Trang Châu, người mang nhiều thứ 

 

          Thời Chiến quốc bên Tàu, tại đất Mông thuộc tỉnh Hà Nam Trung Hoa ngày nay, có một người làm quan một thời gian ngắn rồi lui về với cuộc sống b́nh dị cùng thiên nhiên. Ông trở thành một trong những nhà đại tư tưởng  của Trung Hoa, có tên Trang Chu, c̣n được gọi là Trang Châu hay Trang Tử. Triết gia này nổi tiếng qua tác phẩm Nam Hoa Chân Kinh (sách Trang Tử) và đặc biệt với huyền thoại Trang Châu Mộng Hồ Điệp (nằm ngủ mơ thấy hóa thành bướm, tỉnh dậy bâng khuâng không rơ ḿnh hóa bướm, hay bướm hóa ra ḿnh). Khi tôi bắt gặp quí danh Trang Châu trên báo chí, tôi đă nghĩ tác giả này hẳn rất ngưỡng mộ cái đạo giáo của Trang Tử mà dùng tên ông làm bút hiệu.

          Tuy sớm có cảm t́nh với một bút danh đẹp, nhưng tôi chưa biết ǵ nhiều về Trang Châu, cho đến khi ông lập gia đ́nh. Lư do đại khái như thế này: phu nhân của ông là một á hậu trong cuộc thi hoa hậu đầu tiên của Việt Nam Cộng Ḥa, Á hậu Hoàng Kim Uyên. Cô đă một thời sinh sống trong cùng một thành phố với tôi. Hơn thế nữa, cô là em của người bạn tôi chơi thân. Tuy chưa hề có vơ vẩn nào, nhưng khi lượm những nhan sắc trong thành phố, bắt sống đời với thơ, để tỏ ra ḿnh là một kẻ đại lăng mạn, tôi không bỏ sót Kim Uyên, nên đă viết:

          “ Tự xem như đă bà con / mà sao đôi lúc vẫn c̣n xốn xang ? / em cười, thế giới hoang mang / em đi, nhạc biếc nhạc vàng nối chân / câu thơ tôi chợt bần thần / giữ Kim Uyên lại th́ bâng khuâng buồn / thả đi, hỏng cả mấy chương / t́nh thơ một thuở như tuồng vắng tênh”.

          Việc Kim Uyên thành hôn cùng Trang Châu, giúp tôi biết, ông nhà văn này tên thật Lê Văn Châu, thứ nam của Trung tướng Việt Nam Cộng Ḥa Lê Văn Nghiêm, là một bác sĩ quân y, phục vụ trong binh chủng Nhảy Dù. Tuy chưa bao giờ liên lạc với vợ chồng Trang Châu, nhưng chơi với Hoàng Trọng Bân, thỉnh thoảng tôi có nghe tin về cặp trai giỏi gái đẹp này.

          Tôi gặp và quen với Trang Châu sau khi định cư tại thành phố Montréal Canada. Thân t́nh bắt đầu từ một sinh hoạt văn học. Nhận đề nghị của nhà thơ Đô Quư Toàn, tôi liên lạc cùng Trang Châu, để mời anh góp mặt trong sinh hoạt Văn Bút, Trung Tâm Canada, mới bắt đầu dự trù thành lập. Điện thoại đến người chưa quen, tôi rất ngại. Nhưng không ngờ Trang Châu rất cởi mở. Anh nói đă có biết chút ít về tôi, và nếu có tôi trong hội đoàn này, anh sẽ tham gia. Sau đó không lâu, anh trở thành chủ tịch Văn bút Việt Nam trung tâm Québec (1987-1991), rồi chủ tịch Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại nhiệm kỳ 1991-1993.

          Chẳng phải điều nghiên lư lịch, nhưng đă có cơ hội cho tôi biết thêm về Trang Châu hơn chút nữa. Anh sinh ngày 28 tháng 3 năm 1938 tại thành phố Huế. Thân mẫu anh, bà Trung tướng Lê Văn Nghiêm, nhũ danh......có hai người con trai. Anh cả là Lê Văn Trang, một Trung Tá Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa, phục vụ trong ngành Cảnh sát. Anh Lê Văn Trang hiện cũng cư trú tại Montréal, đă giữ chức Chủ tịch hội Cựu quân nhân Việt Nam tại thành phố này trong nhiều nhiệm kỳ. Bút hiệu Trang Châu, hóa ra cũng khởi đi từ một sự ghép tên. Nếu tôi dùng tên của nhị vị thân sinh ḿnh làm bút danh, th́ Trang Châu dùng tên của anh trai và của anh để cùng sống lâu với đời. T́nh anh em ruột thịt như vậy là đậm đà vô cùng.

