Hồ Đ́nh Nghiêm, gă nhị sĩ nội thành

 

          Bóng đá là tên cúng cơm của túc cầu, một môn thể thao được ưa chuộng vào bậc nhất trên thế giới. Tuy vậy tỉ lệ ghiền môn thể thao vua này có sự chênh lệch khá rơ giữa hai giới tính nam, nữ.  Một môn thể thao khác, có sức thu hút lớn hơn và mức độ ghiền gần như đồng đều, có tên gọi lấy từ h́nh ảnh và mượn một chữ của môn bóng đá, tương tự như đá cá, đá dế, đá gà…Tôi, đương nhiên là người nghiện cả hai môn chơi này. Cùng dân sành điệu như tôi, chỉ kể tại Montréal, tôi có một tri kỷ rất tuyệt vời.

          Bảy giờ sáng chủ nhật, ngày 10 tháng 6 năm 2006, tôi lái xe qua 15 cây số để đón anh về nhà, xem các trận đấu giữa ba cặp Serbie vs Pays-Bas, Mexique vs Iran, Angola vs Portugal. của giải Coupe du monde de soccer kỳ thứ 18, năm 2006, đang bước qua ngày thi đấu thứ hai tại nước Đức. Xem bóng đá mà thiếu đám đông hoặc bè bạn để đấu hót, bàn ra tán vào th́ mất hết 60% hứng thú. Chính v́ vậy mà anh bạn trẻ của tôi mới chịu khó đến thăm nhà mới của tôi, sau 4 năm, tôi bỏ con đường Barclay đầy cây xanh bóng mát của anh, ra đi.

          Anh bạn của tôi giàu thân t́nh nhưng khá lười biếng trong giao du. Cả năm, ai cần đến anh th́ chịu khó điện thoại, không th́ nhà ai nấy ở, tuyệt đối anh chẳng bao giờ gọi thăm ai. Nhưng nếu lỡ gặp nhau ngoài đường lại là chuyện khác, có thể kéo nhau vào cà phê, quán phở hàng giờ không chừng.

          Với dáng người thanh cảnh, cao non non một thước bảy, khuôn mặt có đôi mắt rất chịu cười, đôi môi thơm mùi du Maurier,  mũi kín và thẳng, tổng thể đứng dưới Alein Delon nhưng rất điển trai. Anh là ai, độc đáo lắm vậy ? Tôi xin công bố mẩu lư lịch trích ngang để bạn đọc đỡ thắc mắc.

          Anh là nhà văn Hồ Đ́nh Nghiêm, một trong những cây bút sắc sảo của Việt Nam, sau 1975 tại hải ngoại.

          Cách đây gần tṛn nửa thế kỷ, vào năm 1957, Hồ Đ́nh Nghiêm đă chọn ngày 20 tháng 10 để ra đời trong một gia đ́nh đông anh em, tại thành phố Huế. Lên năm, lên sáu, Nghiêm đến trường với đầy đủ nắp ken, bi ve, kẹo ú…trong cặp. Mực tím, ng̣i bút-lá-tre cùng những trang giấy kẻ ḍng theo Nghiêm bước vào cổng trường trung học. Ngoan ngoăn, chăm chỉ nên chẳng bao giờ có cơ hội nhắc cho ai đó:

          “…em có nhớ mấy lần tôi lên bảng / đứng chào cờ v́ mải miết ngồi mơ / ngồi bàn đầu, em che tay khẽ nhắc / thẹn mặt anh hùng, tự ái làm ngơ…” (LH - ĐNVĐĐ).

          Thiếu sót không mấy đáng tiếc này, sớm giúp Nghiêm trở thành sinh viên Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế. Hội họa luôn luôn là một thế giới kỳ ảo, thăm thẳm những lời cù rủ. Đến với hội họa là đi trên con đường thanh sắc giàu suy tưởng và sáng tạo. Điểm đến khá rơ ràng, nhưng thành danh c̣n tùy cái duyên cùng cảm hứng. Hồ Đ́nh Nghiêm đến đích với văn bằng tốt nghiệp năm 1978. Nhưng anh không thành, chưa thành họa sĩ. H́nh như nỗi si mê hội họa, đă bị anh trích ra một phần để tặng cho nhan sắc mỹ nhân. Phần trích này lại hơi rộng tay, nên liền sau đại đăng khoa là tiểu đăng khoa. Cô con gái rượu của ông chủ rạp cinéma Châu Tinh ở đường Trần Hưng Đạo Huế, đă khớp được yên cương con tuấn mă. Bên ngoài nh́n vào, lắm người bảo gă họ Hồ đă sa vào hũ nếp. Mà đúng vậy, nếu hiểu hũ nếp ở đây là sắc hương và t́nh yêu của một cô bé vừa bẻ găy sừng trâu, Châu Ngọc Bích. Gần ba mươi năm sau,  Châu Ngọc Bích nhắc lại mối t́nh đầu với kết quả tốt đẹp của ḿnh:

          “… Dạo đó tôi ở ngay phố, mà có một người h́nh như thích đi phố lắm. Nắng mưa băo lụt ǵ cũng tạt ngang phố. Thấy măi đâm…thắc mắc, và rồi biết được là dân học Mỹ Thuật. Có một hôm mưa lụt lớn, ông ấy gặp tôi nói là nhà bị ngập, mất mát nhiều thứ, may c̣n giữ được cái truyện ngắn viết đă lâu gởi tôi để đọc ‘cho vui’. Từ đó, lâu lâu tôi lại được đọc ‘cho vui’; và đôi khi nhận thêm một vài bức tranh để ngắm … cho khỏi buồn. Đó là một trong yếu tố đă khiến tôi đến với nhà tôi”

                                                         (Sóng Văn  số 5 tháng 11-1996)

          C̣n Hồ Đ́nh Nghiêm, anh viết lại những kỷ niệm ngày anh chính thức được làm một người trưởng thành:

 

          “… Tôi lập gia đ́nh. Đó là năm tôi tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật. Căn nhà số 14 Đinh Công Tráng, nơi anh chị tôi thuê, cũng là chốn dùng làm dịa điểm sum vầy cho một buổi tiệc nhỏ, hạn chế người dự.

          Gia chủ, họa sĩ Đinh Cường dựng một khung bố trắng lên giá vẽ. Những ống màu nặn ra trên palette. Mọi thứ được chuẩn bị. Và chờ đợi. Cũng giống như chị tôi, từ sau bếp đă một ḿnh hoàn tất những món ăn, củi lửa thôi xông khói.

