Thắp T́nh Thành Tôn

 

Hà Khánh Quân

 

 

 

 

          Mang vinh dự “di sản thế giới” từ năm 1999 bởi Unesco, phố cổ Hội An ngày nay có khá nhiều dáng vẻ ḷe loẹt lẫn khoe khoang, dù vóc dáng cùng khuôn mặt thị xă không có nhiều thay đổi. Vào những năm đầu của thập niên 60, trong sự thanh b́nh của nền đệ nhất cộng ḥa, thị dân phố cổ có một đời sống thật an lành, b́nh dị. Quan hệ giữa người và người như có sợi dây vô h́nh gắn bó với nhau thật chân t́nh. Trong không khí hạnh phúc ấy, sinh hoạt nghệ thuật thầm lặng phát triển. Thi ca là nụ hoa hương sắc đă sớm nở giữa những nóc nhà, những vách tường giàu cỏ rêu.

 

          Cửa Đợi, Sông Hoài (1) sông có biết

          sông hoài nh́n cửa đợi mà thương

          hiểu ra cửa đợi sông hoài đó

          ḷng đọng ngh́n thu nét đẹp buồn

                                          (Hà Khánh Quân)

 

           (1) Ḍng sông Hoài xanh mướt, ôm sát gót Hội An c̣n có tên Sông Thu. Mỹ danh này chợt thành tên khai sinh cho một bút nhóm thật thanh xuân.

         

Thành Tôn, được kể là một trong tam trụ của nhóm bạn thơ thời bấy giờ. H́nh thức văn đoàn, bút nhóm h́nh như không thật sự thành h́nh. Nhưng sự giao hảo, trao đổi giữa những người cùng sở thích đă giúp họ cù nhau sáng tác, tạo nên những sản phẩm nghệ thuật. Các tạp chí Bách Khoa, Văn Học, Hành Tŕnh... tại Sài G̣n đă cấp cho Thành Tôn, Thái Tú Hạp, Hoàng Quy rồi Hoàng Lộc... những thông hành chính thức để mỗi người đi vào một đại lộ thi ca riêng.

          Sau lưng tuyển tập thơ Sông Thu (của ba người) một thời gian khá dài, năm 1969, Thành Tôn chính thức cho tŕnh diện đứa con-thơ đầu ḷng của ḿnh trong im lặng, nhưng lại được biết đến hết sức rộng răi. Trên kệ sách miền Nam tự do đă có thêm tập thơ Thắp T́nh vào tháng 8-1969.

 

          Thắp T́nh là một tập thơ rất đặc biệt trong công việc ấn loát. Tác giả của nó đă bỏ tâm huyết và công sức một cách trọn vẹn vào các khâu: tŕnh bày b́a, sắp chữ, đạp máy in, đóng, cắt và phát hành. Công việt thật nhiêu khê, tỉ mỉ như vậy, tôi tin chắc chưa có một nhà thơ Việt Nam nào đủ chân t́nh và khả năng để thực hiện.

          Công việc của chúng ta hôm nay là ngắm và đọc những nâng niu, trân quí của nhà thơ Thành Tôn. Xin bắt đầu từ h́nh thức.

          B́a tập Thắp T́nh, quả thật không giống với bất cứ thi phẩm nào đă có mặt. Nó không màu mè, không phơi phới một khuôn mặt thiếu nữ dưới tay cọ tài hoa nào. Đen không đậm đà. Trắng không trong sáng. Xám không sạch sẽ. Cả ba màu buồn tối ấy ḥa hợp với nhau để đỡ những vạch ô, không hẳn chủ nhật, không hẳn h́nh vuông, nhỏ lớn không đồng đều, nằm bên nhau tạo nên những mắt cáo trầm lặng, u uất. Trên cái nền b́a đầy ưu tư như vậy, tên tác giả, tên tác phẩm được sắp dán bởi những chữ cắt ra từ một tạp chí. Nghệ thuật này có vẻ bà con với loại tranh collage của họa sĩ Hồ Thành Đức. Nh́n chung, không thể không kết luận tác giả tự tŕnh bày b́a chưa tới, dù không non tay. Ngày nay nh́n lại b́a tập thơ, tôi chắc nhiều người cho là thiếu mỹ thuật. Nhưng với thời điểm giữa thập niên 60, trong không khí u uất của cuộc chiến Nam Bắc Việt Nam, b́a tập Thắp T́nh quả đă  bật mí chút ít cái nội dung đang chứa đựng bên trong. Điều này làm nên khuôn mặt của tập thơ. Và đó chính là mỹ thuật. Quí hơn nữa là do chính bàn tay, tấm ḷng của người thi sĩ tạo nên.

