Thơ Của Người Giang Hồ

Nguyễn Đông Giang

 

 

Hà Khánh Quân

 

         

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài tản mạn hôm nay, mang tên tập thơ đầu tay của Nguyễn Đông Giang:

          Thơ Của Người Giang Hồ.

          Theo tác giả, tên gọi được ra đời bởi sự góp ư của những người bạn anh, gồm những Lê Ngọc Châu, Mai Xuân Châu, Nguyễn Văn Xuân, Đặng Văn Ngoạn, Nguyễn Văn Nôi, Hoàng Trọng Bân, Châu Văn Tùng, Nguyễn Văn Pháp, Lam Hồ, Hoàng Anh, Phạm Ngọc Niên, Đặng Văn Hải... Đám trung niên này, trong một lần họp mặt tán gẫu tại cà phê Từ Thức Đà Nẵng, đă cao hứng đặt tên cho đứa con tinh thần của Nguyễn Đông Giang. Tập thơ anh định in tại nhà in Da Vàng của Hoàng Công Khanh. Tên tập thơ không phản ánh nội dung của thi phẩm. Cũng không có bài thơ nào trong tập cùng tên. Mô tả chính xác phong cách của người làm thơ, họ Nguyễn ở Đông Giang là ư nghĩa chính của tên gọi. Qua đây, chúng ta có thể h́nh dung được, tác giả từng là một người phóng khoáng, thích ngao du, ưa thích đi đây đi đó, ngoạn cảnh, săn t́nh.

 

          Người Giang Hồ của đám chiến sĩ sớm ngă ngựa, có tên thật Nguyễn Văn Ngọc. Anh được ra đời vào ngày 06 háng 02 năm 1943 tại làng An Hải, Đông Giang, quận 3 thành phố Đà Nẵng. Anh theo học tiểu học tại trường Hoàng Diệu rồi vào Vơ bị Quốc Gia Đà Lạt khóa 19. Năm ngón tay của một bàn tay phải, là món quà lưu niệm, anh dành cho cuộc chiến tranh Việt Nam. Nguyễn Đông Giang thành thầy giáo tại các trung học Quốc Gia Nghĩa Tử, Đông Giang, Bồ Đề, Khiết Tâm,Vinh Sơn, Duy nhân (Đà Nẵng), Trần Quư Cáp (Hội An).. Anh cũng từng là ứng cử viên dân biểu hạ viện, tự nguyện bỏ cuộc. Sau 1975, không thủ phận, nên anh có mặt trong tổ chức phục quốc. Được ghép vào thành phần “âm mưu lật đổ chế độ”, Nguyễn Đông Giang có cơ hội ăn cơm tù Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam sáu năm. Ra tù bị quản chế tại gia, cấm vượt khỏi Đà Nẵng. Anh nhanh chóng trở thành một ông xe thồ lành nghề.

          Ngoài cái thân trần, không có mảnh giấy nào lận lưng, kể cả bằng tốt nghiệp “cải tạo” tốt, Nguyễn Đông Giang đến Hồng Kông một ḿnh năm 1991. Không có bất cứ thứ ǵ để chứng minh thân thế, sự nghiệp, anh bị giữ tại trại một thời gian năm năm.tay nghề tranh đấu, nên anh tiếp tục hành nghề trước những bất công trong trại tạm trú. Song song với công việc giúp ḿnh, giúp người, anh làm thơ. “Cuối cùng, một số thơ, một số bài viết của ông, đă là đầu mối cho International Pen in London và Liên Hiệp Quốc can thiệp, vớt ông đến Hoa Kỳ -  LH” vào năm 1996, theo diện nhà báo tị nạn chính trị. Hai năm sau, anh bảo lănh vợ con sang đoàn tụ tại San Jose USA.

          Trước 1975, Nguyễn Đông Giang chỉ có một số ít thơ được đăng báo, một vài bài thơ lẻ loi được đăng ở các tạp chí Văn Học, Tiền Tuyến, Quyết Thắng … Bạn đọc đă bất ngờ có tập đầu tay (Thơ Của Người Giang Hồ) của anh vào năm 1969.  Tại Hoa Kỳ, anh viết đều tay hơn. Hiện tại, anh thường có thơ đăng trên các tạp chí văn học hải ngoại như: Hợp Lưu,Tân Văn, Sài G̣n Times, Hồn Việt, Nguồn, Văn Hoá Việt Nam, Đa Hiệu, Việt Nam t/b, Tuần báo Trẻ, SàiG̣n Times (Úc), SSTuần Báo (Úc)…

          Nguyễn Đông Giang chiếm giải Nhất Về Thơ cuả Giải Sáng tác Đa Hiệu 89, năm 2010 do Trường Vơ Bị Quốc Gia việt Nam Haỉ Ngoại tổ chức.  Báo chí giới thiệu thơ anh khá nhiều, mang lại kết quả: Vô Lượng T́nh Sầu, tập thơ thứ hai ra đời năm 2005 .

