Montréal Canada, 21 Năm Và C̣n Tiếp

 

 

 

 

          Nguyễn Ngọc Lang và Lê Hân đă cùng nhau hoàn tất hồ sơ xin bảo lănh đoàn tụ gia đ́nh cho hai người anh c̣n ở  Việt Nam sau 1975. Tôi và Lạng cùng nhận được những giấy tờ quan trọng này trong năm 1979. Đà Nẵng thời bấy giờ chưa có mấy người được ra đi theo diện ODP. Ngoài tôi và Lạng, ông Nguyễn Văn  Thọ, chủ hảng xe đ̣ Phi Long cũng có một hồ sơ tương tự. Chúng tôi thường gặp nhau để chia sẻ những tin tức, kinh nghiệm lẫn hổ trợ tinh thần trong một công việc thật giản dị: nộp hồ sơ xin xuất cảnh.

          Chiều dài để tạo được một thuận tiện của riêng tôi kéo dài đến 2 năm. Cơ hội đổi đời lần thứ hai của gia đ́nh chúng tôi, bất ngờ  nhờ vào năm ba con chim cảnh. Một viên chức công an phụ trách ban Người Việt nước ngoài tại ty Công an Đà Nẵng, đam mê chim hót, đă hướng dẫn và cùng tôi diễn mấy phút kịch nói tại văn pḥng ông. Giai đoạn đầu tiên trên đường đi của hồ sơ đă được thông qua, trôi chảy.

 

          Trong năm 1983, chúng tôi được gọi đến cơ quan Công An Quảng Nam Đà Nẵng nhận 3 thông Hành. Một cho tôi có kèm theo con trai út Lê Ngọc Hoàng Bách. hai cho Trần Thị Lư, vợ tôi, có kèm theo hai con Lê Ngọc Quốc Bảo và Lê Ngọc Thạch Bích. Ba cho con gái đầu, Lê Ngọc Ḥa Binh, sinh năm 1969. Trên Thông Hành có đủ dấu nổi, dấu ch́m, do cơ quan có tên thật dài: “Cục Quản lư Người Nước Ngoài Và Xuất Cảnh, Nhập Cảnh, Bộ Nội Vụ” kư ngày 15 tháng 12 năm 1983 tại Hà Nội.

          Thông Hành của chúng tôi tiếp tục được đóng dấu, kư tên thị thực xuất cảnh ngày 01-01-1985 tại cửa khẩu Tân Sơn Nhất, có ghi điều kiện xuất cảnh trước ngày 30-5-1985.

          Sau khi có tên trong danh sách niêm yết tại 1 B Duy Tân Sài G̣n, Chúng tôi được khám sức khoẻ, chủng ngừa và nhận vé máy bay. Qua tin truyền miệng,  tôi được biết lộ tŕnh đường bay  sẽ như sau:  Tân Sơn Nhất - Bangkok - Rome - Mirabel. V́ có mua một số nhiều tranh sơn mài để mang theo của bà vợ nhỏ cố thi sĩ Nguyễn Vỹ, nên chúng tôi giao luôn phần việc chuyên chở

gia đ́nh lên phi trường cho bà lo liệu. Chúng tôi suưt trễ chuyến đi v́ sự tin tưởng này. Xe chở chúng tôi không được phép vào tận nơi. Từ hơn một cây số chúng tôi phải tự giải quyết. Tôi vừa lo, vừa giận, cũng may có những chiếc xe thồ kịp lúc. Tôi không khỏi không ngạc nhiên và có thầm những nghi vấn, h́nh như có sự sắp xếp ăn chia trong việc chuyên chở này. Nhưng cũng mừng v́ đă vào đến kịp lúc.

 

 

 

          Khi đă cách ly với những thân nhân đưa tiễn. Nỗi lo lắng của tôi có phần gia tăng. Liệu có bị giữ ở lại v́ một trục trặc, một phát hiện cố t́nh nào đó. Tôi vào pḥng vệ sinh băng lại cái chân cho chắc bụng, đồng thời kiểm soát lại hai cây vàng độc nhất có c̣n ở yên vị trí cũ không. Bỏ chúng lại th́ cả gia đ́nh trắng tay. Nhưng lận theo nhỡ lát nữa bị phát hiện có thể...thôi cũng đành liều. Nhưng rồi tôi lên máy bay an toàn. Hồi hộp, phập phồng chỉ thật sự mất đi khi máy bay chạy ra phi đạo. Cái lo lắng đă qua, bây giờ mới có phút giây để buồn trong sự chia xa với quê nhà, với người thân. Tôi ngồi lặng giữa những giọng nói hân hoan, giữa những tiếng thở ra nhẹ nhỏm của những người chung quanh. Tôi nhắm mắt. Lư nắm chặt tay tôi, lặng lẽ khóc.

 

          Máy bay đáp xuống phi trường Bangkok. Hành khách của chuyến bay hầu như là toàn những người đi “đoàn tụ”.Việt và Hoa lẫn lộn. Chúng tôi được lùa vào một khoảng trống có mái che trong phi trường. Một nhân viên người Thái Lan, không rơ phục vụ cho người Canada hay cho phi trường, gọi tên điểm danh chúng tôi và căn dặn một số việc linh tinh. Ông vô cùng hách dịch và không mấy lịch sự. Chúng tôi được phát phần ăn và ngồi trên sàn nhà gần mười tiếng sau.

          Phi trường Bangkok rộng hẹp bao nhiêu tôi không được rơ. Không dám và cũng không được phép dời chân khỏi khu vực, rộng bằng một rạp chiếu bóng. Khi từ từ đi thành hàng một ra cửa để lên máy bay, tôi mới nh́n được một góc nhỏ của phi trường, không đủ gây cho tôi một ư niệm sang, thường hay đáng ghi nhớ nào. Tôi cúi mặt nh́n xuống chân ḿnh khi đi ngang người xịt thuốc sát trùng, và hơi xót xa nh́n một số bạn đồng hành, đă thay đổi áo quần màu mè, sang trọng.

 

          Chúng tôi đến Ư vào buổi sáng, không c̣n nhớ rơ mấy giờ. Pḥng đợi rộng răi thoáng mát. Tường pḥng bằng kính trong suốt có thể nh́n ra bên ngoài sân bay. Ghế ngồi trong pḥng đợi bằng kim loại có mặt nệm, sang trọng và lạ mắt với chúng tôi. Đèn chong giữa ban ngày đây đó. V́ khu đợi này rất

rộng, nên “ đoàn người ra đi có trật tự ” chia ra từng nhiều nhóm nhỏ, quây quần với nhau. Gia đ́nh chúng tôi, sáu nhân khẩu, ngồi sát tường kính phía sân bay. Tôi chợt bắt gặp một khuôn mặt quen thuộc từ Đà Nẵng đi cùng chuyến . Tôi nhớ không lầm, ông là một nhà giáo một trường tư thục. Khá vụng về và lười giao thiệp, tôi ngồi im nh́n ông tiến đến ch́a tay, mỉm cười. Dĩ nhiên tôi cũng đủ lịch sự đứng dậy, niềm nở. Khi cái bắt tay chấm dứt, ông mở lời hỏi xin thuốc lá. Tôi ngượng v́ đă bỏ hút từ lâu, không nắm được cơ hội có thêm một người quen. Hồi đó tôi chưa quen dùng nhiều tiếng “ xin lỗi ”, nên đă trả lời hơi trống không  “dạ không có ”. Ông quay đi tức th́. Tôi thông cảm cho một người đang thèm thuốc, nh́n theo. Ông tiến đến một người khác. Tôi mừng ông đă có được món ông cần. Tôi vẫn c̣n ṭ ṃ quan sát ông. Rất lạ, tôi không thấy ông châm thuốc. Ông cho điếu thuốc vừa xin được vào túi áo trên, rồi ghé qua một nhóm khác. Ông lại xin thuốc lá, lại cẩn thận bỏ vào túi và tiếp tục cuộc sưu tầm những điếu thuốc. Cuối cùng tôi thở phào nhẹ người khi thấy ông móc cái zippo ra  khỏi túi quần và thở khói. Nhờ ông đă trở lại gần chỗ tôi ngồi nên tôi nh́n rất rơ sự khoan khoái trên nét mặt ông. Không hiểu sao, tôi thật sự có chút không vui.

          Khi được gọi lên máy bay, chúng tôi đă gặp được những giọt tuyết đầu tiên trong đời. Tôi ngửa cả hai tay ra hứng, nhưng xem lại chẳng có ǵ ngoài cái cảm giác ươn ướt. Đó là những hạt tuyết bụi, rất mong manh, bay loạn như một đàn bù hong trắng.

 

                                     

 

          16 giờ ngày 31 tháng 01 năm 1985 chúng tôi có mặt tại pḥng chờ lấy hành lư tại phi trường quốc tế Mirabel Montréal. Hành lư của chúng tôi gồm hai cái thùng thiếc, đóng đúng theo kích thước và hợp thời trang của những người đi “ đoàn tụ ” thời bấy giờ. Một vài cái va li, túi xách và những kiện hàng tranh sơn mài. Nh́n chung khá cồng kềnh và tương đối nhiều hơn những người khác. Có lẽ v́ vậy nhiều nhân viên kiểm soát, như muốn chờ nhau, bắt chúng tôi đứng chờ một bên, để trở thành gia đ́nh cuối cùng, được qua cửa không kiểm soát.  Những thực phẩm cấm mang theo, có trong số hành lư của chúng tôi nhờ đó không bị làm khó dễ.

 

           Hân ra đón chúng tôi cùng với Lăng, một người bạn của chú ấy. Họ mang cho chúng tôi những chiếc áo ấm dày, nặng, những khăn choàng, mũ len và cả những đôi giày cổ cao. Khi ra xe chúng tôi mới biết trời đang có tuyết rơi.

          Trên chiều dài 53 cây số từ phi trường quốc tế Mirabel về Montréal, tôi nh́n trời đất mênh mông một màu trắng. Một số nhà cửa rải rác hai bên đường gần như ch́m trong tuyết. Tôi băn khoăn, nhưng ngại hỏi người em trai về chỗ ở mới của ḿnh, cho đến khi xe vào thành phố mới an ḷng.

          Cuộc đời mới của chúng tôi được Montréal  lặng lẽ nhận vào từ 19 giờ ngày 31 tháng 01 năm 1985. Món ăn đầu tiên của chúng tôi là món gà nướng Kentucky Hân mua khi vừa vào thành phố. Tối hôm đó lạ chỗ, đảo ngược giờ giấc nên chúng tôi không ai ngủ ngon.

 

 

          Chỗ ở của chúng tôi do Hân thuê sẵn. Đó là căn ấp mang số 21 trong chung cư mang số 4655 trên đường Bourret. Căn ấp này một phần nằm dưới mặt đất, thường được gọi là  sous-sol, gồm hai pḥng ngủ. Lư và tôi chiếm pḥng nhỏ. Bốn đứa con cùng ở một pḥng lớn hơn. Pḥng khách bỏ không. Hân thuê sẵn đường dây điện thoại, số gọi 514 - 735-4064. Em trai tôi cũng đă sắm sẵn một số vật dụng như: một bộ bàn ăn bằng gỗ, một futon (vừa làm ghế ngồi ở pḥng khách vừa làm giường nằm khi trải ra), hai matelas (để ngủ), một số tấm đắp trong đó có một mền điện,  và nhiều vật dụng linh tinh khác.

          Dù qua một đêm không ngủ được, sáng hôm sau, thứ sáu, ngày 01 tháng 2, tôi và Lư cũng theo Hân đến cơ quan sở di trú, nằm ở số 1000 trên đường Guy, để xin một số giấy tờ cần thiết. Trong khi chờ thẻ xă hội trắng Social Insurance và thẻ Mặt trời của Régie de L’ Assurance Maladie gởi tới, tôi và Lư được cấp một thẻ tạm màu hồng, bởi văn pḥng CEC-MTL-CPI. Thẻ này chỉ có 6 ḍng ngắn dùng để ghi ngày tới đây tŕnh diện. Trên thẻ có ghi rơ: “Ne peut servir pour l’identification”.  Tại cơ quan này, người chăm sóc hồ sơ của tôi là một ông trung niên rất mập, có vẻ mệt mỏi và thiếu tích cực.

          Sau hai ngày nghỉ cuối tuần, tôi và Lư được Hường, vợ của Lăng, bạn Hân, đưa đi t́m việc làm. Ngay buổi sáng  ngày 4 tháng 2, Lư được vào làm trong một hảng sản xuất ví da cho phụ nữ. Riêng tôi trong gần hai tuần lễ, ngày nào cũng theo Hường đi

rất nhiều hảng xưởng trong thành phố. Nhưng nơi nào, nh́n cái bộ dạng tôi, họ cũng khéo léo ch́a ra một mẫu đơn cho tôi kư tên và lịch sự mời về nhà chờ. Ḷng tốt và sự cố gắng của Hường đă không giúp được tôi. Tôi trở thành một người ngồi coi nhà (thật ra không cần thiết) cho vợ đi làm, con đi học một thời gian dài.

 

          Những ngày bắt đầu cuộc sống mới của chúng tôi ở Montréal lặng lẽ đi qua. Tôi đă có thời gian quan sát khu vực chúng tôi cư ngụ. Con đường Bourret là một con đường một chiều. Từ ngă tư, giao điểm với đường Van Horne đến chỗ chúng tôi ở, đường cao dần lên như một con dốc. Cây lá hai bên đường đều cao lớn, nhưng đang vào mùa đông, cành nhánh bạc những ḍng tuyết đọng. Ngoài chung cư 4655 c̣n nhiều chung cư khác đứng gần nhau. Hân đă chọn vị trí này v́ rất gần với những địa chỉ quan trọng: Hai trạm métro, Plamondon và Côte Sainte Catherine. Trạm xe buưt. Jewish General Hospital của người Do Thái, Hôpital Sainte Justine - trung tâm sản phụ và nhi khoa, Plaza Côte des Neiges, trường trung học Van Horne và các siêu thị thực phẩm: Steinberg (hiện nay đă thay bằng IGA), Provigo.

 

          Sau một ngày thử việc ở hăng ví da, Lư được Cộng đồng người Việt tại Montréal giới thiệu một việc làm khác, tại hăng vải vụn Aronoff Brothers Ltd. Tôi vẫn ngày ngày ngồi nh́n những vách tường. Ngó từng chân vách mong gặp được một con kiến hay con ruồi để làm bạn. Tù túng, buồn chán mỗi ngày một tăng, tôi gọt dũa bớt bằng vần điệu. Bài Ly Rượu Cuối Tuần Cho Lư là bước khởi hành của tập “Ngơ Ngác Cơi Người”. 

          Nhưng làm thơ không thể lấp hết những năm tháng trống rỗng. Thỉnh thoảng tôi cũng “lên đồ đi t́m job” nhưng kết quả vẫn là những lời hẹn rất ân cần, lịch sự. Nhân một buổi tối cuối tuần, Nguyễn Ngọc Lang, bạn cũ thời ở Đà Nẵng, hiện hành nghề bác sĩ,  đưa gia đ́nh chúng tôi đi ăn ở Phố Tàu. Hôm sau tôi dắt đứa con trai út đến pḥng mạch Lang thăm chơi. Thay v́ chọn trạm métro Côte Sainte Catherine gần nhà hơn, tôi đưa Bách xuống trạm Plamondon. Sau khi xuống một tầng, mua vé vào cửa, chúng tôi xuống tiếp tầng dưới. Tiếng “u... u..u..” của chuyến métro đang chạy tới. Bách buông tay tôi chạy xuống trước. Vừa lúc Bách đến nơi, tàu cũng vừa tới . Những cánh cửa tàu mở rộng. Không chậm trễ, Bách chạy vào, chỉ vài phút như thường lệ, mọi cửa tàu đồng loạt khép lại. Với vài phút, tôi

 

không kịp vượt xuống những bậc thang. Tôi bất lực nh́n Bách hốt hoảng gào khóc đập cửa, khi con tàu chạy vụt đi. Mất b́nh tĩnh và lo sợ, tôi vội vă trở lên pḥng bán vé, ú ớ tŕnh bày sự việc với người nhân viên. Tôi được mở cửa cho vào quày, chỉ một phút sau hai nhân viên cảnh sát đến. Họ lưu ư tôi việc trông coi trẻ em lúc đi đường. Và hướng dẫn một vài điều khi biết chúng tôi mới vừa đến Montréal một tuần lễ. Người nhân viên métro cho tôi hay, con tôi đă được cho xuống ở trạm Snowdon, đang chờ tôi ở đó. Tôi gặp Bách và hai cha con tiếp tục chuyến đi đă dự định.