          Là con của danh gia vọng tộc, nên Trang Châu được trang bị kiến thức rất đầy đủ, dù không may, thân mẫu anh qua đời khi anh vừa xong cấp tiểu học tại trường ḍng Pellerin Huế. Ở bậc trung học, anh vẫn theo chương tŕnh Pháp và đă phải chuyển đổi qua nhiều trường v́ nền giáo dục của Pháp tại Việt Nam từ từ hạn chế. Từ trường Institut de la Providence (Thiên Hựu), anh qua Lycée Francais Huế, rồi tiếp tục làm học sinh của: Lycée Francaise du Touranne (Đà Nẵng), Lycée Yersin (Đà Lạt). Do yêu cầu của gia đ́nh, để hoàn tất bậc trung học, Trang Châu ghi tên vào ban A (Sciences expérimentales) chuẩn bị cho việc vào y khoa. Học được hai tuần, anh xin chuyển qua ban C (philo lettres) v́ không mấy thích các môn vạn vật, toán, lư hóa. Số giờ Việt văn tại nhà trường rất hạn chế, mỗi tuần chỉ có hai giờ,  nhưng nhờ yêu văn chương Việt Nam, anh đă t́m đọc các tác phẩm của Tự Lực Văn Đoàn và toàn bộ Nhà Văn Hiện Đại của Vũ Ngọc Phan. Khi có Bac II, Trang Châu nộp đơn và được chính phủ Pháp cấp học bổng sang Paris theo học Sciences Politiques (Khoa học chính trị). Nhưng gia đ́nh không cho phép, v́ vẫn giữ ư muốn anh vào y khoa.  Trước khi nộp đơn theo học Dự Bị Y khoa, c̣n có tên gọi P.C.B (Physique-Chimie-Biologie) Trang Châu gắng thử đi một ngành khác, Luật Khoa. Rất tiếc, trường Luật vừa đổi sang giảng dạy bằng Việt ngữ, nên Trang Châu đành học làm một ông bác sĩ mai sau. Chương tŕnh học Y khá nặng, anh phải bù đầu với sách vở. Qua ba năm đầu của đoạn đường 7 năm, nỗi lo sợ bị sortie latérale (bị loại nếu rớt 2 năm liên tiếp) đă giảm, anh mới trở lại với thú đọc sách. Thủ đô Sài G̣n lúc bấy giờ tràn ngập loại livre de poche, Trang Châu mua và đọc các tác phẩm của Jacques Prévert, Guillaume, Apollinaire, André Maurois...nhưng anh không mấy thích Jean Paul Sartre, dù triết gia này đang lẫy lừng, nhiều người viết và sống theo thuyết hiện sinh của ông.

 

          Nếu t́nh yêu thi ca đă đến với Trang Châu từ thời trung học, do người t́nh đầu đời, một nữ sinh Đồng Khánh, chép tặng anh một tập thơ mấy trăm trang đủ mặt thi sĩ nổi tiếng, th́ chuyện viết văn đến với anh như một t́nh cờ, qua sự ra đời của nguyệt san T́nh Thương, một tờ báo của sinh viên y khoa.

          Khởi hành ngay sau khi nền Đệ nhất Cộng ḥa cáo chung, nguyệt san T́nh Thương được điều hành bởi Phạm Đ́nh Vy (Chủ nhiệm), Nguyễn Vĩnh Đức (Chủ bút), Ngô Thế Vinh (Tổng thư kư). Ban biên tập gồm những cây bút của sinh viên y khoa Đỗ Hữu Tước, Trần Đông A, Trần Mộng Lâm, Trần Đoàn, Trương Th́n, Lê Thành Ư. Tuy đến với T́nh Thương từ số 2, nhưng  Trang Châu được giao cho chức Thư kư Ṭa soạn, với hai công việc: chọn thơ và trả lời thư tín. Nguyệt san T́nh Thương đặt báo quán tại đường Nguyễn Bĩnh Khiêm. Bài thơ Trang Châu làm duyên với T́nh Thương là bài Bức Họa, được đông đảo bạn đọc tán thưởng.

          Tuổi thọ của nguyệt san T́nh Thương khiêm nhường, cuối năm 1966, tờ báo bị đóng cửa với lư do không thích hợp với chính phủ quân nhân đương thời. Tuy thời gian làm báo không dài, nhưng Trang Châu cũng kịp chọn cho ḿnh lối làm thơ tự do ngắn từ hai đến tám câu, cô đọng ư tưởng trong ngôn từ chọn lọc.

          Ngày từ giă đời sinh viên đă đến, Trang Châu, một loại ‘COCC’ (con ông cháu cha), đă không chọn cho ḿnh một đơn vị phục vụ an toàn. Anh chọn một binh chủng hiển hách, dữ dằn nhất: Nhảy Dù, để trực tiếp cứu chữa cho đồng đội, để trực diện với sự sống chết ngay trên quê hương ḿnh. Anh không có chủ đích đi t́m cảm xúc mạnh. Anh chỉ mong phục vụ hữu hiệu cho một đơn vị thiện chiến, cần thiết cho sự sống c̣n của một chế độ có đầy đủ tự do. Khởi đầu, Trang Châu làm Y Sĩ trưởng Tiểu đoàn 6 Dù, đóng tại Vũng Tàu. Rồi chuyển về Tiểu đoàn 3 Dù, ở Ngă Tư Bảy Hiền. Hai năm sau, anh được chuyển về làm Y sĩ điều trị tại bệnh viện Đỗ Vinh của Sư đoàn Dù. Trong thời gian này, Trang Châu được thụ huấn một năm cho công việc gây mê tại Tổng Y viện Cộng Ḥa, sau đó trở lại bệnh viện Đỗ Vinh thực hiện nghề chuyên môn này. Năm 1972, Trang Châu rời binh chủng Nhảy dù. Anh làm việc tại quân y viện Trần Ngọc Minh trong một thời gian ngắn trước khi về trường Quân Y, lần lượt đảm nhiệm các chức vụ: Liên đoàn trưởng Liên đoàn Sinh viên và Khóa sinh, Trưởng khối Tâm lư chiến trường Quân y, kiêm đặc trách tập san Quân Y cho đến khi được lệnh của Tổng thống Dương Văn Minh tan hàng để tránh đổ máu. Trang Châu không có duyên ăn cơm của chính thể mới tại Việt Nam. Anh định cư tại thành phố Montréal từ năm 1975, và tiếp tục hành nghề bác sĩ cho đến nay, chưa ‘cáo lăo hồi hưu’  dù đang ở vào năm thứ 68 của đời người.

