Hà Nguyên Dũng, Lấy Thơ Gói Xác

 

Hà Khánh Quân

 

 

Cửa Đợi Sông Hoài, sông vẫn chảy

    Quê T́nh người gói vác sau lưng

 Hột Muối Bỏ Sông không hoá biển

            tâm nhập hồn thơ đi tứ tung

                                           (H K Q)

 

 

 

          

 

 

 

 

 

 

 

 

Mỗi một cá nhân, dù trong thành phần xă hội nào, đa số cũng có những chuyến ra đi, dừng lại rồi trở về. Cuộc mưu sinh là một ḍng chảy tự nhiên. Những người sinh hoạt văn học nghệ thuật, h́nh như có phần sinh động hơn, trong những chuyển dịch theo cuộc sống. Điều đáng quí ở họ, là sự trải ḷng theo những bước chân thăng trầm của ḿnh. Những lần ra đi bất luận dài, ngắn tính theo không gian, thời gian, đều trở thành những chuyến giang hồ thú vị, nếu chúng ta biết ươm trên bước đường những kỷ niệm buồn vui. Kỷ niệm không h́nh dạng, không màu sắc. Nhưng có cội rễ tiềm ẩn, và có sức sống mănh liệt, trong tim người gieo trồng. Sự hiện diện của kỷ niệm, thường được bắt gặp rơ nét trong âm nhạc và văn chương. Thi ca có lợi thế bởi tính chất cô đọng, nên kỷ niệm thường trở nên trong sáng, thân thiết. Đọc thơ Hà Nguyên Dũng, là cơ hội có thể gặp lại những kỷ niệm của ḿnh. Hơn thế nữa, có thể vay mượn kỷ niệm của nhà thơ, để h́nh dung, để nh́n ra một địa danh, một hoàn cảnh ḿnh chưa được mục kích, trải nghiệm.

 

          Hà Nguyên Dũng, người Quảng Nam, tên ông là Nguyễn Dũng, được sinh ra năm 1946, tại Hà Mật. Đơn vị hành chánh cấp xă này, c̣n được gọi, hoặc nằm trong con đất mang cái tên mộc mạc G̣ Nổi, thuộc huyện Điện Bàn. Một huyện gồm mười chín xă và thị trấn Vĩnh Điện.

 

          Trước đây, tôi từng có ư nghĩ lệch lạc về bút hiệu của tác giả Quê T́nh (1992), Hột Muối Bỏ Sông (1996), Cửa-Đợi-Sông-Hoài (2002). Tôi cho rằng Hà Nguyên Dũng là sự ăn theo một nhà thơ, đi trước anh mấy năm: Hà Nguyên Thạch. Không phải để sửa sai, nhưng tôi hy vọng lần này tiên đoán của ḿnh chính xác:

 

          Nhà thơ đă dùng chữ đầu của địa danh ḿnh sinh ra, để làm một cái họ mới. Tiếp theo, bỏ bớt dấu ngă trong họ chính, biến Nguyễn thành Nguyên. Sau cùng, trân trọng giữ lại tên cha mẹ đặt. Hà Nguyên Dũng thành h́nh thật đơn giản và nồng nàn ư nghĩa, nếu ta suy diễn, không cần thi vị hóa: Tác giả là người giàu ḷng yêu quê hương, yêu nơi ḿnh đă được sinh ra, được trưởng thành. Tâm nguyện của anh không vượt quá khả năng thiên phú. Anh đă tạo được một ḍng thơ, biết hít thở cùng sông núi. Anh đă thành công. Tôi tin rằng, với cuộc sống chật vật thường trực, Hà Nguyên Dũng đă rất nhiều lúc tự mỉm cười, măn nguyện. Anh có nhiều bạn đọc. Có nhiều kẻ ái mộ. Làm sao không sung sướng, thú vị, khi có người đọc lên, nh́n ngắm bút hiệu của ḿnh. Một bút hiệu, trong đó có một nửa cái địa danh ḿnh trân quí nhất: Hà Mật. Cuộc hôn phối tên gọi không rơ nét như Phạm Cây Trâm, Tràm Cà Mâu, Miên Du Đà Lạt... nhưng rồi mọi người sẽ biết khi t́m hiểu về tác giả.

 

          Như bén ư từ những ḍng đầu, thơ Hà Nguyên Dũng là kho cất giữ kỷ niệm, trong cả cuộc đời bênh bồng, mà không mấy giang hồ của anh. Trong tập thơ đầu tay, Quê T́nh, sau mười năm tha phương, Hà Nguyên Dũng trở lại quê nhà, với một tâm hồn không đậu được những nụ cười b́nh thường, vốn có từ những người hồi hương. Ngoại cảnh và nội tâm, bắt tay nhau d́m nhà thơ trong cơi buồn chán cùng cực. Nỗi hiu quạnh, lạnh lẽo, không đến từ một cơn gió. Chiếc bóng của người về, phản chiếu trên ḍng sông, chợt chao động, v́ chính cái thở dài, thầm lặng dội ngược vào ḷng. Từ đó, người con của sông, ruộng chỉ t́m thấy những nghi vấn đầy bi quan. Bằng hữu, người t́nh đến cả thực vật, tĩnh vật, cũng mang sắc thái chán chường, ảm đạm. Bài thơ bảy chữ, gồm năm khổ, đều đẹp ở kỹ thuật và ngôn từ. H́nh ảnh mang trách nhiệm nói lên tâm trạng, thật thích hợp, trọn vẹn. Bạn dễ dàng nhận ra điều này, không cần tôi phải ba hoa:

         

          Qua đ̣ một chuyến đi mười năm

          nay mới đáo về quê cũ thăm

          gió tạnh, ḷng rung làm động bóng

          bèn hỏi, thân mười năm trước chăng ?

 

          mười năm trở lại đâu t́m ra

          bạn xưa như những đám mây xa

          em xưa chẳng khác vầng trăng mấy

          lặn-mọc-khuyết-tṛn khuất cơi ta

 

          mười năm trở lại ra sông ngồi

          trông đ̣ ngang lại ngắm đ̣ xuôi

          đ̣ về mấy chuyến khoang đầy gió

          đành bụm nước sông mà thấm môi

 

          mười năm trở lại nom thấy bóng

          trong ḷng giếng cổ một ḿnh ta

          nhặt viên sỏi bể ta toan ném

          cành khế rùng ḿnh chiếc lá sa

 

          mười năm trở lại buồn như khói

          ngun ngút trong ḷng mí mắt cay

          thương đất quê nhà pha cát sỏi

          hạt cơm phải cơng lát khoai dày !

