tên gọi này chỉ là một bút hiệu của tác giả cuốn truyện dài Căn Nhà, cuốn sách có giấy phép xuất bản năm cuối năm 1974 và định in năm 1975 nhưng chỉ xuất hiện trên thị trường chữ nghĩa Việt Nam hải ngoại vào năm 1997. Tác giả c̣n có các bút danh Nguyễn Phương Đông, Phương Thảo, N. Saomai. Bút danh Nguyễn Sao Mai bắt nguồn từ ḷng yêu thương, kính quí một người đàn bà, một người mẹ trong thời chiến tranh, mà cuộc đời của bà đă phản ảnh trong tác phẩm Bọn Nô Lệ Trong Đền Thờ, một truyện dài khác của Nguyễn Sao Mai.    Người đàn bà Việt Nam cao quí đó chính là thân mẫu của anh, bà Nguyễn Thị Như Mai, sinh năm 1919, thứ nữ của quan tri huyện Tuy Phong Nguyễn Hữu Châu, vị tiền hiền khai khẩn hai làng Thượng Chất và Thượng Văn (nay nhập chung thành Thượng Văn)  của đất Khe Sanh, Quảng Trị. Họ và tên của thân mẫu đă đóng dấu ấn lên bút danh Nguyễn Sao Mai.

          Giao t́nh bằng hữu giữa chúng tôi khởi đầu từ năm 1996.

          Vào một buổi sáng trong tháng 6, giữa cái ấm áp của mùa xuân, tôi nhận được điện thoại từ thành phố Miami tỉnh bang Florida Hoa Kỳ gọi đến. Cuộc điện đàm ngắn gọn, nhưng rất cởi mở. Nội dung yêu cầu của người gọi, anh Nguyễn Sao Mai, được tôi chấp thuận mau lẹ. Viết lách, làm báo tuy không lành nghề, nhưng là một mạch sống thường trực của tôi. Tôi gởi bài đến Sóng Văn ngay sau cuộc nói chuyện bất ngờ đó. Anh Nguyễn Sao Mai cho “đi” luôn một lúc ba bài thơ ngắn của tôi., trong đó có bài Ngày Vu Qui Của Chuột, tôi viết để làm quà cho cô thứ nữ Lê Ngọc Thạch Bích về với Nguyễn Minh Dũng. Thơ rằng:

          “Hạ vàng chuột biếc sang sông/ (con gái tôi cầm tinh con chuột, 1972)/ tha luôn đi chút hương ḷng ba me/ nắng xanh chao cánh lọng che/ bày phơi phới sợi cười se sẻ buồn/ ngày đi chầm chậm, dễ thương/ trái tim cây cỏ bên đường trẻ ra/ mây vàng trải khúc hoan ca/ đời b́nh yên đẹp trong tà áo bay/ hương ngày nằm bú ngón tay/ hương thời ôm cặp hồn đầy thanh thư/ vẫn c̣n thơm phức, h́nh như/ t́nh yêu kết nụ khởi từ nguyên lai/ gắng nghe con chuột bảy hai/ lát sâm hạnh phúc lai rai ngậm đều/ sang trang nhé, đời trong veo/ bởi ba me vẫn ngóng theo bên ḷng/ hạ vàng chuột biếc sang sông…”

                                                                                                                              (Cỏ Hoa Gối Đầu)

          Sóng Văn là một tạp chí khổ 14 x 21cm, xuất bản định kỳ hai tháng một lần. Số ra mắt rơi vào tháng 3&4 năm 1996. Bên cạnh ông chủ bút kiêm chủ nhiệm Nguyễn Sao Mai, c̣n có cô tổng thư kư Thanh Tâm, họa sĩ chuyên phụ trách nghệ thuật Nguyên Khai và một nhóm biên tập, tăng cường theo thời gian, gồm: Hoàng Thị Bích Ti, Triều Hoa Đại, Kinh Dương Vương, Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Luân Hoán, Nguyễn Thị Thanh B́nh, Nguyễn Quốc Trụ. Với tuổi “hưởng dương” chỉ bốn năm, nhưng Sóng Văn không thiếu những cây bút sung sức nhất tại hải ngoại góp bài: Song Thao, Lâm Chương, Trần Doăn Nho, Trần Hoài Thư, Phan Ni Tấn ND, Phan Xuân Sinh, Lưu Nguyễn, Nguyễn Đông Ngạc, Hoàng Xuân Sơn, Trần Diệu Hằng, Trần Long Hồ, Hồ Minh Dũng, Phan Lạc Tiếp, Trần Thiện Hiệp, Nguyễn Tấn Hưng, Ngô Tịnh Yên, Phạm Nhă Dự, Hồ Đ́nh Nghiêm, Cao Xuân Lư, Song Hồ, Nguyễn Vy Khanh, Dung Nham, Hồng Khắc Kim Mai, Ngô Xuân Hậu, Hoàng Lộc, Lê Thị Huệ, Trân Sa, Thành Tôn, Trần Mộng Tú, Hoàng Du Thụy, Nguyễn Mạnh Trinh, Cao Mỵ Nhân, Chu Vương Miện, NhuNguyen Nicole, Nguyễn Văn Sâm, Thái Tú Hạp, Trần Vấn Lệ, Ái Cầm, Trần Trung Tá, Nguyễn Ngọc Bích, Phạm Ngũ Yên… Những cây bút c̣n ở trong nước cũng có bài trên Sóng Văn:  Hà Nguyên Thạch, Tường Linh, Hoàng Qui, Nguyễn Đức Sơn, Lê Vĩnh Thọ, Hoài Khanh…Về h́nh thức, có lẽ Sóng Văn là tạp chí văn học đi tiên phong trong việc in b́a màu thường xuyên cho mỗi kỳ phát hành. Họa phẩm của các họa sĩ  Việt Nam có tên tuổi, được họa sĩ Nguyên Khai tŕnh bày, lần lượt xuất hiện những Đinh Cường, Nguyễn Trung, Rừng, Hương  Alaska, Nguyên Khai, Vơ Đ́nh, Nguyễn Phước, Ann Phong…tạo nên khuôn mặt một tạp chí đứng đắn “rất văn học nghệ thuật”. Tuy thời gian sinh hoạt không lâu, nhưng Sóng Văn được giới yêu thích chữ nghĩa đón đọc, và là một phần đất làm vững tay nhiều cây bút mới tŕnh làng: Hoa Thi, Hoàng Thị Bích Ti, Vạn Giả, Quan Dương, Bảo Trân, Phạm Chi Lan, Sương Mai, Trần Bát Nhă, Hằng Hà Sa, Cỏ Đồng, Thanh Tâm, Lạc Phố…Đặc biệt nhất là Sóng Văn đă mở ra một cuộc phỏng vấn dành cho những người bạn đời của các tác giả, nói về đời sống cũng như tác phẩm của những vị phối ngẫu.

