Phan Ni Tấn ND, Câu Thơ Về Khiếm Với Lân

 

 

          Nếu mỗi ngày được quen biết thêm một người, và trong số mười người quen biết có một người trở thành bạn thân th́ thật thú vị. Tôi chưa được như vậy. Nhưng gia tài bằng hữu của tôi càng ngày càng phong phú. Một trong những khuôn mặt tôi được thân thiết sau 1975, tại hải ngoại là một người làm thơ, viết nhạc, thành danh cả hai bộ môn nghệ thuật: anh Phan Ni Tấn. Anh dùng bút danh chính Phan Ni Tấn ND, và kư thêm Nhị Đuông trong nhiều bút kư.

          Phan Ni Tấn đặt tiếng thở vào đời sống từ ngày 06 tháng 3 năm 1948 tại Cần Giuộc. Tuổi ấu thơ phơi phới giữa thành phố núi Ban Mê Thuột. Âm thanh của rừng của suối cùng tiếng đàn vĩ cầm sắc ngọt của nghệ sĩ Ba Lô đă trở thành gia vị trong mọi món ăn, nuôi dưỡng Phan Ni Tấn trưởng thành. Người nghệ sĩ chuyên sử dụng violon tŕnh tấu những bản cổ nhạc cho đoàn Út Bạch Lan, Thành Được thời ấy, chính là thân phụ của cậu bé họ Phan. Giàu chất bổ dưỡng quí hiếm như vậy, nhưng năm 1960, Phan Ni Tấn đă vội vă xuống núi, khi mới bắt đầu bước vào bậc trung học trường Ban Mê Thuộc được một tháng bốn ngày. Thủ đô Sài G̣n đă cưu mang anh qua hết bậc trung học, vào đại học Văn khoa, vào Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ và cuối cùng trở thành một sĩ quan của quân lực Việt Nam Cộng Ḥa, từ ḷ Thủ Đức. Chặng đời binh nghiệp của anh kéo dài được năm năm, để có thêm một năm học hiểu sâu sắc về một chế độ. Những ưu việt quang vinh của một đảng lănh đạo, đă không cầm được chân người yêu chuộng tự do. Phan Ni Tấn đến Thái Lan năm 1979 rồi đến vùng Downsview thuộc thành phố Toronto, tỉnh bang Ontario của Canada lập nghiệp.

          Những người yêu thích thiên nhiên, thường ưa đi đây đi đó. Phan Ni Tấn từng bày tỏ cái thú của ḿnh:

          ...  “Thuở nhỏ tôi vốn đă thích cái hoang dă của đồng ruộng hay vẻ man dại của núi rừng lúc hoàng hôn. Một tiếng chim kêu chiều, một tà sương khói vv... bao giờ cũng làm tôi mất nhiều th́ giờ theo dơi, lắng nghe. Lớn lên tôi lại nổi máu giang hồ vặt, rày đây mai đó. Mây trời, cỏ cây, chim chóc và những con đường, tất cả là bạn của tôi một thời. Những lần có dịp ra đi, tôi vẫn thường dọn ḿnh để làm kẻ “dạ hành” trong một chuyến xe hàng, hay trên một chuyến tàu đêm. Phải chăng sự sinh ra và lớn lên giữa núi rừng cao nguyên đă ảnh hưởng phần nào (hay sâu đậm) nội tâm tôi cho măi tới bây giờ...”  

                         (chuyện Bằng Hữu, tạp chí Sóng, số 61 tháng 6-1987)

          Có thể nhờ tâm hồn và cặp chân biết lang thang nên Phan Ni Tấn sớm là một thành viên của phong trào Du Ca Việt Nam. Đi nhiều thường có cơ hội yêu nhiều. Phan Ni Tấn cũng vậy. Nhưng t́nh cảm của anh không san sẻ đồng đều. Anh dành nhiều cho thiên nhiên, cho cuộc sống ngay trong thời kỳ nên biết tưởng nhớ mùi hương con gái. Chính Tấn đă thú thật trong một tự sự mở vào tuyển tập T́nh Khúc Phan Ni Tấn (xuất bản năm 2004):

          Viết nhạc khi bước vào ngưỡng cửa Đại học Khoa học Sài G̣n năm 1969. Qua năm thứ hai rớt, nhập ngũ trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức khóa 1/1971. Ra trường sống sót trong chiến tranh cho đến ngày mất nước. Thời đó nh́n ra chung quanh ṿng tay vẫn trống vắng “người con gái Việt Nam Da Vàng”. Chỉ mang bầu nhiệt huyết của một anh sinh viên đại học, sau này là lính mà viết ra những loại nhạc đấu tranh trên dưới 100 bài. Đó là lư do tại sao ngày nay tôi không có nhiều thể loại t́nh ca đôi lứa..”

          Phan Ni Tấn không cần phải thanh minh: “Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa hồn ḿnh là sỏi đá”. Bởi sáng tác những ca khúc có nội dung về chiến cuộc, về quê hương, thân phận con người... đă là người có tâm hồn giàu rung cảm, biết khóc, biết cười trước mỗi t́nh huống của cuộc đời. T́nh yêu nam nữ có thể là t́nh tốt đẹp, cần thiết nhất của một đời người, nhưng cái thứ t́nh tuyệt vời này thường không thể phát triển trước những loại cảm t́nh khác. Phan Ni Tấn đă biết chờ để được lănh thưởng vào ngày 10 tháng 5 năm 1986 tại thành phố Toronto. Ngày ấy là ngày mỹ nữ Châu Khả Khiếm, với hai ḍng máu Hoa Việt trở thành người chăm sóc suốt đời cho nhà thơ kiêm nhạc sĩ Phan Ni Tấn ND. H́nh đám cưới, phóng lớn treo tại pḥng khách căn nhà đă mua đứt, trên đường Shoreham Dr Downsview, tôi thấy có các nhà thơ, văn Bắc Phong, Cung Vũ, Nguyễn Ngọc Ngạn...Dĩ nhiên chưa thể có bản mặt tôi v́ lúc bấy giờ tôi mới chỉ là một độc giả của anh.

