Tiếng Thơ Gọi T́nh Của Trần Yên Ḥa

 

Hà Khánh Quân

 

  

         

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dựa theo những đặc san đă phổ biến gồm: Quảng Đà (chủ biên(cb) Thái Tú Hạp, Sông Thu (cb Xuân Đỗ), Quảng Nam Đà Nẵng (cb Thuận Xuyên), Quảng Nam (cbTrần Yên Ḥa), Đất Quảng (cbTrần Thế Phong), Quảng Đà (cb Phùng Văn Hạnh)... và trang điện toán Xứ Quảng (cb Faifo), danh sách những người làm thơ, sinh quán trên đất Ngũ Phụng Tề Phi, trú quán tại nhiều quốc gia, có thể kể (c̣n thiếu sót):

          Tại Hoa Kỳ: Du Miên, Dư Mỹ, Đặng Hiền, Hạ Quốc Huy, Hoàng Định Nam, Hoàng Lộc, Hoàng Phong Linh (Vơ Đại Tôn), Hồ Thành Đức, Khánh Trường, Lê Hân, Mạc Phương Đ́nh, Nguyễn Đông Giang, Nguyễn Nam An, Phạm Cây Trâm, Phan Xuân Sinh, Quang Huỳnh, Thành Tôn, Thái Tú Hạp, Trần Thế Phong, Trần Trung Đạo, Trần Yên Ḥa, Vơ Ư, Vô T́nh, Vũ Đ́nh Trường, Vương Ngọc Long...

          Tại Gia Nă Đại: Á Nghi, Luân Hoán, Lưu Nguyễn, Trân Sa...

          Tại Pháp: Bích Xuân, Nam Chi (Đặng Tiến), Nguyễn Hữu Viện, Tôn Thất Phú Sĩ

          Tại Nhật: Phạm Vũ Thịnh...

          Tại Úc Đại Lợi: Thường Quán...

          Tại Na Uy, Nga, tại Đức...đều có người làm thơ gốc Quảng Nam, Đáng tiếc, tôi không được biết chính xác.

          Với danh sách trên, dù có thể đọc hết, tôi cũng khó rong chơi, trong cơi thơ riêng biệt từng người như mong ước. Niềm hứng thú và sức khỏe giúp tôi đi đến đâu hay đến đó. Xin đa tạ những người làm thơ, đă cho tôi cơ hội đi theo trong cuộc chơi của quí vị.

 

          Hiện tại trên bàn, nơi đang ngồi, có hai thi phẩm của Trần Yên Ḥa. Đây là hai chốn thư giản tôi đă chọn cho ngày hôm nay. Không căn cứ vào thân thế, sự nghiệp, mức độ thành danh, nhưng tôi thấy cần có ít nét đời thường của mỗi vị chủ thơ, tôi ăn theo. Nhan sắc Trần Yên Ḥa hồng hào bạn đă bắt gặp qua ảnh trên. Tiểu sử của anh, không đầy đủ như “lư lịch”, nhưng đáng tin cậy:

          Trần Yên Ḥa, có lẽ là tên thật ? Anh được ra đời ngày 20 tháng 12 năm 1947, tại Kỳ Mỹ, Tam Kỳ, Quảng Nam. Từng theo học tại trung học Trần Cao Vân (Tam Kỳ), Khóa 2 Chiến Tranh Chính Trị (VNCH Đà Lạt). Sau 1975, có mặt trong trại tù cải tạo. Định cư tại Nam California USA năm 1995. Anh viết nhiều thể loại, có bài đăng trên các báo Việt ngữ: Văn, Khởi Hành, Sóng Văn, Sài G̣n Nhỏ, các đặc san Quảng Nam và nhật báo Người Việt, cùng nhiều trang web Việt Ngữ. Trần Yên Ḥa đă cho in các cuốc sách: Lời Ru T́nh (thơ, in chung, 1971), Khan Cổ Gọi T́nh, Về (thơ, 2001), Những Chuyến Mưa Qua (truyện ngắn, 2001), Áo Gấm Về Làng (truyện ngắn, 2004), Mẫu Hệ (truyện dài, 2004), Net em (truyện ngắn, 2009), Uyên Ương - Phượng Hề  Và Khát Vọng (thơ, 2009). Trừ tập in chung, các cuốn sau đều do Thể Kỷ xuất bản.

 

 

          Thơ t́nh thường được hiểu là thi ca dành cho t́nh lứa đôi. Mặc dù những rung động, những xúc cảm của trái tim, phát xuất do những tác động từ ngoại cảnh, đều được gọi chung là t́nh. Khi cầm thi phẩm “Khan Cổ Gọi T́nh, Về” của Trần Yên Ḥa, tôi đă hy vọng sẽ bắt gặp cái vóc dáng bao la của chữ t́nh. Tôi xem trước phần mục lục, rất mừng, gặp đến ba bài mang tên Khan Cổ Gọi T́nh, Về.

          Bài một, ở thể loại tám chữ, thể thơ tôi từng ba hoa gọi là “bát tiên”.

          Bài hai, trong dạng bảy chữ, tôi cũng đă gọi là “thất hiền”. Bài này trong bản in xếp câu liền nhau, có dấu phẩy để phân chia. (Trong trích đoạn bên dưới, tôi thay dấu phẩy bằng một gạch nghiêng để bạn đọc dễ phân biệt)

          Bài ba, viết bằng loại thơ thuần túy Việt Nam - lục bát, tôi đă ví von “thập tứ anh thư”.