          Ngoài ra, Sóng Văn là một trong những tờ báo ở hải ngoại có một ban biên tập “có thật” và hoạt động theo đúng nghĩa của nó. V́ sự cần thiết phải làm việc trực tiếp và gắn bó với nhau, chúng tôi làm việc qua điện thoại và Nguyễn Sao Mai gần như ngày nào cũng điện thoại cho tôi. Mỗi ngày vài ba lần là chuyện thường. Anh cho biết, anh cũng đă sinh hoạt với các anh chị em khác trong ban biên tập của tờ báo qua điện thoại như vậy. Công ty điện thoại BellSouth bỏ túi khá  nhiều “sinh hoạt phí” của anh. Dĩ nhiên chúng tôi không chỉ nói chuyện về báo chí, bài vỡ. Chuyện gia đ́nh, chuyện thời sự đánh đấm linh tinh đều có đủ. Nhưng gần như không bao giờ bén mảng qua các chuyện trai gái mát mẻ, bởi Nguyễn Sao Mai là một người “cực kỳ” đứng đắn. Anh rất nghiêm túc trong mọi câu chuyện được nêu ra “thảo luận”. Một trong những việc này là sự tiến bộ kỹ thuật về các mặt đánh máy, in ấn, chuyển tin, chuyển bài…Cái máy computer được nhắc tới.

          Một người chỉ lai rai làm thơ tùy hứng như tôi, sử dụng một chiếc máy AX-18 Electronic Typewriter đă là quá bảnh, huống chi vừa được nhà văn Song Thao tặng một bộ “c̣m” thời mới ra đời, th́ việc xuất chiêu “nhất đương chỉ” thuận tiện biết mấy, nhưng tôi vẫn không bỏ được cái tật phàn nàn và cái bệnh ưa than van: “cái máy chỉ có một công dụng duy nhất là gơ ra chữ”. Cảm thông cái nghèo của người bạn mới quen, nhà văn Nguyễn Sao Mai đề nghị tặng tôi một dàn máy c̣m, loại đương đại để “làm việc” cho dễ dàng hơn. Không thể “lấy thúng úp voi” nhất là con voi nghèo khó, có tầm vóc hơn hẳn con voi của tạo hóa, nên tôi không khách sáo ok. Vài tuần sau, Nguyễn Sao Mai điện thoại cho tôi biết đă gởi quà đi. Chẳng rơ chiều dài đích thực của đường bay từ thành phố Miami Florida Hoa Kỳ đến thành phố Montréal Canada là bao nhiêu, nhưng dàn máy “c̣m” của tác giả Xin Cảm Ơn Cái Chết Hạnh Phúc lại chọn con “đường đi không tới” của nhà văn Xuân Vũ ngày nào. Chờ đợi đến vài tháng chúng tôi mới yên tâm món quà đă thất lạc. Anh Nguyễn Sao Mai không mua bảo hiểm cho sự mất mát nên cũng bó tay. Quà của Nguyễn Sao Mai không đến, nhưng t́nh bạn của anh vẫn đến với tôi mỗi ngày một thân thiết hơn.

          Nhà văn Nguyễn Sao Mai, tên thật Huỳnh Bá Minh, được sinh ra từ miền đất “cày lên sỏi đá” Quảng Nam, vào ngày 19 tháng 02 năm 1940,  nhưng mới 7 tháng tuổi, anh đă được đưa vào Nam, và trưởng thành tại thủ đô Sài G̣n. Anh cũng từng sinh sống tại thành phố sương mù Đà Lạt một thời gian lâu. Nguyễn Sao Mai là con trưởng trong một gia đ́nh gồm 10 anh, chị em. Trong cuộc chiến giữa quốc cộng, anh đă mất hai người em trai phục vụ trong Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa. Riêng anh không tham dự vào cuộc tranh chấp ư thức hệ to lớn này. Anh chống lệnh nhập ngũ hay được hoăn dịch? Sự hoăn dịch của anh có thể v́ lư do sức khoẻ chăng? Anh thường than với tôi, cơ thể anh không được phương phi lắm và không hiếm những cơ hội để nhức đầu, sổ mũi. Nhưng phu nhân của nhà văn Nguyễn Quốc Trụ, có lần theo chồng qua thăm Nguyễn Sao Mai về cho tôi biết, “ông chủ nhiệm kiêm chủ bút Sóng Văn cao lớn, điển trai lắm”. Tầm vóc cơ thể của ngày hôm nay, không là sức lực của quá khứ. Bạn Nguyễn Sao Mai của tôi có thể rất gầy yếu trong thời thanh niên. Một thời anh rất năng động trong sinh hoạt chữ nghĩa. Hoàn tất 4 tác phẩm truyện dài trước 1975, không phải là một công tŕnh nhỏ. Đáng tiếc cả bốn tác phẩm của anh đều bị bàn tay kiểm duyệt của miền Nam Việt Nam không cho ấn hành, ngoại trừ cuốn Căn Nhà được giấy phép xuất bản vào phút cuối cùng của miền Nam. Nội dung của ba tác phẩm kia chắc chắn không phải thuộc diện đồi trụy, mà có lẽ là những trái bom phản chiến nặng kư. Đây chỉ là nghi vấn của tôi.

