Lê Vĩnh Thọ và bài  ai điếu cho người c̣n sống

 

          Đầu thập niên 60, nhà báo Phan Kim Thịnh (nhà văn Phan Thứ Lang) đứng tên chủ nhiệm tạp chí Văn Học. Ṭa soạn và trị sự đặt ở số 61 đường Lê Văn Duyệt (gần Ngă Bảy) Sài G̣n. Điện thoại 99.324. Chủ trương của tạp chí được ghi rơ: Nghiên cứu - Phê b́nh - Sáng tác - Văn hóa - Xă hội - Chính trị - Nghệ thuật.

          Ngay từ những số đầu đă xuất hiện nhiều bài thơ dài, viết với thể loại tự do, được kư tên Lê Vĩnh Thọ. Một cái tên c̣n rất xa lạ đối với riêng tôi. Tuy vậy kỹ thuật viết cùng nội dung của những bài thơ, đă lôi cuốn tôi theo dơi, đọc kỹ qua mỗi kỳ báo. Tôi thật sự thích thú với những suy nghĩ, cách đặt vấn đề, sự khéo léo trưng bày h́nh ảnh cùng cảm xúc của người viết. Mỗi bài thơ là một tác phẩm, thể hiện những ưu tư của thế hệ chúng tôi. Một thế hệ c̣n giàu ḷng tha thiết với quê hương, dân tộc. Nói như vậy có vẻ hơi lộng ngôn, bởi thế hệ nào mà không có những  đức tính, t́nh cảm tự nhiên và cao quí này. Thế hệ của chúng tôi ‘may mắn’ nằm ngay trong giai đoạn chiến tranh, nên có lẽ được ưu tiên thể hiện một cách rơ ràng hơn. Và hơn ai hết, những bài thơ của Lê Vĩnh Thọ là những bài tiêu biểu cho trào lưu thơ phản đối chiến tranh tại Việt Nam. Tôi đă ngưỡng mộ khi đọc thơ Phan Duy Nhân, Phan Trước Viên, Thái Luân, Trần Quang Long, Nguyễn Nho Sa Mac, Chu Vương Miện, Nguyễn Bắc Sơn..càng hết ḷng khi đến với thơ Lê Vĩnh Thọ. Đọc thơ anh như đọc những ǵ ḿnh đă viết, những ǵ ḿnh định viết, thật thích thú vô cùng. Sự gần gũi mật thiết mỗi ngày như một tăng lên, và ư định t́m gặp Lê Vĩnh Thọ càng lúc càng nhiều. Cơ hội đă đến với một người thiếu điều kiện đi đây đi đó như tôi. Những ngày phép cuối tuần từ KBC Bốn Ngàn Một Trăm, trường Bộ Binh Thủ Đức, đă giúp tôi. Nhận địa chỉ và hướng dẫn từ Phan Kim Thịnh, tôi t́m đến đường Lê Thánh Tôn không khó. Tường cao, cổng kín là nơi cư ngụ của người làm thơ tôi muốn gặp. Với một chút ngại ngùng tôi bấm chuông. Lọng ngọng một chặp rồi mọi sự cũng qua. Bắt tay, vỗ vai, cười nói vui vẻ như đă từng quen biết, nhưng Thọ quên cả việc mời tôi vào nhà. Và tôi cũng nôn nóng từ giă anh, sau chừng năm phút, để đi lang thang một ḿnh. Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi ấy tạo trong ḷng chúng tôi, mỗi người một h́nh ảnh riêng, để thành đôi bạn có nhiều liên lạc với nhau về sau.

 

 

          Lê Vĩnh Thọ là một thanh niên đẹp trai. Anh có khuôn mặt rất giống một người lai Pháp, nhưng nh́n kỹ th́ không phải. Cái vỏ bề ngoài là điều đập vào mắt nh́n của tôi trước tiên, nên xin bạn đừng khó chịu khi tôi nói về Thọ điểm này trước. Thọ có mái tóc rẽ giữa hiếm thấy. Điều đáng nói, chính nhờ cái rẽ giữa này, tạo khuôn mặt Thọ thêm thanh tú. Nhan sắc con trai của Thọ không phải chỉ ḿnh tôi công nhận vượt trội hơn ḿnh, một người bạn khác, một đồng nghiệp của anh, cũng công nhận. Người bạn này là anh Vơ Kỳ Điền, có căn bản trong ngành dịch số và bói toán, đă nh́n, đă xem tướng và viết về Lê Vĩnh Thọ như sau:

          “... Lê Vĩnh Thọ người tầm thước, da thịt hồng hào sáng sủa, mái tóc bồng bềnh, ánh mắt sáng và mạnh, nh́n ai như thấy hết cả ruột gan người ta, thuộc hạng đẹp trai. Đặc biệt cái mũi cao thẳng tắp nở nang, đầu mũi tṛn trịa, đều đặn, kín đáo. Mỗi lần gặp Thọ, tôi kín đáo quan sát và nghĩ thầm trong đầu bạn ḿnh có cái mũi tốt như vậy, đặc biệt là sơn căn cao đầy, tiếp giáp thẳng với ấn đường, không găy khúc, đứt đoạn, mặt mũi phân minh, mắt sáng môi hồng, tại sao đời lại vất vả, bôn ba, thiếu trước hụt sau đến vậy ? Có lẽ tại dáng đi.”

          Vơ Kỳ Điền suy luận, giải thích tiếp:

          “... Thọ khi đi đứng dáng lầm lũi, đầu cúi xuống, mặt thường đăm chiêu. Tôi hiểu rồi, cái phá tướng của Thọ là ở đó. Cũng có lẽ nhờ cái tướng đi đó mà Thọ thành thi sĩ hổng chừng. Mà thi sĩ th́ làm sao mà giàu sang cho được...”