                                (Mười Năm Trở Lại – Quê T́nh, trang 23 &24)

 

         Trở về là để ra đi, gần như cái nghiệp thực thi b́nh thường. Đối với con dân của vùng đất Hà Mật, cái nghiệp này được minh chứng một cách cụ thể. Ngoài cái lạc hậu, nghèo nàn, mẫu số chung của hầu hết nông thôn Quảng Nam, thời chiến tranh. Sự hiện diện chờn vờn, của hai thể chế chính trị đối nghịch sống chết, trên cùng một vùng đất, cũng góp phần tích cực, đẩy tuổi thanh xuân xa dần cái nôi họ được sinh ra. Và v́ không thể chối bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, sự đi đi về về, được xem như là một phương thức, được nhiều người áp dụng. Nhà thơ Hà Nguyên Dũng cũng chọn giải pháp này. Một trong nhiều chuyến thăm nhà khác, nhà thơ đă hội ngộ với bến đ̣ Hà Mật. Cái bến đ̣ được coi như là cửa ngơ, cổng vào vạt đất đỡ đầu của anh. Dĩ nhiên thơ đă được dùng đến, để giải tỏa những xúc cảm, những suy tưởng của người làm thơ, trong giây phút vừa hội ngộ vừa chia tay.

 

          Nhờ kỹ thuật vững vàng, những h́nh ảnh trưng dụng khá cũ, trong bài Qua Đ̣ Hà Mật, được cứu thoát sự nhàm chán. Đồng thời, cũng giúp hơi thơ thở trọn vẹn cái không khí xót xa, mà tác giả muốn đạt đến:

 

          Hăm lăm năm trước bến sông này

          khách xuống đ̣ lên đường gió bụi

          mang mái rạ, ḍng sông, dáng núi

          ư chí tang bồng, đi viễn phương

 

          bao nhiêu sóng gió, bao đoạn trường

          xoi lỡ chân đời cây bậc rễ

          thân nghiêng nghiêng ngă vào bóng xế

          tóc sâu quăn, đă bạc ḷng ?

 

          đời như sông khúc rộng, khúc nông

          ḷng người lớn ṛng như nước

          ta – Lưu, Nguyễn , lỡ đường thắp đuốc

          quơ soi t́m lại đường trần

 

          ngày ta đi lửa cháy trong thân

          ngày trở lại bụi tro than đóng

          phải bờ lau tân khách vọng

          nước sông Hà như Dịch thủy trôi

 

          đ̣ dọc đ̣ ngang hút bóng rồi

          tiếng dế trong hồn ra rả

          con chim về rúc trong ṿm lá

          ta rúc đâu đây, đêm mịt mù

 

          ngọn đen dầu tỏa bóng phù du

          chén rượu lạt, không hâm ḷng nổi

          ngoài sóng gió tung trời, mưa xối

          rừng quê cây ngả ră riêng ḷng

 

          ta lại đi trên nỗi thương mong

          không biết được phương nào ta tới

          quanh đời ta trăm con sóng dội

          hai nhánh tay không chống nổi ḷng !

                                      (Qua Đ̣ Hà Mật – Quê T́nh, 11,12, 13)

 

         Có thể lượm ra từ bài thơ trên những từ đẹp, thích hợp: lá tóc, lơ quơ, ră riêng ḷng. Những câu thơ hay: xoi lỡ chân đời chân bật rễ - lá tóc sâu quăn đă bạc ḷng - chén rượu lạt không hâm ḷng nổi - quanh đời ta trăm con sóng dội. Và những liên tưởng rất thơ: có tiếng dế trong hồn ra rả / con chim về rúc trong ṿm lá /  ta rúc đâu đây, đêm mịt mù.

         

          Bài kế tiếp trong cùng tập Quê T́nh, Hà Nguyên Dũng đă ví sự ra đi của anh như một ḍng sông. Tác giả không giấu những điểm đến trong ước mơ của ḿnh: “... từ làng quê tôi mơ ước những phương trời / đất ngọt phù sa, trời thơm nắng mật, nơi bóng đàn chim bay mát đất...Ngày tôi đi mơ ước no ḷng.....” Sự chân thật này, có thể đánh rơi một phần nào cốt cách của người lăng tử. Rất may, Hà Nguyên Dũng đă diễn tả tâm trạng của những người trong cuộc, cũng như ngoại cảnh nơi diễn ra cuộc chia ly thật tuyệt vời:

 

          “... em gánh nước về sững người, khựng lại

          đôi thùng chao, nước sánh, ḷng rưng rưng

          em vịn cây đ̣n gánh ngó mông lung

          chân tôi bước đầm đầm qua ngơ vắng...”

          ...

          khi tôi nhổ tôi ra khỏi chốn chôn nhau

          nhổ vụng trộm làm đứt chùm rễ cái

          nên tôi bây giờ ḷng sầu héo măi

          dẫu quê người đất ngọt trời thơm”

                                                 (Đi, Cũng Như Sông – Quê T́nh, 14, 15)

 

         Tôi chợt h́nh dung được sự gật gù thú vị của Hà Nguyên Dũng khi anh hạ tay viết lên được động từ nhổ một cách thích hợp, ngon lành đến vậy. Và động tác này được đi liền với một trạng thái lo sợ không đâu, thật dễ thương: nhổ vụng trộm. Bốn chữ làm đứt chùm rễ cái cũng là một h́nh ảnh xuất thần, giàu thơ, không dễ được nhiều lần bắt gặp. Hà Nguyên Dũng vừa bụng với chính ḿnh là đúng thôi. Cái hạnh phúc của người làm thơ, tuyệt đỉnh ở điểm này.

 

          Với ba mươi sáu đứa con, được khai sinh bằng những tên gọi khá đẹp, Hà Nguyên Dũng, đă “đăng kư” cùng nhà xuất bản Văn Nghệ để xin “hộ khẩu” cho gia-đ́nh-thơ thứ nhất của anh. Quê T́nh là tên chung của tổ ấm, không dành riêng cho thành viên ngũ ngôn, lục bát, hay thất ngôn... nào. Tổng thể của nội dung, cũng quây quần bên gốc t́nh dành cho con đất, con người, vốn cùng màu da với tác giả. Dĩ nhiên, hồn đất Hà Mật là nguồn cội cho ḍng thơ quê hương Hà Nguyên Dũng. Với những nơi lưu cư, tạm dung hoặc t́nh cờ dừng chân, anh chàng người thơ đất Quảng Nam cũng không thiếu những lăng mạn, bay bướm. Cụ thể, với Đà Lạt, anh đi dạo ngắm hoa, và ngộ ra thơ:

 

          “... chân ta bước ngập ngừng qua mấy nẻo

           hồn ta bay mắt lượn sa đà

           trong sắc màu lên tiếng réo

           hồn hoa c̣n thoang thoảng hương xa...”