 

          Phan Ni Tấn sáng tác nhiều, thơ anh đăng trên hầu hết các tạp chí văn học tại hải ngoại. Tôi gặp tên anh ở Văn Học Nghệ Thuật, Văn Học, Văn, Làng Văn, Sóng, Độc Lập, Hợp Lưu,Hồn Việt...ở Pháp, ở Úc, ở Canada, ở Mỹ...nơi nào cũng có tên Phan Ni Tấn, không thơ, th́ nhạc. Cái tên Phan Ni Tấn ND cứ vậy lừng lựng đi vào trí nhớ tôi, tâm hồn tôi, cho đến một hôm, anh bạn tài hoa ấy, bấm chuông cái ổ chuột tôi thuê trên đường Bourret thành phố Montréal. Ngày hôm ấy là ngày 18 tháng 4 năm 1987, tôi được gặp một nghệ sĩ ốm yếu, thấp nhỏ hơn cả tôi. Hầu hết những người khách, người bạn, có ḷng ghé thăm tôi đều được hưởng chung một chế độ đón tiếp dưới cả sự đơn giản. Nếu không có chị Lư của tôi ở nhà, th́ không chừng thiếu cả nước uống. Thuốc lá, bia rượu hẳn nhiên không có. Nhưng tôi là người tuyệt vời hiếu khách, biết lắng nghe, ghi nhận hơn là biết nói. Tấm ḷng tôi mở ra trong im lặng từ tốn và rất mực trang trọng. Tôi từng có ư định lập một cuốn “sổ vàng” xin chữ kư những người ghé thăm, nhưng thấy kư kỳ làm sao nên không thực hiện được, rất tiếc.

          Lần đầu tiếp đón người bạn mới Phan Ni Tấn, tôi vẫn thiếu trà ấm, bánh ngọt dù có hẹn trước. Nhớ về cuộc hội ngộ này, Phan Ni Tấn viết:

         “...Nhớ lần đầu tiên từ Toronto đi Montréal, tôi đă tới thẳng nhà Luân Hoán sau khi đă hẹn với anh. Tới nay tôi vẫn c̣n h́nh dung được buổi sơ ngộ này.Từ pḥng ngủ chậm răi bước ra là một dáng người gầy nhom, quả đúng như anh tự vẽ: “ốm nhom như con c̣ ma / phất phơ giữa cơi thi ca tối ngảy” . Tuy anh không mang vóc dáng như tôi mường tượng, song dung nhan không đến nỗi: “râu lởm chởm tóc rễ tre lộn xộn”...Một con người khắc khổ khô héo đă mang tên tuổi ḿnh đi vào thế giới thi ca bằng một di sản thơ khá đồ sộ. Vậy mà anh vẫn tỏ ra khiêm tốn, nói năng điềm đạm...” (Chân Dung Thơ Luân Hoán, trang 206). Cảm ơn Phan Ni Tấn đă ngợi khen. Sự giao t́nh giữa hai chúng tôi thật ra đă khởi sự qua thư từ, sau khi Tấn t́m thấy hứng để phổ nhạc bài Quả Mít Vườn Mẹ. Cũng như nhiều người, tôi yêu thích âm nhạc, được quen biết với một số nhạc sĩ, nhưng đi sâu vào vấn đề sáng tác của bộ môn này th́ tôi mù tịt. Phan Ni Tấn tiết lộ công việc phổ nhạc của anh như sau:

          “...Tôi đă từng phổ nhạc từ thơ của nhiều tác giả trong nước trước 1975 cũng như ngoài nước sau này. Nhưng riêng trường hợp Luân Hoán, tôi phải đợi tới 14 năm sau mới có dịp phổ biến nhạc của tôi qua những ḍng thơ chuyển hướng của anh. Và đương nhiên, bản nhạc đầu tiên tôi phổ thơ Luân Hoán là bản Quả Mít Vườn Mẹ, cùng tên với bài thơ. Nguyên bài gồm 20 câu, khi phổ nhạc tôi chia làm hai phần dựa theo hơi thơ, giọng kể và tiết điệu của bài thơ. Dĩ nhiên tôi phải thận trọng việc sáng tác sao cho sự trầm bổng của ca khúc được hài ḥa và chân phương cần thiết. Mặc dù ngày nay phần lớn những ca khúc tân thời đă phá luật chân phương, cổ điển này...”

          Phổ xong bài thơ, Phan Ni Tấn thu vào băng gởi cho tôi kèm theo mấy ḍng:

 

          Bốn ngày sau, ngày 15 tháng 8 năm 1986. Tôi nhận thêm một lá thư của Tấn, nội dung:

          “Kính gởi Anh Luân Hoán,

          Hôm qua nhận được tờ Văn Học, cảm bài Khiêng Nước nên hát thành bài gởi anh.

          Cuộn băng có hai bài của anh do Nguyễn Hữu Nghĩa và tôi hát (tài tử) và hai bài thơ của Cung Vũ (tức Nghĩa) và Bắc Phong, sẵn thu luôn cho anh nghe cho vui.

          Cũng trong tờ Văn Học đọc mới biết anh sắp ra một tập thơ (!) Vậy nếu anh hài ḷng th́ kèm theo một trong hai bản nhạc phổ thơ anh trong tập thơ. Nhạc thơ nuôi dưỡng nhau đọc ra rồi hát lên nghe cũng cảm động lắm vậy.

          Cuối thư, chúc anh vui nhiều. Thăm chị và các cháu.

          T́nh thân, Phan Ni Tấn”.