          Một tiệc cưới hơi khác thường ? Không, nó chỉ được xem như lời từ giă đă chẳng thể nói ra. Chúng tôi sẽ lên đường sau đó. Con đường có sóng cao, có biển rộng. Và tất cả những bất trắc chờ đón.

          Khách lần lượt đến, những người mà anh chị tôi xem như thân thích trong suốt thời gian thăng trầm của Huế nhiều biến động. Bửu Ư, Định Giang, Tôn Thất Văn, Bửu Chỉ, Trịnh Công Sơn và sau rốt, Dương Đ́nh Sang, một hoạ sĩ trẻ. Tất cả ngồi quanh chiếc bàn gỗ. Vai sát vai, rượu rót ra ly và mọi người chúc tôi những lời tốt lành về một ngă rẽ giữa cuộc đời mà tôi vừa t́m thấy. Theo yêu cầu của Đinh Cường, tất cả những ai có mặt hăy thay phiên lên vẽ bất kỳ thứ ǵ vào tấm bố trắng. Nó sẽ là món quà mọn nhằm trao gửi cho đôi vợ chồng rụt rè ngồi kia. Và nét cọ khởi đầu của Đinh Cường là hàng chữ "Mùa hạ Nghiêm xuôi ḍng Ngọc Bích". Một vạt màu xanh vắt ngang, tựa đường chân trời rộng mở. Trịnh Công Sơn ghi chú tiếp: "Hạnh phúc là điều không ai có thể hiểu được, nhưng Nghiêm+Bích phải hiểu…”

           Một tiệc cưới thật tuyệt vời. Có lẽ chỉ được diễn ra trong gia đ́nh Hồ Đ́nh Nghiêm, một gia đ́nh giống như một pḥng sinh hoạt nghệ thuật, văn học thu gọn.  Bà chị Tuyết Nhung đă làm chủ ngọn cọ tài hoa Đinh Cường, một bà chị khác, Ngọc Trang, quản lư tác phẩm của nhà văn Dương Nghiễm Mậu. Bên cạnh đó một ông anh Hồ Đ́nh Nam, không kém phần sắc cạnh trong chữ nghĩa và suy luận.

          Hồ Đ́nh Nghiêm ra đời, vào đời đề huề, ngon trớn như vậy. Thật hên cho anh chưa kịp có một đêm ngủ đ̣. Ấy là do tôi suy đoán sai lầm như thế. Chứ biết đâu đấy. Hơn nữa ngủ đ̣ ở Huế đâu phải là một rủi ro. Với kinh nghiệm bản thân, tôi, một người già hơn Nghiêm đến những 16 năm, chưa dám chắc là đă hưởng được cái ‘rủi ro hạnh phúc’ của đất thần kinh dành cho, dù cũng có đôi lần:

           “trăng đầy ắp một khoang ghe / ta nằm duỗi cẳng lắng nghe sông cười / bao la thay một cái lười / bao nhiêu hạnh phúc con người là đây / lửng lơ hồn nối theo mây / bềnh bồng thân dạt gió lay mạn đ̣ / em tḥ đầu ngó, buồn xo / mùi chanh tóc rối nửa lo nửa mừng / ḷng ta bất chợt lừng khừng / sông trăng lai láng, thôi đừng nghe em”.  (LH-CƠĐĐTT,LTHBVVBH)  

          Chuyện ngủ đ̣ ở Huế, nh́n với tấm ḷng cởi mở, đây là một thú tiêu khiển khá tao nhă, đă từng vang tiếng một thời. Những lần ngủ đ̣ bất đắc dĩ của tôi, hầu hết chay tịnh, thanh khiết. Nhưng để ra cái vẻ ta đây, tôi đă từng ba hoa:

          “…Thút tha thút thít mưa hoài / lắc leo đèn úa sông dài bóng tôi/ buông màn nghe cái tôi trôi / cùng vuông chiếu ố cùng hơi em nồng …”

          “… chồng chềnh theo nhịp thân trao / cảm ơn em đă theo vào cảnh tiên / thèm hôn đôi mắt nhắm nghiền / làn môi nóng bỏng có phiền em  chăng ?/ thèm ve vuốt mỗi nếp nhăn / của đời nghiệt ngă đă hằn lên em / thèm nhiều, nhiều lắm…bỗng quên / khi nằm giữa nước lênh đênh giữa trời / khi thân thể chợt ră rời / như đang tan giữa tuyệt vời cơi em…” (LH- CƠĐĐTT…)

          Gớm. Như thật. Giai đoạn tôi có mặt tại Huế không rơ Hồ Đ́nh Nghiêm phiêu lăng nơi đâu ?  Cho dù anh vẫn ở cùng ‘vầng trăng nội thành’, chúng tôi vẫn chưa có dịp gặp nhau. Anh không biết đấm đá, ba gai để có cơ hội đụng độ. Tôi từng đóng vai “học tṛ xứ Quảng ra thi” nên cũng chẳng thể đi t́m một anh đực rựa vốn c̣n vô danh. Và dẫu không t́m anh, tôi vẫn là người luôn luôn vô duyên trên đường đi t́m một bóng hồng phương xa. Nứt mắt ra, tôi đă bị mấy cô em xứ-mưa-mau-thấm-đất giữ chặt mất cái phong lưu c̣m cơi. Đánh phá ṿng cương tỏa, tích cực lắm cũng chỉ đôi lần lên tiếng ‘Chờ Một Người Yêu Xứ Bắc’, hay làm thơ năn nỉ “Xin Huế Một Người T́nh” . Với những tha thiết: “đă từ lâu ta chờ ta đợi / một người yêu xứ Huế đến cùng ta / đến cùng gă bồng bềnh trăm ngọn tóc / như rừng xanh chiếu thổi gió qua…/em xứ Huế, hỡi người em xứ Huế / hăy yêu ta như yêu trái nhăn lồng / hăy yêu ta như yêu từng viên ngói / trên nóc nội thành vàng bóng hoàng hôn...” hoặc : “…em xứ bắc, hỡi các em xứ bắc / ta mong chờ, ta ao ước được yêu / như được uống nước xanh Hoàn Kiếm / như được ‘nhai em nuốt vào tim’ /như được đến  quê hương Nguyễn Khuyến / như được thăm  mồ mả Nguyễn Du / như được thở nồng nàn hương rượu / của Tản Đà ngất ngưởng phiêu du…” cũng đều vô nghĩa.  “Sự nghiệp” thu thập nhân t́nh của tôi hoàn toàn phá sản, không theo kịp truyền thống gia đ́nh. Tôi giữ được cái đạo một vợ một chồng. Có bay bướm nhưng chẳng được đào hoa. Hồ Đ́nh Nghiêm, h́nh như trái ngược. Anh đào hoa nhưng hơi thiếu bay bướm.