                                                 (Nghĩ Từ Đà Lạt, Quê T́nh, 86)

 

           “... Đà Lạt buồn như nỗi t́nh xa

           buồn lây sang những sắc hoa, và

           những ṿng tay khép đan che ngực

           sợ lỗi nhịp t́nh, sợ vắng xa

 

           Đà Lạt mặt trời như bóng trăng

           mắt em sầu đẹp và mơ màng

           ngày tôi trở gót chân du lăng

           em ngó, ḷng như muốn quá giang”

                                                            (Đà Lạt, Quê T́nh, 58)

 

          Hoặc với một cuộc t́nh có thật lẫn không thật ở Lộc Ninh:

 

          “... Giang khách t́m một quán rượu quen

          nhấp nhá vài chung cho ấm dạ

          nữ quán nh́n ta ngờ ngợ quá

          đâu ngờ hai tóc đă lên sương

          ...

          hơn mười năm giấu kín nỗi ḷng

          đành làm khách qua đ̣ vô thủy

          ai biết được tận trong cốt tủy

          nhưng nhức đau hoài một vết thương

          ...

          nằm một đêm chưa ấm vạt giường

          khách trở gót trời chưa sáng hẳn

          nếu quả nghiệp giang hồ c̣n nặng

          th́ thôi, xin khách cứ ra roi

          ...

          khách đi không hẹn lấy một lời

          chẳng biết rẻo trời nào khách ở

          Lộc Ninh có c̣n là nỗi nhớ

          trong ḷng giang khách nữa hay không !”

                                      (Ngày Trở Lại Lộc Ninh – Quê T́nh, trang 60-65)

 

         Và với Ngày Trở Lại Biên Ḥa :

 

         “ những ngọn roi thương nhớ quật quật đau ḷng

         buộc ngươi phải ṿng về phương mộng lỡ

         ta đâu hay ngươi buồn, ta cầm muỗng gơ

         hát vu vơ và ngó vu vơ

         ...

         hai mươi năm về thành cũ gió bồi

         ngươi ngậm ngải t́m trầm trưa phố nắng

         một cái sẩy tay, một đời hụt hẫng

         ngậm ngải mà đi về phía quê người”

                                          (NTLBH – Quê T́nh , 66-67)

 

        Quê T́nh đă được mở ra bằng bến đ̣ Hà Mật, và cũng được khép lại, bởi chính vạt đất cưu mang bến đ̣ này. Thi phẩm chấm dứt với sự về thăm của nhà thơ. Một dừng tay có vẻ có hậu, tuy không là một điều cần có trong thi ca. Chúng ta thử nghe nhà thơ dàn trải tâm sự ḿnh ra sao, trong ngày trùng phùng chớp nhoáng cùng quê hương:

 

         Hăm mấy năm chu du bốn phương

         hơn đám mây trời phiêu lăng

         tiện ngơ ta về thăm cố quán

         đám trẻ thấy ta, ngó - xầm x́

 

         sực nhơ ngày ta xuống đ̣ đi

         tuổi xấp xỉ bằng đàn trẻ đó

         hăm mấy năm đầu mưa đầu gió

         nay về cố quán biển dâu thay

        

         từ lùm tre chim hoảng hốt bay

         như cũng sợ con người lạ lẫm

         vai đăy, áo quần mưa nắng đậm

         đầu trần tóc cỏ cháy xơ rơ

 

         mẹ ta, đôi mắt đèn dầu mờ

         soi sát mặt thằng con yêu dấu

         ta ra sông rửa khoai lang nấu

         tiệc quê biệt đăi đứa con quê

 

         ngôi nhà xiêu không bóng cây che

         nắng nóng nhiễu và mưa rỉ rả

         vồng khoai không kịp đâm đọt lá

         cọng tong teo như cọng kẽm gai

 

         mặt trời sa bóng nhoài – dài

         ai đội củi đường xa lúi chúi

         nén bó củi mừng mừng tủi tủi

         người đi, người ở bàn tay không...

 

         ta vội vàng xuống bến xuôi sông

         chiều hối, gió đưa con sóng giục

         ḷng sông và ḷng ta lềnh đục

         một nỗi buồn đau kẻ bỏ nguồn !

                                 (Ngày Về Hà Mật, Quê T́nh, 97-99)

 

         Nếu dựa theo lời thơ, ta không t́m thấy được bao nhiêu tâm sự của nhân vật chính. Người làm thơ đă khéo léo vịn vào những cảnh vật anh nêu lên, để thở vào đó những xót xa của ḿnh. H́nh ảnh ngoại cảnh là yếu điểm chính, từ đó h́nh dung ra nhân vật. Ngay người mẹ được nhắc tới cũng trở thành một ngoại cảnh, dù có biểu thị t́nh cảm bằng việc soi sát mặt đứa con. Bài thơ trở thành một họa phẩm. Được hoàn thành bởi chất liệu, lấy ngay từ cuộc sống mộc mạc nông thôn. Một nông thôn nghèo đói v́ chiến tranh, không có nổi một bóng cây, đủ để che mát một mái rạ nhỏ. Nắng nhiễu nóng, mưa rỉ rả làm cùn ṃn cả cỏ cây. Khoai sắn tong teo, gầy khô như một cọng kẽm gai. Thân xác con người từ đó, có thể suy ra.

 

         Hà Nguyên Dũng một lần nữa chứng tỏ khả năng chọn chữ, và sắp xếp ngôn từ. Thật không thể không thấy: hoạt cảnh một đám trẻ em xầm x́, v́ sự xuất hiện của một người thân đă lạ. Rồi đến những con chim thân thiết một thời, cũng chẳng đánh hơi ra được, sự thân t́nh đă có. Rất may, vẫn c̣n cái mừng mừng tủi tủi đến hốt hoảng trong giây lát. Tưởng cũng cần nên biết, thời gian của một cuộc thăm nhà, dù nhiều năm xa cách, thời bấy giờ, vẫn không mấy khi được kéo dài qua đêm. Đây cũng là nguyên do, ta thấy được những chữ dùng của nhà thơ thật chính xác “ta vội vàng xuống bến xuôi sông / chiều hối, gió đưa con sóng giục. Cuối cùng mới lóe lên tâm sự người con của Quê T́nh :

 

         ḷng sông và ḷng ta lềnh đục

         một nỗi buồn đau kẻ bỏ nguồn !