 

 

 

          Vô Lượng T́nh Sầu gồm 74 bài thơ, được chia thành 3 phần:

          1- Thơ viết ở quê nhà (14 bài)

          2- Thơ viết trên đường lưu lạc (22 bài)

          3- Thơ viết trên đất tạm dung (38 bài)

          Sách dày 140 trang. B́a và tŕnh bày do họa sĩ Hồ Thành Đức thực hiện. Phụ bản của nữ họa sĩ Bé Kư. Sách có bài tựa của Luân Hoán và hai bài bạt của Thái Tú Hạp và Hoàng Lộc. Ở b́a sau, trích đăng ư kiến của Nguyễn Thu Giao, Vũ Hữu Định...

 

          Có hai h́nh ảnh, thường sống cùng với tâm t́nh của Nguyễn Đông Giang, qua thơ: địa danh và rượu. Trong bài tưởng nhớ nhà thơ Vũ Hữu Định, mở đầu tập Vô Lượng T́nh Sầu, gồm hai đoạn:

 

         chiều thu đẹp, dạo chơi quanh An Hải

         nắng thu vàng, làm nhớ áo ai phơi

         hồn quá mỏng, nên tay ôm không nổi

         bao lần theo, bao lần lạc dấu người

 

         cơn mưa nhẹ, ướt ngang đời trôi nổi

         tôi hay người, đang được để tang ?

         xin đến quán, uống dăm ba ly rượu

         An Hải chiều, An Hải nhớ mang mang

                                                  (Lần dạo chơi An Hải)

 

          Trong tám câu của thể loại tám chữ, mỗi ḍng đầu được ngắt câu ở chữ thứ ba. Đây là một đặc biệt trong cách kiến thiết câu thơ. Bài thơ triệt để dùng h́nh ảnh để nói lên cái bâng khuâng kỷ niệm. Những h́nh ảnh chọn lựa thích hợp và rất đẹp trong năm câu đầu. Có nắng thu để nhớ người phơi áo. Có tha thiết tỏ t́nh (ôm), nhưng ngại ngùng cam phận. Nhưng vẫn rất phong độ. Trong cuộc đời giang hồ, chợt gặp một bóng hồng như cơn mưa tạt qua, dù khoảnh khắc, cũng rất tuyệt vời.

          An Hải là một làng nhỏ, nằm sát bờ đông sông Hàn, một ḍng sông có tầm vóc, đă trao thơ vào tay nhiều thi sĩ. Nhà của Nguyễn Đông Giang không xa bờ sông bao nhiêu. Nhưng muốn đến thăm nhà thơ phải qua nhiều ngă cát. Một giàn bí lớn đầy hoa vàng, nhiều lần nhà thơ phải thay ong truyền nhụy. Một hàng hiên đón cả gió biển lẫn gió núi, thay nhau khúc khích quanh năm. Nguyễn Đông Giang yêu ngôi nhà, hàng hiên và cả ḍng sông “ḷng đựng mây bềnh bồng / ghe phà đi lặng lẽ / nắng hát lời vô ngôn – Lê Hân” nên đi đâu, ở đâu anh cũng nhớ về. Quê nhà trở thành một mạch máu trong thơ Nguyễn Đông Giang. Ngoại cảnh, nhân dạng lẫn t́nh cảm của tác giả, chúng ta có thể bắt gặp cùng một lúc.

 

          “Chiều cuối năm ta lên đ̣ qua sông /Gió thổi hiu hiu nắng úa bên ḷng /An Hải ơi! Xin mừng ta trở lại / Thuở ấu thời, con ngựa già long đong
          Ôi đời ta, đời buồn như mùa đông / Râu tóc hắt hiu cái rụng cái c̣n / Già nửa đời người dạn dày lận đận / Chợt nghe hồn vừa nở những nhánh bông
          Có ai đợi ta trên con đ̣ cuối năm / Ôi, chỉ bóng ta chao bóng nước xuôi ḍng / Mặt mũi tiêu điều theo phần đời gió nổi / Cái đời buồn như nước chảy trăm năm
         Thêm một mùa xuân ta già thêm một tuổi / Tim phổi héo hon theo ngày tháng vô t́nh / Cũng gắng quay về nằm trên đất Mẹ / Chúa đă buồn nhưng ta lại buồn hơn
          Đă mấy mươi năm ta hát khúc tiêu dao / Đời c̣n ai là bậc anh hào / Chẳng lẽ khóc để cho đời mai mỉa /Chẳng lẽ cười khi thế sự lao đao
          Ta cứ dửng dưng như không có ǵ / Giả bộ yêu đời như mọi khi / Dan díu đời ta những thơ cùng rượu /C̣n nắng c̣n mưa nên chẳng thiết ǵ
          Nghĩ quẩn nghĩ quanh thêm buồn đời thi sĩ / Hương khói nhà ai chạnh nhớ quê nhà / Thôi chào em, chào con đ̣ năm cũ /Trôi vào Xuân - ta, ḷng rụng xót xa”

