Thành Tôn Thắp T́nh Đi Thuyết Giáo

 

 

          Con đất Đại Lộc, thuộc tỉnh Quảng Nam là nơi phát sinh ra phong trào dân biến, chống lại sưu cao, thuế nặng đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1908. Về  mặt văn học, xứ đất thịt này đă sinh ra: danh sĩ Huỳnh Quỳ (Mậu Tư 1828 - Bính Dần 1926), thường được gọi là Tú Quỳ. Nhà thơ Nam Trân (1907-1967), tác giả thi tập Huế Đẹp Và Thơ. Nhà thơ Thành Tôn. Nhà thơ kiêm họa sĩ, vơ sĩ Hạ Quốc Huy (1947), hiện ở California Hoa Kỳ. Nhà thơ Hạ Đ́nh Thao. Nhà thơ Nguyễn Hữu Thụy (1954) hiện sống tại Sài G̣n. Nhà thơ Trinh Đường (1917-2001), một người tham gia phong trào kháng chiến chống Pháp và lún sâu trong chế độ Xă Hội Chủ Nghĩa, nhưng đă có những câu thơ, mô tả trung trực về làng  quê, nơi ông đă sinh ra :

          "Cồn cát giữa sông thuyền mắc cạn

           làng ta cuối xóm lở về đâu

           trông lên núi Trọc nguồn khô kiệt

           đến trẻ sơ sinh cũng bạc đầu"

                                                            (Trinh Đường)

          Trong những nhà thơ kể trên, tôi được gần gũi, thân thiết nhất với Thành Tôn. Anh ra đời vào ngày 09 tháng 9 năm 1943 tại xă Lộc Phước, con ông Lê Mẫn và bà Nguyễn Thị Cưu. Thành Tôn sống tại quê nhà một thời gian ngắn, rồi cùng gia đ́nh dời ra thị xă Hội An để tránh khói lửa chiến tranh. Qua hết cấp tiểu học tại gia, Thành Tôn vào trung học Trần Cao Vân, Tam Kỳ. Năm 1958, anh trở lại Hội An, theo học tại trường Trần Quư Cáp, trong hai niên khóa đệ tam và đệ  nhị. Thành Tôn đến Đà Nẵng vào năm 1962, anh hoàn tất năm đệ nhất tại trường Phan Châu Trinh. V́ hoàn cảnh gia đ́nh, anh vừa học Văn Khoa Huế, vừa dạy giờ tại các trường tư thục Phan Thanh Giản, Thánh Vinh Sơn (một chi nhánh của trường trung học Sao Mai, tại An Hải). Cùng lúc này anh ghi danh học hàm thụ môn triết tại Đại học Đà Lạt. Năm 1966, anh thành hôn cùng chị Phan Thị Trinh tại Đà Nẵng. Cuộc t́nh của Tôn, Trinh h́nh như đă manh nha từ những ngày anh theo học ở Trần Cao Vân; bởi v́ chị Trinh vốn là con dân của thị xă Tam Kỳ, mặc dù chị đang là công chức của Ty Thuế Vụ Đà Nẵng. Năm 1967, Thành Tôn thi hành lệnh động viên, theo học khóa 25 quân trường Bộ binh Thủ Đức. Trong khóa này c̣n có mặt các nhà thơ Chu Trầm Nguyên Minh, Phan Việt Thủy, nhạc sĩ Vũ Thành An...Tôi gặp nhà thơ Thành Tôn trong quân trường, nhưng không có mấy khi nói chuyện với nhau lâu. Tôn và tôi là hai sinh viên sĩ quan thuộc loại cù lần, sợ kỷ luật, nhưng không thiếu lè phè. Thành Tôn ăn vận quân phục rất đẹp bởi dáng người anh cao thẳng, cứng cáp. Nếu mái tóc ngắn làm khuôn mặt tôi trở nên trơ trụi, trống hốc như con gà chọi loắt choắt, th́ lại giúp khuôn mặt Tôn thêm nét cương nghị, phương phi, rất nhà binh. Vào ngày một số sinh viên khóa 25, đi tập bắn lần đầu tiên,  bị ḿn của anh em giải phóng quân sát hại bên cầu Bến Nọc, gần ṿng đai quân trường, tôi có gặp Thành Tôn ở cổng số 9. Anh cho biết, lẽ ra trung đội anh lănh trách nhiệm mở đường như đă có lệnh, nhưng chần chờ sao đó, để trung đội khác nhanh chân hơn. Anh có vẻ ngậm ngùi. Tôi thầm nghĩ nếu đơn vị của Thành Tôn đi tiên phong, rất có thể sự việc đáng tiếc không xảy ra, hoặc tŕnh trạng có thể xấu hơn, và Thành Tôn không chừng là một trong số những người đă sớm “anh dũng đền nợ nước”. Chuyện sống chết trong đời lính, không lường trước được, nhưng bỏ ḿnh khi chưa ra khỏi quân trường là điều quá đáng thương.