 

          Lê Hân, em trai tôi, du học tai Hoa Kỳ vào giữa năm 1966, sau khi tốt nghiệp, Hân lập gia đ́nh cùng Vân rồi sang làm việc tại Canada. Khi băo lănh chúng tôi qua Hân cùng gia đ́nh cư ngụ tại nhà riêng bên Brossard, số 5975 đường Panama. Nhưng cả hai vợ chồng đều làm việc tại Montréal. Hân làm việc tại EACL Candu trên đường Metcalfe. Ngoài ra c̣n mở một tiệm cho thuê băng vidéo trong Plaza Côte des Neiges, mang tên  Illusion. Công việc của chú ấy khá bận rộn, hơn nữa, cháu út Đạt mới được mấy tháng tuổi, nên chú không đủ giờ thăm viếng tôi nhiều. Nhưng ngày nào cũng gọi điện thoại, thăm viếng, khích lệ. Dĩ nhiên mọi giấy tờ cần thiết của chúng tôi, chú đều lo cho đầy đủ. Chúng tôi cũng có ghé sang thăm gia đ́nh chú một vài lần. Brossard cách Montréal bởi ḍng sông Saint Laurent. Sông có chiều ngang rất rộng và là một hải đạo quan trọng đưa tàu thuyền đến tận lục địa Mỹ châu, hàng năm có khoảng 6000 chuyến tàu đi lại trên hải đạo này. Lúc bấy giờ mọi xe hơi qua lại đều có đóng góp một chút ít tiền lệ phí tu sửa. Ngày này lệ phí “sang ngang” đă được hủy bỏ từ lâu. Thành phố Brossard cũng như nhiều thành phố nhỏ khác chung quanh Montréal, đă được sát nhập vào Montréal để thành một đại đô thị.

 

          Một cơ quan từ thiện, mà đa số gia đ́nh tỵ nạn Việt Nam đều có đến là một tổ chức của nhà thờ Công Giáo. Tại đây những cư dân mới tha hồ tự chọn cho ḿnh, những vật dụng thích hợp mà không cần phải trả tiên. Vật dụng, đa số là quần áo mùa đông, chăn, màn, bàn ghế..Tất cả đều đă được dùng qua, nhưng vẫn c̣n xài được. Gia đ́nh tôi cũng mang về nhà một số ly chén, nồi chảo và đặc biệt có một tivi đen trắng 21 inch. Có được cái tivi, với ít đài địa phương các con tôi rất thích. Trong khi đó tôi rất nhớ các chương phát thanh của đài VOA, BBC...nên đă bán vài chỉ vàng để mua một cái radio, cassette Sony 4 band, thật cáu cạnh tại tiệm Lâm, trên đường Saint Laurent. Đây được kể là món đồ dùng xa xỉ chúng tôi mua đầu tiên. Tôi thất vọng v́ sự thiếu hiểu biết của ḿnh, bởi dù có 4 band, cũng không bắt được các làn sóng muốn nghe. Để bù lại cái nhược điểm của radio, tôi t́m đến quán sách Trung Việt, mua một cuốn cassette nhạc Đoàn Chuẩn với tiếng hát Khánh Ly. Cuốn băng thật tuyệt vời. Tôi mở gần như trong suốt thời gian Lư phải nhọc nhằn tại sở, dù có chú ư nghe hay không. Có âm thanh bên cạnh, sự cô đơn  đôi phần chùng bước.

          Sau chuyến đến thăm pḥng mạch Lang, những ngày kế tiếp, tôi có ư định đi đây đi đó cho biết nhan sắc thành phố Montréal một cách thực tế.

 

          Theo tài liệu,  Montréal được thành lập năm 1642, nhưng sau 358 năm thành phố vẫn chưa khai thác quá 80% diện tích. Tuy vậy, thành phố trẻ trung này được kể là một trong 14 thành phố thương mại và kỷ nghệ phồn thịnh nhất thế giới.

(Hoa Kỳ với 6 thành phố: Atlanta, Boston, Chicago, Dallas, Los Angeles, New York / Canada với 3 thành phố: Toronto, Montréal, Vancouver /Anh quốc: London / Pháp: Paris / Đức: Dusseldorf / Ư: Milan / Nhật : Tokyo )

    thành  phố lớn thứ 2 của Canada, thuộc tỉnh bang Québec,

(một trong các tỉnh bang của Canada :Newfoundland, Nova Scotia, Prince edward Island, New Brunswick,Québec, Ontario, Manitoba, Saskatchewan, Alberta, British Columbia,Yukon, Northwest Territories)

          Montréal rộng 500 cây số vuông( khi chưa trở thành đại đô thị), nằm giữa ngă ba sông Saint-Laurent (dài 1900 km) và sông Ottawa. Với chiều dài đông tây 50 cây số; chiều rộng bắc nam, chỗ rộng nhất, 15 cây số. Đây là một vùng đất trù phú với thương cảng quan trọng bậc nh́  Bắc Mỹ, chỉ đứng sau New York của Hoa Kỳ. Dân số gần 3 triệu người, bao gồm trên 500.000 di dân thuộc 80 sắc tộc.  Những sắc tộc đông dân thường cư ngụ trong một khu vực, Tiêu biểu: Khu Saint-Léonard: người Ư Đại Lợi / Khu Jean-Talon Ouest: người Hy Lạp / Khu Saint-Luc: người Do Thái / Khu Prince Arthur: người Bồ Đào Nha. Người Việt Nam ở rải rác nhiều nơi, có mặt trong cả những vùng kể trên, nhưng một số đông ở khu Côte des Neiges.

 

          V́ chỉ có một chân rưỡi, và phương tiện duy nhất của tôi lúc bấy giờ phải dựa vào “Commission des transports de la Communauté urbaine de Montréal”, nên đường tầu ngầm dưới ḷng đất là con đường tôi chọn để lang thang đầu tiên.

          Đường tàu ngầm được bắt đầu xây dựng ngày 23 tháng 5 năm 1962, Và bắt đầu phục vụ ngày 14 tháng 10 năm 1966, trong thời điều hành thành phố của thị trưởng Jean Drapeau, (nhiệm kỳ thứ hai, kéo dài 26 năm, 1960 - 1986 / nhiệm kỳ thứ nhất từ 1954-1957). Hiện tại, métro Montréal có 4 đường, gồm 4 trung tâm đổi hướng tàu và 65 trạm lên xuống. Ngoài đặc điểm tối tân, hiện đại, đường tàu ngầm métro của Montréal c̣n được công nhận là sạch sẽ, khang trang vào bậc nhất Bắc Mỹ.

 

          Trạm Côte Sainte Catherine nằm trên đường màu cam, với 28 trạm dừng, đón và xuống khách. Tuy không phải là trạm đầu tiên hay cuối cùng, nhưng tôi phải bắt đầu từ đây, v́ gần nhà. Mỗi trạm tôi đều xuống dạo loanh quanh một ṿng, quan sát cách trang trí, ngắm những hàng quán ở mỗi trạm, nhưng không lên mặt đất, không ra khỏi khu vực bán vé. V́ ra khỏi khu vực này phải mua vé khi trở vào. Lần lượt tôi ra các trạm: Snowdon, Villa Maria, Place Saint Henri, Lionel Groulx, Georges Vanier, Lucien L’Allier, Bonaventure, Square Victoria, Place d’Armes, Champ de Mars, Berri U-Quam, Sherbrooke, Mont Royal, Laurier, Rosemont, Beaubien, Jean Talon, Jarry, Cremazie, Sauvé, Henri Bourassa. Từ Côte Sainte Catherine đi ngược lại là các trạm Plamondon, Namur, De La Savane, Du Collège. Côte Vertu.

          Ở đường màu xanh lá cây có các trạm: Angrignon, Monk, Jolicoeur, Verdun,  De L’Église- La Salle, Charlevoix, Lionel Groulx, Atwater, Guy Concordia, Peel, McGill, Place Des Arts, Saint Laurent, Berri UQuam, Beaudry, Fontenac, Prefontaine, Joliette, Pie IX,  Viau,  Assomption, Cadillac, Langelier, Radisson, Honoré Beaugrand.

          Ở đường màu xanh dương có các trạm: Snowdon, Côte des Neiges, Université de Montréal, Édouard Montpetit, Outremont, Acadie, Parc, De Castelnau, Jean Talon, Fabre, D’Iberville, Saint Michel.

          Đường màu vàng khởi đầu từ Berri -UQuam đi dưới ḷng sông Saint Laurent để đến Longueuil-Université de Sherbrooke.

          Dĩ nhiên tôi phải mất nhiều tuần lễ mới lang thang hết những trạm này. Tôi cố t́nh ghi lại đầy đủ từng tên trạm, để giúp trí nhớ ḿnh mai sau dễ h́nh dung khi hồi tưởng. Lẽ ra tôi c̣n phải mô tả tỉ mỉ về bốn trạm có giao điểm các đường tàu, nhất là trạm Berri- UQuam, nơi có các siêu thị lớn nhất Montréal nằm vừa trên lẫn dưới mặt đất, nhưng như vậy có lẽ làm phiền bạn đọc nhiều quá.

          Phương tiện métro được đông đảo thị dân sử dụng.Vào những giờ đến và tan sở đông nghẹt người. Không rơ có phải v́ tâm trạng riêng, tôi cảm thấy buồn năo nuột khi nghe âm thanh khởi động di chuyển của con tàu. Tiếng  u u rít lên rồi kéo dài da diết, và mất hút xa thẳm là những ǵ tôi không thể quên. Đă hơn 10 năm qua, tôi chưa bước nhờ lại đường tàu này, nhưng những âm thanh buồn bă kia vẫn như c̣n bên tai.

 

          Ngồi không đi ra đi vào, đọc báo, viết thư, làm thơ...chiêm bao thường trực cả ngày, rồi quét nhà, giặt áo quần cho vợ... tôi mỗi ngày một đi xuống cuộc đời. Lư quyết định mua một máy may công nghiệp với ư định huấn luyện tôi...đạp những đường thẳng. Chiếc máy  Juki, số 0287-02, model: DDL 5550 được mang từ cửa hàng Okio Enr. trên đường Saint Laurent về. Tôi nghiêm chỉnh ngồi vào, thử tới dợt lui. Đường may ṿng vèo, đứt đoạn. Mũi kim suưt nhiều lần hỏi thăm sức khoẻ ngón tay. Chỉ ba ngày sau, cái máy may to lớn nặng nề, mới toanh, choáng một khoảng pḥng khách, được cho xuống nghỉ ngơi ở nhà bếp. Tôi không phải là người vụng tay, nhưng không đủ kiên nhẫn ngồi tập một công việc ḿnh không yêu thích. Cái nghề nho nhỏ của ḿnh ngày trước đă không c̣n có điều kiện để học lại, để nuôi thân. Tôi bắt buộc phải dùng sức lao động bằng tay chân ḿnh, nhưng vẫn chưa t́m được cơ hội.

 

                                     

 

          Cộng đồng Việt Nam tại thành phố Montréal vào năm 2004 có khoảng 42.000 người. Là một sắc dân đến muộn nhưng sớm vững mạnh nhờ sự đoàn kết v́ cùng một hoàn cảnh. Và trong một tâm nguyện chung, họ sớm thành lập Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Vùng Montréal. Bên cạnh tổ chức này c̣n rất nhiều hội đoàn chính trị và tôn giáo sinh hoạt rất tích cực, cụ thể có: Cộng đồng Công giáo Việt Nam tại Montréal, Thánh thất Cao Đài tại Montréal, Hội Tín hữu Cao Đài Montréal, Hội thánh Tin Lành Việt Nam, Hội Thánh Tin Lành Cơ Đốc Việt Nam,  Trung Tâm Phật học văn hoá và xă hội Huyền Không, Hội Phật Học Làng Cây Phong, Chùa Quan Âm, Chùa Tam Bảo, Chùa Liên Hoa, Chùa Thuyền Tôn, Tổ Đ́nh Từ Quang, Hội Người Vượt Biển, Hội Cựu Quân Nhân, Hội Phụ Nữ Việt Nam, Hội Y Sĩ Việt Nam tại Canada, Hội Dược Sĩ Việt Nam, Hội Tuổi Vàng Rồng Vàng, Hội Cao Niên Thân Hữu, Trung Tâm Người Việt Cao Niên Montréal, Liên Hội Sinh Viên Việt Nam, Trung Tâm Văn Bút Việt Nam tại Québec, Liên đoàn Hướng Đạo Việt Nam...Mỗi năm những hội đoàn này thường phối hợp để tổ chức đón xuân bằng một hội chợ Tết rất đông vui tại một địa điểm rộng lớn trong thành phố.

 

 

 

          Năm 1985, nhà cầm quyền Việt Nam ra quyết định số 121-CP về việc sữa đổi cách dùng âm lịch. Qua nghị định ngày 8 tháng 8 năm 1967 này, ngày Tết nguyên Đán năm Giáp Tư (1984) được cử hành tại Việt Nam vào ngàư tháng 01 năm 1985. Chúng tôi đă có cơ hội  đón Tết tại Sài G̣n trước khi đến Canada. Việc sửa đổi của chính phủ Việt Nam không được chấp nhận tại hải ngoại. Ngày Tết vẫn nhằm ngày 20 tháng 02 năm 1985. Cộng đồng người Việt tại Montréal đă khai mạc hội chợ Tết vào Chủ nhật ngày 17 tháng 2 tại Complex Desjardins. Chúng tôi được biết như vậy, nhưng chưa t́m đến. Những buồn phiền lo lắng trước cuộc sống mới vẫn như một bức tường trước mặt.

 

          Mùa đông đă đi qua. Những cành cây trơ trụi đă bắt đầu có những nụ non. Và thật kỳ diệu chẳng bao lâu hầu hết cây cỏ trong thành phố đều hồi sinh xanh tốt, như chưa từng phải yên ngủ một giấc dài dưới tuyết lạnh. Trong niềm vui đổi mùa của vạn vật, ḷng tôi nhẹ nhàng hơn. Ngoài những lần cuối tuần theo vợ con đi chợ. Chúng tôi c̣n mon men đến thăm một vài siêu thị. Có lẽ khi đi xem những cơ sở thương mại rực rỡ này, chúng tôi rất đồng dạng với những quân nhân, cán bộ và một số dân chúng sống lâu năm tại miền Bắc Việt Nam, được vào tham quan miềm Nam sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.

          Giữa những phấn chấn khiêm nhường ấy, tôi chợt có một việc làm. Bà Nguyễn Thị Tâm, thân mẫu của Hoàng Thị Hồng, một thương gia buôn bán vàng bạc đá qúi, nổi tiếng một thời ở Đà Nẵng, giới thiệu tôi vào làm tại một cửa hiệu làm nữ trang. Tôi bắt đầu bước vào nghề mới đầu tháng 6 năm 1985. Tiệm làm kim hoàn không lớn lắm, chỉ gồm có ba pḥng trên tầng 4 của một cao ốc, nằm trên đường Cathcart. Cửa vào chung ngó ra Rlle Palace với một tượng đá, tiếp giáp với đường Sainte Catherine, một con đường sầm uất của thành phố Montréal.

          Tiệm bắt đầu làm việc từ 9 giờ sáng, theo giờ mở cửa của các cơ sở thương mại, và nghỉ việc vào lúc 6 giờ chiều. Những điều kiện chung bắt buộc phải tuân theo: không được mang bất cứ món đồ nào đến nơi làm việc, kể cả các phần ăn, sách báo, bao bị...Giờ nghỉ trưa từ 12 giờ đến 1 giờ . Trong thời gian này, những người làm công đều phải ra khỏi sở, tự túc và tùy nghi  ăn uống trong các tiệm trên đường Ste. Catherine. Quán ăn tôi thường chọn là McDonald’s. Ít tháng sau các con tôi nghỉ hè, thường mang buổi ăn trưa đến. Cũng như nhiều người khác, tôi ngồi ăn trên băi cỏ chung quanh chân tượng, hoặc bên ngoài khuôn viên một nhà thờ ở đó. Cả cao ốc này h́nh như đều kinh doanh vàng bạc đá qúi, nên việc vào ra nơi làm việc cũng khá phức tạp. Có người đứng chờ mở đóng thang máy cho nhân viên. Ra khỏi thang máy đi trong hành lang có đặt caméra quan sát, nhưng trước khi vào phải gơ cửa, xưng tên, cùng mă số để nhận diện.

 

          Là một người chuyên về những con số, với máy đánh chữ, bàn giấy, tôi bắt đầu học nghề khá khó khăn. Chủ nhân là một người Ư, trên ba mươi tuổi, cởi mở, tử tế. Nhân viên của ông chừng 6 người kể cả tôi. Có một người Việt khác trong số này. Anh ta là thợ chính, rất trẻ, nhưng luôn tay bận rộn. Tan sở là biến ngay để vào job khác, lái taxi. Tôi bắt đầu học cách cho thuốc vào các mối hàn, rồi tuần tự thực hành qua các công việc: hàn, dũa, đánh bóng, kéo vàng thành sợi, mài, đúc khuôn sáp, vẽ mẫu nhẩn đeo tay, chọn màu hột trai cho hợp đôi. Trong các công việc này, tôi ngại nhất là công việc đánh bóng. Nhẩn, hoa tai...nói chung vật nào cũng nhỏ bé, manh manh, không thể mang găng tay để làm việc, nên phải chịu đựng sức nóng, bởi sự cọ xát khi đánh bóng. Tôi cũng có một vài lần hết hồn khi làm vệ sinh những vật dụng đắt tiền này. Do chưa kinh nghiệm, tôi mở ṿi nước hơi mạnh, các món trang sức trong khay rửa bị văng ra, bị cuốn xuống  đường nước thải. Rất may ở phía bên dưới đă được trang bị màn chắn để ngừa trường hợp này. Công việc tôi thích nhất là vẽ mẫu và làm khuôn từng kiểu nhẩn, kiểu hoa tai, những h́nh tượng để đeo theo sợi dây chuyền. Tôi không hiểu sao người chủ cho tôi làm công việc này, trong lúc những nhân viên khác, không ai mó tay vào.