 

          Tôi rất thích bài thứ nhất. Sự hài ḷng của tôi không cần giải thích, nếu bạn cùng đọc:

 

          em, t́nh ta, mái hiên đời nắng dịu

          sao bỏ đi xa ngút tận trời nào

          năm tháng cũ ta hoài giơ tay níu

          hương c̣n sót lại chút trăng sao

 

          t́nh ta là hoa cau nhà mẹ

          ngát hương thơm những buổi trăng rằm

          mẹ bổ cau têm trầu đăi khách

          gái bên nhà đôi mắt lá răm

 

          t́nh ta là áo cha sờn vai

          oằn nỗi đau một thời lận đận

          hằn vết xước ngày đói cơm muối mặn

          cơng ta đi suốt chặng đường dài

 

          t́nh ta, em cô gái quê mùa

          bận áo ba ba, đội vành nón lá

          nghiêng nghiêng mắt môi lúng liếng nụ cười

          trái tim ta có những ngày rất lạ

 

          t́nh ta là quê hương cổ tích

          thơm những lời ru thơm những điệu ḥ

          lục b́nh trôi tím bông điên điển

          xuôi chảy theo ḍng sông nước quanh co

 

          t́nh ta là ḍng suối mát êm

          tuôn tràn qua cánh đồng cỏ mượt

          một sớm mai nào ta đứng lặng im

          cũng quay lưng về vùng ngút mắt

 

          ta đứng gọi khan, t́nh ơi, trở lại

          để ta được nh́n tuổi ấu thơ xưa

          để ta được nằm trong nôi của mẹ

          giấc mộng trẻ thơ nói mấy cho vừa

 

          t́nh ơi, t́nh ơi, sao la lại mất

          t́nh ơi, t́nh ơi, sao bỏ ta đi

          ta khan cổ gào, gọi t́nh u uất

          ta khan cổ gào nước mắt hoen mi

 

          gọi mẹ, gọi cha, gọi em, gọi nước

          đâu xin về đùm bọc đàn con

          con sống lấy lây phía ngoài tổ quốc

          hăy dắt con về t́m lại giang san

                                 (KCGT,V 100-103)

 

          Bạn chớ vội nghi ngờ, chê trách sự trích dẫn quá dài ḍng của tôi.

          Thông thường viết một bài cảm nhận thơ, tôi nghĩ có thể thực hiện như sau:

          Đưa ra những cảm nghĩ rồi trích dẫn một số câu để minh chứng. Và cứ theo diễn tiến đơn giản đó, cho đến khi hết t́m thấy những điều đáng nói. Tôi thường tuân theo lối ṃn này. Lần này phá lệ trích dẫn dài ḍng, chỉ v́ tôi không muốn cắt ngang, tỉa bớt những suy nghĩ, t́nh cảm liền mạch của tác giả. Thêm vào đó, đôi khi tôi hồ nghi nhận xét của ḿnh có thể sai lệch với cảm xúc của người sáng tác. Trích những câu ḿnh cho là hay, chưa chắc là ưng ư của người viết. Điều này dễ bị hiểu lầm cố t́nh khen những câu thơ, thực chất không chạm đến sự đánh giá cao của bạn đọc.

          Những bài có sứ mạng mang giá trị nghệ thuật của cả một tập thơ, như ba bài “Khan Cổ Gọi T́nh, Về” không thể giới thiệu thiếu hụt cái hồn viá nguyên bản của nó.    

          Một khuyết điểm cần thưa thật: Tôi đă đọc và nhớ sai ngay chữ đầu của tên tập thơ. Lâu nay tôi vẫn đinh ninh, tập thơ in riêng, đầu tay của Trần Yên Ḥa là Khản Cổ Gọi T́nh Về. Sai lầm của tôi ở chỗ: Dư một cái dấu hỏi trên đầu chữ “khan” và thiếu một cái dấu phẩy giữa hai chữ “t́nh, về”.

          Tính từ “khan” mô tả tính chất khô nước hoặc thiếu nước của cổ họng, do sự kêu gọi quá nhiều sinh ra. “Khản” cũng là một tính tự, nói lên sự phát âm không rơ, bị trầm uất trong cổ họng. Trong văn chương, diễn tả sự than khóc, kêu gào đến lạc giọng, từ “khản” h́nh như thường được chuộng hơn. Vần b́nh của âm “khan” rơ ràng nhẹ nhàng hơn vần trắc của âm “khản”. Nhưng đọc toàn câu thành tiếng, riêng cá nhân tôi, vẫn thích “Khản Cổ Gọi T́nh Về” hơn. Có lẽ v́ vậy nên tôi đă nhớ sai.

          Ngẫm nghĩ về sự hiện diện của dấu phẩy, tôi cũng không sáng ư. Như tuồng tác giả dùng để nhấn mạnh tính khẩn thiết trong sự kêu gọi ? Từ “Về” bị cách ly một chút, để nói lên điều đương nhiên của sự kêu gọi ? Tôi nghi tôi đoán trật đường rầy.

 

          Về nội dung bài thơ. Sự thú vị của tôi, phát sinh từ cái phạm trù rộng răi của “cái t́nh”, trong thơ Trần Yêu Ḥa. Anh đă phát đều cho quê hương, gia đ́nh và người yêu.