          Tôi rời trường Bộ binh Thủ Đức đẩy Thành Tôn bước vào giai đoạn 2. Anh ở lại tiếp tục thu hoạch những bài học chỉ huy cấp trung đội và đón đón tiếp các bạn văn Hoàng Bảo Việt, Lê Vĩnh Thọ, Hồ Trường An, Nguyễn Hữu Nhật vào khóa 26. Ngày măn khóa anh chọn h́nh ảnh con rùa để đeo vào tay áo trái. Với tài năng và ít nhiều may mắn Thành Tôn được chọn làm chánh văn pḥng (bí thư) cho hai đời Tỉnh trưởng Quảng Tín (Quảng Nam, trước và hiện nay): Đại tá Hoàng Đ́nh Thọ, và Đại tá Đào Mộng Xuân. Sau đó anh được chuyển về pḥng Tâm Lư Chiến, giữ chức Trưởng pḥng cho đến cuối tháng 3 năm 1975.

 

          Cũng như những sĩ quan "ngụy" khác, Thành Tôn tŕnh diện Ban quân quản vừa được thành lập. Anh bị đẩy vào các trại giam và cưỡng bách lao động tận miền Bắc để tẩy năo. Đoạn đường dành cho những người “thừa trái tim” quả có nhiều gian truân. Anh từng ở chung trại 12 Vĩnh Phú với Phan Nhật Nam, rồi đổi qua trại 10 Yên Báy cùng nhiều trại khác. Đời sống từ những Đại Học Máu của Hà Thúc Sinh, Trại Kiêm Giam của Nguyễn Chí Thiệp, Địa Ngục Có Thật của Tạ Tỵ, không xa lạ ǵ với Thành Tôn. Anh kiên nhẫn, chịu đựng để đạt chỉ tiêu tốt. Dù chỉ tiêu ra sao, tốt xấu như thế nào, anh không có quyền chọn lựa. Việc học hành để trở thành con người, không c̣n cần thiết những nhân, trí, tín, lễ, nghĩa...thông thường, căn bản, mà là những ǵ “vĩ đại” hơn, rổn rảng hơn, đại khái như “ba ḍng thác cách mạng”. Rất may, Thành Tôn không lặp lại những bất khuất của Thiếu tá Thẩm phán Hồ Minh, của bác sĩ Phạm Văn Lương và rất nhiều huynh đệ chi binh khác. Anh được cấp bằng tốt nghiệp. Trên mẩu giấy “cực kỳ” quan trọng này, ngày tháng ấn kư của cơ quan hữu trách không có sự nhầm lẫn tai hại như giấy cấp cho nhà thơ Phan Nhự Thức. May thay !

 

          Trong suốt chín năm đứng vững với đời, không có người đàn ông ḿnh thương yêu nắm tay, chị Thành Tôn đă quyết định đưa gia đ́nh vào Sài G̣n. Từ một chốn lạ nước, lạ đất, người đàn bà Tam Kỳ một mặt dành dụm thăm nuôi chồng, một mặt chăm sóc mẹ già và nuôi dạy 3 người con, có cháu ngày nay đă trở thành Y khoa Bác sĩ.

          Thành Tôn được trở về với gia đ́nh trong tâm trạng bi quan trước cuộc sống. Ngồi tập đan từng mũi len giúp vợ, anh luôn luôn nghe ngóng những biến động của thời cuộc. Nghe chỉ để mà chơi thôi. Thú tiêu khiển này không mất tiền mua, nhưng nếu rủi ro có thể mất mạng. Khi có mặt tại Sài g̣n để chuẩn bị qua Canada theo diện đoàn tụ gia đ́nh, chúng tôi thường ghé nhà anh chị Thành Tôn ở B́nh Thạnh. Vợ tôi phục chị Trinh sát đất trước những tháo vát, quán xuyến của chị. Chị cũng luôn luôn xem vợ tôi như một người em gái, tận t́nh chỉ bảo rất nhiều điều cần thiết cho cuộc đổi đời mới sắp đến của chúng tôi. Những hồn nhiên, cởi mở của Tôn ngày trước đă mất đi nhiều. Những bài thơ của anh trong lúc này là những tiếng thở dài sâu thẳm và kín đáo, không hề thể hiện qua chữ viết. Cũng may khi chúng tôi đă ra đi, Thành Tôn gặp lại một số bạn văn có ḷng thời trước. Những Đynh Hoàng Sa, Vương Thanh, Hà Nguyên Thạch, Lê Vĩnh Thọ, Hoàng Trọng Bân, Đynh Trầm Ca, Huy Tưởng...là những chỗ vịn t́nh cảm giúp anh dần dần lấy lại một phần nào thế quân b́nh giữa nội tâm và ngoại giới . Ông Đại úy ngày xưa không mấy khi uống rượu, bây giờ đă biết hương vị của nhiều thứ đế quốc nội, lẫn bia hơi. Chỉ có thuốc lá chưa cù rủ được anh.

