Kiều Chinh,

Có Những Điều Không Hiểu

 

 

Hà Khánh Quân

 

          Sáng nay, thay v́ tḥ tay vào lọ thủy tinh đựng quí danh trước mặt, tôi chơi tṛ bói Kiều. Chẳng có sẵn tuyệt tác của cụ Nguyễn Du trên bàn. Tôi thuận tay nâng cuốn Đất Quảng T́nh Quê. Không lâm râm tụng niệm. Chỉ vài giây lưỡng lự, trầm ngâm, tôi nhẹ nhàng mở ra. Chợt vui khi đọc một cái tên nghe quen. Thoáng ngập ngừng khi nh́n khuôn mặt chưa gặp. Những phản xạ tâm lư bất ngờ chỉ là những sợi tơ. Thơ đang ở trước mặt, có chân dung và tiểu sử. Tôi sang trang, lướt qua những tên bài. Và dừng lại: Có Những Điều Không Thể Hiểu. Một thoáng nhớ đến thi sĩ Du Tử Lê, rồi trở lại:

 

          chị không hiểu v́ sao lại đưa nhau ra ṭa

          khi chánh án hỏi lư do ly dị

          chị đáp không chờ suy nghĩ

-         thưa tất cả đă nêu trong đơn !

 

          chị không hiểu v́ sao những năm tháng Trường Sơn

          lại quay quắt nhớ nhau đến thế

          mỗi lần gặp đâu phải là chuyện dễ

          khi một năm

                                   hai năm

                                               ba năm...

 

          bây giờ chung nhà chung mâm

                                                   chung cả chỗ nàm

          lại xa lơ xa lắc

          đêm nằm đấu lưng ngoảnh mặt

          ngày thường ít lúc hỏi han

 

          chị không hiểu v́ sao ḿnh

                                               không sống v́ những đứa con

          những kỷ niệm một thời t́m kiếm

          câu hỏi lửng buông rơi trong chiều tím

          khi hoàng hôn sắp tắt ở bên đồi

                                                                          (Kiều Chinh)

 

          Những điều chị không hiểu,

          tưởng chừng không tối tăm,

          bởi hơi ấm chỗ nằm,

          hương t́nh không bén chiếu.

          Chị thật  không chịu hiểu,

          mặt mũi những lư do.

          Nhưng chẳng phải giả đ̣,

          bởi chị không hiểu thật:

          T́nh yêu dù đánh rớt,

          nhưng chưa hẳn mất đi...

          Người đàn bà đang ở vào năm thứ 44 của cuộc đời, chợt được thất t́nh. Chắc chắn không vui. Đă không vui th́ trốn đâu khỏi gặp nỗi buồn. Một nỗi t́nh buồn được nhân gấp bội, so với tuổi thanh xuân.

          Muốn khóc, chị không dám lớn tiếng. Muốn lang thang, chị nào dám đi đâu. Quanh quẩn sờ cái bàn, đẩy cái ghế, xếp chiếc chiếu, lượm cái áo... rồi thở ra. Bước vài bước, ngao ngán nh́n vách tường. Tấm ảnh chụp chung giữ những môi cười đứng măi. Chị bậm môi. Không liếc, nhưng vẫn thấy hai đôi mắt hân hoan. Không liếc, nhưng vẫn nghe từng lời của đôi bàn tay hớn hở. Hạnh-phúc- trong-khoảnh-khắc-tuyệt-vời đọng đến muôn đời trên nền giấy. Và c̣n đọng được ở những đâu ?  Chị sờ tay ḿnh, vuốt bụng rồi lại thở ra. Hướng ra ngoài, bậc cửa vẫn giống hôm qua, những đi ra, đi vào, những đợi chờ, trông ngóng.Tuyệt nhiên không có ǵ thay đổi, không có ǵ chống đối. Cảnh vật ấm lạnh bởi t́nh người, thỏa thuận chịu đựng như nô lệ. Tại sao nền đất buồn đến thế kia ? Dù những con gà vẫn lúc thúc. Những con kiến trong hàng vẫn cụng đầu chào nhau. H́nh như chỉ có chị đang đổi khác trong từng giây. Ngẩn ngơ rồi hướng trở vào. Chái bếp vẫn gọn ghẽ b́nh an. Cái nồi, cái soong, cái chăo, rỗ chén bát...thiêm thiếp. Thật hăi hùng, chị đọc thấy những ưu tư của tro bụi, của lọ nồi...Những tiếng gọi mơ hồ thật thiết tha. Chị ngỡ như ḿnh đang thắc mắc. Những vật dụng kia có thật hiện hữu như nỗi buồn của chị ? Một nỗi buồn, chị không khai nổi trong đơn, nhưng chắc chắn ông chánh án sẽ đọc được rất rơ.