 

 

          Về tác phẩm Căn Nhà, tuy đă có giấy phép của Bộ Dân Vận và Chiêu Hồi do ông Đỗ Trọng Đức kư ngày 29-12-1974 tại Sài G̣n, nhưng hoàn cảnh chính trị thay đổi đă không kịp in ấn. Trong lời tựa của bản in tại hải ngoại năm 1997, tác giả viết:

          “ … Đây không phải là một câu chuyện t́nh, cũng không phải chỉ là một tiểu thuyết xă hội. Đây là câu chuyện của những người không có một chỗ trong xă hội, và trong chính trái tim của con người - một mặt, không thể chống chọi với thực tại nghiệt ngă, một mặt khác, tuyệt vọng trước những t́nh cảm đôi khi vốn không thực, đă để lộ bản chất thực của nó, nhất là trong một xă hội mà những tồi tệ diễn ra y như không bao giờ có sự ngừng dứt…”

          Tác giả cũng cho biết:

          “… Tập sách này không phải để tố cáo một chế độ, hay một nhăn hiệu, bởi tính chất vô nghĩa của những chế độ, những nhăn hiệu so với cuộc hành tŕnh dài dặc của con người. V́ vậy trong sách, Dalat có những mẩu h́nh ảnh của những thời gian khác nhau, một chút ǵ trước năm 60, một chút ǵ sau năm 70, mới hay cũ, gần hay xa, bối cảnh đă trở nên không cần thiết, nhất là khi thảm cảnh đă gắn liền với thân phận con người ở một xă hội nghèo đói như xă hội Việt Nam lúc nào cũng dư thừa những trái tim đen tối…”  

          Nhân vật Thạch, người xuất hiện từ những trang thứ nhất và hiện diện gần liên tục cho đến trang cuối cùng, có lẽ là người được Nguyễn Sao Mai giao cho trách nhiệm nhiều nhất trong việc bày tỏ những suy tư, t́nh cảm của anh. Thạch là một thanh niên độc thân có học, có công ăn việc làm, nhưng bất măn với thời đại anh sinh sống, nhất là hoàn cảnh chiến tranh, nên anh trốn lính như một phản đối tiêu cực. Thạch là đại diện chính cho ư thức khắc khoải đi t́m tự do đích thực cho cuộc sống, dĩ nhiên anh thất bại và dẫn đến hậu quả, một thời anh phải núp dưới bóng một cây dù có thế lực, nhưng ti tiện, nhiều thủ đoạn, một loại ung nhọt làm suy yếu hạ tầng cơ sở chính quyền v́ tham nhũng, hối lộ. Người đó là dượng ghẻ anh, ông Ruân.

          Những dằn vật thèm muốn một loại tự do không tưởng trong thời chiến như Thạch, dù ít dù nhiều là có thật trong cuộc sống chúng ta. Quan niệm của Thạch có thể không hẳn là của tác giả, nhưng tôi có cảm tưởng ư thức này là mấu chốt của tác phẩm. Chúng ta có thể suy ngẫm từ những đối thoại  giữa Thạch và một người bạn tên Văn:

          “Tao chỉ muốn chạy, muốn bay, trần truồng theo những chiếc xe chở rơm rạ. Mày hiểu không ?

          Văn cười:

         Đến trẻ con bây giờ cũng không được như vậy nữa. Chúng nó không có thời giờ chạy theo những chiếc xe chở rơm rạ của mày. Sáng nay một thằng bé bị xe lửa cán đứt làm đôi lúc toan nhảy lên một toa hàng.

         Tao cũng nh́n thấy.

          Mày cũng phải như vậy. Cũng phải t́m kiếm. Cũng phải giành giựt. Có thể phải chịu chết như thằng bé. Có cách nào khác đâu ?”

                                                                                                                       (Căn Nhà trang 95-96)

          Văn là một h́nh ảnh đối ngược với Thạch, anh  “thực tế và dứt khoát, ghét những cái do dự, những suy nghĩ quanh quẩn một vấn đề mà không dám chọn lựa hẳn một giải pháp hợp lư nhất. Hắn lại đang bực ḿnh về cái giấy phép gọi nhập ngũ gửi đến nhà sáng nay:

          Tao bị gọi.

          Gọi ǵ ?

          Đi lính !

          Thạch thở dài….

          …Thôi trốn mẹ nó cho xong

           V́ sao phải trốn ?

          Cậu thích lắm sao ?

          Văn cười:

          Thích ? Dĩ nhiên là không. Nhưng cứ để mặc cuộc sống xô đẩy ḿnh thật tự nhiên…”

          Rồi Văn lư luận tiếp với Thạch:

          “…Tôi bắn súng hay tôi dạy học, kéo xe hay làm đĩ, những thứ đó là cuộc đời chứ có phải tôi đâu ? Nếu cậu chịu  khó suy nghĩ một chút, cậu sẽ thấy có ngày cậu phải từ bỏ cái phi lư hôm nay. Cậu muốn trốn ? Xin lỗi, thực là trẻ con…Bởi v́ trốn đi đâu. Cậu cũng như tôi suốt đời phải là những nô lệ cuộc sống. Nhưng nếu cậu bất xét chuyện đó, cậu sẽ là một tên nô lệ tự do…”

                                                                                                                  (Căn Nhà trang 116, 117)

         Dĩ nhiên chung quanh Thạch, ngoài Văn, ông Ruân ra, tác giả c̣n bố trí nhiều nhân vật khác, như bà Bảy, ông Chánh,  ông Phan, thằng Thẩm, cô Thạnh, cô Phụng, cô Thi v…v... Mỗi nhân vật thể hiện một số mẫu người thường gặp trong xă hội miền Nam, trước 1975. Mỗi người đóng đúng vai tṛ rất b́nh thường của ḿnh do tác giả dàn dựng. Những sự kiện trong Căn Nhà gần như chỉ có mục đích tô đậm nỗi suy tư không đi đến đâu của nhân vật chính.

          Một vài người bạn tôi cho rằng đọc Căn Nhà khá vất vả. Tôi đoan chắc nếu họ chịu khó đọc qua vài chương đầu, họ sẽ thấy thích thú và sẽ t́m được những ngậm ngùi, băn khoăn khi trang cuối được đóng lại. 

          Xin bỏ trong ngoặc đơn lời xin lỗi anh Nguyễn Sao Mai, tôi đă làm dáng như là điểm sách, thật ra là không, chỉ là những ba hoa vượt khỏi “nghiệp vụ” chuyên môn.

 

          Nguyễn Sao Mai rời Việt Nam ngày 29 tháng 4 năm 1975 cùng với ba người con. Một người em của anh thuộc binh chủng Không quân đă đáp Chinook xuống khu vực hỏa xa sau nhà, đường Lê Lai, ngay trung tâm Saigon đêm 28 tháng 4 khi phi trường Biên Ḥa bị phá vỡ, để đưa tất cả đại gia đ́nh thoát khỏi thủ đô đang bị bao vây. Sáng sớm ngày 29 tháng 4 đến hộ tống hạm U.S.S Duluth (LPD6) thuộc Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ lúc đó đang ở ngoài khơi Vũng Tàu. Anh đến Mỹ tháng 5 năm 1975, định cư tại bang Florida tháng 6 năm 1975.

