Vương Thanh măi măi một khu rừng mùa xuân

 

 

          Từ miền bắc Việt Nam, Trần Hữu Huy đến Đà Nẵng cùng một người mẹ già, vào năm 1954. Là một gia đ́nh lương giáo, thờ cúng ông bà, nên nhà của mẹ con anh xây cất không nằm trong khuôn viên xóm đạo Thanh B́nh. Ngôi nhà mái tôn, tường gạch, sân cát này nằm khá sát băi biển, cách xa mặt đường nhựa khoảng một trăm thước. Khu vực này về những năm sau có mọc lên một Trung tâm mẫu giáo và tiểu học Rạng Đông. Chủ nhân kiêm Hiệu trưởng, anh Trần Ngọc Thành, bị xử bắn sau 1975 cùng thầy giáo trường Kỹ Thuật Nguyễn Văn Bảy, v́ tội “âm mưu lật đổ chính quyền”. Hiện nay trong khu này đă có mặt một khách sạn lớn nhất Đông Nam Á, mang tên Furma Resort Danang (số 68 đường Hồ Xuân Hương) mà người đẹp Vơ Thị Sông Hương từng giới thiệu qua một DVD quảng cáo du lịch.

 

          Vào những năm trung học, Trần Hữu Huy, học tại trường Trung học Sao Mai, một trường tư thục được thành lập năm 1957, bởi Công Giáo Việt Nam, địa phận Đà Nẵng. Trường  nằm gần Cổ Viện Chàm, mặt hướng ra sông Hàn. Vị hiệu trưởng đầu tiên là Linh mục Lê Văn Ấn. Học sinh thành đạt về văn học sau này có nhà văn Vương Thanh, nhà văn nữ Hoàng Nga, nhà thơ Phan Xuân Sinh, Nguyễn Mậu Lâm...Sau 1975 trường bị nhà nước ta tịch thu và cho mang tên Trần Phú đến bây giờ.  Trong những năm học ở Sao Mai, Huy làm quen với báo chí và bắt đầu làm những bài thơ. Cùng với một người bạn học tên Thức, có bút hiệu là Mặc Mai Nhân, Huy gởi bài viết đến các tuần báo ở thủ đô Sài g̣n, dưới bút hiệu Thanh Thanh Hoa, hơi cải lương.

          Những bài thơ của Mặc Mai Nhân và Thanh Thanh Hoa h́nh như không được giới làm báo thủ đô đăng tải nhiều, nên sau đó Mặc Mai Nhân bỏ cuộc chơi, c̣n Thanh Thanh Hoa chuyển qua viết truyện ngắn, với một cái tên mới, chững chạc hơn: Vương Thanh.

          Truyện của Vương Thanh được chọn đăng đầu tiên trên tạp chí Văn Học, số 12. Đây là một truyện không ngắn, không dài, đi trong hai kỳ báo, có tên là Khu Rừng Mùa Xuân. Tên truyện này trở thành tên tập truyện của Vương Thanh sau này, khi tạp chí kiêm nhà xuất bản Văn Học của Phan Kim Thịnh ấn hành vào năm 1964.

 

          Sau khi có bài đều đặn trên Văn Học, Trần Hữu Huy mới t́m đến thăm tôi, và chúng tôi trở thành bằng hữu. Trong đám bạn văn thân thiết của tôi, Vương Thanh là một người có cơ thể lực lưỡng, to lớn nhất. Ngoài chiều cao như anh Nguyễn Phú Long (Hoàng Thị Bích Ni), Vương Thanh có một bề dày thật gồ ghề, cơ bắp. Mái tóc ngắn, gọn sạch, để trần, chuyên trị áo sơ mi ngắn tay, nước da không được trắng, càng làm tăng vẻ...lực sĩ mà chúng tôi thường nói đùa là "cụ trâu". Vương Thanh xuề x̣a, hay cười nhưng anh là một người không mấy dễ tính.