          Một nhận xét về Lê Vĩnh Thọ rất chính xác khác của nhà giáo Việt văn Vơ Kỳ Điền:

         “ ... Lê Vĩnh Thọ nghiêm trang, ít cười, ít nói, nhưng khi nói th́ hùng biện, lưu loát, lập luận vững chắc, đôi khi châm chọc không kiêng dè, dễ làm mích ḷng người đối thoại..”

          Xin thành thật cảm ơn nhà văn Vơ Kỳ Điền, đă giúp tôi khỏi suy nghĩ, vẽ vời về vóc dáng, tính t́nh của một người bạn. Bây giờ tôi chỉ cần nhắc lại một số kỷ niệm giữa chúng tôi, để làm quà cho chính tôi, trước khi có thể xem là mua vui cho bạn đọc.

          Cùng ở trong ban biên tập tạp chí Văn Học, cùng có những trao đổi thư tín thường xuyên, nên mặc dù không gặp nhau, chúng tôi cũng đă là một đôi bạn thân. Sau ngày tôi gia nhập vào quân đội Việt Nam Cộng Ḥa. Cuộc chiến mỗi ngày một gia tăng. Con số thương vong của những lực lượng tham chiến mỗi ngày một cao. Điều này không cần dựa vào những con số thống kê thiếu xác thực của mỗi bên. Những mắt thấy tai nghe hằng ngày, đủ để bất cứ người Việt Nam nào cũng có suy nghĩ, quan ngại. Lê Vĩnh Thọ tin chắc người bạn lính chiến của anh, không trước th́ sau cũng kết thúc cuộc đời ngoài mặt trận. Ư nghĩ này càng được củng cố, khi chính anh cũng phải đồng phục trong màu áo ô liu, chứng kiến ngay một bạn đồng khóa, nhà văn Y  Uyên, ra đi một cách vội vă. Lê Vĩnh Thọ có khoảng cách với thần chết xa hơn tôi một đoạn, khi anh về phục vụ tiểu đoàn 10 Chiến tranh Chính trị, đồn trú tại băi biển Thanh B́nh, Đà Nẵng. Chỗ ngồi của anh trước đây là của nhà thơ kiêm vơ sĩ Hạ Quốc Huy. V́ đinh ninh tôi sẽ tử trận, nên Thọ muốn viết trước cho tôi đọc bài anh sẽ chia buồn trước sự ra đi của tôi. Điều này tôi đă nhắc tới nhắc lui một vài lần. Nhưng ở đây cũng không thể không nhắc lại.

          Sau một cuộc hành quân, không nhớ rơ là Liên Kết hay Quyết Thắng, tôi về thị trấn Quảng Ngăi. Mở hộp thư, mừng thấy thư Thọ, và hết hồn ngay với những ḍng đầu tiên của một bài thơ dài, không có thư gởi kèm:

           “ Mày đă chết / hỡi thiếu úy Lê Ngọc Châu / hỡi Luân Hoán/ mày đă ngă xuống / mày đă anh dũng đền nợ nước / người ta nói thế / tao cũng tin thế chăng / anh dũng đền nợ nước / tổ quốc ghi ơn...”

          Phải nói rằng tôi xúc động đến run cả tay cầm giấy. Trước th́ đứng, tiếp đến là bước đi năm ba bước, rồi ngồi xuống, nhưng mắt không rời những ǵ Lê Vĩnh Thọ viết. Lạ một điều, tôi càng đọc càng thấy b́nh tĩnh lại. Tṛ chơi của Thọ quả thật mới lạ, nằm ngoài những dự đoán, chờ đợi của tôi. Bài thơ dẫn tôi qua những h́nh ảnh, những xúc cảm chắc chắn sẽ xảy ra, dù không thiếu ước lệ, quen thuộc. Sự chân thành của Lê Vĩnh Thọ làm tôi nao nao, nhưng lại rất hănh diện, rất vui trước những thân t́nh khi ḿnh nhắm mắt xuôi tay, trong t́nh huống không thanh thản. Đọc xong, tôi xếp bài thơ bỏ vào túi áo trận đang mặc. Tôi chưa kịp tin cho Thọ biết tôi đă nhận bài thơ, th́ có cuộc hành quân mới. Tôi là một người lính, tự chọn về binh chủng bộ binh, thuộc Sư đoàn 2, đương nhiên chuyện đi t́m đánh nhau là chuyện thường t́nh, là một bổn phận. Nhưng chúng tôi không phải là những người “khát máu”. Tôi vừa viết một câu vô duyên, rất thừa. Nhưng không muốn bỏ đi. Bởi sau cuộc chiến, không thiếu người trong vai tṛ nhà văn, nhưng không vượt được sự bẩn thỉu của nhồi sọ, để gán ghép cho kẻ thù ḿnh những tội ác chỉ có trong tưởng tượng của một hệ thống tư tưởng tàn bạo, độc tài. Thật rất buồn cho những thành danh v́ sự ngây thơ, đồng lơa với sự cố t́nh thiếu nhân cách. Bài thơ của Lê Vĩnh Thọ khóc tôi theo chân tôi trong nhiều cuộc hành quân, nhàn nhă có, khốc liệt có. Dĩ nhiên rất nhiều lúc tôi đem ra đọc lại. Chẳng thể không mỉm cười khi bạn ḿnh h́nh dung ra ḿnh rất ưu ái:

          “... hỡi Luân Hoán / tao đang h́nh dung mày / dáng dấp nhỏ nhắn, thấp, nụ cười cởi mở / tóc bồng bềnh không đẹp trai / nhưng rất dễ thương /

          hỡi Luân Hoán / tao đang tưởng tượng / mày đang mang ba lô súng đạn / chỉ huy một trung đội / đi hành quân / tao đang nhớ lại / những bài thơ mày đă viết / trên bao thuốc lá trên giấy vệ sinh / trong lúc bị thương, trong cơn bệnh / hỡi thi sĩ / của những bài thơ bất diệt / đă viết và sẽ viết / những bài thơ dự tính viết / những bài thơ c̣n trong trái tim...”