 

          Giản dị chỉ có thế mà chua xót biết bao nhiêu. Hơi thơ của Hà Nguyên Dũng quả thật quá buồn, rất gần với ta thán, có lẽ v́ vậy anh thường sử dụng dấu chấn than cho kết thúc một bài thơ.

 

         Quê T́nh, ngoài những bài thơ ẩm nước mắt dành cho quê hương, Hà Nguyên Dũng cũng không thiếu những ngọn chữ dành cho t́nh lứa đôi. Có điều thơ t́nh của anh cũng là một cơi bi quan không biên giới:

 

         “... em chẻ đường ngôi cầm lọn tóc

         tóc khô như thể đă khô ḷng

         ta đi như một con đ̣ dọc

         thuận gió ḷng căng chẻ sóng dong

 

         ta có trong ta một bến vắng

         c̣n nghe sóng mắt của em chao

         ta ngồi ṿ vơ bên trời lặng

         nghe tiếng chân ai lội cắm sào...”

                                             (Hụt Hẫng, Quê T́nh, 44-46)

 

         “Buổi ta đi em đứng ở bên lề

         đôi mắt chiếu sáng dài theo quốc lộ

         ta quay lại thấy em như cột số

         dựng chênh vênh trên dốc khúc quanh đường

 

         ta đă đi và đă đến ngàn phương

         không nhớ được em là cây số mấy

         chỉ mang máng trên đường xuôi ngược ấy

         cây-số-em thoáng hiện vụt qua ḷng

 

         xa Ngọc Hà ta có nhớ buồn không

         ta chẳng bết bởi ḷng ta lắm nỗi

         một thoáng em mỏng mảnh như làn khói

         dựng âm thầm trong buổi chiều khô

 

         em thấy ta như thấy chiếc xe đ̣

         hành khách xuống lên đứng ngồi lố nhố

         em vẫn biết trong ta không c̣n chỗ

         nên đắn đo không dám quá giang ḷng”

                                                   (Khi Xa Ngọc Hà, Quê T́nh 49-50)

 

          Ví von, kiểu cọ thường hay làm phiền ḷng bạn đọc, nhất là khi nghiêng mắt vào những văn bản được gọi “đọc thơ”. Cũng may, bài viết này cũng như nhiều bài đă viết khác của tôi, chỉ mang tính cách ăn theo một tác giả, tùy hứng mà vui chơi, không có cả một bố cục, một lối viết chính qui nào làm khuôn mẫu. Bạn đọc nếu đồng t́nh và dư giờ chút đỉnh mời đọc chơi. Những bài viết thuộc dạng vô thưởng vô phạt này, không dự phần vào chữ nghĩa cao cả của văn chương. Cùng lắm nó chỉ dành cho người viết và người được viết, đọc lại một số thơ, cả hai cùng yêu thích. Người viết không có tŕnh độ cần thiết của một nhà phê b́nh, nên ở đây không dựa vào những ư kiến thông thái của bất cứ ai làm thước đo để so sánh thơ đang đọc. Dẫu sao, cũng để sẵn một lời xin lỗi ở đây, cho những ai vừa đọc vừa  chửi thề. 

 

           Tôi không gọi ngôi nhà thơ, mà nh́n nhận gia-đ́nh-thơ, bởi v́ có ngôi nhà chưa chắc có gia đ́nh. Nhưng có gia đ́nh, thường không thể không có ngôi nhà. Gia-đ́nh-thơ thứ hai của Hà Nguyên Dũng, tôi đang ghé thăm có tên gọi Hột Muối Bỏ Sông.

 

          Điều trước tiên, không thể không ngẫm nghĩ về cái tên tác phẩm. Có thể Hà Nguyên Dũng cho rằng: thơ anh có đầy đủ tính chất nồng mặn của hột muối. Một tinh thể đầu thai từ nước biển, cần thiết cho con người. Và có lẽ, anh cũng đă h́nh dung thi ca là một ḍng sông. Hột muối bỏ sông, sông không thể có vị mặn, nhưng hột muối ắt bị ḥa tan. Sự khiêm nhường được nh́n thấy ở đây. Nhưng không hẳn như vậy. Ông bà ta h́nh như đă có nói “đem muối bỏ biển” để phê phán một việc làm vô ích. Muối-Thơ của Hà Nguyên Dũng không bỏ biển mà bỏ sông, hẳn nhiên ít nhiều cũng có niềm kiêu hănh. Muối-Thơ của Hà Nguyên Dũng vóc dáng như thế nào ? Giá trị căn bản ra sao ? Câu trả lời, quyền thẩm định, tùy theo từng bạn đọc. Ở đây, tôi chỉ xin trích dẫn những ǵ ḿnh thích, nếu hứng, sẽ tán tào lao đôi ḍng, gọi là cảm ơn tác giả.

 

          Bàn tay, bă vai, Hà Nguyên Dũng đă níu kéo, vịn vào để làm thơ, trong thi phẩm này, vẫn c̣n là những con đất, những địa danh. Nhớ về một “Mùa Hè Đỏ Lửa”, một chiến công của VNCH, ngày 16 tháng 9 năm 1962, dựng cờ trên cổ thành Quảng Trị, tác giả đă rất khéo léo, trưng ra những ḍng thơ chung chung, cho cả hai phe tham chiến. Nhà xuất bản Trẻ, đơn vị chịu trách nhiệm xuất bản thi phẩm, không thể cắt bỏ. Chỉ tiếc bài thơ, có thể có nhiều người chỉ đọc lướt qua:

 

          “Chỗ ở về chưa quen lối

          tên người c̣n lạ miệng môi

          Quảng Trị mùa hè lửa nổi

          thịt xương cháy khét ngộp đời !

 

          Anh đi trên đầu bom nổ

          anh đi trên những xác người

          cuộc sống chi mà cơ khổ

          Chúa ơi ! Phật ơi ! Em ơi !...”

                                     (Ở Quảng Trị, HMBS 14-15)

 

          Năm 1981, tác giả có dịp trôi giạt đến Mỹ Lợi, Tiền Giang, để viết được những ḍng ấm áp, xinh xắn hơn:

     

          Mỹ Lợi ! đất ma không bén mảng

          cây suy dinh dưỡng, tiếng chim khàn

          thoáng thấy bọn ta về dựng lán

          bên ḍng kênh đục đĩa hân hoan !

          ...

          đứa vô lo nằm đă ngáy

          hiếm khi ta thấy giấc mơ hiền

          phải chi có tiếng gà thôn gáy

          để thấy đời không đến nỗi quên !...”

