Họa Phẩm Trong Thơ Khánh Trường

 

 

Hà Khánh Quân

 

 

 

 

          Một số ít tác giả Việt Nam đă đến với khu vườn văn học bằng bước chân thơ. Sau chừng mươi sáng tác được các tạp chí văn học giới thiệu, họ yên tâm mở thêm hướng sáng tác mới, chủ yếu là truyện ngắn. Nếu tiếp tục có kết quả khả quan, họ tạm lơi tay thơ, chú tâm vào việc viết văn. Một sinh hoạt có nhiều ưu điểm: nhuận bút khá, tác phẩm ấn hành dễ bán chạy. Và một khi viết văn đă thuần tay ít có người quay trở lại với thơ. Một thực tế nhiều người công nhận, trước khi dính líu đến văn xuôi, thơ của họ không thiếu những tiêu chuẩn cần có của thi ca. Nhưng sau khi tạm dẹp thơ qua một bên, có dịp cần viết lại đôi bài, h́nh như họ gặp ít nhiều khó khăn và thơ cũng hao hụt chất lượng.

          Con đường tham dự cuộc sáng tạo thơ văn của Khánh Trường có phần khác biệt. Nếu kể bài viết được lên báo hẳn hoi, phải nhắc đến bài tùy bút anh viết sau cuộc hành quân Lam Sơn 719. Ông chủ bút Viên Linh của Khởi Hành đă cho “đi” bài này. Bài viết được xem là bài đầu tiên và cũng là bài cuối cùng của Khánh Trường, trước 1975. Một thời gian khá lâu sau, tại hải ngoại, Khánh Trựng sinh hoạt lại, và thành danh trong  ba lănh vực Văn Học, Hội Họa và Báo Chí.

 

          Ở hội họa, Khánh Trường nhập cuộc với tư cách “nghiệp dư”, không xuất thân từ trường dạy nghệ thuật nào. Nhờ yêu tranh và hết ḷng với nghệt thuật, anh thành công qua những ư tưởng mới, thích vẽ ǵ, tùy nghi “chế” ra “cách sáng tạo” lẫn “họa phái” để vẽ. Anh được đặc biệt đánh giá thành công, trong loạt tranh thiếu nữ khỏa thân  táo bạo, lộng lẫy. Trong phần đời c̣n lại, vừa dưỡng bệnh, anh vừa thực hiện một số họa phẩm nghiêng về trừu tượng. Pḥng sinh hoạt của nhật báo Người Việt tại quận Cam Hoa Kỳ, đă cho trưng bày tranh Khánh Trường vào ngày 04-02-006. Nhân dịp này, Khánh Trường giải thích:

 

            “... Loạt tranh lần này khác hẳn những lần trước, từ màu sắc đến phong cách. Về phong cách, tôi chọn lĩnh vực trừu tượng. Tranh trừu tượng không đ̣i hỏi chi tiết, sự chuẩn xác tuyệt đối, cho nên những vệt màu, đường cọ sai trật, có khi lại hay. Về tư tưởng, đây là lănh vực mênh mông nhất, giúp tôi đi sâu được vào những vùng ch́m khuất dưới bề mặt ư thức, đó là lănh địa của tiềm thức, nơi ẩn tàng, cất dấu, ngụy trang tâm trạng, bản chất, cá tính một con người. Về màu sắc, tôi sử dụng thực nhẹ các gam màu, cũng như cố t́nh để ngỏ nhiều khoảng trống nhằm tạo ra những không gian mở, giúp khách thưởng ngoạn có được cảm giác nhẹ nhàng, b́nh yên khi xem tranh.”

                                                                               (trích trong bài viết của Nguyễn Huy / báo NV)

 

         Ở báo chí, Khánh Trường là sáng lập viên, là chủ bút tạp chí Họp Lưu. Một tạp chí trí thức, được bạn đọc tại hải ngoại cũng như trong nước, đặt nhiều niềm tin. Bước khởi đầu của tạp chí, gặp nhiều khó khăn, chống đối. Nhưng Khánh Trường và một số bằng hữu đă vượt qua. Khi tờ báo đă đứng vững, cũng là lúc anh gặp nhiều rắc rối về sức khỏe, nên hiện nay, nhà thơ Đặng Hiền thay anh trong công việc điều hành.

 

          Ở văn học, Ngoài những công tŕnh văn hóa soạn chung như: Tác Phẩm Tác Giả,  20 Năm Văn Học Việt Nam Hải Ngoại. Khánh Trường đă phát hành ba tập truyện ngắn, gây được tiếng vang: Có Yêu Em Không (Tân Thư xb 1990, tb 1997), Chỗ Tiếp Giáp Với Cánh Đồng (Tân Thư xb 1991), Chung Cuộc (Tân Thư xb 1997). Tuy nhiên tác phẩm chính thức, trước bạ với làng văn Việt Nam của Khánh Trường, là một tập thơ. Tập Đoản Thi Khánh Trường, được chính anh chăm sóc in ấn, tŕnh bày b́a, phụ bản. Phát hành năm 1988 tại California Hoa Kỳ.

 

 

           Trong bài viết dành cho chủ đề theo gót thơ, tôi xin giới thiệu những sáng tác trong Đoản Thi Khánh Trường. Một tập thơ có mặt rất hy hữu, theo như lời kể của tác giả:

          “... Khánh Trường có cái ǵ muốn in không ? Chỉ tốn hơn trăm bạc giấy, lên khuôn, ‘run’, cho đỡ chứng !In ?. Cái ǵ nhỉ ? Ngồi vào bàn, nhớ lại những bài thơ ngắn vỏ vẽ từ mấy mươi năm trước, chép ra, được vài chục bài, ít quá, làm thêm mươi mười lăm bài nữa (như...máy!)Nhẩm tính, cũng gần trăm trang. Bèn đánh máy, lay-out, đặt tên, vẽ b́a, phụ bản, và in. Vậy đấy”

                                    (trả lời phỏng vấn Nguyễn Mạnh Trinh)

         

          Tuy thực hiện theo yêu cầu của ông chủ nhà in, một cách vội vă, Nhưng Đoản Thi Khánh Trường, vẫn nghiêm chỉnh là một thi phẩm. Tập thơ dày 108 trang gồm 83 bài, đủ thể loại, nhiều nhất là lục bát. Nhà thơ Du Tử Lê góp mặt qua một bài tựa dài 4 trang, chân t́nh và văn hoa như thường lệ.