          Chúng tôi chơi thân với nhau trong giai đoạn có biến cố Phật Giáo. Mặc dù gần như không bao giờ tham gia những cuộc xuống đường, nhưng chúng tôi thường có mặt trong những buổi phổ biến tin tức "tranh đấu" tại hầu hết các sân chùa ở Đà Nẵng, chủ yếu là chùa Tỉnh Hội.

          Những kỷ niệm giữa tôi và Trần Hữu Huy, không nhiều lắm, có thể nhớ rất rơ ràng. Vương Thanh có một thói quen, đi đâu anh cũng cầm trong tay một cái ch́a khóa cửa nhà anh. Đó là một cái ch́a khóa dài khoản 10 centimètre, bằng sắt, bóng đen v́ hơi tay. Một buổi chiều, Vương Thanh rủ tôi đến thăm nhà một người bạn làm thơ, anh Yến Nguyên Thanh. Lười đi xe đạp, Vương Thanh đèo tôi trên chiếc xe cũ mèm của anh. Nhà của Yến Nguyên Thanh, nằm ở ngoài ŕa thành phố, trên đường ra Hoà Cường. Từ đường lộ chúng tôi phải rẽ phải vào một một con đường đất, qua một sân chùa, h́nh như là chùa Vu Lan ( tôi không c̣n nhớ chính xác tên chùa này), đến một vườn cây, gần nhà mấy chị em Xinh Xinh (những người thật đẹp sau này), mới tới nhà của Yến Nguyên Thanh. (Yến Nguyên Thanh làm thơ ngũ ngôn rất thành công. Bài của anh đăng nhiều ở nguyệt san Thời Nay, không hiểu v́ sao về sau không thấy anh viết, có thể đă đổi bút hiệu ?). Khi chúng tôi ra về th́ đụng đầu với một toán choai choai cỡ tuổi chúng tôi, không rơ v́ lư do ǵ đă "dàn trận" rất nghiêm túc ngay trên đường từ cổng chùa ra mặt lộ. Vương Thanh đang đạp xe chợt khựng lại. Chúng tôi thấy chừng sáu mạng với giây xích khóa xe  đạp và vài khúc củi tṛn lăm le trong tay họ. Vương Thanh lớn xác nhưng khá nhát gan.  Anh toan quay trở vào nhà Yến Nguyên Thanh. Ngồi phía sau, tôi hơi chồm lên phía trước, bảo nhỏ cứ đi thẳng ra, tiện thể tôi nắm lấy cái ch́a khóa cửa nhà anh, cố t́nh để hơi ḷi đầu ch́a khóa đen đen ra một chút, như thủ sẵn một thứ vũ khí. Khi Vương Thanh đạp xe vào giữa hai hàng người. Tôi lạnh lùng nh́n trừng trừng vào mặt từng tên một, b́nh tĩnh trong hồi hộp, sẵn sàng nhảy xuống xe...Và có lẽ những người này nhận ra mặt tôi thỉnh thoảng có đi chơi với Lê Cai, Sĩ bàn tay sắt , Hiển Râu, Hùng Đầu Ḅ, Xếp Lùn, Anh, Hiền...Những tay đấm đá đương thời ở Đà Nẵng mà ngán chăng ? Hay v́ cái vẻ cục mịch rất du côn bề ngoài của Vương Thanh ? Dù sao chúng tôi cũng thoát được một trận ăn đ̣n.  Ra đến mặt lộ,Vương Thanh mới cười lớn, hỏi: ớn chưa ?

          Một lần khác, một người bạn văn từ tỉnh khác đến chơi. Sau khi đi ṿng ṿng thành phố, Vương Thanh một hai rủ chúng tôi ghé nhà anh. Trời hôm ấy vào cuối tháng chạp, gió lạnh vô cùng. Tôi đă muốn cảm cúm từ mấy hôm trước, nhưng vẫn cố gắng theo anh. Kết quả tôi nằm liệt suốt mấy ngày nguyên đán để thưởng thức món Tiêu Ban Lộ, một loại thuốc nước chế sẵn, đựng trong chai nhỏ.