                                                                                                   

          Với bài Ngày Về Qua Đ̣ Cuối Năm trích dẫn trên, ngoại cảnh trở thành thứ yếu. Tác giả chỉ đưa ra vài h́nh ảnh: con đ̣, hiu hắt nắng úabóng nước xuôi ḍng, vừa đủ để người đọc thấy cái vị trí xuất phát của những câu thơ. Nhân dạng tuy cũng vài nét: con ngựa già long đong, râu tóc hắt hiu cái rụng cái c̣n, mặt mũi tiêu điều, nhưng đă hiện rơ chân tướng một kẻ phiêu bồng. Tâm sự là chủ yếu của bài thơ. Đặc biệt thái độ dửng dưng như không có ǵ, giả bộ yêu đời... đă vẽ lên thật rơ bản tính của một nghệ sĩ. Nguyễn Đông Giang rất xuất sắc khi viết về quê hương :

 

          “ tôi ra đời tại Hà Thân đất cát

          nắng quên vàng mây ngại nở cơn mưa

         ...

          ngh́n năm sau mạch đời ôm nhựa sống

          nước sông Hàn buồn gợn bóng hoàng hôn...”

                                          (Khi trở lại Hà Thân)

 

          em gái nhà quê ḷng xanh lá chuối

          đứng mơ anh từ luống cải vườn cà

          chiều Đông Giang vàng nắng bao la

          từng rổ cá em đội về từ Mỹ Khê Tân Thái

          ...

          mùa thu Đông Giang dễ thương như thiếu nữ

          nắng nhuộm ḍng sông những buổi sáng qua phà

          ...

          quê anh nghèo nhưng c̣n đẹp những buổi chiều

          nắng trải trên đường quê quanh năm đất cát...

                         (Những con đường mùa thu Đông Giang)

         

          Yêu quê hương là một t́nh cảm thiêng liêng, vốn có sẵn trong trái tim mỗi người. Tuy vậy t́nh cảm này khá mơ hồ. Những nghệ sĩ sáng tác, thường có nhiều khả năng bộc lộ một cách cụ thể. Cơ hội bày tỏ tấm ḷng ḿnh thuận tiện nhất là khi xa cách, dù bởi bất cứ nguyên nhân nào. Nguyễn Đông Giang, dĩ nhiên có rất nhiều cơ hội trong hai chặng đời, trên đường lưu lạc và trên đất tạm dung. Với anh “Quê hương và em - từng đêm tim nhói / nỗi nhớ ghim sâu - rỉ máu trong hồn”. Và tâm hồn anh cao ngất những h́nh ảnh: “Hồn ḿnh - trời quê – cây đa bến cũ / ca dao mẹ ru – gió vọng à ơi”. Có lẽ không c̣n ǵ vui hơn là: “nửa đêm ngồi viết cho ai / cho quê, cho mẹ, cho vài người thương” bởi v́: “Thúy Kiều ngồi găy đoạn trường / c̣n anh rỉ máu tha phương xứ người”. Những rỉ máu âm thâm ấy biến thành những ḍng thơ đầy ắp những chân t́nh:

 

          một việc suốt đời không quên được

          như mỗi người lưu lạc nhớ quê xa

          như anh ra đi để lại quê nhà

          chắc chắn nhớ thương theo anh ṛng ră

          ...

          anh chẳng biết nói ǵ với quê hương

          nhiều đêm anh nhớ thương đứt ruột

          mùa đông Cali nằm nghe giá buốt

          rét mướt bên này - lạnh giá bên kia

          ...

          chẳng bao giờ quên được cố hương

          làm sao quên nơi chôn nhau cắt rốn

          Hà Thân ơi ! nuôi anh khôn lớn

          hỏi làm sao anh không nhớ sao đành”

                                    (c̣n một quê xa để nhớ về)

 

          “...có khi là ḍng sông bến nước

          sáng rổ cá tôm em đội qua nhà

          mùi mắm cái quê em Tân Thái

          bỗng ngậm ngùi thoang thoảng hương xa

 

          nước sông Hàn dưỡng nuôi Đà Nẵng

          thắm thiết ngọn hoa An Hải Sơn Chà

          nước sông ấm chảy vào tim phổi

          róc rách ân t́nh sông núi thiết tha...”