          Tiệm kim hoàn nằm ở khu phố thương mại chính, nên gần như ngày nào tôi cũng đi bộ vài đoạn phố, trong giờ ăn trưa hoặc khi thong thả ra về. Tôi vẫn chọn métro làm phương tiện đi, về. Thỉnh thoảng cũng nhảy lên xe buưt. Hệ thống xe buưt tại Montréal do công ty STCUM khai thác với trên vài ngàn chiếc buưt tân tiến . Bắt đầu phục vụ từ ngày 11.11.1919.  Hiện tại có khoảng 3000 trạm dừng, (một số trạm có mái che, kính chắn gió ba mặt) trên khoảng 155 đường phục vụ ban ngày và 20 đường có phục vụ ban đêm. Vào giờ cao điểm (đến và tan sở) trung b́nh 5 phút có một chuyến ghé lại tại các trạm. Giá thẻ xe buưt dùng cho cả đường métro, mỗi tháng năm 1985 là 28$, hiện nay đă tăng lên rất cao.  Vé lẻ cho mỗi chuyến (dùng một lúc lên xuống nhiều trạm) hiện nay, 2006, là 2 đồng năm mươi xu. Có giá đặc biệt dùng cho học sinh từ 13 tuổi trở lên, nhưng chỉ được 

sử dụng trong khoản thời gian: từ 31 tháng 10 đến 30 tháng 6 mỗi năm. Đi xe buưt rất thú vị trong những giờ công xưởng làm việc. Xe thưa khách, ngồi ngắm phố phường thoải mái. Tôi đă từng ngồi suốt những con đường dài mà không xuống trạm nào. Đường phố Montréal măi đến nay, sau 21 năm, có rất nhiều nơi tôi chưa hề đi qua. Một số đường được mang tên các vị thánh, nhân vật lịch sử, hoặc những địa danh có tiếng trên thế giới. Montréal có khoảng 2207 con đường. Sau khi trở thành Đại Đô Thị Montréal tổng số đường lưu thông là 7148. Ngoài đường phố, xa lộ không lúc nào ngớt xe với tốc độ tối thiểu 60, tối đa 100 km/giờ. Tốc độ tối đa ít khi được tôn trọng, thường ở trên mức qui định này. Xa lộ Décarie, từ đông sang tây Montréal, được ví như là cái xương sống của thành phố. Từ xa lộ này sẽ dẫn đến các xa lộ 10, 13, 15, 20, 25, 40...và các đường liên tỉnh...

 

 

          Trong thời gian đi làm, chúng tôi đă có một mùa hè thật đẹp. Chúng tôi đă thăm viếng, mua sắm tại các siêu thị bề thế, sang trọng, đương nhiên chỉ hạn chế trong những món hàng thích hợp, và vừa với túi tiền nho nhỏ của gia đ́nh. Montréal có khoảng 105 siệu thị (shopping) vào năm  1990, Một số nơi chúng tôi đă đến:  Plaza Côte Des Neiges, Rockland Center, Place Côte Vertu, Place Versailles, Alexis-Nihon, Bonaventure Place, Atwater Marché, Angrignon Carrefour, Angrignon Place, Eaton de Montreál Centre, Fleury Promenade, Jean Talon Marché, Mont Royal Plateau...(mỗi siêu thị có từ 200 đến trên 300 cửa hàng, ngoại trừ Eaton de Montréal có số cửa hàng nhiều hơn). Mùa hè năm 1985 chúng tôi c̣n chạm mặt đầu tiên với những con đường có tổ chức vente trottoir vào 4 ngày cuối tuần. Dù rất c̣n lớ ngớ, chúng tôi cũng không bỏ sót các con phố Saint Hubert, Jean Talon, Saint Laurent...Tại hè phố Saint Hubert, tôi đă mang về một lồng chim, một cặp chim yến phụng màu xanh lá cây. Đồng loại của những người bạn mới này, một thời rất thân thiết với tôi. Tôi đă từng xem chúng ve văn nhau, làm t́nh, ấp trứng, nuôi con. Tôi biết khá rành về loại chim này, trong đầu có ư định sẽ nuôi chim để sinh lợi, nhưng rồi không thực hiện.

 

          Tôi vẫn làm thơ khi thấy thích thú và đă liên lạc được với một số bạn văn cũ như Thái Tú Hạp, Chu Vương Miện tại Hoa Kỳ. Những người bạn mới cũng lần lượt ghi tên vào gia tài bè bạn của tôi. Trong số này chân t́nh nhất là nhà văn Tưởng Năng Tiến. Qua tin của Thái Tú Hạp, tôi được nhà văn Mai Thảo chào đón trên báo Văn. Một số báo, tạp chí khác cũng loan tải, trong đó có tờ nhật báo lớn nhất của người Việt Nam tại hải ngoại, tờ Người Việt, số 482 ra ngày 7 tháng 7 năm 1985, cho tôi đứng ké với vài cây bút khác trong một bản tin:...

          Nếu năm ngoái (1984) có Chu Vương Miện xuất hiện trên nhiều tờ báo tại miền Nam California với những bài thơ và một loạt bài viết về văn chương dân gian sau 75 ở Việt Nam. Th́ đầu năm 1985, Nguyễn Xuân Hoàng đă sang Mỹ và định cư ở Đông Bắc gần Washington D.C. Và nhà thơ Luân Hoán đă sang được Montréal Canada..”.

          Các tạp chí và tác phẩm của bạn bè khắp nơi gởi cho ngày một nhiều. Sau vài bài thơ trên tạp chí Văn, tôi bắt đầu gởi thơ đăng trên một số tạp chí Việt ngữ tại nhiều quốc gia có người Việt sinh sống. Cuộc chơi văn nghệ quả thật đă mau chóng đỡ tôi đứng dậy nghiêm chỉnh. Nhờ báo chí, tôi dần dần liên lạc được nhiều người đă quen biết hoặc chưa bao giờ gặp mặt. Vài ba ṭa soạn chuyển giúp đến những lá thư rất bất ngờ, trong đó có thư của Phùng Minh, người bạn thời Ngân hàng Việt Nam Thương Tín, của Scotte Jeanne, cô bạn cũ ở Đà Nẵng,  của Nguyễn Văn Phúc cùng xóm Thuận Thành xa xưa, của Vân Tường, thời sư đoàn Bộ Binh...c̣n nữa, rất nhiều. Tôi vẫn c̣n giữ những lá thư quí giá của riêng tôi này.

 

          Mùa hè đi qua, công việc của tôi cũng bất ngờ bị tạm ngưng. Ông chủ tiệm kim hoàn bảo tôi về chờ đến đợt hợp đồng mới sắp tới của ông. Không riêng tôi, có đến ba người tạm nghỉ trong đó có cả ông bạn người Việt, thợ giỏi. Mất việc nhưng tôi không buồn nhiều một phần nhờ cái hồ cá đă mang về từ  Aqua Tropic gần đường Décarie. Chim, cá, cây cảnh cùng tivi màu, vidéo 4-head với những Thần Y Đại Hiệp, Cô Gái Đồ Long...choán bớt một phần giờ trống. Thật ra tôi không ham xem phim Tàu lắm. Nhiều khi mở chỉ để cho có tiếng nói trong nhà. Giai đoạn này Chu Vương Miện rất chịu khó viết thư, dù thư nào cũng không quá mươi ḍng, chữ lăn quăn, khó đọc. Cùng với thư, Chu Vương Miện thỉnh thoảng c̣n kẹp theo vài ba chục đô la, gọi là tiền tem thư hồi âm. Thưởng (tên thật của Miện), lâu lâu c̣n gởi qua các tạp chí người lớn như Playboy, Penthouse...hoặc phim vidéo như La chatte qui parle...

 

          Một hôm tôi đang trả lời thư nhà văn Vơ Phiến, về việc tiểu sử một số cây bút miền Trung, th́ điện thoại reo. Bắt phone, rất bất ngờ gặp chủ hảng vợ tôi đang làm., và càng bất ngờ hơn được ông hỏi ư kiến có muốn đến làm cùng chỗ với bà xă không. Tôi tŕnh bày khả năng sức khoẻ, chỉ hợp những công việc nhẹ. Ông d’accord và không để cho tôi suy nghĩ, ông thúc đến làm việc ngay.

          Lư vô cùng ngạc nhiên khi thấy tôi đến sở. Và bật khóc khi tôi cho biết sẽ cùng làm việc tại đây. Vợ tôi không khóc v́ mừng mà khóc v́ thương một ông chồng, không quen chịu khổ phải làm một công việc vất vả. Những giọt nước mắt của Lư thắm thiết hơn những hơi thơ. Nhưng tôi chỉ biết ngậm ngùi.

          Hơn nửa tháng sau Lư chọn một sở làm mới. Tôi xin nghỉ một buổi, đưa Lư đến xin việc . Lư trở thành một nhân viên hăng may Peerless từ đó đến bây giờ. C̣n tôi b́nh thản với nghề lao động mới. “Đi Làm Cu Li Ở Đường Iberville” , “ Nghề Nghiệp Mới” và nhiều bài khác được viết ngay trong những giờ làm việc tại đây.

 

          Tôi cũng xin xác nhận rất thành thực: làm công việc chân tay, không chiếm hết th́ giờ của việc làm thơ. Vừa làm những việc phải làm cho sở, tôi vừa suy nghĩ, viết nhiều câu trong đầu, rồi vội vă ghi lên trên một mẫu giấy không cần b́nh thường. Cứ thế thi tập “Ngơ Ngác Cơi Người” từ từ được đầy đủ, ở cái hảng rất t́nh nghĩa này. Bạn đồng nghiệp của tôi, có trắng có đen, có vàng trên 100 người. Trong số có một phu nhân cựu một trung tá sư đoàn 2 Bộ Binh, chị Hương, mẹ của hai nữ bác sĩ vào những năm sau.

 

          Vêtement Peerless, khi Lư mới gia nhập nằm trên đường Saint Laurent, đoạn giao thông hai chiều, về sau hăng dọn về cơ sở riêng mới xây dựng tại số 8888 đại lộ Pie IX, với gần 4000 nhân viên đủ các sắc dân. Người Á châu chiếm hơn một nửa  Gia nhập vào đại gia đ́nh này, Lư có thêm được nhiều bạn đồng nghiệp. Một trong số này là Phượng. Chị Phượng con nhà thơ Hồ Mộng Thiệp, một viên chức hành chánh cao cấp của Việt Nam Cộng Ḥa, từng cư ngụ lâu dài tại Đà Nẵng. Chồng của chị là Nhàn, em một người bạn học của tôi. Do gốc gác này chúng tôi sớm có những giao hảo tốt đẹp. Lúc bấy giờ, vợ chồng Phượng Nhàn đă tạo được một chiếc xe Ford Tempo, 4 cửa. Thỉnh thoảng cuối tuần cả hai thường đến chở chúng tôi đi chơi đây đó. Qua cặp này chúng tôi c̣n được biết thêm vợ chồng Thịnh, làm chung sở với Nhàn, cũng có một chiếc xe cùng hiệu, cùng đời như thế, chỉ khác nhau màu xanh, đỏ. Vào một đêm, sau khi rời quán ăn, hai cặp Nhàn, Thịnh  rủ chúng tôi ghé vào rạp Cléopatre trên đường Saint Laurent.   

          Chưa kịp chạm ghế ngồi, tôi đă hết hồn v́ cả “cái giang sơn” người nữ đă chần dần trước mặt. Màn ảnh quá lớn, h́nh ảnh quá rơ đâm ra ngỡ ngàng. Chị Phượng có khả năng pha tṛ rất vui. Suốt thời gian tài tử diễn xuất, chị lầm thầm chuyển âm rất ví von, thông minh. Một ông lăo người da trắng chợt lựng chựng, t́m chỗ ngồi. Phượng nhận xét: “Ông già run run mà c̣n vào đây run run”... Đúng vậy, ông khách lớn tuổi vừa đi vừa run, không hiểu v́ sao. Âm khí nặng nề quá chăng. Đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng tôi có mặt trong một rạp chiếu phim dành cho trẻ em trên 21 tuổi. Những rạp adult này có khá nhiều trên các đường Sainte Catherine, St. Laurent...

 

                                      

 

         Ngày 22 tháng 10 năm 1988, tất cả 6 người trong gia đ́nh chúng tôi đều có quốc tịch Canada. Chúng tôi tham dự sát hạch, tuyên thệ, nhận thẻ công dân tại Cour de la Citoyenneté trên đại lộ Dorchester (ngày nay đổi thành René Lévesque) Để được nhập quốc tịch, qui định phải có một số điều kiện: thường trú ít nhất 3 năm, trong thời gian 4 năm vừa qua, tính trước ngày nộp đơn. Đủ 18 tuổi và biết Pháp ngữ hoặc Anh ngữ . Đơn xin vào quốc tịch phải đính kèm:  thẻ thường trú, giấy thông hành vào Canada, khai sinh, hai tấm ảnh căn cước có một khoảng trắng phía dưới, 1/2" . 

          Được trở thành công dân một nước chăm sóc đời sống ḿnh là một niềm vui lớn. Chẳng thể nào không thấy vinh dự, khi được tham gia vào mọi sinh hoạt của xứ ḿnh đang sống như  người bản xứ, với quyền đi bầu, quyền tham gia trong guồng máy hành chánh của chính phủ, và được cấp thông hành của Canada. Cũng chẳng thể nào xác nhận là mất cội nguồn khi có một quốc tịch mới, phù hợp với sinh hoạt hiện tại. Tôi, chúng tôi vui mừng được trở thành “điên”, (một âm sau của từ Canadien, được nói đùa trong đám người Việt) như nhiều người của các sắc tộc khác.

          ...

          ḷng mở ra ôm đời trở lại

          từng ngày trống rỗng đă qua mau

          dẫu v́ tủi nhục hay hănh diện

          giọt nước mắt tôi vẫn một màu...

           (tuyên thệ, LH)

 

 

          Cuộc đổi đời của chúng tôi nhẹ nhàng ra rất nhiều sau khi đă có quốc tịch. Năm 1986, nhờ sự vận động của người bạn mới Tưởng Năng Tiến, tập “Hơi Thở Việt Nam” của tôi được xuất bản tại Hoa Kỳ. Sách được đứng tên xuất bản bởi Nhân Văn và Sông Thu. Nhân Văn bắt nguồn từ tạp chí cùng tên phát hành tại Hoa Kỳ. Sông Thu là cơ sở của vợ chồng Thái Tú Hạp, Ái Cầm. Bước sang năm 1989 thi phẩm “Ngơ Ngác Cơi Người” của tôi được các anh trong Nhân Văn, nhất là anh Lư Khánh Hồng, một người tôi chưa được quen biết, lo in và phát hành. Cũng năm 1989, Thái Tú Hạp in thêm cho tôi tập “Đưa Nhau Về Đến Đâu”.

Tập thơ này, sau khi in xong, con gái đầu tôi, Lê Ngọc Ḥa B́nh, đang sang thăm một người d́ tại California, mang về Montréal 500 cuốn. Quan thuế phi trường Dorval tại Montréal đă giữ lại, buộc đóng thuế. Không có tiền nộp, tôi nhờ ty quan thuế tùy nghi giải quyết. Và họ đă giao ngay lại cho tôi, không thu đồng nào. Có thể họ nh́n nhân ảnh cặp vợ chồng in ở b́a sau thảm quá, không nỡ ném vào thùng rác.

          Việc sinh hoạt thơ văn của tôi hoàn toàn là một tṛ chơi, tùy hứng. Tôi không có duyên với việc viết báo kiếm tiền. Chu Vương Miện đă lo cho tôi phần việc chủ biên văn học của tạp chí Sóng của nhà giáo Nguyễn Tăng Chương tại Toronto Canada, tôi đă đồng ư. Tạp chí của anh Chương đă để tên một vài kỳ. Anh đă thanh toán cho tôi một ít tiền. Nhưng sau đó tôi thấy khá bất tiện trong cái xa cách của người chăm việc với ṭa soạn, nên tôi đă xin rút tên. Trên báo của anh Chương tôi có góp bài dưới các bút danh Luân Hoán, Cự Hải, Châu Hải Châu, Lư Phước Ninh một thời gian. Có lẽ trong tinh thần yêu mến văn nghệ và ḷng tử tế, anh Chương đă thanh toán cho tôi rất hậu, như là một giúp đỡ trong những năm đầu cho một người vừa được định cư. 

