Lê Hân, một người  thơ cô đơn giàu hạnh phúc

 

 

          T́nh anh em ruột thịt hẳn nhiên có phần đậm đà hơn t́nh bằng hữu. Nhưng trong đối thoại, tâm sự, h́nh như ở t́nh bằng hữu có sự cởi mở, tự nhiên hơn. Tôi với Lê Hân, tác giả thi phẩm T́nh Thơm Mấy Nhánh,  có cả hai nguồn chân t́nh này. Chúng tôi vừa là anh em vừa là bạn bè của nhau.

          Năm 1941, thân mẫu tôi sinh một lúc hai người con. Một gái, một trai. Trong một bài lục bát tôi đă kể về lần sinh nở đặc biệt này:

          “Vào năm đại kiết Canh Th́n/ trời triệu ta đến thiên đ́nh rỉ tai/ “-chú mày tính thích lai rai/ cơi trần đang mở dài dài tiệc hoa/ nếu ưng, xuống đó khề khà/ một trăm năm để tinh hoa trổ đều”/ nghe xong, ta dông một lèo/ đựng đất mới nhớ quên đeo bản đồ/ c̣n đang bấm độn, bất ngờ/ sơn thần thổ địa vái chào, tŕnh ra / “-Ở Hội An có một bà/ ăn chay cầu tự đă ba năm rồi...”/ chẳng cần suy nghĩ lôi thôi/ ta chui vào bụng bà ngồi tỉnh bơ/ ngộ thay, có ả tiên khờ/ cũng chui vào đó đợi giờ khai hoa/ tính ta vốn ngán đàn bà/ nên nhường ra trước, gọi là chị luôn/ nửa năm ḅ lật trên giường/ nhờ đái nhờ ỉa b́nh thường lớn mau/ chị ta tính trước suy sau/ sợ đời hành hạ chuồn mau về trời/ c̣n ta mang tiếng chịu chơi/ trơ thân ra nhận ngón đời thăng hoa/ từ bầm đập đến trót da/ thế nhưng vẫn muốn la cà sống lâu...” (Ngơ ngác cơi người người- Luân Hoán)

          Như trong thơ, chị tôi, có quí danh Lê Thị Hạc, qua đời sớm. C̣n tôi phất phơ đến hôm nay, không biết có kham nổi cái sứ mệnh “một trăm năm để tinh hoa trổ đều” hay không ? Chuyện đó chờ coi sau.

          Tôi vẫn thắc mắc, những người sinh đôi một cặp nam, hoặc một cặp nữ th́ thường được kéo dài cuộc sống đến tiểu thọ (60), trung thọ (70) hoặc thượng thọ (80 trở lên). C̣n những người sinh một nam một nữ, ắt phải có một người hy sinh. Lâm bồn, khai hoa, vượt cạn...hay b́nh dân là... đẻ, với đa số b́nh thường, một con, đă là chuyện “mang nặng đẻ đau” toát mồ rồi. Má tôi lại phát hành gấp đôi, đau đến hai lần hơn. Năm đó má tôi được 37 tuổi. Cơn đau chắc đă làm cho bà sợ. Trong lúc tôi đă có phần nắm chắc cái vị trí con út, th́ bất ngờ vào năm 1947, Lê Hân ở đâu trên trời, thông qua phép lực của ba tôi, rơi xuống tiếm vị, khi tôi đă lên 6.

          Khác với tôi, èo uột, khó nuôi, phải bán khoán cho Chùa Cầu Hội An để giữ vững bổn mạng, Lê Hân, bụ bẫm, lẫm liệt...là một cậu út “hoành tráng” mà ba má tôi đang chờ đợi. Dĩ nhiên tôi và chị Kim Anh cũng rất khoái được có một thằng em trai ngó thật đă con mắt. Phải nói ngay ở đây, Hân chỉ là con út của má tôi, chứ không là con út của ba tôi. Vị cha già thấm nhuần Nho học lẫn tây học này c̣n cho chúng tôi ba cậu em cũng rất ngon lành sau này: Lê Hoàng, Lê Quốc Hùng, Lê Phước Hưng. (Tội, các em c̣n rất cực khổ ở Việt Nam ).

 

 

          Không ai có thể tự chọn cho ḿnh một thời điểm để ra đời. Chuyện đầu thai, chuyện tiền kiếp hư hư thực thực tạm gác qua một bên. Em trai tôi đến với cuộc đời vào ngày 02 tháng 02 năm 1947 tại Hội An. Tôi thật sự không nhớ chính xác năm gia đ́nh chúng tôi tản cư, nhưng nhớ rất rơ đêm lên đường Hân c̣n chưa biết lật. Những địa danh đến trên lộ tŕnh chắc chắn có Điện Bàn, Đông Bàn, Trung Phước, Quế Sơn...nhưng thứ tự trước sau hoàn toàn lẫn lộn. H́nh như sau khi đến Quế Sơn, ba má chúng tôi chia ra làm hai cánh đề t́m đất đậu lại. V́ c̣n nhiều con nợ ở Quảng Ngăi, má tôi ẵm em Hân, dắt chị Kim Anh vào đó. Trong lúc ba tôi cơng tôi theo bước cơ quan. Xă Tiên Châu, Tiên Hội của Tiên Phước là điểm dừng cuối cùng của ba tôi, và cũng là điểm tập họp, chung sống của cả gia đ́nh chúng tôi trong nhiều năm tiếp theo.

