Hương Rượu Trong Thơ 

Phan Xuân Sinh

 

Hà Khánh Quân

 

 

 

 

 

 

 

 

          Trong thi phẩm đầu tiên của riêng ḿnh, Đứng Dưới Trời Đổ Nát, Phan Xuân Sinh đă mở đầu, bằng những lời cảm ơn và kín đáo ngợi ca người đàn bà, đă già nửa đời nằm bên cạnh.  Lối nịnh vợ cùng đóng thuế này không lạ. Nhưng đặc biệt hơn nhiều tác giả khác ở chỗ, tặng phẩm của anh làm bằng thơ, với thể loại thuần túy của dân tộc:

        

cảm ơn em, cảm ơn đời

         t́nh sau, nghĩa trước. Một đời bao dung

         giữa bao nhiêu cái khốn cùng

         c̣n cho nhau chút thủy chung giữ ḿnh

         (Bài thơ cho vợ hiền  - đứng dưới trời đổ nát)

 

         T́nh sau nghĩa trước chắc hẳn xuất phát từ thành ngữ “t́nh sâu nghĩa nặng”, Ở đây không ngụ ư sắp xếp, bởi t́nh và nghĩa vốn thường đi sánh vai nhau. Và chỉ với “Một đời bao dung” đủ cho chúng ta nâng chén, mừng hạnh phúc của đôi trẻ Thiên Nga, Xuân Sinh có chút thủy chung. Một chút ở đây vốn rất vô cùng.

         

Những sôi nổi của thời mới chạm mặt, mới yêu, theo tự nhiên sống ẩn mật trong hạnh phúc. Thơ viết cho người phối ngẩu, từ đó trở thành những động tác yêu thương không văn tự. Trôi măi trong tháng ngày b́nh thản, người làm thơ nhiều khi tưởng như thiếu một góc trời để thở, và đi t́m những ba hoa trong ngôn ngữ, trong những tưởng tượng giàu h́nh ảnh, để rồi một ngày, không lầm lỗi, sai trái ǵ, cũng chợt giật ḿnh tự động dựng những rào đón, những trấn an cho chính ḿnh hơn là cho người vợ. Đây có lẽ là một chiêu hâm nóng t́nh yêu rất hữu hiệu. Nhà thơ Phan Xuân Sinh cũng thực hiện nghệ thuật  (hay xảo thuật) đó:

         

em tiếc ǵ không một thời con gái ?

          mười chín tuổi đời quày quảy theo chồng

          ta thằng hư thân. Sống đời bạt mạng

          cũng chẳng ra chi cái thứ cuồng ngông

 

          lỗi của ta th́ ngập đầu ngập cổ

          bữa trước bữa sau, dối vợ đợ con

          em cắn răng, chịu đời khổ tận

          bao năm qua u uất trong ḷng

 

          em vất vả đắng cay chồng chất

          gió sớm mưa chiều phủ lên đầu

          lặn lội đơn thân ngoài cơi vắng

          âm thầm quay quắt suốt đêm thâu

 

          một đời em tối ngày tất bật

          nên yêu em ta gác chuyện ăn chơi

          ngựa hoang đàng là ngựa quen đường cũ

          ta hoang đàng ta chỉ biết hầm hơi

 

          trong chùa cũng ba hồi lầm lạc

          huống ǵ ta một đứa thất phu

          nghĩ cho cùng cũng chưa hèn mạt

          chỉ biết ḿnh c̣n hơi vụng đường tu

 

          thôi em ạ, đừng buồn ḷng ta nữa

          chuyện vợ chồng ta tính chuyện trăm năm

          đâu nỡ phải tính ngày tính bữa

          để rộng đường ta sám hối ăn năn

 

          mỗi lần hôn em thấy ḿnh sống lại

          em vẫn thơm, vẫn ngọt như đường

          ta chết lặng, trách ḿnh lầm lỡ

          tạ lỗi em. Em thiệt dễ thương

                    (Tạ lỗi với vợ hiền, đứng dưới trời đổ nát ĐDTĐN)

 

          Qua bài thơ, ta thấy Phan Xuân Sinh thật chắc tay trong nghệ thuật dỗ ngọt, làm lành. Trước tiên, anh thăm ḍ người t́nh trăm năm có hối tiếc việc quyết định đi bên đời ḿnh. Tiếp theo là màn tự kiểm điểm, tự bào chữa (ngựa hoang đàng là ngựa quen đường cũ ta hoang đàng ta chỉ biết hầm hơi) nhưng vẫn không quên đánh giá tốt cái “tôi” của ḿnh. Cái tôi ấy giàu h́nh ảnh một bậc hảo hớn, đội trời đạp đất ngang dọc, chưa chắc đă thua Từ Hải của cụ Nguyễn Du. Anh c̣n đi xa hơn, khi trưng ra những đạo hạnh của các vị nương nhờ cửa Phật (nương nhờ chứ chưa hẳn đă tu) để so sánh với ḿnh. Và sau cùng, mới thật sự xuống nước, phân trần và hứa hẹn. Bao nhiêu hờn giận lẫn lầm lỗi (dù có thật) cũng sẽ tan biến nhanh chóng, sau phút giây dắt nhau qua khoái cảm. Lời nịnh chiến thắng nhẹ nhàng mở ra: em thật dễ thương. Chẳng có thể trách ǵ nhà thơ, nhưng cũng không nên vỗ tay.