          Tiền thu vào ít, ăn tiêu và mua sắm không hề tiết kiệm, nhưng cuối cùng, năm 1989, chúng tôi cũng gắng sắm được phương tiện di chuyển. Có lẽ nhờ chịu khó co cụm dưới cái sous sol, giá thuê rất hạ, 310 đồng mỗi tháng bao cả sưởi và nước nóng.

          Nhân viên hảng bán xe Ford trên đường Jean Talon mang đến tận chỗ tôi ở một chiếc Mustang màu đỏ, sáng choang. Tôi chạy thử một ṿng, áy náy từ chối. Thật ra lúc bấy giờ xe nào tôi cũng thích cả. Nhưng Lư, không mấy mặn mà với nhản hiệu Ford, nên tôi cũng chùi theo. Sở dĩ có việc nhân viên bán xe mang đến tận chỗ ở người mua, v́ em Hân tôi, đă gọi đến văn pḥng bán xe với rất nhiều quyết tâm. Không chọn được xe Ford. Chúng tôi đến góc đường Décarie, Jean Talon và chấm một chiếc Chevrolet màu xám.

 

          Trong hai năm trước, thỉnh thoảng chúng tôi cũng thuê xe chạy loanh quanh trong thành phố. Chrysler, Dodge, Nissan...đều có lái qua. Ḷng ham muốn sắm xe đă quá mạnh. Chiếc Cavalier được đem về. Cả nhà bắt đầu bát phố liền trong mấy buổi chiều. Hơn một tháng sau, Lư xin cho Bích vào hăng theo chương tŕnh học sinh làm thêm mùa hè. Tôi đưa hai mẹ con đến hăng trước khi đến sở của ḿnh. Đi sớm, đường Jean Talon c̣n rất vắng, chạy thoải mái. Vừa lái vừa xoay lui dặn ḍ Bích vài điều trong lần đi làm đầu tiên. Khi quay lại , trước mặt tôi, sừng sững một cái mặt trời tṛn lớn, vàng óng, tuyệt đẹp. Tôi ngắm mà không nh́n ra màu vàng của đèn giao thông đă hiện ra trước đó, khi xe qua giữa ngă tư Jean Talon, Fabre, ầm một tiếng với màu đỏ ối trước mặt. Dù giữ vững tay lái, xe tôi cũng nằm ngang trên lề đường. Rất may chúng tôi không bị ǵ và không gây thương tích cho một số người đang đứng chờ xe buưt gần đó. Tuy hết hồn nhưng tôi rất b́nh tĩnh. Chiếc xe bị đánh giá “perte total”. Tôi bị trừ 3 điểm trong ṿng hai năm, chịu mất 250 đồng, v́ bị xem đă vượt đèn đỏ.(Theo luật định, người có bằng lái xe được cấp 12 điểm. Nếu trong ṿng 2 năm số điểm bị trừ hết v́ những vi phạm, bằng lái sẽ bị rút lại trong ṿng ba tháng. Trong ba tháng này bắt buộc phải tham dự một lớp học liên quan đến lái xe. Những vi phạm phải trừ điểm bao gồm: Từ 1 điểm, khi vượt xe khác bên phải sát lề; trừ 2 điểm, khi vượt xe khác bên trái một cách nguy hiểm hoặc khi không ngừng tại bảng stop /arrêt; trừ 3 điểm, khi vượt đèn đỏ ; trừ 9 điểm, khi không dừng lại phía sau xe chở học sinh đang dừng và có mở bảng arrêt/ stop, hoặc khi không làm tṛn bổn phận tài xế lúc xảy ra tai nạn. Việc trừ điểm chỉ tính trong ṿng 2 năm, sau đó được cho lại đầy đủ 12 điểm)

 

          Khoảng nửa tháng sau, tôi đi t́m mua xe mới. Chiếc Toyota Corolla màu đỏ sậm của hăng bán xe trên đường Fleury Montréal Nord chúng tôi rất ưng ư. Mọi thủ tục giấy tờ xong, hăng bán xe hẹn sau 2 tuần giao xe. Chờ đến quá 3 tuần, không có. Tôi nói cho chú em biết. Hân tức th́ gọi điện thoại t́m quanh, và chiếc xe chúng tôi ưng ư có sẵn tại hàng Toyota Chasse. Chiếc xe Corolla mau chóng về với chúng tôi. Hăng bán cũ dọa kiện tôi bỏ hợp đồng. Nhưng chờ hoài không có giấy gọi tranh chấp. Thật ra lỗi về phần họ đă không tôn trọng cam kết giao xe đúng thời hạn. Nhưng tôi vẫn nơm nớp lo một thời gian.

 

          Chiếc Corolla ngày nay vẫn c̣n ở với chúng tôi. 17 năm sinh hoạt liên tục dưới cái nóng lạnh của đất trời Montréal, người bạn đường của tôi đă già yếu lắm. Nhưng sức làm việc vẫn bén nhạy, bền bỉ. Nhan sắc đương nhiên xuống cấp, nhưng nhờ sự tu bổ liên tục của chúng tôi, xem vẫn c̣n được mắt. Không riêng ǵ nó, đồng đời của nó cũng c̣n hiện diện rất đông trong thành phố. Nhiều lần chúng tôi cũng muốn thay đổi, nhưng thấy tiếc, thấy thương chưa nỡ. Nó vẫn đi đi về về với ḿnh một cách chân t́nh.

thông suốt. Một vài vết thương bất ngờ cứ chịu khó dán ít đô la vào đó là xong, chưa phải trả góp, chưa phải lo nhiều. Lư do nghe rất ngụy biện, nhưng rất chân thật .

 

                                      

 

          Ở Montréal chuyện kẻ trộm vào nhà rất ít, nhưng gia đ́nh chúng tôi nằm trong cái thiểu số đó. Vào một buổi chiều thứ sáu. Tan sở từ 3 giờ. Tôi về đưa cả nhà đi shop Côte Vertu. Chỉ trong mấy tiếng đồng hồ, chúng tôi bị khuân đi khá nhiều vật dụng. H́nh ảnh những cảnh lục xét, t́m tài liệu, tang vật của xă hội đen trong phim Tàu, đang thực tế hiện ra trước mắt chúng tôi. Monsieur Delorme, concierge, được mời qua, Police đồn 31

 

được mời tới. Hồ sơ khai mất mang các số: No. d’événement: 31891124044, và No. de Police T803012 được lập, gởi đi. Một thời gian ngắn sau Commis General Insurance Company bồi hoàn cho chúng tôi gần đầy đủ. Thật hú hồn trước đó tôi đă dự định không mua tiếp bảo hiểm. Chuyện mua bảo hiểm vật dụng trong nhà đối  với chúng tôi cũng rất hy hữu. Số tranh sơn mài chúng tôi mang qua được vợ chồng Hân Vân mau chóng bán hết, thêm vào đó ngân khoản tiền sữa của 4 con tôi góp vào. Tôi lại không biết uống cà phê, bia ruợu, thuốc lá..(những thứ này tôi thường bị ép hưởng ké bạn bè khi họp mặt),  do đó dần dần giúp chúng tôi mua sắm khá nhiều vật dụng tươm tất.

          Chuyện mất trộm thúc đẩy ư định thay chỗ ở của chúng tôi. Hợp đồng thuê nhà thường kư giữa tôi và Mr. Davis Orzeck không c̣n được thực hiện. Căn ấp số 7 dạng 5 ½ , ở số 1535 trên đường Edouard Laurin (c̣n được gọi là đường MacDonald) thuộc Ville Saint Laurent (ngày nay đă sát nhập vào Montréal) được chúng tôi chọn. Lư đứng tên kư hợp đồng cùng chủ nhà Frank Bramos. Chúng tôi dọn đến chỗ cư ngụ mới đúng ngày 01 tháng 2 năm 1990. Tiền nhà trong 17 tháng đầu là 8.500 đồng, mỗi tháng trả 500, không bao sưởi, nước nóng. 12 tháng kế tiếp mỗi tháng tăng lên 20 đồng. Với giá này chúng tôi phải trả tiền nhà cao hơn rất nhiều, nhưng bù lại chỗ ở rộng răi, mát mẻ hơn nhiều. Điện thoại chúng tôi dùng trong giai đoạn này mang số 514-956.7441. Tại chỗ ở mới tôi đă viết và hoàn tất thi phẩm: “Cảm Ơn Đất Đá Trổ Thơ - Ḷng Ta Hạt Bụi Vu Vơ Bám Hoài”. Tác phẩm này, Vivi vẽ b́a, được người bạn cũ, Trương Văn Nghĩa, chủ nhà in Kinh Đô ở Houston, in vào năm 1991.

          Hôn lễ của trưởng nữ tôi, Lê Ngọc Ḥa B́nh, cũng được tŕnh gia tiên tại chỗ ở này. Chia vui bởi đông đảo bằng hữu. Nhưng duyên t́nh của cháu không trọn vẹn.

 

          Tôi xin được nói thêm vấn đề thuê nhà. Tại thành phố Montréal, không rơ từ bao giờ đă có nhiều khu xây cất nhà cho thuê. Tùy theo khu vực giá cả chênh lệch nhau khá nhiều. Theo lời khuyên của Ministère des Communautés Culturelles et de L’Immigration: Tất cả những phí khoản thuộc về nhà ở, bao gồm  tiền thuê, bảo hiểm, điện dùng, điện thoại, sưởi ấm, không nên vượt quá 25 % hay 30% lợi tức (chưa trừ thuế). Sau khi chọn được nhà ưng ư, người thuê có thể điều đ́nh với chủ nhà sửa đổi một vài điều kiện trong hợp đồng hoặc sửa chữa một vài chỗ nơi định thuê. Hợp đồng thuê nhà thường có thời hạn một năm, và đa số được bắt đầu từ ngày 01 tháng 7 đến ngày 31 tháng 6 năm sau. Mẫu hợp đồng được soạn thảo giống nhau và được bộ Ministère de la Justice in sẵn. Chủ nhà và người thuê mỗi bên giữ một bản hợp đồng. Nếu muốn tăng tiền nhà vào năm sau, chủ nhà phải báo trước ít nhất ba tháng. Ngược lại, muốn ra đi, người thuê phải báo cho chủ nhà trước 3 tháng, tính đến ngày hết hợp đồng. Nếu chủ nhà tăng tiền thuê quá đáng, có thể thưa ở Régie du Logement, trong thời hạn 1 tháng sau khi nhận giấy báo đ̣i tăng tiền nhà. Do hợp đồng thuê nhà thường kết thúc vào ngày 31 tháng 6. Nên ngày 1 tháng 7, thành phố Montréal có nhiều khu thật rộn rịp. Sinh hoạt này được gọi là mùa dời nhà. Người cũ đi người mới tới nhưng vẫn trong một căn nhà chưa  kịp tu sửa, nhưng đa số người thuê lại thích thay đổi, dù mỗi lần như vậy, rất tốn tiền, hao sức, mất thời gian. Trên một số đường phố vào mùa này ngổn ngang những vật dụng, c̣n tốt lẫn hư hỏng, nằm đợi  xe hốt phế thải đến mấy ngày.

 

          Tôi không có thú dọn nhà, nhưng v́ vài điều kiện gia đ́nh, chúng tôi phải chọn một chỗ mới. Ấp số 5 thuộc dạng 4 ½ mới được tân trang, nằm trên đường Barclay là chỗ cư ngụ của chúng tôi kể từ 01 tháng 7 năm 1992. Société d’Habitation de Développement de Montréal kư hợp đồng với Lư. Giá nhà khởi đầu 380 đồng một tháng, không bao sưởi, nước nóng; được tăng lên 399 $ trong các năm 1993-1994 rồi 407$ trong năm 1996...cho đến năm 2002, phải trả 435$. Chỗ ở mới giảm đi một pḥng ngủ, nhưng gia đ́nh chúng tôi đă có 3 cháu ra riêng, nên hai pḥng ngủ cũng không chật cho hai vợ chồng và cậu út. Chúng tôi đă báo cùng bè bạn, cần liên lạc gọi về số điện thoại 514- 739.9039.

 

          Một tin không vui, trước khi dời về Barclay, tôi đă tự xin nghỉ việc. Chán nản, lười biếng đă đưa tôi đến quyết định không sáng suốt này, dù có sự hỗ trợ ư kiến của Lư và bạn tôi, nhà văn Nguyễn Đông Ngạc.Tôi được hưởng tiền thất nghiệp một năm.

          Hưởng qui chế thất nghiệp là quyền lợi đương nhiên của mỗi người sống, làm việc tại Canada. Tuy nhiên phải có lư do chính đáng và được chủ hăng xác nhận mới khỏi bị trừ bớt, hoặc từ chối cho hưởng trợ cấp thất nghiệp. Cá nhân tôi, đúng ra là nghỉ ngang, bất hợp lệ. Nhưng với t́nh cảm chủ hăng vẫn dành cho, cộng thêm giấy chứng nhận sức khoẻ phải nghỉ ngơi vài tháng (mỗi bác sĩ không có quyền hạn đề nghị nghỉ dài hạn) của cả Nguyễn Ngọc Lang và bác sĩ Từ Uyên cấp, nên cuối cùng cũng suông sẻ.

 

          Không hẳn v́ “đất lành chim đậu” nhưng đă quá ngán dời nhà, chúng tôi ăn ngủ tại cuối đường Barclay, bên cạnh những người Do Thái đến 10 năm.

          Cuộc chơi văn học nghệ thuật của tôi vẫn trầm trầm. Tôi có th́ giờ nhớ lại những người bạn văn đă được tiếp xúc quen biết lâu nay. Các bạn cư ngụ trong cùng thành phố lần lượt được gặp: Nhà thơ Đỗ Qúy Toàn (Ngô Nhân Dụng của Người Việt Cali bây giờ), nhà thơ Hoàng Chiều Nhân, nhà văn Trương Bảo Sơn,  nhà văn Lê Tấn Lộc, nhà thơ Bắc Phong, nhà thơ Lưu Nguyễn, nhà thơ Phạm Nhuận, nhà văn Song Thao, nhà văn Hồ Đ́nh Nghiêm, nhà văn Nguyễn Đông Ngạc (+), nhà văn Trang Châu, Nhà nghiên cứu sử Nguyễn khắc Ngữ (+), nhạc sĩ Lê Dinh, nhạc sĩ Hoàng Phúc (+), họa sĩ Vivi, họa sĩ Nguyễn Tài, họa sĩ La Toàn Vinh, họa sĩ Diệp Chu Sẻ, họa sĩ Nguyễn Quốc Tuấn, nhà biên khảo Lê Hữu Mục, nhà văn Nguyễn Hữu Chung (+), nhà văn Vơ Kỳ Điền, nhà biên khảo Vũ Thiên Phúc, nhà thơ Hoàng Xuân Sơn, nhạc sĩ Hoàng Xuân Giang (+), nhà biên khảo Nguyễn Thị Sông Hương, bác sĩ Nguyễn Tấn Hồng, bác sĩ Nguyễn Ngọc Lang, nhà báo ,Trường Kỳ, nhà văn nữ QuỳnhMai nhà báo Vũ Ngọc Hiến, nhà báo Trịnh Viết Đức (Tin Nhà), nhà báo Lương Châu Phước, nhà thơ Khải Minh, nhiếp ảnh gia Lê Quang Xuân, nhà văn Nguyễn Minh Đức, nhà biên khảo, gs. Nguyễn Văn Trung, nhà thơ Vạn Giả, nhà biên khảo gs Tôn Thất Thiện...

          Bạn ở thành phố láng giềng, cùng quốc gia: nhà thơ Nguyễn Hải B́nh, nhà văn Hải Phong, nhà biên khảo Lạp Chúc Nguyễn Huy, nhà thơ Vũ Kiện (+), nhà thơ kiêm nhạc sĩ Phan Ni Tấn, nhà thơ, nhà báo Nguyên Nghĩa, nhà thơ Cung Vũ, nhà báo Nguyên Hương, nhà văn Nam Dao, nhà văn Trà Lũ, họa sĩ điêu khắc gia Phạm Thế Trung, nhà thơ Phạm Đ́nh Cường, nhà văn nũ Hoàng Du Thụy, nhà thơ Nguyễn Đức Bạt Ngàn, nhà thơ Đỗ Quyên, nhà văn Hoàng Chính, nhà văn Nguyễn Quốc Trụ, nhà văn Nguyễn Văn Ba (+), nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn...