         Chín năm tù tội, lao động không công của Thành Tôn, được truy lănh tương đối khả quan: anh trở thành một ông H.O. Hồ sơ xuất ngoại của anh được lập ngay đợt thứ nhất trong chương tŕnh ra đi này, nhưng v́ mẹ già, anh chấp nhận rời quê hương trong chuyến sau cùng (AF1), trở thành một trong những người định cư tại Mỹ muộn nhất.

          Tại đất định cư mới, gia đ́nh Thành Tôn sống rất gần với khu Phước Lộc Thọ của quận Cam. Cùng với tháng năm, anh chị Thành Tôn khắc phục dần những khó khăn của cuộc sống. Sau nhiều thay đổi việc làm, anh dừng lại với nghề điện tử cho một hăng sản xuất computeur, và chị trở thành người kiểm soát lại hàng hóa thành phẩm của một nhà đan len. Anh chị đă bảo lănh được cậu con trai duy nhất sang đoàn tụ, với công việc trong sở Bưu điện Hoa Kỳ. Cô con gái út, những năm đầu trên đất Mỹ, một hai đ̣i trở về quê hương, nay đă sắp tốt nghiệp Đại học. Chưa ra trường nhưng đă có nơi nhận vào làm việc. So với bạn bè, cụ thể như tôi, Hoàng Lộc, Thái Tú Hạp...Thành Tôn đến xứ tự do sau cùng, nhưng sự thành công về nuôi dạy con cháu của anh vượt chúng tôi xa. Tôi nghĩ sự thành công này là đáng trân quí nhất.

          Ngoài những giờ lao động, Thành Tôn thân mật giao du với nhiều chân t́nh với nhà văn Vơ Phiến, nhà văn Nguyễn Mộng Giác, họa sĩ Khánh Trường, giám đốc nhà xuất bản Văn Nghệ Vơ Thắng Tiết...Anh cũng gặp được một số những người viết sau 1975. Và thỉnh thoảng cũng làm một khán thính giả tham dự vào những cuộc sinh hoạt văn hóa. Điều mừng nhất,  anh có trở lại với thơ dù không mấy tha thiết. Qua nhiều cuộc điện đàm, tôi nhận thấy Thành Tôn chợt tích cực, chợt chán nản với chữ nghĩa, thơ văn. Dù anh vẫn đọc rất nhiều. Tủ sách của anh có lẽ rất phong phú. Anh vẫn thường gởi tặng tôi những tác phẩm quí hiếm anh sưu tập được. Những cuốn sách lọt vào tay anh như chuột sa vào hũ nếp, được anh chăm chút cẩn thận. Nh́n những tác phẩm được đóng lại b́a, bao bọc xinh xắn, tôi như đọc được những t́nh bạn thân thiết anh gởi kèm.

 

          Thành Tôn bắt đầu làm thơ rất sớm. Thời ở Hội An, anh đă cùng Thái Tú Hạp, Hoàng Quy ấn hành một tuyển tập thi ca với tên T́nh Người Sông Thu. Tuyển tập này được thực hiện dưới h́nh thức quay ronéo, phổ biến hạn chế. Ngoài h́nh thức yếu kém v́ phương tiện và điều kiện in ấn thời bấy giờ c̣n rất nhiều khó khăn, những cuốn sách phát hành bằng ronéo không thiếu giá trị nghệ thuật ở nội dung, do đó tôi vẫn cho là những tác phẩm đúng nghĩa. Những tác phẩm loại này có khá nhiều trong những thập niên 60, 70 trên các tỉnh lẻ và ngay cả ở thủ đô Sài G̣n. Cũng như một số bạn trẻ làm thơ khác, thơ Thành Tôn được chọn đăng trên hầu hết các tạp chí văn học nghệ thuật tại miền nam. Với bản tính chất phác, hết ḷng với bè bạn, anh được hầu hết các bạn văn khắp nơi mến mộ. Là một người giữ chữ tín ngon lành nhất trong các bạn, đồng thời rất chịu khó, Thành Tôn đă được hai nhà xuất bản lớn thời bấy giờ là An Tiêm và Lá Bối chọn giữ chân đại diện và phát hành mọi mặt sách do hai nhà xuất bản này ấn hành. Ḷng yêu chữ nghĩa đă giúp anh vượt qua những nặng nhọc để giúp cho việc phổ biến các tác phẩm có giá trị mở rộng thêm vùng tiêu thụ.

 