          Và một lần Vương Thanh vào Quảng Ngăi thăm chị anh hoặc bà con trong đó. Anh có hẹn tôi vào chơi cho biết xứ Quảng Ngăi. Tôi rất thích thú. Giờ hẹn khoảng một tiếng, từ 12 giờ trưa đến 1 giờ chiều. Điểm hẹn cổng chính bệnh viện Quảng Ngăi. Vương Thanh dặn kỹ tôi, cứ đến cổng viện là chắc ăn nhất, anh sẽ ra đón. Lúc bấy giờ anh Hiển tôi có cơ sở sửa xe , nên tôi quen biết một vài xe đ̣, nếu đi trên các tuyến đường Đà Nẵng - Hội An hay Đà Nẵng- Quảng Ngăi, tôi thường được miễn phí. Quá thuận lợi cho một chuyến giang hồ vặt. Tôi y hẹn với Vương Thanh. Đây là lần đầu tiên tôi đến Quảng Ngăi và chỉ biết độc nhất một đoạn đường ngắn, từ sân vận động bỏ không đến cổng bệnh viện. Tôi chờ Vương Thanh hơn cả thời gian định trước đến quá 20 phút. Nhưng anh chàng to con, có lẽ ham ngủ quên đến. Tôi trở về Đà Nẵng với ư nghĩ trong bụng, phải từ mặt thằng xỏ lá này. Nhưng không hiểu sao, chúng tôi vẫn chơi với nhau, để rồi tôi có thêm một hors-jeu rất ngoạn mục nữa. Lần đó vào mùa Giáng Sinh, Vương Thanh c̣n học tại Sao Mai, anh khoe với tôi có  một cô bạn gái cùng trường tên là Lê Như H, nhà ở trên đường Độc Lập, đoạn gần trại binh VNCH Ngô Văn Sở. Cô H.này tôi đă chiêm ngưỡng thoáng qua nhiều lần. Một người đẹp có hạng của xóm gia đ́nh quan thuế, mà Hoàng Trọng Bân đă trầm trồ với tôi. Dĩ nhiên nhan sắc rất thích hợp để trở thành nàng thơ.  Vương Thanh bảo đă có hẹn đi lễ nửa đêm với H, và anh đă khéo léo dụ tôi... "cậu đi với bọn tớ cho vui..."  C̣n cơ hội nào tốt hơn với một người ưa sưu tầm nhan sắc làm chất liệu. Tôi đă không thoát khỏi cái bẫy của Vương Thanh. Tôi vốn khờ, hoặc cố t́nh khờ hơn nữa, để thực hiện đúng như lời Vương Thanh dặn: “Ḿnh sẽ đến nhà H chơi trước. Cậu đợi khi gần đến giờ đi lễ th́ đến thẳng nhà H. t́m ḿnh. Ḿnh sẽ giới thiệu cậu với H. rồi cùng đi lễ cho vui. Cậu sẽ thấy con nhỏ của ḿnh lịch sự , noble vô cùng” Đến giờ, tôi rất ung dung ngỏ cửa nhà người đẹp và chưng hửng trước câu hỏi đầy nghi ngờ của Như H: “ông t́m ai ?” Dù lúng túng, tôi cũng vắn tắt bày tỏ lư do về sự xuất hiện của ḿnh. H. nghe và vô cùng ngạc nhiên. Cô cho biết không hề quen ai tên Huy, và cô cũng không có ư định đi lễ nửa đêm, v́ giản dị, cô theo đạo Phật. Vừa nói, H. vừa kéo sợi giây chuyền vàng đeo cổ cho tôi thấy một tượng Phật cũng bằng vàng, để minh chứng thêm cho lời nói. Thấy Phật, tự nhiện tôi như bị vấp té...lật đật xin lỗi đi một mạch ra cửa...Những bước chân tôi không nặng mà nhẹ như bay, cảm tưởng phía sau lưng đôi mắt H. đẩy ra những luồng gió giễu cợt bất tận. Vương Thanh trốn tôi đến mấy tuần sau, nếu không có số Văn Học mới anh mang đến làm quà, dù tôi cũng đă nhận báo biếu. Bù lại những tinh nghịch nhẹ nhàng của ḿnh, Vương Thanh thường cho tôi mượn căn nhà của anh, để tâm sự với người yêu, khi bà cụ có dịp vào Quảng Ngăi. Ngoài một cái buồng nhỏ khóa kỹ, căn nhà trống trải. Cái giường nằm của Thanh bên cạnh cái bàn nước, phơi phới trong gian nhà. Nhưng chả sao, những người mới tập yêu như tôi, chỉ cần ngồi ngó nhau thật gần, thỉnh thoảng chạm nhẹ bàn tay, hoặc tiến xa hơn, cho hai bàn chân trần rúc rích bên nhau, dưới mặt bàn một chút đă hoàn toàn bay bổng. Chúng tôi không bị mẹ Vương Thanh bắt gặp lần nào, nhưng có một lần tôi bị bà cụ mắng cho mấy câu. Không phải chuyện trai gái. Nguyên nhân bà cụ bắt gặp tôi, Vương Thanh, Đynh Hoàng Sa, Hà Nguyên Thạch, Nguyễn Nho Sa Mạc ngồi chễm chệ trong quán mộc tồn của cô Mừng, một lolita rất mướt. Quán nằm ngay mặt tiền trên đường về nhà Vương Thanh. Bà cụ mộ đạo Phật đúng giờ về ngang. Lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng chúng tôi vào đó đă gây một ấn tượng xấu trong suy nghĩ của một bà mẹ giàu khói hương. Thật ra, tôi, Vương Thanh, Nguyễn Nho Sa Mạc đều không biết ăn thịt chó. Món này thuộc sở thích của Đynh Hoàng Sa và Hà Nguyên Thạch. Lần đó chỉ ngồi ăn bánh tráng nướng, ḍm măi cũng chẳng ngộ được mặt cô Mừng, rồi bị bà cụ răn đe, sẽ cấm cửa chơi với con bà, tôi đâm ra sợ. Kỷ niệm thời thư sinh của chúng tôi chỉ nghèo như vậy.        