          “... ôi những bài thơ rất hiện thực / đầy t́nh thương / nói với mọi người như nói với chính ḿnh / nói với chính ḿnh như nói với quê hương / ôi những bài thơ như những lời di chúc / của một người biết ḿnh sắp chết / viết bằng máu bằng hơi thở cuối cùng / ôi những bài thơ của một người can đảm / can đảm khi làm thơ / can đảm khi cầm súng / dù muốn dù không / bị đẩy xô vào cái chết / b́nh tĩnh và dửng dưng / dù phản đối chiến tranh /và mơ ước ḥa b́nh”

         Cũng chẳng thể không ngậm ngùi khi thấy những ǵ sẽ có thể xảy ra sau khi ḿnh chết thật. Những chuyện đó không mới lạ chút nào trong thời đại của chúng tôi:

          “... trên trang tư hay trang tám một vài tờ nhật báo / bên cạnh những tin mừng / một vài ô vuông với một vài hàng chữ nhỏ / ngậm ngùi thương tiếc phân ưu / với một lô tên bạn bè xa gần / thật dối / và này Luân Hoán / trên một trong những trang cuối một vài tạp chí / cũng có lời phân ưu / ví dụ Luân Hoán không c̣n nữa / hay một bài tưởng niệm /kể vắn tắt tiểu sử tác giả và những tác phẩm đă in / rồi chấm hết rồi thôi / ôi 28 năm đời mày c̣n lại ǵ / ngoài năm sáu tập thơ đó ? ”

 

          Bài ai điếu của Lê Vĩnh Thọ viết cho tôi quả thật quá đầy đủ. Anh nhắc nhở tất cả những ǵ có liên quan đến tôi. Anh nêu lên cả sự bi đát, bất lực của một thế hệ phải gánh chịu. Và quan trọng nhất là cái t́nh của anh. Anh khôn khéo đặt những xúc động của ḿnh trong sự b́nh thản, tinh tế của từng câu thơ. Sự đùa chơi của anh đă được tính toán, trong một khẳng định chắc chắn:

          “... hỡi Luân Hoán / tao đâu muốn đùa dai / tao đâu muốn tàn ác / tao tưởng tượng mày đă chết / mày c̣n sống khác chi /trước sau mày cũng chết / thử khóc mày một bài thơ / để mày đọc trước / dù vợ mày giận tao / và dẫu mày đă chết / tao cũng khóc mày thế thôi / mắt tao vẫn ráo hoảnh /ḷng tao vẫn thản nhiên / thương mày tao c̣n mỗi niềm tin / trái tim mày bất diệt / trái tim sẽ kết tinh / mà nước mắt vợ hiền / mà nước mắt bạn thân / không làm tan thành nước / chỉ có giọt lệ thơ / và giọt lệ quê hương / mới làm mày xúc động...”(LVT 21-01-1969)

 

          Hẳn đúng như lời Lê Vĩnh Thọ đă nói, dẫu tôi có anh dũng đền nợ nước thật, th́ sự thương tiếc cũng chỉ thoáng qua trong một thời gian rất ngắn, kể cả những người thân yêu nhất. Sống chết là chuyện thường t́nh, từ ngàn đời nay đă nh́n nhận như vậy. Cái táo bạo là Thọ đă không ngại làm một công việc xem như trù ếm. Nhưng bài thơ của anh không ám ảnh tôi. Mà là một lời nhắc nhở cụ thể và tha thiết. Tôi không có cơ hội được  vinh hạnh phủ lá cờ vàng lên quan tài. Tôi chỉ khiêm nhường nhận được cuốn sổ, vốn không mấy người thích có sau đây. Bạn nh́n cho kỹ nhé, để biết, để nhớ lại một thời.

          Cuốn sổ “đoạn trường” này, sau 1975, em Lê Hoàng cất giữ, ư chừng mong có ngày dùng lại chăng ? Năm 2006, em Lê Hân về thăm nhà, Hoàng đă giao cho Hân mang qua, chắc hai em nghĩ rằng tôi sẽ dùng nó cho tài liệu kỷ niệm. Cảm ơn hai  em c̣n cho anh có giây phút ngậm ngùi.

          Cũng nhờ lư do có cuốn sổ này, Lê Vĩnh Thọ đủ điều kiện viết thêm một bài thơ dài nữa, tặng tôi. “Bài Thơ Cho Một Người Sống Lại”, có thể chỉ là một điểm tựa để từ đó nhà thơ

 

phản đối chiến tranh Lê Vĩnh Thọ đưa ra những nhận xét mới của anh về một cuộc chiến mà anh không chấp nhận, dù phục tùng và phục vụ. Nói như vậy không có nghĩa tôi phủ nhận cái chí t́nh của một nhà thơ, một người bạn dành riêng cho ḿnh. Mà tôi muốn nói đến cái nội dung đích thực của bài thơ, có giá trị trong giai đoạn này. Bài thơ không thiếu những câu chân t́nh:

          "... bài thơ tao khóc hụt mày / không phải là điều quấy gở /

tao tin mày sẽ chết và bây giờ mày đă hồi sinh / nên khi nghe tin mày mất một chân / tao cho là điều may mắn / và tao đă mừng / thản nhiên như không có ǵ xảy ra / lên thăm mày ở quân y viện /

không phải để chia buồn / không phải để xót xa / mất một chân có phải là điều bi đát / và cuộc đời đă đáng bi quan ?