          T́nh yêu dành cho quê hương, lấp lánh qua nhiều h́nh ảnh mộc mạc, nhưng thân thương: mái hiên, hoa cau, áo bà ba, vành nón lá, nụ bông điên điển, khóm lục b́nh, đồng cỏ... Những h́nh ảnh này, hầu hết hít thở tại nông thôn yên lành. Chúng có tuổi thọ lâu đời qua nhiều thế hệ nông dân. Sự gắn bó giữa người và cảnh vật như một hôn phối bền vững, đậm đà. Trần Yên Ḥa đă chọn lọc, sử dụng có cân nhắc và hiệu quả trong ư muốn chuyên chở những t́nh cảm, ư thức của ḿnh. Đứng kèm bên những góc cạnh cụ thể đó, những h́nh ảnh trừu tượng cũng hết sức linh động, làm giàu có chất thơ trong câu chữ: Đôi mắt lá răm, vết xước ngày đói cơm muối mặn, thơm những lời ru... Trong bốn câu mở đầu, chúng ta c̣n thấy được sự khéo léo của tác giả, khi nhớ tiếc, kêu gọi thời gian. Một cái mốc vô h́nh, một tụ điểm luôn luôn trôi tuột về phía trước. Chỉ cần gọi “năm tháng cũ” đă nh́n ra vô vàn kỷ niệm đă có, đă đi qua. Dư hương của gia tài này, dù có mong manh như một “chút trăng sao” cũng vô vàn linh hiển.

          T́nh yêu gia đ́nh, bát ngát trên hai đỉnh cao nhất của nó. Cha và mẹ. Dù chỉ là bổn phận, trách nhiệm của người cha. Nhưng nh́n bởi đôi mắt và tấm ḷng biết thương yêu, chịu ơn, chúng ta sẽ t́m thấy sự hy sinh cao cả, của người đă tạo ra cơ thể, tâm hồn ḿnh. Nỗi nhọc nhằn, gian khổ đó, được Trần Yên Ḥa nâng niu trong bốn câu, khá giản dị, nhưng rất thấm thía. Với mẹ, tác giả cũng gợi mở trong ḷng người, qua những h́nh ảnh đơn thuần, mộc mạc.

          T́nh lứa đôi là một thứ t́nh dễ ghiền, dễ nghiện nhất. Không riêng ǵ Luân Hoán “viết hoài không hết cái ghiền yêu em” mà Trần Yên Ḥa và hàng ngàn nhà thơ khác cũng không từ chối, không cai bỏ cái ghiền này. Cái ghiền đă được nhà thơ Đỗ Quư Toàn nghiêm chỉnh xác nhận: “... trong ba mươi sáu thứ ghiền có lẽ đây là món ghiền thích thú nhất, vô hại nhất, và dễ thương biết chừng nào...” (Đỗ Qúy Toàn – Sau khi đợc thơ t́nh LH). Riêng với Trần Yên Ḥa, thơ t́nh lứa đôi của anh, chiếm đa số trong tổng thể bốn mươi sáu bài, trong tập Khan Cổ Gọi T́nh, Về.

          Sự phong phú “t́nh” trong chỉ một bài thơ, chưa phải là nét xuất sắc nhất của Trần Yên Ḥa. Thái độ thiết tha, khẩn khoản được bày tỏ trong thơ mới là điểm son. Chân tâm của tác giả, đi từ gợi mở qua nhớ nhung, sang buồn bă đến hoài nghi, rồi dằn vặt. Sự diễn tiến tâm lư có thứ tự hợp lư. Để rồi kết thúc như một lời hứa hẹn, có hậu. Bốn câu thơ cuối bài, hay, chí t́nh, có thể phản ánh đúng niềm hy vọng, ước mong của tác giả. Nhưng tôi vẫn thấy ở đây, có chút ǵ khá công thức, thiếu chút ít bâng khuâng. Có thể tôi lệch lạc, nên xin được trích lại bốn câu cuối, để bạn đọc suy nghiệm:

 

           gọi mẹ, gọi cha, gọi em, gọi nước

          đâu xin về đùm bọc đàn con

          con sống lấy lây phía ngoài tổ quốc

          hăy dắt con về t́m lại giang san

 

          Về kỹ thuật viết, không có ǵ đáng bàn. Bởi Trần Yên Ḥa là một tay chơi thơ thứ thiệt. Sự điêu luyện và tinh tế của Trần Yên Ḥa, có thể thấy ở câu đầu trong hai đoạn thơ. Đoạn thứ nhất và đoạn thứ tư của bài thơ: “em, t́nh ta, mái hiên đời nắng dịu”“t́nh ta, em, cô gái quê mùa”. Hai chân dung trong ba chữ đầu của mỗi câu, được sắp xếp rất thích hợp.

 

          Bài “Khan Cổ Gọi T́nh, Về” thứ hai được viết dưới thể thơ bảy chữ. Các câu thơ được in liền nhau, không xuống ḍng. Mới nh́n tưởng như thơ xuôi. Bài thơ chia làm chín đoạn. Tám đoạn đầu mỗi đoạn tám câu. Đoạn cuối mười một câu. Đây là một bài thơ t́nh yêu nam nữ. Chính xác hơn là một bản thất t́nh ca.