 

          Trước khi đọc thơ, tưởng cần t́m hiểu quan niệm về thi ca của Khánh Trường. Xin được trích những câu trả lời, anh dành cho nhà thơ kiêm nhận định văn học Nguyễn Mạnh Trinh, trong loạt bài phỏng vấn nhiều tác giả:

 

          “Tôi cho rằng cốt lơi của thơ chính là chất ‘thơ’ trong một bài thơ, chứ không phải cách thế biểu đạt. Vần, không vần, tự do, niêm luật, siêu thực, hiện thực...chỉ là phụ, là phương tiện... Thơ hôm nay bị vướng phải nhược điểm: h́nh như các thi sĩ quá dụng công vào việc t́m kiếm chữ nghĩa, cố gắng phá vỡ ‘nhạc tính’cũ trong vần điệu, cấu trúc xưa trên h́nh thức, mà quên đi phần hồn của chữ, chức năng của chữ, ma lực của chữ...tất cả cốt tủy của thơ ca. Chính v́ thế thơ không đọng lại trong ta, thơ tuột khỏi ta, và nguy hiểm nhất: thơ đồng dáng, đồng phục,cliché, thơ giống nhau như những đứa trẻ song sinh...

          ... cốt lơi của thơ chính là chất thơ trong một bài thơ, chứ không phải cách thế biểu đạt. Vần, không vần, tư do, niêm luật, siêu thực, hiện thực... chỉ là phụ, là phương tiện...

          ...‘thơ ngắn’, ‘thơ dài’ không phải là tiêu chuẩn để thẩm định giá trị của một bài thơ... ‘Mới’ chưa chắc hay, và ‘cũ’, không hẳn dở. Hay dở hoàn toàn không liên quan đến chuyện mới cũ...”

                                                                                          (Nguyễn Mạnh Trinh, Khánh Trường, )

 

          Quan niệm của Khánh Trường, cũng là ư kiến của nhiều người làm thơ trước 1975, hiện nay c̣n tiếp tục cuộc chơi. Những bày tỏ trên của Khánh Trường, cũng giúp chúng ta biết lư do tập Đoản Thi gồm toàn những bài có vần điệu.

 

          Theo nhận xét riêng của tôi, Khánh Trường đă dành nhiều đam mê nhất cho hội họa. Nên đến với thơ anh, tôi tự xem ḿnh như kẻ, đang đi t́m những họa phẩm, anh thực hiện bằng thơ. Dùng thơ để vẽ lên cái t́nh, là điều không thể chạy đâu được với Khánh Trường.

 

          

          Bức tranh thứ nhất, chỉ là những phác họa, bằng nét lục bát. Chúng ta gặp được nhiều h́nh ảnh món ăn, thức uống. Đồng thời cũng có những tâm trạng, những giải thích, những thông điệp gởi người đọc thơ:

 

          thơ ta ngọt vị mía đường

          chua cay dấm ớt đắng dường ổi qua

          thơ ta có lúc thật thà

          khi hư thực yêu ma tội t́nh

          thơ ta thanh thoát lời kinh

          nghe ra chợt thấy phận ḿnh phù hư

          thơ ta có lúc mệt đừ

          như con chó ốm lừ nhừ miếng ăn

          thơ ta lạnh toát đường băng

          nóng hơn hơi rượu dậy men mặt mày

          thơ ta có lúc ăn chay

          khi ăn mặn có ngày nhai xương...

          thơ ta thôi thế cầm bằng

          dở hay người hỏi, thưa rằng... tùy nghi

                                                         (thơ ta  - trang 17)

 

          Cụ thể, bức tranh gói những lời chào hàng đầu tiên, tiếp theo sau lời tựa bóng bẩy của thi sĩ Du Tử Lê:

 

          “... Muốn đến với thi ca, muốn ở lại với văn chương, phía của kim cương lóng lánh, thi ca không chỉ đ̣i hỏi kẻ lên đường, một trí tuệ, như điều kiện tiên quyết, mà thi ca c̣n đ̣i hỏi nơi những kẻ lên đường một hồn nghiêm, một tim lạnh. Nếu cuộc đời là một hài kịch lớn lao và bất tận, th́ thi ca chính là cái mặt bên kia của hài kịch đó. Sự nghiêm chỉnh, tôi muốn nói, như thế.

          ... Thơ Khánh Trường mở ra một chân trời khác. Chữ nghĩa trong thơ anh, có cái sần sượng, có cái nóng dẫy của một ư thức lao chao, một gọi kêu bằn bặt...

          ... Đoản thi Khánh Trường như thế đó, đă như những tiếng hú bạt ngàn, những tiếng tét thất thanh, cất lên từ một trái tim nghiêm lạnh...”

                                                                                                        (tựa – Du Tử Lê – trang 15)

 

          Qua những nét phác họa đầu tiên của Khánh Trường, ta thấy ngay Du Tử Lê rất chính xác khi dùng chữ ‘sần sượng’  (con chó ốm lừ nhừ), (có ngày nhai xương). Nh́n chung tổng thể bức phác họa, thấy ra thơ. Nhưng rút ra một vài câu, h́nh như thi vị thơ có phần phai nhạt. Bù lại, ư tưởng khá lạ, cứu được cái cố ư thô nhám của ngôn từ.

 

          Như đă nói trên, đến với Đoản Thi, là đi t́m những họa phẩm Khánh Trường, thực hiện bằng thơ thay v́ sơn cọ. Đọc lướt 83 bài thơ, tôi chập chờn nh́n thấy ít nhất có năm bức tranh chính. Tôi xin mạn phép đặt tên cho từng bản vẽ ấy:

 

          1. Chân Dung Của Một Con Người

          2. Giữa Vũ Trụ Bao La

          3. Suy Nghiệm Về Thân Phận

          4. T́nh Yêu Cùng Những Hệ Lụy

          5. Quê Hương Trong Niềm Thương Nhớ.

 

          Mỗi bức họa không chỉ thể hiện qua một bài thơ, mà thành h́nh bởi một chùm thơ, vô t́nh có chung một chủ đề. Cũng có thể v́ nhận xét chủ quan, nhiều khi tôi nhầm lẫn, nhưng mong rằng sai sót đó, không làm hại đến giá trị chân dung thơ Khánh Trường.

 

          Xin tŕnh diện ngay với bạn, họa phẩm Chân Dung Của Một Người. Người được vinh hạnh đại diện, ở đây, là một thi sĩ. Tổng thể bức tranh chúng ta đang ngắm:

 

          bên hồ hồ nước chảy

          thi sĩ ngồi làm thơ

          hồn treo trên vách đá

          mây trắng phủ đầy người

                                          (thi sĩ)

 

          Nhận xét:

          Với chỉ ít nét đơn giản, nhưng vừa có vẻ hiện thực vừa chút chút trừu tượng.