          Đứng tên xuất bản, ghi trên b́a không là Am Tiêm hay Lá Bối rất thân quen với Thành Tôn mà là Ngưỡng Cửa, một nhà xuất bản tỉnh lẻ do chính Thành Tôn và vài người bạn văn nghệ khác tại Đà Nẵng chủ trương.

 

          Thơ vốn được quí ở cái phẩm. Số lượng thường không được cho là điều đáng quan tâm. Có lẽ v́ vậy, nên vóc dáng của những tập thơ có mặt trước đây, đa số đều rất mảnh khảnh. Cụ thể hơn, số trang mỗi một tác phẩm thơ chừng một trăm năm mươi trang trở lại. (đạt được số trang này cũng rất hiếm) . Đă thế mỗi trang thơ thường có những khoảng không gian giấy trống khá lớn. Dễ chừng những con chữ của thơ vốn khó thở, nên những người chăm sóc ấn loát đă rộng ḷng. Biết đâu khoảng trống bên dưới những câu thơ cũng đă thành thơ không chừng. Dù ǵ nh́n những trang chữ thoải mái như vậy, người xem cũng thấy đẹp mắt. Và sự thư giản rơ ràng có hiệu quả,

          Tập Thắp T́nh của Thành Tôn vừa đúng một trăm trang, một số lượng đạt được điểm chuẩn. Mỗi trang thơ của Thắp T́nh, phần nhiều có 8 câu, chia làm hai khổ. Số trang, tên sách cùng tên tác giả được in phía dưới. H́nh thức chung này, quả thật làm trang thơ đẹp ra, phân biệt rơ ràng với trang văn, nếu là thơ tự do.

          Trong một trăm trang thơ, Thành Tôn chia làm hai chủ đề. Mỗi chủ đề chỉ ghi một số thứ tự thay tên gọi.

          Ở chủ đề thứ nhất gồm mười hai bài: Nói Với Con Gái, Hương Đồng Phấn Nội, Hồi Âm, Đầy Tháng Con, Thâm Tạ, Thư Cho Mẹ, Quê Hương Loài Chim, Thư Cho Các Em, Hương Khói, Nói Với Mẹ Từ Đà Lạt, Ngh́n Năm Sa Mạc, Chứng Tích.

          Thành Tôn đă dùng 12 bài thơ này để phơi trải tấm ḷng của ḿnh với những người thân yêu ruột thịt. Muốn sự bày tỏ đạt đến mức tự nhiên và đi vào đại chúng, tác giả đă khéo léo vẽ lên những góc cạnh của quê hương, những nét tang thương nghiệt ngă từ bom đạn để làm nền. Có thơ dành cho mẹ, dành cho con, dành cho anh em, dành cho cả bè bạn. Tất cả được mở ra một cách chân t́nh.

          Mẹ vốn là một nền nhà, một bậc cửa rộng, để những đứa con dù hư, dù nên, dễ dàng trở về qú gối, sướt mướt đổ ra những tâm sự, những dằn vặt, những vui buồn. Mẹ chính là điểm tựa an toàn nhất trước mọi kẻ thù. Mẹ chính là nơi chốn để trút đổ hết những bất tài, bất lực, non yếu, lẫn phẩn nộ của riêng ḿnh. Mẹ không phải là nơi trú ngụ thứ nhất hoặc sau cùng mà là nơi trú ngụ duy nhất và vĩnh viễn của một đời người. Mẹ dù c̣n sống hay đă quá văng, con người vẫn luôn có mẹ, dù nhiều khi ta không hề nghĩ đến, không hề nhớ ra. C̣n hơi thở vẫn c̣n có mẹ cha, điều này giúp cho mỗi câu thơ có một cái tâm tuyệt hăo nhất. Sẽ khá mơ hồ để hiểu ra cái hồn của thi ca. Nhưng mọi sự trở nên sáng rơ hơn, nếu ta nhận biết một câu thơ giàu t́nh cảm, nhờ luôn giữ ấm sự thương yêu của đấng sinh thành. Thành Tôn có đến hai bài dành riêng cho mẹ trong mười hai tuyển chọn (phần 1) của anh. Xin được trích bài thứ nhất:

 

          trên xứ sở xanh xao từng tiếng súng

          trong hồn người dấu đạn đă chia phe

          con ôm ngực từng đêm đau tiếng động

          từng đêm đường máu muốn lui về

 

          thân sỏi đá len dần trong vô vọng

          con quay đầu bỡ ngỡ ngắm dung nhan

          cha nhát cuốc t́nh thương nuôi ư sống

          xanh dần lên hương nội phấn hoa ngàn

 

          mẹ hiu hắt đèn chong đêm ngóng đợi

          nhà phên thưa gió thấm lạnh câu ḥ

          núi sông cũng ngậm ngùi theo tay với

          của thằng em đói cả tiếng ru hời

 

          tôi bất lực như quê hương nhỏ bé

          nh́n người thân dần khuất bóng tre buồn

          nghe nỗi nhớ lớn dần lên dáng mẹ

          h́nh ảnh cha trong xứ sở xa nguồn

 

          c̣n ở đó thân gầy tay yếu đuối

          làn da nhăn, mái tóc bạc bơ phờ

          thư cho mẹ cùng xóm thôn cát bụi

          nghe hồn hiền hơi lạnh bốc như thơ

 

          cha nằm xuống giữa quê hương ṃn mỏi

          mảnh đất sầu có tiếp thịt xương không ?

          mẹ ở lại đớn đau mềm sợi khói

          thắp cho ḷng ? con cháu ? cho non sông ?

                         (Thắp T́nh trang 32 đến trang 34)

 

          Bài thơ sáng, dễ hiểu, chắc khỏi cần dựa vào từng câu, để hưởng thụ chuyện “b́nh thơ”. Tuy nhiên, tôi thấy cần nêu rơ những câu tôi rất yêu thích.

          Ở đoạn một, giàu h́nh ảnh, chữ dùng đơn giản nhưng thích hợp, mở rơ ra một chiếc cuộc trường kỳ với sự cam chịu của con người. Câu thứ nh́ hay nhất đoạn này, nói rơ sự phân chia, thù hận bắt nguồn từ đâu. Trong khi đó câu thứ tư có một chút ǵ không sáng lắm.

 

          Ở đoạn hai, câu thứ ba hay nhất.

 

          Và đoạn 3 là đoạn, theo tôi, hoàn hăo nhất của bài thơ:

 

          mẹ hiu hắt đèn chong đêm ngóng đợi

          nhà phên thưa gió thấm lạnh câu ḥ

          núi sông cũng ngậm ngùi theo tay với

          của thằng em đói cả tiếng ru hời.

 

          H́nh ảnh thật tuyệt vời, theo nhạc điệu sắp chữ của câu thơ. Mẹ hiu hắt/ đèn chong/ đêm ngóng đợi. Sự hiu hắt mơ hồ của mẹ như nhập vào sự hắt hiu của ngọn đèn yếu mỏi v́ chờ đợi. Động từ chong trong câu không chỉ nói lên ngọn đèn được thắp sáng măi, mà c̣n vẽ rơ tấm ḷng người mẹ vẫn đang thắp sáng với những mong đợi, nhớ nhung.

          H́nh ảnh trong câu thứ hai c̣n tuyệt vời hơn. Câu ḥ của mẹ chợt có da thịt, linh hồn để cùng chia xẻ cái lạnh lẽo từ một vách phên không ngăn được cơn gió về đêm.

          Câu ba và câu bốn đi cùng một hơi thơ, tô đậm cái nghèo nàn, thiếu thốn trong chiến tranh. Động từ đói ở câu bốn, nói theo lối nói Việt Nam bây giờ, là “trên cả tuyệt vời”. Xin được lẩm cẩm thêm, một chút. Từ với sau danh từ tay là động từ, không phải là giới từ (ai mà không hiểu ?). Với tiếng Quảng Nam thường dùng là vói.