         

Phan Xuân Sinh c̣n tiếp tục làm thơ t́nh cho vợ. Trong thi phẩm Khi T́nh Đang Ru Đời, ba đoạn lục bát cho chị Thiên Nga rất “mùi”:

          một mai có kiếp luân hồi

          ta xin trở lại một đời làm thơ

          một mai thỏa những ước mơ

          t́nh như đă chín bên bờ ngủ say

          em nằm yên ngủ trên tay

          ta nằm yên thấm những ngày có nhau

          từng đêm chung gối tựa đầu

          một lời đă thấu ơn sâu nghĩa t́nh

          bóng thời gian đă qua nhanh

          yêu nhau rực chín ngọn nhành yêu thương

          trải đời qua mấy dặm trường

          vẫn đeo nhau măi một đường Thiên Nga”

          Mai mốt, Phan Xuân Sinh in tác phẩm mới, chắc chắn những người yêu thơ, c̣n được đọc ké “cô bé” Việt gốc Hoa này, nhiều lời ngọt như đường khác.

 

          Thơ t́nh yêu nam nữ, nói dân dă hơn, thơ trai gái, luôn luôn là chủ đề số một trong “vũ trụ thơ” (chữ của nhà phê b́nh Đặng Tiến). Luận về loại thơ t́nh yêu này dễ sinh ra lẩn thẩn, không biết chừng lây bệnh làm thơ luôn. Nhưng dẫu sao, đang dạo chơi trong vườn thơ Phan Xuân Sinh, cũng nên xem anh có những thói quen nào khi săn t́nh, khi bị t́nh phụ...

          Cũng như một số người làm thơ khác, tác giả Đứng Dưới Trời Đổ Nát, sau khi bắt gặp một bóng hồng vừa ư, thơ anh thành h́nh dưới bộ khung:

          - phác họa chân dung cùng cử chỉ.

          - tùy theo phản ứng của đối tượng, bày ra tâm trạng

          - thả lời thăm ḍ, tán tỉnh, tỏ t́nh

           Ngôn ngữ t́nh yêu, dù có thay đổi cách tân đến đâu, vẫn luôn luôn đọng lại một số từ căn bản, không bắt buộc, nhưng người làm thơ tự nhiên phải dùng. Bài thơ được đánh giá bằng thước đo:

           - Mức rung động, xúc cảm của người viết.

           - Sự chân t́nh lẫn hoa tay diễn đạt.

           - Sự linh động, có hơi thở của h́nh ảnh, màu sắc

         

Thơ t́nh Phan Xuân Sinh như thế nào ? Mời các bạn cùng thẩm định qua một số trích đoạn:

 

          “một dạo, ta ngồi lỳ ở đó

          nh́n em qua đ̣ áo đỏ lụa bay

          mắt ta dán chặt ṿng eo nhỏ

          em xốn xang qua cái chau mày

 

          ta tưởng ḿnh đùa chơi đôi chút

          nào hay ḷng rũ rượi bất an

          bởi em, áo lụa mờ đôi mắt

          ta thẩn thờ giữa bến Hà Thân...”

                      (nh́n em qua đ̣ Hà Thân - Đứng dưới trời đổ nát)

         

ghi nhận riêng:

          - Thơ rất sinh động, giàu h́nh ảnh.

          - Thành công trong việc chọn chữ : ngồi lỳ, dán chặt

          - Sắp xếp ngôn từ trong câu thơ thích hợp: em xốn xang qua cái chau mày” / “bởi em, áo lụa mờ đôi mắt”

          - tổng thể giản dị nhưng giàu chất thơ

 

         “một giọt nắng, đủ làm ta choáng ngợp

          huống chi em mang cả một bầu trời

          nên ta măi cứ đeo hoài mỏi mệt

          để hồn ta tràn ngập chút t́nh rơi”

                                         (Chút t́nh)

ghi nhận riêng:

          -  những liên tưởng thích hợp

          -  động tự “đeo” rất đẹp

         

Thưa: chỉ xin ba hoa chút xíu gọi là góp ư vậy thôi. Những đoạn tiếp theo, tôi tin có nhiều sự thưởng ngoạn khác nhau, tùy theo cảm nhận của từng người đọc.

 

          “ em đỏng đảnh treo mảnh t́nh trên giá

          ta ngước nh́n thèm ứa máu chạy quanh

          em có biết t́nh chín mùi bay tỏa

          chết lịm hồn ta và rất mong manh”

                                            (Mùi hương)

 

          “... Huế rộn ră tiếng guốc khua đường phố

          nón che đầu e ấp buổi tan trường

          em sợ ai mà bước đi vội vă

          để má hồng c̣n đọng chút nắng vương

          ta chết điếng một thời, em Thượng Tứ

          bởi nụ cười, môi mỏng gái thâm cung...”

                              (Chút t́nh cho Huế ĐDTĐN)

 

         em ghé qua vườn ta chơi

          đôi chân trần em trên cỏ

          áo bay vờn quanh trong gió

          hương tỏa ngập cả ḷng ta

          bóng chiều tha thướt em qua

          ḷng ta đầy bối rối

          ta trăn trở dài trên gối

          nào em có hay đâu...”

