Song Thao, người bạn văn, biết sớm, gặp muộn

 

          Để chuẩn bị di cư qua Montréal Québec Canada, năm 1984, gia đ́nh tôi rời thành phố Đà Nẵng, vào tạm trú tại nhà người chị cả tôi, ở số 22 Lê Lợi, quận 1 Sài G̣n. Trong những ngày ngồi không chờ lên đường, tôi có ba lần t́nh cờ gặp mặt nhà văn Song Thao.

          Lần thứ nhất. Trong đám người xô bồ Hoa, Việt, lóng ngóng tại cơ quan lo việc xuất cảnh, 1B Duy Tân, không hiểu sao, tôi đặc biệt chú ư đến một người đàn ông trạc tuổi tôi. Anh gọn gàng tươm tất, so với cái lè phè của tôi, càng nổi bật vẻ lịch sự, trang nhă của anh.

          Lần thứ hai. Giữa lúc chen chúc trong hành lang của một biệt thự lộng lẫy, tại góc ngă tư Tú Xương -Trần Quư Cáp, để chờ được phái đoàn Sở Di Trú Canada phỏng vấn. Tôi chợt bắt gặp lại khuôn mặt ông chững chạc lần trước. Vẫn trang phục bảnh bao, anh đến cùng vợ và bốn con. Chúng tôi nh́n nhau, lạnh lùng, không một nụ cười xă giao. Cái hồi hộp, lo sợ lạ lùng của đám người chờ được phỏng vấn hôm đó, đă tạo ra một khung cảnh nghiêm trang đặc biệt. Gia đ́nh nào cũng tỏ vẻ trầm lặng. Có lẽ v́ cái không khí này, tôi đă bỏ ư định gặp anh để t́m thêm một vài kinh nghiệm cần thiết trước khi vào gặp giới hữu trách. Sau này, tôi được biết, lúc đó anh cũng có chú ư đến gia đ́nh tôi và chị Song Thao, loáng thoáng nghe giọng nói của tôi, đă sớm đặt cho tôi một cái tên khá ngộ : " Cái ông Đà Nẵng ". Chúng tôi ra mắt phái đoàn Canada ở hai pḥng khác nhau, và lặng lẽ ra về.

          Lần thứ ba. Nắm được giấy đăng kư chuyến bay trong tay, từ 1 B Duy Tân, tôi vội vă ra về th́ đụng đầu Song Thao ngay cổng vào. Anh cùng đi với một người đàn ông khác. Họ chặn tôi lại, tỏ ư muốn xem mặt mũi những mẫu giấy tờ tôi vừa được cấp phát. Tôi nôn nóng ch́a cho Song Thao đọc lướt qua, rồi bỏ đi liền, không chào. Và anh, h́nh như cũng quên cảm ơn.

Chuyến bay của gia đ́nh tôi trễ gần một tháng so với ngày đă đăng kư. Chúng tôi được ăn cái tết Nguyên Đán cuối cùng ở Sài G̣n nhờ chính phủ Việt Nam đương thời, bốc đồng sửa lại âm lịch. Lang thang với Hoàng Trọng Bân trong những ngày c̣n lại, tôi có để ư t́m gặp người bạn " cùng đi một đường" mấy lần trước, nhưng đáng tiếc, không gặp.

          Cuộc đời ở appartement tại Montréal của gia đ́nh tôi bắt đầu ngày 02 tháng 2 năm 1985. Nhưng măi đến giữa mùa hè 1986, tôi và Lư mới t́nh cờ gặp lại anh chị Song Thao, bên góc ngă tư Sherbrooke -Saint Laurent. Lần này, bốn chúng tôi không những chào mừng nhau mà c̣n thăm hỏi xă giao một đôi điều. Chúng tôi tự giới thiệu quí danh và trao đổi số điện thoại. Trong tháng ngày thiếu vắng những bạn vàng, gặp và quen Song Thao, một khuôn mặt mới, nhưng dường như đă thân từ lâu, tôi rất vui. Tuy không rành tướng thuật, nhưng qua năm ba phút đối thoại, tôi nhận ra Tạ Trung Sơn, tên thật của Song Thao, vui tính, bộc trực, cởi mở. Nhớ hôm đó, vợ chồng chúng tôi đang đứng chờ xe buưt với một chậu cây cảnh khá sum suê. Anh Sơn đă vui miệng hỏi:

          - Ông bà mua cây ǵ đây?

Tôi ngớ ra v́ không biết tên gọi loại cây vừa mua. Qua hai mùa tuyết lạnh, căn nhà ḿnh cư ngụ dẫu bé nhỏ, vẫn cảm thấy lỏng lẻo. Nên chúng tôi cũng học đ̣i, bắt chước thiên hạ tha dần về vài chậu cây cảnh, cùng hồ cá, lồng chim...để chêm cho căn pḥng giàu thêm sức sống, đỡ phải ngồi ao ước: "...phải chi có con kiến, hay một hai con ruồi...". Thấy tôi có vẻ bần thần, anh Sơn vui vẻ mách:

          - Cây này là cây Sinh Tiền; cái điệu này ông bà nhất định nhặt hết bạc cắc của Montréal đây, nhớ dành phần cho tụi này.

Tôi cười như ngầm thỏa thuận. Tiếc thay, chưa đầy một năm sau, cái cây mang tên Sinh Tiền do anh Sơn gọi, đă bị cái tính ưa đổi mới của tôi loại bỏ. Lâu rồi, quên hỏi anh Sơn, có loại cây Sinh T́nh hay không. Nếu có, mách tôi mua về, xem thử ở vài thập niên cuối cùng của đời người, ḿnh có thêm một bóng hồng nào nữa hay không?