          Điều ắt có và đủ của một nhà thơ h́nh như là được thất t́nh ? Không hẳn thế và có thể không ai muốn như vậy. Nhưng tôi nhận thấy, phần đông những nhà thơ, thường tỏ ra hănh diện v́ những cuộc chia tay với người yêu. Tôi cũng nghi ngờ sự giàu có những cuộc t́nh lận đận, đem lại những bài thơ t́nh xuất sắc. Trong thi ca Việt Nam, măi đến hôm nay, bài thơ thất t́nh hay nhất, say đắm, thống thiết nhất, theo tôi, vẫn là bài Mười Hai Tháng Sáu của Vũ Hoàng Chương. Những bài thất t́nh cho một giai đoạn thanh xuân của Xuân Diệu, cụ thể như bài T́nh Yêu Thứ Nhất, hay nhưng chỉ có sức thu hút hạn chế. Thơ t́nh lứa đôi Việt Nam có cả ngàn bài hay, cả trăm tác giả thơm tay. Những t́nh thơ ấy thường rất trong sáng với cái buồn phảng phất nhẹ nhàng, nhiều khi c̣n có những nét tươi vui nữa. Cụ thể như Ngậm Ngùi của Huy Cận. Thơ Nguyên Sa, Lưu Trọng Lư, Hồ Dzếnh, Hàn Mặc Tử, Hoài Khanh, Phạm Thiên Thư, Cao Thoại Châu, Du Tử Lê, Bùi Chí Vinh...thường đều tay trong sự xuất sắc. Đọc thơ t́nh luôn luôn là điều thú vị. Tâm sự của ḿnh như đang có người phiên dịch, nói hộ cùng tha nhân. Đây quả là một hạnh phúc. Xin trân trọng cảm ơn các nhà thơ, các thi sĩ. Riêng hôm nay, lời thành thật này xin dành riêng gởi anh Trần Yên Ḥa.

          Không có sự tương đồng trong nội dung, nhưng khi đọc “Khan Cổ Gọi T́nh, Về” thứ hai, tôi chợt nhớ đến nhạc sĩ Anh Việt Thu với nhạc phẩm Tám Điệp Khúc. Có lẽ v́ bài thơ của Trần Yên Ḥa cũng là một điệp khúc. Sự lặp lại ở mỗi câu đầu, dù chỉ có bốn từ “khan cổ gọi em” đă đủ cho phép ta nghĩ như vậy. Điệp khúc kêu gọi thoát thai từ những hồi tưởng, những tiếc nhớ của Trần Yên Ḥa, rất có thứ tự theo ḍng chảy thời gian.

          Đoạn một là một lời gọi tổng quan, với nhiệm vụ mở đường cho hơi thơ. Từ đó, tác giả trở về vị trí hai mươi tuổi của ḿnh, cùng những kỷ niệm.

 

          “khan cổ gọi em, chiều biển động / gió xa thổi rụng một cành khô / trơ trọi ḷng ta nh́n sóng nước / ơi em, ơi, con sóng vỗ bờ / ơi em, đă quá xa tay với / mù mịt từ độ chiến chinh / mù mịt nhau nên đành lạc mất / một bờ vai thon, nhỏ, êm, mềm”

                                                                                                                            (trang 105)

 

          Thời sách vở là một giai đoạn tuyệt vời của đời người. Rất hiếm người lăng quên. Mối t́nh đầu đời trong khoảng thời gian tinh khôi này, cũng rất khó phai trong ḷng những người đă được thụ hưởng. Sân trường, lớp học, vạt áo, cánh thư, chiếc lá, nụ hoa... dù có thể là ước lệ. Nhiều nhà thơ đă khai thác sử dụng. Chúng vẫn là những chất liệu không hề ṃn cũ, nếu được sắp xếp, tŕnh bày với khả năng thi ca vững vàng. Trần Yên Ḥa không thiếu tay nghề căn bản cần thiết này.

 

          “khan cổ gọi em, năm hai mươi / áo trắng em bay chiều mùa hạ / sân trường vui trong những tiếng cười / má hồng em thơm mùi cỏ lạ / anh lạc mất em ngày chủ nhật / trường vắng em, lớp cũng vắng em / đoạn thư t́nh nằm trong túi áo / áo mơ phai, ngàn năm chưa quên”.

                                                                                                                           (trang107)

 

          Từ hai mươi, tác giả đi dần qua những chặng đời của riêng ḿnh, với những dấu mốc tự chọn:  Hai mươi lăm. Ba mươi. Bốn mươi. Năm mươi. Và dừng lại với thời khắc đang hít thở trên thân xác, tâm hồn ḿnh.

          Ở tuổi hai mươi lăm, Trần Yên Ḥa, mới có được một lạc thú thất t́nh làm vốn. Có lẽ muộn màng hơn nhiều nhà thơ khác. Điều quí giá là anh đă học được tính hờn ghen nhẹ nhàng. Có được một đôi mắt đẹp, ướt v́ ḿnh. H́nh ảnh “con sáo sang sông”, “ḷng gương ư lược” đă giàu thời gian. Nhưng không có vẻ ngượng ngùng, lạc lơng. Đoạn này thành công ở sự khéo léo, chia đều nỗi buồn thất t́nh cho cả hai người trong cuộc “con sáo sậu hát bài ca tuyệt vọng /ngó về anh bằng đôi mắt ướt”. Hai từ “khung cửa” nói được không gian thiếu tự do của người thiếu nữ thời Trần Yên Ḥa yêu.