          Năm 1980, vợ chồng Nghiêm và hai công tử được gia đ́nh nhà ngoại tài trợ, vượt biên song suốt đến Hồng Kông. Trong chuyến đi này, h́nh như có ông Lư Nghiêu, chủ cơ sở mè xửng Song Hỷ tại Đà Nẵng, bạn hàng xóm với tôi, cùng đi.  Ông nhà giàu này đương nhiên bị lục soát rất kỹ để t́m của, nhưng cuối cùng chỉ t́m được một toa thuốc, bọc trong nhiều lớp bao nylon, lận kín trong người. Toa thuốc Minh Mạng với chữ nho, chữ Hán ngoằn ngoèo như một bản đồ kho tàng. Rất may có ghi chú ít nhiều tiếng Việt nên ông bạn láng giềng cũ của tôi thoát qua được mọi nghi vấn chính trị. Gia tài của người giàu hóa ra không hẳn là tiền bạc, ngọc vàng. Nghe Hồ Đ́nh Nghiêm kể lại, tôi khoái vô cùng, nhớ ngay ra cô vợ rất trẻ đẹp của ông bạn chịu chơi.

          Hồ Đ́nh Nghiêm rời Hồng Kông qua định cư tại thành phố Québec, Canada. Đồng hương và cũng là bè bạn thân t́nh của Nghiêm, nhà thơ Phạm Nhuận cũng đang cư trú tại đây. Có cả ông Lư Nghiêu Mè Xửng nữa, nên Nghiêm đỡ cô đơn. Thành phố Québec tập trung khá nhiều công chức. Vốn liếng nghiệp vụ văn pḥng không mấy thích hợp với những người lưu lạc, bắt buộc phải dành sức lao động chân tay để ổn định cuộc sống. Cũng như Phạm Nhuận, gia đ́nh Hồ Đ́nh Nghiêm t́m đến một thành phố rộng lớn, công nghệ phát triển hơn: Montréal. Chúng tôi gặp gỡ, thân nhau từ  thành phố danh tiếng này.

 

          Trong nguyệt san Hồn Quê, trên mạng lưới điện toán, cây bút nữ Quỳnh My, cư ngụ tại Houston Hoa Kỳ, đă gởi đến nhà văn Hồ Đ́nh Nghiêm câu hỏi thứ nhất trong bài phóng vấn của bà:

          “…Được biết ông tốt nghiệp cao đẳng mỹ thuật nhưng thành danh là một nhà văn, ông có thể cho biết diễn tiến đoạn đường từ chọn nghiệp đến lập nghiệp của ông ?”

          Hồ Đ́nh Nghiêm trả lời:

          “ Chuyện như thế này: Tôi tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ Thuật Huế năm 1978. Bỏ nhiệm sở v́ không thích làm cán bộ Thông tin Văn hoá. Lấy vợ, sinh con và gia đ́nh vợ cho tiền bồng bế nhau vượt biên năm 1980. Qua Hồng-Kông, chạm mặt đời sống mới, giấy bút khi ấy giúp tôi làm nhẹ nỗi buồn. Hoàn cảnh đó, hội họa không thiết thực bằng văn chương. Trong trại tị nạn, cách giết thời giờ hữu hiệu nhất là đùa cợt với chữ nghĩa. Cứ thế mà ḿnh "lậm" hồi nào không hay. Nghĩ cho cùng, tôi không chọn nghiệp mà cũng chẳng lập nghiệp. Vui th́ đậu mà buồn th́ bay”

          Cứ thế, người hỏi kẻ trả lời, coi bộ rất tương đắc dù hoàn toàn chưa thấy mặt nhau. Tôi th́ đă biết cả hai. Một người với khuôn mặt thật, thường gặp. Một người với gương mặt qua màn h́nh internet, v́ là em gái nuôi của tôi mà. Cuộc đối thoại giữa My và Nghiêm lư thú ở chỗ cho chúng ta biết được nhiều điểm về một nhà văn đang sung sức. Cụ thể:

          Hồ Đ́nh Nghiêm bắt đầu viết văn từ trại tị nạn. Truyện ngắn đầu tiên của anh được hai vợ chồng nhà văn Thanh Nam, Túy Hồng chọn đăng trên báo Đất Mới, một cơ sở của chính họ đặt tại thành phố Seattle Hoa Kỳ. Nghiêm c̣n cho biết, truyện này anh viết “về những giấc mơ không thành, những huyễn mộng, những niềm đau nhỏ bé giữa cuộc đời rộng lớn này”.

          Nội dung toàn bộ tác phẩm của Hồ Đ́nh Nghiêm đă tŕnh làng, không phải chỉ thu gọn trong nội dung một truyện ngắn anh vừa nói. Càng viết, những sáng tác của Nghiêm càng mở ra nhiều chủ đề, với kỹ thuật mỗi truyện mỗi tiến bộ. Nhưng ở đây, tôi chưa đề cập đến vấn đề này, chỉ theo những thắc mắc của Quỳnh My, để hiểu thêm diễn tiến thành danh của một người bạn.

         Sau khi viết được đă khá nhiều. Các tạp chí có chân đứng vững vàng trên nền văn học như Văn, Làng Văn, Phụ Nữ Diễn Đàn, Lửa Việt, Độc Lập, Tân Văn… đều hỗ trợ đăng bài, Hồ Đ́nh Nghiêm khá bạo dạn, bén tiếng với nhà xuất bản uy tín Văn Nghệ để tiến hành việc in tác phẩm. Ông Từ Mẫn, lúc bấy giờ c̣n là thầy, điều hành nhà xuất bản này, có lẽ đă xài chữ “ok”, nên Nguyệt Thực, tập truyện ngắn đầu tay của Nghiêm ra đời.