                                                      (Quê Xa)

 

          Tâm sự của chúng ta, mấy ai khác biệt với nỗi niềm của người làm thơ. Thi ca quả là một vạt đất mầu nhiệm để trồng tỉa những nhớ nhung, san chia những đau buồn. Nỗi nhớ thương quê nhà vốn là một căn bệnh nặng theo Nguyễn Đông Giang: “lắm khi nỗi nhớ thành căn bệnh /  căn bệnh trầm kha chết mỏi ṃn, V́ thế anh đă xử dụng khả năng thiên phú của ḿnh, đề gầy dựng cả khu vườn thương nhớ, tươi tốt với những cành “Em Có Về Đà Nẵng”, “Những Câu Thơ Một Thuở Quê Nhà”, “Quê Xa”, “Ngày Sài G̣n Đổi Tên”, “Bài Cho Hội An”, “Ba Mươi Nam Sau Đà Lạt Có C̣n Em”, “An Hải Rượu Gạo Bên Sông”, “Hà Thân Ngày Về”, “Mai Em Có Về Tân Thái”... Hy vọng bệnh nhớ nhà của anh đă thuyên giảm khả quan.

 

          Ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại Sài G̣n, ngày 29 tháng 3 năm 1975 tại Đà Nẵng. Sự thay màu cờ ở miền Nam Việt Nam thường được cho là một cuộc đổi đời. Nhận xét, đánh giá này vô cùng chính xác. Nó chỉ sai ở điểm dùng chữ giải phóng trật đối tượng. Ngày nay, đồng bào quốc nội cả hai miền, đều đă rơ ai giải phóng ai, không cần phải giải thích, dẫn chứng.

          Chừng ba ngày cuối tháng 3 – 75, tại Đà Nẵng hoàn toàn vô chính phủ, để tiếp liền cuộc đổi đời một cách tích cực, nhanh chóng. Nguyễn Đông Giang, Hoàng Quy, Trương Xếp, Phan Minh Khóa, Chu Tân... là những nhân vật “thức thời” với một tốc độ siêu đẳng. Trong lúc những Thái Tú Hạp, Luân Hoán, Nguyễn Văn Pháp... rề rà và chỉ thử xuống cấp chừng vài tiếng đồng hồ rồi bỏ cuộc. Đội ngũ chạy xe thồ đă bổ sung nhân lực. Nếu Luân Hoán có hơi xạo khi mượn h́nh ảnh người khác để viết “đổi đời ta đạp xích lô / chở em đôi bận đâm vơ vẩn buồn...” hoặc Thái Tú Hạp dùng t́nh cảnh ông quản đốc đài phát thanh Hoàng Quy, đi xe thồ gặp người t́nh cũ  để “mời em lên chiếc xe này / đường qua phố nhỏ thân gầy guộc thương...” th́ hai nhà thơ Chu Tân, Nguyễn Đông Giang nhập cuộc tận t́nh. Không biết Chu Tân viết được những ǵ ? Phần anh Nguyễn Đông Giang chơi một lúc hai bài Thồ Ca, một bảy chữ, một ngũ ngôn:

 

         Ta là anh xe thồ                                                         

          Dọc đường gió bụi hát nghêu ngao                                  

          Đón đưa bao khách vềtrăm bến                               

          Nhưng c̣n ta chẳng có bến nào

          ...                                                 

          Cá đầy gánh chưa mời em đến chợ

          Rau nặng chị đừng đi bộ đau chân

          Mời khách quá giang đi đâu cứ gọi

          Ta sẵn sàng ch́u dù mỏi gối bong gân

          ...

          Ta viết cho ḿnh hay cho ai

          Cớ sao không nén được thở dài

          Thân ngựa xe nầy như thân đĩ

          Chở hết mọi người nhưng c̣n lại được ai !

 

          Ta viết bài thơ ta đề tặng ta

          Tặng khách đi qua đi lại bến phà

          Tặng cái xe già, cái đời thồ sĩ

          Thơ thẩn làm ǵ , ừ ! ta cũng quên  ta      

                                    (thồ ca 1)

 

          Khách bộ hành đi lên

          ta xe thồ đi xuống

          chở đi bao ước muốn

          mang về vạn t́nh thương.

          xe bon đường rực nắng

          mồ hôi đổ dặm dài

          khách ơi em là ai

          biết ta thấm mệt

          nhưng rồi ta phải lết

          giữa nắng bụi mịt mờ

          làm sao không viết thơ

          trong cơi buồn rực rỡ...

                                      (thồ ca 2)

 

           Nguyễn Đông Giang đă áp dụng câu khẩu hiệu “lao động là vinh quang” một cách nghiêm túc. Nghề nào cũng đáng quí, một răn dạy, khuyến khích của người xưa. Dù sao trường hợp đổi đời của những chàng có máu thơ thẩn cũng có ít nhiều chua xót.                           