          

          Bạn hữu từ Hoa Kỳ đến Montréal: nhà văn Nguyễn Mộng Giác, nhà văn họa sĩ Khánh Trường, nhà thơ Chân Phương, nhà thơ Du Tử Lê, họa sĩ Đinh Cường, nhà văn Phan Tấn Hải, nhà văn Mai Thảo (+), nhà thơ Trần Dạ Từ, nhà văn Trần Thy Nhă Ca, nhà văn Phạm Phú Minh, nhà báo Ái Cầm, nhạc sĩ Phạm Duy, nhạc sĩ Từ Công Phụng, nhà thơ Phan Xuân Sinh, nhà thơ Trần Trung Đạo, nhà văn Trần Doăn Nho, nhà thơ Phạm Nhă Dự, nhà thơ Hoa Văn, nhà văn Lương Thư Trung, nhà văn nữ Thu Thuyền, họa sĩ Nghiêu Đề (+), nhà thơ Giang, nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, họa sĩ Vơ Đ́nh, họa sĩ Vũ Hối, nhà văn Trần Hoài Thư, nhà văn Lâm Chương, nhà thơ Đức Phổ, nhà văn Nguyễn Thị Hoàng Bắc, nhà văn Trần Long Hồ, nhà thơ Ngu  Yên, nhà văn Mai Kim Ngọc, nhà thơ Tô Thùy Yên, nhà thơ Trần Mộng Tú, nhà thơ nữ Vi Khuê, họa sĩ Hồ Thành Đức, họa sĩ Bé Kư

          Bạn văn từ các quốc gia Âu châu ghé đến Montréal: nhà văn Phan Thị Trọng Tuyến, họa sĩ Thái Tuấn, nhà văn Kiệt Tấn, nhà thơ Thụy Khanh, nhà thơ Bích Xuân, nhà thơ Nguyễn Thùy, nhà văn Ngô Nguyên Dũng, nhà thơ Dương Kiền, nhà văn Nguyễn Thị Vinh

          Những người từ Việt Nam sang: nhà văn Minh Quân, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, họa sĩ Trịnh Cung, nhà thơ Nguyễn Duy, nhà thơ Uyên Hà, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn (+)

          Dựa theo trí nhớ tôi liệt kê không phân biệt thứ tự nào chừng nấy quí nhân mà tôi đă hân hạnh được nh́n tận dung nhan, có thể được phép bắt tay nữa. Sự nêu danh như một khoe khoang, tôi thực hiện đúng câu : “Thấy sang bắt quàng làm họ”.

Dù sao, ngồi nhớ viết ra là tôi đă có cái lợi tối thiểu: tiêu được một ít thời gian rảnh rỗi rồi. Lối tập thể dục trí nhớ này rất tốt, tôi nghiệm thấy vậy.

          Cùng với việc nhớ quí danh, tôi c̣n h́nh dung ra những sinh hoạt văn học nghệ thuật đă qua tại Montréal, có tôi đứng ké một bên lề. Xin gợi nhớ cùng qúi bạn:

           Năm 1985: ra mắt Cát Vàng của Vi Khuê vào tháng 6.

           Năm 1987 ra mắt Nước Đục của Nguyễn Ngọc Ngạn và Cỏ Biếc, thơ Cung Vũ, (ngày 18 tháng 4).

           Năm 1990: ra mắt  Thơ Bùi Giáng (ngày 31-8), Tri Âm thơ Lưu Nguyễn (ngày 17-10)

           Năm 1991:  ra mắt các tác phẩm:  Thuyền Nhân của Mai Kim Ngọc,(ngày 8 tháng 2),  toàn bộ biên khảo của Nguyễn Khắc Ngữ, Mùa Gặt Giữ Hư Vô thơ Dương Kiền (ngày 11-8), Người Đàn Bà Đi Bên Tôi  của Nguyễn Ngọc Ngạn (ngày 16-11)

           Năm 1992: ra mắt Chân Dung Thơ Luân Hoán (ngày 9-6), Thành Đô Gió Bụi truyện Nguyễn Văn Ba (ngày 11-7), Một Nỗi Buồn Riêng truyện Nguyễn Tấn Hưng (ngày 17-10), Buồn Xưa Bây Giờ thơ Thụy Khanh (ngày 01-8), thơ Hoa Sen Nguyễn Hữu Nhật (ngày 8-2), 

           Năm 1993: ra mắt Bỏ Chốn Mù Sương, truyện của Song Thao, và Ngày Qua Rất Vội thơ Lưu Nguyễn (ngày 22-5), Huế Buồn Chi thơ Hoàng Xuân Sơn (ngày 4-12),

          Năm 1994: ra mắt Nh́n Nhau Chợt Thấy Ra Sông Núi thơ Du Tử Lê (ngày 14-5)

          Năm 1995: ra mắt tuyển tập 20 Người Viết Tại Canada (ngày 20-5)

          Năm 1996: ra mắt Ra Biển Gọi Thầm truyện của Trần Hoài Thư (ngày 29-6), Tuyển tập nhạc Lê Dinh (ngày 23-6).

          Năm 1997: ra mắt C̣n Đó Bóng H́nh truyện Song Thao và Thơ T́nh của Du Tử Lê (ngày 13-9).

          Năm 1998: ra mắt Xóm Đạo truyện dài NguyễnNgọc Ngạn (ngày 15-11).

          Năm 2000 ra mắt: Thơ Văn Việt Nam Hải Ngoại (nhóm Việt Thường, ngày 28-5), D́ Thu truyện Trang Châu (ngày 12-11).

          Đa số những cuộc ra mắt sách được tổ chức tại thính đường của các trường đại học Montréal hoặc tại trung tâm sinh hoăt Á châu, thu hút rất đông bạn đọc.Tiếc thay, vào thời điểm tôi kể lể này chuyện ra mắt sách đă sa sút đi nhiều. Một số tác giả, cư dân của thành phố đă bỏ đi không về như: Nguyễn Khắc Ngữ, Nguyễn Đông Ngạc, Hoàng Phúc, Hoàng Xuân Giang. Một số khác chọn địa bàn sinh hoạt mới. Tôi, Trang Châu, Song Thao, Hồ Đ́nh Nghiêm, Hoàng Xuân Sơn.. c̣n lai rai. Trong sáu lăo tướng này, Song Thao xuất chiêu độc đáo nhất. Ông họ Tạ vốn có nội công thâm hậu về chuyện đời, chuyện sách vở, cộng thêm cái dí dỏm, duyên dáng để xoay những trang truyện của ḿnh thành những trang chuyện phiếm rất tế nhị, thông minh và linh hoạt. Tôi và một số bạn thơ văn khác được anh cho ăn ở ké trên suy nghĩ, dàn dựng từng mẩu chuyện rất nhân bản, rất khoa học. Phiếm của Song Thao đang là một món ăn rất mới, rất ngon cho nhiều người Việt ở khắp nơi. Chỉ trong năm  2005 anh gởi đến bạn đọc hai cuốn Phiếm gồm gần  800 trang chữ đầy những nụ cười tươi vui, thấm thía. Không chỉ trích, không xuyên tạc, mỗi góc cạnh của đời sống được con mắt lạc quan ngắm nghía kỹ lưỡng rồi thở ra... những tiếng cười đơn giản. Anh đang giỡn, nhưng một tṛ đùa giỡn rất lư thú, thu hút mọi người, trong đó có tôi. Các bạn đừng lầm rằng v́ có quen biết với anh mà tôi ba hoa. Mới đây thôi, nhà thơ Thành Tôn, một người chơi sách quí, đă tạm ngưng mua sách mấy năm, nay đă t́m mua Phiếm của Song Thao. Anh gọi tôi không ngớt lời khen. Dĩ nhiên c̣n khá nhiều lời thưởng thức khác được đăng trên một số tạp chí. Ông bạn Bắc Kỳ ngoan đạo của tôi quả là một cao thủ vơ...phiếm. Thế nhưng chuyện tŕnh diện hai đứa con Phiến của anh lại được tổ chức tại một thành phố cách xa Montréal đến sáu giờ lái xe: Toronto !

 

          Bên cạnh sinh hoạt ra mắt sách, triển lăm họa phẩm cũng rất được giới thưởng ngoạn đón nhận. Ngoài những cuộc triển lăm cuả các họa sĩ tốt nghiệp mỹ thuật tại Canada và cư trú ở Montréal như Nguyễn Quốc Tuấn, Nguyễn Tài, La Toàn Vinh, Diệp Chu Sẻ, c̣n có các pḥng tranh tại Les Jardins du Boisé Montréal của Đinh Cường trong các ngày 28, 29 và 30 tháng 9 năm 1991, và  của họa sĩ Vơ Đ́nh ngày 27-6 năm 1992. Cuộc bày tranh của Đinh Cường rất thành công cả nghệ thuật lẫn tài chánh, cuộc triễn lăm của Vơ Đ́nh, bắt nguồn cho một “cơn băo trong tách trà” v́ những tị hiềm, ngụy tạo sự khác biệt quan điểm chính trị để gây rối.

          Sinh hoạt báo chí tại Montréal không hẳn yếu kém như nhiều người nhận định. Khuyết điểm, theo tôi nằm ở vấn đề phát hành. Trước thời điểm chúng tôi có mặt tại Montréal, thành phố này đă có nhiều tờ Việt ngữ gây được tiếng vang trong cộng đồng, cụ thể như:

          Tạp chí Dân Quyền, một tờ báo mang tiếng nói của một nhóm người c̣n nồng nàn tâm huyết trong trách nhiệm tự nguyện: tranh đấu cho quyền làm người. Tờ báo được đặt trong tay điều hành của ông Trần Hà Việt, và dưới sự chăm sóc nội dung của ông Trương Trí Vũ.  Bên cạnh hai nồng cốt ấy, là những kẻ đồng ḷng tích cực, như quí ông Trương trọng Quí, Đinh Vũ, Nguyễn Hải Bằng, Huỳnh Kim Anh...Số ra mắt của Dân Quyền rơi vào tháng 3 năm 1978, mang tầm vóc 22x28 cm, giấy vàng, b́a trắng tốt in một màu. Tranh b́a đa số là h́nh ảnh quê hương. Nhờ vào co chữ nhỏ, trong 42 trang thường chứa được: lá thư ṭa soạn, thời sự trong tháng, tin khắp nơi, kiến thức và kinh nghiệm, điểm sách, sinh hoạt hải ngoại, phần văn học với thơ, truyện, tùy bút, thư tín bạn đọc, ... Lồng cùng với chữ nghĩa là những hí họa hoặc những h́nh ảnh liên quan đến nội dung. Nhờ vào tầm vóc kiến thức của các bài viết, tờ báo đă rủ rê được nhiều tay bút thành danh từ trước năm 1975, góp bài như Trùng Dương, Nguyễn văn Sâm, Vi Khuê... Công sức đáng ghi nhận nhất của Dân Quyền, là trong hơn một trăm số báo, kéo dài gần mười hai năm, Dân Quyền đă đem đến cho gia tài văn chương Việt nam thêm nhiều cây bút có thực tài, trong số đó có thể kể: nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn, nhà văn Vơ Kỳ Điền, nhà thơ Bắc Phong, nhà thơ Vũ Kiện, ... Và nhiều người khác, tuy khởi nghiệp văn thơ trước năm 1975, nhưng qua Dân Quyền, mới thật sự tiến vững mạnh, và được tin tưởng đón nhận:  Hoàng Xuân Sơn, Nguyễn Đức Bạt Ngàn...Hộp thư liên lạc với nguyệt san Dân Quyền lúc bấy giờ: Boite Postale 415 Station Snowdon, Montréal P.Q H3X 3T6 Canada. Giá bán mỗi số Can $2.25. Có sẵn trong tay hơn 500 độc giả dài hạn, nhưng Dân Quyền, bất thần đ́nh bản, thật là một tổn thất cho làng báo Việt ngữ hải ngoại. Sau khi đến Montréal, tôi có t́m thăm ṭa soạn, rất tiếc, t́m không ra.

          Đối lập chính trị với Dân Quyền là Đất Mới. Tạp chí này là hậu thân của tờ Avant-Garde, do một nhóm sinh viên du học trước 1975 thiên tả thành lập. Tạp chí Đất Mới được điều hành bởi tổng biên tập Lương Châu Phưóc. Ngoài một số cộng tác viên ở hải ngoại, c̣n có những cây bút tại quốc nội đóng góp bài vở như Nguyễn Khắc Viện, Trần Quốc Vượng, Thanh Thảo, Nguyễn Quang Sáng, ... Báo phát hành số đầu tiên vào năm 1980 và kết thúc vào năm 1988 v́ tranh chấp nội bộ. Sự tranh chấp gần như đă đẻ ra hai hội “Việt Kiều Yêu Nước”, với hai tờ báo khác nhau:

          Ông Lương Châu Phước điều hành một cơ sở ngôn luận tên "Người Việt".  Tên báo c̣n được đổi lại là: "Diễn Đàn Người Việt" . Ấn bản cuối cùng vào năm 1992.

          Ông  Vĩnh  Anh,  cựu thư kư ṭa soạn Đất Việt dựng lên tờ

Đất Mới, đặt địa chỉ tại đường Berri. Ngoài những cây bút khuynh tả tại hải ngoại, c̣n có một số cộng tác viên từ trong nước, quen tên như Sơn Nam, Hà Huy Hà, Vũ Hạnh, Phạm Thiên Thư, Nguyễn Xuân Oánh...Hoạt động từ 1980 đến 1991.

          Tạp chí Nắng Mới: Khởi đầu là những bản tin, gồm 18 trang in ronéo, biếu không từ năm 1980. Năm 1981 tăng lên 44 trang thành đặc san Vượt Biển. Những cây bút cộng tác có Lưu Nguyễn, Lê Nghĩa, Hồng Nguyên, Trầm Nguyên...Năm 1982, tăng trang và in bằng typo. Báo đă công bố một số người đại diện: Vũ Ngọc Hiến (Montréal), Nguyễn Thành Danh (Ottawa), Nguyễn Huy Tâm (Toronto). Những người viết mới : Nguyễn Minh, B́nh Ca, Mạc Vũ, Nguyễn Kỳ Tú, Gác Ga, Vơ Văn Quân...Mùa xuân năm Mậu Th́n, 1988 Vượt Biển đổi tên thành Nắng Mới, một tên gọi nhẹ nhàng và giàu tính chất văn nghệ hơn. Số 1 của Nắng Mới gồm hai tháng 2 và 3- 1988. Số lượng người viết có thêm: Tŕnh Chung, B́nh Minh, Trung Hiếu, Trần Tiêu, Nam Hà, Nguyễn Việt Phục,Trần Văn Hội, Đại Ngu, Hồ Mộng Thiệp, Phương Việt, Hoài Nam, Thiên Phúc, Song Hát, Lê thị Bạch Nga, Nguyễn Bá Tứ, Nguyễn Thanh, Sông Trà...

          Tuy nhiều cải tiến, tăng cường, nhưng Nắng Mới chưa phải là một tạp chí vượt khỏi địa phương, trong tinh thần văn học nghệ thuật. Rất may, với quyết tâm của một số người chủ trương trẻ, Nắng Mới được bước thêm một giai đoạn nữa. Lần này, báo có chủ nhiệm Nguyễn Đăng, chủ bút Vũ Ngọc Hiến và một ban chủ trương gồm: Lưu Nguyễn, Lê Quang Xuân, Biên Cương, Đỗ An. Các nhà văn Song Thao, Hồ Đ́nh Nghiêm, Trang Châu, và tôi đóng góp ư kiến, bài vở cho Nắng Mới rất tích cực. Những cây bút thành danh khắp nơi cũng gởi bài rất đông. Trên trang báo đă có những tên tuổi: Hồ Trường An, Phan Ni Tấn, Vũ Kiện, Vơ Kỳ Điền, Hoàng Xuân Sơn, Thái Tú Hạp, Nguyễn Tấn Hưng, Hoàng Lộc, Hoàng Chính, Nguyễn Văn Ba, Phan Tấn Hải, Kiệt Tấn, Hứa Hoành, Trần Hoài Thư, Lê Tấn Lộc, Nguyễn Đức Bạt Ngàn, Song Hồ, Xuân Vũ, Nguyễn Đức Lập, Phạm Nhuận, Phạm Thăng, Nguyễn Hữu Nhật, Thụy Khanh.

          Nắng Mới đă là một tạp chí được đón nhận tại nhiều quốc gia có người Việt sinh sống. Tiếc thay tuổi thọ của tạp chí đang lên này, vội kết thúc vào năm 1994, sau khi gắng trở ḿnh một lần nữa: ra khổ lớn và thất bại. Có lẽ điều kiện tài chánh đă buộc những người có ḷng phải xuôi tay.

          Nói về báo chí tại Montréal, không thể bỏ sót những, các nguyệt san có sức sống lâu bền, kéo dài đến hiện nay:

          Nguyệt san Nghệ Thuật, do nhạc sĩ Lê Dinh chủ trương, đă qui tụ được một ban biên tập gồm nhiều nhạc sĩ góp bài như Lê Mộng Bảo, Lê Mộng Nguyên, Trịnh Hưng, Lê Minh Bằng, Linh Phương...cộng với một số cây bút thuộc nhiều bộ môn khác: Hà Kỳ Lam, Nguyễn Bá Dĩnh, Hồ đắc Vũ, Lê Thái, Bích Xuân, Ngọc Thủy, Thủy Trang, Trọng Minh, La Toàn Vinh ... Phần mỹ thuật và minh hoạ do ViVi phụ trách. Phần kỹ thuật được đặt dưới sự chăm sóc của Lê Duy, con trai nhạc sĩ Lê Dinh.