 

          Ở đoạn thứ 5: “c̣n ở đó thân gầy tay yếu đuối..., trong bản in, trang 34 câu thứ hai, in là:  “làn da nhen, mái tóc bạc bơ phờ”. Tôi nghĩ có sự nhầm lẫn khi sắp chữ, nên tự ư sửa chữ nhen thành nhăn. Thành Tôn thường dùng chữ chính xác và chính anh sắp chữ cho bản in, nên xin được hỏi lại. Theo tôi, chữ nhăn ở đây là nhăn nheo thay v́ nhen  nhúm.

 

          Bài thơ thư 2 dành cho mẹ, cũng thuộc thể thơ tám chữ. Giàu h́nh ảnh là ưu điểm của thơ Thành Tôn. Sự tài hoa của anh c̣n ở khả năng rất thơm tay trong việc từ h́nh ảnh lồng vào sự liên tưởng rất bén nhạy và linh động:

 

         ...t́nh cấy xuống đất ph́ nhiêu ư sống...”

 

         ... “suối mồ hôi cha mẹ kết nên t́nh...”

 

         ... “mọc thơ ngây trong ư đất t́nh người...”

 

          Thành Tôn h́nh như sớm bị mất cha, nên không thấy anh dành bài nào cho thân phụ. Tuy vậy, trong những bài viết về mẹ, gần như không bao giờ anh quên nhớ và nhắc đến bậc trượng phu đội trời đạp đá này.

          Ḷng kính yêu cha mẹ thật vô cùng, nên dù viết thơ cho những đứa em, về những đứa em, anh cũng không quên nhắc nhở đến mẹ cha. Sự nhắc nhở, thương nhớ trở thành một điệp khúc, lặp đi, lặp lại, không chỉ để đám em của anh nghe mà c̣n để chính người làm thơ nghe lại đáy t́nh ḿnh:

        

          các em lớn bay xa t́m lẽ sống

          trời đầy mây, băo sẽ đến khôn cùng

          thấy ở đó tóc tang rừng biển động

          anh lưng hồn quê nội mắt rưng rưng

 

          thấy ở đó quê hương ḿnh lớn dậy

          bàn tay cha, quang gánh mẹ theo đời

          giọng hát cũng ngại ngùng như mắt thấy

          gói âm thanh làm ánh sáng mặt trời

 

          thấy ở đó h́nh ảnh cha mỏi mệt

          luống cày sâu, cây trái ngọt sum vầy

          t́nh nhỏ xuống làm phân nuôi đất chết

          nên ngậm ngùi chút nắng vẽ chân mây

 

          thấy ở đó mẹ già theo xóm chợ

          tóc hoa bay thao thức tiếng ru hời

          chúng ḿnh lớn lên giữa nhiều nức nở

          giọng âm thầm tay mẹ ngọt tao nôi

 

          thấy ở đó cả một rừng trăng sán

          cả một trời cao, biển rộng, sông dài

          ở đó mây chiều che rối trán

          cha mẹ giờ nước mắt chảy theo vai

 

          anh trở lại con phố buồn bật sáng

          tóc ai bay vẽ chiều nét hoang đường

          quê hương đằng sau với nhiều vết đạn

          mảnh hồn làng nhàu nát nếp yêu thương

                                   (từ trang 39 đến trang 41)

 

          Với bằng hữu, Thành Tôn, vẫn dành một giọng thơ chân t́nh thật riêng của anh, với thể thơ tám chữ đều tay. Nhà thơ Nguyễn Nho Sa Mạc đột ngột qua đời tại Đà Nẵng năm 1964. Một năm sau anh có bài Ngh́n Năm Sa Mạc. Đây có lẽ là bài duy nhất, Thành Tôn viết về bè bạn, dù gia tài bạn bè của anh đồ sộ không kém ǵ những bạn văn thơ cùng thời.