            

          Từng là một thuyền nhân, có nhiều năm tại trại tị nạn, Nguyễn Đông Giang đương nhiên dành một nhánh thơ cho chặng đời khó quên này. Khi đă đặt chân đến trại tị nạn Sekkong ở Hong Kong, anh viết bài thơ đầu tiên vào tháng 8 năm 1991 để gởi t́nh về quê nhà:

 

         đi đâu cũng gặp chuyện bể dâu

          lắm tṛ gai mắt lụy nhân sầu

          đày, giam cấm, ta đă nhuyễn

          chớ hù ta nữa, Sekkong ơi

 

          đă đến đây rồi đành bỏ lại

          bến sông quê hiu hắt bóng hàng dừa

          những đêm thức khuya lơ nghe chó sủa

          nhớ từng con đom đóm ướt mưa

 

          đă đến đây rồi c̣n chi mất nữa

          ngoài những thương yêu chiu chắt trong ḷng

          mỗi người Việt Nam, mỗi cánh chim phiêu bạt

          đâu có ngại ǵ gian khổ long đong...

 

          đă đến đây rồi Sekkong đất mới

          ngủ đỡ đêm nay chưa biết mai đâu

          c̣n đất c̣n trời bao la đại lượng

          nằm ở nơi nào tránh khỏi niềm đau...”

                                (Từ Sekkong gửi em quê nhà)

 

          Nằm trong giai đoạn đầu của cuộc đời tị nạn, đau buồn, tủi nhục, hồ nghi, hy vọng là điều đương nhiên. Riêng với Nguyễn Đông Giang c̣n có chút ít mặc cảm, anh ngậm ngùi trải ḷng:

   

          “...một đôi lời thăm em thăm mẹ

          một đôi lời nhắn nhủ bạn bè

          quê hương đừng trách ta phản bội

          làm kẻ ra đi – cũng chạnh ḷng”

 

không nhắc nhở ḿnh:

    

          ra đi – ra đi - hẹn ngày trở lại

          ta là ta – ta đâu phải Kinh Kha

          cố quốc mến yêu - chờ tái ngộ

          ngày ta về - sông núi - khải hoàn ca”         

                                (Từ Sekkong gửi em quê nhà)

 

          Nguyễn Đông Giang tiếp tục viết “Áo Anh Em Mặc”, “Gởi Em Bên Trời Đất Nước”, “Vô Cùng”, “Về Làm Chi Em”, “Đêm Mưa Tháng Chín Quê Người”, “Hei Ling Chau”, “Vạn Cổ Ca”, “T́nh Ca Hải Đảo”... Tổng cộng thơ viết trong chặng đời này dừng ở con số 22 bài. Một số lượng không nhiều nếu tính theo tỉ lệ năm tháng tác giả đă sống và chờ đợi tại vài trại tị nạn ở Hong Kong (1991-1996). Về nội dung, không có tính chất thời sự hoặc hồi kư, chỉ thuần túy là những giải bày tâm sự. Những thương nhớ được gói ghém trong thơ để gửi về cho mẹ, cho vợ con đang lo lắng trông đợi tại quê nhà. Xin được trích thêm vài đoạn thơ bảy chữ, để chia xẻ muộn màng cùng nhà thơ, vốn rất ưu phiêu bồng:

 

          “...từ trại cấm về một trại cấm

          lục địa chán rồi, đến đảo xa

          đâu cũng thế, hàng rào sắt

          giữa đại dương mù mịt quê nhà

 

          nhớ nhà ta ngâm thơ nho nhỏ

          vừa đủ nghe vừa đủ ngậm ngùi

          đủ ṃn mỏi tấm ḷng lữ thứ

          nhớ vô cùng - cố thổ xa xôi

          ...

          quê nhà ở hướng đông nam ấy

          mẹ ru con bằng ca dao

          ôi chao ! ta nhớ mờ con mắt

          chữ hóa thành thơ - chữ nhạt nhoà

 

          muốn hay không phải ở đây

          tự do có phải là lưu đày ?

          mây nước mênh mang - trời cố quốc

          sầu ḿnh – ḿnh biết, ừ vậy thay !”

                                                            (Hei Ling Chau)

 

          Cay đắng đến năo ḷng. Thú thật, tôi chưa được đọc nhiều thơ viết về đời tị nạn, của đồng bào chúng ta, tại nhiều trung tâm tạm trú khắp thế giới. H́nh như rất ít tác giả chạm đến chủ đề này. V́ thế, với tôi, thơ Nguyễn Đông Giang giàu cảm xúc sống thật, tôi cho là xuất sắc, tuyệt vời.