 

          “khan cổ gọi em, năm hăi lăm / em bỏ ta đi về xa lắc / nơi có người đưa đón em sang / con sáo sậu hát bài tuyệt vọng / em đứng trong khung cửa đời em / ngó về anh bằng đôi mắt ướt/ có khóc không em, ḷng gương ư lược / muộn màng rồi, sáo đă sang sông”

                                                                                                                            (trang 109)

 

          Thời hai lăm, có lẽ là thời t́nh đầu của Trần Yên Ḥa, nên anh đă ưu ái kéo dài xúc cảm thêm hai đoạn nữa (4 và 5). Trong hai đoạn này phong phú những h́nh ảnh đau buồn của một người đau tim do vi trùng t́nh yêu : “đêm thổ huyết những lời chung thủy... nằm chênh vênh giữa chốn mù tăm” “...ta cày măi những ngày đất khổ, làm kiếp tằm nhă những đường tơ...”.  Dĩ nhiên đây không phải là giai đoạn đầu đến với thi ca của Trần Yên Ḥa. Nhưng có thể tin được anh làm thơ khá nhiều trong thời gian dưỡng thương này. Thơ ít ra cũng là một loại thuốc giảm đau cấp tính, anh đă dùng.

 

          Ở điểm ba mươi, bên cạnh t́nh nam nữ, c̣n phảng phất nỗi ai hoài gởi cho núi sông. Niêm bi quan trong ngôn từ ở đoạn này khá cao:

 

          khan cổ gọi em, năm ba mươi / cuộc tù tội làm ta thất tán / nước mắt in khóc huyệt mộ người / ngày trải dài như ḍng sông cạn / em ở xa ngoài một tầm tay /tầm tay khô càng thêm khô khốc / ta ráo hoănh vực bờ mắt khép / khóc nước non trong hệ lụy người”.                                                                         

                                                                                                                            (trang 115)

 

          Em ở xa ngoài một tầm tay, có thể được hiểu, người thiếu nữ nhà thơ yêu thương, nằm quá xa thực trạng của tác giả. Rào cản của t́nh yêu gồm những điều kiện bất khả thi với một nhà thơ. Với quan niệm “dài lưng tốn vải, ăn no lại nằm” (ca dao), cộng thêm tṛ mê làm thơ, quả thật đă thiếu điểm trầm trọng. Trong đoạn này, mới đọc, tôi không h́nh dung được điều ǵ qua câu cuộc tù tội làm ta thất tán. Cuộc sống chật vật cũng có thể được xem là một cơi tù tội. Năm tháng lười tham chiến cũng đâu thể gọi là thong dong ? Nhưng tôi chợt nghĩ ra, đơn thuần nghĩa đen chữ “tù”. Lư lịch của một người lính khác lư tưởng sau 1975.

 

          Ở tuổi năm mươi, những sôi nổi với nhân t́nh có phần lắng dịu. Tác giả đă nhắc đến t́nh yêu nước, yêu quê hương, yêu dân tộc rất gọn nhẹ trong ít câu linh động: “...ứ hự ḷng ta buồn tiếng quốc / ta lẻ loi như hồn nước, dạt xa...”

 

           Và ở đoạn cuối bài thơ, những lời khẩn gọi không chỉ dành riêng cho hiện tại, mà ngân dài qua năm tháng sẽ đến. Những đối tượng Trần Yên Ḥa yêu cầu về với ḿnh, đến với ḿnh, cũng rơ nét hơn. T́nh nhân, non sông, con người và chính cơi ḷng ḿnh, đều được đánh động, thức tỉnh. Nhà thơ gọi chung những đối tượng anh mong đợi đó là những “t́nh chia”.

         

          “ khan cổ gọi em, chiều hôm nay / chiều mai, chiều mốt, hay chiều kia / em, cơi ḷng ta từ muôn kiếp / hăy thức cùng ta sau cơn mê / hăy đọc thơ ta ngày b́nh yên / nhánh yêu thương chảy giữa môi hiền / em ơi, nhát cuốc thời trung cổ / hăy cố quên như chưa bao giờ / ơi em, cố dấu đi ḍng lệ / ḍng lệ mừng cho những tính chia / khan cổ gọi em, khan cổ gọi t́nh, về”

                                                                                                                            (trang 121)

 

          Tiếng gọi T́nh thứ ba của Trần Yên Ḥa gồm 14 câu lục bát, được giới thiệu ở trang cuối tập thơ. Tác giả cũng trích ra tám câu cuối cho in ở lưng b́a sau, bên dưới chân dung và đôi ḍng về tác giả. Điều này cho thấy sự vừa ư của tác giả với bài viết. Nguyên bản:

 

          từ em, bỏ cội bỏ nguồn

          bỏ con sông nước đứng buồn nh́n theo

          nhánh sông chảy miết qua đèo

          anh heo hút đợi, chèo queo một ḿnh

          cũng đành thôi một cánh chim

          bay xa, bay măi, hút ch́m nơi đâu

          bớ em, sương rớt thấm đầu

          bớ em, vô lượng ngàn sau có về

          bớ em, rời cơi u mê

          anh khan cổ gọi, em về cùng anh

          con chim nhỏ trên cành

          líu lo hót đợi mùa xanh hoa vàng

 

          đợi em bên vườn địa đàng

          xin em hăy ghé cài tràng hạt xưa

                                                   (trang 134)

 

          Bài thơ như một khúc hoan ca. Sự chia xa vẫn c̣n đó, nhưng niềm lạc quan đă lấp lánh. Chính cơi ḷng tác giả đi đầu, trong việc đáp ứng lời khẩn khoản yêu cầu. Trong những lời réo gọi này, c̣n mang một tính chất mạnh mẻ như một mệnh lệnh, có phần trịch thượng. Thán từ “bớ” nhằm mô tả một tiếng gọi thật lớn, thường được thể hiện ở những cửa miệng, có vai vế cao hơn người được gọi. Những bậc cha mẹ ở nông thôn, tôi gặp ở Quảng Nam, rất năng dùng thán từ “bớ” này, để gọi con cháu đi rong đâu đó về nhà.