          Nghệ Thuật bắt đầu phát hành tại Montréal từ tháng 6 năm 1994, là một bán nguyệt san, b́a 2 màu, giấy trắng. Sau 3 tháng, báo được chuyển thành nguyệt san với khuôn mặt mới: b́a offset láng; giấy trang ruột, đúng tiêu chuẩn in báo. Tính đến nay (11-2000), Nghệ Thuật đă ấn hành được 80 số, khổ 22x28, từ 88 đến 100 trang. Mặc dù không thấy nêu rơ chủ trương, đường lối, nhưng qua nội dung những số báo đă phát hành, điều dễ nhận ra nhất, đây là tờ báo nghiêng nhiều về phía những nghệ sĩ tŕnh diễn, cùng giới nhạc sĩ. Hướng đi của người chủ trương, dồn vào những tiêu điểm: 1/ phổ biến tác phẩm của các tác giả đă thành danh. 2/ giúp bạn đọc t́m hiểu thêm về sự sinh hoạt cùng đời sống riêng của những tài danh âm nhạc Việt nam. 3/ khám phá và giới thiệu, những năng khiếu trẻ trong nhiều lănh vực nghệ thuật.

 

          Tuy là một tờ báo thương mại nhưng không đặt nặng vấn đề kinh doanh, nên dù giá sinh hoạt gia tăng, sau 7 năm , độc giả vẫn chỉ phải mất 2 Gia Kim để có một số báo. Nguyện vọng của người chủ trương đơn giản một cách nghệ sĩ: phục vụ hết ḿnh cho nghệ thuật, cho bạn đọc. Hy vọng với tinh thần này, Nguyệt san Nghệ Thuật không những ăn ở dài dài với nhiều gia đ́nh Việt Nam tại Montréal, mà c̣n lang thang đến nhiều quốc gia có lời ca tiếng hát Việt Nam vang vọng

 

          Nguyệt san Thẩm Mỹ là một tờ báo dành riêng cho giới sinh hoạt điện ảnh, thời trang và ca nhạc. Trong khoảng 80 trang báo với khổ giấy 21,5 x 28, chứa đựng tất cả những ǵ liên quan đến giới nghệ sĩ tŕnh diễn, từ cuộc đời, tâm sự, h́nh ảnh đến mọi chuyện bên lề. Báo Thẩm Mỹ không chỉ là phần đất dành giới thiệu những danh tài ca nhạc, cải lương, thoại kịch của Việt Nam, trong và ngoài nước; báo c̣n dành nhiều trang viết về những tài danh thế giới, nhất là Hồng Kông, Đài Loan.

          Đây là báo duy nhất tại Montréal, không có bóng dáng chính trị trong mọi câu chữ, h́nh ảnh. Cũng không có mọi loại tin thời sự của đời thường.  Phát hành số đầu tiên vào tháng 12 năm 1994; được sáng lập và quản lư bởi nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương, một tác giả thành danh từ trước năm 1975, và là cựu giáo sư Triết tại Sài g̣n.

          Báo Thẩm Mỹ, có lẽ không có ban biên tập. Ngoài nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương, chỉ thấy công bố hai người cộng tác đặc biệt là: Trường Kỳ (tác giả nhiều tuyển tập nghệ sĩ), và tử vi gia Thiên Phúc. Báo phát hàng ngày đầu mỗi tháng, hiện vẫn c̣n bày bán tại quán sách việt ngữ Trung Việt.

          Tạp chí Đi Tới, sau buổi gặp mặt của một số cây bút, gồm có Đỗ Qúy Toàn, Hồ Đ́nh Nghiêm, Luân Hoán, Trang Châu, Song Thao, Lưu Nguyễn, Nguyễn Minh Đức...tại tư gia ông Đoàn Minh Hóa (Montréal Nord), số ra mắt tạp chí Đi Tới được phát hành vào tháng 4 năm 1994, dưới sự điều hành toàn diện của ông chủ báo Đoàn Minh Hóa. Đến số 16, tháng 8 năm 1995, ban điều hành được công bố: Chủ nhiệm, Chủ bút: Đoàn Minh Hoá. Tổng thư kư: Lê Quốc Uy. Chủ biên văn nghệ: Nguyễn Minh Đức. Chủ biên kỹ thuật: Nguyễn Tài. Trong số 24 bộ mới tháng 8 năm 1999, ban điều hành được thay đổi: Chủ nhiệm: Đoàn Minh Quân. Chủ bút: Đoàn Minh Hóa. Tổng thư kư: Lê Quốc Uy. Và trên mặt b́a báo ghi rơ chủ trương: Dân tộc - Nhân Bản - Khai phóng. B́a báo cũng đă loại bỏ phần quảng cáo, để in những tác phẩm hội họa hoặc nhiếp ảnh của một số tác giả quen thuộc.

          Sau bữa tiệc được ông Đoàn Minh Hóa mời tại nhà hàng Hương Quê, trên đường Saint Laurent để kỷ niệm một năm hoạt động, tôi và hầu hết các bạn đă có mặt trong những ngày đầu của tờ báo xem như đă hoàn tất việc hổ trợ tinh thần  và lơi dần việc góp bài. Đi Tới vẫn c̣n tiếp tục đi tới.

          Một cơ sở thông tin lẽ ra vững mạnh nhất nhưng lại rất mệt mỏi, đó là tờ Quốc Gia do chính Cộng đồng Người Việt vùng Montréal chủ trương. Hiện nay có lẽ vẫn c̣n sinh hoạt cầm chừng.

          Những nhắc nhở trên gần như rất đầy đủ những sinh hoạt mà tôi được tham dự. Nhưng cũng chỉ có tính cách kỷ niệm, không là một bản thổng kết chung.

          Bằng hữu là một phần đời của tôi. Có bạn, tôi cảm thấy những sinh hoạt của ḿnh có vẻ vững mạnh, chắc chắn hơn, dù chẳng mấy ai được đọc trước bài viết của tôi khi chưa phổ biến trên tạp chí. Sau những cuộc họp mặt văn nghệ, tinh thần thường trở nên nhẹ nhàng, vui vẻ hơn. Thời đầu tiên mới đến Montréal, tôi thường tích cực có mặt trong những cuộc gặp gỡ như thế. Tư gia nhà thơ Đỗ Quư Toàn, có lẽ là nơi tôi được đến đầu tiên. Anh chị Đỗ Quyên (lấy theo họ chồng, sau khi đến Canada), Đỗ Qúy Toàn là những Phật tử ngoan đạo, học tṛ của thầy Th́ch Nhất Hạnh. Nhà của họ có một pḥng rộng răi thường dành cho việc ngồi thiền. Tuy tiện nghi đơn giản, nhưng rất thích hợp cho những cuộc họp mặt. Lần đầu tôi đến, trên thân thể, c̣n mang theo đầy đủ hương vị của quê nhà. Tôi được chiêm ngưỡng dung nhan những vị khách của anh chị Toàn gồm những chức sắc, môt thời vang danh như bác sĩ Nguyễn Tấn Hồng, cựu Tổng trưởng bộ Thanh niên VNCH, giáo sư Tôn Thất Thiện, cựu dân biểu VNCH Nguyễn Hữu Chung, Tiến sĩ Nguyễn Hải B́nh, Tổng Giám Đốc Quan Thuế VNCH, cha đẻ của “kinh tế kiệm ước”, nhà giáo Hoàng Chiều Nhân, bác sĩ Nguyễn Ngọc Lang,...và những cây bút thứ thiệt: nhà văn Nguyễn Đông Ngạc cùng cô vợ trẻ ca sĩ Nguyên Ngọc, nhà văn Vơ Kỳ Điền, nhà thơ Hoàng Xuân Sơn, nhà thơ Bắc Phong, nhà thơ Lưu Nguyễn, nhạc sĩ Hoàng Phúc cùng cô vợ ca sĩ Kim Tuấn...Trong lần gặp mặt này, món quà tôi ra mắt là tập Hơi Thở Việt Nam, vừa mới được hoàn tất từ Hoa Kỳ, 1986, gởi qua. Cũng trong lần họp mặt này, anh Đỗ Qúy Toàn đưa ra chuyện thành lập Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại chi nhánh Canada, lần đầu tiên tại xứ sở Lá Phong. Lúc bấy giờ nhà thơ Trang Châu chưa có sự quen biết với anh Toàn, và cũng chưa tham gia một hội đoàn nào, ngoài trường đua ngựa. Những ngày hôm sau, tôi đă điện thoại đến anh Châu (dù chưa gặp bao giờ) rủ anh vào Văn Bút. Anh Trang Châu không hào hứng lắm, nhưng rồi anh và tôi cùng tham gia vào Văn Bút. Anh Trang Châu sinh hoạt rất tích cực cho Văn Bút Việt Nam, anh từng giữ chức Chủ tịch Văn Bút Việt Nam Canada một nhiệm kỳ (không phải danh xưng hiện nay tại Torontro, chỉ dành cho một trung tâm Ontario). Và hiện nay anh vẫn là chủ tịch Văn Bút VN Trung tâm Québec liên tiếp nhiều nhiệm kỳ và có lẽ c̣n dài dài. Khác với anh Châu, tôi đă lặng lẽ bỏ cuộc chơi sau nhiệm kỳ của nhà thơ Viên Linh. Nhà thơ Đỗ Quư Toàn h́nh như c̣n nhanh chân hơn tôi.

          Tại nhà anh chị Toàn, tôi c̣n được có mặt trong các lần: đón nhạc sĩ Phạm Duy, đón giáo sư nhạc sĩ Trần Văn Khê; đón họa sĩ Thái Tuấn, thưởng thức những tác phẩm sơn dầu tuyệt hảo được triển lăm đơn giản trong pḥng khách lớn của anh chị Toàn; đón nhà văn Ngô Nguyên Dũng, để cùng ngồi khuya lắc khuya lơ trong vườn sau nhà anh Toàn với đàn muỗi chung đụng thân mật, lần này anh em văn nghệ sĩ đông vui lắm, có cả Hồ Đ́nh Nghiêm, Lưu Nguyễn, Song Thao, Lê Quang Xuân...

          Một tư thất khác, ở ngay lề đường có những quán cà phê “rất Sài G̣n”  Saint Denis, là tư gia nhà thơ Phạm Nhuận. Căn dưới sát mặt đường, Phạm Nhuận cho người Ư thuê, mở quán ăn. Lầu một, tổ ấm của Nhuận cùng Thơ, một giai nhân, cựu tiếp viên hàng không Canada, có giọng nói Pháp ngữ tuyệt vời. Lầu hai, dành họp mặt bè bạn, biết yêu thích thơ văn, biết nốc mọi loại Rémy Martin (XO Grand Cognac, Précieuse, Barcelet Tennis, Spectaculaire, Fleure de Diamond, Accord Royal 1738 Cagnac...). Tôi là người chỉ biết cho mọi chất men ngấm đầu lưỡi, nhưng cũng thường được gọi đến để ra mắt các văn nhân, hào kiệt gốc Mít ở khắp thế giới ghé đến Montreál. Đông lắm, không dám nhắc ai, v́ ngại vô t́nh bỏ sót.

          Ngoài Đỗ Qúy Toàn, Phạm Nhuận, bạn tôi đều là những người hiếu khách, quí bạn nên rất nhiều lần tôi được dùng những bữa cơm thịnh soạn tại nhà các anh chị Song Thao, Lưu Nguyễn, Nguyễn Đông Ngạc, Nguyễn Minh Đức, Lê Quang Xuân, Trang Châu, Hoàng Xuân Sơn, Hoàng Chiều Nhân, Đường Minh Hoàng, Hoàng Phúc, Trịnh Viết Đức, Đoàn Minh Hóa, Nguyễn Ngọc Lang, Dương Quốc Chỉnh, Lê Tấn Lộc, Khải Minh...Tôi c̣n sang tuốt Hoa Kỳ để được nuôi ăn từ các anh chị Trần Hoài Thư, Vĩnh Điện, Phan Xuân Sinh, Dư Mỹ, Đinh Cường. Ở Toronto tôi có vợ chồng nhà thơ Phan Ni Tấn, ở Ottawa tôi có vợ chồng Lưu Trọng Hồ (trong thân tộc của nhà thơ Lưu Trọng Lư) là những anh chị dành cho cả gia đ́nh chúng tôi những tiếp đón ân cần trong rất nhiều lần tôi có dịp ghé thăm.

          Bạn bè đối xử với ḿnh hết ḷng như thế, nên một đôi khi gia đ́nh tôi cũng hân tiếp đón bạn, không phải để trả lễ, mà để chỗ ở khiêm nhường của ḿnh có dịp chứng minh “rồng cũng đến nhà tôm”. Quan hệ bạn bè tuyệt vời như vậy nhưng một đôi khi tôi cũng không thật ḷng. Đó là những lần từ chối được gọi họp mặt, uống cà phê, ăn sáng. Trong những lần như thế, nếu không thấy hứng, th́ thường viện lư do “đau đầu, nhức chân, sổ mũi, ho hen’’ để từ chối. Lạ một điều, nhiều lần giả bệnh như vậy, chỉ sau một ngày, tôi ngă ra bệnh thật. Tôi có thói xấu là ưa than thở. Mấy từ “mệt quá” bén rễ xanh cây trên cặp môi tôi từ bao giờ. Những quán cóc chúng tôi thường ngồi đa số là quán cà phê: MMM, trên đường Darlington. Al VanHoutte trên đường Côte des Neiges hoặc tại các quán Harvey’s, McDonald’s. Phở Ḥa, Phở Bằng, Phở Liên, Phở Bắc...cũng có nhưng thường là để...no bụng. Tôi học được ở các bạn tôi nhiều điều khôn và nhờ họ tôi tham dự vào những thưởng ngoạn nghệ thuật sống thật, viết những câu thơ có thêm  mùi vị lạ:

          “Đồi cao cỏ tỉa gọn gàng, con chim mở mắt làng quàng muốn bay, đầu trần trụi-đứng-loay hoay, mùi hương phấn cỏ ứa đầy môi hoa, nguyệt đong đưa ánh nhạt nḥa, rừng trầm bỗng nổi điệu ca huê t́nh, ta ngồi giữa cơi u minh, rượu thay thơ tự đăi ḿnh cầm chân, thèm đi khắp cơi phong trần, thánh thi chạm mặt quá gần mà xa, ta-h́nh tượng Phật-tâm ma, nghĩa là ta vẫn là ta muôn đời, lặng yên ngắm núi, ngắm đồi, mừng da thịt măi sống đời thanh xuân”

          Những lần ngồi với Nguyễn Minh Đức, Song Thao, Hồ Đ́nh Nghiêm, Lưu Nguyễn... tại những sàn nhảy tươi mát trên đường St. Catherine cũng phải được kể là những lần thư giăn có hiệu quả tốt. Một vài ngụm bia, một ít đường nét gợi mở, không làm chúng tôi manh nha một tà ư nào. Trái lại những nét nghệ thuật được chiêm nghiệm một cách thiết thực và trang trọng hơn. Năm họa sĩ Trịnh Cung sang Hoa Kỳ có ghé thăm Montréal, anh em chúng tôi có chiêu đăi anh  một đêm ngồi ở Solid Gold trên đường Saint Laurent. Với con mắt giàu thẫm mỹ, ông họa sĩ đă mô tả rất thú vị “cái cơi đặt tay vào” của nhà văn Mai Thảo. Tôi tin tôi không thua kém anh bạn Thương Nguyệt này bao nhiêu, về cái khoản thưởng ngoạn và mô tả. Mong đừng xem những thành thật này là dở hơi. “Cưỡi ngựa xem hoa” có lẽ vẫn hơn những mượng tượng.

          Những sân khấu vũ khỏa thân tại Montréal rất nhiều, được mở công khai tại nhiều khu dân cư. Qui mô nhất là chung quanh Ngă Tư Quốc Tế (giao điểm của hai đường Sainte Catherine và Saint Laurent). Những sàn nhảy lộng lẫy nhất ở khu này có thể kể: 888 (St.Catherine), Chez Parée (Stanley), Club Super Sex (Ste. Catherine)... Bạn cũng có thể    cơ hội “trả thù dân tộc” nếu chịu khó lạng quạng ở Ngă Tư Quốc Tế. Có một số người Mỹ cho rằng Montréal là thành phố du lịch và sinh lư. Một số người khác xem Montréal là một Bangkok của Thái Lan, có lẽ họ dựa vào những những h́nh thức quảng cáo thân thể khỏa thân bằng ánh đèn đủ màu, lấp lánh thường trực ngày đêm trên một số đường phố sầm uất. Cùng những cửa hiệu rộng lớn chuyên bán dụng cụ về sinh lư, và phim cấp ba một cách công khai.