 

Tấm ảnh đầu tiên, LH chụp với bạn văn tại hải ngoại (Montréal)

 

          Bài thơ Quả Mít Vườn Mẹ thật ra không có chữ “hai” hay chữ “hái” ǵ đứng phía trước. Không hiểu sao tạp chí Nhân Văn nhầm lẫn. Nhưng chả sao. Bài thơ có tính cách thời sự nên không thể có tuổi thọ cao. Trái lại bài Khiêng Nước, tôi viết bằng chất liệu thật với cả tấm ḷng tha thiết nên gây được sự xúc động lâu dài. Phan Ni Tấn phổ nhạc bài này rất thành công. Giọng anh hát cũng rất truyền cảm, tôi rất thích. Bài thơ phổ nhạc từ đó thường được Phan Ni Tấn hát một ḿnh hoặc hát cùng nhà thơ Bắc Phong trong rất nhiều dịp sinh hoạt. Hát nhiều đến nỗi có bạn đùa: “Khiêng nước măi không mỏi hay sao?”. Ca khúc này, theo Phan Ni Tấn cho biết lẽ ra ca sĩ Phi Nhung đă phổ biến trong vidéo Thúy Nga Paris, với hoạt cảnh nghiêm chỉnh, nhưng đến phút chót, có một đề nghị thay đổi nhỏ, Phan Ni Tấn không đồng ư, nên được xếp lại. Các bạn có thể nghe ca khúc này tại trang nhà luanhoan hoặc trong CD tuyển tập ca khúc Phan Ni Tấn, có tên Sinh Nhật Cây Đàn qua giọng ca Ngọc Huy.

          Nói về chuyện âm nhạc, không thể quên nhắc, Phan Ni Tấn là một nhạc sĩ, sinh hoạt tích cực trong giai đoạn đầu của phong trào Hưng Ca Việt Nam tại hải ngoại, Anh giữ vai Phó Chủ tịch Nội vụ, bên cạnh Chủ tịch phong trào, nhà văn Hà Thúc Sinh. Phan Ni Tấn đă cùng các bạn Khúc Lan, Nguyệt Ánh, Hà Thúc Sinh, Nguyễn Hữu Nghĩa...đi và hát rất nhiều nơi trên thế giới . Tài năng và tâm huyét của những ca nhạc sĩ này sẽ được ghi nhận măi trong sinh hoạt văn học nghệ thuật của người Việt, dù xa xứ hay không, sau này.

         

          Phan Ni Tấn đă có ḷng thăm ổ chuột của tôi. Hẳn nhiên tôi vẫn nuôi hy vọng có dịp thăm Phan gia trang của anh, nhất là ngắm mặt quí tử nam nhi của Tấn Khiếm, đă ra đời ngày 01 tháng 01 năm 1989, cùng tháng sinh nhật với tôi, nhưng chỉ sau 48 năm. Dịp đó được thực hiện năm 1991, khi cháu Phan Châu Lân được 2 tuổi. Chuyến đi thăm bạn, cũng là lần đi thăm thành phố Toronto đầu tiên của tôi. Nhưng không phải mất tiền xe tàu, tiền ăn ngủ. Phương tiện di chuyển là chiếc Chevrolet hai cửa của nhà văn Nguyễn Đông Ngạc. Khách hàng của Ngạc gồm chị Nguyên Ngọc, vợ chồng tôi và nhiếp ảnh gia Lê Quang Xuân. Lư do phụ của chuyến đi: tham dự đại hội Văn Bút Hải Ngoại để b́nh bầu ban chấp hành mới. Tổ chức Văn Bút vào những năm này c̣n khá nghiêm chỉnh. Đại hội Văn Bút do đó c̣n thu hút được một số những người có ḷng với chữ nghĩa tham dự.

          Ông tài xế Ngạc không vội vă, tôi cũng không mấy mặn mà với chuyện hội họp, nên chúng tôi tà tà. Thêm vào đó sự cù rũ của ống kính Lê Quang Xuân, chúng tôi dừng lại nhiều nơi trên đường, ghé lại nhiều điểm rực rỡ lá phong mùa thu để chụp h́nh. Đến nơi không trễ lắm, cuộc họp chỉ mới sắp sửa kết thúc. Tôi c̣n kịp gặp nhà văn Nguyễn Văn Sâm, nhà báo Ngô Vưong Toại, nhà báo Nguyễn Tăng Chương, nhà thơ Viên Linh, nhà thơ Vi Khuê... và một vài bạn văn đă quen tên, có liên lạc qua thư từ.

          Đảm nhiệm Văn Bút thay ê kíp Nguyễn Ngọc Ngạn cho nhiệm kư 91-93 là Trang Châu,  Trương Anh Thụy, Viên Linh, Vơ Kỳ Điền, Lâm Công Quận...Một bữa ăn không biết ai đăi, được tổ chức tại nhà hàng Việt Nam của ông Nguyễn Văn Tiết, cựu dân biểu Việt Nam Cộng Ḥa. Chúng tôi có hân hạnh đến dùng bữa. Đây là lần đầu tiên tôi thấy nàng thơ của bạn Cung Vũ, chị Nguyên Hương, và “người đi bên cạnh cuộc đời” của nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn. Cả hai kiều đều c̣n tươi mát, hiền thục lắm.

          Ngày hôm sau, chúng tôi tham quan phố Tàu Toronto. Tôi phải thành thật giật ḿnh và thán phục người bạn Trung Hoa. Ở phần đất nào trên thế giới họ cũng mau chóng đi từ tiểu thương lên đại thương và có thể là gian thương một cách ngoạn mục. Phố Tàu Toronto lớn gấp mười phố Tàu Montréal. Nhiều người cho rằng phố Tàu Montréal bé nhỏ không phải v́ sự yếu kém của quí ngài Các Chú tại đây, mà v́ sự kèm chân phát triển của nhà cầm quyền thành phố. Hư thực ra sao không rơ.

          Dạo phố Tàu Toronto nhớ Chợ Lớn vô cùng. Đây có thể là một gợi hứng cho một bài thơ, nhưng chưa thấy ai khai thác. Thật tiếc cho những nhà thơ có dịp “nh́n tổ quốc từ xa”. Có cần phác thảo vài nét về phố Tàu Toronto không ? Tôi nghĩ, không cần thiết lắm. Chuyện buôn bán, cách chào hàng, vị trí, sắp xếp, bài trí vân vân và vân vân của người Tàu đâu đâu cũng na ná như nhau. Một đồng dạng phát triển rất hay, rất hữu hiệu. Dồi dào hàng hóa, ḷe loẹt, lộn xộn thêm một chút nhem nhuốc, cùng với nhiệt t́nh, nhă nhặn, ch́u khách, tỉnh táo...rơ là một phố Tàu.