                                       (Mỹ Lợi, HMBS 23-25)

         

          Đọc lướt qua những ḍng thơ từ quê hương mà có của Hà Nguyên Dũng, tôi thấy rất rơ một điều. Cái chất Quảng Nam trong thơ anh thật đậm đà. Đây có thể là điều đương nhiên với riêng anh. Chính v́ thế những bài thơ viết về Vĩnh Điện, Quảng Nam, Hội An... của anh đọc thật xứng với những cái rung đùi, gật gù, mà không cần hớp một ngụm trà hay tu một hớp rượu. Có thể tôi chủ quan v́ t́nh đồng hương chăng ? Mời bạn đọc thử bài Vĩnh Điện, nếu bạn đă từng ghé nơi này, xem bài thơ của Hà Nguyên Dũng đă đạt chưa ? Tôi nhân danh cháu ngoại của Vĩnh Điện cảm ơn bạn và nhà thơ.

 

          “Vĩnh Điện, tôi về ngày cuối năm

          mùa đông buồn như một đám tang

          khéo co cho mấy ḷng vẫn lạnh

          nỗi xót xa quê cứ rỉ tràn

 

          Vĩnh Điện bao năm c̣n nghèo khô

          Vĩnh Điện khéo ăn vẫn không no

          những ngôi nhà như người luống tuổi

          lọm khọn hai bên vẻ ngóng chờ

 

          tôi coi Vĩnh Điện như người thân

          Vĩnh Điện ngờ tôi là tha nhân

          tôi vịn vai cầu ôn chuyện cũ

          nhớ xót xa thuở mẹ tảo tần

 

          thuở đó tôi thường lũn cũn theo

          gánh tŕ vai mẹ bước xiêu xiêu

          tay quơ tay níu vào mưa nắng

          mẹ cố trườn qua nỗi ngặt nghèo

 

          Vĩnh Điện như một bàn tay gầy

          chợ đông không đầy được nửa ngày

          tôi ngồi dụi dụi vào vai mẹ

          bóng mẹ hiền thơm tợ bóng cây

 

          Vĩnh Điện có hai đường ngă ba

          một ngược lên đụng núi dội ra

          một xuôi gặp biển sóng xô lại

          quốc lộ chạy qua rước hết và

 

          Vĩnh Điện như một người neo đơn

          mũi đông trông thiệt dễ mũi ḷng

          tôi trong Vĩnh Điện sao côi cút !

          tôi ngoài Vĩnh Điện sao bồn chồn ? !”

                                               (Vĩnh Điện, HMBS, 55-57)

 

         Bên cạnh địa danh, sông, ao, vườn, ruộng...,  con người và cả những nhân vật lẫy lừng một thời, cũng được Hà Nguyên Dũng men theo họ mà lượm thơ.  Cũng na ná như Hoàng Lộc, Phan Xuân Sinh...Hà Nguyên Dũng thường bày tỏ tâm sự u uẩn của ḿnh qua những đối thoại tưởng tượng. Đây có phải là cơ hội, để nh́n ra cái khí phách của một người làm thơ chăng ? Dù sao, cả ba nhà thơ đất Quảng, nhờ tài nghệ và trải ḷng ḿnh ra để ươm con chữ, nên những bài của họ đă vượt xa, vượt rất xa thơ của một người, cũng từng hầu chuyện cùng đức Trần Hưng Đạo.

 

          Trong Hột Muối Bỏ Sông, Hà Nguyên Dũng đă vịn vào Nguyễn Trải, Âu Cơ, Thúy Kiều, Sơn Tinh Thủy Tinh, Tiên Dung, Quan Công, Mỵ Châu, Hạng Vũ, Lă Vọng...để cho chính anh và bạn đọc, những sáng tác mà tôi tin anh rất ưng ư. Vài đoạn tiêu biểu trong loạt bài nêu trên:

 

          “... ông sống xả thân, chết chẳng toàn thây

          do trời cảm tấm ḷng ông trung hậu

          linh, làm Thánh có nơi nương náu

          thân, làm ma đi vất vưởng t́m đầu !

          tôi sinh trong thời phố giạt xa châu

          thiên hạ đứng núi này trông núi nọ

          tôi kẹt giữa hai sườn núi đó

          nào khác chi thân cá chậu chim lồng !

          ...

          từ bờ tre tôi cơng thân lên đường

          không biết sẽ trôi sông lạc chợ

          may thiệt, cuối cùng tôi hạnh ngộ

          Nhà-thơ, tôi xách bút theo phù

          tiếc, tài sơ, sức mọn, viết ng̣i hư

          dẫu sống xả ḷng cũng không nên nổi

          nay râu tóc úng buồn đỏ ối

          chưa nên danh c̣n đợi đến bao giờ ?!

          nên hư tôi dốc chí phù thơ

          ḷng vẫn biết Nhà-thơ giờ thất tán

          cuộc trăm năm của tôi gần măn hạn

          biết đất trời có cảm tấm ḷng tôi ?!

                                         (thơ Làm Ở chùa Ông, tặng LH, HMBS 90-91)

 

          tôi quả là một đứa thất phu

          chí múc không đầy vỏ hến

          sức cùng lắm ngang bằng sức kiến

          không nhắc thân lên khỏi mặt đời

           ...

           tôi thiệt không dám sánh cùng ông

           nhưng cạn nghĩ thấy có đôi chỗ giống

           ông, cùnh Hán tranh hùng, tôi, cùng đời tranh sống

           ông thua thời, tôi lợ vận: tay không !

           ...

                                              (Tâm Sự Cùng Hạng Vũ, HMBS, 101-103)

 

          Với Hột Muối Bỏ Sông, Hà Nguyên Dũng đă đề tặng khá nhiều người anh quen biết. Tôi nghĩ rằng nội dung những bài thơ ấy là những ḍng kỷ niệm rất đáng trân quí. Nhà thơ Hoàng Lộc chắc chắn sẽ vui khi đọc:

         

          “... ta đứng buồn như dấu chấm than

          cái bắt tay mạnh như dâu chấm

          dấu chấm hết nửa đời lận đận

          nửa đời ngươi toan dựng nghiệp thơ !

          giờ ngươi đi như nước thoát bờ

          ta c̣n chảy quẩn quanh trong nội

          nguồn ngọn đă chia xa mấy đỗi

          nghe róc rách măi trong ḷng...”