          Có thể nói, suốt thời ấu thơ, Lê Hân sống giữa núi rừng thiên nhiên Tiên Phước. Vùng đất núi này cuối thập niên 40, bước qua thập niên 50 vẫn c̣n hoang dă. Dân địa phương thưa thớt, dân tản cư cũng không quá số lượng ngón trên hai bàn tay. Dốc đá, rẫy tranh, lùm mây (một loại cây), vạc quế, nương chè, hồ tiêu...nối tiếp nhau, chung đụng xanh tốt cùng nhiều loại cây: đùng đ́nh, trảy, bời lời, ráy, găng, chuối nước, cải tàu bay, rau sưng, lá lót, buồng ngọt, cỏ đá, sim, chà là, ḷn bon, lười ươi, dầu lai, lật mất, dủ dẻ...hàng ngàn loại cây với những tên gọi thật ngộ nghĩnh. Trong cái bao la xanh ngát đó, Hân biết ḅ, biết đứng, biết đi rồi biết chạy. Chúng tôi sống dưới mái nhà lợp tranh-săn, vách phên trét đất sét, rộng răi trên một mặt đồi, có dốc đá dẫn lên. Trước mặt nhà là vạc quế. Bên trái nhà là nỗng đất rộng, nơi tăng gia sản xuất của gia đ́nh chúng tôi. Nỗng đất này có đường đất dẫn xuống một ḷ chè đă ngừng hoạt động. Hân thường trực có mặt ở đây vào những buổi chiều. Lang thang một ḿnh để mót những củ khoai sót nảy mầm, hay vẩn vơ theo chân “con gà tự túc” của em. Trong thời gian này tôi đă đến đ́nh Tiên Hội hoặc các miếu làng để thọ giáo a, b, c từ các Thầy Y, thầy Phương. Hân ở nhà với con Bông (con d́ tôi, theo má học buôn bán) hoặc với má, nhưng luôn thui thủi chơi một ḿnh. Những ngày tôi nghỉ học, hay những buổi phải ở nhà coi nhà, tôi và Hân thường bày những tṛ bắt chuột. Chúng tôi xước bẹ chuối thành những sợi dây, nối lại cho dài, cột vào một nắp vung. Nắp vung được mở hé trên miệng một cái nồi đất đen thui lọ nhẹ. Rồi chúng tôi ŕnh, chúng tôi chờ. Không gian hoàn toàn thanh vắng, thỉnh thoảng vang lên những tiếng máy bay bà già xa xa, nghe vô cùng buồn ngủ. Chưa khi nào chúng tôi tóm được một con chuột. Những anh chàng Tư c̣n khôn lanh hơn chúng tôi nhiều . Giật mạnh tay, nắp vung rơi ra ngoài, hoặc giật nhẹ quá nồi không được đậy kín. Cũng có vài lần cầm tù được vài anh. Nhưng không cách nào chộp cổ. Hé nắp là thủ phạm đào tẩu ngay. Không bắt được chuột, chúng tôi xoay qua  “chấm” ve ve. Để nắm gọn những anh ve to tướng say sưa ca hát, chúng tôi dùng  một cây dài quấn mủ mít ở một đầu. (Vườn nhà chúng tôi ở nhiều mít lắm, có khi chín hái ăn không kịp, rụng thơm ngát cả vườn), rồi đưa sè sẹ vào đuôi cánh con ve, thế là anh chàng giật ḿnh bay, nhưng không đủ sức vượt được cái mủ mít. Chúng tôi bắt được ve ve rất nhiều. Chơi một lát chán thả ra. Bắt rồi thả, thả rồi bắt cứ vậy trong suốt những mùa hè.