          Tối hôm đó chúng tôi được người bạn thơ Phan Ni Tấn lo phần ăn ngủ. Ông bạn thơ của tôi lúc này, mới được chị Châu Khả Khiếm vỗ béo, chưa phát tướng lắm. Có một điều rất đáng ghi nhận: những bạn văn thơ của tôi, người nào có hiền thê người gốc Hoa, đều rất chỉnh tề trên đường kinh tế, như Thái Tú Hạp, Phan Xuân Sinh, Nguyễn Đức Bạt Ngàn...Nhạc sĩ Phan Ni Tấn cũng không ngoại lệ. Và chúng tôi, những người ham chơi có nhiều dịp thù tạc với anh tới chỉ mà khỏi lo ngại những chuyện bên lề. Ḷng hiếu khách của ông bà Phan Kiêm vẫn tràn đầy đến bây giờ. Riêng đêm đó, trong cuộc rượu của Phan gia trang, tôi được gặp hai bằng hữu mới toanh:

          Thụy Khanh, nhà thơ, cựu tiếp viên hàng không Việt Nam, cư ngụ tại Pháp. Môi c̣n thắm, mắt c̣n t́nh. Tôi đứng chụp chung một tấm h́nh, không hiểu sao cứ thấy run. Cơn run kéo dài trong những thư từ qua lại thăm hỏi về sau.

          Nguyễn Tấn Hưng, nhà văn, chuyên trị chữ “Một” đi đầu những tác phẩm. Bạn tự xưng là ông trùm. Nhưng nh́n ra chỉ là một nghệ sĩ. Không rơ cảm cúm ra sao, đêm đó , Hưng vừa biểu diễn những ca khúc của ḿnh, vừa...rớt nước mũi.

          Tổng kết chuyến đi, tôi thu hoạch khả quan thấy rơ, dù không biết nội dung cuộc Đại hội Văn bút có những ǵ. Sau nghe nói có thuyết tŕnh, có ngâm thơ, có cả giáo sư Lê Hữu Mục (đến từ Montréal) làm nhạc trưởng và cùng hát một ca khúc ǵ đó.Tôi thấy tiếc và giận ḿnh. Lẽ ra tôi đă có cơ hội lên sàn nói, ngâm chơi mấy bài thơ, cho bơ những năm ngậm miệng. Hú hồn cho quí quan khách, thính giả !

          Sau năm ghé thăm gia đ́nh Phan Ni Tấn lần đầu tiên, tôi thật sự chưa biết rơ mặt thành phố Toronto. Một thành phố lớn nhất nước Canada và chỉ xếp liền sau lưng thủ đô thế giới, thành phố New York của Hoa Kỳ. Thiếu sót của tôi là động cơ chính

cho những lần tôi ghé Toronto sau này, dù mục đích thăm viếng có đi kèm theo một lư do đặc biệt nào đó. Đến một thành phố không cư ngụ thường trực là một lư thú, riêng tôi, không bao giờ nhàm chán. Tôi đă mang cả gia đ́nh đến quấy rầy Phan gia trang nhiều lần. T́nh cảm giữa chị Khiếm và Lư, vợ tôi, rất tốt đẹp. Ḷng hiếu khách thật sự của một người có lẽ bao giờ cũng được thể hiện đồng đều không phân biệt. Những bạn đến thăm nhà Phan Ni Tấn chắc chắn ai cũng là thượng khách cả. Chúng tôi đương nhiên được hưởng qui chế đón tiếp nồng hậu một cách b́nh thường, tự nhiên của cặp vợ chồng, chăm lo nấu tương, làm bánh, bỏ mối sỉ khắp nơi trong thành phố, bành trướng đến cà Montréal,  Windsor... Tài nấu nướng của chị Khiếm có thể đă cao thêm tay nghề, nhờ sự xuất hiện bất ngờ của bằng hữu, một phần đấy nhé. Riêng đại gia đ́nh chúng tôi ngoài chuyện được ăn những món ngon, lạ miệng, ông bà chủ nhân c̣n chiêu đăi trong các nhà hàng được đa số thực khách tán thưởng. Ăn rồi dạo chơi là điều đương nhiên. Ṭa lâu đài Casa Loma, đường bờ hồ Lake Shore, tháp CN Tower... chúng tôi lần lượt viếng thăm qua sự dẫn dắt và diễn giảng rất tận t́nh của hai bạn Tấn Khiếm. Bách, con trai út tôi, rất khoái khi vào Exhibition (Canadian Nationl Exhibition). Trong vườn mỹ thuật này trưng bày rất nhiều tượng điêu khắc.Chúng tôi cũng được hướng dẫn đến tận thác Niaraga.Tại giải thác nổi tiếng này, những lần sau, với nhạc phụ, với B́nh Chính, Bích Dũng, Vincent, Lyna, William, chúng tôi mang về tận Montréal những chiếc áo mưa màu vàng sau khi xuống cận kề ngọn thác, những chiếc áo mưa màu xanh sau khi theo con tàu lướt trên ḍng nước. Băi cỏ, công viên, tượng đá, cửa hàng, rạp chiếu phim, căn nhà ma, những tṛ chơi...đều bị chúng tôi  khuân về hết bằng phim ảnh. Cuộc đời lưu lạc, h́nh như đă đến lúc hết những giờ phiền muộn, nhường phần ưu tiên cho những thong thả vui vẻ.

          Gia đ́nh chúng tôi đến thăm Tấn được săn sóc nồng nhiệt như vậy. Nhưng sau này nhiều lần anh chị ghé lên tôi, vẫn phải chịu những bực ḿnh. Tôi nhớ hôm Tấn Khiếm lên dự hôn lễ của con gái thứ của tôi. Cẩn thận tôi gọi vợ chồng cô trưởng nữ đến ngủ tạm nhà bố mẹ, để nhường cái ấp cho gia đ́nh Tấn Khiếm có một đêm thoải mái. Không ngờ cái ổ khóa thuộc loại hơi có chút tối tân, các cháu không chỉ dẫn. Tấn cũng không biết mă số mở tự động. Hai vợ chồng cùng cậu con phải ngả lưng tạm trong ḷng xe Sprinter Cargo Van của Tấn. Một lần khác, khi gia đ́nh tôi đă có nhà mới, Tấn cùng Bắc Phong lên dự đám cưới con gái anh Song Thao. Tôi đă dành cho Tấn pḥng ngủ của tôi, khá rộng và tiện nghi. Nhưng Tấn vẫn thức trắng đêm. Hóa ra anh không chịu được mùi thuốc lá từ pḥng con trai út tôi, cách xa trên 3 mét, xuyên qua hai cánh cửa pḥng để phá anh. Thật đáng tiếc. Những lần ghé lên thăm như vậy, Tấn Khiếm thường mang cho tôi quà. Nhiều nhất là các loại bánh ngọt do chính tay chị làm ra. Có một lần anh chị cho một bộ chén trà rất xinh, tôi quí lắm. Nhưng một hôm “pha trà vào b́nh bạn cho/ vụng tay, ṿi sứt, buồn xo mấy ngày/ thương b́nh yểu mệnh, loay hoay/ nắn ṿi, tưởng vết đứt tay bạn hiền (Mời Em Lên Ngựa).