Nhờ thông thạo Anh ngữ, Nguyễn Sao Mai muốn chen chân vào lănh vực báo chí của người bản xứ. Vài tháng sau khi định cư, anh đến ṭa soạn nhật báo Miami Herald đề nghị viết về Việt Nam. Mặc dù chưa đọc những bài Nguyễn Sao Mai dự định viết, báo Miami Herarld có lẽ v́ lư do chính trị nên đă từ chối, với thư trả lời ngày 18 tháng 11, 1975:

“Thank you for your proposal to write articles on Vietnam. I’m afraid, however, that we haven’t a place for them at the present time. Sincerely,”

                                                                                                                             Ron Martin

          Một nhà thơ mà Nguyễn Sao Mai có dịp quen biết trong những ngày đầu mới đến Mỹ, bà E.F. Curtin, liền giới thiệu anh với Frank Soler, một Vice President ở tờ nhật báo. Mặc dầu ông này nói sẽ giúp cho anh một việc làm khác, tốt và phù hợp với tài năng, nhưng Nguyễn Sao Mai từ chối sự giúp đỡ của Frank Soler khi anh vẫn giữ ư định xin viết về Việt Nam.

          Không vào làng báo Mỹ được, Nguyễn Sao Mai đă im lặng trên dưới 20 năm. Thật ra khi mới đến Mỹ anh đă t́m đủ mọi cách để in những truyện dài mà bản thảo anh vẫn mang theo. Để thực hiện, điều đầu tiên phải t́m một máy chữ có dấu tiếng Việt, Nguyễn Sao Mai liên hệ với hăng IBM về một máy đánh chữ có khả năng đánh được tiếng Việt và xài “film ribbon” để bản đánh máy được rơ nét. Nhưng máy đánh chữ IBM Model D “Executive” với keyboard #654 do IBM giới thiệu năm đó vẫn chưa thỏa mản được nhu cầu để in một cuốn sách tiếng Việt có thể “xem được”, v́ cách bỏ các dấu giọng cao thấp lem nhem không khác những máy đánh chữ trước đây ở Việt Nam. Các báo tiếng Việt phát hành sớm nhất trong giai đoạn này ở Cali đă phải bỏ dấu bằng tay, như tờ Hồn Việt của Ngọc Hoài Phương, tờ Thức Tỉnh của Tô Văn v..v… Thêm nữa, vấn đề nhà in cũng là một trở ngại không nhỏ, do đó mà ư định in ấn của Nguyễn Sao Mai năm 1975 đă không thể thực hiện được.

Năm 1996, anh thực sự đến với cuộc chơi báo chí Việt Nam, và tờ Sóng Văn nhờ đó có cơ hội góp mặt với làng báo Việt ngữ hải ngoại, với số đăng kư quốc tế, nạp bản tại thư viện Hoa Kỳ: ISSN 1089-8123.

 

          Để tạ t́nh bằng hữu của Nguyễn Sao Mai, tôi cũng gởi quà. Quà tôi gởi là những tập thơ đă in, đă tái bản. Một thời gian không lâu sau khi nhận quà, Nguyễn Sao Mai gọi hỏi tôi: “Sao lâu quá không thấy anh in thơ ?” Từ câu hỏi này, anh gợi ư cho tôi in tập thơ mới, qua cơ sở xuất bản Songvan Magazine. Dĩ nhiên tôi không bỏ qua cơ hội ngàn vàng.

          Những Tưởng Năng Tiến, Nguyễn Khánh Hồng, Thái Tú Hạp…đă đỡ đẻ cho “Hơi Thở Việt Nam”, “Ngơ Ngác Cơi Người”; một Trương Văn Nghĩa (nhà in Kinh Đô, Hoa Kỳ) vuông tṛn cho “Cảm Ơn Đất Đá Trổ Thơ- Ḷng Ta Hạt Bụi Vu Vơ Bám Hoài”;  một Nguyễn Dũng Tiến đứng tên khai sinh cho “Mời Em Lên Ngựa” th́ tại sao không có một Nguyễn Sao Mai cho “Cỏ Hoa Gối Đầu” ? Một tập thơ vẫn chỉ có mục đích:

          “Vẽ tâm

          vẽ dạng

          vẽ đời

          từ sinh đến diệt

          treo chơi mấy ngày ?

          móc tôi lên nhánh chữ này

          một giây cũng quí

          nửa giây cũng mừng

          đu đưa giữa cơi vô cùng”

          (viết – CHGĐ trang 10)

 

         Ngoài việc xuất bản Cỏ Hoa Gối Đầu, Nguyễn Sao Mai c̣n đóng góp già một trang chữ để mở vào thi phẩm này của tôi. Anh viết:

          “ Có lẽ, từ cái chỗ đă đến được và không c̣n phải đi đâu, nhà thơ, trong cơi riêng ḿnh, tự tại, thong dong, hạnh phúc với đầy đủ cảm nhận của một người đang thực sống, nắm bắt đời sống bằng những chứng nghiệm rất riêng. Với Luân Hoán, cái chứng nghiệm rất riêng đó, nhiều nhất ở trong t́nh.

          …Giữa cơn sốt đang trăn trở của những t́m ṭi và khám phá mới về cách diễn đạt trong sinh hoạt thi ca, Luân Hoán vẫn, bằng những cách thế b́nh thường nhất, thơ vần. Có lẽ gắn bó với thơ vần, đối với Luân Hoán cũng không phải là điều quan trọng. Quen vẽ bằng cọ, th́ cứ vẽ bằng cọ, thế thôi. Và cũng chính điều không coi là quan trọng này sẽ xóa bỏ biên giới giữa thơ và người làm thơ. Chỉ c̣n lại Luân Hoán thơ. Thơ Luân Hoán…”

          Việc xuất bản thi phẩm Cỏ Hoa Gối Đầu của tôi nằm trong chủ trương đóng góp tích cực hơn vào sinh hoạt văn học hải ngoại của Nguyễn Sao Mai, và anh dựng nên nhà xuất bản Songvan Magazine không phải chỉ để in tạp chí Sóng Văn (và Wordbridge sau này). Cơ sở xuất bản Songvan Magazine tôi đă ghi trong Tác Giả Việt Nam: là cơ sở xuất bản sách báo văn học, và là cơ sở xuất bản độc lập của các tạp chí Sóng Văn và Wordbridge. Nhà văn Nguyễn Sao Mai không lạ ǵ với chuyện khó khăn trong vấn đề phát hành, đến vấn đề thu hồi lại nguồn vốn. Việc kinh doanh sách báo thành công tại hải ngoại vẫn nằm trong tay những người từng hoạt động trong ngành nghề này trước 1975, di tản sang.