Sau lần gặp gỡ đó, chúng tôi có thêm vài lần t́nh cờ gặp nhau đôi ba phút tại các siêu thị, vào những ngày cuối tuần. Mối giao hảo của chúng tôi vẫn ở trong lằn mức xă giao b́nh thường của những người cùng một dân tộc xa xứ. Chúng tôi không ai tiết lộ cái nghề tay trái xưa kia của ḿnh. Măi đến một buổi tối, tôi nhận được một cú điện thoại:

 - A lô cho gặp ông Châu.

- Xin lỗi, tôi đây.

Bên kia đầu dây, tiếng cười đi liền với câu hỏi:

          - Ông là Luân Hoán phải không ? Tạ Trung Sơn đây.

Im vài giây.

- Sao ông biết vậy.

- Th́ vừa mới đọc Làng Văn. Bà xă tôi đưa tấm ảnh “cái

ông Đà Nẵng” in trên đó ra hỏi là tôi nhận ra ông ngay.

Tôi vui nhưng thoáng có chút bối rối, tính tôi hay mắc cỡ khi bất chợt có người lạ hoặc chưa quen thân gọi, nhắc đến bút hiệu của ḿnh.

          - Th́ buồn  viết bậy vậy thôi.

Tôi chưa biết nói ǵ thêm, anh Sơn tiếp:

          - Này, tôi biết tên ông lâu rồi nghe, từ cái hồi làm ở Thời Nay.

Tôi bỡ ngỡ:

          - Ủa, anh có làm ở Thời Nay ?

          - Tôi là Song Thao.

          - Hả!

          Tiếng "hả" của tôi đầy ngạc nhiên và vui vẻ. Song Thao, một cái tên không xa lạ với tôi. Khởi nghiệp viết báo từ năm 1959, Song Thao có nhiều bài viết đăng tải cùng lúc với thơ tôi trên nhiều tạp chí. Anh là cây bút thường xuyên của Thời Nay, Thời Việt, Đời Nay, T́m Hiểu. Tôi với anh c̣n quen tên nhau đậm đà trên tạp chí Văn Học của Phan Kim Thịnh. Riêng ở bán nguyệt san Thời Nay, anh giữ nhiều mục, có cả lúc tuyển chọn thơ, nên anh nhắc hỏi đến những Nguyễn Thị Liên Phượng, Thái Tú Hạp, Hoàng Thị Bích Ni...những bạn thơ có gốc cội Trung phần như tôi. Sau khi nhận "bà con", chúng tôi hào hứng hàn huyên. Giao t́nh bạn hữu giữa chúng tôi bắt đầu khởi sắc. Cảm ơn anh Hồ Trường An dưới bút hiệu Đào Huy Đán đă nối cho giao t́nh này từ những câu phỏng vấn của anh.

          Đời sống trên xứ người, so với những năm trước 1975, đối với chúng tôi, quả có nhiều thua thiệt. Song Thao tâm sự về thời gian vàng son của anh:

          Sau 6 ngày hiệp định Genève được kư kết, Song Thao theo thân phụ, một cựu viên chức của ngành không quân Pháp vào tới thành phố Sài G̣n ngày 26 tháng 7 năm 1954. Chiều dài con đường học vấn của Song Thao thật bằng phẳng. Từ Dũng Lạc Hà Nội, qua Chu Văn An để rồi tốt nghiệp Đại học Văn Khoa Sài G̣n năm 1964. Trong thời kỳ sinh viên, anh đă có thể tự giải quyết về những chi phí của ḿnh bằng cách cộng tác với các tờ báo, kể cả nhật báo Sống của nhà văn Chu Tử và dạy giờ tại trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu. Tốt nghiệp xong, Song Thao trở thành chuyên viên nghiên cứu của Bộ Xă Hội nắm giữ chức vụ Chánh Sự Vụ. Ngoài hai lần được tu nghiệp ở Hoa Kỳ, 1967; Phi Luật Tân 1973; anh c̣n có duyên thăm viếng các quốc gia Nhật Bản, Đại Hàn, Hồng Kông. Với một vốn liếng kiến thức như vậy, vẫn chưa đủ để trở thành một công dân b́nh thường của nước Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, nên sau 1975, Song Thao được tiếp tục vào đại học cải tạo tư tưởng ở Long Thành. Cuối năm 1976, anh "tốt nghiệp", có quyền về mở quán cà phê ở Phú Nhuận. Song song với nghề bán cà phê, Song Thao c̣n chịu khó học nghề sửa radio, tivi và tập tành vào nghề xây cất. Rất may, kể từ năm 1980 đến năm 1983 anh được trở lại bục giảng của trường cấp ba Thanh Đa trong bộ môn Anh Văn. Song Thao nộp đơn xin đoàn tụ gia đ́nh tại trụ sở Nguyễn Du cuối năm 1983 và đến Montréal, Canada ngày 5 tháng 6 năm 1985. Một năm sau, mùa hè năm 1986, anh dự thi và trúng tuyển làm biên tập viên đài Tiếng Nói Hoa Kỳ. Nhưng bất ngờ, Đài bị cúp giờ phát thanh nên không tuyển dụng anh ngay được, anh đành ở lại xứ lạnh này sinh sống với một nghề khiêm nhường hơn. Không hiểu với nghề nghiệp mới đă tiêu phí của anh bao nhiêu thời gian, công sức mà những năm đầu dựng nghiệp, anh có vẻ rất lười cầm bút.