 

          Vương Thanh, con trai duy nhất, nhưng không hiểu sao anh không được hoăn dịch ? Anh vào Thủ Đức khóa 20. Ra trường phục vụ dưới huy hiệu con Rùa, đồn trú tại Quảng Ngăi. Anh không hanh thông trong đời binh nghiệp. Măi đến khi tôi vào lính khóa 24 và ra trường, anh vẫn dừng  ở cấp bậc thiếu úy. Khi bị "đày" ra làm đảo trưởng Lư Sơn, anh mới được mang hai bông  mai vàng, rồi sau đó trở thành một ông nghị viên...h́nh như không mấy hứng thú.

 

          Tôi gặp lại Vương Thanh ở Quảng Ngăi cũng rất t́nh cờ. Và vui hơn nữa anh dọn vào ở chung pḥng với tôi và họa sĩ Nghiêu Đề. Thật ra chúng tôi chỉ chọn một chỗ để thay ra bộ quân phục khi về thành phố ít giờ. Giai đoạn này tôi đi hành quân luôn. Vương Thanh cũng lu bù với quân vụ. Dù vậy, cả tôi và Vương Thanh đều góp tay cho hai tạp chí văn học thời bấy giờ tại Quảng Ngăi. Trong bài Một Thoáng Hương Xưa, đăng trên đặc san Quảng Nam Đà Nẵng, năm Qúy Mùi, 2003, nhà văn Nguyễn Văn Quảng Ngăi viết một đoạn về Vương Thanh, tôi xin trích đầy đủ:

 