 

          Cuộc chơi chữ nghĩa đă có phần hơi buồn, tôi đâm ra sưu tầm những ca khúc, những giọng ca. Ngày ngày tôi nghe nhạc, phân loại, chọn thu vào vidéo. Ư Lan, Khánh Hà, Vũ Khanh, Lệ Thu, Khánh Ly, Sĩ Phú, Elvis Phương, Ngọc Lan, Ánh Tuyết...ngoài những giọng ca tuyệt vời của âm nhạc Việt Nam đó, tôi không bỏ sót những Duy Khánh, Duy Quang, Thanh Lan, Như Quỳnh, Hương Lan, Thùy Dương, Trần Thái Ḥa, Diễm Liên, Mỹ Tâm... Gộp riêng từng giọng hát. Dồn chung từng chủ đề. Chọn những ca khúc ưa thích...Ngoài âm nhạc tôi c̣n sưu tập những phóng sự du lịch, tỉ mỉ phân chia từng vùng địa lư, từng quốc gia. Phim người chưa đủ, tôi “tự biên tự diễn”, lang thang đây đó quay phim cảnh sắc của Montréal. Không công viên nào tôi không tới. Không con thác nào tôi không nh́n. Dĩ nhiên tôi c̣n quá chân đến các thành phố lân cận: Québec, Granby, Lachine, Laval, Longueuil, Sherbrooke, Trois Rivieres, Sept-Iles, Belleville, Ottawa, Toronto, Niagara, Mississauga...Tôi c̣n cù rủ đám con để bén gót qua phần đất Cờ Hoa: New York, Washington DC, Virginia, Atlantic, Vermont, Boston, New Jersey, Baltimore...

 

          Thời tiết ở Montréal một đôi khi làm khó dễ sức khoẻ của tôi. Nhưng không v́ vậy, mà tôi không thích hợp với vùng đất có thể nhận diện một cách rơ ràng bốn mùa:  Xuân (từ 21 tháng 3 đến 21 tháng 6), Hạ (từ 21-6 đến 21-9), Thu (từ 21-9 đến 21-12), Đông (từ 21-12 đến 21-3). Đầu xuân trời vẫn c̣n khá lạnh. Nhưng một cái lạnh đủ để cây cỏ vươn ḿnh xanh tốt. Vào thu, Montréal và các vùng phụ cận trở thành một bức tranh tuyệt vời, hàng trăm sắc lá chen nhau, rực rỡ đẹp để chuẩn bị một cuộc chia tay. Mùa đông, đại diện chính là tuyết cũng sẽ đem lại cho con người nhiều thú vị trong sự lạnh lẽo. Tôi không thể ghi hết những vui thú do từng mùa mang lại, bởi nhiều cuộc chơi tôi không có khả năng trực tiếp tham dự. Mùa hè là mùa tôi yêu thích nhất, dù cái nóng nhiều lúc cũng rất kinh khủng. Hàng ngàn loại hoa đua nhau nói lên tiếng nói riêng của ḿnh bằng màu sắc, bằng hương thơm. Hoa ở khắp mọi nơi. Trong nhà, chung quanh vườn rào, ngoài cổng ngơ, ngoài đường phố, trong quầy hàng, trong siêu thị...Những chương tŕnh âm nhạc quốc tế với nhiều quốc gia tham dự tŕnh diễn suốt mùa hè tại nhiều nơi trên các đường phố sầm uất. Cửa trung tâm vui chơi La Ronde đă mở với hàng trăm tṛ chơi thu hút du khách thế giới cùng thị dân địa phương. Cuộc thi bắn pháo hoa với nhiều nước tham dự diễn ra trong ṿng nửa tháng vào các đêm thứ tư và thứ bảy. Mỗi lần thi tài kéo dài trên dưới ba giờ. Nhưng những sinh hoạt tuyệt vời trên, không phải là điểm chính, tiêu phí nhiều thời gian tốt đẹp nhất trong năm của tôi. Mùa hè đă giúp tôi sang thăm nhiều thành phố, băi tắm, ṣng bạc ở nước người láng giềng Hoa Kỳ. Dù có kéo máy vài lần ở casino Atlantic (USA), cũng chỉ để nghe thử tiếng bạc cắc rơi có giống những tiếng rơi tại ṣng bạc Montréal trên đảo Sainte Hélène. Dù có tḥng tay vốc một ngụm nước biển ở băi tắm Wildwood Beach, hay Virginia Beach, tôi cũng không bỏ được mắc cở...cởi chân ra để vọc nước. Mùa hè cũng là mùa mang tôi đến thăm những con thú được nuôi dưỡng ở các sở thú lớn nhỏ của Montréal: Zoo de Safari, Granby Zoo, Biôdome de Montréal...Và thật khó quên những góc bờ sông Papineau. Chẳng phải v́ vụng trộm hôn ai ở những điểm gió mát, vắng xe này đâu nhé. Thẻ câu cá đă mua, mọi dụng cụ đă sẵn, tôi vẫn thường làm một ngư ông tài tử. Gia đ́nh chúng tôi đă từng đi đến những vùng rất xa để hưởng thú vui này, Rawdan,

Long Saut và nhất là Carillon. Tại Carillon, chúng tôi thuê thuyền nhỏ ra giữa ḍng, hoặc lên một bờ đập thủy điện. Cá ở đây quá nhiều. Những con cá bạc trắng dài bằng nửa cánh tay, mập đầy hơn một bàn tay, được kéo lên khỏi mặt nước trong từng phút. Chẳng bao lâu những bao đựng rác nhựa đen lớn không c̣n chỗ chứa. Một buổi câu tài tử một lần có thể đem về trên ba trăm con là thường. Gia đ́nh chúng tôi ít khi ăn cá, phải t́m người mang đến cho. Nạn nhân của sự lănh quà bắt buộc này là một vài bạn hữu quen thân. Có một lần Bách tham dự . Sau một lúc nh́n những con cá vừa được đưa lên bờ nằm ngáp. Bách nói con cá đang khóc và thả nó xuống ḍng sông. Sau hôm đó chúng tôi không trở lại Carillon. Có một số người Việt Nam đến câu cá ở đây để làm thực phẩm. Đi câu cá để vui chơi nhưng tôi cũng suưt mất mạng một lần. Hôm đó, buổi chiều, tôi đang thay mồi câu, Lư lạng quạng đi ngang, vướng cần, ngă kéo theo dây

cước. Lưỡi câu cắm sâu vào ngón tay tôi. Không biết cách nào lấy ra v́ mắc cái ngạnh, tôi nhắm mắt giật mạnh. Lưỡi câu văng ra cùng máu. Trong cái đau xé da, tôi bất tỉnh. Nhờ cù là Tiger Balm, dầu gió xanh, Lư và các con giúp tôi hốc hác tỉnh dậy như vừa qua một trận ốm.

 

          Chuyện đi đây đi đó vui chơi, nhất là đi du lịch của tôi thật ra chỉ bằng một phần mười của anh bạn Song Thao. Tôi thấy vợ chồng anh ngao du mà thèm. Du lịch như anh mới ra du lịch, c̣n tôi giống như đánh du kích, tḥ thụt, tiến thối mau lẹ. Cái thú tôi t́m thấy thường nằm trên đường đi hơn là điểm đến. Chính v́ thế không ít lần tôi cao hứng lái xe chạy ṿng Montréal từ Bắc sang Tây, Hoặc vô cớ lên phi trường rồi chạy trở về. Không phải tôi đi t́m thơ, không phải tôi đi t́m một người đẹp. Tôi chỉ đi khan vậy thôi. Ngắm đường, ngắm phố, ngắm người, ngắm xe, ngắm cây cỏ...mọi thứ đang diễn ra, và từng khắc khác biệt nhau. Dĩ nhiên sách vẫn đọc, thư viện vẫn thỉnh thoảng ghé và thơ th́ vẫn có sẵn trong da thịt.

 

           Trong thời ở Barclay, tôi cho tái bản được: Rượu Hồng Đă Rót, Viên Đạn Cho Người Yêu Dấu, in thêm được Cỏ Hoa Gối Đầu, Sông Núi Cùng Người Thơm Ngát Thơ. Tôi vẫn sống thư thả, thong dong dù chỉ dựa vào một đầu lương của vợ. Không ít người nghĩ rằng tôi được hưởng một trợ cấp nào đó của chính phủ với “cái thương tật trời cho” của ḿnh. Nhiều người phao tin vịt, nhiều người bày khôn, Lư không thể không xúi dục tôi làm đơn xin trợ cấp. Để vui ḷng bà Tú Xương mới, như các bạn tôi gọi đùa, tôi nộp đơn. Kết quả vui vẻ như thế này, từ  Centre de Côte des Neiges, đưa lại ngày 22 tháng 12 năm 1992:

          “Nous vous informons que votre demande d’aide financière est refusée à compter du 92-12-16, parce que vos revenus ou ceux de votre famille sont supérieux au barèmes prèvus par la loi sur securité de revenue.

Ce revenue gagné par votre épouse est suffisant ”

                                      

                                

          Ngày 21 tháng 9 năm 1996, là một ngày vui của gia đ́nh

 

chúng tôi. Đây là ngày cử hành hôn lễ của con gái thứ Lê Ngọc Thạch Bích và Nguyễn Minh Dũng, con trai thứ của ông bà Nguyễn Gởi. Chỗ ở Barclay không được đủ rộng, chúng tôi mượn đỡ chỗ ở của Hân và Hải Đường làm địa điểm cho hai cháu tŕnh diện ông bà. Dĩ nhiên có đầy đủ lư hương, chân đèn, tượng Phật và chân dung cha mẹ chúng tôi, cùng hoa trái... Có thể nói không ngoa, vợ chồng chúng tôi thuộc loại ngờ nghệch nhất trong mọi nghi lễ thiêng liêng. Những người bạn thân thiết của tôi lại phải đến, đứng kèm bên cạnh, góp tay góp lời. Chúng tôi một lần nữa xin gởi lời cảm tạ đến: anh chị Hoàng Xuân Sơn Quách Kim Lân, anh chị Tạ Trung Sơn (Song Thao) Lê Thị Diệu Hương, anh chị  Nguyễn Thế Nghiệp (Lưu Nguyễn), hai em Dương Quốc Chỉnh-Liên . Cũng như mọi cuộc thành hôn khác

của người Việt tại Montréal, ngày trọng đại của một đôi uyên ương thường được diễn ra trong dịp cuối tuần, thứ bảy hoặc chủ

 

nhật. Trong ngày, ngoài cử hành hôn lễ, gia đ́nh hai bên có thể đi thăm vườn hoa Jardin Botanique, hoặc một danh lam thắng cảnh nào đó trong thành phố để chụp ảnh, quay phim lưu niệm. Buổi tối là dạ tiệc, thường khoản đăi tại các nhà hàng ăn lớn của

người Trung Hoa.Không mấy có nhà hàng ViệtNam tại Montréal

khai thác dịch vụ này.

          Đêm dạ tiệc của Bích - Dũng tổ chức tại nhà hàng Bill Wong trên đường Décarie. Dù bạn bè chúng tôi không nhiều, nhưng khách được mời của hai họ khá đông. Ngoài một số bạn văn tại Montréal đến chúc mừng chúng tôi có rể mới, chúng tôi thật vui mừng trước sự hiện diện quí báu của các bạn từ phương xa đến. Ở Hoa Kỳ : nhà thơ Tô Thùy Yên, nhà văn Trần Hoài Thư và phu nhân; từ Toronto nhà thơ Phạm Đ́nh Cường, nhạc sĩ, nhà thơ Phan Ni Tấn cùng phu nhân và cháu Phan Kim Lân ; từ Việt Nam: anh chị bác sĩ thẩm mỹ Dương Đ́nh Hùng. (Anh Hùng sau khi trở về Việt Nam, có cho in trên báo Thanh Niên số 22(1436) ra ngày Chủ nhật 07-2-1999, một bút kư, có nhắc:... “Đám cưới được tổ chức trên lầu một của một nhà hàng Tàu. Anh L.H là thi sĩ nên thực khách hôm đó khá nhiều những người trong giới viết văn, làm thơ, làm báo...nơi đây. Từ nhà thơ T.T.Y bên Mỹ bay qua, bác sĩ Trang Châu có một thời làm chủ tịch hội Văn Bút hải ngoại, thi sĩ P.N.T cũng từ Toronto lên dự...Vài người tôi biết mặt, quen tên trong các tạp chí, giờ mới có dịp gặp..”-trang 14).

           Dĩ nhiên tôi cũng không quên bạn bè khắp nơi chia vui qua báo chí, hoặc những tấm thiệp mừng xinh xắn của Thái Tú Hạp, Thành Tôn, Đinh Cường, Lưu Trọng Hồ...Kinh ngạc nhất lời chúc của Nguyễn Dũng Tiến, tác giả Lính Đánh Thuê, Vàng Đen và cũng là ông chủ cơ sở chim cây hoa cá Mimosa Nursery từ East Los Angeles CA gởi qua. Trong phong thư có những mảnh vàng đen hiện thành chữ số khá nặng. Minh Dũng và Thạch Bích đă cho chúng tôi hai cháu ngoại: Nina, và William. Nina đă được 5 tuổi, xinh xinh, có trí nhớ tốt. Tuy hơn thiếu bạo dạn nhưng luôn luôn nhanh nhẹn đưa tay xin nói trong lớp mẫu giáo.  William, được ba má gọi là “thằng bợm”, lười ngủ hơi gầy,  nhưng cứng cáp đă có thể đi được một đoạn xa, và rất thích trèo cầu thang. Ngay lúc tôi đang gơ những ḍng này, Bích Dũng đang làm lễ cúng tṛn một năm tuổi cho cháu, hôm nay là 06 tháng 02, ngày cháu ra đời, cùng tại bệnh viện với chị Nina, Hôpital Saint Justine.

 

          Nỗi ưu tư lớn nhất của bà xă tôi là ông thân sinh c̣n ở Việt Nam. Biết không đủ khả năng để tạo điều kiện bảo lănh đoàn tụ, chúng tôi xoay qua xin cho ông cụ qua thăm con cháu một chuyến. Ba chúng tôi xuống phi trường Dorval đêm 28 tháng 12 năm 1996. Sự vui vẻ khỏe mạnh của ông là một món quà lớn ông đă mang qua cho chúng tôi. Suốt trong 6 tháng ông vui chơi cùng con cháu, chúng tôi đưa ông thăm viếng nhiều nơi trong thành phố, Thủ đô Ottawa, các thành phố Toronto, Mississauga, Québec...Thác, đồi, công viên, sở thú...Nói chung những nơi nào chúng tôi từng vui chơi đều đưa ông đến. Ba của chúng tôi cũng có cơ hội tham dự hội chợ Tết người Việt tổ chức tại Complex Desjardin. Ông hết sức hân hoan ngồi vào những hàng ghế gần sân khấu. Ông theo dơi tỉ mỉ lễ dâng hương và cũng không bỏ sót những màn tŕnh diễn văn nghệ nào kể cả những tiết mục của các cộng đồng bạn đóng góp. Ông vui mừng được gặp bè bạn của tôi, cười nói cởi mở. Ông cũng được xem lễ quốc khánh của Québec, lễ quốc khánh của Canada. Ngồi bên đường Sherbrooke, xem những chiếc xe hoa trang trí lộng lẫy, cùng những hàng người cờ hoa rước lễ, mặt ông rạng rỡ như vui mừng cho chính tổ quốc ông. Có lẽ ông sung sướng hân hoan trước sự tự do thanh b́nh của một dân tộc. T́nh bạn ở thế hệ nào cũng rất đẹp. Ba chúng tôi đă hết sức vui mừng khi gặp lại ông Hoàng Đ́nh Giáo, một công chức ngân khố Đà Nẵng, hiện sống tại Ottawa. Hai ông cùng một tuổi, từng sống chung một xóm, cùng có chung nhiều vui buồn. Ngày nay mỗi người một cảnh đời, như tôi tin họ vẫn rất hiểu và gần nhau. Hai ông cụ bây giờ cũng đă rủ nhau rong chơi một cơi khác. Sự xa cách của hai vùng trời đất chắc không c̣n cản trở những tâm hồn tri kỷ.