 

          Trong sinh hoạt văn học nghệ thuật, Trang Châu thích nhất là làm thơ. Nhưng văn xuôi mới làm giàu cho anh những tác phẩm. Và trong văn xuôi, bút kư là bộ môn chính thức đưa Trang Châu đến với bạn đọc. Những trận lũ lụt lớn của miền Trung đă mang đến cơ hội cho Trang Châu phát triển tài năng này. Qua những lần khám bệnh, phát thuốc tại Quế Sơn, cùng theo chân những binh sĩ địa phương quân trong vài cuộc hành quân tảo thanh, Trang Châu đă hoàn tất một số trang phóng sự cho báo chí thủ đô. Bút kư đầu tay ‘Một Chuyến Đi’ gây được tiếng vang về sự dấn thân của trí thức miền nam. Bút kư ‘Khóa 68 Nhảy Dù’ để kỷ niệm việc học lấy bằng dù. Bút kư ‘Thử Lửa’ để ghi lại trận đánh ở làng Gia Hựu Bồng Sơn, rồi những trang viết khác, hằn dấu vết chiến tranh cùng t́nh người tuần tự xuất hiện. Một trong số đám con văn nghệ ấy đă cho Trang Châu một giải thưởng khó quên. Giải nhất, mười ngàn đồng, của báo Tiền Phong với ‘Đường Ra Bến Hải’. (Chánh chủ khảo của cuộc thi này là nhà văn Nguyễn Đạt Thịnh – báo Tiền Phong là báo của quân đội, không phải là tờ Văn nghệ Tiền Phong). Sự khuyến khích t́nh cờ này đă giúp Trang Châu có niềm tin về những kư sự của ḿnh, và anh hăng hái viết ‘Y Sĩ Tiền Tuyến’. Cuốn sách được viết trong 6 tháng th́ hoàn tất. Trang Châu gởi dự thi giải Văn Chương Toàn Quốc. Một giải thưởng có từ thời Đệ nhất Cộng ḥa. Bị gián đoạn năm 1963 và nối lại từ năm 1969. Tác phẩm Y Sĩ Tiền Tuyến trúng giải nhất cho bộ môn bút kư. Một tháng trước khi công bố kết quả chính thức, nhà văn Nguyễn Đ́nh Toàn đă tin cho Trang Châu biết tin vui này, qua tiết lộ của nhà văn Nguyễn Mạnh Côn, một thành viên của ban giám khảo. Tác giả Đem Tâm T́nh Viết Lịch Sử c̣n cho biết, sở dĩ ông chọn tác phẩm của Trang Châu v́ tính chất trung trực (authentique) của nó. Ngày phát giải, Trang Châu có mặt trong dinh Độc Lập, bắt tay Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, và nhận hai câu thơ viết trên lụa của thi sĩ Vũ Hoàng Chương tặng. Sự thành danh về nghề viết Kư của Trang Châu c̣n được nhà văn Vơ Phiến xác nhận trong tác phẩm Văn Học Miền Nam của ông. Vơ Phiến viết:

          ... “Văn chương nghệ thuật đă xua vào binh chủng ưu tú bậc nhất của quân đội một chiến sĩ đắc lực. Ở Trang Châu có một lập trường ngộ nghĩnh: trường hợp một người vừa phục vụ nghệ thuật vừa phục vụ nhân sinh thật kỹ. Nói cách khác là một người v́ nghệ thuật mà nhào vô phục vụ “nhân sinh” đến nơi đến chốn...” (VHMN, Kư trang 2201).

 

          Trang Châu định cư tại Montréal trước tôi 10 năm. Trong khoảng thời gian này có lẽ anh bận sửa soạn lại cuộc sống mới nơi xứ người, nên sinh hoạt văn học của anh h́nh như không được phát triển. Tính đến năm 2006, anh đă cho phát hành được các tác phẩm: Y Sĩ Tiền Tuyến (bút kư, Văn Học, Sài G̣n, 1969), Về Biển Đông (bút kư, 1995), Thơ Trang Châu (thơ, Sông Thu, 1989), D́ Thu (tập truyện,Văn Mới ). Trang Châu viết ít nhưng ở bộ môn nào anh cũng đạt được những tiêu chuẩn cần thiết của sự thành công.