          Lợi dụng t́nh thân hữu đang tốt đẹp, tôi hết ḷng rủ rê anh trở lại cuộc chơi. Trong một tập thơ viết về nhiều khuôn mặt bạn bè, tôi đă tặng Song Thao 4 câu :

          Nợ cơm áo, nợ xe nhà

          Cong lưng anh trả tà tà khoái chưa

          Nợ văn chương nỡ chịu thua ?

          Ở đây giấy bút quá thừa, mời anh

          Không hiểu khả năng chiêu dụ của bốn câu trên ra sao, nhưng chẳng bao lâu, tôi mừng thấy Song Thao hào hứng tán đồng và một loạt truyện ngắn được đăng tải trên các tạp chí Làng Văn, Văn Học, Văn, Nắng Mới, Thế Kỷ 21, Đi Tới...Với thân t́nh cùng anh Trương văn Nghĩa, giám đốc kiêm chủ nhân nhà xuất bản Kinh Đô tại Houston Hoa Kỳ, tôi giới thiệu nhà văn Song Thao và được anh Nghĩa nhận lời xuất bản tập truyện đầu tay của anh, tập Bỏ Chốn Mù Sương. Trong khi chờ đợi anh Vũ Ngọc Hiến sắp chữ, tôi và Song Thao lo tŕnh bày b́a. Tôi đă mạn phép họa sĩ Nghiêu Đề, lấy ảnh chụp một bức tranh của Nghiêu Đề gởi tặng, tặng lại Song Thao làm mẫu b́a. Cái tội của tôi không những chỉ ở lỗi tự ư quyết định, mà tôi c̣n to gan lợi dụng t́nh bạn lâu năm, thay mặt tác giả, kư đại trên bức tranh. Khổ thay, giấy ảnh quá láng, không dùng viết đặc biệt, nên chữ kư giả không có chút hơi thở nào của Nghiêu Đề. Không vừa ư, tôi tẩy sửa đâm ra lem nhem. Đă có lỗi với Nghiêu Đề, tôi c̣n làm buồn cả Song Thao. Dù hai anh có tha cho, tôi cũng khó tha cho ḿnh, nên tự hậu xin chừa cái tật ẩu tả, lợi dụng này.

          Tác phẩm thành h́nh từ Houston gởi về, Song Thao đề tặng ngay các bạn văn của anh. Trong quyển dành cho tôi, ngoài lời đề tặng anh c̣n cho cả thơ :

          ở đây giấy bút quá thừa

          bạn trao, ta cứ viết bừa cho vui

 

          Song Thao không phải viết bừa, anh đă hoàn tất một tác phẩm đúng nghĩa với đầy tâm huyết của anh.

          Tập truyện Bỏ Chốn Mù Sương thành công ở cả hai mặt: giá trị nghệ thuật và số lượng tiêu thụ. Trong đêm ra mắt sách cùng lúc với thi phẩm Ngày Qua Rất Vội của nhà thơ Lưu Nguyễn, được tổ chức tại Montréal ngày 22 tháng 5 năm 1993, nhà văn Hồ Đ́nh Nghiêm đă đưa ra những ưu điểm của tác phẩm Bỏ Chốn Mù Sương :

          "...Nhà văn Song Thao là người kể chuyện rất mực đàng hoàng từ tốn. Văn anh giản dị trôi chảy, anh không phải là người ưa chơi khó người đọc...một giọng văn tỉnh táo, nhẹ nhàng không bẳn gắt.."

          "Nhưng với tôi (HĐN), có lẽ điểm nổi bật nhất trong truyện ngắn của Song Thao là anh luôn quan tâm, đề cao phong tục, tập quán, sự thuận thảo, kính trên nhường dưới có phép tắc của người Việt. Anh viết nhiều đến đời sống chốn này, mượn cuộc sống xa lạ này làm hậu cảnh, lót nền. Những nhân vật phản diện mang tên Alain, Kristina, Claude, Sylvie, Marie...đă như những vệt màu lạnh trên khung bố làm nổi bật cái đốm màu nóng chủ điểm mà anh muốn nhấn mạnh. Và bức tranh ấy đậm đà hẳn lên nhờ anh biết khai thác tâm lư của những nhân vật luôn luôn đối chọi nhau bởi những điểm dị đồng.." ( Nắng Mới số 21 tháng 6/1993).

          Một độc giả khác, nhà văn Hà Thúc Sinh, sau khi phân tích những ưu điểm chín truyện ngắn của Song Thao, qua một giọng văn rất linh hoạt, đi xa với ngôn ngữ điểm sách thường có, anh đưa ra một nhận định để kết thúc bài viết :

          " Tôi ngừng nghe chuyện kể của tác giả Song Thao nơi đây với chút ư nghĩ bâng khuâng thế này : anh có giọng kể duyên dáng, ví von thông minh, có nhiều chi tiết mới lạ trong đời sống được khám phá bất ngờ. Nhưng với tác phẩm đầu tay (?) này, xem ra anh c̣n sung sức quá, có thể v́ đó mà có nhiều chỗ hơi ức, nhiều đoạn diễn tả tâm trạng hay tâm t́nh các nhân vật, anh chấm ng̣i bút hơi mạnh, hơi sâu vào b́nh mực. Điều đó cho người đọc niềm tin rằng ở những tác phẩm tới, có thể nhờ chút "mỏi tay", anh sẽ hạn chế được lượng mực và người đọc không lo ǵ mà sẽ được đọc thêm nhiều truyện ngắn mới vẫn rộn ra, nhiệt t́nh nhưng dưới h́nh thức ngắn gọn, chặt chẽ và xa thể kư sự hơn " (Nắng Mới số 23 tháng 8/1993).