 

          Chúng tôi có thêm một lần vui đưa con vu qui. Hôn lễ của Lê Ngọc Ḥa B́nh và Hồ Đắc Chính diễn ra ấm áp trong căn nhà

 

đường Barclay. Mối t́nh internet đă có kết quả tốt đẹp. Gia đ́nh chú rể ở tận Idaho Hoa Kỳ, chỉ có cha mẹ theo qua rước dâu, nên chúng tôi tiến hành lễ trong đơn giản. Một tiệc mừng không quá đông, được gặp gỡ tại nhà hàng Furama, phố Tàu. Những khuôn mặt chia vui, không ai xa lạ hơn những cặp Nguyễn Ngọc Lang, Song Thao, Hồ Đ́nh Nghiêm, Nguyễn Quốc Tường, Lưu Nguyễn, Lê Hân, Phan Ni Tấn...Ḥa B́nh là đứa con có số sống xa gia đ́nh. Thời ở Việt Nam, chúng tôi sống tại Đà Nẵng, th́

cháu sống cùng chị tôi ở 22 Lê Lợi Sài G̣n, theo học Lê Qúy Đôn, bây giờ khăn gói theo chồng sang Mỹ quốc. Chính người gốc Nha Trang, như Minh Dũng, thành đạt khả quan trong học vấn, hai cháu đă mua đất xây nhà ở một vùng mà chúng tôi  không thích lắm, v́ không ít tuyết hơn Montréal bao nhiêu. B́nh và Chính cũng cho chúng tôi một cậu cháu ngoại hết sức kháu khỉnh. Mấy ngày nữa Vincent HoLe cũng mừng sinh nhật năm lên 4 (11 tháng 2). Thằng bé có trí nhớ rất tuyệt, và bạo dạn vô cùng. Thích vẽ vời dù mới đi vườn trẻ, cu cậu cũng đă dám chê bà ngoại qua điện thoại “ bà ngoại nói tiếng Việt, con nói tiếng Mỹ bà có hiểu đâu”. Trong ba mùa hè vừa qua cháu đều theo ba má về Montréal, một quê ngoại hờ của cháu (Hoà B́nh vẫn giữa quốc tịch Canada)

 

          Giữa tháng 10 năm 2002, vợ chồng con gái thứ của tôi dự định mua nhà. Tôi và Lư có tháp tùng đi thăm các khu nhà mới xây. Tôi nổi chứng tùy hứng...một hai xúi vợ mua nhà khi gặp một cái “maison de ville en rangé” (Cottage) vừa ư. Căn nhà mang số 11351 ở đường Armand Lavergne, vùng Montréal Nord. Đôi vợ chồng đă không tiếc ǵ t́nh nghĩa của nhau, c̣n tha thiết ǵ ngôi nhà một tuổi đời nên treo bản bán với giá phải chăng. Lư luôn luôn bị động trước những ư kiến của tôi. Hơn nữa cô nghĩ đến hai cậu con trai chưa nên thân, muốn có sẵn một cái ǵ đó cho con, nên dễ dàng thực hiện cái thích bốc đồng của tôi. Chúng tôi trở thành những người mắc nợ vào cuối năm 2002.

 

          Nhà mới chỗ ngồi mới, không in được tập thơ nào, dù không thiếu những bài mới viết. Cái tṛ sưu tập tiểu sử tác giả Việt Nam đă phung phí thời gian của tôi quá nhiều. Anh bạn nhà văn Nguyễn Sao Mai, từng in Cỏ Hoa Gối Đầu, không ngại in tiếp Tác Giả Việt Nam. Cùng lúc đó Lê Hân cũng cho in cuốn thứ hai của nhiều tác giả viết về tôi: Luân Hoán - Một Đời Thơ, sau Chân Dung Thơ Luân Hoán in từ thời ở Ville St. Laurent.

 

          Đă nhắc vế chuyện này chuyện kia, nhưng chưa nhắc đến cái chủ yếu làm nên mọi sự là sức khỏe. Tôi xin ngắn gọn:          sau hai năm định cư tại Canada, tôi bị chứng khó thở về mùa đông. Tôi tự khai với bác sĩ là bị bệnh suyễn và được xác nhận như vậy. Tôi được cho toa mua những thứ thuốc cần thiết. Ventolin, Flovent, SereVent...Thật ra tôi không dùng thuốc thường xuyên, và không dùng nhiều. Tôi không hề bị kḥ khè như những người mắc chứng bệnh này. Tôi thường có sự  khó thở khi bị nhiễm bệnh cúm. Cái bệnh dễ ghét này năm nào cũng điểm danh tôi một vài lần nhất là tháng 2 dương lịch. Tôi đă hai lần vào bệnh viện Hôpital Jewish General (3755 Côte St. Catherine), Một ngày ở Hôpital Général de Montreal (1650 Cédar),  5 ngày ở Hôpital Santa Cabrini (5655 St.Zotique Est) 1 lần.

          Lần vào Hôpital Santa Cabrini trong tháng 2 năm 2005 làm tôi đâm tức giận chính ḿnh. Nguyên nhân: quá lo sợ trong pḥng vệ: uống Advid-Liqui-Gels ngừa nhức chân (trời động) uống Tylenol-extra-fort ngừa bệnh cúm, dù đă chích trước đó, uống Ativan-1mg để ngủ, khỏi nghĩ đến chuyện có thể cúm, bơm cả Ventolin để nở cuống cổ. Kết quả: chân tay run, đầu choáng váng. Xe cấp cứu chở đến bệnh viện, những triệu chứng trên biến hết, chừng như những con vi trùng trong cơ thể tôi, sợ chích kim, sợ lấy máu đào tẩu cả. Tôi đă có thể làm thơ, hoặc làm ǵ cũng được, nhưng lại phải nằm lại nhà thương lâu nhất, đến 5 ngày.

          Trong suốt năm đêm, tôi chỉ chập chờn v́ sợ...ma. Ma quỉ hư thực tôi không dám bàn, nhưng điều này khá lạ. Đêm đầu tiên, trong lúc lim dim tôi gặp được anh Nguyễn Hữu Chung, nhà văn, cựu dân biểu quốc hội VNCH. Anh Chung đă qua đời trước đó không lâu. Tôi có đến vĩnh biệt anh khi anh nằm trong quan tài. Đêm đó giữa một đám bạn ngoài công viên, tôi chợt thấy anh Chung đang mừng rỡ và vồn vă, dang rộng hai tay, tiến đến ôm tôi, và nói: ‘mừng quá gặp “toi” ở đây ’ . Cũng ngay lúc anh khép ṿng tay, tôi đánh rơi cái điện thoại di động, vội vă cúi xuống nhặt, làm cho anh Chung ôm hụt, mất đà té xuống đất. Tôi giật ḿnh thức dậy. Măi mấy phút sau tôi mới nhớ ra anh Chung đă chết. Tự nhiên toàn thân nổi da gà. Rơ ràng anh Chung muốn đón tôi đến cơi mới.

          Những đêm kế tiếp, đêm nào tôi cũng cảm thấy có người đang quan sát ḿnh. Có đến ba lần tôi mở mắt và thấy một người đàn bà, không mặc đồ y tá, đứng im nh́n ḿnh. Thân thể tôi cứng đơ, cặp mắt chết sững, nhưng chỉ vài phút, tôi thấy người đàn bà lẳng lặng ra cửa. Chẳng thể là người lạ định t́m lấy một món ǵ. Tôi không có ǵ đáng lấy. Dù chong đèn suốt đêm vẫn không bớt sợ. Không biết một câu kinh nào rành rẽ, ngoài mấy câu: “Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Nam mô A Di Đà Phật, Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát”, tôi lẩm nhẩm trong miệng, trong khi mắt vẫn ngước lên nh́n tượng Chúa được treo cao trên tường, đối diện chỗ tôi nằm.

          Pḥng bệnh rất rộng nhưng chỉ để một giường quay, bàn ăn có bánh xe, tủ đầu giường và một số dụng cụ y học được để sẵn. Cửa sổ pḥng chiếm trọn một bức tường, toàn bằng kính trong suốt, có màn kéo rất mỹ thuật. Hai chiếc ghế bành loại một chỗ ngồi đặt ở hai đầu chiều rộng cửa sổ. Ban ngày tôi kéo rộng màn cửa nh́n xuống sân bệnh viện, nh́n đường xe chạy và những ngôi nhà bên kia. Sự sống vẫn b́nh thản diễn ra trước mắt tôi. Chẳng ai cần biết rất nhiều người đang phiền năo, đau đớn, chờ chết trong bệnh viện này. Tôi chợt t́m thấy xác một con ruồi. Vịn vào tử thi một sinh vật quen thuộc, tôi nghĩ ngay trong đầu những câu thơ. Không có tờ giấy nào mang theo. Tôi vào pḥng vệ sinh, lấy vài tờ giấy chùi tay, ghi tạm. Sợ thất lạc, tôi gọi nhà văn Song Thao, đọc cho anh ấy chép và nhờ chuyển đến tạp chí Thế Kỷ 21. Đây cũng là một tùy hứng bốc đồng của tôi. Trong bài viết này, chưa có nhiều trích đoạn thơ, xin chép bài “Gặp Con Ruồi Chết Trong Bệnh Viện Santa Cabrini”

 

          lại được vào nằm chơi trong bệnh viện

          qua ngày thứ hai chừng sắp tà tà

          năm bịch nước truyền vào, rút ra mươi ống máu

          hai cánh tay gân ngán ngẩm thở ra

 

          nằm không, mỏi, lưng ṃn, vai lực bực

          dạy đi quanh cho thư giăn thần kinh

          bệnh viện Ư đậm đà màu sắc Ư

          giữa pḥng treo thánh giá, Chúa lim dim

 

          đến cửa sổ áp má vào mặt kính

          nắng tươi non nhờ tuyết rửa hôm qua

          từ lầu năm nh́n xuống đường xe chạy

          thèm ơi thèm sức khoẻ sắp chia xa

 

          chợt ước có một ống ḍm loại xịn

          nh́n dăy nhà nhiều cửa kính bên kia

          chắc sẽ gặp vài Thúy Kiều chải tóc

          khoe gáy thơm, hay c̣n hơn nữa ḱa

 

          bỗng khựng lại ngay dưới tầm tay vịn

          một con ruồi, tuyệt quá, rất Việt Nam

          đen, nhỏ thó, chết vẫn c̣n nghịch ngợm

          nằm ngửa dương chân, râu vểnh hiên ngang

 

          con ruồi nhỏ vào đây trước ta, đă hẳn

          thèm nắng trong hay thích sống tự do

          tại sao chết âm thầm bên cửa sổ

          thân nhân đâu, quê quán tận nơi nào ?

 

          ngậm ngùi ngó con ruồi, buồn một chặp

          quay lại giường nằm ngắm Chúa bao dung

          quyết chẳng nghĩ, chẳng suy tư ǵ nữa cả

          sống chết hồn nhiên đến phút cuối cùng

      

         (11-02-2005 - Thế Kỷ 21 # 191 March 2005)

 

          Chuyện ruồi đem đến cho tôi một nghi vấn nữa. Ngay chiều hôm đó, tan sở, Lư ghé vào. Nằm nói chuyện nhưng măt nh́n trần nhà, tôi bắt gặp ít ra là ba anh ruồi nữa. Một con đậu hai con bay quanh bóng đèn. Tôi chỉ Lư nh́n, nhưng chỉ vài phút sau cả ba con ruồi đều biến mất. Không rơ chúng ẩn vào đâu. Trần nhà bằng phẳng, đèn chôn sâu trong nền trần, kính che ngoài, tiếp sát, không một kẽ hở. Ruồi thật hay cũng chỉ là những bóng ma ? Con người có linh hồn. Loài vật khác chẳng lẽ không ? Tôi rờn rợn nghi ngại, băn khoăn.

          Tôi đă phải nằm viện hơi lâu, có thể v́ lư do: bảo hiểm trả tiền pḥng cho tôi, thay v́ tôi khỏi thanh toán ǵ cả, và nằm trong một pḥng nhỏ hơn, chung đụng hơn. Nhưng lư do cụ thể cầm chân tôi:  bác sĩ điều trị, sau khi chẩn bệnh lần đầu đă không hề ghé lại. Những bác sĩ khác một mực bảo tôi chờ vị bác sĩ đă chẩn bệnh. Chiều thứ bảy hôm đó, nếu không có Lư vào và t́m ra  người thầy thuốc “đăng trí”, chắc tôi c̣n phải thêm mấy đêm mất ngủ nữa .

 

          Mùa hè năm 2005, con trai tôi, Lê Ngọc Quốc Bảo về Việt Nam cưới vợ. Con dâu chúng tôi, Nguyệt Lan, ở tận Kiên Giang. Chị Ḥa, con bà cô và d́ Lan của cháu lo việc hôn lễ tốt đẹp. Chúng tôi đă lo xong mọi thủ tục hồ sơ, Lan chỉ c̣n đợi nhận visa nhập cảnh, gởi từ Singapore là lên đường. Hôm về Sài g̣n, Bảo có mang về được vài ba cuốn Luân Hoán-Một Đời Thơ cho bà con. Hy vọng cuốn sách có dịp lang thang qua tay một vài người khác.

 

 

                                                  

 

          21 năm ở và c̣n tiếp tục ở Montréal, nhưng ghi lại chỉ bấy nhiêu, lại rất lộn xộn chẳng ra làm sao. Tôi đă hồi tưởng chặng đời này trong một tâm trạng nôn nao, không b́nh thường. Việc này gối đầu lên việc kia, chẳng đâu vào đâu. Cuốn Tác Gỉa Việt Nam sửa sai chưa ổn. Cũng không rơ Đinh Cường đă bắt đầu làm b́a như đă hứa chưa. Hân đă sẵn sàng in.C̣n phải trả lời vài câu phỏng vấn bằng điện thoại của anh Hoàng Khởi Phong trong vài giờ nữa. Mẫu b́a cho Quá Khứ Trước Mặt đă tạm ổn, nhưng

 

kích thước chưa chắc chính xác . Tôi nhảy từ việc này sang việc khác. Thỉnh thoảng ḍm qua hộp thư điện toán, xem có tin ai gởi cần giải quyết ngay không. Thật mất tập trung. Không dàn bài,

 

không bố cục, nhớ đâu gơ đó. Hồi kư lẫn lộn cùng phóng sự, thống kê. Vài h́nh ảnh thi vị nằm bên những con số chính xác, có thể là những vụng về. Nhưng thể hiện đúng cái cố ư của tôi. Mười một năm trước, tôi đă có cơ hội kiểm điểm, chặng đời 10 năm ở Canada bằng thơ. Chẳng nhớ đă viết ǵ trong bài ấy, t́m đọc lại, đại khái....ta nhét mặt mày vào dưới gối/ nhắm nghiền hai mắt cớ v́ sao/ vẫn nghe thấy cả cơn địa chấn/ từ cơi ḷng không một tiếng nào/...mệt mỏi đang luồn quanh xương thịt/ nằm im nghe ngóng bước thời gian/ vô phương chống đỡ tàn phai phủ/ từng tế bào treo trắng cờ hàng/ mười năm đủ để thay toàn bộ/ một giấc mơ thơm, một cái nh́n/ ra đi đâu nghĩ câu cầu thực/ sao rụng rơi dần những niềm tin/...cũng may chưa thể ṃn hao nổi/ trái tim rực rỡ qúi yêu em....(Cỏ Hoa Gối Đầu). Th́ ra niềm bi quan của tôi đă có từ lâu. Và cũng từ lâu tôi vẫn giữ một tấm ḷng với cuộc đời. Tôi soi gương mỗi ngày. Tôi nh́n thấy tôi mỗi ngày, Tôi c̣n là tôi mỗi ngày.

          Montréal và ngày tháng bồng bềnh của tôi, nh́n lại quả rất nghèo nàn. Dù tôi có kể thêm những lần đi thăm những cảnh đẹp của thành phố, những lần tham dự bầu cử, trưng cầu ư kiến Oui, Non...hay bê hết tên và không khí hàng chục thư viện, hí viện, công viên vào đây, cái lỏng lẻo của một đoạn đời vẫn như có thật.

   

      21 năm, đúng là “ lớ ngớ không qua khỏi cái giường”. Tôi thấy rơ ḿnh thất bại hoàn toàn. Không hướng dẫn nổi những đứa con thành đạt. Rất may không đứa nào trở nên người xấu. Có nhà ở, có tiền tiêu, có xe chạy, b́nh thường như cha mẹ chúng thật đáng nản. Riêng cá nhân tôi chẳng hơn ǵ. Xoay qua trở lại vẫn chỉ là những bài thơ, phải thật t́nh nói là vớ vẩn.

       

        Ngày của một đời sắp hết. Không ham gia hạn nhưng lại ngại cái nóng của ḷ thiêu, cái lạnh của ḷng đất. Quen ngủ với vợ cả đời, có ngày phải nằm một ḿnh làm sao khỏi lo, khỏi sợ, khỏi buồn.

          Montréal, 21 năm và c̣n bao lâu ? Một trăm năm chăng? Dẫu được vậy,  tôi vẫn là một người Canada trên giấy tờ. Nhưng là một nhà thơ viết về Canada, Montréal rất chân t́nh. Lá phong, con hải âu, con sóc, giọt tuyết...chẳng dễ ǵ dành phần của tôi đâu. Chắc chắn tôi không hụt cầm những đô la trợ cấp tuổi vàng. Nhưng cũng chắc chắn tôi không là một “ông già run run”.

 

 

Chẳng cần trúng cử làm ông thượng đế.  Tôi tin ḿnh măi măi trẻ măng. Và cơ hội tường tŕnh tiếp vào năm 2016 rất lớn. Chờ đọc bạn nhé. Cảm ơn. Chào cờ hạ màn thôi:

 

          O Canada ! Our home and native land !

          True patriot love in all thy sons command

          With glowing hearts we see thee rise,

          The true North strong and free !

          from far and wide, O Canada,

          We stand on guard for thee,

          God keep our land glorious and free !

          O Canada, We stand on guard for thee.

          O Canada, We stand on guard for thee.

 

          O Canada ! Terre de nos aieux

          Ton front est ceint de fleurons glorieux !

          Car ton bras saint porter l’épée,

          Il sait porter la croix !

          Ton histoire est une épopée

          Des plus brillants exploits

          Et ta valeur, de foi trempée,

          Protégera nos foyers et nos droits,

          Protégera nos foyers et nos droits.

                                                                        (Quốc ca Canada)