          Suy diễn:

          1.Có một ông (hoặc một bà) mê thi phú nào đó đang ngồi bên một hồ nước. Để t́m hứng, ông (bà) ta nh́n mặt hồ, nhận ra nước trong hồ đang chảy, và không cần biết nước chảy về đâu, chảy nhanh chậm thế nào. Miễn có sự chuyển động là đă có sức sống. Thế là ông (bà) ta gặp được nguồn thơ. Việc làm thơ của thi sĩ không cần biết diễn tiến ra sao. Chỉ biết ông (bà) ta đang làm thơ là đủ. Những chi tiết này, cho ta tính hiện thực của bức tranh.

          2. Dĩ nhiên không ai nh́n thấy được tâm hồn của người đang làm thơ. Tâm hồn đó lại được treo lên một vách đá. Vách đá có thể tượng trưng cho vũ trụ bao la, bền vững. Cũng có thể hiểu, vách đá là bề dày sự nghiệp của người làm thơ. Trong lúc đó, thơ chính là những ḍng mây trắng, đang bao bọc lên thân thể lẫn linh hồn của người mê thi phú. Những chi tiết này có vẻ trừu tượng, tùy nghi theo sự suy diễn của mỗi người.

          Kết luận:

          Một họa phẩm vẽ được như vậy kể như đă thành công.

 

          Tuy nhiên để Chân Dung Của Một Con Người được chi tiết hơn, ta hăy xem những nét thơ tiếp của Khánh Trường. Trước nhất là trái tim. Sự tuần hoàn của ḍng máu. Nguồn thương yêu của con người. Những nhịp đập vốn là những tiếng hát, tiếng ru, tiếng kêu gọi, than thở. Khánh Trường khéo tay vô cùng:

 

          ta có một trái tim

          bơm hoài một lượng máu

          ta có một kho báu

          cho hoài sao chẳng vơi

                               (trái tim, trang 84)

 

           Tiếp theo cơ quan nuôi mầm sống, là ngũ quan. Người làm thơ chỉ cấp phép cho thị giác và thính giác đến thăm thơ ḿnh:

 

          ta có hai lỗ tai

          cộng thêm hai con mắt

          nhưng nhiều khi quá quắt

          tai chẳng thuận điều ngay

          mắt không nh́n nẻo thẳng !

                               (tai, mắt,  trang 85)

 

           Tai và mắt có thể là hai bộ phận hơi khó dạy, cũng là hai nơi dễ tạo ra những hệ lụy buồn vui, tội lỗi bất ngờ. Thật ra khe khắc này có phần oan. Bởi tai mắt chỉ có nhiệm vụ truyền đạt, thông báo về năo bộ chỉ huy, quyết định và hành động. Mắt chẳng thể không nh́n một cơi đẹp bất chợt trong sự hớ hênh. Tai chẳng thể không tiếp nhận những nguồn âm thanh gợi cảm bỗng dưng. Có lẽ hiểu điều này, nên người giám định không lên lời quở trách, ngoài một câu than nhưng nhiều khi quá quắt !

          Tứ chi, h́nh ảnh cụ thể để đánh giá một con người sinh động. Con người được mang vào bức chân dung, tôi đang giới thiệu, là một thi sĩ, và anh chàng làm thơ đó, không ai khác hơn là Khánh Trường họa sĩ:         

 

          ta có hai bàn chân

          đi hoài không đến đích

          ta có một sợi xích

          trói hoài đôi bàn tay

          ta có một... cơ may

          sống hoài như giẻ rách

                                 (tứ chi, trang 86)

 

            Với nhiều mộng tưởng và mục đích, Khánh Trường luôn luôn cảm thấy ḿnh, chưa đi đến đâu trong những kế hoạch, những dự tính sẵn có. Anh có phần tham lam trong t́nh yêu, trong sự nghiệp. T́nh yêu ở đây không hạn hẹp trong chăn chiếu lứa đôi. Sự nghiệp ở đây có thể rộng răi, vượt ngoài địa phận văn học nghệ thuật. Như vậy sự đ̣i hỏi, xét ra, cần thiết để không đứng lại một chỗ.

           Khánh Trường cũng nhận dạng được sự bất an trong cuộc sống vốn tại cái tâm. Nên anh bổ sung thêm vài nét cho họa phẩm hoàn tất:

 

          soi gương nh́n kỹ mặt mày

          cũng râu cũng tóc đủ đầy giống... ta!

          thế nhưng trong cơi ta bà

          nhiều khi những tưởng mất cha cái ḿnh

          đêm thường giật thót hoảng kinh

          mới hay tâm động nên h́nh cũng hư !

                                                        (vong thân, trang88)

 

          Họa phẩm Chân Dung Của Một Người từ chất liệu thơ và t́nh yêu thơ của một nhà văn, một họa sĩ đă thành h́nh, đă lên khung. Pḥng triển lăm Đoản Thi cũng đă bày. Tôi hy vọng bạn tràn đầy nụ cười khi thưởng ngoạn.

 

 

          Giữa Vũ Trụ Bao La là họa phẩm thứ hai, Với những đường cọ thuộc dạng bảy chữ:

 

          Chiều lên đốt thuốc ra sông đứng

          trời đất mênh mông sương khói xây thành

          mây vô ngă chia tan về muôn hướng

          chân bờ lau sóng vỗ nhịp âm dương

          ta đá tảng trong cơi trần nghiệt ngă

          muôn ngh́n năm đời phủ kín rêu xanh

          chiều ra nh́n chim đi ải bắc

          chợt thấy hồn trong cánh vỗ mong manh

 

          Sương cùng khói (khói thổi cơm và khói thuốc ?) dựng nên thành che chắn. Mây bốn phương đi ngàn ngă, muôn phương. Ngoài đá tảng bất động, cỏ lau và con người luôn luôn sinh động, luôn luôn hít thở. Cái động cao vút của cánh chim khác xa với cái động trầm uất của cỏ lá. Và cũng không đồng nhịp với cái động trong ḷng người, trước cơi bao la cao rộng. Nhưng trong khoảnh khắc nào đó, con người nhận biết sự hiện diện của ḿnh, vốn nhờ ở sự có mặt của những vật thể chung quanh. Sự ḥa hợp tự nhiên, hoàn hăo, không có một tỳ vết nào. Đó chính là cơi sống, không riêng ǵ ai. Gia tài chung của vạn vật. Cảnh sắc quanh ta luôn luôn có những đường nét quyến . Tùy theo thời tiết đă phân định một cách đề huề, mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng. Bản chất của cảnh sắc thiên nhiên chỉ toàn những nét vui, không ẩn chứa sự phiền muộn nào. Khánh Trường chỉ có việc tinh tế lặp lại:

 

          Qua truông thấy núi chập chùng

          thấy mây vô nhiễm trùng trùng vây quanh

          thấy rồi ta đă thấy ta

          cao cao dáng núi tà tà sương bay

          mới hay trời rộng đất dầy

          nhởn nhơ con bướm vẫn bày cuộc chơi

                                                    (qua truông, trang 67)

 

          Ngoài con bướm nhởn nhơ vô tư bày cuộc chơi, c̣n những động vật nào khác ? Nhà thơ cho tŕnh diện tức th́, trong họa phẩm về thiên nhiên của ḿnh:

 

          Vui chân lên ngọn đồi tây

          mù núi bắc trắng mây chập chùng

          ngước lên  mắt chạm đỉnh tùng

          nh́n quanh trời đất vô cùng tịch liêu

          nghe như rơi rớt trong chiều

          tiếng con quốc gọi đ́u hiu non ngàn

                                                         (đồi tây, trang 34)

 

          Cái đ́u hiu giữa núi non một phần nhỏ nói lên sự cô đơn. Nhưng chủ yếu là phóng đại cái không gian bao la, lớn rộng hơn thêm. Sự tịch lặng vốn là hồn vía của cơi bao la. Tôi rất tâm đắc trong cách diễn tả của Khánh Trường. Anh c̣n có thể, tô đậm tính chất một ḿnh một cơi hơn nữa:

 

          lên cao chót vót lưng đèo

          đường quanh đá dựng cheo leo đỉnh mù

          một ḿnh với gió tàn thu

          mới hay dưới thấp hoang vu cơi người

                                             (hoang vu cơi người, trang 38)

 

         Điều mới hay của anh, rơ ràng không tạo cho anh sự bất ngờ. Và cũng không mang đến cho anh một ư niệm phiền muộn nào cả. Bốn nét vẽ rất hiện thực có góc cạnh rơ ràng.

Từ những bổ sung khác cho họa phẩm Giữa Vũ Trụ Bao La, Khánh Trường tỏ ra lạc quan, sau giây phút nh́n rơ những trạng thái tự nhiên của con người:

 

          Ngồi trong hiên gió nh́n mông

          thấy trên rào kẽm rợp bông bí vàng

          những đài lá nơn thênh thang

          lả lơi gọi gió chừng đang cợt đùa

 

          người đời lựa lọc tranh đua

          ai, bi, ái, ố, được thua đă đầy

          nhưng dù ngă chấy trùng vây

          mầm vô ưu vẫn kín đầy đất thơm

                                                 (trên rào kẽm gai, trang 21)

 

          Từ đó, phong cảnh chung quanh người có trái tim giàu thương yêu, trở nên tươi sáng hẳn ra:

 

          Gió hương nồng

          trong chiều mênh mông

          nhà ai hoa bưởi

          trắng rợp ngh́n bông

                                 (chiều mênh mông, trang 20)

 

          Em ngang qua ngơ

          một bầy nắng theo

          ḱa nắng reo

          về đâu em nhỏ

          mắt cười trong veo ?

                                       (nắng reo, trang 40)

 

          Ta ngồi trong động trông ra

          dưới sâu mây phủ bóng tà huy bay

          nghĩ đời một cuộc tỉnh say

          lên non ngủ giấc ngh́n ngày tịnh tâm

                                                       (tịnh tâm)

 

          Nửa trưa đổ trận mưa rào

          trời cao chóng mặt ngă nhào tịch u

          ngoài thềm dưới một giàn su

          đôi chim sẻ nhỏ bay vù hoảng kinh

                                                    (mưa rào)

 

          Có đêm trăng rải lụa mềm

          cây nhớ gió bên thềm tịch liêu

          đời rộng cánh tay yêu

          ta cành nẩy ít nhiều nụ xanh

                                                      (nụ xanh)

 

 

          Bức tranh phong cảnh từ thơ Khánh Trường, thật sự tôi chưa gom đủ những diễn tả tỉ mỉ của anh. Nhưng tôi tin, chỉ chừng đó, chúng ta cũng đọc ra t́nh yêu thiên nhiên, vạn vật trong trái tim anh. Tôi làm sao có thể qua mặt về bố cục, về tài nghệ phân bố màu sắc, gởi gắm tiếng tâm t́nh, nên mong bạn tạm bằng ḷng với tôi, qua những ǵ đă lượm, ghép cho bức tranh thơ.

 

          Bức tranh thứ 3, Suy Nghiệm Về Thân Phận. Họa phẩm này khá phức tạp, bởi nó là những chùm suy tư về cuộc đời, về kiếp người. Màu sắc tư tưởng, triết lư đều được điều động cho tham dự vào cuộc chơi. Chữ nghĩa từ đó tối sẫm hay sáng trưng, tùy nghi những ǵ đă được người làm thơ suy ngẫm và diễn đạt:

 

          ta như con nước xa nguồn

          lang thang qua những chặng buồn lao đao

          ta như một kẻ tại đào

          nửa khuya dường có kẻ nào quanh sân

          ta như lăng tử nhớ nhà

          dặm xa trí mỏi mẹ già bỗng thương

          ta như một kẻ lạc đường

          quẩn quanh cũng chỉ cơi sương mịt mù

          ta như ngh́n bọn ngụy tu

          tiền căn chưa dứt đa mang ḷng trần

                                                      (tự thán,  trang 65)

 

         Cái ta cũng chính là cái tôi của một người. Cái ta ở đây là anh chàng đa t́nh, đa tài Khánh Trường. Không bí hiểm, không ỡm ờ, anh suy nghiệm về thân phận ḿnh trong vài chiêu đơn giản. Lư lịch anh từ đó phơi ra minh bạch: Một người bỏ nước ra đi, lang thang qua nhiều chặng đời. Chuyến đi xa không là một cuộc du lịch, mà là một cuộc trốn chạy tử thần lẫn kinh tế. Khi đă tạm yên trong một xứ sở xa lạ, chuyện nhớ nhà, nhớ cha mẹ, vốn nằm sẵn trong ḷng, mới lộ ra rơ ràng. Những cảm giác như đi lạc hướng đời, như bị bắt buộc làm người ngu ngơ, để qua giai đoạn đầu khó khăn là điều đương nhiên.