 

          Được nh́n nhận là một người phóng khoáng, chuộng cuộc sống tang bồng, Nguyễn Đông Giang đương nhiên dan díu với vài thú vui nam nhi, cụ thể nhất là rượu. Trong thơ anh phảng phất hơi men này đến mức độ nào ? So với Hoàng Lộc, Phan Xuân Sinh, Hà Nguyên Thạch, Hà Nguyên Dũng, Đynh Trầm Ca, Vũ Hữu Định, Đynh Hoàng Sa...rượu trong đời thường của Nguyễn Đông Giang có phần mạnh nhất. Nhưng trong thơ, anh rơ ràng rất khiêm nhường. Thời “mặt mũi đen ś lấm bụi bốn phương” chạy xe thồ, hương rượu chỉ phảng phất

 

          chiều có bạn bè sớt cho chút rượu

          đủ để ngà ngà trong cơi khói sương

                                                  (thồ ca 1)

           Trên bước đường lưu lạc,  khi nằm nghe chim hót ở một thung lũng, buồn t́nh, buồn miệng, nhà thơ mới chợt nhớ

 

          chim hót lời oan nghiệt

          trên đỉnh cao núi lạ

          ta nằm dài, vật vă

          thèm rượu, nhớ t́nh em

                          (chim hót đ́u hiu thung lũng lạ)

 

          Cho măi đến khi đă làm người lưu vong, Nguyễn Đông Giang mới cho gia đ́nh nhà rượu, xuất hiện trong thơ anh đậm nét hơn một chút:

 

          “... sáng nay tự nhiên ta thèm

          vài ly rượu đế xin em rót mời

          miếng củ kiệu – đưa một hơi

          cùng em nghiêng ngửa - giữa trời quê hương

          rượu xưa em - đậm t́nh thương

          rượu nay cô độc – bên đường lưu vong

          ...

          rượu xưa sóng sánh - bồi hồi

          rượu nay lạnh lẽo – xa xôi vô cùng

          cầm ly rượu nhớ mùa xuân

          nhớ ly rượu gạo tưng bừng phổi gan

          rượu đưa ta thăm xóm làng

          ba hoa lời chúc – huyênh hoang tiếng chào

          bây giờ ta xa đồng bào

          đâu c̣n nghiêng ngửa – lao đao rượu mời

          mùa xuân uống rượu lưu vong

          rượu rưng rưng giọt – ṛng ṛng lệ đau

          tha hương uồng rượu vơi sầu

          ngờ đâu rượu khuấy động đau trong hồn

                         (lưu vong rượu ngoại, ngậm ngùi xuân xưa)

 

          Tôi nhớ cách đây vài năm, khi t́nh cờ đọc ké cuộc b́nh bàn thơ viết về rượu, của các anh Thiếu Khanh, Lại Quảng Nam... trên mạng điện toán, tiêu chuẩn để được chọn một bài thơ rượu rất khó khăn. Tôi cũng đồng t́nh, một bài thơ có hương rượu đẹp, phải thể hiện được nét hào phóng, sảng khoái của người đang thưởng thức rượu. Đoạn thơ rượu của Nguyễn Đông Giang có phần yểu điệu, mềm mại quá, có thể do thể thơ lục bát rất khó viết hay.

          Trong bài An Hải Rượu Gạo Bên Sông, với thể loại bảy chữ, Nguyễn Đông Giang có những câu ngất ngưỡng hơn:

 

          “... một thời thèm rượu đong nửa xị

          hai thằng cưa, chẳng thấm vào đâu

          ...

          cảm ơn An Hải ta về lại

          rượu mới phần chai, đă say nhừ

          ta quá vui mừng, hay buồn bă

          chắc ta già..., rượu vật h́nh như

 

          rượu gạo quê ta là rượu trắng

          uống vào, thấy trắng cả non sông

          ta về chẳng buồn ḿnh tay trắng

          uống rượu quê, khuây khỏa tấc ḷng”

 

          Chắc các bạn đồng ư với tôi, đọc đoạn bảy chữ Rượu Gạo...thú vị hơn đoạn lục bát Lưu vong rượu ngoại nhiều.

 

          Cũng đồng dạng với người bạn đường của tửu vương Lư Bạch, thơ t́nh lứa đôi cũng Nguyễn Đông Giang cũng khá nhạt nḥa. T́nh dành cho người đẹp ngoài đời thường có lẽ nhiều. Trong thơ có phần ngược lại. Ngày xưa nhà thơ Cao Thoại Châu đă Mời Em Uống Rượu. Bây giờ Nguyễn Đông Giang táo bạo hơn Mời Em Ngủ Lại. Các cụ thường nói: người đàn bà đến nhà hay quên đường về, hoặc đánh mất cái ǵ quí giá. Chúng ta xem cái bạo gan của Nguyễn Đông Giang ra sao:

 

          mời em ngủ lại nhà tôi

          giường tre chiếu lát nhưng rồi sẽ quen

          mời em ngủ lại một lần

          chuyền nhau chút rượu cho gần nhớ nhung

          mời em đuổi muỗi giăng mùng

          thơ tôi cứ trải cho cùng cơi vui

          em ơi cứ ngủ cho vui

          tay tôi em gối ngậm ngùi đó em

          em ơi cứ ngủ một đêm

          ḷng tôi là cả tấm mền thủy chung

          cứ suy cứ tính cho cùng

          đời nhau giỏi lắm là vùng đớn đau

 