          Nguyệt Thực với 170 trang cho 12 truyện: Hoa Dại Đường Sương, Chuyện Cũ Và Niềm Đau Mới, Cảnh Đời, Đi Thực Tế, Ước Mơ Ướt Mưa, Nguyệt Thực, Bến Nước Hàng Hoa, Hơi Rượu Cay, Ảo Mộng, Biên Giới, Người Khuất Bóng, Ở Trạm Cuối. Dù là tác phẩm đầu tay, Hồ Đ́nh Nghiêm cũng không cho nhà văn đàn anh nào đứng ké trong thế giới của ḿnh. Ngoại trừ một phụ bản đen trắng của họa sĩ Vơ Đ́nh ở trang trong. Không có bản vẽ nào của ông anh rể, họa sĩ Đinh Cường, chưng ở ngoài mặt tiền tác phẩm. Sách được in năm 1988. Hồ Đ́nh Nghiêm kư tặng tôi ngày 27-01-1989.

 

          Hai năm sau, 1991, Tờ Mộng Rách Rồi được ấn hành bởi Tổ Hợp Xuất Bản Tân Thư - Thời Văn, một lăng mạn của nhóm nhà văn trẻ gồm Tưởng Năng Tiến, Khánh Trường, Nguyễn Ư Thuần, Cao Xuân Huy, Nguyễn Mạnh Trinh, Thượng Văn cùng một số bạn khác. Trong tác phẩm  thứ hai này, 12 truyện được gởi đến giới yêu sách: Đêm Trắng, Ám Khí, Nơi Không Có Trăng Sao, Chờ Một Chỗ Thường Trú, Niệm T́nh Tha Thứ, Thủy Táng, Cổ Tích, Những Chậu Cá, Hồn Mộng, Gạch Nối,  Cul De Sac, Tờ Mộng Rách Rồi. B́a sách, vẽ tŕnh bày bởi Khánh Trường. Phụ bản, Đinh Cường đóng góp  ba bức, Vơ Đ́nh góp một. Vẫn không có lời bạt, lời tựa. Ảnh tác giả ở b́a sau đă bớt vẻ thơ ngây hơn tập đầu. Nghiêm đề tặng tôi ngày 7-9-1991.

          Không phải v́ sức viết giảm, nhưng măi đến năm 1997, Hồ Đ́nh Nghiêm mới in được Vầng Trăng Nội Thành từ nhà xuất bản Văn Mới. Lần này mẫu thiếu nữ của Đinh Cường phơi phới ở mặt tiền. Một bài tựa dài ba trang rưỡi của nhà văn Hồ Minh Dũng, một đồng hương của Nghiêm, viết rất chí t́nh:

          “…Đọc văn Hồ Đ́nh Nghiêm trong hai tập truyện “Nguyệt Thực” và “Tờ Mộng Rách Rồi” xuất bản trước đây và chín (9) truyện trong tập này, dù thời gian, không gian ở đâu, tôi vẫn thấy bàng bạc đâu đó nỗi nhớ dây dưa về quê hương ḿnh, về những ǵ đă không thể t́m lại được, về những ǵ đau hơn mất mát, buồn hơn vĩnh biệt…”.

          Qua: Vầng Trăng Nội Thành, Húy Nhật, Nhắn Tin, Hậu Cứ, Vùng Đất Thấp, Ông Đi Qua Bà Đi Lại, Giới Nghiêm, Thằng Bù Nh́n, Tặng Phẩm, có lẽ nhà văn Hồ Minh Dũng thấy rơ hơn sự trưởng thành của một thế hệ đàn em. Sự khác biệt tâm thức cùng nỗi niềm giữa hai lứa tuổi, không cách nhau bao nhiêu, nhưng tôi tin mức độ trưởng thành của người đi sau lấn chân hơn người đi trước.  Giáng sinh năm 1997 là ngày tôi nhận sách tặng của Nghiêm. Ảnh sau b́a của anh bạn trẻ chưa là trung niên, nhưng h́nh như đă nằm trên mức thanh niên một chút.

          Trong giao t́nh thân thiết với nhà văn Nguyễn Sao Mai, chủ nhiệm kiêm chủ bút tạp chí Sóng Văn tại Hoa Kỳ, năm 1998, tôi giới thiệu và được anh chấp thuận, sẽ chịu phí khoàn in một tập truyện mới của Nghiêm. Bản thảo đă hoàn tất, kể cả mẫu b́a. Nghiêm đă gởi qua cho anh Sao Mai.  Tiếc rằng tác phẩm của Nghiêm không may mắn hơn tập thơ Cỏ Hoa Gối Đâu của tôi. Chờ măi, vài năm sau Nghiêm đành xin lại bản thảo. Tôi không mát tay trong lần làm trung gian này. Áy náy hết sức. Hụt khai sinh cho một đứa con, Nghiêm vừa bực ḿnh, vừa có chút ngán ngẩm. Anh viết chậm hơn. Ngoài tạp chí Hợp Lưu, cơ  sở Nghiêm giữ việc đại diện tại Montréal, những báo khác: Thế Kỷ 21, Văn Học, Văn…bài của Nghiêm, người chủ trương tạp chí khó xin hơn. Trong t́nh trạng cầm chừng như thế, Hồ Đ́nh Nghiêm chợt được nhà xuất bản Văn Mới in, phát hành, tập Mùi Hương Trên Đồi vào năm 2005. Được tin, tôi c̣n mừng hơn cả Nghiêm. Lỡ làm mất trớn của bạn, nay được khai thông, niểm vui đến với tôi không có ǵ là lạ. Giữa tôi và Nghiêm không cách sự khách sáo. Xưng hô anh em ngọt ngào. Đại ca, tiểu đệ trong câu viết đề tặng sách qua lại là thường. Tôi không dám chắc, nhưng rơ ràng giao t́nh giữa những bạn văn tại Canada nói chung, tại Montréal nói riêng, tôi được Hồ Đ́nh Nghiêm thân mật có phần hơn đôi chút.  Hẳn nhiên có sự hổ trợ của Đinh Cường, của Hồ Đ́nh Nam, anh ruột Nghiêm, cùng tuổi tôi, chưa gặp nhưng đă thân qua những lần điện đàm.