          Nguyễn Sao Mai không chỉ là một nhà văn, anh c̣n là một nhà thơ. Và có thể nói, là một người tích cực bảo vệ nguồn thơ có vần điệu. Anh có cảm nhận tinh tế khi đọc thơ. Không viết b́nh luận về thi ca, nhưng những bày tỏ của anh qua những cuộc điện đàm, cũng như cách chọn thơ để đi trên Sóng Văn, hoặc chọn thơ để chuyển ngữ sang Anh văn, cho biết tŕnh độ thưởng ngoạn thi ca của Nguyễn Sao Mai rất tốt. Anh cho biết đă viết hàng trăm bài thơ, có bài dài như một tác phẩm dài hơi, nhưng anh chưa thích in ấn để phổ biến. Tôi xin trích dưới đây ba bài thơ của anh cùng một bài thơ của tôi đă được anh dịch ra Anh ngữ.

          Bài Chữ Viết (Sóng Văn số ra mắt, 3&-1996)

          “Khi gươm bén của trí cùn chém lên chữ viết / Ta chém ta thành hai mảnh trắng, đen/ mảnh đáy vực hai chân xiềng xích trói/ mảnh hư không tay đỡ mặt trời ch́m.

          Ta chạy mỏi qua suốt vùng trí nhớ/ dẫm chân trên từng mẩu vụn a, b/ quanh quẩn măi với  t́nh xanh ư đỏ/ chợt thấy ta khung vẽ trắng đi, về.

          Trong nét chấm hết-đời-ta thuở trước/ hiện hồn ma xưa hoa cúc nở ngày/ từng nét phẩy như những đường gươm bén/ chẻ trái tim thành những ngón tay.

          Ta vốn đă lâu rồi câm đá núi/ sáng hôm nay bập bẹ tiếng côn trùng/ không từng thấy đâu cỏ yên, tơ biếc/ sao bây giờ tơ biếc như cỏ nhung?

          Đă gắng lắm làm tên khùng giữa chợ/ chó Hàn Lư vẫn hung hăn trên thềm*/ quanh quẩn măi với t́nh xanh ư đỏ/ vẫn thấy ḿnh khung vẽ trắng như đêm” (*lưu ly cổ điệu chiếu minh nguyệt, nhẫn tuấn hàn lư không thượng giai. Tuyết Đậu)

                                                                                                              (Nguyễn Sao Mai, 12-1995)

          Bài Cổ Xưa  (Sóng Văn số 3);

          “Ta gặp hồn ta rất cổ xưa/ sáng nay, trên tờ lá hai mùa/ ở trong nỗi chết từng giây phút/ có chút ǵ như lửa xế trưa.

          Và sẽ bay vèo trong gió đêm/ rất thản nhiên, chào nỗi ưu phiền/ hiện thân mây trắng trên đầu núi/ về đứng ngồi ở chỗ không tên.

          Và em, em rất mặt trời ḍn/ cắn vỡ đêm từng mảng núi non/ đứng đó, sao cười trong cơi khác/ hồn rất tươi mà rất héo hon.

          Em vẫn là ta, rất cổ xưa/ sáng nay, trên tờ lá hai mùa/ buông tay rớt xuống đời hiu quạnh/ trôi thiếp sông dài đêm gió mưa”

                                                                                                                          (Nguyễn Sao Mai)

          Bài Với Hồn Ma Cúc (Sóng Văn số 10)

          “Ḷng ta như con nước xuôi/ sao chân động lá trên đồi thiên thu/ th́ ra, em vẫn bây giờ/ nghiêng vai đá núi nằm trơ cơi này/ với ma xưa cúc gọi bầy/ cười ầm ĩ gió trên ngày lao đao/ ta ngồi nghỉ dốc chiêm bao/ gọi hoa vô sắc nở vào trăng xưa/ hồn ta sợi mỏng như tơ/ theo hơi mê nhạc rụng bờ vai em/ xin em thả lá làm thuyền/ đưa nhau một chuyến tới miền sầu hoa/ đưa nhau đến cơi-người-ta/ trong nhang khói sẽ hiện tà áo bay/ và sông núi giữa nét mày/ hồn ta cỏ mọc như ngày thanh xuân

          Ơi em t́nh đă về gần/ mà trên đầu trượng ngạo ngần ma xưa”

                                                                                                                              (Nguyễn Sao Mai)

           Bài The Pray on The Execution Grounds

                                                                                                               (translated by N. SAOMAI)

 

          The sky is still blue, perhaps./ Here I go down on my knees./A lulling sound breaks into song/ Sad may be, I am to hear.

         My hands are bound with cords,/ my body shadows the earth./ This country of sorrow / my closed eyes look at no more.

         Oh you brothers in front of me!/ Oh you friends behind me!/ Oh you small bullets!/ Let me drink my cup.

          Spring will have arrived/ Songs will be sung/ But which dream is my mother’s,/ which sobbing my sister’s?

          Please let my eyes open/ Let me see those hands trembling. / Since no victory is great/ against the  life of suffering human.

          Pray I know not/ you are man as I am/ Pray I know not/ I die at your hands”.