                  (Thở bằng trái tim em – KTRĐ)

 

          “ này em thân cơi phù trầm

          tóc tung hồ nguyệt, mắt đầm đ́a buông

          tàn thu chiều ngậm hơi buồn

          giữa mênh mông, Giữa ngạnh nguồn nổi trôi

          nụ cười chợt lịm trên môi

          em thâm cung giữa một đời quân vương

          lụi tàn phế tích phấn hương

          cũng bay theo gió tứ phương. Nhuộm màu

          quan san, cũng ngậm ngùi đau

          trái ưu phiền rụng trên đầu hắt hiu

          ta về góp nhặt tiêu điều

          trải ḷng ra giữa một chiều nắng hanh

          mời em vào cứ dạo quanh

          em thong dong giữa ngọn ngành tim ta”

                         (Dạo vườn buổi tàn thu ĐDTĐN- 17-18)

 

        

          Theo tôi, trong cả hai thi phẩm Đứng Dưới Trời Đổ Nát và Khi T́nh Đang Ru Đời, chủ đề lớn nhất là những suy tư về kiếp nhân sinh. Tác giả đă lồng những suy ngẫm, cảm xúc của ḿnh dưới nhiều góc cạnh của đời sống. Thơ đă t́m đến với tác giả từ những địa danh, từ những buổi cụng ly, từ những tưởng tượng ngẫu hứng, từ những t́nh huống t́nh cờ...

         

Phan Xuân Sinh là người rất mê rượu, hơn nữa anh là người từng làm chủ vài tiệm rượu tại Hoa Kỳ, nên tôi xin mở cánh cửa này trước.

         

Chứng nghiệm từ thực tế, thành ngữ “rượu vào lời ra” chính xác chừng 70%. Áp dụng lên ông nhà thơ, gốc quân đội Việt Nam Cộng Ḥa, có thể đúng được một nửa. Thật vậy, Phan Xuân Sinh, sau khi nạp men nồng vào cơ thể, anh cũng thả lời ra rất nhiều. Rất may những lời anh phân phát, là những ḍng thơ, mà theo tôi, đẹp đứng hàng đầu trong tổng thể thi ca của anh.

          Nhà văn Trần Doăn Nho (Trần Hữu Thục) đă dùng  những từ: u uất, ngang tàng, sâu, chân chất, cuồng ngạo, xót xa...để nói lên sắc thái thơ Phan Xuân Sinh. Tôi nghĩ, để có những nhận xét tinh tường và xác thực ấy, Trần Doăn Nho đă dựa lên những bài thơ rượu của bạn ḿnh. Nguyên văn của nhà biên khảo Trần Hữu Thục (TDN):

          “Hơi thơ của Phan Xuân Sinh lạ, ngang tàn mà u uất, cuồng ngạo mà xót xa, sâu mà chân chất. Trong cuộc rượu đọc lên nghe nghèn nghẹn, tưng tức và cảm giác như muối xác vào ḷng.”

 

          Thơ dẫn chứng:

                    trên chiếu rượu. Bạn là tay cự phách
          cỡ như ta cũng phải chầu ŕa
          nhào vô. Chỉ thấy ḿnh lănh đạn
          thối lui…đâu được. Cứ lia chia

          máu Quảng Nam ta, hơi thô lỗ
          vài ba chén rượu, đă căi càng
          bận tâm chi mấy lời nói sảng
          rượu vô, điên tiết cứ huênh hoang

          ta nói bạn: cường hào ác bá
          là khen cái hay của bạn hơn người
          ngửa cổ, rượu tu không biết mệt
          trải ḷng ra hết giữa cuộc vui

          nghe bạn nói, đúng dân ngoài nớ
          một cái tên. Chở một trời quê hương
          hèn chi, tửu nhập mà không loạn
          nghiêng đôi vai gánh một hồ trường

          ta thuộc dân kỳ hồ lang bạt
          đất mẹ. Xứ người, măi miết chơi
          mặc khách. cùng đinh, trên chiếu rượu
          hào khí bay quanh. Dễ mấy người ?

          trong đời có bao lần được gặp
          rượu trăm ly, hồ dễ đă say
          th́ tiếc chi một lần ngă xuống
          cùng chia nhau một chén rượu đầy

          đêm nay, ta muốn say cùng bạn
          chuyện bên ngoài, vất lại đằng sau
          rượu mềm môi, tạ ḷng bạn quư
          ngày mai đâu dễ uống bên nhau

          Trong “Chén Rượu Tạ Ḷng Bạn Hiền” (bài thơ trên) và trong những bài thơ rượu khác, Phan Xuân Sinh đều có đủ những ưu điểm, Trần Doăn Nho đă nêu ra. Đọc thơ, ta thấy rơ, cái hào khí của nhà thơ tỏa ngay trong lúc đề cao người đối ẩm (ở đây là người bạn thơ của tác giả, Nguyễn Khánh Ḥa), và trong cách tự đánh giá phong thái của ḿnh (đoạn 1). Sự bộc trực, nét ngang tàng với chút ít tự đắc về nguồn cội thể hiện ở đoạn hai. Nét chân t́nh, cởi mở, có ở đoạn ba. Ở các đoạn c̣n lại, mang đủ những bản sắc trên nhưng được lồng đậm đà nỗi niềm ngậm ngùi, chua xót. Bài thơ hay nằm ở sự diễn đạt tự nhiên, giản dị, tiêu biểu các câu “thối lui…đâu được. Cứ lia chia / rượu vô, điên tiết cứ huênh hoang / hèn chi, tửu nhập mà không loạn / chuyện bên ngoài, vất lại đằng sau...”     