          Nhận xét về bút kư đă có nhà văn Vơ Phiến vừa nêu trên, Về truyện, ta hăy đọc vài ḍng nhà văn Song Thao viết về D́ Thu của Trang Châu trong dịp tác phẩm này ra mắt bạn đọc tại thính đường Maison Bellarmin, số 25 Jarry Ouest, Montréal, ngày 12 tháng 11 năm 2000:

          “...Trang Châu là một người đa tài. Cái đa tài làm tôi bối rối. Người viết kư, nhà thơ, nhà văn, biết gọi anh ra sao? Nhưng hôm nay, đón nhận cuốn truyện đầu tay của anh, chúng ta vui mừng bắt tay nhà văn Trang Châu.

          D́ Thu có thể được coi là một cuốn truyện t́nh v́ trong 12 truyện th́ có đến 11 truyện t́nh. Nhưng đừng t́m những mối t́nh thơ mộng trong truyện của Trang Châu. Không có chàng và nàng, không có trăng sao, không có những ấm êm hạnh phúc. Truyện t́nh của Trang Châu là những mối t́nh không thường, không trơn tru. Chỉ có những dằn vặt, đau thương, chia ĺa, bất hạnh.

         

 

          H́nh như bao nhiêu ngọt ngào, t́nh tứ, thơ mộng, Trang Châu đă xài hết trong thơ nên khi đổi tay viết truyện, anh chỉ c̣n những đắng cay, chua chát. Truyện của anh là những bức tranh xám của những cuộc đời nhiều trớ trêu, lắm sống sượng. Như cuộc đời của nhân vật nữ trong truyện Trang Châu dùng làm tên cho cả tập truyện: D́ Thu. D́ Thu là con người bị cuốn hút trong cuộc sống của xă hội miền Nam đang lột xác thời quân đội Đồng Minh qua tham chiến. D́ bỏ anh chồng chẳng ra ǵ. Mở bar, d́ trở thành người đàn bà của mọi người. Gặp lại con của người bạn cũ nay đă trở thành một sinh viên y khoa, d́ đă d́u cháu từng bước đi vào cuộc vui vầy thân xác.

          Những nhân vật nữ trong truyện của Trang Châu không e ấp, không dùng dằng, họ xông thẳng vào t́nh trường với ḷng tự tin vững chắc...”

          Song Thao đă tỉ mỉ giới thiệu những nét đặc biệt trong từng truyện một, để đi đến kết luận rất thích hợp với nhiều nhận xét khác của bạn đọc.

          ... “Trong suốt tập truyện, người ta không bắt gặp những dè bỉu, những chỉ trích, những phê phán, những chê trách. Chỉ có một giọng văn đày t́nh người, giọng văn cảm thông của một ng̣i bút trân quí cuộc sống, cuộc sống với những an vui, hạnh phúc, cũng như những nhọc nhằn, nghiệt ngă, bất an, hụt hẫng. Trang Châu, v́ vậy, là một người viết nhân bản. Anh chấp nhận cuộc sống như nó là.

          Như một người sống với chữ nghĩa, Trang Châu đă đi một đoạn đường dài trên ba chục năm. Vẫn có ḷng với chữ nghĩa, vẫn miệt mài với văn chương, vẫn thân t́nh với ng̣i viết, Trang Châu chắc sẽ c̣n nhiều cống hiến cho văn học Việt Nam. Anh làm thơ, anh viết kư, anh viết truyện, hay anh sẽ c̣n nhào vào các thể loại khác, tấm ḷng của anh với chữ nghĩa lúc nào cũng đáng quí.

          Mong rằng anh vẫn ở với chữ nghĩa trong lúc mà chữ nghĩa Việt Nam chúng ta h́nh như đang mỏi ṃn, c̣m cơi ở hải ngoại. Chung t́nh với chữ nghĩa là điều tôi tin Trang Châu sẽ giữ được. V́ anh đă từng viết: “ Tôi thuộc loại lang / Treo bằng cấp dưới đất / Ấp ủ thơ trong ḷng (Song Thao).

          Nhà văn Mai Kim Ngọc, tác giả Thuyền Nhân...trong bài tựa dài hơn 7 trang cho tập truyện D́ Thu, đă viết:

          ... “Tập truyện là một sưu tập người nữ, và truyện cũng như người của Trang Châu rất hấp dẫn. Trang Châu kinh sợ sự nhạt nhẽo và thích chất muối mà chỉ người nữ phong trần mới có. Về muối quả thật nhân vật nữ của Trang Châu có sẵn đến mức đậm đà, có khi đến chỗ mặn chát. Họ đối ứng có duyên, xử lư mọi chuyện dễ dàng, dễ dăi, và cái đùa cợt bất cần đời của họ dễ lây sang người đọc. Nhưng ngẫm lại, câu chuyện không hẳn chỉ có khôi hài mà c̣n rất nhiều bất hạnh. Nhân vật nữ của Trang Châu không được đời ưu đăi...

          ...Vấn đề của người đàn bà không c̣n là vấn đề đạo lư, để lấy đạo lư mà phán xét. Nó lớn hơn đạo lư. Nó là chuyện sống c̣n không những của bản thân người đàn bà mà c̣n của chính đời sống... Tôi nghĩ Trang Châu và những người đàn bà của ông muốn nêu lên chân lư này.” (Mai Kim Ngọc).