          “Vương Thanh (Trần Hữu Huy), người Bắc, nhưng gia đ́nh sống lâu năm tại Đà Nẵng, dáng cao lớn, dềnh dàng, ít nói, nhiều lúc có vẻ hơi cộc, nhưng rất t́nh cảm, có thể khóc dễ dàng trước những chua cay bất ngờ. Tập truyện Khu Rừng Mùa Xuân của anh lúc đó được đón nhận khá nồng hậu. Anh thường tâm sự với tôi nhiều về thân mẫu của anh và lần nào ra Đà Nẵng anh cũng đưa tôi đến thăm bà cụ đang sống một ḿnh rất cô đơn tại đây. Sau một thời làm Sĩ quan Chiến tranh Chính trị, anh đắc cử Nghị viên tỉnh Quảng Ngăi. Sau 1975, Vương Thanh và tôi bị giam chung nhiều nơi. Năm 1982 anh được phóng thích về lập gia đ́nh, có con và sống tại G̣ Vấp. Năm 1984 tôi ra tù, t́m đến thăm anh và, buổi trưa, hai anh em cùng nằm trên nền xi măng chia xẻ biết bao nhiêu tâm sự. Vương Thanh đă qua đời v́ bệnh lao năm 1987 (phát bệnh trong tù)”   

                                                                 (Nguyễn Văn Quảng Ngăi)

 

          Nhà văn Nguyễn Văn Quảng Ngăi có một nhận xét rất đúng. Vương Thanh to con như voi (cỡ nhà thơ Song Vinh) nhưng rất mau nước mắt. Trong lần anh cùng Khắc Minh, Phan Nhự Thức đón tôi trở về trong sân nhà Khắc Minh với một đoạn chân cụt, Vương Thanh đă khóc thành tiếng như một cậu bé. Những tiếng nấc uất nghẹn của anh cùng những ánh mắt xót xa  của Thức, của Minh vào buổi xế chiều ngày hôm ấy, tôi không bao giờ quên. T́nh bằng hữu thật sự ấm áp trong những phút chợt lóe lên như vậy. Chân thành cảm ơn bằng hữu. Trong những ngày tại ngũ, Vương Thanh rất ít viết. Anh trở nên ít nói và không chơi thân với ai nhiều. H́nh như giữa anh và Hà Nguyên Thạch có một sự hiểu lầm, không biết về sau hai bạn có chóng thông cảm nhau không.

 

          Năm 1984, Hoàng Trọng Bân đưa tôi lên Hóc Môn t́m thăm Vương Thanh, tôi mới biết anh đă lập gia đ́nh, và quyết tâm theo vợ chọn nghề dệt vải để mưu sinh. Hôm đó gia đ́nh Vương Thanh đăi tôi và Bân ăn cơm trưa tại nhà anh. Thằng nào cũng mang nhiều vết thương trong ḷng, nhưng rơ ràng chúng tôi đă cùng gặp lại ít nhiều năm tháng cũ. Vương Thanh nói cười nhiều hơn. Chuyện cô Lê Như H. được tôi nhắc nhỏ với Thanh, khi nh́n chị Huy lui cui dọn đồ ăn ra chiếu trải giữa nhà.

 

          Trong những năm đầu cư ngụ tại Montréal , tôi có gởi thư về thăm Vương Thanh nhiều lần, nhưng không được anh hồi âm. Một phần buồn, một phần nản, tôi buông xuôi tất cả cho đến ngày nhận được tin Vương Thanh qua đời, v́ tai biến mạch máu năo. Cái chết của anh cũng không được anh em bạn văn thông tin đầy đủ. Cho đến hôm nay, tôi vẫn chưa rơ căn bệnh đích thực của anh. Nhưng biết để làm ǵ. bệnh nào cũng có thể đưa đến cái chết. Và đa số bệnh đều khởi sự từ bệnh nghèo đói, suy dinh dưỡng mà ra.

          Từ Thanh Thanh Hoa đến Vương Thanh, Huy lúc nào cũng mang bên ḿnh một chữ thanh. Một từ có nhiều nghĩa đẹp. Chắc Huy đă nghĩ nhiều nhất đến hai chữ Thanh Xuân. Anh đă tạo nên một Khu Rừng Mùa Xuân và chỉ vĩnh viễn với một khoảng không gian tinh khiết này gởi lại đời. Đâu ai biết một người phương phi tốt tướng, nặng gấp đôi cơ thể tôi, đă nhanh chân hơn tôi gần đến hai mươi năm trên đường về cơi cát bụi. Buồn, vui ai biết hơn ai ?