          Suy nghiệm về vai tṛ kẻ sĩ của ḿnh, Khánh Trường có những nét vẽ rất linh động, bất ngờ:

 

          đêm qua nằm thấy một người

          vai cung tay kiếm nói cười uy nghi

          hỏi ta tên họ là ǵ

          xem mặt mũi như loài thi nhân ?

          sượng sùng ta đứng chết trân

          người cười giọng có đôi phần mỉa mai

          rằng: cho đáng mặt anh tài

          đao tên trận mạc chí trai tunh hoành

          học đ̣i gió mát trăng thanh

          túi thơ bầu rượu tập tành vô vi

          đời hỏng chí nam nhi

          giá cơm túi áo khác ǵ phàm nhân

 

          giật ḿnh tỉnh mộng phân vân

          gẫm suy lời nói có phần sâu xa

          ngoài sân chó sủa trăng tà

          bên song c̣n đọng hồn ma họ Từ

                                                (nằm mộng thấy Từ Hải)

 

          Cảm giác sơ khởi: rất thú vị, như vừa được đọc lại Thoại Khanh Châu Tuấn, Phạm Công Cúc Hoa, Lăo Trượng Tiên Bửu, Chàng Nhái Kiễng Tiên... của ngày xa xưa. Những câu “... rằng: cho đáng mặt anh tài /gẫm suy lời nói có phần sâu xa, ngoài sân chó sủa trăng tà...” Thật tuyệt vời trong việc giúp trí nhớ hồi tưởng. Cái mộc mạc rất là Lục Vân Tiên, thật thích hợp với câu chuyện kể lại giấc mơ gặp Từ Hải. Tác giả tế nhị và kín đáo khoe danh phận thi sĩ của ḿnh. Đồng thời cũng gián tiếp phê phán cái vô tích sự của những người thương mây khóc gió, thật hư đời hỏng chí nam nhi. Bóng gió miả mai chơi như vậy, chứ thật ra thi sĩ cũng là kẻ sĩ, rất được trọng vọng từ xưa ... đến nay (th́ chưa chắc!). Vẻ tự hào không phải chỉ lấp ló mà lộ ra khá rơ. Thân phận của Khánh Trường là thân phận của một người sinh hoạt văn học nghệ thuật. Từ xưa đến nay, cái nghề vừa bạc bẽo vừa cao quí này, vẫn luôn luôn được mọi người theo hầu. Nhưng cũng luôn luôn bị ta thán, gào lên v́ cái nghiệp này, cái nợ nọ. Người thành danh cũng than, người thất bại cũng vẫn đèo ḅng. Đă là chí nguyện sao c̣n cứ đổ tội cho cái nghiệp. Rất mừng Khánh Trường không diễn vở kịch dở này.

          Họa phẩm Suy Nghiệm Về Thân Phận, c̣n phô diễn ít nhiều suy tư có màu sắc triết lư, dẫn đến những bi quan. Mỗi nét vẽ sẽ không giấu được những  phát biểu quan niệm về cuộc đời. Nỗi vui buồn h́nh như không phân định một thứ tự rạch ṛi nào. Những vụn tâm sự cứ chồng lên nhau, thay đổi như một cuộc đuổi bắt. Dẫu gắng b́nh thản vô tư như con ốc ma  Ta như con ốc ma/  ngủ dưới vầng hoa trắng /  nghe thời gian chảy qua /  sinh sinh /  hóa hóa / vô cùng...” cũng khó ḷng phủi bỏ những ǵ đă có thể tiên đoán, thấy trước:

 

          Các em nào khác chi tôi

          loay hoay ăn ngủ đứng ngồi ngu si

          mai kia tàn úa xuân th́

          các em rồi cũng xanh ŕ cỏ khâu

                                       (xanh ŕ cỏ khâu, trang 22)

 

          Ta đă hỏi một ngh́n lần có phải

          túi càn khôn nằm giữa huyệt đen ś ?

          nhưng vạn kiếp luân hồi xoay chuyển măi

          cả đất trời cũng nín lặng vô vi

                                                    (Vấn, trang trang 23)

 

          Sự im lặng của đất trời, mặc nhiên đă giải đáp những nghi vấn, xét ra không cần thiết. Nêu lên những câu hỏi liên quan đến kiếp người, chẳng qua để tát bớt nỗi buồn ra khỏi cơi ḷng, vốn ham giàu tuổi thọ và niềm vui. Tiếc thay, từ những chung đụng, sinh tồn bắt buộc, nỗi buồn này đẻ ra nỗi buồn kia dây dưa không dứt. Nghĩ cho cùng chuyện phiền muộn, buồn chán nhiều khi cũng là một thức ăn tinh thần, cần có của một đời người. Giả dụ, con người không biết buồn chắc chắn sẽ khó biết vui. Lư luận lẩn thẩn khá ba lơn nhưng đă chắc ǵ không chính xác được đôi phần.

          Không giàu hoa tay như họa sĩ Hồ Thành Đức, sự cắt dán một bức tranh có nội dung tâm linh, trừu tượng bằng nguyên liệu thơ của Khánh Trường quả là rất khó. Mong người ghé xem nên cảm nhận hơn là truy cứu.

 

          Bức tranh thứ 4, T́nh Yêu Và Những Hệ Lụy.

          Tôi là người rất dốt về hội họa. Nhưng lại rất yêu thích tranh vẽ. Trong đám bằng hữu có mươi ông, bà cầm cọ. Nhiều ông đưa tranh mang về treo cho ấm nhà. Nhiều bạn khuyến khích vọc màu. Nhưng tôi có chút khôn vặt, lặng lẽ cười cười. Riết rồi nhiều người thương cái ngây thơ lạ lạ của tôi. Anh chị nào cũng cho tôi những ấn bản in lại tác phẩm của họ. Tôi có gần đầy đủ những sách quí đó. Mới đây, một nhà văn mua cho tôi một cuốn biên khảo, Nghệ Thuật Tạo Hinh Việt Nam Hiện Đại (của anh Huỳnh Hữu Ủy). Một nhà văn khác đảm nhiệm và chịu bưu phí gởi cuốn sách đó cho tôi. Tấm ḷng của bằng hữu thật vô cùng. Nhưng sự thưởng ngoạn nghệ thuật của tôi cứ vẫn ĺ lợm dừng lại ở mức: chỉ cảm được cái đẹp, thế thôi. Tôi rất mê tranh vẽ thiếu nữ. Xem tranh vẽ người đẹp khỏa thân không là cái ghiền, nhưng xem bao nhiêu cũng không chán. Để bào chữa, nếu có ai chê trách, tôi đă có lời phán của bạn họa sĩ Rừng (anh đang có cuộc triển lăm tại Sài G̣n) để chống đỡ. Xin chia cho những ai cần:

 

          “... Quan niệm thẩm mỹ của Mỹ Thuật là nhằm đến cái đẹp tuyệt đối của thân thể con người, do đó, các họa sĩ hay vẽ con người khỏa thân (nhất là thời cổ điển) nổi rơ những bắp thịt. Một thân thể không quần áo che đậy th́ không thể “ăn gian” được. Nó trung thực phô bày vẻ đẹp thực sự của tạo hóa ban cho.