          Thời ở Đà Nẵng, có lẽ tôi là người màu mè, nhiều chuyện nhất, nên đă rủ bè bạn lập ra một nhà xuất bản. Trong đám bạn tôi cù rủ có Thành Tôn, Hà Nguyên Thạch, Đynh Hoàng Sa, Vương Thanh tán đồng. Tôi chọn tên Ngưỡng Cửa và chọn logo là một con ngựa, trong tư thế sắp khởi hành rất hùng dũng, đều được các bạn chấp thuận. Nhà xuất bản Ngưỡng Cửa, tuy lập để cho vui, nhưng không thiếu nghiêm chỉnh. Khai mạc nhà xuất bản là một tập thơ của tôi, với một cái tên rất u ám: Chết Trong Ḷng Người. Tập thơ dày 112 trang được nhà in tạp chí Văn Học của anh Phan Kim Thịnh tại Sài G̣n ấn hành năm 1967. Mặt b́a sau có ghi ba địa chỉ liên lạc: 1/ Lê Hân, 161 Yên Đổ, Sài G̣n. 2/ Luân Hoán. 96 Triệu Nữ Vương, Đà Nẵng. 3/ Hà Nguyên Thạch, 43 Phan Bội Châu, Quảng Ngăi. Giá bán sách được ghi một ḍng dài: “giá nhất định 42$”.Nhưng quan trọng nhất là giới thiệu những tác phẩm sẽ xuất bản như:  Nỗi T́nh Cờ (thơ Hà Nguyên Thạch), Ngoài Kia-Mặt Trời (truyện Hà Nguyên Thạch), Vết Thương (truyện Vương Thanh), Vàng Lạnh (thơ Nguyễn Nho Sa Mạc), Luật Thời Chiến (truyện dịch của Nguyễn Kim Phượng), 100 bài Lục Bát (thơ Thành Tôn), Thắp T́nh (thơ Thành Tôn), Trái Tim Trên Cao Nguyên (thơ Đynh Hoàng Sa). Tuy giới thiệu đàng hoàng như vậy, nhưng về sau, khi xuất bản, các bạn tôi đổi tên sách. Thay v́ Nỗi T́nh Cờ, Hà Nguyên Thạch lấy Chân Cầu Sóng Vỗ. Trái Tim Cao Nguyên của Đynh Hoàng Sa đổi thành Vùng Trú Ẩn Hoang Đường. Chỉ duy có tập Thắp T́nh của Thành Tôn, không thay đổi.

 

          Tập Thắp T́nh của Thành Tôn với giấy phép xuất bản mang số 75 UBKD/VICT (Ủy ban kiểm duyệt vùng 1 chiến thuật) được kư ngày 31 tháng 7 năm 1969. Do chính tác giả thực hiện từ A đến Z: tŕnh bày b́a, sắp chữ, đạp máy in và tự đóng xong ngày 06 tháng 8 năm 1969. Ngưỡng Cửa đứng tên xuất bản. Việc tự một ḿnh hoàn tất công đoạn in ấn một tác phẩm, trước Thành Tôn, nhà văn Vơ Phiến, vào năm 1950 cũng tự thực hiện tác phẩm Chữ T́nh của ông; và sau Thành Tôn, năm 1972 nhà xuất bản Con Đuông, cũng hoàn tất tập Lục Bát Của Huy Tưởng dưới h́nh thức này. V́ tính chất đặc biệt đó, khi triển lăm sách ở Sài g̣n, tập Thắp T́nh được để riêng một cơi, để bạn đọc thấy được ḷng yêu sách của tác giả, cùng sự hoàn hảo của cuốn sách chỉ với một người hoàn tất việc in ấn.

 

         Thành Tôn đến thăm và bồng Hoà B́nh, trưởng nữ của LH, 1969        

 

           Với một trăm trang thơ, Thắp T́nh được chia làm hai phần. Phần một gồm những bài thơ chuyên chở t́nh yêu quê hương cùng những t́nh tự dân tộc của Thành Tôn. Khởi đầu với bài “Nói Với Con Gái”, anh viết:

         1. Con thức dậy cùng con chim sẻ non hé mồm trên mái hiên/ Con nhện rề rà chăng lưới dưới chiếc nôi đung đưa / Bóng tối thẹn thùng dấu mặt / Nước đái con tinh khiết chan ḥa /

          Con thức dậy cùng lúc con mèo th́ thầm cùng con chuột nhắt / Con chó con đùa bỡn với chiếc đũa bếp / Bà nội đang vo nước gạo trong xanh vào ḷng thau trắng / Mẹ nhóm đốm lửa hồng cho một ngày rực rỡ.

          2. Con thức dậy với đôi mắt dịu dàng của tuổi thơ cha không có / Đôi má mũm mĩm của ấu thời mẹ đánh rơi / đôi môi hồng hào ngọt dịu của thiên thần bỏ quên đêm hợp cẩn/ đôi tay hào hoa vẽ vào chân không vùng trời ảo tưởng / đôi chân son th́ thào gió sớm / Con thức dậy và nằm đó cùng mặt trời / Con hăy khóc lên cùng với ngày rạng rỡ / Con hăy cười cùng ánh sáng ngụy h́nh / hăy khóc, hăy cười cùng bà, cùng mẹ đi con.

          3. Cha cũng thức dậy trên chiếc giường đung đưa của bệnh xá / Trong khi những người bạn chuyền tay cây súng lạnh vọng canh ngoài / Đúng lúc tiếng súng ́ ầm cùng với đất / Cha thức dậy cùng quê hương ta chan ḥa máu đỏ.