          Với tôi, truyện ngắn của Song Thao có vẻ không ngắn chút nào. Bởi h́nh như anh rất ham nh́n vào tận bản sắc và từng chi tiết chung quanh những nhân vật anh dựng. Đồng thời anh vịn vào những h́nh ảnh đó để phê phán kín đáo những khía cạnh của cuộc sống và đưa ra cái nhân sinh quan của ḿnh. Nói tóm, truyện của Song Thao gần như có một chủ đích mà chủ đích đó là vun quén tinh thần dân tộc.

          Chúng tôi vẫn thường xuyên liên lạc với nhau qua điện thoại. Và cuối mỗi tuần thường gặp mặt ở các quán cà phê. Song Thao là người phải tiêu nhiều thời gian trên xa lộ để đến điểm hẹn, nhưng chả khi nào anh than. Anh quí bạn và ham đọc. Mặc dù t́nh h́nh sinh hoạt văn học ở Montréal có vẻ chùng xuống nhưng chúng tôi vẫn sáng tác. Riêng Song Thao, giữa năm 1996 tác phẩm thứ hai của anh được tŕnh làng, tập Đong Đưa Cuộc T́nh. Lần này tôi lại khều Đinh Cường để tặng anh một mẫu b́a. Tác phẩm không ra mắt nhưng lượng tiêu thụ khả quan và Song Thao mắc lại chứng bệnh ham viết như thời c̣n ở Việt Nam. Ngoài Văn Học, Hợp Lưu, Văn, Thế Kỷ 21, tôi c̣n rủ anh tặng truyện cho Sóng Văn, một tạp chí mới do hai anh em Nguyễn Sao Mai, Hoàng thị Bích Ti ở Hoa Kỳ chủ trương, mở đầu mối cho C̣n Đó Bóng H́nh, tập truyện thứ ba của Song Thao, được nhà xuất bản Văn Mới gởi đến bạn đọc năm 1997. Hai năm sau, năm 1999, tập truyện thứ tư của Song Thao, Chân Mang Giày Số 6, cũng lại được nhà Văn Mới xuất bản. Có lẽ Song Thao có duyên với Ông Nguyễn Khoa Kha, chủ nhân Văn Mới, nên năm 2000 tập truyện ngắn Cuối Ngày, Một Lần Ngồi Lại được gởi đến bạn đọc, và  năm 2003, Bên Lưng Những Con Chữ, một tập truyện ngắn khác của anh cũng được ấn hành. Trong t́nh trạng tiêu thụ văn hóa phẩm không lấy ǵ làm khả quan của thị trường chữ nghĩa Việt ngữ hải ngoại, việc ấn hành liên tiếp nhiều tác phẩm, minh chứng vững chắc giá trị nghệ thuật sáng tác và nội dung phong phú của Song Thao. Truyện của anh c̣n phổ biến rộng răi trên các trang điện toán. Nhiều trang chủ lịch sự xin phép, và cũng không ít địa chỉ “vô tư”, lặng lẽ gởi đến bạn đọc. Đang trên tốc độ phát triển tốt đẹp như vậy, nhà văn Song Thao bỗng tạm ngưng sáng tác truyện ngắn để viết phiếm. Việc chuyển đổi thể loại của anh, nhiều bạn văn có ư kiến hơi khác nhau. Nhà văn Nguyễn Sao Mai tỏ ư hơi tiếc cho Song Thao, nhà văn Nguyễn Mộng Giác th́ nhận xét ngược lại, ông cho rằng đây là một thay đổi hợp lư. Cá nhân tôi, từng thú vị khi đọc những trang phiến của Song Thao trên tạp chí Nắng Mới ở Montréal, nên rất ủng hộ ông bạn đă giữ mục Những Điều Trông Thấy trên nguyện san Thời Nay ở Sài G̣n năm nào. Sự đồng t́nh của tôi hoàn toàn không phải v́ trong nhiều bài phiếm của Song Thao có trích dẫn thơ tôi. Dĩ nhiên tôi cũng như nhiều bạn thơ khác rất vui được anh nhắc đến. Vốn sống, tŕnh độ văn hóa, cách quan sát, nắm bắt đề tài và nghệ thuật luận bàn hết sức thông minh, dí dỏm tạo nên giá trị cao cho từng trang phiếm Song Thao. Để trở thành một chuyện phiếm từ mỗi góc cạnh thật nhỏ của cuộc sống, Song Thao phải giàu công góp nhặt tài liệu, rồi dùng trí tuệ để đúc kết nó thành những bài học nho nhỏ về quan niệm sống, cách xử thế, trải ra bằng những nụ cười. Chuyện phiếm của Song Thao nhờ đó mỗi ngày một giàu bạn đọc, không phân biệt trí thức hay b́nh dân. Trong ṿng hai năm, 2005 và 2006,  anh cho in liền hai tác phẩm Phiếm. Cuốn nào cũng trên ba trăm trang. Mức tiêu thụ phải được coi là lư tưởng. Cuốn Phiếm 1 của anh đă hết, nhưng người hỏi mua c̣n khá nhiều, nhà xuất bản Nhân Ảnh tại Toronto Canada của Lê Hân đang chuẩn bị tái bản. Để minh chứng giá trị tác phẩm phiếm của Song Thao, tôi trích dưới đây một số nhận xét của văn giới:

 

          Nhà văn Phạm Phú Minh, chủ bút tạp chí Thế Kỷ 21 tại Hoa Kỳ:

          ... “Nghệ thuật viết phiếm là một loại nghệ thuật riêng biệt, không ai giống ai, giống như cái duyên dáng của một người kể chuyện vui vậy. Và chúng ta đang có một trường hợp cụ thể để xem xét, là cuốn PHIẾM của Song Thao. Thật ra hiện nay rất ít người viết phiếm thành công như Song Thao, và lại với một số lượng dồi dào đủ để in thành sách, nên đây là trường hợp hy hữu để khảo sát một loại h́nh viết lách không phải là mới lắm, nhưng ít có người viết một cách say mê kiên tŕ như Song Thao.

          ...  Song Thao viết chuyện phiếm rất đều tay, mỗi tháng “đúng hẹn lại lên” đều gửi cho Thế Kỷ 21 một bài với ba đề tài, ngót nghét gần mười ngàn chữ. Độc giả thích ông ngay từ những bài đầu tiên. Báo Thế Kỷ 21 chữ nhỏ, mỗi trang chứa độ một ngàn chữ, như thế mỗi bài phiếm của Song Thao chiếm gần mười trang báo. Kinh nghiệm làm báo cho chúng tôi biết rằng một bài báo đến mười ngàn chữ là vào hạn quá dài, thường là phải cắt đôi để “kỳ sau tiếp,” nếu không sẽ gây nản cho người đọc. Nhưng phiếm của Song Thao th́ khác, người đọc “tiêu thụ” mười trang dễ như không, lại c̣n viết thư về Ṭa soạn để nói rằng họ thích lắm. Yếu tố nào khiến ông thành công như thế?

          Trước hết là đề tài. Toàn là  những  đề  tài  gần  gũi  trong  cuộc sống, không  rắ c rối  cao  xa....

          ... Ngẫm ra, viết  được mấy  trang  như giỡn ấy không phải là dễ.  Ngoài  cái  duyên    cái chấ t hài hước trời cho cộng với khả năng sáng tác văn học vững chắc của ḿnh, tác giả bắt buộc phải đọc nhiều và nhớ nhiều.  Tài  liệu  ngày nay  như  rừng  như biển  trong  báo chí, sách  vở và  internet, phải chịu khó  sưu tầm t́m đọc những ǵ có liên quan đến đề tài ḿnh viết.  Thời đại này là thời đại của kiến thức,  người  cầm bút mà không trau dồi kiến thức  th́  trang viết sẽ dễ trở nên hời hợt, chữ nhiều hơn ư. Nhiều người  nghĩ  bản chất  của Phiếm    lan man,  viết ǵ lại chẳng được, nhưng  nghĩ  thế  là lầm.  Mỗi bài Phiếm của Song Thao là một công phu.    một nhà văn, trước hết tác giả trao cho chúng ta  cái  khía  cạnh  cảm  xúc  của đề tài, thường bắt nguồn từ vốn sống và kỷ niệm của riêng ḿnh với bạn bè thân hữu qua các câu thơ, câu văn, lời nói. Tác giả sử dụng nguồn tư liệu sống  này rất tự nhiên,  như  là một  cách  chia  sẻ với độc giả cái thế giới thân mật của những người làm văn nghệ với nhau.  Về  lâu về dài, với sự đăi lọc của thời gian, một số câu chuyện có vẻ riêng tư này có thể thành những giai thoại hay tài liệu văn học cho đời sau...”

Nhà thơ Lưu Nguyễn, trong Luân Hoán, Một Đời Thơ:

         “ ...Chuyện phiếm, theo tôi, thường là  những  mẩu  chuyện  chung chung, vui vui, quanh  quanh, quẩn quẩn trong  cuộc sống  hằng ngày. Chuyện có đủ giản  dị và  cũng  không thiếu phức tạp để tŕnh bày rơ ràng những h́nh ảnh sống động mà chúng ta vẫn bắt gặp. Người viết truyện ngắn, kẻ viết truyện dài, người viết tùy bút kẻ  viết  hồi  kư...viết  cái  ǵ...tác giả  cũng có,  cũng cần một mục đích.      cần  luôn  luôn  giúp ng̣i bút vững mạnh hơn.  Giá trị của mỗi trang  chữ  nằm  trong  suy tư và lối diễn đạt của người viết, không cứ ǵ ở thể loại.  

          ... Riêng  tôi  rất chịu cái lối kể chuyện đầy ngẫu hứng của Song Thao. Dí dỏm, duyên dáng lẫn thông minh đă giúp ng̣i bút của ông tạo nên những trang chữ linh động..”

          Nhà thơ Du Tử Lê trên trang tin văn học:

 

          “...Với sức sáng tác mạnh mẽ và rộng khắp nhiều lănh vực, lần này, tuyển tập truyện “Phiếm” của Song Thao mang lại cho người đọc một chân dung khác. Chân dung một nhà văn với nụ cười hóm hỉnh, cùng những nhận xét tinh tế, bất ngờ, thú vị...”