                                                 (Cuộc Chia Ly, tặng Hoàng Lộc, HMBS 53-54)

 

          Thật ra, dù vịn vào một ai, mục đích chính của tác giả cũng chỉ mong giải bày tâm sự của ḿnh. Những thua thiệt trong cuộc sống đời thường, tạo ra sự thất chí. Và từ bàn đạp này nỗi bi quan mỗi ngày một sinh nở. Tôi vẫn hoài nghi những nhà thơ thường nghiện nặng chứng bệnh bi thảm hóa cuộc sống của ḿnh. Riêng nhà thơ Hà Nguyên Dũng có thật sự quá khó khăn trong cơi sinh nhai ? khi anh đă có đến ba thi phẩm được ấn hành. Một hạnh phúc, vượt lên trên nhiều người làm thơ khác. Nhưng trước khi t́m hiểu thêm về vấn đề này. Chúng ta thử xem qua gia-đ́nh-thơ thứ ba của anh.

 

          Cửa-Đợi-Sông-Hoài, tên thi phẩm, đúng là một lối chơi chữ, như nhà thơ Thành Tôn nhận xét. Đây vốn là hai danh từ riêng. Một của ḍng sông; sông Hoài tại Hội An. Một của cửa biển; Cửa Đại cũng thuộc Hội An. Cửa Đại, c̣n được một số dân địa phương quen gọi là Cửa Đợi. Với hai tên ghép chung: Cửa-Đợi-Sông-Hoài, những người không phải là con dân xứ Quảng Nam, đa phần sẽ hiểu một cách đơn giản nhưng thi vị hơn: cánh cửa luôn luôn đợi chờ ḍng sông - Cửa (danh từ), đợi (động từ), sông (danh từ), Hoài (trạng từ, có nghĩa luôn luôn) – H́nh ảnh này nói lên được sự khắc khoải đợi mong những người con xa xứ (trong đó đương nhiên có Hà Nguyên Dũng) trở về. Nếu tôi là tác giả, tôi sẽ không thêm vào bốn gạch nối dính liền bốn chữ.

 

          Cửa-Đợi-Sông-Hoài mở ra với dấu ấn có phần lạc quan. Cây mai là biểu tượng của tác giả  đă rất thong dong, tự tại, gạt ra được những buồn phiền:

 

          Chịu hăm ḿnh trong chậu đất

          không ai thúc bách được ḷng ta

          quanh năm ai nói, ai cười, mặc

          gặp tiết xuân lành ta thốt hoa

 

 

          Dấu hiệu vui coi vậy mà h́nh như không phải vậy.

 

          Thơ Hà Nguyên Dũng vẫn c̣n xót xa buồn. Ba nét vẽ nổi trội trong Hột-Muối-Bỏ- Sông gồm: Mẹ, Vợ và Cái Tôi (của tác giả), được giới thiệu qua nhiều thể loại thơ khác nhau:

          Với hơi thơ lục bát rất gần với ca dao đơn thuần, Hà Nguyên Dũng dành 48 câu trân trọng và thương nhớ cho người mẹ thân yêu của ḿnh. T́nh mẹ thời nào cũng bao la, cao cả. Âm nhạc, văn thơ, hội họa, nhiếp ảnh, điêu khắc... luôn luôn dành cho người mẹ ngôi vị trang trọng nhất. Hà Nguyên Dũng là nhà thơ, anh không thể cho phép ng̣i bút ḿnh bỏ quên công việc thiêng liêng này.

 

          Tuy vậy, xin đời hiểu giùm: viết về những người thân yêu nhất của ḿnh, là một công tŕnh khó khăn hơn bất cứ chủ đề nào. Một phần quá nhiều tư liệu, quá nhiều h́nh ảnh, và h́nh ảnh nào cũng đẹp, không nở bỏ. Quá nhiều kỷ niệm. Buồn vui đều đáng được khoe khoang, lặp lại. Viết về những người thân yêu như gặm nhấm, sờ mó lại những ǵ đă có, vẫn c̣n đó, nhưng thật vô cùng xa cách. Viết về những người thân yêu là sống lại trung thực nhất với một quăng đời đă trôi qua, nhưng chưa hề mất. Chi tiết này, h́nh ảnh nọ, từng câu nói, từng tiếng cười, chen lấn, chồng chất lên nhau để đến với trái tim, với tâm hồn, chực chờ ngấm ra ng̣i bút. Giữa những hổn loạn thầm kín đáng yêu ấy, phải nói là thật khó giữ được b́nh tĩnh để xử trí phân minh. Thậm chí đến sự sáng suốt nhiều khi cũng trở nên lạng quạng. Có lẽ v́ tâm trạng chung đó, bài lục bát Ngồi Buồn Nhớ Mẹ của Hà Nguyên Dũng, chỉ đủ để đọc với xúc động. Nhưng chưa thuộc vào những bai thơ về mẹ xuất sắc.

 

          bên phần ướt mẹ co, lo

          con bên phần ráo ngáy no giấc hồng

          lừa xương, xương xóc lưỡi phồng

          miếng cơm búng Mẹ ngọt ḍng sữa thơm

          gót chân tôi bợt màu son

          mẹ tôi sớm phải chịu đơn chiếc, đời...

          như nhà không cột, Mẹ tôi

          choăi người chống chọi, căng đời chở che

          trên vai đôi thúng nặng đè

          đường xa bấm măi ngón ṭe, gót chai

         ...

          Mẹ tôi bước - bước nữa, la

          mong nhà có cột, nóc mà náu nương

          ḷng tôi cạn xợt như mương

          nửa thầm giậ, nửa thầm thương - ngậm ngùi

          ...

          bên quan tài Mẹ xót xa

          Mẹ - nguồn nước ngọt chan ḥa đời con

          ...

          Mẹ ơi, trước bước chân c̣n

          nào sông nào biển nào non núi và

          xưa c̣n Mẹ dắt con qua

          sa cơ có Mẹ con sa ḷng nhờ

          ...

          ngồi buồn nhớ Mẹ, thầm thương

          tôi côi cút giữa bốn phương mặt trời

          ai nhường phần ráo ? Mẹ ơi

          mắc xương con chịu ! Nghẹ đời con cam !”

                                                 (Ngồi Buồn Nhớ Mẹ, HMBS 11-14)

 

          Vợ, theo tôi, là người đàn bà quan trọng đặc biệt, không có vị trí xếp hạng trong ḷng, trong t́nh, của một người làm thơ phái nam. Từ xưa đến nay kẻ sĩ làm thơ tặng vợ không phải là ít. Nhưng số lượng phổ biến, so với thơ viết về mẹ, dứt khoát thua sút. Trái lại, giá trị nghệ thuật lẫn nội dung thường vượt trội. Điều này, có lẽ đă  nhờ vào mùi hương xinh xắn, cùng cái tiềm ẩn kỳ diệu của một thứ t́nh nuôi gịng, giữ giống mà có. Cá nhân tôi, thú thật, rất tâm đắc với những bài được nhiều tác giả, viết về người đầu ấp, tay gối.