          Trong thời gian này, tôi đă tham gia vào đội ngũ nhi đồng, đeo huy hiệu h́nh mụt măng trên túi áo đàng hoàng, đội cả mũ ca lô. Hân th́ chưa biết ǵ, nhưng vẫn hay bắt chước tôi trong nhiều “công tác”. Đáng kể nhất là nuôi gà “tự túc”. Với sở thích ưa màu mè và sự hùng dũng, tôi chọn nuôi một con gà trống. Mồng đỏ, đuôi uốn cong cầu vồng đủ sắc xanh, đỏ, tím, đen... Trong lúc đó Hân xin má một con gà mái để nuôi. Tôi vẫn chê con gà mái của Hân lọ lem, ngớ ngẩn. Thế nhưng chẳng bao lâu sau, con gà của Hân lục đục nhảy chỗ này, nhảy chỗ kia...cuối cùng nó nhảy vào một cái rổ, Hân đă bắc ghế để trên đầu chuồng nuôi hai con thỏ của tôi. Chuồng thỏ kê sát vách phía sau hè.Gà của Hân nhảy ổ vài ba lần trong một ngày nhưng không đẻ. Chúng tôi ŕnh xem, thấy hắn cứ loay hoay trong ổ như không được hài ḷng. Nhưng bất ngờ ngày hôm sau, Hân reo lên, một quả trứng vàng rơ to đă nằm trên mặt rơm lơm giữa rổ. Từ đó đến hơn mười lăm ngày sau, cứ sáng sớm chúng tôi đặt trả vào ổ một quả trứng, và khi gà đẻ xong lại cất vào cả hai quả. Để trứng ngoài ổ sợ về đêm chồn vào ăn mất. Cầm cái trứng ngay sau khi con gà rời ổ, thật là ấm tay. Con gà của tôi th́ chỉ có biết gáy, và không ngớt bám chân cù rũ con gà đẻ thật sai của Hân. Lứa đầu má không cho ấp, nói là c̣n non trống. Hân buồn lắm. Em muốn có ngay một đàn gà con, đành phải chờ. Dĩ nhiên Hân cũng đạt được ước muốn. C̣n tôi vẫn chỉ sở hữu một anh chàng thong dong, lười hết chỗ nói. Có đến việc ăn nó cũng mổ lên thả xuống, nhường phần cho đám gà của Hân, trông thật là tức. Ngoài việc nuôi gà, Hân c̣n đă biết tập viết một vài chữ cái trên lưng những tàu lá chuối. Giấy tự túc vàng sỉn nhà tôi không thiếu, má tôi buôn bán chè, tiêu, cau...giấy, bút luôn cả đồ xa xỉ phẩm nữa mà., nhưng Hân vẫn thích dùng que vẽ lên lưng lá. Ba tôi theo cơ quan suốt vài tuần lễ mới ghé về một lần. Má tôi cùng con Bông th́ bận lo mấy cái bầu hàng bán, hàng mua của bà. Chị Kim Anh lo ca hát, tập diễn kịch. Chị Ḥa th́ đi học ở quận xa nhà, sáng đi chiều gần sụp mặt trời mới về. Tôi th́ lo lêu bêu với mấy thằng cùng lớp a, b, c, có lúc quên cả Hân đang làm ǵ, ở đâu. Từ tuổi ấu thơ, em trai tôi chừng đă gặp cái cô đơn, giữa những người thân rồi. Đoạn đời ấu thơ của Hân, được chính em xác nhận là “nghèo lắm”, nghèo cả những tṛ chơi:

          “Ấu thơ tôi nghèo tṛ chơi ghê lắm/ nghèo th́ nghèo vẫn có ấu thơ tôi/ tánh bổn thiện, tôi hiền như đá tảng/ chán lang thang hai chân xếp bằng ngồi”

          Không rơ em tôi đă có căn cơ tịnh tâm, ngồi thiền ngay từ nhỏ chưa ? Hay chỉ ngẫu nhiên ngồi chơi suông vậy thôi. Xin hăy nghe tiếp những hồi tưởng của một cậu bé chưa hề có bè bạn:

          “Núi và rừng nuôi tôi cùng cây lá/ lá cây xanh tôi nhong nhỏng nhổ gị/ gần nhật nguyệt hơn là gần ba má / tôi, thiên nhiên như bè bạn, thầy tṛ”

          Th́ ra tôi đă nhầm, em tôi tuy ít gần gũi những người thân yêu trong gia đ́nh. Nhưng lại rất gần với mặt trăng, mặt trời. Em không cô đơn. Bạn bè em chính là thiên nhiên. Hơn thế nữa, em tự biết ḿnh, tự nhận ḿnh là học tṛ của cỏ cây, đất đá, mây, trời...chung quanh. Được làm bè bạn, được thọ giáo với một không gian bao la, phong phú như vậy, không thể không hạnh phúc, không thể không biết hạnh phúc. Hân kể tiếp:

          “Những buổi sáng ngồi co chân phơi nắng/ chào con chim về hót trước hiên nhà/ con chim nhỏ h́nh như thường giả dối/ đời chắc buồn nhưng vẫn phải ngâm nga”

          H́nh ảnh ngồi co chân dưới ánh nắng của một cậu bé quả là rất đẹp, Buổi ban mai ở núi rừng chắc hẳn c̣n nhiều khí đá bốc lạnh ? Cậu bé đă nh́n quanh, hẳn thế. Và gặp và chào con chim, người bạn rất thân của cậu. Trong cái cô đơn của ḿnh chắc đôi lúc cậu cũng đă biết buồn, nên hồ nghi, đổ tội cho con chim...vẫn biết đời không vui vẫn ca hát ?. Và Hân bước vào buổi trưa:

          “Những buổi trưa cúi lom khom trong bụi/ trốn tàu bay do thám đảo ṿng ṿng/ bàn tay cầm một nụ hoa dủ dẻ/ hương cùng ḷng như bay bổng lên không”

          Có thể Hân chưa hề biết những thảm khốc của chiến tranh. Sự tang tóc sẽ đến sau những đường bay của chiếc “bà già” lững thững qua trên đầu. Em vào bụi để trốn, mà không biết trốn chính xác một cái ǵ. Hoặc em biết, nhưng vẫn ngây thơ mang theo bên ḿnh một nụ hoa. Dủ dẻ không phải là một loại hoa để trưng bày. Loại hoa này rất nhỏ, thường chỉ bằng đầu một ngón tay, sắc vàng, không đẹp lắm, nhưng mùi hương thật đậm đà, thật ngát. Tâm hồn của Hân bấy giờ cũng như một mùi hương. Cơi vĩnh hằng của hương thơm nơi nào, ngoài thinh không cao cả ?

          “Những buổi chiều rảo chân trong rẫy quế/ gió không đưa mà nhận hết hương rừng/ mỗi gốc quế mở ra một cánh cửa/ cửa chẳng để vào mà để dựa lưng”

          Thật rất lạ khi cảm nhận, hiểu ra làn gió đang ḅn hút, gom góp những mùi hương trong không gian, thay v́ chở những hương thơm phân phát khắp nơi. Có phải cậu bé cho rằng gió chính là cái không gian bao la đang vây bọc lấy ḿnh. Thật không thể không theo chân Hân rảo bước trong rẫy quế, để rồi dừng và dựa lưng vào từng gốc cây. Mỗi gốc cây lại ngộ ra là một cánh cửa để suy tư hay mơ mộng. Chẳng thể nói trẻ em không biết suy tư. Suy nghĩ về một tṛ chơi nào đó chẳng thể gọi là không suy tư ? Một ngày tuổi ấu thơ của Hân, em tôi, đă nhẹ nhàng khép lại, Hăy nghe em sớm nh́n rơ về ḿnh:

          Ấu thơ tôi chẳng có ǵ nữa cả/ không bi ve cũng chẳng có dàn thun/ ngày dài quá, ngồi không, ŕnh con chuột/ tḥ thụt ngu ngơ sau cánh cửa buồng

          một đôi lúc vài con gà tự túc/ lững thững vào nền nhà đất văi phân/ gặp mặt tôi cũng không cần hấp tấp/ bước hai chân, hai chân bước phong trần

          ấu thơ tôi quả đúng là như vậy/ cánh cửa đời cho tôi  vốn hồn nhiên/ chẳng ǵ quí, nhưng bây giờ ngó lại / cảm ơn rừng, ơn núi, đất sông Tiên

          khó thể tắm ‘hai lần cùng ḍng nước’/ nhưng con sông ai cấm tắm trăm lần ?/về lại ấu thơ là đă tắm/ trong con-sông-tôi đang đổ theo ḍng.”

          Cảm ơn Hân, em trai, em đă viết được những câu thơ thật giàu h́nh ảnh. Những thao thức của em đă có phần lấn lướt hơn anh. Cảm ơn em đă nhắc đến ḍng sông Tiên, một ḍng sông chúng ta từng vọc nước, từng nô đùa. Thơ em chính là ḍng sông ấy. Anh tưởng như đang bước đi trên mặt đá nằm kín mặt sông ngày nào. Anh tưởng như đang múc từng ngụm nước trong ḷng mo cau chuyền cho em đổ vào một hang dế gần đó. Thời gian đă trôi xa hàng chục năm, nhưng chỉ ít ḍng thơ của em, anh đă chạm tay vào được tất cả những kỷ niệm cũ. Cảm ơn, cảm ơn lắm, em thương.

 

          Sau ngày có hiệp định chia hai miền đất nước, Hân, chị Kim Anh và  má tôi mới trở về Liêm Lạc. Đất Tiên Phước giữ thân xác chị Ḥa tôi ở lại. Câu viết giản dị này đă làm tôi ứa nước mắt. Bây giờ là 6 giờ 33 phút. Chiều nắng thật đẹp. Hôm nay, 14 tháng 4 năm 2006, Lư nghỉ lễ Phục Sinh, đang lục đục ǵ đó dưới pḥng khách. Tôi ngồi gơ những kỷ niệm về một người em, mà lâu nay đă trở thành một người bạn văn của tôi. Hân cũng vừa mới gọi nhắc chuyện ngày phát hành sách cùng Song Thao sắp tới. Trời đă bắt đầu nóng.