 

          người nằm xuống hoang vu hồn sỏi đá

          nghe chăng lời nói hắt hiu này

          kẻ ở lại nh́n đời  e thẹn mặt

          nên vô cùng mỏi mắt cánh chim bay

 

          c̣n một chút buồn vươn lên cỏ mọc

          một chút hồn thất lạc phố t́nh xưa

          thấy ǵ khác hơn giọng cười tiếng khóc

          chợt bâng khuâng xanh vầng mắt giao mùa

 

          một năm đó c̣n ǵ trong cỏ mộ

          t́nh đă đi ai kẻ nhớ về thăm

          c̣n âm hưởng bước chân ṃn mấy phố

          cũng ngậm ngùi như hơi thở xa xăm

 

          người nằm xuống giữa vô cùng sa mạc

          chiếc hồn thơ bé bỏng ghé nơi nào

          ai thắp khói cho bóng chiều râm mát

          để canh trường thao thức mấy vị sao

 

          c̣n nhớ ǵ khi mùa xuân t́m đến

          khi t́nh yêu đánh thức giấc ngh́n năm

          làm, chút nắng vàng che ḍng mắt thẹn

          nghe hoang vu hồn sa mạc yên nằm

                                                 (trang 49 và 50)

 

          Đọc xong bài thơ trên, tôi thèm được là bạn của Thành Tôn. Thèm được một ngày nào đó khi xuôi tay, nhắm mắt, anh viết tặng cho đôi câu. Chỉ một đôi câu thôi tôi đă măn nguyện. Bởi v́ thơ Thành Tôn, chỉ cần đọc một vài câu đă thấy thú vị. Không tin, mời bạn đọc lại:

          ai thắp khói cho bóng chiều râm mát”

          H́nh ảnh này đâu dễ bắt gặp, nếu chúng ta không có nhiều dịp ở nông thôn. Và cho dẫu chúng ta thưởng ngoạn những đám khói rơm cao ngất, trên một cánh đồng rộng sau mùa gặt, mà không có con mắt thơ cũng dễ ǵ nhận ra. Câu chữ của Thành Tôn giản dị, nhưng chất thơ th́ vô cùng.

           hoặc:

          

một chút hồn thất lạc phố t́nh xưa”

 

           Cái ngậm ngùi lâng lâng cứ thấm dần vào ḷng người đọc một cái êm ái nhưng sâu thẳm. Hơi thơ nhẹ nhàng nhưng dây dưa vô cùng tận. Câu thơ này dùng được cho nhiều hoàn cảnh khác nhau, tôi tin rằng người đọc thơ sẽ nghiệm thấy.

          Tóm lại với chủ đề t́nh người và quê hương, chúng ta thấy Thành Tôn rất xuất sắc trong giọng thơ nhắc nhở, kể lể. Sự tỉ mỉ, tường thuật của anh, càng lúc càng thân mật đậm đà. Những h́nh ảnh anh nhắc nhớ, những tên gọi mộc mạc anh nêu lên, gói ghém tất cả chân t́nh của một người vốn nặng ḷng với bốn chữ hương đồng phấn nội:

 

          “...tất cả ngày xưa, chừ là kỷ niệm

           bên trâu dầm, cầu Bà Đội...  tang thương

          bởi thời gian một ḷng quyết chiếm

          cả chúng ḿnh. Cả bướm. Cả chim muông

 

          nào Bích, nào Ngân, nào Hà, nào Tố

          đă không c̣n vết tích của ngày xanh

          lại Ngọc Bích, Thu Hà... rất ngộ

          đang bôn ba trên mấy nẻo kinh thành

 

          những Đào tong, Thi gầy, Hải móm

          cũng lên đường dẹp loạn giữ quê hương

          như anh biết tre tàn măng sẽ nhóm

          câu hát: à ơi...vẫn quyện trong sương

          ...                                                              

                                      (Hồi Âm, trang 21-24)

 

         

          Đợt khói lam chiều tương tư mái rạ

          anh thấy ǵ trong đó hay không ?

          nếp sống b́nh yên màu xanh sắc lá

          gói ghém cuộc đời nắng hạ mưa đông

 

          tản bộ nhàn du dừng chân xóm Hạ

          mới thấy cảm nhiều luyến mến quê hương

          những túp lều tranh ấm t́nh thôn dă

          đắp cuộc đời một nắng hai sương

 

          sáng ra đồng những bác Tư cày cuốc

          trong trường làng những thằng Út ê a...