          Tác giả của tác phẩm nổi tiếng Nụ Cười Tre Trúc, Kiệt Tấn th́ đưa ra nhận xét thiên về kỹ thuật:

          “Chuyện của Trang Châu giản dị, nồng nàn, nhiều t́nh cảm giàu ḷng thương và có hậu. T́nh dục của Trang Châu không ồn ào. Viết về t́nh dục, ng̣i bút Trang Châu chừng như “hai kiều e lệ nép vào dưới hoa”. Phải chăng đó là cái duyên / dâm ngầm của người con trai xứ Huế ? Nhân vật của tác giả , nam cũng như nữ, lăng xăng đi t́m một t́nh yêu, một sự âu yếm, một tâm hồn đồng điệu, một hạnh phúc. Có khi t́m được, có khi không, có khi không có kết thúc. Và người đọc được mời tham dự, vẽ ra đoạn cuối. Tác giả viết thoải mái, không làm dáng, ngắn gọn, không làm người đọc sốt ruột...” (Kiệt Tấn, lời bạt cho D́ Thu) .

 

          Tôi đă nghe một câu phát biểu của Trang Châu, đại ư: “Thơ văn là nghề tay trái. Nhưng tay trái ở gần trái tim, nên tôi ưa thích thơ văn”. Nhiều người gọi Trang Châu là nhà văn. C̣n chính anh th́ tự coi ḿnh là nhà thơ. Thơ của anh như thế nào ? Nhà thơ Đỗ Quư Toàn đă trà lời cho chúng ta:

          “Trong thơ Trang Châu tiếng nói không bị đập phá, không bị xô đẩy tới những biên cương không chờ đợi. V́ vậy tôi chắc thơ Trang Châu sẽ được tiếp đón dễ dàng với nhiều thế hệ người đọc.

          Chúng ta có thể chia sẻ với thi sĩ những kinh nghiệm sống v́ nhờ những lời thơ, nỗi ḷng của thi sĩ trở thành một hiện tượng chung cho cả mọi người. Tôi ước ao mỗi chúng ta sẽ t́m thấy trong thơ Trang Châu một mảnh tâm hồn ḿnh ở một nơi nào đó, vào một lúc nào đó. Nếu có những t́nh nhân trên trái đất chép những câu thơ này để gởi tặng nhau, th́ thi sĩ c̣n ước ao ǵ hơn nữa ?”  (Đỗ Quư Toàn)

          Một nhà văn khác, Vơ Kỳ Điền,  nhận định:

          “...H́nh như có nhà phê b́nh văn học nào đă nói: văn thơ khi đă đạt tới mức nghệ thuật th́ nên vứt bỏ kỹ thuật đi. Chúng ta không thấy cái dụng công sửa chữ, đổi lời nào ở toàn tập thơ. Theo tôi, người có trái tim b́nh thường là những người b́nh thường, có trái tim thật lớn mới là thi sĩ. Trái tim đó phải có nhiều ngăn để chứa thương yêu. Một ngăn cho người em, một ngăn cho người chị, một ngăn cho người vợ, một ngăn cho người t́nh, một ngăn cho người bạn và một ngăn lớn nhất, trang trọng nhất dành cho dân tộc khổ đau, quê hương lầm than khốn khổ.

          Trang Châu đích thực là thi sĩ của t́nh yêu. Anh yêu con người và đất nước Việt Nam.(Vơ Kỳ Điền giới thiệu Thơ Trang Châu).

          Dĩ nhiên c̣n nhiều nhà văn, nhà thơ khác viết, nói về thơ Trang Châu, nhưng một nhận xét về cái tài tổng quát của anh phải kể đến chị Nguyên Ngọc, ca sĩ:

          “Trang Châu có nhiều cái sĩ. Bác sĩ, thi sĩ, văn sĩ và gần đây anh chuẩn bị để thành ca sĩ qua những lần tŕnh bày nhiều ca khúc quen thuộc trước một số thân hữu”. Phu nhân cố nhà văn Nguyễn Đông Ngạc quả thật không văn vẻ, cầu kỳ, chỉ nói lên cái nhận xét đơn giản mắt thấy, tai nghe của chị. Trang Châu quả thật có nhiều tài. Ngoài làm thơ, viết kư, viết truyện, anh c̣n là một ng̣i bút viết nhận định rất thuyết phục về những tác phẩm văn học. Anh đă từng viết về Lưu Nguyễn, Hoàng Xuân Sơn, Phan Ni Tấn,...Riêng cá nhân tôi cũng đă từng được anh nh́n ‘Từ Cơi Ḿnh Đến Cơi Người’ trong ‘Chân Dung Thơ Luân Hoán’, và đúc kết các nhận xét của những tác giả đă nhận định về tôi, trong bài anh nói chuyện, dành cho đêm ra mắt sách tuyển tập này (in trong Luân Hoán-Một Đời Thơ). Trang Châu có trí nhớ rất tốt, đặc biệt anh thuộc rất nhiều thơ của nhiều người và của chính anh. Một khả năng tôi chưa khi nào có được. Trong cương vị chủ tịch Văn Bút Việt Nam, Trung Tâm Québec, Trang Châu thường được mời phát biểu ư kiến hoặc thuyết tŕnh về thơ văn cho nhiều hội đoàn khi có những sinh hoạt về mặt nổi. Anh b́nh dị, không cân nhắc, phân chia tổ chức này, tổ chức nọ. Có diễn đàn cần anh, là anh tŕnh bày những đề tài anh tự chọn. Xuất hiện trước đám đông ở Montréal đối với Trang Châu đă thành việc b́nh thường. Điều này có lẽ rất khác hẳn với chính anh thời trước 1985.