          Quả là một lời tán tỉnh thực thà, trực diện. Đă mời em đến c̣n cho uống rượu, c̣n động chiếu động giường... y hệt một Nguyễn Văn Ngọc từng chạy vespa ngoài đời. Tuy vậy, tôi đoán, anh thất bại. Phải chi anh phải tự tay trải chiếu giăng mùng em chắc chắn sẽ đồng ư ngủ cho vui. Không phải chỉ một đêm, mà nhiều đêm, cả đời nữa không chừng.

          Có lẽ những nét vẽ dưới đây là một bóng hồng khác, kề cận hơn:

 

          em về làm nắng mùa xuân

          trong anh đông ngự khô từng lá cây

          em về, bước nhẹ như mây

          nước da em trắng thân gầy dễ thương

          ngày xưa khi má em hường

          mưa nguồn, gió biển cùng thương má đào

          em về tóc rối xanh xao

          lược tay anh gỡ, ôi chao ! diệu huyền

          xa em, t́nh khóc truân chuyên

          gần em,anh thở ưu phiền trên môi

                                                       (buổi em về)

 

          Lục bát mời mọc của Nguyễn Đông Giang khá kín đáo nhẹ nhàng. Được ca ngợi nhan sắc, được hứa dùng tay để chải tóc, chắc nhiều cô nàng cảm động. Tôi thật sự không biết, những ông thi sĩ làm thơ tán gái có ông nào thu hoạch tốt không, hay yêu chỉ để lời năm ba bài thơ cho vui đời. Cao Thoại Châu, Hoàng Lộc... nhớ trả lời giùm nhé.

          Riêng Nguyễn Đông Giang, có phải từ t́nh yêu chuyển sang t́nh chồng vợ hay không ? Nghi vấn này không cần trả lời khi căn cứ vào số lượng thơ, chất nồng nàn trong những bài viết, anh tặng Bích, vợ anh,

          Thay v́ mất mạng như hai nhà giáo Lê Văn Bảy, Trần ngọc Thành (chủ trường Mầm Non), trong tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền”, Nguyễn Đông Giang chỉ gở lịch già sáu năm. Trước những giọt nước mắt mừng đoàn tụ của vợ, anh đă có ba mươi hai câu thơ thật cảm động:

 

          “... anh về thân đă tàn quá đỗi

          con hổ trúng tên dẫy dụa bên đời

          em đừng khóc - đừng buồn chi vội

          cho đời ḿnh lúc cạn lúc vơi

 

         vẫn em đó - của anh thuở đó

         đă già hơn từ buổi xa chồng

         đă son sắt với người lao lư

         em đep nhiều nhờ buổi long đong

         ...

         gạo em nấu mồ hôi nướt mắt

         anh nhai cơm từng hạt thủy chung

         rượu đâu uống ḷng đà say ngất

         t́nh đă quen hơi ấy vô cùng...”

                         (cho em từ ngày về)

 

         Trong thời gian ở trại tị nạn, chán ngán, tù túng, tác giả nhớ đến quê nhà, mẹ già, nhớ đến cuộc đời cơ cực của vợ. Anh thấy ra cái đói cái lạnh, nên đă chua xót khuyên vợ ,nên lấy áo quần của anh c̣n bỏ lại để mặc qua ngày. T́nh nghĩa thật vô cùng:

 

          “ thương em c̣n ở quê nhà

          c̣n anh ở tuổi càng già càng đi

          ...

          em về lấy áo anh phoi

          mùa đông em mặc, nhớ đời phong sương

          em là rượu tiễn dặm đường

          c̣n anh lữ khách biết phương nào dừng

          thiếu anh đời vẫn dửng dưng

          áo anh em mặc thấy chừng bên nhau

                                                         (áo anh em mặc)

 

          “... anh chừ đây như áng mây trôi nổi

          từ buổi xa em trôi giạt bao miền

          vỗ giấc cô đơn, em về bên mộng

          anh gắng mừng vơi hạnh phúc phù du”

 

          Chỉ nằm mộng thấy vợ đă là một hạnh phúc, thật tuyệt vời. T́nh chăn gối c̣n rất nhiều trong Vô Lượng T́nh Sầu. Nguyễn Đông Giang đă lót thâm t́nh này vào nhiều bài viết, mỗi bài một đôi ḍng. Chị Bích, phu nhân của nhà thơ, năm 1998 đă được đoàn tụ cùng chồng con. Lần này, nhà thơ đă dành hẳn cho vợ một bài viết mặn nồng, có cả đề tặng hẳn hoi:

 

         tháng ba em qua trời xanh lại

         ngày hết hoang vu đêm đẹp không ngờ                                                                            

         Chim rủ nhau về hàn huyên trước ngơ 

         riú rít  tâm t́nh, ngôn ngữ như thơ

 

         anh bây giờ cũng hiền như Phật

         tha thứ kẻ thù, ḷng sẵn bao dung

         chú chó, cô mèo cũng thành tri kỷ

         như yêu em – ḷng thấy trẻ vô cùng

 

         anh thân ái mời em bát nước

         rót từ tay anh – t́nh đậm như chè

         cánh tay trái từng đêm em gối

         từng đêm quê nhà, mưa lạnh anh che

 

         anh bây giờ miệng vui như sáo

         như trẻ thơ, dù đă già đầu

         dư biết tóc ḿnh bạc trắng

         cả nỗi ḷng khánh kiệt có sao đâu

 

         tháng ba xa xứ em qua Mỹ

         em không sang sông – em đi theo chồng

         chẳng ai tiễn đưa – ḿnh anh đón đợi

         chỉ c̣n tấm ḷng hồn ngập nắng xưa

                                   (tháng ba xa xứ em qua Mỹ)

 

          Xin tạ ơn bề trên, đă cho những cặp chồng vợ Việt Nam sum vầy, sau những cách chia, khởi từ một chế độ chính trị. Mừng ông bà nhà thơ nhâm nhi hạnh phúc.

 

         Đọc thơ Nguyễn Đông Giang, tôi cảm thấy tác giả thật gần gũi với ḿnh. Sự thân thiết một phần là bạn học thời vào đời ở mái trường Hoàng Diệu. Sự thân thiết có từ thời cùng xuống đường, từ thời cùng ghé thăm Đường Rầy Đà Nẵng, và có lẽ ở trong nhiều câu thơ. Dân Quảng Nam mà, không ai học ai, nhưng chất đất sỏi đá, chất nước trong xanh sông Hàn đă tạo nên những nét anh em trong thơ.

          Tản mạn với riêng tôi là đi t́m những đồng cảm, những nét đẹp trong thi ca. Bạn sẽ thấy, ở bất cứ thơ ai, cũng có những cái vụng. Nhưng chẳng hề chi, khi đọc bạn đă sống cùng với người viết là tuyệt vời rồi, không cần phải vạch lá t́m sâu. Chuyện chi phải làm một người phê b́nh cho mệt.

          Sáng nay, khi bài viết này mới được nửa bài, tôi nhận tin: Nguyễn Đông Giang sẽ cho in thi phẩm mới trong năm nay. Tập thơ có tên gọi Bản T́nh Ca Cũ. Tôi không đọc trước bản thảo của anh như hai lần trước. Anh có gởi đến tôi duy nhất một bài. Bài này có đề tặng một nữ ca sĩ. Không được phép, nhưng tôi muốn nhanh tay hơn tác giả, chuyển bài thơ đến ca sĩ Lệ Thu.

 

          Bản T́nh Ca Cũ

          Tặng ca sĩ  Lệ Thu - ndg

        

          Non sông c̣n lại bài ca cũ

          Em hát làm chi nữa thêm buồn                                         

          Ngă ngựa. Cuối đời. Thân thất thổ.

          Cuối đời nhớ nước. Lệ c̣n tuôn

       

           Khi em hát bản t́nh ca cũ                                                       

          Anh nghe sầu dâng tận phương này                                                 

          Anh theo tiếng hát về quê Mẹ                                            

          Chiến tranh tàn lụn. Buồn vậy thay !                                 

         

          Nỗi đau nào trong bản t́nh ca                                             

          Mà em hát làm anh xốn dạ                                                                    

          Lưu vong hề ! yên thân , đẹp mă 

          Non nước chờ ai . Kẽ lăng du !    

        

          Khi em hát bản t́nh ca ấy

          Anh ấm ḷng mơ ước buổi về

          Em ạ. Có ngày anh trở bước

          Quay về . Hôn lại mảnh đất  quê

        

          Khi nghe em hát . Anh nhớ quá 

          Nhớ xưa em . Lặn lội nuôi chồng

          Nhớ thuở điên khùng . Quăng súng đạn

          Nghĩ  càng thêm hổ . Thẹn non sông !

        

          Non sông c̣n lại bài ca ấy

          Em hát c̣n anh . Chỉ đau ḷng  

          Em hát làm anh . Không ngủ được             

          Đau ḷng . Đau nước . Phận lưu vong !

        

          Thèm nghe em hát . Nhưng khổ nổi

          Anh vốn tủi thân . Dễ nhớ nhà

          Trời ơi ! con quốc xa rừng khóc

          Em đừng hát nữa . Bản t́nh ca .

 

Hà Khánh Quân

04-6-2010