          Tập Mùi Hương Trên Đồi với 14 truện ngắn: Lập Xuân, Kinh Cầu, Điểm Tâm, Đất Hẹp, Sang Sông, Mùi Hương Trên Đồi, Sứ Giả, Măn Thiên Hoa Vũ, Liêu Trai, Sử Xanh, Quỉ Ám, Mùa Hè Không Trở Lại, Hứa Trong Bóng Tối, Màu Trắng. B́a Đinh Cường với nét thiếu nữ đặc trưng, khó giải thích, nhưng nh́n vào biết ngay là tranh từ bàn tay ông Thích Từ Từ. Phụ bản Trường Chinh, nhà thơ, có mặt trong nhóm thơ đương đại. Trường Chinh là con trai thứ của chị Tuyết Nhung và Đinh Cường. Chinh phác họa chân dung ông cậu sau b́a sách rất đạt. Vừa nghệ thuật, vừa giống y chang.

          Ở tác phẩm mới này, nơi b́a sau, Hồ Đ́nh Nghiêm trích dẫn hai nhận xét của hai bạn văn. Người thứ nhất, nhà văn Trần Vũ, tác giả Sau Lưng Văn Miếu, viết trên tạp chí Văn Học, số 74, phát hành vào tháng 6 năm 1992:

          “…Ở văn xuôi Hồ Đ́nh Nghiêm không có đơn vị truyện. Từ truyện ngắn này sang truyện ngắn khác, nhân vật có thể trộn lẫn vào nhau, hoặc từ bối cảnh này qua bối cảnh khác mà vẫn giữ được hơi văn, ư tưởng, cùng một cách miêu tả. Cái hay trong truyện ngắn Hồ Đ́nh Nghiêm không nằm ở cốt truyện, dàn bài, kết cấu, diễn tiến, mà roi roi trên lưng ḍng chữ, roi roi chất Huế ẩn nấp, roi roi lối tọc mạch kín đáo. Roi roi cả nỗi chán chường bực bội, bàng bạc trong sáng tác Hồ Đ́nh Nghiêm chỉ có một và chỉ một điểm chính: Diễn tả tâm trạng của chính ḿnh cùng thế hệ đồng trang lứa. Khung cảnh quê hương những năm khắc nghiệt nhất. Và ngoài đất nước, những năm lạc lơng vô bờ…”

          Nhận xét thứ hai, của một nhà thơ, quen thân với Nghiêm hơn, anh Hoàng Xuân Sơn. Anh Sơn không dùng bút hiệu quen thuộc mà dùng bút hiệu Sử Mặc, một bút hiệu thường có những bài thơ thuộc diện “tiền tân h́nh thức”. Sử Mặc viết:

          “…Đó là một thứ bút pháp kín đáo, ẩn dấu nội tâm cùng cực, rất  Hồ Đ́nh Nghiêm, không thể lẫn lộn với ai khác… Con người- qua nhân vật Hồ Đ́nh Nghiêm- dù ở bất cứ không gian thời gian nào cũng đều mang cái tâm năo lơ lửng, bất an. Đó là thứ khí hậu của loại truyện nóng, khô; có lúc ẩm ướt nhưng toàn thể ch́m đắm trong bầu khí cực ḱ ngột ngạt, lừng khừng, khục khặc; và bất cần đời…” (SM-Hợp Lưu số 46, tháng 4-1999).

 

          Giữa thời điểm những cây bút nữ mới xuất hiện sau 1975 trong và ngoài Việt Nam, gần như đua nhau đưa vào sáng tác của ḿnh những minh họa, những phân tích, những quan niện về t́nh dục, cánh nhà văn nam h́nh như có vẻ khiêm nhường, lép vế hơn. Nhà văn Thế Uyên, nhà văn Nguyễn Văn Lục, đặc biệt nhà văn Kiệt Tấn đă rất hứng thú nhận xét, mổ xẻ các tác phẩm mong để đời của các người đẹp. Quỳnh My gởi đến Hồ Đ́nh Nghiêm một câu hỏi rất thú vị”

          Quỳnh My : “Những nhà văn thuộc thế hệ của ông trong tác phẩm của họ, thỉnh thoảng có khai thác khía cạnh t́nh dục, ông cũng có làm như vậy? Và quan niệm thế nào về vấn đề này?”

          Hồ Đ́nh Nghiêm thẳng thắn:

          “ Tốt thôi. Vui thôi. Đọc một truyện "dâm đăng" viết cho thoát sẽ sướng hơn bất kỳ một đề tài nào khác. Câu hỏi đặt ra là viết có tới nơi tới chốn không? Chính v́ không "tới" không "đạt" nên mới đưa đến t́nh trạng tranh căi chuyện thanh và tục. Tỉ dụ như truyện "Người thích ngắm vú" hoặc ǵ ǵ đó đăng trên tờ Thế kỷ 21 là một truyện dở. Nó không đáng để người ta đem ra tranh luận mổ xẻ. Uổng! Phí! Tôi lượng sức ḿnh sợ bị sa ngă nên cứ thậm thà thậm thụt. Ừ, th́ trước đây cũng có chấm mút chút đỉnh. Ăn mặn th́ khoái khẩu hơn ăn chay. Yêu thương nhau ra rít mà cứ nhắm mắt trước t́nh dục th́... chán bỏ bu. Mà tại sao Chàng cứ măi vuốt tóc Nàng, tả da Em trắng như trứng gà bóc, mắt bồ câu môi trái tim mũi dọc dừa mà không hề biết cơ thể Em c̣n ẩn chứa hai ba thứ tuyệt diệu hơn? Vượt ra khỏi lối ṃn kia th́ sợ chúng chửi chăng? Tội nghiệp!”

          Đúng như Hồ Đ́nh Nghiêm xác nhận, trong nhiều truyện ngắn của anh có đề cập đến vấn đề sinh lư, nhưng ở mức độ nhẹ nhàng.. vừa đủ để nói lên, đưa ra, một sự việc quen thuộc trong đời sống. Ai mà không quan tâm đến vấn đề tối trọng đại này. Hiền lành số một như tôi, chỉ làm thơ thôi, đôi khi c̣n lạc bút nữa là:

          “Đêm nào tôi cũng nằm mơ / không mơ, chắc chắn xác xơ, bất thường / mơ em nằm ngủ ở truồng / hai bàn chân nhốt phấn hương mượt mà / c̣n tôi, ngồi ngắm cuống hoa / chờ trăng mọc trải thơ ra gối đầu…? mơ hoài, giản dị thế thôi / cảm ơn thi vị cuộc đời trong veo” (LH-Cỏ Hoa Gối Đầu)

         Không phải chỉ vỏn vẹn chừng ấy. Có ba đoạn đăng tạp chí Thơ đă lâu, quên lửng mang vào tập, tiện tay copy, paste vào đây luôn, khỏi thất lạc:

          “mỗi lần em nhờ găi lưng/ bàn tay thô nhám tưởng chừng mềm ra/ bao nhiêu nguồn máu dưới da/ dồn về một cơi hào hoa tuyệt vời / và tôi trốn thoát khỏi tôi / tan ra làm giọt nắng trời tinh khôi

          pha nước, giúp em gội đầu /tay mằn chân tóc lượm câu thơ t́nh / em nằm phơi phới hiển linh / cơi thơ lai láng cung nghinh quỉ thần / niệm thầm kinh Phật tịnh tâm /vẫn phơi trước mắt mộ phần thanh xuân

          bắt đầu ngậm nụ ca dao / ḍng đường thi dẫn đời vào động hương / chẳng đâu xa, cơi thiên đường / nằm co dăn giữa những nguồn xuân kinh / tuyệt vời thay phút rùng ḿnh/ ba ngàn thế giới th́nh ĺnh hóa thân” (LH).