            .......

           “hăy sống thản nhiên / dù với đôi nạng gỗ / hay với bàn chân giả / cuộc đời này dù không phải chỗ dung thân /hăy ra đi như đă đến / b́nh tĩnh tự nhiên / như mặt trời mọc mặt trời lặn / đừng cho tao triết lư / cứ  sống để ṭ ṃ nh́n thấy quê hương /

........

          “ ... vào đời đủ hai chân / bây giờ mất một / mày vẫn đứng vững / mày hăy đứng vững / từ giă đời vẫn thong thả ngang nhiên / việc ǵ phải tuyệt vọng / đủ hai chân đă chắc ǵ không lạc lơng cô đơn.....hỡi Luân Hoán, bạn của ta / tao tin mày can đảm..”                                                      (Lê Vĩnh Thọ - 15.3.1969)

          Dù chưa từ giă hẳn đời sống quân ngũ, tôi cũng đă trở lại Đà Nẵng với người cha già, vẫn c̣n lận đận v́ tôi và người vợ “nhỏ tuổi hơn cuộc chiến” đang chuẩn bị sinh con đầu ḷng. Đứa con không may sẽ ra đời không được thấy cha nó là một người lành lặn b́nh thường. Để vơi nỗi buồn, tôi lao vào chuyện thơ văn cùng bè bạn cho qua ngày, dù sự nhức nhối vẫn thường trực trên da thịt. Đà Nẵng lúc bấy giờ có sự hiện diện của Phạm Thế Mỹ, Lê Vĩnh Thọ, Vĩnh Điện, Tống Nhạn, Thái Tú Hạp là những bạn thường giao du với tôi nhất. Một người bạn thơ gặp và thân trong quân trường cũng đến với tôi là anh Cao Thoại Châu.

o :  LH và LVT

Chúng tôi có một vài sinh hoạt đáng nhớ, như đêm ra mắt tập Lục Bát Ca tại thính đường trường Trung học Phan Châu Trinh, như những ngày tháng lo ấn hành những tuyển tập thơ. Cùng sự hâm nóng nhà xuất bản Thơ của ba anh chàng họ Lê: Lê Ngọc Châu, Lê Vĩnh Thọ, Lê Thành Tôn. Công việc thật ra chỉ là một tṛ chơi, nhưng nhờ đó, chúng tôi có với nhau những đêm thức trắng trên sân gạch đầy trăng của nhà Lê Vĩnh Thọ ở rể. Chúng tôi có với nhau một góc đường Lê Đ́nh Dương nghe chuyện t́nh Cao Thoại Châu tương tư cô giáo Na của trường trung học Sao Mai. Chúng tôi có với nhau những sự giao tiếp với các bạn văn khác, có tuổi đời lẫn tuổi sáng tác lớn hơn,  như nhà văn Nguyễn Văn Xuân, nhà văn Duy Lam, nhà văn Phan Du, nhà thơ Ngô Kha... Chuyện bất đồng ư kiến một đôi khi cũng xảy ra giữa Lê Vĩnh Thọ và Cao Thoại Châu. Cả hai bạn đều tốt nghiệp Đại học Sài G̣n. Châu trầm tĩnh và điềm đạm. Anh có nụ cười lưng chừng nửa miệng trông rất hay. Thọ sôi nổi, bộc trực với nụ cười như tự tin, châm chọc. Dù có bất ḥa trong tranh luận, hai bạn tôi cũng sớm làm ḥa với nhau. Tôi rất tiếc, Cao Thoại Châu đă không may như Lê Vĩnh Thọ được làm rể người Quảng Nam. Có lẽ v́ Châu đă chọn đối tượng cùng nghề, thay v́ như Thọ chọn một nữ sinh trong chuyến đi chấm thi của ḿnh. Chấm thi, chấm luôn một người đẹp có tiếng ở con đường Hoàng Diệu, quả là cao tay. Người đẹp này cũng nằm trong danh sách, một thời tôi từng Nghiêng Chào Đà Nẵng Tiểu Thư:

          ... “Chào em Nguyễn Thị Ngọc Lan / xin đừng quíu gót chân vàng thanh xuân / triệu ḍng tóc chảy trên lưng / đẩy xô, vẫy gọi ngập ngừng theo nhau / cơng câu thơ, tôi theo hầu / c̣n lo em sẽ quay đầu ngó lui / gió đường Hoàng Diệu nhắc tôi / theo sát chút nữa không thôi lạc đàng / thưa em, Nguyễn Thị Ngọc Lan / thơ Lê Vĩnh Thọ bén sang bao giờ ?”

          Bài thơ được in ra với một cái lỗi khá nặng. Ngay câu đầu, họ của chị Lan, em gái anh Thông, anh Minh, tôi đă đổi thành họ Hồ thay v́ họ Nguyễn. Có lẽ tôi nghĩ đến anh bạn thiếu tá thẩm phán Hồ Minh thay v́ anh Nguyễn Văn Minh khi đánh máy. Nhưng ở câu áp cuối, tôi lại ghi đúng. Như vậy chỉ trong một bài thơ 8 câu, một người, tôi đă cho mang đến hai cái họ, thật lăng xẹt. Khi đọc được bài thơ, Thọ đă viết ngay mấy câu “Trách Luân Hoán” nhẹ nhàng. Nhưng cũng lợi dụng xỏ xiên một nhân vật.