 

          Nhà văn Trà Lũ trong một bài nói chuyện với thính giả:

 

          “...Đọc xong 380 trang sách trong cuốn Phiếm, tôi thấy ḿnh được thư giăn hoàn toàn v́ được cười rất thoải mái. Ông bà ta nói : Một tiếng cười bằng 10 thang thuốc bổ. Xin cám ơn Bác Sĩ Song Thao đă cho tôi rất nhiều thuốc bổ.
Ngoài ra, tôi c̣n được tăng thêm kiến thức và học hỏi được rất nhiều điều vừa mới lạ vừa bổ ích. Xin cám ơn
Giáo Sư Song Thao”...   

 

          C̣n rất nhiều những nhận xét khác, như của nhà văn Nguyễn Đ́nh Toàn, nhà thơ Hoàng Xuân Sơn...nhưng tôi không thể trích dẫn tất cả, nhất là các nhận xét từ bạn đọc được đăng trên một vài tạp chí. Cuốn Phiếm 1 của Song Thao cũng tạo thêm cho tôi một kỷ niệm rất đáng nhớ với anh. Đó là chuyện đi ra mắt sách tại thành phố Mississauga ngày 18 tháng 6 năm 2005, do nhóm Hy Vọng Cho Tuổi Thơ (Hope For Kids) bảo trợ, tổ chức.

          Theo dự trù, Song Thao sẽ chở tôi và ba tác phẩm: Phiếm, Luân Hoán-Một Đời Thơ và Tác Giả Việt Nam bằng xe của anh. Một ngày trước khi lên đường, anh đă mang xe lên garare của anh Đào Trọng Quyền kiểm tra, thay dầu mỡ cẩn thận. Thật bất ngờ, đêm đó năm ba anh giang hồ đă vào băi đậu sau nhà anh, mượn tạm chiếc xe. Khoảng một giờ trước khi khởi hành, Song Thao mới phát hiện chuyện hi hữu này. Trong khi đă nghiêm quần áo, sẵn sàng lên đường, tôi được Song Thao báo tin này. Tôi gọi ngay xuống Mississauga cho Lê Hân. Em trai tôi thường thuê xe với giá tương đối thấp, đảm nhiệm việc gọi ngược lên Montréal để lo phương tiện. Xe đă thuê được, Song Thao nhận tin từ cảnh sát, xe anh đă t́m thấy, cho anh địa chỉ để đến nhận. Việc nhận lại xe tưởng đơn giản nhưng rất tốn thời gian. Kẻ giang hồ mượn tạm chiếc xe già nua của Song Thao, cuối cùng, đă vứt chiếc xe nơi một thành phố nằm về phía nam của Montreal, thành phố Longueuil. Cảnh sát Longueuil gọi tới nhận xe vào buổi sáng ngày thứ bảy, ngày chúng tôi dự tính đi Toronto. Anh Song Thao và con trai sang làm thủ tục lănh xe tại trụ sở cảnh sát. Sau đó qua bên “phú de” để lấy xe. Nhằm sáng thứ bảy, nơi này đóng cửa, chỉ có một nhân viên trực mà cảnh sát đă cẩn thận cho anh số điện thoại di động của người này. Điện thoại th́ anh nhân viên này cho biết là đang bận đi câu xe cho cảnh sát nên sẽ trở về trong ṿng nửa tiếng nữa. Chờ hơn một tiếng, anh chàng này vẫn chưa ló mặt. Điện thoại nữa, lại đang có một vụ câu xe khẩn cấp nữa, sẽ về trong khoảng một tiếng! Đă tới giờ phải đi Toronto, không thể trễ hơn được, Song Thao đành đi về, bỏ lại việc lấy xe cho cậu con trai ở nhà lo tiếp. Sau này, khi chiếc xe được lấy về, anh Song Thao mới gọi điện thoại khoe với tôi một cách thú vị: “ Xe tôi bây giờ hơn đứt xe anh! Nhờ mấy anh đạo chích mà xe tôi bây giờ muốn đề máy th́ cứ việc xoay luôn cả ổ khóa là xong, chẳng cần ch́a khóa làm chi cho rắc rối. Xe anh c̣n phải tra…nửa chiếc ch́a khóa vào mới chạy được!” Giọng anh cười sảng khoái. Nguyên là chiếc xe của tôi bị gẫy một nửa ch́a khóa nằm trong ổ, một nửa dính trong chùm ch́a khóa nên khi đề máy tôi chỉ cần đút nửa ch́a vào ổ là xong. Tôi vẫn tự hào về chuyện chỉ cần dùng nửa ch́a khóa trong khi mọi người phải dùng nguyên cả chiếc! Chúng tôi quyết định dùng xe thuê để lên đường. Khởi hành muộn hơn dự trù khoảng ba giờ, nhưng chiếc Sebring mới cáu, đường thênh thang, Song Thao chạy một mạch, không cần ngủ lấy hơi năm ba phút ở dọc đường như thường lệ. Tôi ngồi một bên tay lái, ba hoa nhiều chuyện, giữa giọng ca Khánh Hà, một giọng hát anh chị Song Thao rất thích. Và tôi c̣n đặt thơ nữa. Thơ rằng:

 

          Đất nhà chưa hẳn mất thiêng

          ham vui qua xóm láng giềng bén duyên

          ngồi bên tay lái bạn hiền

          đi cho đến tận cái ghiền thú chơi

          

          ra mắt sách...chỉ vậy thôi

          mà sao chợt toát mồ hôi ngại ngùng ?

          viết chưa tới, ư chưa cùng

          có là một đứa con chung mọi người ?