          vọng từ ruộng dâu tiếng ḥ quen thuộc

          giọng những cô Lài trầm bổng gần xa

 

          sau cửa hoàng hôn đèn dầu lụn bất

          tất cả như vừa quên mọi âu lo

          áo vá quần khâu gói tṛn chân thật

          niềm thương yêu len lỏi giữa câu ḥ

 

         trống sớm làng Trung, chuông chùa xóm Thượng

         tiếng quê hương vang vọng tháng năm dài

         giọng hát : à ơi...chảy tràn tám hướng

         tiếng nói cuộc đời khoan nhặt êm tai

 

         những thứ ấy những hương đồng phấn nội

         điểm cuộc đời thầm lặng thêm duyên

         nắng rào đường, dù mưa chắn lối

         chốn quê t́nh vẫn đậm nét trinh nguyên

 

        nếp sống b́nh yên màu xanh sắc lá

        gói ghém cuộc đời nắng hạ mưa đông

        đợt khói lam chiều tương tư mái rạ

        anh có thấy ǵ trong đó hay không ?

                  (Hương Đồng Phấn Nội trang 17- 20)

 

        Đọc thơ như thấy ngay trước mắt ḿnh một làng quê nội, hay một thôn quê ngoại từ cái thuở xa xưa thanh b́nh. Cảnh đẹp, người chân t́nh, thật khó có thể gặp ở đâu ngoài làng quê Việt Nam, trong thời được học Quốc Văn Giáo Khoa Thư. Bài thơ trên của Thành Tôn không khác ǵ một bài học thuộc ḷng, mà chúng ta đă được trải qua một thời. Quá khứ ở trước mặt, nhưng khó có thể chạm được, ngoài sự h́nh dung phong phú. Để viết được, tôi chắc rằng Thành Tôn rất giàu kỷ niệm với nông thôn, ngoài ra anh c̣n có khả năng h́nh dung và tưởng nhớ rất phong phú.

          Sẽ thiếu sót, nếu không trích thêm một đoạn nhỏ anh viết cho đứa con gái thân yêu đầu ḷng (ngày nay đă là một nữ bác sĩ y khoa, hành nghề tại Sài G̣n)

 

         “...Một tháng ra đời điều ǵ con thấy

          điều ǵ con nghe con khóc con cười

          cha ở phương xa mặt trời thức dậy

          cha ở phương xa súng nổ ngậm ngùi

 

          con sinh ra đời nhà thương giải phẩu

          nhà thương dành cho cuộc chiến bây giờ

          tiếng con khóc ḥa tiếng la tiếng ré

          anh cụt tay, chị què cẳng không ngờ...

         ...

         đúng ba mươi ngày trong tầm cuộc sống

         chuyền tay thương yêu nội ngoại vui vầy

         trên xóm làng ta ́ ầm tiếng súng

         khoảng trống quê hương con lấp sao đầy

                                               (Đầy Tháng Con)

 

          Từ thế giới hiện thực, giàu kỷ niệm và h́nh ảnh ở phần một, Thành Tôn bước qua phần hai với những suy tưởng, ưu tư của một thanh niên trước thân phận của đất nước và con người. Thơ có hơi thở của lư luận, lăng đăng những nhân sinh quan. Chỉ đọc 14 tựa bài : Miền Cư Ngụ, Cuộc Tôi, Tội Đồ, Vào Ḷng Đất, Giả Dụ Cho Một Người, Tinh Thể, Cuộc Đuổi Bắt, Gỏ Cửa Đời, Cúi Xuống, Cuối Cuộc Kiếm T́m, Ranh Giới, Gọi Tên, Tiếng Động, Thuyết Giáo, chắc chúng ta cũng sớm h́nh dung ra sự thay đổi trong tư duy và ngôn từ thơ Thành Tôn.

 

          Miền Cư Ngụ mở đầu cho chùm thơ này như sau:

 

          1.