          “Cảm ơn người ở cơi thơ / ‘nghiêng chào Đà Nẵng tiểu thư’ cơi người / cảm ơn tôi được dựa hơi / vợ tôi cũng được vẽ vời dễ thương / tiểu thư họ Nguyễn đường đường / gán bừa họ giả khó thương là Hồ / dù nguyền rủa hoặc hoan hô / ngh́n thu tai tiếng gian Hồ ai mang / bắt quàng trúng kẻ không sang / và không sáng cũng nghênh ngang về trời / thà trôi sông lạc chợ đời / ngh́n thu ngơ ngác cơi người khả nghi ...” Trong chỉ mấy câu như vậy, Thọ đă dùng đến ba tựa sách đă xuất bản của tôi: Về Trời, Trôi Sông, Ngơ Ngác Cơi Người, thật cảm ơn bạn.

 

          Mặc dù chiến trận nam bắc Việt Nam mỗi ngày một sôi động, nhưng những giáo sư bị động viên hầu hết được biệt phái về dạy học. Lê Vĩnh Thọ cũng được hưởng cái qui chế này. Anh trở lại với bực giảng và góp tay vào một mặt trận mới, chống tham nhũng. Việc làm của Thọ tôi không rơ như thế nào, nhưng nghe ra anh không được cảm t́nh của cấp cao ngành giáo dục. Cùng với công việc này, Lê Vĩnh Thọ sinh hoạt chữ nghĩa nhiều hơn. Anh viết cả phê b́nh văn học.Cuốn truyện dài Đường Một Chiều của nhà văn Nguyễn Mộng Giác, trúng giải thưởng của Trung Tâm Văn Bút Việt Nam năm 1974, bị anh xuống tay khá nặng. Việc phê b́nh văn học, tùy theo nhận định của mỗi người. Lê Vĩnh Thọ có thể có những suy luận quá khe khắt, do đó, ở đây, tôi không trích lại nội dung bài viết của anh. Một bài viết, anh đặt nghi vấn với cả cái “đàng sau những cánh gà” của hội đồng chấm thi gồm năm vị: Nguyễn Thị Vinh, Tam Lang, Nhật Tiến, Sơn Nam và Phạm Việt Tuyền. Có thể Lê Vĩnh Thọ sẽ c̣n gây sôi nổi trong văn giới miền nam nhiều hơn, nếu chính trị miền nam không bị người đồng minh chính bỏ rơi, và vị nguyên thủ quốc gia cao tay hơn một chút.

          Chuyện của Lê Vĩnh Thọ, sau 1975, được nhà văn Vơ Kỳ Điền, một đồng nghiệp, cùng dạy trường Trịnh Hoài Đức ở B́nh Dương với anh kể tiếp:

          “... Sau 1975 khi Việt Cộng vô, họ thường tổ chức các buổi học tập chánh trị cho giáo viên, người chánh trị viên tên Tám Nguyễn, Trưởng Pḥng Giáo Dục huyện Lái Thiêu, đă bị Lê Vĩnh Thọ kê tủ đứng vô ngay họng  ‘- ông nói tội ác ngụy quân, ngụy quyền, trúc Nam sơn không ghi hết được, nước biển đông không thể nào gột rửa cho sạch được, vậy nhà nước lập ra các trại cải tạo để làm chi, sao không bắn bỏ hết cho rồi ?’ Người giảng viên lúng túng, trả lời quanh co, anh em giáo sư chúng tôi ngồi sợ xanh mặt, không biết là Thọ có nhớ ḿnh hiện là Trung Uư biệt phái về Bộ Giáo Dục, con cá đang nằm trên thớt chờ con dao bén thù hận của Việt Cộng bổ xuống hay không ?...”

          Sau đó Thọ đi học tập mút mùa. Cũng như toàn thể vợ con công chức quân nhân miền Nam, vợ Thọ và các con lâm cảnh nheo nhóc. Chị Thọ đành nghỉ dạy và ngồi bán kẹo bánh cho các học sinh trước cổng trường để làm kế sinh nhai. Tôi chưa có dịp gặp qua chị Thọ nhưng nghe các em học sinh nói rằng - cô người Huế đẹp và dễ thương lắm.

          Khi đi học tập về, Lê Vĩnh Thọ ghé thăm tôi vào khoảng 1978, quần áo lùi xùi, vóc dáng xơ xác, giọng nói vẫn đầy, ấm và sang sảng như xưa tuy cố ư gh́m lại cho nhỏ hơn. Lúc nầy bạn làm nghề bán than lậu. Mỗi ngày g̣ lưng đạp xe chở từng bao than nặng cả trăm kư, đi hàng mấy chục số cây số, len lỏi qua bao nhiêu trạm kiểm soát kinh tế... Ngày nắng ngày mưa, ngày lời ngày lỗ, mong kiếm số tiền c̣m cơi với thân xác cũng c̣m cơi, nuôi vợ nuôi con. Dù vậy nét đẹp trai, hào hùng, cứng cỏi, bất khuất của Thọ vẫn c̣n nguyên. Sau năm ba câu chuyện, Thọ từ giă ra về và bất ngờ hỏi nhắn tôi một câu:

          - Chừng nào bạn thấy rồng hút nước nữa th́ cho tôi hay liền nghen. Bây giờ th́ tôi mong nó đến cho lẹ...

          Tôi bật cười nói với bạn: thi sĩ Lê Vĩnh Thọ mà cũng nghe được chuyện tầm ruồng của giáo sư Vơ Tấn Phước sao !”

          Chuyện rồng hút nước ở đây đă được Vơ Kỳ Điền kể ở đoạn trên trong bài viết về Lê Vĩnh Thọ, đăng trong trang điện toán Vuông Chiếu của Luân Hoán, mục Đất T́nh, kể lại hiện tượng gió xoáy ở gần trường Trịnh Hoài Đức năm 1975, Vơ Kỳ Điền, biết bói toán tính ra là quẻ Phong Thủy Hoán, báo điềm đất nước sắp sang trang.