 

          bất ngờ chợt cảm thấy vui

          sách chưa bán đă lời rồi thấy không

          lăi t́nh bạn đọc có ḷng

          vào trong ổ chữ cùng nằm lim dim.

 

          Cả  hai  chúng  tôi  đều hào hứng đến nỗi quên cả đổ xăng, khi đồng hồ báo tin xe sắp thiếu nhiên liệu mới giật ḿnh, ra exit t́m  cây  xăng.  Một  thú  vị  thật  bất  ngờ, đổ xăng xong quay ra đường mới nhận ra điểm đang đứng chỉ cách nhà nhạc sĩ Phan Ni Tấn chừng vài trăm thước. Địa chỉ 57 Shoreham Dr. Downsview trở thành  điểm  đến  đầu  tiên  thay    3359  Scotch  Pine  Gate, Mississauga. Có đến bốn, năm cuốn Phiếm được bán mở hàng tại Toronto ngay tại  nhà Phan Ni Tấn. Khách  ái  mộ chuyện  phiếm của Song Thao quả là phong phú, đă  gởi  tiền  sẵn  cho chủ nhân nhờ mua.

          Đêm đó tại nhà Hân, chúng tôi gặp lại những người bạn cũ như Bắc Phong, Phạm Đ́nh Cường...cùng một số bạn mới, trẻ tuổi hơn chúng tôi. Các bạn tụ lại để tổng dợt phần ca nhạc giúp vui cho chương tŕnh trưa mai. Tôi mệt, đi nằm sớm, nhưng chập chờn khó ngủ. Lư bỏ sẵn vào túi áo tôi cái máy phát âm tràng kinh Phật với ngôn ngữ Trung Hoa, tôi mở nghe. Giọng tụng buồn, không đằm thắm như giọng ru em xa xưa nhưng cũng đủ giúp tôi ch́m dần vào giấc ngủ, thêm một đêm vắng hơi vợ, nhưng đă qua thời mơ mộng vẽ bản đồ rồi.

 

bạn văn tại nhà ST:Song Thao,Hoàng Chiều Nhân, Nguyễn Minh Đức, Trang Châu, Lưu Nguyễn, Hoàng Xuân Sơn, Luân Hoán, Hồ Đ́nh Nghiêm (ngồi dưới sàn nhà)

 

          Buổi sinh hoạt ra mắt sách của chúng tôi được tổ chức tại thính đường Noel Ryan Hall của thành phố Misssissauga. Nhà văn Trà Lũ giới thiệu về tác phẩm Phiếm của Song Thao. Nhà văn Vơ Kỳ Điền tŕnh bày nhận xét về cuốn Luân Hoán, Một Đời Thơ của nhiều tác giả do Lê Hân thực hiện. Anh Đoàn Phế giới thiệu chung hai tác phẩm này. Trong phần cảm ơn thính giả tham dự và ban tổ chức, anh Song Thao có nhắc qua cuốn Tác Giả Việt Nam, một tác phẩm của tôi sưu tập được in vội, gởi gấp từ Hoa Kỳ qua để kịp ra mắt, nhưng đáng tiếc, thiếu người giới thiệu. Có mặt trên bàn bày bán tác phẩm c̣n có cuốn Thi Sĩ Với Chiếc Máy Ảnh  của nhiếp ảnh gia Lê Anh Tài từ Anh quốc gởi sang. Dù khách tham dự khiêm nhường v́ bị chi phối bởi một vài cuộc sinh hoạt khác cùng giờ, nhưng kết quả nh́n chung không đến nỗi nào. Chúng tôi được ngồi nghe bạn bè nói về công tŕnh của ḿnh, được nghe các giọng ngọt ngào của Toronto. Bắc Phong, Phan Ni Tấn cũng rất hết ḷng góp vui.

          Sau buổi ra mắt, vợ chồng Phan Ni Tấn khoản đăi cơm tối thân mật tại gia. Thật không có ǵ vui hơn anh em làm văn học nghệ thuật lâu ngày gặp nhau. Tôi h́nh như có vui hơn anh Song Thao một chút, v́ tôi được gặp lại hai người bạn rất cũ: anh Trần Gia Phụng và chị Phan Thu Hà, một người đẹp một thời của Đà Nẵng, một nhân vật đă sống cùng thơ tôi. Cảm ơn lắm.

 

           Vào ngày 7 tháng 5 năm 2006 đến đây, tôi và Song Thao sẽ trở lại địa điểm sinh hoạt này một lần nữa để tŕnh làng Phiếm 2 của Song Thao; Quá Khứ Trước Mặt, hồi kư rời của tôi và cuốn Tác Giả Việt Nam tái bản với khổ lớn có chân dung tác giả cùng sự tŕnh bày b́a của họa sĩ Đinh Cường. Thi phẩm của Hoàng Xuân Sơn và tuyển tập nhạc của Phan Ni Tấn cũng tŕnh làng với chúng tôi. Ngoài ra c̣n có sự hiện diện, tŕnh diễn của nhạc sĩ Từ Công Phụng với các ca khúc t́nh yêu của ông. Một số bạn văn từ những tiểu bang bên Hoa Kỳ cũng dọa sẽ về tập họp hàn huyên với nhau một buổi nhân dịp này. Tôi nghĩ, không khí sinh hoạt hôm đó sẽ vui lắm.