          Những thiện chí trên nói lên được tính ưa sinh hoạt của anh. Và nhờ đức tính này, Trang Châu đă thực hiện một việc làm thật ư nghĩa trong cuộc sống lưu lạc trên xứ người. Năm 1993,     hưởng ứng chiến dịch t́nh nguyện vớt người vượt biển tại biển đông, anh tạm đóng cửa pḥng mạch đông khách, từ giă cô vợ xinh đẹp, cùng hai cậu con trai, để đóng góp chút tâm nguyện vào công tác nhân đạo. Trên con tàu Mary Kingstown, thực hiện chuyến đi, gồm có thuyền trưởng Francois, Bạch Tuyết, Caroline (phu nhân và ái nữ của thuyền trưởng),  bác sĩ Xavier, bác sĩ Nguyễn Ngọc Kỳ, bác sĩ Nguyễn Thượng Vũ, bác sĩ Lê Văn Châu (Trang Châu), nữ kư giả Vũ Thanh Thủy, nhiếp ảnh gia Patrick , thuyền phó Sami, Laurent và nhiều người khác.

          Chuyến đi rất thành công, đă cứu được bốn ghe vượt biển với tổng số trên một ngàn nạn nhân được đưa đến cơi tự do. Trong đợt vớt lần thứ nhất, gồm  51 người, trong đó có một bác sĩ, tôi từng quen biết, và cũng là dân Đà Nẵng như tôi, bác sĩ Phùng Văn Hạnh (hiện định cư tại Montréal). Trang Châu có công trực tiếp phát hiện chiếc ghe thứ hai. Phần thưởng đền đáp ơn anh hẳn nhiên rất lớn dù chỉ thu gọn trong hai chữ cảm ơn ấm t́nh người. Ngày lên đường, Trang Châu đă nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ từ cộng đồng người Việt. Ngày trở về trên nền quốc kỳ tổ quốc đă đầy chữ kư lưu niệm của boat people. Trang Châu c̣n mang về ba bài thơ của cô Vơ Thị Kim Dung, một thiếu nữ nạn nhân được cứu sống.

          Nhiều tháng tiếp theo, những h́nh ảnh lênh đênh trên đại dương cùng những tiếng khóc gọi, tiếng reo mừng, sống mănh liệt trong ḷng người y sĩ. Anh không thể không ghi lại những cảnh bi hùng anh đă có cơ may bắt gặp trong đời. Thơ không thể phơi trải nỗi t́nh anh một cách giản dị. Thế là Trang Châu trở về với kư.  Tác phẩm Về Biển Đông được viết theo đúng quan niệm sáng tác của anh: ... “Muốn  viết cho sống động không phải chỉ kể lại những ǵ ḿnh thấy, mà c̣n phải viết ra được những ǵ ḿnh cảm  nhận lúc sự việc đang xảy ra hay vừa xảy ra. Nói tóm lại viết kư không những phải sống mà c̣n phải biết cảm cái ḿnh sống rồi mới đem cái cảm của ḿnh đă sống chia xẻ với mọi người...”. Tập bút kư Về Biển Đông của Trang Châu được Tổ hợp xuất bản miền Đông Hoa Kỳ của nhà văn Trương Anh Thụy (cháu nhà văn Trương Bảo Sơn) ấn hành năm 1995 với mẫu b́a của họa sĩ Đinh Cường. Tôi có được tác giả thân tặng một bản. Đọc rất thích, nhưng xin được bắt chước na ná chị Trương Anh Thụy: ... “chúng tôi không muốn lạm dụng ḷng tin cậy của tác giả - giao phó việc viết lời ‘giới thiệu’ này – đem ‘bật mí’ hết cả cốt truyện, mà xin dành lại sự thích thú khám phá đó cho độc giả bốn phương...” (Về Biển Đông trang 7).

 

          Trong vài dịp có mặt bên Trang Châu, tôi nghe vài người hỏi anh “Anh viết truyện từ bao giờ ?”. Trang Châu vui vẻ trả lời. Tôi nhớ đại khái, xin thuật lại: Truyện ngắn đầu tiên Trang Châu đăng trên báo Sóng Thần của nhà văn Chu Tử, sau nhiều do dự. Tiếp theo số Sóng Thần Xuân này, là tạp chí Văn Học của anh Phan Kim Thịnh. Có khoảng 10 truyện trên Văn Học trong thời gian từ 1972-1974.  Tuy ít, nhưng nhà xuất bản Đường Sáng đă mua bản quyền, chưa kịp ấn hành th́ đất nước đă qui về mối, với chiến dịch tịch thu, đốt hủy sách báo. Tại hải ngoại, những năm sau lưng của 1985, mới thấy truyện của Trang Châu xuất hiện trên Hợp Lưu, Văn, Văn Học, Thế Kỷ 21, Nắng Mới...Trang Châu c̣n cho biết, nếu muốn rơ quan niệm sáng tác của anh, có thể đọc truyện ngắn mới nhất ‘Mùa Xuân Hai Bên’ đăng trên tạp chí Thế Kỷ 21, số xuân Bính Tuất, sẽ rơ. Theo tôi, có lẽ anh muốn nhắc đến đoạn này trong truyện: . “Tôi chọn lối viết với những đoạn kết lửng lơ, nó đóng lại để mở ra, nó lắng xuống để gây nên thao thức, băn khoăn trong ḷng người đọc”