 

( bài gốc Lời Nguyện Pháp Trường thơ LH trong tập  Chết Trong Ḷng Người xb năm 1967: Chắc trời c̣n xanh lắm/ cho tôi quỳ xuống đây/ tiếng ru nào trót dậy/ chắc buồn mà không hay/ tôi tay đầy ṿng buộc/ thân che ḷng cát này/ quê hương sầu tôi đấy/ mắt nào nh́n lại đây?/ hỡi người anh phía trước/ hỡi người bạn sau lưng/ hỡi từng viên đạn nhỏ/ cho tôi ly rượu mừng/ mùa xuân nào lại tới/ lời ca nào lại bay/ giấc mơ nào của mẹ/ tiếng lệ nào của em/ cho tôi xin mở mắt/ nh́n tay người đang run/ chiến công nào cao lớn/ hơn mạng người đau thương ?/ lạy trời tôi đừng biết/ tôi là người như anh/ lạy trời tôi đừng biết/ tôi chết v́ tay anh” (Phạm Thế Mỹ phổ nhạc, Miên Đức Thắng hát trong dĩa Việt Nam 2)

 

          Ngoài dịch thơ, Nguyễn Sao Mai c̣n chuyển sang Anh ngữ truyện ngắn của nhiều tác giả. Đây là một công việc nằm trong kế hoạch của anh, nhằm phổ biến văn hóa Việt đến với người bản xứ, cũng như đến với những sắc dân khác thông thạo Anh ngữ. Anh vừa hoàn tất bản dịch thi phẩm Thắp T́nh của nhà thơ Thành Tôn. Bản dịch này có lẽ sẽ được in trong nay mai.

          Với ước mong phổ biến rộng răi văn hóa Việt, nhà văn Nguyễn Sao Mai không ngại vất vả, tốn kém để thực hiện tạp chí văn học và dịch thuật Wordbridge. Đây có lẽ là tạp chí Anh ngữ đầu tiên và duy nhất trong cộng đồng văn chương Việt Nam hải ngoại kể từ 30-4-1975 đến nay. Số ra mắt ghi là Premier Issue, phát hành vào mùa xuân năm 2002, hiện vẫn c̣n tiếp tục. Tuy chỉ thực hiện khiêm nhường mỗi năm hai số, nhưng tạp chí Wordbridge được đón đọc khá rộng răi, được lưu trữ tại các đại học lớn ở Hoa Kỳ. Một số tác giả hiện sinh sống tại quốc nội cũng gởi bài đóng góp. Bắt đầu từ số 8, Spring 2006, họa sĩ Nguyên Khai chính thức cộng tác với Wordbridge về phần nghệ thuật, trách nhiệm tŕnh bày tranh b́a và giới thiệu các họa sĩ, như anh đă từng cộng tác với tạp chí Sóng Văn trước đây.

            Về dịch thuật th́ ngoài bài vở của các tác giả (tự dịch) và dịch giả Việt Nam như Ngô Thế Vinh, Nguyễn Ngọc Bích, Vơ Đ́nh Mai, Nguyễn Sao Mai, Nguyễn Hữu Trí, Thiên Nhất Phương, Trần Lệ Khanh, Đỗ Đ́nh Tuân, Thanh Thanh, Đỗ Vinh, Ngự Thuyết, Nguyễn Thanh Trúc, Vô T́nh, Nguyễn Minh Triết, Ngô Đa Thiện, Song Hồ, Nguyễn Phan Thịnh (trong nước), Đỗ Xuân Oánh (trong nước), Đặng Thân (trong nước), Phạm Viêm Phương (trong nước), Trần Yên Thảo (trong nước), Đoàn Thuận (trong nước), c̣n có những cây bút người Anh Mỹ đóng góp bài vỡ như Martha Lackritz (Mỹ) với những bài dịch ca dao, Kelli Craig Dang (Mỹ) và Rhonda Corcoran (Mỹ) cùng dịch với dịch giả Thiên Nhất Phương, Tony O’Donnell (Úc) v..v… Những tác giả và dịch giả nói trên đă tự giới thiệu công tŕnh văn thơ của ḿnh, hoặc giới thiệu công tŕnh văn thơ của các tác giả: Quang Dũng, Huy Cận, Đặng Tiến, Khế Iêm, Kinh Dương Vương, Huy Tưởng, Luân Hoán, Nguyễn Mạnh Trinh, Lê Thị Huệ, Lê Quỳnh Mai, Hoàng Lộc, Nguyễn Thị Thanh B́nh, Song Nhị, Song Vinh, N.P., Hoa Thi, Hoàng Thị Bích Ti, Trần Gia Nam, Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Song Thao, Hoàng Xuân Sơn, Dung Nham, Chu Vương Miện, Inrasara, Giảng Anh Yên, Đỗ Kh., Đoàn Minh Hải, Đức Phổ, Nguyễn Đăng Thường, Lưu Hy Lạc, Nguyễn Cảnh Nguyên, Nguyễn Lương Ba, Từ Hoa, Phạm Nguyên Lương, Ngô Bích Lan, Lê Nguyễn, Phan Xuân Sinh, Thành Tôn, Mai Văn Phấn (trong nước), Hà Nguyên Du v..v…

Tuy nhiên, tạp chí Wordbridge không chỉ đơn thuần là một tạp chí nhằm phổ biến văn chương Việt Nam qua việc dịch thuật, mà c̣n là một tạp chí giới thiệu những sáng tác giá trị viết bằng Anh ngữ với sự cọng tác của Uyên Nicole Dương, Hồng Khắc Kim Mai, Hoàng Xuân Sơn, N. Saomai, Trần Mộng Tú, Thanh Nhung, Lee Minh McGuire, Tu Huynh, Đặng Thân (trong nước), Quế Sơn, Vũ Thi An, Đinh Linh, Thu Hương, Yến Trâm v.. v…, và những tác giả Anh Mỹ khác như Zaak Fresh (người Mỹ), nhà thơ Aidan Andrew Dun (người Anh) v..v… 

Về nghệ thuật, Wordbridge đă giới thiệu các họa sĩ Nguyên Khai, Hồ Hữu Thủ, Ann Phong, Nguyễn Thị Hợp v..v…

Đại học Cornell, một trong những đại học đặt mua để lưu trữ ngay khi nhận được số ra mắt, đă tóm tắt mô tả Wordbridge trong Catalog của đại học:

“A magazine of Vietnamese literature in translation, and a magazine for literary works of quality originally written in English by established and new writers. Contains selected literary pieces in a variety of genres: fiction (short stories, excerpts from unpublished novel), poetry (rhymed poems, free verse), translations, reviews, literary critiques, and essays on literature and art.”