          Qua bài phỏng vấn của Quỳnh My, Hồ Đ́nh Nghiêm c̣n cho chúng ta biết thêm nhiều điều. Trước nhất, viết văn đối với anh không là hoài băo, cũng không là thú tiêu khiển. Anh cho rằng đây là một công việc “hành xác và rất mực tốn kém. Tiền bạc, sức khỏe, thời gian thảy đều hao hụt” biết vậy nhưng vẫn phải mang thân vào cơi…chơi. Thói quen của anh trong cuộc chơi khá ngộ: thường ngồi viết ở nhà bếp với ly cà phê, điếu thuốc lá, thong thả không sợ cô vợ cằn nhằn.  Không ổn định trước dàn bài. Anh quan niệm: cần đặt nặng t́nh cảm hơn lư trí trong tác phẩm. Mỗi truyện phải chứa đựng được một khí hậu riêng, lộ ra được cá tính của người viết. Nghiêm giải thích tỉ mỉ hơn:

          “…Tôi thích câu nói của Paul Gévaldy: ‘Cần giống nhau một chút để hiểu nhau, nhưng cần phải khác nhau một chút để yêu nhau”. Hăy thử đọc thơ của Bùi Giáng, của Tô Thùy Yên, của Luân Hoán, của Du Tử Lê… ngôn ngữ họ ‘cầu chứng tại ṭa’ bằng chính chữ nghĩa khác lạ của họ. Bây giờ tôi nói: ‘Thưa cô phỏng vấn ḷng ṿng. Nhức tim bên nớ, đau ḷng bên kia’ th́ Quỳnh My biết ngay là tôi đă ăn cắp cái hơi thở của Bùi Giáng”

          Trong một bài phỏng vấn khác, nhằm nêu cái tài hoa của Hồ Đ́nh Nghiêm, Sử Mặc hỏi:

          “Anh có rành chiêu thức ‘song thủ hổ bác’ của nhân vật kiếm hiệp Lăo Ngoan Đồng ? Nghĩa là tay phải viết văn, tay trái làm thơ hoặc viết nhạc, hoặc làm ǵ ǵ đó..?”

          Nghiêm trả lời:

          “ Theo tinh thần của câu hỏi này, tôi xin thành tâm khai báo: Dạ thưa, tôi là Độc thủ đại hiệp. Chỉ có một tay mà tay ấy nắm thanh đoản đao, cái mới ngặt ! Múa may quay cuồng vài ba chiêu thức, chỉ có thế thôi. Sức người có hạn, buông cây đao mà nắm cây kiếm th́ e không xong. Lo không xuể. Tôi xin bái phục mấy vị Tứ Sĩ, Ngũ sĩ, Lục sĩ…khiếp đảm thật, bao nhiêu chữ sĩ trên giang hồ họ đều tóm thâu về một mối. Văn sĩ, họa sĩ, thi sĩ, nhạc sĩ, bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ cho tới tận cùng bằng số là…kịch sĩ. Anh có ngờ không? Tôi đây cũng nhị sĩ. Tôi vốn xuất thân trường Cao đẳng Mỹ thuật Huế”.

          T́m hiểu về một tác giả, không thể bỏ qua những câu trả lời của đương sự trong những cuộc phỏng vấn. Nhưng c̣n có những câu không do chính tác giả trả lời càng đáng quí. Tạp chí Sóng Văn của nhà văn Nguyễn Sao Mai đă thực hiện một số bài phỏng vấn dành cho người phối ngẫu của những người sinh hoạt nghệ thuật, văn học. Trong số 5 tháng 11 năm1996, Châu  Ngọc Bích, cho biết một số chi tiết thú vị về Hồ Đ́nh Nghiêm, qua một số câu hỏi chung. Tôi xin trích đoạn một vài câu:

          Sóng Văn: “Nhiều người thường quan niệm rằng: các ông bà tác giả, dù sinh hoạt ở bộ môn nghệ thuật nào, cũng thường có tính lơ là đối với công việc gia đ́nh. Theo bà, nhận xét này đúng bao nhiêu phần trăm ? Và riêng ông nhà th́ sao ?”

          Châu Ngọc Bích cho biết:

          “Điều này không dám xác quyết. Có lẽ bản chất nghệ sĩ là vậy, những người ‘thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn’. Riêng đối với nhà tôi, nhận xét này chắc cũng đúng tới 50%. Tuy cũng hội viên ‘hội chờ trăng tàn’ nhưng đă có mặt ở nhà th́ ‘đối nội’ cũng rành rẽ, phân minh lắm, tận tâm nữa”

          Sóng Văn: “Xin cho biết ít thói quen của ông nhà trong lúc sáng tác ?”

          Châu Ngọc Bích:

          “Dường như không có hoặc tôi chưa bắt gặp. Nói chung là thất thường. Đôi khi nghe than:” Dạo này đang suy”. Đôi khi ngủ yên một đêm, sáng ra đă thấy viết xong một cái truyện ngắn”

          Sóng Văn: “ Bà có những nhận xét tổng quát nào về toàn bộ tác phẩm của ông nhà đă được giới thiệu rộng răi trong quần chúng ?”

           Châu Ngọc Bích:

          “ Tôi vẫn nghĩ là trên trung b́nh. Có thể chủ quan, nhưng biết đâu đó là một khích lệ nếu nhà tôi c̣n tha thiết với văn chương (th́ tôi c̣n có báo để đọc). Chữ quần chúng như quí báo nói, đám đông ấy có gióng lên tiếng nói nào không, cái đó mới đáng quan tâm”

         Dĩ nhiên số câu hỏi trả lời c̣n nhiều, nhưng xin được ngưng trích.