Nét ngang tàng rất Quảng Nam của Phan Xuân Sinh, c̣n nh́n thấy rơ nét trong bài “Uống Rượu Với Người Lính Bắc Phương”:

          hăy rót cho ta thêm cốc nữa

           ngồi với bạn hôm nay làm ta hứng chí

           chuyện ngày mai có chi đáng kể

           dẹp nó đi cho khỏi bận tâm

           thằng lính nào mà khong rét lúc ra quân

           khi xung trận mà không té đái...”

 

              Đọc thơ rượu của Phan Xuân Sinh đă thú, nếu được ngồi cụng ly với anh chắc c̣n thú vị hơn. Nghe nói anh hồng hào tốt tướng. Khuôn mặt rạng rỡ phương phi. Cười nói xuề x̣a nhưng chừng mực. Một ông chủ tiệm rượu không thể là người nghiện rượu được. Đây không phải là nguyên tắc. Nhưng đây là điều kiện ắt có và đủ để kinh doanh trong ngành ẩm-nhiều-thực-ít này. Nếu có dịp làm quen, ngồi uống với anh, tôi chắc sẽ bắt chước một nhà thơ, “véo đùa chơi một cái” thử có “rượu bung da thơm ngát chỗ đang...(ngồi) nằm” (thơ LH) hay không.

           Thả ḷng theo những ḍng thơ đến từ sự tưởng tượng, liên tưởng của Phan Xuân Sinh, cũng là một khoái cảm. Anh thường mở cho ḿnh những cuộc gặp gỡ, độc thoại với nhiều nhân vật. Những nhân vật đó gồm có những ai ?

         

Có bằng hữu:

          cũng quẩn quanh mấy thằng lưu lạc

          sớm chiều nghề ngỗng chẳng hơn ai

          trong ḷng lịm tắt bao chí lớn

          đêm về se sắt tiếng thở dài...

          bạn cười khinh bạc đời dâu bể

          chút ǵ như thể dấu ḷng

          chuyện vợ, chuyện con. Giả lờ quên phắt

          tay nâng ly mà nước mắt lưng tṛng...”

 

          Có t́nh phụ:

           “... đời chia ta thành từng ngă rẻ

          những nhánh sông đâu dễ gặp nhau

          mảnh t́nh vỡ trôi đi tứ tán

          nước chảy qua cầu c̣n đọng vết đau...

          vẫn biết t́nh đi là t́nh hết

           sao ta cứ măi trông t́m...”

 

          Có kẻ khác chiến hào:

           người yêu của bạn ở  ngoài phương Bắc

          giờ nay đang hối hả tránh bom

          hay thẫn thờ dơi mắt vào Nam

          để chờ người yêu ́nh trở thành liệt sĩ

          rồi cũng sẽ quên, như bao điều suy nghĩ

          t́nh yêu như một thứ điểm trang ?

          che đi chút dối ḷng...”

 

          Có thế hệ hậu sinh:

           “... thời của bọn ta chẳng biết về đâu

          chạy lung tung, mặt hăi hùng thất tán

          nh́n về núi sông ruột đau như cắt

          bài học này xin gửi lại các người”

 

          Những bậc tiền nhân lẫy lừng của Việt Nam hay trong cổ sử Trung Hoa cũng được Phan Xuân Sinh dựng dậy nghe anh giải bày. Ngài Ức Trai Nguyễn Trải (1380-1442), ra đời trong thời biến loạn, ngài đă dùng cái học uyên thâm của ḿnh để giúp vua Lê Lợi hoàn thành nghiệp đế. Tâm huyết trong B́nh Ngô Đại Cáo của ngài được trọng dụng. Trái hẳn với thời binh đao của thế hệ Phan Xuân Sinh. Dĩ nhiên nhà thơ không đem cá nhân ḿnh ra so sánh. Nhưng không thể không cho anh những suy tư:

        

“... giữa thời này, thời mạt vận của văn chương

          chẳng đáng giá ǵ câu thơ, bài phú

          b́nh thiên hạ. Nói lên bằng đầu súng

          ngài sống lại ở đây, cũng chỉ bó thân...

          đêm nay nằm, ta lại nhớ tới ngài

          gối lên nỗi đau của người thất thế”

                                            (Đêm nằm nhớ Ức Trai)

         

          Xa lắc xa lơ, từ thời Đông Châu Liệt Quốc, Ngũ Viên tên là Tử Tư, người nước Sở, đă suy nghĩ đến bạc râu tóc để thoát sự truy sát của vua nước ḿnh. Ông sống lưu vong tại nước Ngô, giúp thái tử Quang của nước này trở thành vua Hạp Lư. Con đường công danh của ông thật rạng rỡ. Trong khi đó cùng hoàn cảnh trốn chạy khỏi quê hương, Phan Xuân Sinh và thế hệ anh lụn bại hơn nhiều. Nhớ về danh sĩ xưa chạnh nghĩ đến thân phận lưu vong dù có chệch choạch, anh cũng so sánh:

         

“... chí lớn của ngài thiên cổ chi mê

          làm rạng danh một thời hoạn lộ

          đầu bạc đă trả xong món nợ

          c̣n ta thẹn mặt với cố hương

          nghĩ lại ḿnh là đứa cùng đường

          làm sao đây với trí cùn lực mỏi...”