 

          Qua nội dung thi phẩm, qua những bài viết của Ông Mặc Lâm (đài RFA), bà Bích Huyền (đài VOA), cùng nhiều bài giới thiệu khác về Trần Yên Ḥa trên các trang web Xứ Quảng, Du Tử Lê... tôi tin rằng số bạn đọc thơ Trần Yên Ḥa rất đông. Cá nhân tôi, đọc thơ anh đă lâu, việc chọn ba bài chính của một tập thơ để ba hoa, chắc chắn c̣n thiếu sót. Và dù nhiều nhận xét cho rằng: Trần Yên Ḥa đều tay trong mọi chủ đề, tôi vẫn tin anh ưng ư nhất ở mục làm thơ cho các em, các hồng nhan, không cần tri kỷ. Tôi xin lượm ra những câu, riêng tôi rất tán thưởng:

 

          “... em nhỏ xíu gió bay chân guốc mộc

           bước em qua c̣n thơm lựng câu cười...”

                                             (Dụ Ngôn Cho Be Nhỏ Xíu)

 

         “... giọt mực tím rớt vào ḷng bối rối

          câu thơ đầu cho e thẹn làn môi...”

                                              (Thuở Em Là Nữ Sinh)

 

          “... xa người ta làm thân lăng du

          trở mặt ngó đời sâu núi thẳm

          rừng xưa u uẩn vệt sương mù

          em tóc dài bay muôn vạn dặm...:

                                                (Xa Người)

 

         “... bờ môi mọng em, đoá tường vi nở

         nhớ điếng hồn luôn đêm sáng trăng

         cái nụ cười em, phương trời đất cũ

         quưnh quáng ta giục giă môi mềm...”

                                                (Buồi Chiều Ở Mỹ, Nhớ Quê)

 

         “... đốt đuốc soi cái chỗ em nằm

         soi lại ta, vùng thơ ấu cũ

         thương quá em ơi, anh không đủ chữ

         giảng nghĩa giùm anh cái chữ ân t́nh...”

                                               (Cô Gái Tam Kỳ Đất Khổ...”

 

          Dĩ nhiên c̣n rất nhiều câu đọc thú vị. Các bạn t́m đọc thơ Trần Yên Ḥa sẽ gặp thôi. Khi dựa theo thơ để phỏng tác một bài văn xuôi, rồi tự bảo rằng chỉ tán phét cho vui th́ không được thành thật. Ít ra bài viết cũng đă giúp ḿnh vận động trí óc một cách lành mạnh. Vui vẻ v́ lợi ích đó, tôi thường chia xẻ với một người bạn, bằng cách nhờ anh làm người bạn đọc đầu tiên. Và một hôm, anh ấy không nương tay:

 

          “Ông viết cái ǵ mà tôi thấy ai không cũng khen cả. Chẳng lẽ những nhà thơ ông giới thiệu không có ai vụng tay một chỗ nào đó. Hay là...”

 

          Anh bạn tôi bỏ dở câu chỉ trích, nhưng tôi hiểu ra. Anh ấy ngầm nghi tôi chỉ đọc và viết về những người quen biết. Hoặc tệ hơn, viết theo ĺ x́ như một vài cây bút nổi danh. Thật sự, tôi chưa đạt được tŕnh độ, để có khả năng kiếm tiền lẻ, cũng rất hợp lư này. Sự tán thưởng của tôi dành cho một số nhà thơ là điều đương nhiên. Bởi trước khi viết về thơ của ai, tôi cũng đă có sự yêu thích lẫn một chút ít nhận xét sẵn. V́ là người tham lam, nên gần như nhà thơ tành danh nào tôi cũng ưu ái. Viết về những tác giả đáng tin cậy cũng là một cách tập làm văn, tiến thêm chút nữa là tập làm thơ. C̣n ǵ thú vị bằng. Chẳng hạn như viết về thơ Trần Yên Ḥa, tôi học được ở anh, cách dùng những từ ngữ giản dị trong đời thường. Văn nói đưa vào văn viết vẫn giàu thi vị: “... không thấy ai, hú gọi tôi về...”, “...em le te đội nón qua cầu...”, “... bây giờ ra răng, muôn đời rứa hỉ...”, Hoặc cách khai thác những h́nh ảnh thân quen: “mưa bất chợt rơi giữa nắng”, “cơn mưa bắt chợt dừng mau”, “nước như giặc, chảy tràn thác lũ”, “sàn nước cầu ao đà xuống thấp”...

          Mỗi một tác giả đều có đôi điều ḿnh đáng học. Và cái học đáng chú ư nhất, là sự lặp lại ngôn từ (đương nhiên phải lặp lại thôi) bằng cách nào để người đọc không khó chịu v́ xưa cũ. Ví dụ: “hắt hiu mẹ tựa vầng trăng mỏi” (TrầnYên Ḥa). Từ ngữ, h́nh ảnh đều cũ. Cách sắp chữ của Trần Yên Ḥa giúp câu viết trẻ ra.