 

          Năm 1988, Phan Ni Tấn cho xuất bản tập Hồi Kư Thơ. Tập thơ dày 128 trang, giấy tốt. B́a là một bản vẽ của họa sĩ Vơ Đ́nh, được tŕnh bày tổng quát bởi Dương Thượng Ngă, một bút hiệu khác của ông chủ tạp chí Làng Văn Nguyễn Hữu Nghĩa. Tập thơ có lời đề bạt của nhà thơ Đỗ Qúy Toàn, gọn nhẹ nhưng bao quát:

          ... “Khi viết về quê hương, Phan Ni Tấn có giọng trầm buồn. Nhưng không tuyệt vọng. Mà vẫn thiết tha. Rất nhiều khi dí dỏm.

          Một nhà thơ đương thời ở Montréal, Michel Garneaum mới nói: La seule chose que je peux rêver de faire pour le Québec, c’est d’être un bon poète”. Điều tôi mơ ước làm được cho quê hương tôi, là làm một thi sĩ, làm thơ cho hay. Phan Ni Tấn cũng đang thực hiện những ước mơ của chàng cho quê hương...”.

          Điểm trang cho nhan sắc tập thơ là bàn tay giàu hoa tay Nguyễn Nhật Tân, cùng bức chân dung được bấm máy bởi danh tài nhiếp ảnh Trần Cao Lĩnh. Nhưng hăy c̣n thiếu sót so với dự định của tác giả. Tấn viết cho tôi mấy ḍng gởi kèm tập thơ:

          ... “Gởi anh tập thơ đọc chơi. Tưởng có bổn nhạc Hà Thúc Sinh phổ kèm theo, cuối cùng lại không. Mất vui. Mất ḷng. Đôi khi người ta không “ái” nhau làm anh láng giềng ở giữa bị kẹt... Tháng 9/88”.

          Tôi vừa buồn cho Tấn, vừa không vui v́ bè bạn. Trong sinh hoạt chữ nghĩa, tôi may mắn được quen biết người này một chút, người kia một chút. Bè bạn thường đến với nhau bằng cái tâm. Một tin bất ḥa như là một mất mát, một lỏng lẻo, băn khoăn đến mấy ngày.

          Trở lại với Hồi Kư Thơ. Đúng như tên gọi của nó. Cuốn sách có nội dung rất là hồi kư. Một hồi kư không chỉ ghi riêng về những chặng đời của tác giả, mà c̣n phản ánh trung trực cho cả một thế hệ thanh xuân của những thập niên 60, 70. Quê hương, cuộc chiến cùng thân phận con người nhược tiểu được thả nổi trong ngôn từ. Phan Ni Tấn viết rất linh hoạt trong từng giai đoạn. Ở vào tuổi thanh niên, bạn nào không từng trải qua những ngày tháng ở quân trường:

          “Hôm nay lễ gắn Alpha/ diện đồ tiểu lễ ḿnh ra xếp hàng/ Vũ Đ́nh Trường nắng chang chang/ mà sao ḿnh vẫn thấy man mát trời” (Lễ gắn Alpha)

          Ra trường mày đi lính ǵ ?/- nhất định là lính rằn ri! c̣n mày ?/ - tao th́ quân cảnh, tối ngày/ t́m ba thằng lính như mày, nhốt chơi” (Tâm Sự Lính).

          Rời ḷ luyện thép, những bềnh bồng này đâu dễ quên:

          “Chờ bắc ở bến Ninh Kiều / Gió về thổi ướt cả chiều dưới sông / ta như bèo nước bềnh bồng/ mấy năm đi biệt mà không về nhà / những thằng sống sót trận qua/ chiều nay đợi chuyến bắc ra chiến trường”. (Bắc Cần Thơ)

          “Xe lên tới đỉnh Mụ Già/ trên cao trời đất bao la vô cùng/ ngợp hồn ta giữa muôn trùng / lũng sương mây đọng trắng vùng sơn lâm/ dưới sâu cây đứng ngh́n năm/ ch́m trên đèo thẳm âm âm bóng chiều/ theo xe ta xuống thôn nghèo/ hồn c̣n vắt vẻo giữa đèo hoang vu” (Qua Đèo Mụ Già)

          Giọt máu trên cọng cỏ mềm/ của ai không biết nằm im như tờ/ đằng xa sau lớp bụi mờ/  mới nh́n tôi tưởng con cờ thí thân” (Quáng Gà).