           Những lan man vẩn vơ trên, không hiện thành chữ, nhưng rơ ràng có mặt trong thơ Kiều Chinh. Có rất đầy, có rất tràn. Chúng nằm sau lưng những con chữ. Người đàn bà với 44 năm trên mái tóc, hai bàn chân từng thoăn thoắt trên dăy Trường Sơn, đă may mắn lượm được người yêu ở đó, để có những năm tháng sống hạnh phúc với t́nh (lại quay quắt nhớ nhau đến thế). Bây giờ th́ qua rồi, qua thật rồi và chị phải nên làm ǵ, khi một lá đơn ly hôn đă nạp ? Một bức ĺa đớn đau đă là điều có thật.

 

          “...Thịt đâm vô thịt nhớ nhau suốt đời”. Có thật vậy chăng hỡi câu ca dao hàng ngàn năm nay ? Có thể có chứ. Những vết sướt dù không định h́nh vẫn lảng vảng trong suốt đời. Nhưng trong khoảnh khắc ḷng không nhận ra. Ôi những khoảnh khắc vốn ngủi, t́nh cờ, đă làm nên hạnh phúc, rồi cũng có thể xóa bỏ tất cả, đẩy những người từng yêu nhau, xa nhau măi măi. “... Chung nhà chung mâm chung chỗ nằm”, nhưng đă không thể luồn t́nh vào nhau trong tư thế “đấu lưng ngoảnh mặt”. Lư do và nguyên nhân bao giờ cũng có, khi trong ḷng mỗi bên đă nhóm lên những định kiến, đẻ ra những biện luận một chiều.

          Một trong những điều không hiểu của Kiều Chinh đă làm tôi thật sự nhói đau

          “...chị không hiểu v́ sao ḿnh

                                               không sống v́ những đứa con...”

         Tôi muốn vịn vào đây, đổ ra những tâm sự. Nhưng bàng hoàng ngồi im. Hạnh phúc gia đinh thời nay mong manh quá. Tôi không thương xót những cuộc t́nh trăm năm đổ vở, mà đau v́ những mái tóc xanh, những cuộc đời ấu thơ vô tội. Trong đời tôi đă từng gặp qua một vài Kiều Chinh như thế này. Nhân danh những đôi mắt ngây thơ, những trái tim non nớt, tôi oán hận mọi sự chia ĺa. Tôi giận dỗi trước những con người ích kỷ, thiếu tính hy sinh.

 

          Những điều không thể hiểu của Kiều Chinh, chúng ta không cần lư giải. Và chính đương sự cũng chẳng cần đâu. Dù sao cũng nên mừng cho Kiều Chinh t́m được sự an b́nh nội tâm ở thi ca.

 

          Qua bài Có Những Điều Không Hiểu, người làm thơ Kiều Chinh, đă có thể soi thấy ḿnh là một nhà thơ. Tài năng gieo vần ghép chữ của chị đến đâu, tôi xin mời quí bạn, đọc thêm đôi bài ngắn gọn nữa, và tùy nghi đánh giá.