          Năm 1984, trước khi ra đi, tôi được nhà thơ Trần Dzạ Lữ đèo xuống B́nh Dương thăm Lê Vĩnh Thọ bằng xe đạp. Có hơn mười năm chúng tôi mới gặp lại nhau. Thọ nh́n tôi trong màu da ăn nắng đen thui bảo: “Trông mày như thằng Cambodgien”. Quả thật lúc bấy giờ tôi hốc hác, thiếu ngủ lại đi dang nắng cả ngày. Vốn đă gầy tôi càng gầy hơn, không c̣n nét nào ra vẻ hào hoa, phong nhă. Thọ th́ gần như xưa, chỉ khác ở bộ áo quần thiếu nghiêm chỉnh hơn dạo nào. Trại tập trung của chế độ mới không tẩy năo anh được. Anh vẫn c̣n giữ khá nhiều sách quí trong nhà. Anh rất thích nhà thơ  Pablo Neruda, (tên thật Ricardo Eliecer Neftali Reyesy Bascalto, sinh năm 1904 tại Parall) người Chili, từng được giải Nobel, mà anh cho là “một thi sĩ gần với máu hơn là mực”. Chúng tôi vẫn nói với nhau về chuyện thơ văn. Thọ kể lại ngày cùng Chu Ngạn Thư đi nhận tập bản thảo Hơi Thở Việt Nam của tôi gởi vào. Anh có viết một bài ngũ ngôn để kỷ niệm về chuyện này (mời đọc ở Luân Hoán-Một Đời Thơ). Một bữa ăn tối với gia đ́nh Thọ được dọn ra trong lúc xế trưa. Chúng tôi ngậm ngùi chia tay nhau.

 

          Những năm đầu tại hải ngoại tôi làm thơ mỗi ngày, nhiều tạp chí ưu ái đăng tải. Nhờ đó tôi gặp lại được nhiều bè bạn cũ, cũng như một số bạn mới qua thư từ.  Bạn bè của tôi, người nào cũng tốt. Khi định viết Dựa Hơi Bè Bạn, tôi dự trù ghi lại những kỷ niệm có được với bất cứ người bạn nào, không nhất thiết phải là bạn thơ văn. Nhưng dự định này hoàn toàn bất khả thi. Chính v́ thế, nhân đây, tôi xin phép bạn đọc, được cố t́nh trưng ra vài mẫu thư vốn rất ấm áp thân t́nh với riêng tôi. Sự khoe khoang này hơi lố bịch, nhưng tôi vẫn thực hiện, và tin đây là lời cảm ơn thiết thực của tôi gởi đến một số bằng hữu. Xin lỗi Lê Vĩnh Thọ một phút nhé. Thư th́ nhiều lắm, của những Đỗ Phan Xuân, bạn cùng thời Phan Châu Trinh, nhưng chưa được quen, gởi từ Toronto, ngày 07-6-1985; Văn Tường, sĩ quan cùng đơn vị tác chiến cũ, gởi từ Indonesia ngày 04-10-1986; Kim Anh, một nữ độc giả xa xưa gởi từ Galang ngày 09-9-1991; Nguyễn Văn Phúc, láng giềng thời ấu thơ, gởi từ Santa Clara, San José, 1986; Phương Hà, người bạn chưa quen, gởi từ Bruxelles, ngày 06-6-1993; Lê Bá Năng, bạn chưa quen từ Florida Tampa, tháng 4-1986; Bội Điệp từ Tampa Fl, 17-11-1985; họa sĩ Vũ Thái Ḥa, từ Pháp, 01-12-1986; Phan Việt Thủy, Australia, 04-8-1987; Nguyễn Dũng Tiến, Cali, 30-10-1992…Chẳng thể nào ngớ ngẩn liệt kê hết chồng thư tôi đă đóng thành tập. Vài ba tháng, lưng nửa năm tôi lại lôi ra, đọc lại. Có lẽ không có ǵ thú hơn đọc những lá thư đă cũ. Bao nhiêu h́nh ảnh, bao nhiêu tâm sự của cả một thời chợt hiện ra sống động trong ḷng. Thỉnh thoảng tôi c̣n h́nh dung được cái phút trước đây tôi đứng mở hộp thư. Cái giây tôi xúc động lặng im v́ một cái tên trên những phong b́. Với những câu viết chân t́nh, bộc trực, thư là một áng văn chương tôi mê nhất: “Bạn đừng rủa tôi v́ từ khi bạn định cư ở Gia Nă Đại mà tôi chưa viết thư thăm. Đó chẳng qua là tôi lười…”(Hồ Trường An, Troyes, Pháp, 28-10-1987); “Mẹ kiếp, mày bảo về rồi tiếp tục lặn…Tao hiểu mày, muốn về nhưng chưa đủ điều kiện…”(Châu Văn Tùng, 11-02-1992)… Đại loại cứ thế mở ra cho tôi những khoảng đời chưa mất, nhưng đă ở sau lưng, không vói tay tới, nhưng vói ḷng chạm ngay:

 

 

 

 

 

         

 

                                                                                  Scotte Jeanne

 

                                                                                       Đặng Tiến

 

Thơ tôi làm trong giai đọan đầu tại hải ngoại, được in trong tập Ngơ Ngác Cơi Người với b́a của họa sĩ Vivi, do nhà in Nhân Văn của anh Lư Khánh Hồng in cho. Trong tập này có bài Thư Về Quê Nhà, gởi chung chung đến nhiều người, nhưng tôi đề tặng Lê Vĩnh Thọ. Một số đoạn tiêu biểu:

          “Người dặn ta biết bao nhiêu chuyện / đừng ngồi không, đừng nặng áo cơm / c̣n hơi thở xin hăy c̣n tiếng nói / phú quí đừng quên, đừng ngại cô đơn...