                                                (Hầu chuyện cùng Ngũ Tử Tư)

 

          Cái bất lực chua xót của nhà thơ cũng là nỗi niềm xót xa của chúng ta, những người đang lưu lạc trên xứ người, lẫn những người đang mất quê hương ngay trên xứ sở của ḿnh. Những nhân vật trong cổ sử Trung Hoa, có sức hút khá lớn đến một số nhà thơ Việt Nam. Riêng đất Quảng Nam, ngoài Phan Xuân Sinh c̣n có Hoàng Lộc, Hà Nguyên Dũng...Không hiểu khí phách người xưa có phù trợ hay không, những bài thơ có chút ngông nghênh này, đa số đều có hồn và xuất sắc.           

Ngoài Ngũ Tử Tư, Phan Xuân Śnh c̣n làm sống trong chúng ta một tên tuổi trong thời Tam Quốc bên Tàu: Tào Tháo. Nhưng lần này, ngoài chuyện cay đắng so sánh, Phan Xuân Sinh c̣n có tham vọng “giải oan” cho nhà thơ, nhà chính trị, cũng là một quân phiệt cuối thời Đông Hán:

         

ông quả đúng tổ sư đất Ngụy

          lột áo.Cháy râu. Giặc đuổi chạy dài...

          cái chạy của ông, sau lập nên nghiệp cả

          thất thế sa cơ là chuyện nhất thời...

          cái chạy của bọn ta, trùng trùng mù mịt

          chuyện áo cơm lo tối mặt phờ râu...

          ta kẻ hậu sinh, giở lại pho sách cũ

          khen ông đúng bậc tài hoa...”

                                               (Giải Oan Cho Tào Tháo)

 

          Những danh sĩ Trung Hoa đứng trong thơ Phan Xuân Sinh c̣n có thĩ sĩ Thôi Hộ người đời Đường. Thiên t́nh sử cảm động của nhà thơ này để lại sự tích: khuôn mặt thiếu nữ do đâu được ví với hoa đào.Thi sĩ Tản Đà của chúng ta từng chuyển ngữ bài Đề Đô Thành Nam Trang, là bài thơ Thôi Hộ đă làm tặng người con gái ông gặp t́nh cờ khi ghé xin nước uống, sinh t́nh đề thơ, để nảy sinh những t́nh tiết rất lăng mạn, thơ mộng.         

Cửa đây năm ngoái cũng ngày này,
          Má phấn, hoa đào ửng đỏ hây.

          Má phấn giờ đâu, đâu vắng tá,
          Hoa đào c̣n bỡn gió xuân đây.
(TĐ)

         

Phan Xuân Sinh cũng dựa vào câu chuyện t́nh này để hoàn tất bài thơ 28 câu của anh:

          “...ta muốn làm người xem hoa cỡi ngựa

          dạo chơi ngang dọc chốn hồng đào

          đọc lại mấy câu thơ Thôi Hộ

          ḷng bỗng nhiên chợt thấy nao nao

          hồng nhan, nghe thất điên bát đảo

          một đời ta, chịu không thấu chữ này

          mấy thằng bạn làm thơ trái tim bệnh hoạn

          nên măn đời cũng chỉ vùi thây...”

                (Xem hoa đào đọc thơ Thôi Hộ - Khi t́nh đang ru người)

 

          Không diện kiến cụ Tiên Điền Nguyễn Du, nhưng Phan Xuân Sinh đă dành cho nhân vật Thúy Kiều nhiều ḍng thơ lục bát:

         

mười lăm năm cuộc bể dâu
          mười lăm năm ấy qua cầu mới hay
          giải oan cho cuộc t́nh nầy
          mượn ḍng bạc mệnh lưu đày kiếp hoa
          bán ḿnh không nổi chuộc cha
          khóc người mà cũng khóc ta một đời

                 (Một đoạn cho Kiều -Đứng dưới trời đổ nát)

 

          cho ta dành cơi thiêng liêng

          cho ta gửi chút t́nh riêng vói người

          trải tấm thân khắp muôn nơi

          cầm ḷng vẫn giữ một lời thủy chung...

          khóc người một bậc tài hoa

          mười lăm năm đă nhạt nḥa phấn son

          khóc ta đôi mắt mỏi ṃn

          mười lăm năm vẫn một ḷng nhớ quê

                    (Một đoạn khóc Kiều – Khi t́nh đang ru người)

 

            Bè bạn, người yêu, kẻ cựu thù đến những nhân vật tên tuổi... tất cả h́nh như đă trở thành những bậc thềm, những nền nhà, để nhà thơ trở về, qùi gối diện kiến với chính ḿnh. Hỏi han, giải bày đă trở thành những lời độc thoại, trái tim nói tấm ḷng nghe. Những hoạt cảnh như vậy chẳng chỉ nằm trong những trích dẫn trên, mà c̣n trang trải mượt mà qua nhiều trang thơ. Xin tạm dừng nét đẹp này ở đây để t́m đến góc cạnh thành công khác trong thơ Phan Xuân Sinh. 