 

 

          Năm 2009, Trần Yên Ḥa phổ biến thi tập Uyên Ương - Phượng Hề Và Khát Vọng. Tập thơ dày 130 trang. Mẫu b́a, tranh và tŕnh bày bởi họa sĩ Hồ Hữu Thủ. B́a sau có ảnh tác giả cùng trích đoạn những cảm nhận của nhà văn Vĩnh Hảo, và trang điện toán Xứ Quảng. Phần ruột, bên cạnh thơ có họa phẩm Đá Đam Mê của họa sĩ Hồ Thành Đức, cùng nét nhạc của nhạc sĩ Vĩnh Điện phổ thơ Khan Cổ Gọi T́nh Về. Nhà xuất bản Thế Kỷ ấn hành, phổ biến rộng răi từ Hoa Kỳ. Liên lạc với tác giả qua địa chỉ:12942 Josephine St# D Garden Grove, CA92841, điện thoại:714-636.2390, điện thư tranyenhoa@juno.com. hoặc : tran_hao47@yahoo.com

 

          Tên một cuốn sách, thậm chí đề một bài viết, thường gây ấn tượng tốt hoặc không được tốt đến người đọc. Riêng lănh vực thi ca, nhiều tác phẩm mang tên gọi rất thơ, rất sâu sắc. Tuy không chuyên chở đầy đủ nội dung toàn tập, nhưng một phần nào đă đủ sức thông tin trước đến bạn đọc những ǵ họ sẽ gặp. Những tên thi phẩm đẹp, tôi chợt nhớ: Miền Yêu Dấu Phương Đông (Thái Tú Hạp), Qua Mấy Trời Sương Mưa (Hoàng Lộc) T́nh Thơm Mấy Nhánh (Lê Hân), Cửa-Đợi-Sông-Hoài (Hà Nguyên Dũng), Qua Sông Mùa Mận Chín (Trần Hoài Thư), Em Từ Lục Bát Bước Ra (Luân Hoán), Sợi Tóc Nhớ Nhung (Trần Hoài Thư), Biển Thuở Chờ Ai (Nguyễn Nam An), Trốn Vào Giấc Mơ Em (Nguyễn Thị Thanh B́nh), Sóng Vỗ Chân Cầu (Hà Nguyên Thạch), Sống Trong Nỗi Chết (Hồ Công Tâm), C̣n Một Chút Ǵ Để Nhớ (Vũ Hữu Định), Ngọn Nến Muộn Màng (Trần Mộng Tú), Cát Bụi Phận Người (Lê Văn Trung), Rạng Đông Một Ngày Vô Định (Cao Thoại Châu), Ổ T́nh Lận Lưng (Luân Hoán), Đứng Dưới Trời Đổ Nát (Phan Xuân Sinh), Vô Lượng T́nh Sầu (Nguyễn Đông Giang), (Đợi Khuya Tàn Bắt Bóng Một Chiêm Bao (Qan Dương)... Tác giả có tên sách ấn tượng đẹp nhất, là thi sĩ Du Tử Lê với Chỉ Như Mặt Khác Tấm Gương Soi, Nh́n Nhau Chợt Thấy Ra Sông Núi, Ở Chỗ Nhân Gian Không Thể Hiểu, Trong Tay Thánh Nữ Có Đời Tôi... Không ít tác giả thích sự đơn giản, họ chọn tên sách với vài ba từ như: Thắp T́nh (Thành Tôn), Cỏ Biếc (Cung Vũ), Cát Vàng (Vi Khuê), Thơ Hoa Sen (Nguyễn Hữu Nhật), Dấu Huệ Hồng (Triều Hoa Đại), Cơi Nhân Giam (Lê Vĩnh Thọ), Huế Buồn Chi (Hoàng Xuân Sơn), Cỏ Và Lá (Đỗ Quư Toàn)... hoặc dùng hẳn bút danh ḿnh làm tên sách: Thơ tuyển Tô Thùy Yên, Thơ Trang Châu, Thơ tuyển Trần Mộng Tú...

 

          Uyên Ương - Phượng hề Và Khát Vọng của Trần Yên Ḥa gồm ba cụm từ gợi mở hai chủ đề: t́nh yêu, và hoài bảo.

          Sự chung t́nh với đời sống đủ đôi xứng cặp của loài thiên nga (ngỗng trời) luôn luôn được ca tụng, được dùng làm biểu tượng hạnh phúc trong t́nh yêu. (Uyên là anh chàng ngỗng, Ương là nàng thiên nga). Uyên ương là một điển tích tương đối phổ thông.

          Phượng Hề cũng là một điển tích biểu thị sự say đắm trong t́nh yêu. Khởi từ một bài thơ ca có tên Phượng Cầu Hoàng do Tư Mă Tương Như hát để bén lời cùng Văn Quân. Chữ “hề” trong điển tích chỉ là một tiếng đệm không có nghĩa. ( như trong câu thơ “Vọng mỹ nhân hề thiên nhất phương -VHC).

          Văn chương dùng điển tích thường được xem giàu tính chất bác học. Điển tích Trần Yên Ḥa dùng, trong văn chương Việt Nam có rất nhiều tác giả đă xử dụng. Đọc truyện Bích Câu Kỳ Ngộ, chúng ta sẽ gặp. Cầu hoàng tay lựa nên vần / Tương Như ḷng ấy, Văn Quân ḷng nào”. Trong Đoạn Trường Tân Thanh của cụ Tiên Điền Nguyễn Du, cũng có “Khúc đâu Tư Mă phượng cầu / Nghe ra như oán, như sầu phải chăng!”. Trong âm nhạc, rơ nét nhất là bài Tà Áo Văn Quân của Phạm Duy Nhượng.