          Phần thưởng cho những nổ lực phụng sự tổ quốc, dù lạc quan vẫn phải chấp nhận những h́nh ảnh bi quan:

          “khắc trên mộ chí tiêu điều/ tên anh tôi đó đă nhiều xót xa/ trời làm gió nổi mưa sa/ ngh́n sau lau lách xuyên qua mộ người” (Lập Bia)

          “Anh tôi chết trận Lệ Trung/ mùa hè đỏ lửa nổ tung chiến trường/ tôi chơi thần tử buông tuồng/ nghe tin anh chết có buồn ǵ đâu” (Tên Ngôi Làng Nhỏ)

          “Anh đi lành lặn thịt xương/ ra chốn sa trường năm ấy mùa khô/ đánh giặc cho tới mùa mưa/ anh về trong bộ xương khô khốc buồn” (Nỗi Buồn)

          Và rồi một kết quả bất ngờ, cũng chẳng dễ ǵ phai nḥa trong kư ức:

          Trên đồng cạn/ dưới đồng sâu/ bọn tù h́ hục thay trâu kéo cày/ mưa nhè nhẹ/ mưa bay bay/ thân tù, thân tội kéo cày thay trâu” (Bọn Trâu Người)

          “Lặc lè lên dốc xuống đồi/ đoàn tù gánh củi dưới trời mưa bay/ về ngang qua nghĩa trang này/ mồ con Hai chết mấy ngày c̣n tươi/ tác yêu tác quái một thời/ đổi đời/ cải tạo làm người hoàn lương/ v́ không quen gánh đoạn trường/ vượt ngục / bị bắn giữa đường oan khiên/ thôi em/ sống chỉ thêm phiền/ chết là lối thoát về miền tự do/ ngủ đi, ngủ nhé, vào mơ..”.(Nữ Tù LTH)

          Dĩ nhiên trường “cải tạo” cũng phải có ngày đóng cửa. Những ngày tháng tiếp theo, tùy nghi hoàn cảnh để có những hướng tiến thân mới:

          “Vùng kinh tế mới xa ca/ có bầy muỗi độc bay ra bay vào/ lam sơn chướng khí ào ào/ đón người mạnh giỏi đi vào ốm đau” (Vùng Kinh Tế Mới Đồng Tâm)

          “Đến lúc hết thuốc chữa rồi/ th́ đành bấm bụng theo người vượt biên/ đêm ngày lặn lội như điên/ tay chân tôi chạm tới miền tự do” (Vượt Biển).

          Dĩ nhiên tập thơ không chỉ viết với thể lục bát. Bảy chữ, tám chữ, ngũ ngôn đều có đủ, nhưng tôi chỉ lượm ra những dỉ dỏm của lục bát Phan Ni Tấn. Đây là thể loại anh dùng nhiều nhất ở tập thơ này.

          Năm 1996, cơ sở tạp chí Nhân Văn cho phát hành tập thơ thứ hai của Phan Ni Tấn. Với 126 trang giấy màu mỡ gà, Phan Ni Tấn gởi đến bạn đọc những bài thơ được mang một tên chung: “Câu Thơ Về Người”. Lần in thơ này, Phan Ni Tấn giao cho tôi một trách nhiệm có thể nói là hơi quá sức. Nhưng trân trọng t́nh bạn, tôi đă cố gắng hết sức để ba hoa thành một bản chữ “Trải Hoa” cho những bước thơ của Tấn:

          “ Có người không làm thơ không biết phải làm ǵ. Chẳng lẽ chỉ rong chơi để lấp hết khúc đời c̣n lại, dễ chừng c̣n kéo dài đến vài thập niên. Làm thơ như vậy kể như một cứu rỗi.Nhưng cũng có người bộn bề công việc. Lúc ở sở, lúc ở nhà, lúc thù tiếp bạn rượu, lúc ca hát, lúc đưa vợ con dạo phố phường, lúc... lúc... Lu bù như thế mà vẫn làm thơ liên tu bất tận, quả là một tay cự phách trong làng chơi thơ. Không biết thơ, những thơ ở từ đâu ra? Ở trong cái đầu? Ở trong cái bụng? Hay ở trong những cái lỗ chân lông? Có lẽ trên khắp phần thân thể của con người thi sĩ thứ thiệt, chỗ nào cũng có thơ. Có người chỉ cần véo nhẹ vào một chỗ nào đó trên da thịt cũng đủ bung ra hương rượu, ví như anh chàng Phạm Nhuận (em bữa nọ véo đùa chơi một cái, rượu bung da thơm ngát chỗ đang nằm – Luân Hoán) th́ cũng có người, chỉ cần mon men tiếp giáp với vùng hơi thở của ḿnh đă nghe thơm ngát hương thơ. Người đó đâu phải ai xa lạ. Đó chính là cha đẻ tập Hồi Kư Thơ dạo nào. Và cũng là người đang gởi cho chúng ta những Câu Thơ Về Người hôm nay.

          Phan Ni Tấn, nhà thơ hiền hậu ấy vẫn luôn luôn viết cạnh quí danh của anh chữ N.D. bí mật. Nhiều bạn văn cho rằng đó là tên gọi của một người t́nh lỡ của “chàng”. Có thể là Ngọc Dung? Như Diệu? Nhă Duyên? Cũng có bạn tinh nghịch cho rằng hai chữ đó, nhà thơ gói ghém cái biệt tính của ḿnh như “nhảy dù”, “ngủ dai”, hoặc tục hơn chút đỉnh, không chừng. Riêng tôi, măi đến nay, N.D. vẫn chỉ một ḿnh Phan Ni Tấn hiểu. Người đẹp Châu Khả Khiếm và cậu bé Phan Châu Lân chưa chắc đă được tiết lộ. Thôi, chúng ta cũng tạm nên cho đó là một khối kỷ niệm, có vui, có buồn của một nhà thơ giàu trôi nổi, của một nhạc sĩ có những sáng tác sắc sảo, vững vàng.

 

          Tạm gác cái gia tài âm nhạc của Phan Ni Tấn, để vào thăm cái sản nghiệp thơ của anh, ta bắt gặp ngay một trái tim thiết tha với đời. Thơ, từ đó đă trổ ra từng ngọn, từng cụm, từng chùm, từng núi. Mà kỳ lạ thay khi thong dong thưởng ngoạn, những định h́nh ngọn, chùm, núi... của ngôn ngữ chỉ thuần nhất là một cơi hương. Có nên phân chất một mùi hương, nhất là hương thơ?