Đồng thời Cornell cũng liệt kê The Writers Post, là tờ báo điện tử trên liên mạng cũng do Nguyễn Sao Mai chủ trương và chủ biên, hoạt động song song với Wordbridge, và tóm tắt về tạp chí này đúng theo những ǵ Nguyễn Sao Mai đă giới thiệu:

“The Writers Post is an electronic magazine of writing whose aim is simply to provide the reader with good reading, the writer with a place perhaps more easily accessible to publish his/her work. The reader is introduced to a magazine where selected pieces of literature by published authors, and new writers as well, are presented. Fine writings that Vietnamese literature produced may be found in the “Vietnamese literature translation” section. The section “Vietnamese poets and writers abroad” includes factual information on the authors”.

          Mời bạn đến thăm ngôi nhà văn học nghệ thuật này qua địa chỉ: http://thewriterspost.net

 

          Nói Wordbridge là tờ báo văn học và dịch thuật Anh ngữ đầu tiên và duy nhất trong cộng đồng văn chương Việt Nam hải ngoại kể từ 30-4-1975 đến nay không phải là không chính xác. Mặc dầu trước đó có những sách báo về Việt Nam hoặc văn chương Việt Nam viết và xuất bản trong các đại học bởi các giáo sư Huỳnh Sanh Thông, Trần Quí Phiệt, Huỳnh Kim Khanh v..v… Nhưng thật ra những sách báo này là những sách báo hàn lâm, chuyên sưu tập, dịch thuật hoặc nghiên cứu về văn chương và văn hóa Việt Nam, nhưng chỉ sinh hoạt và lưu hành cục bộ trong hệ thống trường ốc đại học Mỹ. Trong những sách báo đại học này, có thể kể những tờ báo như Lạc Việt Series, The Vietnam Forum do Huỳnh Sanh Thông chủ biên tại đại học Yale. Tạp chí Wordbridge th́ trái lại, phát xuất từ cộng đồng văn chương Việt Nam hải ngoại, năng động và tích cực, với sự cộng tác khá đông đảo của những nhà văn nhà thơ ở hải ngoại cũng như trong nước.

        Cũng không ngoài mục đích giới thiệu văn chương Việt Nam, Nguyễn Sao Mai đă phê b́nh nặng nề bản dịch thơ Hồ Xuân Hương của giáo sư đại học kiêm nhà thơ Mỹ John Balaban. Đó là cuốn Spring Essence, The poetry of Hồ Xuân Hương, Copper Canyon Press xuất bản ở Mỹ năm 2000, số ISBN: 1-55659-148-9. Nguyễn Sao Mai cho rằng:

          “Cuốn Spring Essence không những chứa đựng quá nhiều sai sót nông nổi về dịch thuật, mà c̣n cho thấy sự không am tường ngôn ngữ và văn hóa Việt của giáo sư đại học này, khi giới thiệu một cách bôi bác thơ Hồ Xuân Hương”.

          Trong khi cả quốc nội lẫn hải ngoại không ít người làm văn học đă đề cao cuốn sách và coi như là một sự hănh diện cho văn chương Việt Nam th́ Nguyễn Sao Mai đă phê b́nh không nương tay cuốn Spring Essence với trên 30 trang báo Wordbridge, Double Issue 3 & 4: Winter 2003& Spring 2004, (đăng lại một lần nữa trên số 5 –Autumn 2004, trên The Writers Post, và trên báo điện tử Gió-O của nhà văn Lê Thị Huệ). Nguyễn Sao Mai cũng gián tiếp thách thức tranh luận trên The Writers Post, trong mục ‘Editorial Page & Letter to the editor:

          “… The writers published in The Writers Post express their readiness to discuss any  issues they wrote, and The Writers Post would like to print any response, especially to criticism, for other point of view…”

 

          Một ḿnh một ngựa, Nguyễn Sao Mai cặm cụi làm việc suốt ngày. Nhưng gần như không có ngày nào anh quên gọi cho tôi để làm việc chung. Mục “Vietnamese Poets and Writers Abroad” do tôi sưu tập được phổ biến trên Wordbridge. Thú thật, tôi đă hoàn tất được công tŕnh Tác Giả Việt Nam, một phần lớn nhờ vào sự động viên của nhà văn Nguyễn Sao Mai, cũng như sự đồng ư xuất bản của Songvan Magazine. Đúng như tục ngữ, ông cha ta đă nói “cái khó bó cái khôn” sự rộng ḷng của một nhà văn qua nhiều năm dài điều hành hai tạp chí văn học và một cơ sở xuất bản bất vụ lợi mà không hưởng bất cứ tài trợ hoặc hỗ trợ nào đương nhiên phải khiêm nhường. Hậu quả là bản in đầu tiên do Songvan Magazine xuất bản không thể thực hiện phần chân dung tác giả. Và dĩ nhiên nội dung của cuốn sách cũng có rất nhiều khuyết điểm. Rất may, dưới con mắt độ lượng của bạn đọc, bạn văn, chúng tôi cũng nhận được vài ba ư kiến khích lệ. Cụ thể như nhận xét của nhà văn Phạm Xuân Đài trên tạp chí Thế Kỷ 21, báo Người Việt online, hoặc của nhà văn Hoàng Khởi Phong…

          “Trong năm 2005 có hai cuốn sách tương đối quan trọng với những người quan tâm tới văn học Việt Nam, đó là cuốn “Tự Điển Văn Học” được nhà xuất bản Thế Kỷ ở trong nước phát hành, và cuốn “Tác Giả Việt Nam” của Lê Bảo Hoàng sưu tập, được Cơ Sở Xuất Bản Sóng Văn phát hành ở Mỹ…

          ….Cuốn sách xuất bản ở hải ngoại: Tác Giả Việt Nam là một công tŕnh sưu tập chỉ có một tác giả duy nhất là Lê Bảo Hoàng. Nếu như các tác giả của Từ Điển Văn Học như Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá cùng hàng trăm biên tập viên mà trong đó có rất nhiều học vị tiến sĩ, là những người được đào tạo để trở thành các nhà biên khảo, đă hoàn tất hàng ngàn bài viết trong các tập san nghiên cứu, hàng trăm tác phẩm biên khảo th́ Lê Bảo Hoàng chỉ là một người lính thi sĩ của QLVNCH. Ông chính là nhà thơ Luân Hóan…