 

          Hà Nguyên Dũng lập gia đ́nh từ lúc nào, không rơ. T́nh vợ chồng đến liền sau t́nh yêu hay không, không biết. Chỉ thấy được qua thơ, anh đă làm khổ vợ. Một việc làm tự nhiên, theo bản tính của nhiều ông chồng làm thơ. Thơ không đi liền với khổ. Thơ sánh vai khắng khí với sung sướng, hoan lạc. Nhưng diễm phúc này, chỉ dành độc quyền cho người đích-thực-làm-thơ.(có cả triệu người không hề là người-làm-thơ-đích-thực, dù họ nhân danh thi sĩ, có in thiệp phát không). Cái nhận định: Thơ đi liền với Khổ, có thể có thật. Và dẫu cho có thật, cũng chỉ dành cho một người duy nhất. Đó là người vợ của những nhà thơ. Tôi không rơ qúy bà Nguyên Sa, Hữu Loan, Du Tử Lê, Nguyễn Duy, Trần Mạnh Hảo, Thái Tú Hạp, Tô Thùy Yên, Nguyễn Tất Nhiên,  Trần Dạ Từ vv... khổ như thế nào. Riêng với bà Hà Nguyên Dũng được đọc thấy ngay đây:

         

          trong thơ anh đầy bóng dáng nhân t́nh

          giọng điệu xem ra c̣n luyến tiếc

          trách giếng cạn mà ḷng sao tha thiết

          nước đổ rồi lại mong hốt đầy ly...

          anh cơm nhà mà lo cái chi chi

          chẳng lợi lộc bao nhiêucho cuộc sống

          em và anh đồng sàng dị mộng

          em lo ṛm người chuyện mặc ấm ăn no

          anh lại nằm cạy óc kiếm câu thơ

          em đă phải bao nhiêu lần nhuộm tóc

          không phải làm duyên mà giấu niềm khó nhọc

          để anh yên ḷng bắt bóng cầu danh

          anh vui buồn với những giấc mơ anh

          em vui buồn chuyện bán buôn ế, đắt

          ngày mới cưới em tuy không tuyệt sắc

          nhưng phải đâu là cỏ nội hoa hèn

           giờ đây đă tiều tụy, hom hem

          do em phải làm thân c̣ lặn lội

          chồng và con như lũ tằm ăn rổi

          nên trăm dâu trút xuống một đầu tằm

          anh làm thơ, như làm ruộng ăn cơm nằm

          em nuôi chồng con, như nuôi tằm ăn cơm đứng

          cặp nhẫn, đôi bông gỡ dần lúc túng

         đôi ta giờ c̣n lại chút nhau thôi

         hai con làm của quư để đời

         ...

         anh sống lơ mơ với chuyện hăo huyền

         không biết được gạo trong thùng c̣n, hết

         khi thấy con nghiêng nồi cạy, vét

         anh giật ḿnh ngó lại phía đời anh

         mái tóc em đă không c̣n xanh

         anh là kẻ đă buông h́nh bắt bóng

         tưởng hạnh phúc nằm trong danh vọng

         hóa ra nằm gọn lơn trong tay em !”

                                                        (Thơ Tặng Người Vợ Khổ Hạnh, HMBS 41-44)

 

         Với một phần hối lỗi, một phần thương yêu, Hà Nguyên Dũng đă vẽ những nét thơ cho vợ ḿnh thật đậm đà. Cái hay ở đây không nằm trong những nhọc nhằn thể xác được trưng ra. Bởi những điều này không riêng chị Hà Nguyên Dũng gánh chịu, mà chia khá đều cho những người mẹ có đời sống kinh tế khó khăn. Cái hay nằm trong cái t́nh của người thơ, nằm ở những nụ chữ, những chồi h́nh ảnh khá đẹp, tạo ra được nhiều câu thơ rất óng mượt nhưng vô cùng giản dị: em lo ṛm người chuyện mặc ấm, ăn no / anh lại nằm cạy óc kiếm câu thơ/ khi thấy con nghiêng nồi cạy, vét/

 

          Tôi tin chắc chỉ cần một bài thơ này, đủ để cho chị Dũng hạnh phúc. Chị sẽ yêu chồng, yêu con nhiều hơn. Cặp nhẫn chị đă tháo ra, đôi bông chị đă cầm bán, chắc chắn đă lại trở về với chị, ngàn lần lấp lánh hơn, ấm áp hơn, cho dù trên đôi vành tai chị, trên những ngón tay chị,  vẫn là những trống không, trơ trịu. Hạnh phúc biết bao nhiêu, khi chị vẫn có một người yêu thương ḿnh, đang nằm gọn trong tay ḿnh. Chị không có cái khổ lo đánh ghen, lo mất chồng, bởi những dáng nhân t́nh của chàng chỉ nằm trong giọng điệu xem ra c̣n luyến tiếc mà thôi. Huống chi “chỉ là thơ ấy mà”, nhiều khi “toàn là tưởng tượng !”

 

           Về cái Cái Tôi (của nhà thơ), đây là điểm chủ yếu, có thể xác quyết: trong 100 nhà thơ sẽ có đến 99 ông, nói về ḿnh bằng nhiều h́nh thức, phương cách khác nhau. Ai không làm vậy có lẽ là kẻ bất thường. Người làm thơ nói, viết về cái tôi của ḿnh không chỉ t́m gặp trong một tập thơ, mà trong khá nhiều bài thơ của họ. Hà Nguyên Dũng cũng không khác. Cái tôi của anh đă có từ Quê T́nh, kéo dài qua Hột Muối Bỏ Sông, kéo luôn qua Cửa-Đợi-Sông-Hoài. “Cái tôi” ấy chủ yếu nằm trong tâm sự, trong những thao thức trăn trở về thân phận, về cuộc sống, từ riêng đến chung.

 

          Dựa theo Tâm Ca nằm ở trang 20, của Cửa-Đợi-Sông-Hoài, chúng ta biết, tác giả được ra đời trong một căn hầm đất, dùng để núp đạn đại bác, mà người Pháp thường bắn cầm chừng về ban đêm, vào những vùng lận cận thành phố Đà Nẵng. Hà Nguyên Dũng chua chát: “... quanh làng đại bác nổ trời long / phải đâu đại bác chào ta đến / đại bác gieo buồn khắp núi sông / tiếng súng chín năm trường rát ruột / đạn ghim vô cả giấc mơ hồng...”. Tiếng đại bác quả nhiên không vang lên, để chào mừng sự ra đời, không có cả người đỡ của một cậu bé. Nhưng Hà Nguyên Dũng đă được nghe một thứ âm-thanh-thời- đại, ngay trong thời anh chưa có một ư niệm nào về cuộc đời, cũng là điều quí hiếm. Biết đâu những âm vang lạ lùng kia, đă phần nào góp công giúp anh trở thành một nhà thơ vào mười mấy năm sau.