          Trong bài giới thiệu thi phẩm Đứng Dưới Trời Đỗ Nát, nhà thơ Nguyễn Mạnh Trinh có đoạn:

          “... Có nhiều người đă nhận định, nếu là thi sĩ mà nguyên quán là xứ Quảng Nam ngũ phụng tề phi, th́ chắc chắn trăm phần trăm sẽ có những bài thơ để trang trải tấm ḷng của ḿnh với nơi cố thổ. Luân Hoán, Hoàng Lộc, Thái Tú Hạp… đă có những bài thơ được sáng tác với tấm ḷng cùng tột rung động của ḿnh! Phan Xuân Sinh cũng thế…”

          Để chứng minh nhận định khá chính xác của “nhiều người”, do tác giả Tạp Ghi Văn Nghệ nhắc trên, xin mời t́m hiểu đôi nét về cội nguồn Phan Xuân Sinh cũng như xem anh đă trải ḷng như thế nào với quê cha đất tổ. 

          Ra đời ngày 02 tháng 01 năm 1948 tại Nại Hiện Đà Nẵng, “ Phan Xuân Sinh, lấy tên thật làm bút hiệu khi làm thơ và viết văn. Ông sinh ra trong một gia đ́nh mô phạm, mồ côi mẹ lúc mới mười một tháng tuổi, sống với thân phụ vừa dạy học vừa nuôi con, và nhờ đùm bọc dạy dỗ của hai bên nội ngoại mà ông đă lớn khôn và vào đời với tâm hồn thuần phác, cởi mở và trung trực...”. (LTT)

         

Đoạn chữ nghiêng ở trên do nhà văn Lương Thư Trung giới thiệu. Có lẽ chừng ấy đă đủ. Nhưng giàu ṭ ṃ, tôi lật tới lật lui cả 3 tập thơ: Chén Rượu Mời Người (in cùng nhà thơ Dư Mỹ, 1996), Đứng Dưới Trời Đổ Nát (2000), Khi T́nh Đang Ru Người (2008) và thất vọng. Không thấy Phan Xuân Sinh viết ḍng nào về ấu thơ của anh. Buồn tay, tôi ba hoa ba sợi, chưa kịp xin phép anh:

         

“ra đời vào một đêm mưa

          không trăng nhưng gió đẩy đưa ổ nằm

          con chim sữa bằng cọng tăm

          lâu lâu lại ngơng đầu rồng làm mưa

          ra đời vào buổi xế trưa

          nắng ḷn vách cửa đong đưa nôi vàng

          bàn tay, mẹ ướp hương lan

          đợi ngày trổ ngát ngàn trang phiêu bồng -  HKQ”

 

          Nhà thơ đừng che miệng cười nhé. Thơ... thẩn đâu phải chuyện đùa. Và tôi có đùa đâu. Cũng trên sáu dưới tám. Cũng vần cũng điệu hẳn hoi. Có chăng là nó chẳng ra thơ. Vẫn c̣n thiếu một hơi người phà vào đó. Tôi hy vọng cái liều mạng trên của tôi sẽ bắt nguồn, tạo hứng cho Phan Xuân Sinh viết về ḿnh bằng thơ nhiều hơn nữa. Tôi chờ đọc ở những tập thơ tiếp theo. Bây giờ đă đến lúc phải ghé vào chùm thơ quê hương trong hai thi phẩm Đứng Dưới Trời Đổ Nát (2000), Khi T́nh Đang Ru Người (2008).          

Đà Nẵng, quê Phan Xuân Sinh, một thành phố không cần tốn nhiều ḍng để giới thiệu. Nhà thơ không cư ngụ tại các quận lớn như Hải Châu, Phước Ninh. Anh ra đời ở Nại Hiên. Dĩ nhiên tôi không thể biết nóc nhà của anh bén rễ chính xác nơi đâu. Nên đành bâng khuâng: Ở Nại Hiên, không hiểu nhà thơ có gần nhà người đẹp Trân Châu không ? Hẳn những lúc đi t́m thi hứng, đă có ngắm qua những Như Thoa, Kim Uyên, Hoàng Bích Quân... Những kiều nữ hít thở bên Cổ Viện Chàm, cạnh ḍng sông Hàn này ngày nay đều có mặt dưới hai quốc kỳ, cờ lá và cờ hoa... Nhưng thôi, hăy trở lại với Nại Hiên. Thật buồn, không thấy gốc cây vông đồng cao lớn cùng khu chợ dưới bóng mát của nó. Những tiếng chim, tiếng gió lẫn tiếng ruồi bay... đâu dễ ǵ ai cũng biết lắng nghe. Chẳng lẽ tuổi thơ của Phan Xuân Sinh không biết đi lượm nắp ken ? không biết xử dụng ná bắn chim ? Anh chỉ nhắc đến một cái Giếng Bộng đơn độc:

         

“ ta cùng nhau uống giếng này

           h́nh như giếng cũng mang đầy nhớ thương

           ‘đầu sông Tương, cuối sông Tương’

           em, anh, một mối. Hai đường cách ngăn

           chỉ c̣n anh với vầng trăng

           bên thành giếng cũ. Em thành người xưa”

                                        (bài lục bát cho Đà Nẵng)

 

          Con đường Trưng Nữ Vương đâu ? trường Sao Mai đâu ? Ngôi trường này anh đă học, sau 1975 mất tên, bây giờ năm 2009, đă mất hẳn dấu tích, dù những Kiều Trang, Hoàng Nga... vẫn c̣n đâu đó trong cuộc sống. Đối với những người luôn nh́n thấy Quá Khứ Trước Mặt, bức tranh về Đà Nẵng của anh c̣n đơn sơ quá. Dù sao cũng xin cảm ơn những nét chấm phá của anh. Có nhiều h́nh ảnh trong thành phố, chỉ cần gọi tên là đă lượm được cả ngàn vụn kỷ niệm, ví dụ như dốc Cầu Vồng. Con dốc ngày nay cũng đă đi vào dĩ văng, nhưng kỷ niệm của mỗi người từng đặt chân lên da thịt nó c̣n hoài. Anh cũng t́m được phần quà cho riêng ḿnh đó thôi:

         

đạp xe vượt dốc Cầu Vồng

          chở em. Áo ướt.lưng cong mệt nghoài

          giọng em, thỏ thẻ bên tai

          mát ḷng, (Như thể nghe ai rót t́nh)

          yên sau. Em muốn quay ḿnh

          anh như thể nhục h́nh đâm ngang

                             (bài lục bát cho Đà Nẵng)

 

         Chỉ mới đến Chợ Hàn, anh đă lên Đ̣ Xu rồi ra tuốt Nam Ô, không vui tay lang thang đâu nữa. Lạ, sao anh chọn nơi cho thở vào thơ rất có duyên. Đ̣ Xu với những vườn ổi, với chùa Bà Quảng làm tôi nhớ đến những Hồng, những Phú của một thời. Chúng tôi c̣n đủ cả, nhưng mỗi người một nơi. Khoảng cách chia xa từ hơn bốn mươi năm rồi. Nhưng h́nh ảnh, tên gọi lẫn những nụ cười vẫn c̣n đó, chỉ cần nhắc đến:        

đưa em qua tới Cồn Dầu

         con đ̣ không muốn quay đầu. V́ em

         tần ngần. Trên bến thân quen

         mắt trong mắt đọng ưu phiền, c̣n mơ

         em và anh. Cách đôi bờ

         đ̣ xưa c̣n đó, bây giờ em đâu ?

                              (bài lục bát cho Đà Nẵng)

 

         Nam Ô với chúng tôi, những người phàm mắt thịt, chỉ nhớ được một chân núi, một đường cong của thiên nhiên cùng sóng và gió. Với riêng anh, nơi trái tim biết yêu và được yêu lần đầu hẳn nhiên phải rất khác:        

rừng thưa bên băi nhấp nhô

         nụ hôn đầu gửi Nam Ô, Thuở nào

         em như một trận mưa rào

         mát ḷng đôi chút. Rơi vào lăng quên

         “rừng và biển. Anh và em”

         c̣n nhau chỉ để tăng thêm nỗi buồn

                             (bài lục bát cho Đà Nẵng)

 

         Anh có chút không thật đấy nhé. Trận mưa rào ấy chẳng phải mát ḷng đôi chút. Rơi vào lăng quên đâu. Bằng chứng tôi bắt gặp vết thương cũ bỗng dưng ê ẩm/ cây vẫn c̣n in dấu chân chim (cho người t́nh phụ), hoặc xót xa hơn:

          ta trở về thăm lại Nam Ô

          nơi chốn ấy một lần vấp ngă

          bởi em vội bỏ đi hối hả

          để lại sau t́nh găy nửa chừng

 

          vẫn y nguyên biển và rừng

          sóng vẫn vỗ bên thềm đá dựng

          không Từ Hải mà ta c̣n chết đứng

          kể từ khi em thả dốc đèo...”

                               (thăm lại chốn cũ – khi t́nh đang ru đời)

         

          “Nhiều người đă nhận định” những nhà thơ xứ Quảng thường lót t́nh trên vạt đất quê ḿnh, coi vậy mà không hẳn đúng. Bởi những tay thơ này, thường vẫn vói qua nhiều vùng đất khác, những nơi đă được đi qua, đă được dừng lại đôi lần. Phan Xuân Sinh cũng vậy, anh có thơ cho Huế, cho Đà Lạt, cho Thủ Đức,  cho Sài G̣n... và cho cả những thành phố trên quê hương thứ hai: Boston, New Orleans, Atlanta... “Đất lành chim đậu”, chim hót, chim làm thơ đó là chuyện b́nh thường. Thơ từ trái tim, quê hương cũng từ trái tim, nên dù chuyển dời ngọc thể đến đâu, đất và t́nh vẫn sống đời với nhau. 