          4. Con thức dậy cùng cha / Thức dậy cùng cha / Thức dậy để quê hương ta cùng thức.

          Tôi không là một Đặng Tiến, một Nguyễn Hưng Quốc, một Đỗ Qúy Toàn, một Thi Vũ... nên chẳng dám ba hoa b́nh giảng ǵ về thơ của Thành Tôn, tôi chỉ xin trích đầy đủ nguyên văn một số bài để bạn đọc chiêm nghiệm. Phê b́nh thơ không phải là chuyện dễ dàng. Cảm nhận được. Nhưng từ sự cảm nhận đến việc tŕnh bày cái cảm nhận ấy một cách rơ ràng, thông minh là điều tôi không nên và không muốn cố gắng. Bạn đọc với hàng ngàn đồng cảm, dị cảm khác nhau sẽ rất thích thú tự ḿnh khám phá những thú vị trong thơ thành Tôn. Tôi xin trích tiếp để bạn đọc tham gia nhận định về thơ của một người có kỹ thuật sáng tác vững vàng trong tất cả các thể loại thơ đang được sử dụng.

 

          Hương Đồng Phấn Nội

 

          Đợt khói lam chiều tương tư mái rạ/ anh thấy ǵ trong đó hay không ?/ nếp sống b́nh yên màu xanh sắc lá/  gói ghém cuộc đời nắng hạ mưa đông

          tản bộ nhàn du dừng chân xóm Hạ/ mới thấy cảm nhiều luyến mến quê hương/  những túp lều tranh ấm t́nh thôn dă/  tô đắp cuộc đời một nắng hai sương

          sáng ra đồng những bác Tư cày cuốc/  trong trường làng những thằng Út ê a.../  vọng từ ruộng dâu tiếng ḥ quen thuộc/ giọng những cô Lài trầm bổng gần xa

          sau cửa hoàng hôn đèn dầu lụn bấc/  tất cả như vừa quên mọi âu lo/  áo vá quần khâu gói tṛn chân thật/ niềm thương yêu len lỏi giữa câu ḥ

           trống sớm làng Trung, chuông chùa xóm Thượng/ tiếng quê hương vang vọng tháng năm dài/ giọng hát : à ơi...chảy tràn tám hướng/  tiếng nói cuộc đời khoan nhặt êm tai

           những thứ ấy những hương đồng phấn nội/ tô điểm cuộc đời thầm lặng thêm duyên/  dù nắng rào đường, dù mưa chắn lối/  chốn quê t́nh vẫn đậm nét trinh nguyên

           nếp sống b́nh yên màu xanh sắc lá/ gói ghém cuộc đời nắng hạ mưa đông/ đợt khói lam chiều tương tư mái rạ/  anh có thấy ǵ trong đó hay không ?

 

          Hồi Âm

 

          Ngày anh đi, tôi vẫn c̣n bé dại/  chỉ biết cười thôi, dù buổi chia ly/  nhưng vẫn nhớ, khi thuyền nan quay lái/  ḍng sông xanh dậy sóng tiễn người đi

           anh say hải hồ, tôi mê học hỏi/ t́nh cảm chúng ḿnh nào đă...tàn phai/  lời tiếc thương anh nhắn về thăm hỏi/ bắt trí tôi ôn lại tháng năm dài

           ừ nhỉ, ngày xưa , cái ǵ lưu luyến/  ḍng sông xanh. Trăng thắm. Lũy tre làng/  bến nước đ̣ ngoan, núi chờ mây quyện/  pháo đỏ, rượu nồng...Giỗ, Tết xênh xang

           tất cả ngày xưa , chừ là kỷ niệm/ bến Trâu Dầm, cầu Bà Đội...tang thương !/ v́ bởi thời gian một ḷng quyết chiếm/ cả chúng ḿnh, cả bướm, cả muông chim

          nào Bích, nào Ngân, nào Hà, nào Tố/  đă không c̣n vết tích của ngày xanh/  mà lại Ngọc Bích, Thu Hà...rất ngộ/ đang bôn ba trên mấy nẻo kinh thành

          và những Đào tong, Thi gầy, Hải móm/ cũng lên đường dẹp loạn giữ quê hương/ như anh biết tre tàn măng sẽ nhóm/  câu hát : à ơi...vẫn quyện trong sương

           chưa rượu tao phùng đă nhiều ngây ngất/ khi ngày xưa sống dậy ở trong tôi/  tiếng hát ru con, ru t́nh thứ nhất/  tiếng quê hương hay tiếng nói cuộc đời

           tôi phục tài anh, ngày xưa, c̣n nhớ/  và mối t́nh gắn bó với quê làng/  muốn ngỏ đôi lời, nhưng sao vẫn ngại/  anh có buồn khi người ấy sang ngang ?