          Phan Ni Tấn N.D. làm thơ dễ dàng nhưng không dễ dăi như tôi – hơn tôi một điểm. Phan Ni Tấn N.D. là một người cởi mở, luôn luôn ḥa ḿnh với đám đông – hơn tôi một điểm nữa. Giới thiệu một nhà thơ có nhiều ưu điểm hơn ḿnh như thế, quả tôi có chút lọng cọng. Khi Phan Ni Tấn N.D. từ Toronto gọi đề nghị tôi phải viết một cái ǵ đó cho Câu Thơ Về Người, tôi cảm thấy ngại ngùng. Nhưng cái ấm áp của những ngọn khói trà mỗi lần có dịp ghé Phan gia trang như vẫn đầy trong ḷng. Và cái âm giọng “dzậy xao” thật đặc biệt vẫn vang măi bên tai, khi chợt nhớ về người bạn thơ, từng để cửa chờ ḿnh mà chỉ thấy trăng lên bên “oan hồn chai rượu trắng”. Biết không thể làm phật ḷng bạn vàng, tôi gọn nhẹ: “Được thôi”. Nhưng khi Tấn hỏi: “Anh viết tựa hay viết bạt?”, tôi băn khoăn. Tựa làm sao? Mà bạt ra sao? Công việc hiển hách này phải từ cái thơm tay, quen tay của các anh Mai Thảo, Nguyên Sa, Đỗ Quư Toàn, Vơ Phiến th́ mới phải. Tôi nói: “Tấn cứ gởi bản thảo lên, ḿnh sẽ có quyết định sau.” Và liền sau câu nói này tôi đă thầm biết ḿnh sẽ phải ba hoa trong một số chữ nghĩa mang tên là tựa. Phần việc trải hoa này có phần đơn giản, hợp với cái tính lười của ḿnh. Tôi nghĩ thế và cố t́nh quên đi đă từng nghe đâu đó: “Cái tựa của một quyển sách rất quan trọng.”

          Theo tôi, cho dẫu có quan trọng đến cỡ nào đi nữa, chắc chắn nó cũng không thể qua mặt được cái nội dung thực tế của một tác phẩm. Cái nội dung hồng hào da thịt của Phan Ni Tấn N.D. từng trăn trở cưu mang đang ở liền ngay sau bài viết vớ vẩn này.

          Xin thân ái mời quí bạn vào thăm: miếng ḷng, miếng t́nh, miếng thơ của một người đă vẽ được chân dung ḿnh một cách trung trực:

          Khi thiệt thơm người, thơm quần, thơm áo

          sẽ ngoe nguẩy ra ngoài nắng trong veo

          ngắt một cành bông ngồi nhai trệu trạo

          rồi hóa thành chim x̣e cánh bay vèo

          ...

          hay làm mưa bay nghiêng qua sợi tóc

          của những cô em c̣n rất Việt Nam

          dẫu giấy tùy thân c̣n rơ ràng ngoại quốc

          mà núi sông nào vẫn giấu trong tâm

          ...

          nói đừng cười nha em đài em các

          hết nửa đời anh ở núi ở rừng

          nên anh quê mùa tính anh chất phác

          nói tới yêu đương th́ lại nhát gừng

          ...

          bây giờ qua đây ḷng anh vẫn vậy

          vẫn cứ như gương một tấm sạch boong

          hồn anh đơn sơ như là trang giấy

          sống hổng ǵ hơn ngoài một tấm ḷng

                                                   (thơ Phan Ni Tấn ND)

                                                                                               

          Tài vặt của tôi quả không đủ giới thiệu nét tinh xảo của một tập thơ gồm 53 bài, đủ thể loại, diễn tà t́nh yêu, t́nh bạn, t́nh quê hương, t́nh người, t́nh đời. Nhà văn Trang Châu đă thay tôi làm công việc này. Trong lời bạt, anh viết:

          ... “Tâm sự Phan Ni Tấn trong Câu Thơ Về Người tóm gọn là tâm tư của một người t́m quên, t́m quen và t́m về. T́m quên không phải quên khá khứ mà quên hiện tại...

          ...Thơ Phan Ni Tấn là thơ của những ǵ đă mất: quê hương, bằng hữu, kỷ niệm xưa, đời sống cũ. Do đó, ư thơ ngậm ngùi, hơi thơ dằng dặc, nhạc điệu trong thơ u trầm..

          ...Thơ nói về quê hương, ở hải ngoại, không ít, nhưng nói một cách thắm thiết, chân t́nh bằng một ngôn ngữ thơ th́ không nhiều. Thơ quê hương của Phan Ni Tấn dễ dàng đi vào tâm hồn người đọc, những tâm hồn đồng điệu.

          ...Hiện tại gia tài duy nhất c̣n lại với nhà thơ là trang giấy

          mai có lênh đênh

          cùng sầu

          cũng c̣n trang giấy trắng

          màu

          thủy

          chung

          ...

          ta về nở giữa ḷng trang giấy

          câu ḥ cây lúa mọc bờ đê

          Trang giấy ôm hết. Ôm hết nỗi sầu lẫn ước mơ của thi sĩ

                                                                             

          Nói chuyện thơ, nhiều người nghe cho là chuyện tào lao. Dù cái tào lao có phần dễ thương. Nên tôi xin chuyển qua mô tả vóc dáng ông thi sĩ cho các bạn dễ nhận dạng. Vào thời điểm này, ông bạn thơ của tôi đă có bề ngang da thịt gấp rưỡi tôi. Chính v́ thế trông hơi lùn một chút. Cái bụng có phần leo thang. Lúc này là lúc Phan Ni Tấn mặc quần có dây treo thích hợp hơn thời kỳ làm một thành viên của tổ tam nhân Tấn, Ngạn, Nghĩa. Với khuôn mặt vuông vức rất hảo hớn, Phan Ni Tấn nuôi cḥm râu dưới cằm, trông rất hách. Nụ cười không sẵn sàng nhưng thường nở ra đúng lúc.  Mắt nh́n chính trực, không có nhiều đa t́nh. Bước đi chậm và hơi nặng, phảng phất một chút lè phè, rất dễ bị hít đất, nếu gặp tôi ở quân trường. Nh́n chung, Phan Ni Tấn là người của im lặng. Ấy vậy mà anh là một thành viên tích cực của các phong trào Du ca, Hưng Ca và từng giữ chức Chủ tịch hội Văn bút Việt Nam Hải ngoại trung tâm Toronto, thời kỳ Văn bút chưa bị nhiễm trùng. Giao t́nh giữa Tấn và bằng hữu rất tốt. Qua anh, tôi quen biết thêm Phạm Đ́nh Cường. Ông bạn này bề ngoài không hào hoa phong nhă ǵ mấy, đại khái như ông Bill Gate, nhưng cũng là một tay nhà giàu. Dĩ nhiên tài chánh ông khiêm nhường hơn nhiều. Nhưng nhân t́nh th́ chắc ông phải hơn. Anh em ở Montréal xuống Toronto không ghé Phan gia trang th́ ắt phải đến quán rượu Temptation của Phạm Đ́nh Cường. Quán phục vụ cho người bản xứ nên các nàng tiếp rượu đều là “tóc vàng sợi...ngắn” xinh đẹp, tràn trề sinh lực cả. Nhiều lần tôi, Lưu Nguyễn, Nguyễn Đông Ngạc, Song Thao túc trực đêm ở đây. Bên cạnh Phạm Đ́nh Cường, tôi c̣n biết thêm nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn, nhà văn Nguyên Nghĩa. Nhà thơ Cung Vũ tôi cũng có quen nhưng qua việc đóng góp thơ cho Làng Văn, một tạp chí từng xuất sắc một thời.