Lê Hân và bạn học thời Phan Châu Trinh Đà Nẵng

 

          Trở lại với chuyện ngày xưa. Sau khi má chúng tôi về tới làng. Chúng tôi ra ngay Đà Nẵng. Cuộc sống với đầy đủ nhân khẩu của gia đ́nh ba má tôi thực sự bắt đầu. Trong những năm tiểu học, Hân thường được tôi chỉ dẫn. Bày vẽ bài vở cho Hân th́ ít, mà đánh, cú, cụng đầu em vào bảng đen th́ nhiều. Cái nghề gơ đầu trẻ của tôi chưa bắt đầu đă cáo chung. Hân thi đậu vào trung học công lập Phan Châu Trinh. Những năm trung học, Hân có nhiều bạn học rất tốt. Tôi mến nhất là các em Phạm Vũ Thịnh, Nguyễn Thống, Phùng Duyên, Vương Ngọc Long...(lớp của Hân về sau nhiều em được học bổng xuất ngoại, thành đạt hiện sống ở nước người. Phạm Vũ Thịnh hiện nay ở Úc, dịch rất nhiều cho tạp chí Hợp Lưu. Vương Ngọc Long, ở Mỹ, th́ đă in thơ, thơ được phổ nhạc, phát hành khá nhiều CD). Hân làm quen với báo chí trong giai đoạn này. Em bắt chước tôi làm thơ, rồi làm ô chữ, đăng rất nhiều trên tờ báo thiếu nhi Tuổi Xanh ở Sài G̣n. Hân rời Phan Châu Trinh vào học đệ nhất Chu Văn An Sài G̣n. Một thân một ḿnh nơi xứ lạ, em trở lại thời kỳ cô đơn như hồi ấu thơ. Được vào ở nội trú trong trung tâm Đắc Lộ, dù là người ngoại đạo, Hân đă tiến khá vững trên đường học vấn. Trong những năm này, chính Hân đă thường ghé ṭa soạn Văn Học của Phan Kim Thịnh để hối thúc in thi phẩm thứ ba của tôi, tập Chết Trong Ḷng Người. Năm 1967, tôi nhập ngũ theo lệnh gọi vào khóa 24 Thủ Đức. Tôi và đồng đội Mai Xuân Châu, vài ba lần ghé lại Đắc Lộ thăm Hân. Cùng ở Đắc Lộ với Hân, tôi c̣n có một cậu em con ông chú ruột, em Lê Hữu Liêm, sau này là luật sư, hiện ở Hoa Kỳ. Ngày Hân lên đường du học bằng học bổng của chính phủ Mỹ, cả gia đ́nh đều không có ai vào Sài G̣n tiễn chân. Tôi cũng không xin được phép để ra phi trường. Nỗi cô đơn vẫn c̣n theo chân Hân đến sau này. Mời nghe cậu “du học sinh” tường thuật lại chuyến đi khỏi quê hương, rời xa người thân của ḿnh:

          “Ra đi từ thuở chớm hai mươi/ môi rớt nơi đâu những tiếng cười/ vài bộ áo quần, mươi cuốn sách/ tấm h́nh đen trắng thuở nằm nôi

          bịn rịn nh́n quanh phi trường rộng/ người đưa người, đâu kẻ đưa ta/ không phải mồ côi mà đơn độc/ nh́n mây thấy rơ bóng cha già

          nhớ trực lại thời năm sáu tuổi/ ở rừng với cú với chồn tinh/ cục đá lâu năm là thằng bạn/ đọt chè, củ sắn xiết bao t́nh

          ngơ ngáo lập thân từ thuở nọ/ bây giờ hồ dễ lạnh bàn chân/ được đi du học đâu phải dễ/ sao ḷng vẫn nghe nhớ loanh quanh

          tay xách va li, tay nắm vé/ thang lên tàu sao ngắn quá đi thôi/ không ai đưa tiễn sao c̣n vẫy/ vạt nắng chênh vênh một góc trời

          tàu đă vào mây, tàu theo gió/ vừa buồn vừa sợ vừa lo âu/ bàn tay lần giở trang tự điển/ vạn sự đầu nan sắp bắt đầu..”

                        (T́nh Thơm Mấy Nhánh- Lê Hân, trang 120,121)

 

          Tiết lộ cuộc đời t́nh cảm lứa đôi của một người em, có nên chăng ? Thật ra t́nh yêu của Hân một phần nào đă bày tỏ trong thơ. Có thể nói Hân vừa có nhiều may mắn, vừa có nhiều rủi ro. Một bạn đọc cũng là một người viết, phái nữ, đang sinh sống tại thành phố Houston Hoa Kỳ, sau khi đọc T́nh Thơm Mấy Nhánh đă viết:

          .... “ Bởi đă quen làm thơ và sống với thơ rất sớm, cho nên đến tuổi mười lăm anh đă viết được thơ t́nh rất nồng nàn. Nh́n thoáng qua thời sách vở thư sinh của anh Lê Hân th́ đủ biết, anh là chàng tuổi trẻ có trái tim h́nh như lớn quá khổ b́nh thường:

          ... “Xum xuê những mối t́nh đầu khai hoa/ cổng trường ba lối vào ra/ t́nh tôi đứng ngắm cả ba lối t́nh” (Kho Tàng Thời Thư Sinh)

          Quả vậy, thời trung học, Hân có một mối t́nh rất đẹp với Q. Cô gái xinh xắn, con một của một gia đ́nh thương gia rất nặng t́nh với em trai tôi. Ba tôi đă tưởng có cô dâu thật hiếu thảo này, nhưng không ngờ sau chuyến lận đận qua tận xứ Hoa Kỳ để thăm người yêu, cuộc t́nh của hai đứa tan vỡ. Phần lỗi thuộc về đứa em khá lăng mạn của tôi. Hân thành hôn với người yêu mới, cũng dân du học. Đời sống êm đềm một thời gian dài với hai cháu trai rất đẹp trai, bất ngờ đứt đoạn. Hân có nhiều người yêu tiếp theo. Có cô tôi đứng ra làm chủ hôn đàng hoàng, nhưng rồi cũng chỉ năm ba năm. Rất may, Hân không thất t́nh:

          “một đời tôi chưa thất t́nh/ yêu người là để yêu ḿnh rơ hơn..

         một đời tôi chưa biết buồn/ nợ duyên vốn rất b́nh thường tự nhiên...

         yêu thương chẳng để tôn thờ/ là cho, là nhận tóc tơ, tôi người..

          Có lẽ nhờ quan niệm thông thoáng như thế, nên em tôi được xem là một người cô đơn hạnh phúc.

 

          H́nh như từ năm 2000, hoặc sớm hơn một vài năm, Hân trở lại sinh hoạt văn học nghệ thuật. Phan Ni Tấn viết:

          ... “Tôi cũng biết Lê Hân, trong mấy năm gần đây đă có dịp phát huy ḷng nhiệt t́nh hăng say của ḿnh qua các hoạt động văn nghệ. Óc thẩm mỹ của anh thật hữu ích, đă khéo léo tŕnh bày các tập thơ văn của bạn bè anh em mà không cần hồi đáp...

          Thơ Lê Hân hay, rất hay, đọc rất thú vị, hấp dẫn trong nhiều câu cú cũng như trong cách dùng từ. Thơ Lê Hân hay nhưng không mới, cũng không lạ. Lạ là ở người.

         ... Có nhiều người làm thơ tuy dễ nhưng dùng chữ không dễ. Ngược lại Lê Hân sử dụng từ rất nhuần nhuyễn, nhất là những động từ được tác giả thả vào câu đúng lúc, đúng chỗ, làm cho mạch thơ không những lai láng chảy qua từng vần, từng ư mà c̣n gây hứng bất ngờ. Bài “Luận Về Yêu” là một ví dụ:

          mỗi nhánh chữ đều có tôi phục kích/ nằm lăm le t́nh mộng trong tim/ em lấp ló, tức th́ tôi nhận diện/ yêu hay không là chuyện của trái tim”.

          Giáo sư Đàm Trung Pháp, một cây bút quen thuộc của nhiều tạp chí văn học hải ngoại nhận xét:

          “Lê Hân du học thành tài ở hải ngoại và măi 35 năm sau mới trở lại thăm viếng quê nhà vào năm 2001. Quăng thời gian dằng dặc ấy đă chẳng làm giảm sút chút nào tấm ḷng yêu thương anh dành cho quê cũ, cho người xưa. anh đă thăm lại Hội An, Đà Nẵng, quê mẹ, quê cha, và anh nhớ lại công ơn sinh thành dương dục của song thân nay không c̣n nữa. T́nh cảm anh rạt rào và chân chất khiến người đọc thơ anh phải cùng anh nhỏ lệ cho những thương, những nhớ, những tiếc của một người đi t́m lại thời gian đă mất. Tôi đă xốn xang trong ḷng khi đọc những đoạn thơ dưới đây của Lê Hân:

          chẳng trăm thương, chẳng ngàn thương/ cả ḷng tôi trải lên phường phố xưa...(Chào Hội An)

          Đà Nẵng vẫn của tôi/ vĩnh viễn là của tôi/ dù giang hồ lưu lạc/ vẫn cơng trên lưng đời..(Đà Nẵng Của Tôi)

          hỡi anh Nhứt, chị Dần...con quí cậu/ cho em nhờ thắp hộ những ngọn hương/ trong đọt khói nh́n từ xa ngàn dặm/ biết đâu chừng em gặp hết người thương ...(Làng Ngoại)

          hưởng dương năm mươi bốn/ má tôi đă xa đời/ vốc đất đắp lên mộ/ tôi khóc thật sự rồi/ tháng tư ơi tháng tư/ tháng nhiệm mầu của Phật/ mẹ tôi theo trăng rằm/ chẳng phải về với đất (Má Tôi)

          phút nhắm mắt không có con bên cạnh/ chắc dễ ǵ cha giữ trọn niềm vui/ con quả thật chẳng mấy khi tâm niệm/ dâng lên cha thương nhớ những trầm hương/ nhưng cùng tận trong tim con là cơi/ thờ mẹ cha trong suốt cuộc vô thường (Dâng Cha).