                                                         (Thành Tôn - Thắp T́nh - 1969)

         

          Trong phần thứ hai, bắt đầu từ trang 55 là: Miền Cư Ngụ, (thơ 7 chữ), Cuộc Tôi (lục bát), Tội Đồ (lục bát), Vào Ḷng Đất (lục bát), Giả Dụ Cho Một Người (thơ 8 và 7 chữ), Tinh Thể (lục bát), Cuộc Đuổi Bắt (thơ 8 chữ), Gơ Cửa Đời (thơ tự do), Cúi Xuống (lục bát), Cuối Cuộc Kiếm T́m (thơ 8 chữ), Ranh Giới (lục bát), Gọi Tên (ngũ ngôn và nhiều chữ), Tiếng Động (lục bát), Thuyết Giáo (thơ 7 và 5 chữ). Với những bài này, thơ Thành Tôn nghiêng nhiều về lư luận, tŕnh bày tư tưởng. Thể loại anh cảm thấy thích hợp để diễn đạt những suy nghĩ của ḿnh thường là lục bát, hoặc 7, 8 chữ ngắn dài lẫn lộn, không g̣ bó bởi âm vận. Nhưng với một kỹ thuật dùng chữ, chọn h́nh ảnh đă nhuần nhuyễn, thơ Thành Tôn bước một bước khá xa trong sự thành công về thi ca của anh. Mời đọc vài bài ở phần 2:

 

          Ranh Giới

 

          Vui riêng, cười lẻ, khóc thầm/ đời sao sống vậy hồi âm cơi nào/  vô ra nhạt bóng lao đao/  co thân thủ thế trông vào những đâu

          nhện buồn chỉ đó canh thâu/ lưới chăng hồn dựng mắt sầu nhặt thưa/ tôi lui chân lạc tay thừa/ mẹ cha cũng vậy nên chưa hiểu giùm

           xuống lên trời tận đất cùng/  anh em ngày một muôn trùng cách xa/  máu hồng mạch sẻ lần qua/ bàn chân vỉa phố một ta kẻ chờ

          dây dưa chắp nẻo ơ thờ/ ngọn đèn chứng dám cũng mờ bóng quen/ sống không tiếng động thân hèn/ lại qua cũng vậy chi bằng thu thân

           đi, về bóng lạ bàn chân/  ḍng sông nghiệp dĩ tiếp dần biển khơi/  quanh co nghĩ rộng đất trời/  cái tôi hiện hữu một thời vong nô

          khép dần cánh cửa hư vô/  thân chưa nhập thế cơ hồ cách xa

 

          Cuối Cuộc Kiếm T́m

 

          Tôi rảo bước trên sợi giây ngờ vực/  nhưng lạ thay vẫn giữ được thăng bằng/ tôi giả lơ với tôi từng uẩn khúc/ tra hỏi ḿnh phải sống đây chăng

 

          nó đă đến trú nơi tôi từng bữa/ và ṭ ṃ lục lạo nỗi ưu tư/ tôi nhẵn túi có ǵ đâu đời sống/  tóc đă thưa dần râu đă hư

           tôi rờ khắp châu thân rồi tự hỏi/  có tay chân mặt mũi cũng t́nh cờ/  ở trong đó âm thầm vang tiếng gơ/ và máu hồng chắc cũng hư vô

           tôi tra gạn tôi như cuộc chiến/ không lư do trên số phận con người/ sống lẩn lút để thấy ḿnh hiển hiện/ măi rồi quen nghĩ cũng vui

          khi bắt gặp tôi thấy ḿnh ủy mị/  thân cong ṿng uốn dấu hỏi bâng quơ/  gương trước mặt vô t́nh không tráng thủy/ nên lập lờ tôi nỗi hư vô

                                                (Thành Tôn - Thắp T́nh -1969)

         

          Thuyết Giáo

 

          Trên mỗi tấm thân xem đă nặng/  hai vai sầu đeo nhánh tử sinh/ bởi có mặt anh tôi hiện diện/ nhưng mỗi chúng ta là cơi riêng

          sống không là cơi phúc/  chết đâu nỗi cực thân/  đứng đi như tṛ bấm nút/  không là nhau nhưng chấp nhận chung

          cần có mặt nhau như tấm kiếng/  sao hóa trang thêm những râu/  khi mở mắt biết ḿnh sẽ nhắm/ tranh dành chi nỗi thiệt hơn

          Đời chưa đủ giả dối/ sao c̣n đeo mặt nạ chung thân/ sống là thu vào trong chiếc vỏ/ ta vẫy vùng cho nó lăn

          làm người không lựa chọn/  diệt sinh đâu là chuyện tiên thiên/ mỗi chúng ta c̣n đeo thêm chiếc bóng/  dăn co và lẩn quẩn trong chân

          không là anh nếu tôi vắng mặt/  sống là soi vào nhau/  đừng sắp chúng ta thành công cụ/ đă đành là động vật như ai

          hăy cúi xuống gơ bốn chân như ngựa/ hăy đứng lên từng bước như đười ươi/  cử động đó đâu là ta có phải/ bởi sống đời không luận suy

          Tôi bắt tay anh chắc ǵ thân thiện/  nhưng đâu thù nghịch nhau/ sống là dửng dưng xoay hai mặt/ sấp ngửa ǵ cũng chung

                                                           ( Thắp T́nh, Thành Tôn, 1969)

     