          Trang Châu đă một vài lần nhận xét thơ tôi bằng bài viết hẳn hoi. C̣n tôi đọc thơ anh có những thú vị nào ? Tôi hỏi tôi và thấy ḿnh không có câu trả lời. Viết vài ḍng khen thơ anh là điều không khó, và cũng là sự thật. Nhưng bạn đọc chắc chắn sẽ phê ngay một câu, không cần đọc kỹ: “áo thụng vái nhau”.  Vậy viết để làm ǵ ? Thà dành thời giờ gơ ra đây vài bài thơ của anh, để mọi người cùng thưởng ngoạn, cùng có những nhận xét, khoái hơn.

          Bài 1: Hạnh Ngộ

          “ đưa em bản paso này / ḷng như hoa mới nở / tay thương đón bàn tay /chân vui niềm hạnh ngộ

          đưa em điệu luân vũ này / quay-cuồng cơn băo nhớ / tóc vương hồn ai đây / t́nh len trong tiếng thở

          đưa em bản tango này / tay tṛn ôm ước mộng / mắt đắm nh́n mắt say / môi hồng trên môi ấm

          ôm em điệu slow này / thời gian ơi chậm lại /bóng tối hăy thêm dày / ân t́nh khăng khít măi” (Thơ TC trang 29)

          Bài 2: Tâm sự Người Lính Dù, (tặng Nguyễn Văn Y)

          Ḷng đă nguyện với hồn thiêng sông núi:/ hiến dâng đời khi đất nước lâm nguy / anh bỏ nhà năm mười chín tuổi ra đi / ôm chí lớn trong tầm tay súng nhỏ / những tháng quân trường mồ hôi tháo đổ / và sa trường là khắp nẻo biên khu / tính đến hôm nay năm tuổi lính dù / ba lần chiến công, hai lần chiến tích /

một buổi xung phong vào ḷng đất địch / anh ôm dù lao xuống giữa mật khu / những chiếc dù to chụp xác quân thù /tin chiến thắng bốn phương về rộn ră: / Ầp Bắc, Băng Lăng, Đức Cơ, B́nh Giả .../ khói súng cay ṇng lấm áo chiến binh / những chuyến đi dài nuốt trọn đời anh / không kịp nhớ, kịp thương một lần lấy đẹp ! / súng gác lưng đèo đêm ba mươi tết / sương rơi rơi kín lạnh nẻo rừng già/ sờ đế giày ṃn tính quăng đường xa / anh mới thấy đi đă trọn ṿng đất nước / sao ḷng chiều nay buồn lên côi cút ?/ hay anh si t́nh anh lính dù ơi !/ có phải một lần qua xứ dừa rồi / anh gởi trọn t́nh theo tà áo đó ?

          ai đứng bên bờ kinh xóm lạ / nắng lưng chiều soi mái tóc nghiêng nghiêng / anh đến nơi đây bản thảo, thôn hiền / xin dừng bước, v́ em thơ mộng quá !/ gối chiếc ba lô nằm nh́n cây lá/ nghe lũ chim rừng ríu rít gọi nhau / anh chợt buồn, chợt nhớ đâu đâu”.. (thơ TC trang 49))

          Bài 3: Đề Nghị Một:

          “Nếu em muốn làm ngăn cách / cần ǵ phải một con đường hay một ḍng sông / cần ǵ phải một chấn song hay một bức thành / em chỉ cần gơ cửa tim anh / và gọi tên một người rất lạ” (thơ TC trang 9)

           Bài 4 : Đề Nghị Hai:

           Để thay đổi không khí cho t́nh yêu / em nên đi lấy chồng / và nhớ đến anh trong những giờ hạnh phúc(thơ TC trang 10)

          Bài 5: Nhà Anh (tặng Luân Hoán):

          nhà anh mái lợp bằng thơ / tường cao phiến nhớ, song thưa dánh chờ / kể từ em đến trong mơ / đêm đêm mộng trải lên bờ gối chăn / bâng khuâng môi gọi tên thầm / mùi hương tóc rối vương nồng má ai / mong trăng, trăng khuất sau đồi / mong người, người đă nói lời trăm năm” (Thơ TC, trang 31).