 

         

          Cuộc đời sinh hoạt văn học của anh Song Thao rất phong phú. Những ngày tháng kế tiếp hứa hẹn càng ngoạn mục hơn, bởi v́ anh đă vừa xong món nợ kéo cày của cái nghề tay phải. Thời gian hiện nay của anh dành hoàn toàn cho du lịch, cho sáng tác. Anh chị Sơn, Hương sẽ đi thăm Trung Quốc, đi nh́n Thái Lan, Nhật Bản như từng đi Cuba, Hương Cảng...Cuộc đời Song Thao thật tṛn đầy hạnh phúc. Bốn đứa con gồm ba gái một trai của anh chị đều thành đạt, ổn định. Và niềm hạnh phúc nhất của anh, người đẹp cố đô Huế vẫn dịu dàng, ngọt ngào lo cho anh từng món ăn ngon miệng, từng giấc ngủ đậm đà t́nh trăng mật.

 

          Tôi và Song Thao gần như mỗi ngày đều có ít phút chuyện tṛ qua điện thoại. Chuyện quanh quẩn linh tinh, thời sự, chính trị, văn học đều có. Và cũng không quên báo cho nhau biết một địa chỉ hay vừa gặp bất ngờ trên internet, một kết quả của trận hockey vừa qua, một huy chương mà Canada mới dành được trong Thế Vận Hội Mùa Đông 2006 tại Torino, Ư.... Cuộc sống của chúng tôi, những người hàng tháng lănh lương tuổi vàng để chờ đợi giờ lên đường cho chuyến đi miên viễn, kể ra khá thanh nhàn. Tuy Song Thao cũng như tôi đều đang dùng thuốc ổn định nhịp máu, nhưng sự lo lắng về chuyện ra đi ít hơn những năm trước đây. Bước qua ngưỡng cửa 65, h́nh như thấy trẻ lại, sung sức hơn, yên tâm, vừa ḷng với tuổi sống của ḿnh hơn. Cái bệnh ù ù trong lỗ tai của tôi vẫn c̣n đó, nhưng tôi đă vô hiệu hóa sự chi phối của nó. Tôi nghe rất rơ từng hơi thở, từng đường bay của giọt tuyết, cánh chim. Vừa ngồi gơ bài vừa nghe nghe Ư Lan, Diễm Liên, Ánh Tuyết...hát là chuyện b́nh thường. Không luyện được việc nghe cứ nghe, nghĩ cứ nghĩ, viết cứ viết, th́ khó ḷng thưởng thức hết các bộ phim tàu Đông Châu Liệt Quốc, Hoàn Châu Cát Cát, Phi Đao Phục Thù...hay các bộ phim Việt Nam: Ngọn Nến Hoàng Cung, Con Đường Gian Khổ, Ḍng Đời, Cầu Trầm...Cũng v́ nghĩ, viết, đọc, nghe...trong căn pḥng đóng kín cửa trên gác, tôi đă nhiều lần không nghe được tiếng chuông cửa do các nhân viên của bưu điện, UPS...bấm gọi giao thư, bưu phẩm. Anh Song Thao lại mách nước. Tôi gắn thêm một chuông mới ngoài cửa, mà nguồn âm thanh gắn vào ổ điện gần chỗ ngồi, từ đó tôi đỡ mất thời giờ đi lănh quà, lănh thư.

 

          Anh Song Thao đang trong thời kỳ điều chỉnh lại thị giác. Đôi mắt anh có một chút vấn đề, đó là bệnh nhăn áp glaucoma. Bệnh không khó trị, nhưng mỗi tháng một lần anh phải chi tiền. Nh́n chung, anh Song Thao vẫn là một trung niên hồng hào lắm, anh có máy tập đi bộ tại nhà. Anh thường đi đây đi đó thở hít không khí trong lành, bệnh cảm cúm có ghé thăm cũng không ở chơi lâu với anh. C̣n tôi, cũng không nghèo, có ...một chiếc xe đạp không bánh, vài chục đồng, một cặp tạ sắt nặng 5kg, và cái sấy tóc. Tạ mỗi ngày quơ qua quơ lại vài chục cái, xe đạp tuần đạp mươi phút. Nhưng mỗi ngày phải sấy cái lưng năm ba lần. Sức nóng làm giăn nở bắp thịt, xua đuổi mệt mỏi thật công hiệu. Tôi vẫn có thể ngồi gơ, dán mắt vào màn h́nh từ 6 giờ sáng đến 9 giờ tối là chuyện b́nh thường. Cán cân thể lực giữa tôi và anh Song Thao nh́n qua là nhận ra ngay sự chênh lệch. Nhưng rồi ai sẽ đi trước ai? Chuyện buồn này rồi sẽ phải đến thôi. Để đạt được tuổi đời của ông nội cũng như  thân phụ, tôi phải sống thêm 19 năm nữa. Anh Song Thao, ra đời trước tôi hai năm, anh muốn qua mặt phụ thân anh, cần phải tập thể dục thêm 25 năm nữa. Đùa vậy thôi, dù chỉ sống thêm một ngày chúng tôi vẫn vui. Chúng tôi luôn luôn là những trung niên chịu chơi.

 

          Để tạm ngừng đoạn dựa hơi nhà văn Song Thao, tôi ghi lại mấy câu ngũ ngôn đă dành tặng anh. Thơ như là món ăn tráng miệng:

        

          Chân mang giày số 6

          cơng Hương qua đại dương

          tâm mang tượng thánh giá

          sá chi cơi đời thường

          giữa đời khô khốc bụi

          ḍng phiếm sáng như gương

          treo nụ t́nh nhân ái

          trong từng mảnh đời thường

                            (Luân Hoán-Một Đời Thơ)