          Vào tuổi thanh xuân, nồng nàn trong t́nh yêu, Kiều Chinh, người thiếu nữ, sinh năm 1949, mang họ Lê của đất Điện Bàn Quảng Nam, đă không giấu ḷng ḿnh khi được nhớ nhung. Nỗi Nhớ của chị được gói trong 13 câu:

        

           một phút xa

           một giờ xa

           hay cả đời xa nhau

           th́ anh ơi ! nỗi nhớ là như thế

           vừa nói câu thôi em về anh nhé

           nhớ nhung ập đến cuối câu chào

           ḷng bỗng rưng rưng lưu luyến nghẹn ngào...

           trái tim đập không c̣n b́nh thuờng nữa

           em muốn ào đến hôn anh

           những nụ hôn lịm ngọt

           cho môi mềm đẩy nỗi nhớ đi xa

           cho thời gian ngừng lại giữa đôi ta

           chỉ có vậy mà em không làm được

                                                                 (Nỗi Nhớ)

           Hẳn bạn gặp lại nhà thơ Thanh Tâm Tuyền “ôm em trong tay mà đă nhớ em ngày sắp tới”. Hẳn bạn gặp lại nhà thơ Nguyễn Mậu Lâm trong nhóm tao đàn Sông Hàn: “ nói ǵ những cuộc đi xa / ngồi bên cũng... nhớ, thiết tha ngó hoài”. Một ư tưởng nhiều cách diễn đạt. Chẳng phải ai dẫm bóng ai. Thơ cũng là một sự t́nh cờ. Và Nỗi Nhớ của Kiều Chinh, đủ hóa thành thơ, trong hai câu, một lăng mạn, một chân chất:

           cho môi mềm đẩy nỗi nhớ đi xa”

           chỉ có vậy mà em không làm được”

 

           Cũng thăng hoa cùng cảm xúc nhớ nhung, năm 1995, Kiều Chinh viết:

 

           con chim nào về hót ở đầu sân

           ríu rít ríu ran ngày mai lễ hội

           từ kư ức trở ḿnh nghe bổi hổi

           mai Lệ Bà người ấy có về thăm...

 

           chuyện ngàn năm và chuyện mấy mươi năm

           khiến đêm trăng non không tṛn giấc ngủ

           biết người ấy có nhớ về chốn cũ

           nhớ làng xưa, bến nước, con đ̣

 

           nhớ ngày xưa hai đứa hẹn ḥ

           hát đối đưa thuyền vào lăng lễ bái

           nghe xa vọng những câu ḥ nhân ngăi

           để mỗi năm đến hẹn với Lệ Bà

           đau đáu phương trời dơi bóng người xa

 

           Tôi thật sự vững bụng về lựa chọn của ḿnh. Người làm thơ, tôi mới được đọc lần đầu tiên,  đă nhân ngày 12 tháng hai âm lịch hằng năm, ngày ở xứ Thu Bồn Quảng Nam khai lễ hội Lệ Bà, gởi tấm ḷng nhung nhớ đến t́nh nhân, gởi đến bạn đọc một bài thơ ấm h́nh ảnh và chân t́nh. Đem chuyện t́nh vài chục năm của ḿnh đặt cạnh chuyện tưởng niệm hàng ngàn năm của bao nhiêu người, để làm sáng nỗi mong chờ trong ḷng, thật là một h́nh ảnh tuyệt vời

          “ chuyện ngàn năm và chuyện mấy mươi năm

           khiến đêm trăng non không tṛn giấc ngủ”

           Những bến nước, con đ̣ của làng xưa cũng nhờ đó lấp lánh hẳn ra.

           Sự thành công của bài thơ c̣n được xác định ngay ở câu đầu, bởi cái bâng khuâng, cái nghi vấn man mác. Đi từ một h́nh ảnh hiện thực đến một bóng h́nh, tuy thật xa nhưng vốn vẫn cận kề:

           con chim nào về hót ở đầu sân”

           Sự reo vui của con chim  cũng là nỗi t́nh đầy ánh trăng của người ngóng đợi. Bài thơ mở ra nhiều h́nh ảnh kỷ niệm, cùng nỗi ngậm ngùi cần thiết cho một bài t́nh buồn. Tất cả nhẹ nhàng va sâu lắng:

            đau đáu phương trời dơi bóng người xa”

 

             Cuối cùng, tôi xin mượn ba câu trong bài Trăng Mỹ Sơn của Kiều Chinh, để chúc nhà thơ họ Lê này, tiếp tục viết thật đều tay:

 

            “... chạm cốc vào môi

              chạm môi vào đá

              nh́n mặt nhau vành vạnh trăng rằm”

 

Hà Khánh Quân

(12g41 ngày 29-8-2009)