          ...đời lưu lạc mỗi ngày là một tuổi / dài vô cùng nhưng không đủ xót xa / ta hổ thẹn muốn giấu người tất cả / giấu được người nhưng đâu giấu được ta ...

          ...ta biết người chờ từng giây từng phút / bó gối quê nhà nhẫn nhục hoài mong / ta thẹn làm người tự do viễn xứ / ngó lại đời ḿnh trùng điệp số không...

          Đă hẹn với người sao ta chợt khóc / sống phải làm người xứng đáng đương nhiên / tội nghiệp thân ta trót già trước tuổi / ngơ ngác cơi người hiu hắt đuốc thiêng…”

          Thơ dù hay dù dở, ít nhiều cũng đă giúp cho chính người viết vơi đi rất nhiều nhớ thương. Thơ không thể gởi về Việt Nam, nhưng thư th́ có thể, nếu biết “đắn đo từng chữ, lựa lọc từng lời cho đỡ…nặng cân”. Tôi đă gởi thư thăm Thọ vài ba lần. Măi đến ngày 11-6-1992, tôi nhận được hồi âm của Thọ. Anh viết đầy hai mặt giấy, vẫn với giọng bông đùa và chân t́nh:

          “ Luân Hoán,

          Lá thư mà bạn gởi cho ḿnh (nhờ P.N.Em chuyển) có kèm 1 tấm h́nh b́a các tác phẩm của bạn là lá thư đâu tiên kể từ khi bạn ra đi- nghĩa là mười năm rồi- không hề nhận được lá thư nào khác. Rất vui và cảm động…

      “...Bàn chân giả của bạn không thể đi khắp quê hương th́ phải đi khắp thế giới chứ. C̣n ḿnh th́ cũng không thể,hay đúng hơn không muốn đi khắp quê hương. Không c̣n nơi nào đáng đi.Bạn than bệnh và nhức nhiều thứ như nhức đầu, nhức chân, nhức lưng…Ḿnh cũng nhức nhối đủ thứ và không có thuốc chửa. Nhưng ḿnh vẫn thế, dù làm lại cuộc đời hay đầu thai th́ quyết vẫn thế… Mừng bạn vẫn làm thơ và xuất bản. Thơ vẫn là người t́nh muôn thuở của ḿnh. Vẫn yêu nàng tha thiết như xưa, và nàng thơ của ḿnh vẫn mắn đẻ. Bốn câu thơ lục bát mà bạn viết cho ḿnh chưa phải là rượu mạnh, dù bạn biết ḿnh thích uống rượu và tửu lượng khá cao. Không sợ phiền mà chỉ sợ thất lạc nếu bạn gởi sách về cho ḿnh. Thêm một cái phiền th́ khác ǵ đem củi về rừng…” Và đoạn cuối:

          Như trong thư Thọ viết, anh vẫn làm thơ. Một sinh hoạt có thể là phi lao động nhưng đă giúp anh giải quyết được nhiều vấn đề, ngoài chuyện “cơm áo gạo tiền”. Về sau, nhờ tiến triền của kỷ thuật điện toán, một người bạn của Thọ, anh Minh Đức đă đưa một số thơ của anh lên mạng, phổ biến hạn chế. Thơ mới của Thọ thường rất ngắn, trái ngược hẳn với thời kỳ trước 1975. Nếu các bạn chịu khó lang thang trên mạng, c̣ lẽ bạn sẽ đọc được một số bài tiêu biểu trong 3 thi phẩm chưa in của Thọ: Thơ T́nh Viết Chơi, Cơi Nhân Giam (m thay v́ n), Ngụy Tử Loạn Ngữ. Tôi chép (không chọn lọc) giới thiệu trước với các bạn một số bài:

          Bài 1: Độc Thân

          “thú thật với em ta chưa có vợ / chưa có người t́nh chưa có ư trung nhân / chỉ có một bà đang cùng ta chung chạ / sống với ta có lẽ chung thân”

          Bài 2: Cơi Lạ Đời

          “từ  du  kích tới du  côn / từ  hang cáo tới  lăng  chồn  tinh thâm/ xưa nay  quân tử hợp quần / tiểu nhân  lập đảng gian nhân kết bè /giai nhân th́ cứ bị đè / tiện  nhân  ganh  ghét  hầm hè tiền nhân /gia nhân tán tụng giả nhân / nhân gian  nhung  nhúc thánh thần quỉ ma”

          Bài 3: Cộng sản

          “Chưa đến nổi vô sản / của quí ḿnh vẫn c̣n / th́ nhân danh cộng sản / dùng chung cái...và con...”

          Bài 4:Ngu Phụ

          “ Rồi đây cả đất trời / vô cùng biết ơn em / v́ em dám chứa chấp / yêu một kẻ không hèn”

          Bài 5: Nổi Cộm

          “ Dù biết em bận rộn / nhưng t́nh h́nh rất căng / có vấn đề nổi cộm / em giải quyết được chăng ?”

          Bài 6: Thực Hư

           Tôi không tin rằng có / cái gọi là mùa xuân / nhưng chắc chắn là có / vô số rác và phân /

          Tôi không tin rằng có / cái gọi là t́nh nhân / nhưng chắc chắn em có/ cái ǵ đó trong quần

          Không tin vào lời hứa / cái gọi là thiên đường / cả khi em nằm ngửa / cũng không là quê hương”

           Bài 7 : Nội Chiến

          “ Thôi ḿnh đừng chạm trán / tôi cởi áo qui hang / hăy tiếp thu súng đạn / nhốt tôi vào trong hang

          tưởng tay trên khinh địch /nào ngờ em ngửa nghiêng / khi không c̣n nhúc nhích / em hất tôi lăn chiêng”

          vào mật khu là dại / vẫn liều lĩnh dấn thân /tôi sa cơ thảm bại / rút quân và mặc quần”

          Bài 8 : Playboy.