 

          Hà Nguyên Dũng sớm mồ côi cha. Mẹ bước thêm một bước nữa. Năm tháng vẫn lững thững đi qua. Đứa con của Hà Mật bám theo tháng năm mà trường thành. Chẳng mấy chốc đă năm mươi lăm năm, một cái điểm vịn để anh ngó lại:

 

          “... năm lăm năm đó bao dâu biển

          nh́n lại đường xưa vẫn rợn ḷng

          hiện tại ván cờ đương bí rị

          cho dù thí sĩ cũng không mong

          giá đời nhân  nhượng cho hoàn lại

          c̣n đủ thời gian để gỡ không ?

          tuổi đă năm lăm đời chạng vạng

          dựa niềm hy vọng ấp cây trông

          chớ nhắc làm chi chuyện Lă Vọng

          đời c̣n Mục Công cũng đừng ḥng

          th́ thôi lây lất cho qua bữa

          cái nợ van chương trả nổi không ?

          sống làm môn khách ăn ráo máng

          thác nguyện xin kết cỏ ngậm ṿng !”

                                           (Tâm Ca CĐSH 20-23)

 

         Trong suốt cuộc chơi thơ, Hà Nguyên Dũng đă tự tạo cho ḿnh nhiều cơ hội, để đánh giá cuộc sống, để bày tỏ tấm ḷng, hoài bảo riêng. Nỗi bi quan trong ḷng anh h́nh như ngày một lan rộng. Con đất c̣n có lúc hết nơi để mở cơi. Nhưng cái buồn, cái rầu của một người, tự ép ḿnh làm một kẻ thất chí th́ vô cùng, không biên giới. Một phương cách biến những mặc cảm thua thiệt thành cao ngạo, mà nhà thơ xứ Quảng Nam này đă chọn, là đối thoại trong độc thoại với những bậc thánh hiền, như đă nói ở phần trên. Trong Cửa-Đợi-Sông-Hoài vẫn c̣n tiếp diễn những cuộc “kỳ ngộ” ấy:

 

          “ thời của ông kẻ sĩ không nhiều

          nhưng vẫn hiếm người được đời trọng dụng

          ông phải sống trong nghèo túng

          bụng đói mà sôi hay sôi máu kinh bang ?

          thời của tôi kẻ sĩ đâu khan

          thời nào cũng nhất thân nh́ thế

          tôi tứ cố vô thân giữa đời dâu bể

          lại kém tài khó kiếm bữa cơm rau

          tài làm thơ so với tài chăn trâu

          th́ ông được bát cơm, tơi danh hăo

          thiên hạ mấy người thực-vô-cầu-bảo ?

          thiên hạ bao người quư mến văn chương ?

          ...

          nếu biết làm thơ đời không trọng dụng

          tôi đă t́m người học cách nuôi trâu...”

                                                   (Tâm Sự Cùng Bá Lư Hề, CĐSH 45-48)

 

          “... Lưu Bang bỏ gái, gái than oán

          gái bỏ ta, ta buồn khóc ṛng

          ta khóc ra thơ, người thưởng ngoạn

          đời thường, đời thơ ta long đong”

                                       (Đọc Tần Cung nữ oán Bái Công, nghĩ, CĐSH 59-60)

 

          Khóc ra thơ quả là đại cao thủ. Thơ được người đời thưởng ngoạn mà đời thơ vẫn long đong. V́ sao ? Lư do, theo suy luận, nhà thơ chưa bằng ḷng với thơ của ḿnh ? Trọn một đời trọng vọng kẻ sĩ, và khởi từ nhận định cùng thói quen “... gái đẹp đâu bằng cuốn sách hay.../ ta có bao tiền mua sách đọc, chữ cơng ta đi khắp đó đây”, Hà Nguyên Dũng quyết tâm “pḥ”thơ . Cuối cùng anh đă có quyền hănh diện:

 

         danh tướng xưa lấy ngựa bọc thây

          ta mong được lấy thơ gói xác

          kẻ v́ thơ, người v́ xă tắc

          hy vọng đời khen thưởng công minh...”

                          (Uống Rượu Cùng Thơ, CĐSH, 27-35)

 

          Cao ngạo thay ! Có lẽ Hà Nguyên Dũng thành công lớn trong loại thơ khẩu khí mới này. Đời đă thưởng ǵ cho anh ? Đă khen anh ra sao ? Những trang báo in, những trang web đi bài trang trọng. Những tuyển tập (Những Khuôn Mặt Thơ Mới, Thơ T́nh Bốn Phương, Tháng Giêng Sài G̣n Anh Làm Thơ Yêu Em, Hai Thập Kỷ Thơ Huế, Thơ Thành Phố HCM, Thơ Miền Trung Thế Kỷ XX, Một Thế Kỷ Thơ Việt...) dành vài ba trang cho thơ... Và sự đón nhận của bạn đọc, và sự tán phục chia xẻ của bè bạn. C̣n nữa và quan trọng hơn: sự kính phục của con, sự tin yêu bao che của vợ. Quà tặng của đời chung qui là một cái danh.

 

         Người ta thường nói “Một trời tâm sự” quả rất đúng. Đọc Hà Nguyên Dũng, càng thấy rất rơ điều này. Tôi rất tiếc đă bỏ sót khá nhiều những suy tư, đánh giá về cuộc đời qua mỗi bài thơ anh viết. Bởi v́, thú thật, tôi đọc rất lấy được và viết vội vă, cạn sợt lấy có. Đọc và viết, riêng tôi, chỉ là một cách tập thể dục, trong thời kỳ đă quá giàu năm tháng thế thôi. Dù sao, trước khi ngừng gơ, tôi xin đưa nhận xét riêng đă bỏ thỏng ở đoạn trên: Nhà thơ của chúng ta không quá bi đát trong đời thường. Bởi ngoài một bà vợ chịu thương, chịu khó, anh c̣n có gia tài là hai đứa con bằng xương bằng thịt, cộng với ba gia-đ́nh-thơ, tuy mỏng mảnh ở tầm vóc, nhưng nội dung đă đủ giúp anh thành danh, lănh đưọc cái phần thưởng của đời.

          Cái ước mong “lấy thơ gói xác” của Hà Nguyên Dũng kể như đă thành. Tôi, một bạn đọc, một người yêu thơ xin kính mừng anh.

 

 

 

Hà Khánh Quân

08-4-2010