          Sau lưng b́a thi phẩm Thắp T́nh của Thành Tôn, nhà xuất bản Ngưỡng Cửa có ghi rơ tên năm thi phẩm đă xuất bản của Luân Hoán, Đynh Hoàng Sa, Hà Nguyên Thạch, Phan Nhự Thức, Thành Tôn. Đồng thời ghi thêm phần sách sẽ in rất ngon lành: Bồng Xác Kẻ Thù (Phan Nhự Thức), Nỗi T́nh Cờ (Hà Nguyên Thạch), Cung Cách Riêng (thành Tôn), Trạm Kiểm Soát (Đynh Hoàng Sa), Bầy Ngựa Hồng (Cao Thoại Châu), Vết Thương (Vương Thanh), Tiếng Động Trong Khu Phố Nhỏ (truyện Lam Hồ) vv...Tiếc rằng chúng tôi gặp một vài trục trặc, v́ ở cách xa nhau, không đi tiếp được. Tôi thay tên Ngưỡng Cửa bằng tên Thơ, với dự định nhà xuất bản này chỉ chuyên in thơ và những ǵ liên quan đến thi ca như biên khảo về thơ chẳng hạn. Logo nhà xuất bản tôi dùng con “nai vàng ngơ ngác” để thay cho con ngựa phiêu bồng. Logo này tôi nhờ họa sĩ Phạm Cung ở Quảng Ngăi vẽ. Để bớt cô đơn, tôi rủ Lê Thành Tôn và Lê Vĩnh Thọ cùng đứng chủ trương. Ba ông lê la lê lếch này, rút cuộc chỉ mới thực hiện được các tác phẩm: Ḥa B́nh Ơi Hăy Đến (thơ, nhạc của Luân Hoán, Phạm Thế Mỹ, Lê Vĩnh Thọ, 1969), Lục Bát Ca (thơ lục bát của Luân Hoán, Lê Vĩnh Thọ do Vĩnh Điện phổ nhạc, 1970), Thơ T́nh (thơ Khắc Minh và Luân Hoán, 1968), Điệp Khúc Chân Mây – Ca Dao T́nh Yêu (thơ Khắc Minh và Luân Hoán, 1968), Nén Hương Cho Bàn Chân Trái (nhiều tác giả, 1969), Viên Đạn Cho Người Yêu Dấu (thơ Luân Hoán, 1970), Rượu Hồng Đă Rót (thơ Luân Hoán, 1974).

          Tập Thắp T́nh của Thành Tôn đă khép lại cái cổng của Ngưỡng Cửa. Tập thơ này của anh được nhà văn Nguyễn Sao Mai, với chủ trương giới thiệu thơ văn Việt Nam đến cộng đồng văn chương âu-mỹ (qua hai tạp chí The Writers Post và Wordbridge do ông chủ trương), chuyển sang Anh ngữ. Trong nay mai cơ sở xuất bản Songvan Magazine sẽ tung ra thị trường văn thơ Hoa Kỳ dịch phẩm này. Hy vọng anh Thành Tôn sẽ nhân đây gom lại niềm hứng thú, để cho in thi phẩm Thuyết Giáo mà tôi tin bản thảo đă được hoàn tất từ lâu. Biết đâu anh không cho xuất bản thêm những bài thơ anh viết trong 15 năm được sống với một xă hội có nhiều màu đỏ kể từ khi ra tù, cho đến ngày đặt chân đến xứ cờ hoa. Những bài thơ đă xuất hiện ở các tạp chí Văn Học, Hợp Lưu, Văn...và các đặc san Quảng Nam Đà Nẵng chắc chắn cũng sẽ được tập họp, gióng hàng ngay thẳng dưới một tên gọi rất Thành Tôn, ông bạn đă Thắp T́nh lên để đi Thuyết Giáo cái đạo t́nh thương yêu, nhân bản của đời thường.

 

          Viết về Thành Tôn, tôi không thể quên một vài kỷ niệm nho nhỏ với anh. Trước năm 1975, trong thời kỳ phong trào nuôi chim cút nở rộ. Tôi cũng tham gia rất “hồ hởi” vào cái dịch này. Nhưng phải nói, tôi không nặng phần kinh doanh, toan tính một chuyện làm ăn trên trứng cút. Vốn đă mê chim, nay có cơ hội có thể nuôi cả đàn thú lông vũ trong nhà c̣n ǵ thú bằng. Thay v́ làm lồng chuồng vừa đúng tiêu chuẩn nuôi để sản xuất, tôi vung tay cho chuồng lồng có vẻ thẩm mỹ để trở thành một vật trang trí trong nhà. Lồng đẹp, chim nhiều, điện chong...rất ư bài bản. Chỉ tiếc khi tôi nhập cuộc, phong trào đă xẹp xuống ở Sài G̣n, rồi từ từ hết hơi ở các tỉnh lẻ. Tôi chẳng buồn bă, thất vọng ǵ . Để giải quyết những tiếng kêu nhức đầu suốt cả đêm ngày và giảm chi phí điện chong, tôi t́m cho những người thích ăn thịt chim. Chuyện cho chim cút bỗng gặp nhiều khó khăn. Mới ngày trước mua cặp chim có thể bạc trăm, ngày sau th́ chẳng mấy ai nhận không. Thị trường tung ra tin đồn bệnh này, bệnh nọ về giống chim hại những người lăng mạn trong việc chăn nuôi. Tôi c̣n một số không có chỗ phóng sinh hợp lư, tôi mang xuống cho Thành Tôn nuôi giúp. Chẳng hiểu sao, người bạn hiền lành của tôi đưa tay ra đỡ giúp công việc này. Không biết về sau Thành Tôn giải quyết số phận những con chim ưa gáy, thích làm t́nh và háu ăn này ra sao. 