          Vẽ một chút Phan Ni Tấn, không thể quên vài nét cho chị Châu Khả Khiếm và cháu Phan Châu Lân. Các bạn có quyền nghĩ, chúng tôi áo thụng vái nhau. Nhưng đây là sự thật. Và có lẽ phải dùng từ ngữ hiện đại từ quốc nội: Chị Khiếm là người “cực kỳ” tốt bụng, là một nội tướng “c̣n trên cả tuyệt vời”. Bà xă tôi khoái chị ở mục cạo gió, mà chị đă ra tay xua đuổi cơn cảm mạo bất ngờ, trong một dịp xuống mua bánh ḿ Nguyên Hương. C̣n cháu Lân, thằng bé ốm nhom, nhút nhát ngày nào, đi đâu cũng nép dưới tay mẹ, ngày nay đă là một tay múa quyền có hạng, thu lượm được nhiều thành tích xuất sắc, nhất là cao hơn ông bố gần hai cái đầu. Nói đến Phan Ni Tấn không thể quên hai nhân vật chính của anh. Do vậy, đề bài viết này có tên “Phan Ni Tấn, Câu Thơ Về Khiếm Với Lân”, và trong bài thơ dài Giữ Riêng Vài Nét Như Là, tôi viết về Tấn như sau:

          “Phất phơ râu một nhúm/ hù ai hay dọa ḿnh/ Hồi Kư Thơ một gói/ ổ khoanh trong miếng t́nh/ nhạc thơ quanh quẩn lót/ từ đầu cho đến chân / đi ḷng ṿng tứ xứ/ cũng về Khiếm với Lân”LH.

          Tôi đă cố ư dùng lại chữ đặc biệt của Tấn là chữ Miếng: “miếng t́nh”. “miếng ḷng”, “miếng mặn mà” vv..(gặm miếng mặn mà cho thắm tháp...)

 

          Năm 2004, tuyển tập T́nh Khúc Phan Ni Tấn ND được ấn hành. Chăm sóc in ruột Lê Hân. In b́a Trang Sĩ Qúy. Mẫu b́a Trần Nho Bụi. Phụ bản của Vivi, Vơ Đ́nh, Tạ Kư, Etcetera, Thái Tuấn, Khánh Trường, Nguyên Khai, Lê Tài Điển, Nguyễn Trung, Ngô Vương Toại. Đẩy đưa đôi lời của Nguyễn Ngọc Ngạn, Luân Hoán, Song Thao, Lê Hữu, Đằng Minh Châu Bá Thông. Một số ảnh tác giả chụp kỷ niệm với bằng hữu sinh hoạt văn học nghệ thuật, được in rơ nét, đậm đà. Vui tay tôi đếm được đúng 60 nhân vật sinh hoạt văn học nghệ thuật hiện diện bên anh, có cả những thế hệ đi trước như Phạm Duy, Tạ Tỵ...

          Nhận định về Sinh Nhật Cây Đàn, Song Thao viết:

          “Tôi nghĩ Phan Ni Tấn trước sau ǵ cũng là một người t́nh. Người t́nh trong thơ. Người t́nh trong nhạc. Một người t́nh miệt mài giữ hơi thở của những cuộc t́nh. Người ta thấy t́nh yêu trùm lấp trong thơ, trong nhạc của anh. T́nh quê hương ? Có. T́nh nơi chốn đă đón chào anh vào đời. T́nh cho những nẻo đường đă đẫm dấu bước chân anh. T́nh gia đ́nh ? Có. T́nh cho người vợ hiền. T́nh cho đứa con trai duy nhất. Nhưng mặm mà hơn cả, tôi thấy, anh vẫn mượt mà trong t́nh yêu đúng nghĩa là t́nh yêu...”

          Nguyễn Ngọc Ngạn nhận xét:

          “Phan Ni Tấn từ khi tôi quen biết hơn 20 năm qua, lúc nào cũng đi giữa hai ḍng văn nghệ là thơ và nhạc. Năm 1988, anh xuất bản thi phẩm đầu tay Hồi Kư Thơ, chấm dứt bằng câu:

          Thơ tôi nguyên quán Việt Nam

          Đó là lời nói chân thật nhất của tâm hồn giản dị, Phan Ni Tấn. Bởi v́ khi nh́n sang lănh vực âm nhạc, dù là t́nh ca, người ta vẫn thấy cái “nguyên quán Việt Nam” rất rơ nét ở Phan  Ni Tấn...”

          Với gia tài đă tŕnh làng: Lửa Dậy Trường Sơn (nhạc, 1983), Em Hát Em Vui (nhạc, cùng Nguyễn Hữu Nghĩa, 1987), Hồi Kư Thơ (thơ, Làng Văn, 1987), Câu Thơ Về Người (thơ, Nhân Văn, 1996), Tuyển Tập T́nh Khúc Phan Ni Tấn ND (nhạc, 2004), Sinh Nhật Cây Đàn (CD 2005), Phan  Ni Tấn, đă giữ cả hai ghế ngồi rất nghiêm túc trong hai bộ môn nhạc và thơ. Tất cả tâm huyết, trí tuệ của anh, đều hướng về con người, mà điểm đến ưu tiên vẫn là Khiếm với Lân. Hạnh phúc biết bao !