          T́nh yêu thương của Hân dành cho người, vật, cảnh sắc... đă được giáo sư Pháp giới thiệu rơ như trên. C̣n tôi đă dành cho em những ǵ. Ngay từ thời thanh xuân, tôi đă tự biết ḿnh không thể đem lại nhiều hy vọng làm mát mặt cho đại gia đ́nh, cho tộc Lê làng Liêm Lạc. Tôi thối thác trách nhiệm làm cháu đích tôn cho ông nội tôi, một nhà nho rất quan tâm đến việc học hành. Tôi như thầm giao trách nhiệm này cho Hân. Và chính Hân nhiều lúc trở thành chiếc phao đỡ tôi qua những buồn phiền, chán nản. Ngay ở tập thơ đầu tay, tập Về Trời,  Văn Học, Sài G̣n, xuất bản năm 1964, tôi đă thương mến dành một bài thơ dài cho em. Bài Tâm Sự Cùng Em Trai này, năm 2005, nhà thơ Thanh Thanh chuyển sang Anh ngữ, sau đó được phổ biến qua các trang điện tử. Bài thơ tôi bắt đầu viết từ một sớm mai dậy sớm. Nằm nghe những con chim se sẻ âu yếm nhau trên mái nhà,ngoài hàng hiên mà cảm thấy bi quan. Xin trích vài câu hơn là giải thích:

          “h́nh như có tổ chim trên mái rạ/ anh nghe vui tiếng mẹ rỉa lông con/ chao ôi nhớ chiếc lồng tre thơ dại/ ôm say mê lên đôi mắt xưa tṛn/

          giờ th́ chúng tập nhau bay có lẽ/ cho anh xin viên sỏi nhỏ trong em/ anh c̣n lại chút lương tâm này đó/ nỡ ḷng nào đem bắn chúng sao em...

          ...khuya rồi đó, em về vui cha đợi/ đầu em thơm anh gói cả làn môi/ cha hôn xuống nghẹn ngào rơi tiếng lệ/ - thằng anh mày rồi chết sớm con ơi !”

          Bài thơ dài đến 56 câu, linh tinh những tâm sự buồn khi nghĩ về tương lai lẫn sức khoẻ của chính ḿnh. Mừng hay buồn về nỗi lo sợ của người cha già ?

          Năm 1968, trong những lúc đùa giỡn với cái chết, ngoài mặt trận, tôi lại gởi về em trai tôi những tâm sự khác. trong bài Trái Tim Hành Quân (trong tập Viên Đạn Cho Người Yêu Dấu)

          ... “em hỡi em / anh bây giờ là tên lính mù/ trong trận chiến tối / phải dùng lệ ḿnh và máu thân yêu / để nh́n mặt người / phân chia thù bạn/ để bắn thật t́nh / để giết tự nhiên / ôi bàn tay anh xác xơ tủi nhục/ khẽ vuốt mặt mày (ngại sẽ ăn năn)/ tuổi trẻ anh bây giờ là đó / đời sống anh bây giờ là đó/ ai cũng có quyền xài phí tự do/ h́nh như anh cười dửng dưng chịu đựng / em nhận ra chưa, anh yêu mến của em

          anh bây giờ là tên lính mù/ chỉ huy một trung đội điếc/ với chiếc c̣i trên môi/ và hàng trăm câu chửi tục...

          ....anh bây giờ là tên lính mù / của tiểu đoàn 1/4/ thuộc sư đoàn 2 bộ binh /chỉ biết ăn ngủ và hành quân / bài thơ này viết ra như một sự t́nh cờ / anh gởi Hân,/ người em trai xa xứ / hăy cầm lấy nỗi t́nh anh.”

          Cũng là một bài thơ dài, tôi chỉ trích tiêu biểu.

          Sau cuộc “đổi đời tôi đạp xích lô/ chở em đôi bận đâm vơ vẩn buồn..”(LHoán). Em tôi không cho tôi có cơ hội ngồi vá bánh xe đạp, hoặc đi dạo bán cà rem mà vẫn: ... “nghĩa là c̣n muốn làm duyên/ c̣n nghe tim đập loạn thiên trong ḷng” Em đă rủ cô vợ T.T.B.V đến sở Emploi et Immigration Canada để kư giấy bảo lănh cho cả gia đ́nh tôi qua đoàn tụ. Ngày hai em kư là ngày 24 tháng 7 năm 1979. Sáu năm sau chúng tôi gặp nhau. Tuy vậy, nếu tính chi tiết, thời gian hai anh em cùng sống dưới một mái nhà chưa quá 10 năm. Hiện chúng tôi cư ngụ ở hai thành phố, xa nhau đến hơn 5 giờ lái xe.