          Năm 1984 gia đ́nh tôi dọn hết vào Sài G̣n. Tuy cư ngụ ở 22 Lê Lợi nhưng vợ chồng tôi vẫn thường xuyên ngồi xích lô đến chơi với vợ chồng Thành Tôn ở Chợ Lớn. Chị Trinh lúc này đang hành nghề đan áo len cho những người xuất ngoại. Dĩ nhiên cả gia đ́nh chúng tôi đều được một chiếc áo từ đôi bàn tay lành nghề, khéo léo của chị. Sau khi qua Canada, chúng tôi mới biết những chiếc áo len ấy chỉ có thể sử dụng ở một đất nước có nhiệt độ ít lạnh về mùa đông hơn ở Montréal. Chúng tôi gởi ngược những chiếc áo len ấy về tặng bà con chúng tôi ở quê nhà, nhưng vẫn giữ lại một chiếc, màu đỏ dành cho Lư. Chiếc áo len Lư cũng chưa mặc qua bao giờ. Chúng tôi cất nó nguyên trong thùng thiếc đựng hàng thuở ra đi. Vài ba tháng tôi lại mở thùng ra một lần, v́ lư do này hay lư do khác. Và mỗi lần như vậy, tôi lại nh́n chiếc áo với rất nhiều hồi tưởng. Chất len có thể không đủ ấm, nhưng t́nh bạn đến từ đôi tay người bạn đường của ông bạn thi sĩ thật rất đậm đà, có lẽ v́ điểm này nên Lư đă quyết tâm giữ măi chiếc áo, dù chỉ cất nó trong thùng. Tôi không c̣n nhớ những ngày tháng đó chúng tôi nói với nhau những ǵ, gởi gắm cho nhau điều nào. Kỷ niệm có thể là những khoảng trống không khi chúng tôi cùng ngồi nh́n những sinh động đang diễn ra trước đường phố. Hoặc những tiếng thở rất nhẹ mà không dám cho nhau nghe thấy. Sau ngày gia đ́nh Thành Tôn đến Hoa Kỳ, chúng tôi có dịp liên lạc với nhau qua điện thoại. Nghe được tiếng nói quen thuộc của nhau đă là một niềm vui. Một hôm Thành Tôn cho tôi biết anh c̣n giữ hai thẻ căn cước thời Việt Nam Cộng Ḥa của tôi và Lư. Hai thẻ này tôi đă gởi cho anh giữ hộ khi xuất cảnh, mà tôi quên hẳn Dĩ nhiên tôi rất mừng. Thành Tôn đă hoàn trả và tôi cũng đă sung sướng tŕnh diện chúng trên trang sách “Luân Hoán Một Đời Thơ” xuất bản năm 2005.

 

          Trước khi có ư định thực hiện một số bài viết về kỷ niệm với bằng hữu dưới h́nh thức hồi kư rời, được gọi là “Dựa Hơi Bè Bạn”, tôi đă mở mục Đất T́nh trên trang Vuông Chiếu Luân Hoán. Trong mục này, phần dành cho Đà Nẵng, bài viết về Thành Tôn này đă có dưới tên Châu Thị Ngọc Lê, nay có bổ túc chút ít, dẫu vậy bài viết vẫn không đầy đủ. Nhiều kỷ niệm rất muốn bày ra lại có đôi chút quên quên nhớ nhớ không rơ nét, mà với Tôn, điều ǵ cũng  phải chính xác mới nên viết.Tôi đành phải dừng thôi, ngồi nhớ lại ngày xưa thử ra sao. Trong khi nhớ, mấy câu vè này lại tới:

          “Bạn hiền chở sách đi đâu/  thùng nghiêng, xe ngă, áo nhàu nắng trưa/  giúp tay bạn, câu hỏi đùa:/ bao nhiêu sinh mạng ông thừa sức bưng ?/  xin đạp thong thả, cầm chừng/  để hồn chữ nghĩa sau lưng ngóng đời/ may ra ai đó thấy tôi/  bốc làm nhân vật sống đời cũng vui/ đạp chậm nhé, đừng quay lui/  An Tiêm, Lá Bối ngậm hơi qua đường/ cuộc đời quả thật dễ thương/  thắp t́nh phân phát mùi hương sách vàng”

              Đây là h́nh ảnh một vài lần tôi bắt gặp Thành Tôn chở những thùng sách nặng trên đường Độc Lập. Thơ thẩn đă lạng quạng quá rồi, nên không dám lếu láo. Nhất định ngừng tại đây.