           Bài 6: Gọi Tên

          “ Nếu em không là Hồng là Mai là Cúc / th́ xin gọi em là em / người con gái phụng phịu trả lời: / anh gọi em bằng...tên anh!”  (thơ TC trang 14)

          Bài thứ 7: Rộng Lượng

          “ Nếu anh Công giáo/ anh sẽ bảo em / nguyên nhân bảy mối tội đầu / nếu anh Phật giáo / anh sẽ gọi em / là bể trầm luân / nhưng v́ anh chỉ lấy t́nh yêu / làm tín ngưỡng . nên em là người đàn bà / ngoại t́nh / đáng kính yêu” (thơ TC trang 61)

 Tranâ Doăn Nho, Trang Châu, Luân Hoán, Lâm Chương

    

          Tôi quen với Trang Châu cũng kể như thân, dù gần như chưa bao giờ đi lang thang riêng với anh lần nào. Năm 1986, Trang Châu có ghé thăm gia đ́nh tôi một lần, thời chúng tôi c̣n ở ổ gián đường Bourret. Vài năm sau tôi có ghé thăm gia đ́nh anh ở đường Henri Julien. Đường một chiều. Căn nhà bên ngoài không bề thế, nhưng bên trong rất rộng, thoáng và trang trí khá nghệ thuật. Trang Châu có với Kim Uyên hai cậu con trai, và h́nh như anh kết thúc loại tác phẩm này với con số hai, dù hợp đồng sáng tác với những người khác. Cậu cả của Trang Châu, tên Ngọc, có nhan sắc như một tài tử, biết làm thơ Pháp ngữ, theo học điện ảnh và đă đạo diễn hoàn tất một phim truyện. Trang Châu nhận xét tác phẩm đầu tay của con ḿnh: “H́nh ảnh tạm được, diễn xuất khá, cốt truyện và đối thoại tầm thường” Anh đă nhận lời con trai t́m đề tài, viết phân cảnh và đối thoại, dĩ nhiên bằng tiếng Pháp. Như vậy, không chừng trong tương lai Trang Châu c̣n bước sang một lănh vực nghệ thuật nữa.

       Tôi vẫn thường đi ăn nhậu với Trang Châu tại nhiều nhà bè bạn. Trang Châu có sức ăn rất tốt và không bao giờ ‘làm khách’ trong những buổi tiệc. Thời gian đầu giao du thân mật với bạn bè, tửu lượng anh thuộc loại yếu. Nhưng dần dần anh được xếp vào loại “người sao ta vậy”, luôn luôn đi đến nơi về đến chốn. Đó là lúc anh chưa thành lập gia đ́nh lần thứ hai, sau khi cô á hậu chuyển địa chỉ sang Hoa Kỳ. Bây giờ ra sao tôi không rơ lắm. Năm 2000 Trang Châu và Hoàng Xuân Sơn tổ chức ra mắt sách tại Toronto. Bạn văn Montréal có xuống tham dự. Bảy giờ tối, tôi, Lưu Nguyễn, Song Thao, Trang Châu gặp nhau tại quán cà phê Harvey’s ở trước Plaza Côte des Neiges. Trang Châu, nắm tay lái khi khởi hành. Anh điều khiển xe đúng mức qui định trên xa lộ. Nửa đường trời mưa nhẹ. Chạy ban đên càng dễ buồn ngủ. Song Thao kể chuyện vui. Lưu Nguyễn nhai bánh ḿ. Tôi ngồi lơ mơ “ Đi chơi sợ chết dọc đường...” Gần vào Toronto, Song Thao giữ tay lái. Khi đă vào thành phố, chạy t́m nhà ông dược sĩ Tân (người đứng ra tổ chức) lạc đến cả tiếng đồng hồ. Quá giấc ngủ tôi thức trắng đêm và phát hiện Trang Châu cũng đang trằn trọc. Hóa ra ông bác sĩ nhà ta đêm nào cũng uống thuốc ngủ như tôi. Thật vui khi có bạn đồng bệnh. Biết Trang Châu thường dùng thuốc an thần vỗ giấc ngủ đối với tôi có hai điểm lợi. Một, an tâm hơn một chút. Bác sĩ c̣n dùng huống chi ḿnh. Hai, có được một lư do, một bằng chứng, để biện minh khi bà xă cằn nhằn về việc dùng thuốc ‘không cần thiết’ kinh niên.

“ Anh Trang Châu, bác sĩ, cũng dùng thuốc như anh có sao đâu. Anh ấy vẫn hồng hào, vẫn minh mẫn thêm ra nữa đấy” Nói xạo với bà xă vậy, chứ Trang Châu chắc không dùng Ativan thường xuyên như tôi. Nửa viên 1mg thật ra chẳng ảnh hưởng ǵ, kể cả việc làm cho ḿnh dễ ngủ, nhưng như một thói quen ám ảnh, không có nó tự nhiên thấy thao thức. Dù nhiều lúc sự thao thức giúp ḿnh có được nhiều cái làm thú vị.

          Trang Châu, ông bạn mang nhiều thứ Sĩ trên người của tôi luôn luôn là người yêu đời. Tôi đă có đến hai lần, v́ anh mà đề thơ:  “hiền mẫu sinh một cặp / /tuy không là sinh đôi /ghép chung thành bút hiệu / cho ấm nhau suốt đời / chẳng phải mượn sinh khí / của danh sĩ một thời / ông Y Sĩ Tiền Tuyến / vẫn được tiếng chịu chơi” Và : “nh́n anh ăn uống tự nhiên / vung tay chân nói huyên thuyên, tôi thèm / giá ḿnh cũng biết hồn nhiên / trái tim chắc chắn có thêm nhiều người”