          Tại sao người nữ hay được họa sĩ lấy làm mẫu vẽ khỏa thân? V́ trời đất đă tạo dựng “NÀNG” có một thân thể đầy quyến rũ với những đường cong, nét lượn dịu dàng tuyệt mỹ (Có thể đây là một ẩn ư của Con Tạo trớ trêu để người nữ trở thành Mẹ của nhân loại chăng!?) Cho nên họa sĩ hay lấy người nữ khỏa thân làm mẫu sáng tác tác phẩm..” 

                                                                                                                                    (Rừng)

         

          Dĩ nhiên anh bạn họa sĩ không chỉ ngắn gọn có vậy. Anh viết nhiều, tôi trích ít v́ chỉ cho phép sự lạc đề của ḿnh có giới hạn. Tóm lại, xem tranh nhiều nhưng để chỉ mặt một bức nào đó, để gọi tên T́nh Yêu Và Những Hệ Lụy, chắc chắn tôi bó tay. Tuy vậy, đề tài này qua thơ Khánh Trường, tôi nghĩ ḿnh làm được. Và gắng t́m những nét chính để mời các bạn thẩm định.

 

          Với t́nh yêu, ở đời thường, Khánh Trường thật phong phú. Nhưng có thất bại, có thành công. Trong thơ anh, bức tranh t́nh yêu đương nhiên có mặt. Trước nhất, trên khung chữ ta thấy những nét vẽ từ quan niệm t́nh yêu :

 

          T́nh nồng như rượu cay

          t́nh say hoài suốt kiếp

          t́nh như con sâu độc

          ung thối trái đời tôi !

                                         (t́nh)

          Rượu cay là “thành phần” tốt cho t́nh. Nhưng trong t́nh c̣n có “một thế lực thù địch” của rượu cay. Hai tính chất đối đầu này làm cho t́nh trở nên hấp dẫn, quyến rũ hơn. Và gần như trong cuộc sống ít có người thoát được lưới t́nh, hay bẫy t́nh.

 

         yêu có phải là trốn vào cơi khác

          lăng quên đời lạ mặt tha nhân

          yêu có phải là tự ḿnh hủy diệt

          một điều ǵ như thể bản thân ?

                                                           (yêu)

 

          Dẫu biết sẽ phải hủy diệt một cái ǵ đó rất quí giá của ḿnh, một người mới vừa:

         “Mười sáu tuổi ta thèm như si dại”

 

          Trước h́nh ảnh

 

          đồi no căng cồn cỏ mượt nhung mềm

          nên một buổi ta điên cuồng cúi lạy

          ô, đất trời bỗng nhỉ lệ thương vay”

 

          Th́ đâu có ngại mất tự do, tự hào, hay bấy kỳ thứ ǵ khác.Trước nhan sắc, anh chỉ tâm niệm và măi mê vẽ vời không chán vóc dáng, nhan sắc, dù một đôi khi có chút nghi ngại sự thủy chung:

 

          Vẽ em trán ngọc tai ngà

          đường ngôi chẻ giữa, tóc pha hương trầm

          vẽ em răng khểnh duyên thầm

          môi non mộc dược, má dầm tuyết trinh

          vẽ em vẽ bóng vẽ h́nh

          làm sao vẽ được cái t́nh xưa sau ?

                                                                 (chân dung, trang  35)

 

          Sự quyến rủ của người con gái, của đối tượng ái t́nh, không chỉ có ở sắc nhan, mà c̣n phát xuất từ những mùi hương. Da thịt mỗi người đều có một mùi riêng. Không ít cặp nhân t́nh ghiền mùi riêng biệt của nhau. Khánh Trường có vẻ tham lam hơn, anh nghiện chung chung cái mùi đàn bà:

 

          Trần truồng ta đứng thâu đêm

          cảm nghe mặt đất nhăo mềm dưới chân

          trời cao cúi xuống ngại ngần...

          cả cười ta rống một lần nữa thôi

          trăm năm tắm gội liên hồi

          chắc chi rửa sạch mùi hôi...đàn bà

                                                                  (mùi hôi đàn bà)

 

          Tán gái là một nét chính không thể thiếu trong bức tranh thơ t́nh. Nghệ thuật và bản lănh của Khánh Trường ngoài đời ra sao, chúng ta không rơ. Chỉ nghe bàn tán rất nhiều o thèm cái tài hoa, phong nhă của anh. Trong thơ, Khánh Trường không nhiều hoa ḥe:

 

          Gái không chồng pḥng không chiếc bóng

          ta hiền tài c̣n ngại chuyện chi

          mai này một bước gái đi

          lấy thơ ta trải xuân th́ gái qua

                                                            (gái)

 

          Và khi môi đă t́m đến với môi, lưỡi đă t́m đến với lưỡi, thiếu thừa chỗ nào cần bù đắp cho nhau đă hoàn tất, Khánh Trường thật dịu dàng:

         

          cúi hôn em, cảm ơn đời

          cảm ơn hạnh phúc tuyệt vời chiêm bao

          cảm ơn sợi tóc ngọt ngào

          ngủ trên buồng ngực xôn xao nhịp trầm

                                             (xôn xao nhịp trầm, trang 42)

 

          Hạnh phúc tinh khiết, ngọt ngào ấy, nếu nhỡ bị chia ĺa, đương nhiên tạo nên những đau đớn, chua xót thường t́nh:

 

          Sáng nay trong quán đông người

          ta như xác tượng biếng lười nói năng

          sáng nay đời sống cùn mằn

          ta con thú lạ nghiến răng ngậm sầu

          thật t́nh đă hiểu từ lâu

          yêu em là tự chuốt sầu chung thân

          yêu em là đă ngh́n lần

          ta đưa ta đến mộ phần quạnh hiu

          yêu em là mất ít nhiều

          cái ta khinh bạt giữa triều tôn vinh

 

          Sáng nay xanh cỏ bia t́nh

          ta ngu dại giết ḿnh thảm thương !