          “ Tôi cùng trời đất sống / không thờ ai như thần / để vách tường đỡ trống /treo h́nh gái khỏa thân”.

          Bài 9: Trượng Phu

          “ Thà trần truồng chết đứng / không quỵ lụy cường quyền/ v́ em mà nằm xuống / vẫn quen thói nằm trên”.

          Bài 10: Tỏ T́nh

          “ Sợ t́nh yêu có thể / sẽ biến thành cùm gông / /tôi đứng ngoài biên chế yêu em không hợp đồng”.

          Bài 11: Hai Cây Đàn

          “ Hăy vứt đi cây súng / ôm cây đàn guitar / và khi ḷng rung động / hăy ôm cây đàn bà”.

          Bài 12: Máng Cỏ

          “Em đừng là cái rọ / cũng đừng là lồng chim / nếu em là máng cỏ / tôi về nằm trong em

          hăy chuẩn bị máng cỏ / tôi đến như tin lành / và chắc chắn sẽ có / một cái ǵ giáng sinh”.

          Bài 13: Hoa

          “ Trên môi và trong háng / đừng giấu gai hoa hường /em hăy nằm chàng hảng / để nở hoa hướng dương”.

          Bài 14: Kinh Nguyệt Tụng

          “ V́ sao, em yêu dấu / phải dùng băng vệ sinh / tà đạo hay âm đạo /đạo nào cũng có kinh

          kinh điển tôi không có / mà em th́ có kinh/ máu vẫn âm thầm đổ / khi đời chưa măn kinh”

         

          Năm 2002, tôi tưởng đă có cơ hội gặp lại Thọ. Nhưng không. Thời gian và tính lười biếng của cả hai làm mất đi dịp hội hội này. Thọ cho rằng gặp mặt hay không, không quan trọng, chủ yếu là làm ǵ, ở đâu cũng nên nghĩ và nhớ về nhau, nhắc nhở đến nhau là đủ.

          Sau chuyến về Việt Nam ba tuần, tôi trở lại Montréal, tiếp tục những công việc đang làm. Năm 2005, em tôi, Lê Hân, hoàn tất cuốn Luân Hoán- Một Đời Thơ . Tôi cũng tạm xong bản phát hành thăm ḍ cuốn Tác Giả Việt Nam, tôi có nhờ người mang cả hai về tặng Thọ. Anh nhận được nhưng không có một chữ hồi âm. Thọ vốn lười viết thư, nhưng cái lười của anh lần này có chút làm tôi không thoải mái. Nhiều lần, nhấc điện thoại tôi định gọi thăm Thọ, lại thôi. Lúc này anh khá bận rộn. Ngoài việc dạy Anh văn cho nhiều cơ sở, anh c̣n làm biên tập viên cho nhiều tạp chí ở Sài G̣n dưới nhiều bút hiệu khác nhau.  Rất mừng cho Thọ có đời sống tương đối dễ thở hơn thời “chưa đổi mới”. Báo chí trong nước, nhất là báo điện tử, thường xuyên đi tin sinh hoạt văn học của bất quốc gia nào. Nhưng tuyệt nhiên không  bao giờ nhắc đến những hoạt động của văn giới Việt Nam hải ngoại. “Khúc ruột Ngoài Ngàn Dặm” chỉ có thể đáng quan tâm, (cho có màu sắc nghị quyết 36)  với những ai từng và đang biết “hồng” ngay tại hải ngoại. Điều này xem vậy mà rất hay, bởi nó phản ánh đúng bản chất  của một chế độ ưa đề cao “Không ǵ quí hơn độc lập tự do” bằng khẩu hiệu, nhưng tối kỵ khi áp dụng, thực hiện. Trong cuộc điện đàm ngắn với Thọ tại Sài G̣n, năm 2002, Thọ bảo tôi: “Bây giờ ở đây t́m không ra một thằng cộng sản chuyên chính để chống” Độ chính xác ra sao không cần biết. Chuyện chính trị,  thật sự tôi không mấy hào hứng.  

          "Và nếu mày chỉ biết làm thơ, cũng không phải là vô ích cho quê hương..." Tôi vẫn nhớ lời nhắc chừng của Thọ. Mến nhau, nhớ nhau, nhưng c̣n được gặp lại nhau không, chẳng biết đâu mà tiên đoán trước. Và dù không c̣n bao giờ gặp lại, Thọ cũng không vắng mặt trong tôi. Ngày cuối cùng của tôi sẽ diễn ra như thế nào, Hy vọng cũng có chút ǵ như Thọ đă từng cho biết qua bài ai điếu viết sớm.

          “…Tao đă khóc mày khá dài

           mày có khôn thiêng về đọc bài thơ này

            ô hô “          

                                               (Luân Hoán Ơi, Về Đâu- Lê Vĩnh Thọ)

          Thọ ơi, tao sống rất lành. Chết sẽ rất thiêng, yên tâm đi, tao vẫn đọc thơ mày. Những bài thơ phảng phất bất mản muôn đời. Mấy câu lục bát trước đây không là “rượu mạnh”, bởi h́nh như tao đă nhá nhem ánh lửa. Mày đọc chơi mấy câu yếu x́u này nhé:

          “Ở cùng Trịnh Hoài Đức

          một đời không cúi đầu

          ngưỡng mộ Cao Bá Quát

          tỉa bắt từng con sâu

          gói ḷng thơm hương sách

          ngọn Thơ T́nh Viết Chơi

          vịn mùi hương âm động

          thong dong cười nh́n đời” (LH)