 

          Sinh hoạt văn học nghệ thuật của người Việt tại Montréal từng có một thời được nhiều nơi ngưỡng mộ.Trong cái không khí lâng lâng hạnh phúc ấy, bè bạn ngồi lại với nhau tận chí t́nh. “Chim có bạn cùng hót, tiếng hót mới hay. Ngựa có bạn cùng đua nước đua mới mạnh” Câu nói để đời này, tôi nhớ chưa chắc chính xác. Nhưng ư nghĩa đă quá rơ. Nhờ có gặp gỡ nhau thường, chúng tôi đă làm được nhiều việc như làm báo, sáng tác, in sách, ra mắt tác phẩm, triển lăm tranh…Những buổi gặp gỡ thường chỉ có tính cách thù tạc, vui chơi mà địa điểm chính là các quán cà phê, hoặc đôi lúc cao hứng là một sàn nhảy, chúng tôi kéo nhau đến làm khán giả. Hồ Đ́nh Nghiêm đă có cho Quỳnh My biết:

          “… Chúng tôi thường tụ họp ở một quán cà phê phường Côte des Neiges, nói năng linh tinh từ thiên địa bệnh hoạn thời tiết Tây đầm cho chí Mông-xừ  khủng bố trưởng Bin Laden. Đa phần là đùa giỡn, lấy vui làm trọng, gieo rắc nụ cười là chính. Thảng hoặc có nghiêm trang chuyện đại sự th́ đó là dự tính in sách, tổ chức cho bạn văn ở phương xa về ra mắt tác phẩm mới cho có sinh hoạt…”

          Chính nhờ các yếu điểm “đùa giỡn, lấy vui làm trọng, gieo rắc nụ cười là chính” như Nghiêm nói, nên chúng tôi gần như chưa bao giờ làm sứt mẻ ḷng nhau. Riêng tôi với Nghiêm c̣n có khá nhiều kỷ niệm. Vợ Nghiêm cũng  như chị xă nhà tôi, có miệng ăn, thiếu miệng nói. Đi đâu cũng e dè ngại ngùng. Những lễ cưới con cái bạn bè bắt buộc phải tham dự, hoặc tiệc tùng không thể trốn được, hai bà thường dựa vào nhau cho đỡ bối rối. Lư xem Bích như em, nhờ đó chúng tôi càng thêm gần gũi. Nhớ một lần chúng tôi cùng đi chơi xa đến tận…Québec, thật là vui. Một vài phút dành nhớ lại chuyến đi này:

          Có hai danh xưng Québec. Một dành gọi tỉnh bang Một dành gọi thành phố. Tỉnh bang Québec rộng 1.560.000 cây số vuông, là một tỉnh bang rộng nhất của Canada, bằng tổng số diện tích của ba quốc gia Pháp, Đức, Tây Ban Nha cộng lại. Tôi, Hồ Đ́nh Nghiêm, Song Thao, Trang Châu, Lưu Nguyễn… đang là dân “c̣i” (Québecois) của tỉnh bang này.

 

          Thành phố Québec, nơi vợ chồng tôi vợ chồng Hồ Đ́nh Nghiêm, vợ chồng Nguyễn Đông Ngạc đi chơi hôm ấy là thủ đô của tỉnh bang bang Québec, nằm về hướng đông bắc và cách thành phố Montréal, nơi chúng tôi định cư, 300 cây số. Thành phố này là hậu thân của làng Stadacona do thổ dân Iroquois làm chủ. Năm 1535 nhà thám hiểm Jacques Cartier ghé thuyền vào chính ngôi làng này.

          Chuyến đi chơi do nhà văn Nguyễn Đông Ngạc nắm tay lái. Anh là người rất thích lái xe đường trường, và cũng rất thích dừng ngủ năm ba phút ở dọc đường. Trước khi khởi hành anh thường ghi rất rơ lộ tŕnh để ngay trước mặt, nhưng chuyện lạc hướng đều đều xảy ra. Từ Montréal xuống thành phố Québec chỉ cần chạy thẳng một lèo trên xa lộ 40, hướng Est, rồi rẽ vào thành phố. Hồ Đ́nh Nghiêm bề thế thân thể hơn tôi, nên được ngồi ghế kề tay lái Ngạc. Chúng tôi lên đường. Trời nắng đẹp. Thật không có ǵ thú hơn đi chơi xa. Chỉ tiếc túi tiền chúng tôi nhẹ quá, không thực hiện nổi chuyến đi qua vài đêm để đủ gọi là du lịch. Chuyến thăm Québec của chúng tôi không hơn chuyện xuống phố uống cà phê là bao nhiêu. Không vội vội vàng vàng, nhưng để biết, để viết vài ḍng về thành phố Québec th́ quả thật hời hợt, lỏng lẻo.

         Thành phố Québec đúng là một thành phố để ngắm cảnh, để chụp ảnh, quay phim. Chúng tôi có nhận xét này khi được đến một rẻo của Vieux Québec. Lâu đài nối tiếp lâu đài. Những mái nhà xanh màu lá cây già với những đỉnh nhọn như những ngón tay chỉ trời. Có thể mượn chữ thiên bút phê vân của Quảng Ngăi để ví những đỉnh nhọn rắn rỏi này. Ḷng đường hẹp. Có chỗ lót đá, có chỗ lót gạch. Đẹp, cổ, nhưng quả thật đă làm phiền hai chân bước của tôi quá nhiều. Hoa và cây lá giăng giăng khắp nơi. Du khách thanh thản qua lại. Hầu hết đều ăn mặc gọn gàng, giản dị. Người đi lên, kẻ đi xuống. Băng ngang rẽ dọc phơi phới tự nhiên. Và chẳng mấy khi tôi nghe hay thấy họ chào nhau. Nhưng hoàn toàn thân mật, b́nh đẳng. Trắng, đen, vàng, đỏ lẫn lộn trong một ḍng sinh động tuyệt vời.