          Một nụ t́nh khác của thi sĩ rất đáng trân trọng, đó là t́nh bạn. Phan Xuân Sinh đă chứng minh điều này. Gia tài bằng hữu của anh chắc rất phong phú. Sẽ rất tiếc cho những người chưa được quen biết anh. Và mừng cho các bạn đă nhận từ Phan Xuân Sinh, mỗi người bốn nhánh t́nh: (ghi theo sắp xếp của tác giả) Ngô Thi, Hạ Đ́nh Thao, Kiều Uyên, Trần Trung Đạo, Lê Anh Huy, Đynh Trầm Ca, Vương Trùng Dương, Tường Linh, Luân  Hoán, Hoàng Lộc, Đức Phổ, Lê Văn Trung, Lâm Chương, Thành Tôn, Uyên Hà, Trần Nghi Hoàng,Nguyễn Trọng Khôi, Trương Được, Trần Công Chín.

           Mời đọc vài đoạn:

          

Gửi Hạ Đành Thao          

mười mấy tuổi tập làm thi sĩ

           tau với mày dạo khắp thế gian

           thơ chẳng ra chi, ngông nghênh hết biết

           nh́n lại nhau c̣n một chút hơi tàn

          

Gửi Kiều Uyên          

trong thời chiến, ghé qua Bàn Thạch

           tau nhớ tới mầy ray rức không thôi

           cái thuở làm năm ba câu thơ dỏm

            sao ḿnh thấy sướng ngất trời

           Gửi Trần Trung Đạo

           bạn đúng là một chân thi sĩ

           cứ thao thức về chuyện con người

           chẳng bao giờ lo đổi vàng đổi bạc

           chỉ biết làm sao đổi được tiếng cười

           ...

           Gửi Lâm Chương          

đứng trên đối thả hồn nhớ gió

           nên lùa bầy thú dữ gặm cỏ non

           cỏ sạch láng, thú ông gặm đá

           nên chỉ răng trẹo trạo chẳng c̣n

          

Gửi Trương Được (1)        

           khi ngọn gió thổi tung đời từng mảnh

           ḿnh gặp nhau giữa lúc loạn ly

           dân khoa học chôn chân pḥng “lab”

           không ngờ cuối đời, nói chuyện Đường thi

(1) Lại Quảng Nam

 

                ...

 

           Cả một đám được tặng thơ sao toàn “đực rựa” ? Phan Xuân Sinh có “trọng nam khinh nữ” không ? Chắc là không. Bạn nữ của anh hẳn không thiếu nhưng chắc lấn cấn ǵ đó thôi. Không chừng anh run tay không viết thành lời, dù những nhánh t́nh dành cho các vị anh thư, anh vẫn nuôi măi trong ḷng. 

 

          Dù cố gắng đừng để sót những nét đẹp trong thơ Phan Xuân Sinh, tôi cũng đă không giữ được điều tự dặn ḿnh này. Một vài cảm nhận khi đọc một tác phẩm, được thể hiện bằng văn bản, cần phải ngắn gọn, nêu đúng những xuất sắc cũng như những cái c̣n chưa ưng ư. Ba hoa, dông dài, làm mất thời gian của người đọc vốn là điều tối kỵ. Đấy là những cơ bản dành riêng cho những người làm công tác văn học nghệ thuật. Tôi nằm ngoài hàng ngũ đáng kính trọng ấy. Tôi là một bạn đọc yêu chữ nghĩa, cứ cho như là học đ̣i. Nhưng ai cấm những lời bày tỏ chân thành, dù vụng về, lẩn thẩn và lộn xộn. Viết ra được những ǵ ḿnh cảm nhận sau khi đọc là điều rất thú.   

       

Tại sao phải cơng trên lưng những tư tưởng, những thước đo cao xa để đến với một tác phẩm. Phô trương kiến thức để chứng minh cho những nhận định vốn có chút vay mượn, có vẻ bề thế. Nhưng chắc ǵ đă thuyết phục.

         

Ngoài việc không có khả năng và can đảm làm dáng, tôi đọc thơ Phan Xuân Sinh v́ t́m thấy ở anh có những gần kề với tâm hồn ḿnh. Ở Phan Xuân Sinh, nh́n chung là hào sảng, khẩu khí, chân t́nh. Men rượu bàng bạt trong bầu trời thơ anh. Tôi tin chắc thiếu rượu, Phan Xuân Sinh sẽ không là một Phan Xuân Sinh thi sĩ, dù anh không nghiện, không ghiền. Người bạn đường này của anh, như một điền khuyết chỗ thiếu hụt bất ngờ trên cơ thể anh v́ chiến cuộc.  

     

Tôi xin xác nhận lại: Thơ rượu của Phan Xuân Sinh rất xuất sắc. Gần đây tại quê nhà, những người làm văn học có cho in hai tuyển tập về rượu: Tuyển Tập 36 bài thơ Rượu và ... tên ǵ nữa, chợt quên mất. Không rơ, những người thực hiện hai tuyển tập trên, có biết c̣n có một thi sĩ rất giàu thơ rượu. Sẽ thiếu sót, thiệt tḥi cho bạn đọc nếu những tập thơ như vậy tiếp tục ra đời mà thiếu vắng tên tuổi Phan Xuân Sinh.

 

 Hà Khánh Quân

9g 42’ ngày 07-9-2009