                                                      (khi người lỡ hẹn, trang 24)

 

          Cái bi quan ở Khánh Trường có vẻ c̣n rộng hơn. Bởi ở đây, sư đánh mất người yêu đến sau cái mất bản chất, quả thật thấm thía.  Nét vẽ cho thấy tâm trạng buồn, chán, giận, tức... một cách mănh liệt. Nhưng rồi theo thời gian, nỗi thất t́nh cũng trở nên nhẹ nhàng giàu thi vị trở lại:

 

          Ngả lưng gối lá nh́n trời

          nắng muôn sợi nhỏ rơi rơi đầy hồn

          chút t́nh xưa đă héo hon

          nhớ em ta cũng mỏi ṃn cuộc ta

                                                            (mơi ṃn cuộc ta, trang 26)

 

          Bức tranh T́nh Yêu Và Những Hệ Lụy lượm được từ thơ Khánh Trường chỉ có vậy, lung linh, mỏnh mảnh, khác hẳn những nét cọ khi Khánh Trường trải màu lên khung vải. Thơ và họa của Khánh Trường thật sự khác nhau ở điểm này. Một bên đậm đà, tích cực, một bên giản dị, tượng trưng. Nhưng mỗi cái đều có cái hay riêng của nó. Và cả thơ lẫn nhạc đều có cái hồn của Khánh Trường cư ngụ trong đó.

 

          Họa phẩm cuối cùng, với riêng tôi, t́m thấy trong thơ Khánh Trường, mang tên Quê Hương Trong Niềm Thương Nhớ. Phải nói ngay bức tranh thơ về một con đất, một cơi trời, do Khánh Trường hoàn thành thật đặc biệt. Cảnh sắc quê nhà như mất chỗ đứng trong thơ anh. H́nh ảnh quê hương chỉ tồn đọng trong sự nhớ thương. Tác giả không gợi lại, không gọi tên. Tất cả chỉ nằm nép trong hơi thơ :

 

          Ở đây ta sống như mù

          lao đao giữa vũng ao tù áo cơm

          ngày lên, mửa mật trào đờm

          đêm buông, trở giấc lạnh căm chỗ nằm

          quê nhà hun hút mù tăm

          ṃn con mắt đợi, điếng hồn cố hương !

                                          (điếng ḷng cố hương, trang 27)

 

          Vầng trăng quê cũ c̣n kia

          sao sương đă đầm đ́a nẻo qua

          đêm đêm quặng thắt nỗi nhà

          tóc chưa điểm bạc, hồn xa vực trầm

                                           (nỗi nhà, trang 31)

 

          Măng chua sắp cạnh hũ cà

          dưng không nhớ quá hương nhà năm xưa

          mười năm nữa, liệu về chưa

          hay quê người kiếp sống thừa kéo lê !

                                                     (hương nhà năm xưa)

 

          Đọc những đoạn trên, không hiểu sao tôi chợt nhớ đến nhân vật Cổ Giả Trường trong vở kịch Thành Cát Tư Hăn của kịch tác gia Vũ Khắc Khoan. Là một nhân vật quan trong, một cái đích để nhiều nguyện vọng, mục tiêu t́m đến, nhưng lại vô h́nh. Nhân vật chỉ xuất hiện bằng một cái tên gọi, đủ mang hy vọng, động lực đến cho mọi người. Quê hương trong thơ Khánh Trường cũng là một tên gọi, không lũy tre xanh, không bến nước, bến cảng, hay lâu đài cao ốc nào. Anh chỉ dùng cái niềm đau, nỗi nhớ để vẽ lên nhan sác, vóc dáng của quê hương ḿnh. Điểm mới lạ này, h́nh như Khánh Trường một ḿnh một ngựa, và đi đến nơi về đến đích.

          Nhớ cảnh chẳng thể nào không nhớ người. Và người ở thơ Khánh Trường cũng rất “mờ mờ nhân ảnh”. Nhưng cái đáng nói nhất, là anh dùng h́nh ảnh người để nói lên nỗi cô đơn. Không có ǵ chua xót hơn, muốn gọi nhưng lại sợ ngay tiếng gọi của chính ḿnh lạc lơng và gây thương tích cho cơi ḷng ḿnh:

 

          Nhớ người lên ngọn đồi đông

          nh́n ngang nh́n ngửa nh́n mông đất trời

          chạnh ḷng muốn gọi người ơi

          sợ nghe tịch mịch vọng lời vô âm

                                                     (đồi đông, trang 49)

 

          Sầu vàng mấy ngọn cây khô

          dưới sâu biển động lô xô sóng bồi

          đá cao vách dựng, im ngồi

          nghe thinh không vọng mấy hồi chuông xưa

          tay run đốt mẩu thuốc thừa

          khói bay hồn đắng nửa trưa ngậm ngùi

                                                                    ( trang 50).

 

          Bức tranh quê hương trong thơ Khánh Trường đơn giản, nhẹ nhàng, và khác hẳn những bức tranh quê đă từng nổi tiếng trong văn học việt Nam. Vẻ đẹp trong tranh quê của thơ Khánh Trường không phụ thuộc vào màu sắc, h́nh ảnh, mà đẹp từ những gợi nhớ thấp thoáng.

 

          Mặc dù quá tŕnh h́nh thành lẫn sự tha thiết tŕnh làng một tác phẩm có vẻ không được cẩn trọng, tích cực Đoản Thi Khánh Trường vẫn có đầy đủ tính chất nghệ thuật của thi ca. Những điều kiện Du Tử Lê nhắc nhở đế “đến với thi ca” để “ở lại với văn chương” tập thơ đều không thiếu.

          Gom thơ để làm thành từng bức tranh thơ chỉ là một tṛ chơi của tôi, c̣n rất nhiêu sơ sót. Nhưng tôi mong sẽ có cơ hội thực hiện tốt hơn, ở những tác giả khác. Cái sót dễ thấy nhất của tôi trong thơ Khánh Trường là, thơ anh c̣n có thể dựng lên nhiều họa phẩm khác. Ví dụ:

 

          Đùa với cái đam mê hội họa của ḿnh, anh viết:

 

          vẽ lăng nhăng, vẽ lằng nhằng

          vẽ xanh vẽ đỏ vẽ đen vẽ vàng

          cố t́m trong cái hổn mang

          cái mưa nắng rất dịu dàng nắng mưa

 

          vẽ hoài vẽ đă được chưa

          cái phần bất khả thiếu thừa cực vi ?