          Bước chân đuổi theo cùng ngày tháng

          con đường ṿng không dẫn đến đâu

          muốn soi mặt ḿnh gương đă rạn

          tôi  trở về tôi như vực sâu

 

          tôi thỏa thuận xác thân miền cư ngụ

          nhận sống đời như chuyện đă đành

          cha mẹ anh em cùng ngôn ngữ

          trao đổi nhau như dĩ nhiên

 

          2.

          kể từ đó đứng ngồi cho phải phép

          lẽ nằm khi thiên hạ đi

          cũng có lúc tưởng ḿnh lộn kiếp

          nh́n tay chân mặt mũi nghĩ hơi kỳ

 

          đặt câu hỏi cho từng người đă gặp

          nhưng lạ thay, bị từ chối cảm thông

          nên trở về tôi thằng lạ mặt

          trở về tôi cùng một chiếc gông

 

          làm kẻ lưu vong trên thây xác

          đứng đi đâu ư định riêng

          phải sống là đầu hàng cái chết

          sao tranh dành nhau một miếng ăn

 

          3.

          bây giờ tôi như kẻ tử thương

          nén cái nh́n tật nguyền lên thân thể

          tay có cụt tôi ôm em bằng môi

          chân có què tôi đi bằng hai vế

 

          4.

          đến trăm tuổi đời, tôi ngă xuống

          sống đă khôn th́ thác phải thiêng

          thôi giả từ anh em nó về đất

          tôi rời tôi như một chiếc tên

                                            (từ trang 55 đến trang 58)

 

          Đọc thơ, tôi cảm được cái lạ, cái mới, nhưng nắm được ư chính của tác giả thật chính xác th́ phải thú thật chưa đủ khả năng.  Đại khái cũng chỉ nghiệm thấy mơ hồ:

          Miền Cư Ngụ có lẽ chính là cuộc đời. Và cuộc đời của tác giả, đang ở vào thập niên 60, đầy biến động, máu lửa, dấy lên từ chiến cuộc quốc cộng. Con người vốn khó hướng dẫn, quyết định số phận của riêng ḿnh, nên càng sớm trở thành bất lực. Nhịp quay của chiến tranh, kéo bừa chúng ta đi không ngừng nghỉ. Dẫu có ư thức hay không đánh giá được cuộc chơi, chúng ta bắt buộc phải tham dự. Sự bất lực trở thành bất măn và buông xuôi. Cuộc sống từ đó chóng trở nên vô nghĩa. Những cử động, những hít thở trở thành những động tác cho phải phépnhận sống đời như chuyện đă đành.

          Tuổi trẻ là giới trực tiếp tham gia vào chiến cuộc. Tiếng nói của súng đạn cộng thêm ít nhiều triết lư hiện sinh từ phương Tây, đă ảnh hưởng trực tiếp đến giới thanh niên tại các đô thị miền nam Việt Nam. Từ đó họ thường trực tưởng ḿnh đang mang những chiếc gông ngàn cân (“tôi trở về tôi cùng một chiếc gông”), hoặc tệ hại hơn nữa là sống trong ám ảnh làm kẻ lưu vong trên thây xác/ có đứng đi đâu ư định riêng/ phải sống là đầu hàng cái chết..

          Những ưu tư “bây giờ đau nỗi phân thân/ nặng vai âm phủ nhẹ chân địa đàng...” (cuộc đời) ăn nằm thường trực trong một số trí thức, mang cái “mốt suy tư cuộc chiến” đă làm tầm mắt họ nh́n đi đâu cũng gặp những “ranh giới” đại loại như:

 

           Vui riêng, cười lẻ, khóc thầm

          đời sao sống vậy hồi âm cơi nào

           ra nhạt bóng lao đao

          co thân thủ thế trông vào những đâu

          nhện buồn chỉ đó canh thâu

          lưới chăng hồn dựng mắt sầu nhặt thưa

          tôi lui chân lạc tay thừa

          mẹ cha cũng vậy nên chưa hiểu giùm

           xuống lên trời tận đất cùng

          anh em ngày một muôn trùng cách xa

           máu hồng mạch sẻ lần qua

          bàn chân vỉa phố một ta kẻ chờ

          dây dưa chắp nẻo ơ thờ

           ngọn đèn chứng dám cũng mờ bóng quen

          sống không tiếng động thân hèn

           lại qua cũng vậy chi bằng thu thân

           đi, về bóng lạ bàn chân

          ḍng sông nghiệp dĩ tiếp dần biển khơi

           quanh co nghĩ rộng đất trời

           cái tôi hiện hữu một thời vong nô

          khép dần cánh cửa hư vô

          thân chưa nhập thế cơ hồ cách xa

                                              (ranh giới, 83-85)