          Chị Nguyên Ngọc kéo Lư và Bích vào một tiệm bán áo quần. Đàn bà đi đâu cũng lo xem thời trang. Ngạc, Nghiêm và tôi đứng đợi bên ngoài. Nghiêm nhả từng hơi khói du Maurier. Ngạc hả hê với từng ánh pipe đỏ. C̣n tôi vô duyên, đứng lọng ngọng ngó những gáy lụa, váy hoa. Buồn tay thọc túi quần. Đâu đă có thơ mà chực rút ra dán thầm lên vai áo ai. Chúng tôi dừng rất nhiều nơi, bấm máy chụp h́nh lia lịa, nhưng bây giờ chẳng nhớ ra những chỗ nào. Một góc phố có bảng đề boutique Créaly. Một vườn cây trước con đường có cửa hiệu Notre Dame. Một vườn hoa có trồng những ngọn đèn lồng, những ghế dài bằng gỗ. Một vườn hoa khác đầy hoa vàng, tím trắng và đỏ. Một tam cấp với những viên gạch xám ngâm ngấm bước thời gian. Một vách đá nhiều vân màu, nằm sát một bệ đá dài, đỡ những thùng gỗ lớn đầy hoa nở hồng. Và dĩ nhiên, dưới chân, bên cạnh những tượng đài, những trụ điện rất nghệ thuật. Tôi ngồi bệt lên sàn ván của sân  Samuel de Champlain cột lại giây giày, cảm nhận trong tích tắc, dưới mông ḿnh bao nhiêu gót chân người đă qua lại. Trước cảnh thơ chẳng dễ làm thơ, hay đúng hơn không c̣n muốn làm thơ.

          Chiều hôm đó, trên đường về, chúng tôi tạt vào một khu bán hàng đồ cũ lộ thiên trong mùa hè. Thôi th́ đủ cả mọi vật dụng, từ lớn đến nhỏ. Khu chợ trời này nhỏ hơn nhiều so với  khu marché aux puces Saint - Eustache ở Montréal. Nhưng được cái vuông gọn, dễ t́m hàng. Sáu người, xe đă chật, nhưng Ngạc vẫn xúi tôi mang về một ghế da, chân xoay bằng inox bóng ngời. Ngạc và Nghiêm cũng tha một vài món lỉnh kỉnh. Cái ghế da vốn là hàng xịn, chắc chắn và tiện lợi vô cùng. Tôi đă ngồi lên hắn viết bao nhiêu thứ vớ vẩn từ năm 1991 đến năm 2004. Hắn được tôi cho giải ngũ, nhưng không đẩy ra đường chờ xe hốt phế thải. Hiện tại hắn vẫn c̣n có mặt trong garare nhà tôi, bởi chẳng có chỗ nào sứt mẻ, trầy da. Thỉnh thoảng tôi vẫn c̣n ngồi lên hắn, khi chợt thấy mỏi chân, trong lúc tôi thi hành nghĩa vụ giặt đồ. Mặt ghế vẫn êm, ṿng xoay vẫn nhẹ. Hắn bị thất sủng chỉ v́  một món quà tặng sinh nhật của vợ tôi, lấn lướt hơn hắn một chút h́nh dạng. Tôi có thói quen yêu thích đồ dùng cá nhân. Mỗi một vật đều có hơi hám tôi lâu ngày, bỏ đi thật không đành.

          Thật vớ vẩn lạc đề. Nhưng chuyến cùng đi chơi xa với Hồ Đ́nh Nghiêm, hôm đó là lần duy nhất từ đó đến bây giờ. Không kể chuyến gặp nhau ở Boston, Hoa Kỳ, rồi cùng về bằng xe của nhà văn Song Thao. Nếu so sánh cơ hội đi chỗ này chỗ kia, có lẽ tôi thua Hồ Đ́nh Nghiêm. Anh đă thăm nhiều nước châu Âu, trong khi với phương tây, tôi chỉ biết mặt hai phi trường ở Paris, ở Rome. Để tự an ủi ḿnh, tôi thường hát thầm câu ca của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, không quên thêm vào một câu cho thích hợp : “Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt…(TCS) /Ở nhà lên nét ḍm nhiều cái hơn”

 

          Kỷ niệm cũng là một loại hơi thở. Chúng thẩm thấu vào cơ thể không chỉ qua đường mũi, miệng, c̣n ngấm vào người qua từng vuông da. Tôi nghe được mùi thơm. Tôi nh́n thấy sự lấp lánh của chúng từ một cái móng tay, từ một sợi tóc chợt rụng. Nhưng lượm nó ra, săm soi chơi không phải là chuyện dễ thực hiện. V́ thế tôi đă bỏ sót quá nhiều kỷ niệm với bè bạn, trong đó có những thân thương với Hồ Đ́nh Nghiêm. Nằm nhớ, ngồi nhớ rất nhiều chuyện, nhưng ngồi vào bàn viết kỷ niệm này biến dạng thành kỷ niệm khác. Sự chắt lọc đâm ra vụng về, thiếu sót. Hôm qua anh Song Thao có gởi cho tôi xem một truyện ngắn anh mới viết. Đọc xong tôi cứ cảm thấy lo lo. H́nh ảnh lẩm cẩm của một tuổi già. Những nét đáng thương của sự mất kư ức, lăng quên kỷ niệm được Song Thao tô đậm trong từng câu chữ. Mới đó mà tôi đă 65, trí nhớ c̣n đứng vững bao lâu ?“Trên tuyệt vời trí nhớ / phải chăng là lăng quên ?/ hạnh phúc là lẩm cẩm / giữa đôi miền nhớ quên” (LH). Tôi sớm an ủi tôi chăng ?

           Nhưng thôi, chín giờ đến nơi rồi. Hai đội Argentine và Serbie &Montenegro đă sắp hàng dẫn nhau ra sân. Tôi phải thu lại cho Hồ Đ́nh Nghiêm xem trận này. Sẽ không thu bằng DVD, dùng vidéo để dễ bỏ bớt những “phút chết”. Anh bạn Nhị sĩ Nội Thành của tôi đâu có nhiều thời gian sau một ngày bù đầu ở sở làm.

          Suưt nữa quên mấy câu diễn vần dành cho Nghiêm:

            Nguyệt Thực từ đêm nào / ngồi lẫn giữa chiêm bao / lặng lẽ viết thay vẽ / những nét đời hanh hao / vốn liếng từ Mỹ thuật/ vẫn đậm đà thở vào. Hàng ngh́n con chữ hát/ bất cần đời ồn ào”

         “ từ khi Nguyệt Thực khai hoa / tiếp theo Tờ Mộng Rách ra  máu người / h́nh như đệ có hơi lười/ không rủ huynh ngắm núi đồi, tịnh tu”