         Khi biết em tôi trở lại sinh hoạt văn học tôi rất vui. Dù sinh hoạt để giải trí hoặc .. “chỉ là những trám chỗ cho những khoảng trống khi những thú đánh tennis, đánh golf (Hân có chân trong hội...) có phần giảm v́ thân thể mỗi ngày càng giàu có thời gian...”(TTMN). Ngoài ra, sau lần cùng H.Đ (cô vợ sau cả cô vợ V.T.T), về thăm Việt Nam trở qua, Hân và H.Đ rủ bè bạn sinh hoạt từ thiện, và nhóm Hy Vọng Cho Tuổi Thơ (Hope For Kids) có mặt.

          Sinh hoạt từ thiện h́nh như đă chiếm khá nhiều thời gian của Hân. Là một người rất chịu khó tổ chức những buổi văn nghệ gây quỹ, Hân đă thực hiện được Dạ Vũ Hóa Trang (25-10-2003), Đêm Thơ Lê Hân, Nhạc Phan Ni Tấn (12-12-2003), Đêm nhạc thính pḥng (với sự tham dự của Lệ Thu, Diễm Liên, Nguyên Khang, Hoàng Lan,Vương Hương, Nguyễn Thế An, Hoàng Thi Thao... 13-3-2004), Đêm Hoàng Lan (23-5-2004), Buổi Ra Mắt Sách của Song Thao, Luân Hoán (19-6-2005). Đêm nhạc thính pḥng tại Montréal (với Trần Thu Hà, Trần Thái Ḥa, Lệ Thu...), Gần đây nhất là buổi tŕnh diễn của nhạc sĩ Từ Công Phụng cùng ra mắt sách của Hoàng Xuân Sơn, Luân Hoán, Song Thao (07-5-2006)...

 

Từ Công Phụng, Luân Hoán, Song Thao, Lê Hân (2006)

 

Có lẽ v́ vậy lâu nay tôi ít gặp thơ của Hân trên các trang điện tử. Và cũng chưa thấy tập thơ thứ hai được in thành sách. Dù chỉ với mục đích làm thơ để vui chơi, quá thời kỳ để chen chân vào văn giới, thơ Lê Hân được khá nhiều người đón nhận, được nhiều trang điện tử đăng tải. Thảo Nguyên phát hiện một chi tiết lư thú:

          “Anh Lê Hân tự nhận ḿnh là tên liều mạng. Và với một chút chừng như chua chát, anh cho rằng thơ bây giờ đang được mùa – mà là mùa phá sản. Chỉ v́:

          viết đại và in bừa/ đầy trời thơ thiếu tháng (Lời đầu tập)

          V́ liều mạng nên anh vẫn làm thơ và in thơ, không ngoài một tấm ḷng: “Yêu thơ và cứu thơ”. Một chút ǵ đó như trịch thượng, phách lối trong lư do làm thơ và in thơ. Nhưng hẳn đây là một cái quyền của những người vui chơi với ngôn từ, chữ nghĩa...”

          Rồi Bắc Phong, Phạm Vũ Thịnh, Vương Ngọc Long...rải rác đâu đó nhắc đến Lê Hân, đến thơ Lê Hân. Cả tôi nữa cũng gởi đôi lời chào mừng tập thơ của em ḿnh.

          “Ông thân sinh tôi làm thơ. Tôi làm thơ. Em tôi làm thơ. Con tôi làm thơ. Và rồi cháu tôi sẽ làm thơ. Điều này không có ǵ lạ với người Việt Nam. Tôi tin một số lớn gia đ́nh người Việt, đều có một vài người làm thơ, hay ít ra cũng thích thú với thơ..

          Chẳng c̣n điều ǵ để nói về em tôi nữa. Tôi vẫn ngại ngùng khi phải khuyên bảo chú ấy một điều ǵ. Chính là lúc tôi đóng vai người anh. Khi chúng tôi bàn về một mẫu b́a, một h́nh thức tổ chức...và không bàn chi đến những bài viết, là lúc tôi trong vai người bạn. Tôi vẫn giữ thói quen không đưa ra ư kiến về thơ văn của bằng hữu một cách dông dài, ngoài mấy chữ: hay lắm. được đó...tuồng như rất khách sáo.

          Em tôi, một người làm thơ cô đơn giàu hạnh phúc. Tôi chẳng biết chọn ai trong số bạn gái của Hân hiện nay để làm em dâu, ngoài chú ấy chọn cho tôi, cho đại gia đ́nh chúng tôi.

          “Chị Kim Anh thương, em sẽ thúc chú ấy sớm lo việc này cho tuổi già sắp đến của chú đỡ cô quạnh. Thăm và chúc anh chín Hiển sớm b́nh phục”