         

Thành Tôn nghĩ, Thành Tôn viết, có thể cho thế hệ của anh, nhưng trong đó chưa hẳn có cá nhân anh. Con người của nghệ thuật thi ca, đỡ bàn tay anh viết được những bài thơ mang dấu tích một thời kỳ lắm hận thù:

 

           Tôi rảo bước trên sợi giây ngờ vực/ nhưng lạ thay vẫn giữ được thăng bằng/ tôi giả lơ với tôi từng uẩn khúc/ tra hỏi ḿnh phải sống đây chăng

          đă đến trú nơi tôi từng bữa/ và ṭ ṃ lục lạo nỗi ưu tư/ tôi nhẵn túi có ǵ đâu đời sống/  tóc đă thưa dần râu đă hư

           tôi rờ khắp châu thân rồi tự hỏi/  có tay chân mặt mũi cũng t́nh cờ/  ở trong đó âm thầm vang tiếng gơ/ và máu hồng chắc cũng hư vô

           tôi tra gạn tôi như cuộc chiến/ không lư do trên số phận con người/ sống lẩn lút để thấy ḿnh hiển hiện/ măi rồi quen nghĩ cũng vui

          khi bắt gặp tôi thấy ḿnh ủy mị/  thân cong ṿng uốn dấu hỏi bâng quơ/  gương trước mặt vô t́nh không tráng thủy/ nên lập lờ tôi nỗi hư vô

                                                           (Cuối Cuộc Kiếm T́m, 81 - 82)

 

          Trên mỗi tấm thân xem đă nặng/  hai vai sầu đeo nhánh tử sinh/ bởi có mặt anh tôi hiện diện/ nhưng mỗi chúng ta là cơi riêng

          sống không là cơi phúc/  chết đâu nỗi cực thân/  đứng đi như tṛ bấm nút/  không là nhau nhưng chấp nhận chung

          cần có mặt nhau như tấm kiếng/  sao hóa trang thêm những râu/  khi mở mắt biết ḿnh sẽ nhắm/ tranh dành chi nỗi thiệt hơn

          Đời chưa đủ giả dối/ sao c̣n đeo mặt nạ chung thân/ sống là thu vào trong chiếc vỏ/ ta vẫy vùng cho nó lăn

          làm người không lựa chọn/  diệt sinh đâu là chuyện tiên thiên/ mỗi chúng ta c̣n đeo thêm chiếc bóng/  dăn co và lẩn quẩn trong chân

          không là anh nếu tôi vắng mặt/  sống là soi vào nhau/  đừng sắp chúng ta thành công cụ/ đă đành là động vật như ai

          hăy cúi xuống gơ bốn chân như ngựa/ hăy đứng lên từng bước như đười ươi/  cử động đó đâu là ta có phải/ bởi sống đời không luận suy

          Tôi bắt tay anh chắc ǵ thân thiện/  nhưng đâu thù nghịch nhau/ sống là dửng dưng xoay hai mặt/ sấp ngửa ǵ cũng chung

                                                                                                                (Thuyết Giáo, 97-100)

 

          Con người đời thường vẫn giữ Thành Tôn đứng với số phận cam chịu, hoặc có thể tích cực, trong sáng hơn. Bởi anh đă tham dự vào cuộc chiến một cách b́nh tĩnh, và chu toàn trách nhiệm của một thanh niên rất khả quan. Xuất thân từ khóa 25 Bộ Binh Thủ Đức, người con của Lộc Phước, Đại Lộc, Quảng Nam, từng được tập trung cải tạo trong các ḷ trả thù từ 1975 đến 1982, rồi được bứng ra khỏi quê hương. Mừng thay cái nôi thơ anh vẫn luôn mang theo bên ḿnh.

          quê hương là một cái nôi

          đặt trong ḷng thuở chào đời, muôn năm

          đi đâu cũng vẫn ngồi nằm

          trong nôi, trong cái tấm ḷng quê hương

                                                (Hà Khánh Quân)

 

 

 

Hà Khánh Quân

27-8-2009