                                                                    (vẽ)

 

          

          Bực ḿnh v́ những đau đầu sổ mũi đời thường cũng lên thơ:       

 

          Râm rang tiếng dế quanh nhà

          bấc tàn, khói đụn, mái ngang gió ḷ

          ta nằm chân duỗi chân co

          tay ôm ngực nén cơn ho chực trào

                                                                 (bệnh)

 

          Gia đ́nh, bè bạn th́ không thể nào anh cho phép thơ anh giả lơ:

 

          Vợ con giờ đă quá xa

          bạn bè dăm đứa quê nhà điêu linh

          giật ḿnh nh́n mặt hoảng kinh

          ta, dơ dáng dại h́nh thế sao ?

                                                                     (ta)

 

          Nh́n con khóc ngất từng hồi

          tay quơ chân đạp mặt mày đỏ gay

          ra

          vào

          lên

          xuống

          quắt quay

          cha như một kẻ nửa say nửa khùng

                                                                 (con đau)

 

          Lưng cong mắt cận thân gầy

          bệnh trong tim óc bệnh đầy xương da

          nhớ người ta chợt thương ta

          cũng thân cát bụi trong bao la đời

                                              (Nguyễn Tôn Nhan)

 

 

          Ngoài đời, Khánh Trường là một trong những tay rượu hảo hạng, nhưng khác với Hoàng Lộc, Phan Xuân Sinh, Cao Thoại Châu, Lê Vĩnh Thọ... hương rượu rất ít khi ghé vào ở đậu trong thơ anh, có chăng là chỉ thoảng qua:

     

          Nhiều khi uống rượu một ḿnh

          mới hay trong bụng ĺnh b́nh điều chi

          rượu say ôm bóng ngủ kh́

          sáng ra bản mặt chai ĺ, chán chưa ?

                                                        (ĺnh b́nh điều chi)

 

         Những lúc như vậy nhà thơ không quên bản tính đùa vui của ḿnh:

 

          Kiếp sau xin chớ làm thằng

          làm ông măn kiếp cho bằng người ta

          người ta gấm vóc lụa là

          thân trần tục cũng bằng ba thánh thần

                                              (bắt chước Nguyễn Công Trứ, trang 37)

 

          hoặc:         

 

          “Cái lưỡi không xương

          nhiều đường lắc léo”

          em tṛn hay méo

          chấp !

                                             (chấp, trang 28)

 

          Xin đùa với Khánh Trường một chút. Anh đừng “chấp” khả năng đối phương làm ǵ. Hăy tạm thay từ “chấp” bằng từ “Miễn” sau đó anh thêm vào ba chữ nữa, để bài thơ bốn chữ tṛn khổ. Anh đọc lên nghe ra sao ?

 

 

          Sống. Viết văn. Vẽ. Làm báo. Làm thơ. Làm t́nh. Lang thang cụng chén cùng bè bạn. Ở cao ốc. Ở căn hộ. Ở ga ra. Được cho đội mũ có sao. Được mời “làm việc” phải quấy. Ba lần tai biến mạch máu năo. Ung thư thực quản. Loét bao tử. Vào ra bệnh viện như cơm bữa. Được người đẹp tranh nhau săn sóc. Được bè bạn cưng ch́u, phản bội... Bao nhiêu chuyện trên đời, vui, buồn, h́nh như đều đă trôi qua thân thể Khánh Trường. Anh vẫn c̣n đứng vững, vẫn c̣n làm việc. Con người có ư chí chiến thắng bệnh tật và những phiền lụy đời thường ấy, tự viết lư lịch của ḿnh:

 

          “...sinh ra, lớn lên, đi học, đi giang hồ, đi làm... du đăng. 1968: đi lính, 1970: bị thương. 1972: giải ngũ. 1987: vượt biển đến Thái Lan. 1988: định cư ở Nam California, Mỹ.Nghề chính: không có. Nghề phụ: thập cẩm. Một cuộc đời trôi nổi hư hỏng và tầm thường, nhợt nhạt đến chính chủ nhân cũng phải thở dài !”

                                                                      (chung cuộc, trang170)

 

          Xin bổ sung:

          Khánh Trường là tên thật, mang họ Nguyễn con trai ông Nguyễn Viết Hậu, một họa sĩ, có pḥng bày tranh và xưởng vẽ trên đường Hùng Vương Đà Nẵng. Anh được ra đời năm 1948 tại Khánh Thọ, Tam Kỳ, Quảng Nam. Anh từng có mặt trong binh chủng nhảy dù, thuộc quân lực Việt Nam Cộng Ḥa. Các bút hiệu đă dùng: Kim Thi, Nguyễn Thị Giang Châu. Hiện vẫn hít thở tại quận Cam Hoa Kỳ.

          Nói về ḿnh, một đọi khi, Khánh Trường có đôi chút châm biếm, nhưng vẫn thành thật:

 

          “... Ngày xưa tôi đại lượng, trượng phu, can đảm, ăn ở đúng đạo nghĩa như một tên du đăng/ Ngày nay tôi hèn nhát, hẹp ḥi, nhỏ mọn, láu cá và thù vặt như một nhà văn...”

                                                                                            (Nguyễn Mạnh Trinh, Khánh Trường)

 

          Cái chua chát của Khánh Trường, không có tính cách cường điệu. Nhận xét, đánh giá của anh không hẳn chỉ ám thị chỉ trích, mà nói lên ít nhiều sự thật. Chắc có người không ưa anh ở điểm này. Cũng nhiều người thích mến anh ở điểm này.

 

          Để bài viết về thơ Khánh Trường khép lại với ít nhiều chất thơ, tôi nghe nói nhà thơ kiêm nhạc sĩ Phan Ni Tấn đang thực hiện những trang PPS về Bạn Văn Một Thời Xanh Tóc, giới thiệu nhiều khuôn mặt thơ, nhạc, họa..., tôi bỏ công t́m để chôm bỏ vào bai viết. Nhưng t́m măi không được. Thôi đành cầm nhẹ mấy câu phấp phơ, không mấy người biết, để tạ cái sự nghiệp của Khánh Trường, để lại cho văn học nghệ thuật Việt Nam:

 

          hết xuất rồi lại nhập

          bệnh viện trở thành nhà

          vi trùng đă là bạn

          cơi chơi cứ tà tà

          Chỗ Tiếp Giáp... cái hoa

          ngọn cọ thần, ấy mà

          vẫn lung linh nét họa

          đủ người, đủ ma

 

Hà Khánh Quân

13g21, ngày 24-9-2009

(c̣n chừng 18 giờ nữa đi chơi xa mấy ngày)