          …Dẫu có những khuyết điểm đă nêu ở trên, Tác Giả Việt Nam cũng như Từ Điển Văn Học là hai cuốn sách nên có trong các tủ sách gia đ́nh. Nếu để ư kỹ th́ dường như hai cuốn sách này đă bổ sung những cái yếu cho nhau. Nếu độc giả cần t́m ṭi các tác giả của ḍng văn học Hán Nôm của Việt Nam nhiều thế kỷ trước, th́ Từ Điển Văn Học là một cuốn sách rất tốt, mà trong đó người đọc có thể thấy văn học Việt Nam hầu như bắt đầu cùng một lúc với nền tự chủ của nước nhà. Nếu như độc giả cần t́m các tài liệu liên quan đến các tác giả xuất thân từ miền Nam, một nhánh lớn của văn học Việt Nam từ 1954 đến 1975 ở trong nước cho tới tận bây giờ là ḍng văn chương của người Việt ở hải ngoại th́ Tác Giả Việt Nam đă cung ứng cho quư vị những nét tiêu biểu nhất của các tác giả cũng như những tác phẩm chính của các tác giả này…”

                                                                                     (Hoàng Khởi Phong Radio Free Asia-RFA)

          Với ư định mỗi lần phát hành 500 cuốn, như một thăm ḍ và chờ đợi sửa sai, bổ sung, từ bạn văn, bạn đọc bốn phương góp tay, tôi đă hơi vội vă khi cho tái bản, khổ lớn hơn và có chân dung tác giả. Tôi thực hiện điều này v́ trong khi layout bản in lần đầu, tôi vô t́nh bỏ sót một số tác giả có uy tín đă sưu tập sẵn như họa sĩ Thái Tuấn, họa sĩ Trịnh Cung, nhạc sĩ Từ Công Phụng, nhà biên khảo Thụy Khuê, nhà văn Nguyễn Viện (Việt Nam) nhà thơ Phan Nhiên Hạo…Dù rộng ḷng và hết ḿnh cổ động tôi cho tái bản, tôi nghĩ, nhà văn Nguyễn Sao Mai cũng không được vui lắm, v́ ấn bản thứ nhất chưa tiêu thụ được khả quan, nghĩa là số vốn Songvan Magazine bỏ in Tác Giả Việt Nam khó có cơ hội lấy lại. Sự ưu ái của anh dành cho tôi, nói riêng và cho văn học nghệ thuật, nói chung thật không thể không vỗ tay. Nhưng bài viết này không phải là tràng pháo tay đền đáp t́nh anh. Tôi chỉ muốn ghi lại để lưu giữ một vài kỷ niệm đă may mắn cùng anh có được.

 

          Nhắc đến nhà văn Nguyễn Sao Mai là nhắc đến chữ tín và nguyên tắc. Chữ tín tuyệt vời nhưng nguyên tắc làm việc h́nh như không được mềm mỏng lắm. Một vài bạn văn than phiền anh khi xin một bản dịch trên báo của anh để đăng lại, anh đề nghị phải xin phép tác giả bài viết trước (nếu là anh dịch) hoặc xin phép dịch giả (nếu là bài do dịch giả gửi đến cộng tác), đây là một ví dụ điển h́nh. Dĩ nhiên trên nguyên tắc, anh không có ǵ đi quá, nhưng với chuyện làm báo thông thoáng tại hải ngoại, rất dễ bị hiểu lầm.

          Thôi, dẹp qua hết, để trở lại đời thường của ông Huỳnh Bá Minh một chút nữa.

          Nguyễn Sao Mai năm nay 67 tuổi. Đời sống hôn nhân của anh chấm dứt từ năm 1968, anh ở vậy với ba ngựi con. Thanh Tâm thứ nữ, sau này là tổng thư kư tạp chí Sóng Văn. Thanh Tâm đă viết bạt cho Căn Nhà với 4 câu thơ:

          “Đứng ngồi ở chỗ không tâm ư

            Ngó xuống thiên đường cỏ mọc hoang

            Tấm ḷng u uẩn lăn quay măi

            Trái đất tṛn quay cục đất tṛn”.

                                 (Thanh Tâm, bạt Căn Nhà, 1997)

Hạnh phúc hơn nữa, tác giả Căn Nhà vẫn c̣n bên cạnh ông cụ thân sinh gần 90 tuổi, c̣n minh mẫn, mặc dù đă mất một chân v́ bịnh cao đường trong máu. Anh có hai cô em sinh hoạt xă hội và văn học. Nhà thơ Từ Hoa tác giả Bát Nhă Ca (Thơ. Hoa Kỳ: 2004), Nhập Pháp Giới Lược Giải (Thi hóa kinh hoa nghiêm. Hoa Kỳ: 2002), Muôn pháp hội trổ một hoa vô tướng (Thi hóa kinh Diệu Pháp Liên Hoa, khoảng 3400 câu thơ 8 chữ. VN: CD, 2006), và nhà văn Hoàng Thị Bích Ti (sinh ngày 01-5-1959), tác giả tập truyện Người Đàn Bà Sau Tấm Bảng Quảng Cáo (1996), Khi Loài Sâu Biết Khóc (tiểu thuyết, 2004) cùng vài tuyển tập truyện ngắn in chung với nhà văn Trần Nghi Hoàng.

          Tôi c̣n nợ Nguyễn Sao Mai một chuyến viếng thăm tư gia của anh, tại Florida, nơi gần như năm nào anh cũng thu vén sách vở, chuẩn bị để chạy trốn băo. Nguyễn Sao Mai cũng nợ tôi một lần ghé Montréal, mà tôi chắc rằng anh không dám đến, v́ bạn văn ở đây, hăm he sẽ đưa anh tham quan các sàn nhảy “tươi mát” để chữa trị bệnh ngại nói về phái đẹp của anh. Chúng tôi cứ hứa với nhau, nhưng chưa biết ai sẽ thực hiện trước, không chừng chúng tôi chỉ có dịp gặp nhau ở một chốn xa hơn. Ngày tháng của cả hai đứa gần hết rồi c̣n ǵ. Mấy câu thơ đă cũ, dành cho Nguyễn Sao Mai, xin chép lại, thay lời cảm ơn t́nh bạn của anh

          “Căn Nhà thơm nhật nguyệt

          thao thức nhánh suy tư

          tâm thân chợt hư thực

          không chuông mơ làm sư

          thăng hoa văn hóa Việt

          trăn trở mộng quê nhà

          đầy vơi nguồn dị biệt

          xanh biếc nỗi ngậm ngùi”…

 

Luân Hoán

02-11-2006