          Để rơ thêm điển tích này, nên lướt qua chuyện t́nh của chàng Tư Mă Tương Như đời nhà Hán, bên Tàu . Ông là người văn hay, chữ tốt, đàn giỏi, hát hay, được xem là một sử gia, một nhà soạn nhạc. Trong chuyến đi t́m công danh lần đầu, ông chỉ được một chức quan nhỏ ở Tràng An. Nên không lâu sau ông bỏ về. Trên đường hồi hương, ông gặp được một viên ngoại trong tỉnh Lâm Cùng là Trác Vương Tôn. Tại tiệc rượu, Tương Như được mời ca hát. Tài nghệ của ông đă làm say ḷng cô con gái  giàu nhan sắc. Mới 17 tuổi, nhưng sớm thành quả phụ dù chưa kịp về nhà chồng (Nhất Hoàng Tôn). Người đẹp tên Văn Quân cũng đa tài và đa t́nh không kém Tương Như. Phải ḷng nhau, nhưng bị cha không chấp thuận. Văn Quân bỏ nhà theo người yêu. Hai người thành vợ chồng sống thanh bần bằng nghề mở quán bán rượu. Trác Vương Tôn biết tin, vừa thương vừa để giữ thể diện gia phong. Ông cung cấp cho hai vợ chồng có đời sống khả quan hơn. Về sau vua Hán Vũ Đế chuộng tài của Tương Như mời ông làm quan. Con đường công danh rộng mở. Nhưng cũng chỉ một thời gian, con người nghệ sĩ này trở về với đời sống phong lưu và có ư phụ t́nh Văn Quân, khi nhan sắc người đẹp đă cùng thời gian tàn tạ. Đau buồn, Văn Quân đă trải ḷng qua hai bài thơ Bạch Đầu Ngâm và Giă Biệt Thư. Tư Mă Tương Như đọc xong bỏ ư định lấy vợ lẻ. Cuộc sống lứa đôi của hai người trở lại hạnh phúc. Cảm động v́ cuộc t́nh lăng mạn và thủy chung, câu chuyện trở thành điển tích, dùng rộng răi trong âm nhạc và thi ca.

          Phượng Hề góp phần đứng tên trong thi phẩm in riêng thứ hai của Trần Yên Ḥa, thật ra chỉ được mượn một tiếng đệm (chữ Hề) không có nghĩa, như tôi đă nói trên.  Phượng, Trần Yên Ḥa mang vào thơ, tin yêu dùng làm tên sách, chỉ là quí danh của một người đẹp có thật. Người đẹp này biết nói cười, biết háy nguưt, biết ngắt véo, biết chiều chuộng, biết thương yêu. Và chẳng là ai xa lạ, đó chính là bà Trần Yên Ḥa hiện nay. Tuy không dựa vào điển tích Phượng Cầu Hoàng, được liên tưởng bởi từ hề. Nhưng nội dung của chuyện t́nh Tư Mă Tương Như và Trác Văn Quân với đặc điểm là diễm t́nh, hạnh phúc th́ như cập Phượng Ḥa cũng đâu kém thua. Dùng h́nh ảnh người xưa để xác nhận hạnh phúc của ḿnh, c̣n ǵ tuyệt vời hơn.

          Tôi vừa được tin đáng tin cậy, nên xin được làm rơ nghi vấn về danh tính của nhà thơ. Trần Yên Ḥa tên thật là Trần Văn Ḥa. Yên là tên gọi của người yêu cũng là người vợ thứ nhất của nhà thơ. Yên đă chẳng may không c̣n trên cơi sống. Tôi thật sự cảm động về sự chân t́nh của người làm thơ. Nhưng xin được gởi lời ca ngợi sự bao dung, có ḷng của chị Phượng. T́nh yêu không nhỏ nhoi như hủ nếp. Nhưng Trần Yên Ḥa quả đă là một con chuột. Mừng cho anh.

 

          Uyên Ương, Phượng Hề Và Khát Vọng, tên thi phẩm mới nhất của Trần Yên Ḥa cũng là tên ba bài thơ. Bài nào cũng rất dài, làm mất ư định trích dẫn trọn vẹn của tôi.

          Uyên Ương là bài thứ nhất, với 54 câu, mỗi câu tám chữ. Bài thơ là một chuỗi ngôn ngữ si t́nh, ngợi ca nhan sắc mỹ nhân. Sự đam mê cuồng nhiệt như vỡ ra cùng những lời bày tỏ thống thiết. Điểm đặc biệt của bài thơ, là làm sống lại những từ ngữ trang trọng, thường thấy trong thi ca thập niên ba mươi. Điển tích quen thuộc cũng được trưng dụng. Những khúc nguyệt cầm thệ thủy, bến giang đầu, bóng tà huy,  trăng tỳ hải, nỗi điên mê, khúc uyên ương, biển dâu, thiên cổ sử, mưa cổ tích, nguyệt tận...kéo người đọc nhớ lại Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương... Và v́ như vậy, tôi tin sẽ có khoảng cách trong thưởng ngoạn của người đọc hôm nay. Một số đoạn tiêu biểu:

 

          Ta gảy nhẹ khúc nguyệt cầm thệ thủy

          Mảnh trăng non là nhụy của đêm khuya

          Ta cúi xuống bến giang đầu nước chảy

          Dừng bên em hồn đọng cơi mơ sầu

          ...

          Đă đến lúc bóng tà huy lụn tắc

          Mạch sầu khơi hồn ẩn ức vô lường

          Trăng tỳ hải làm hồn xiêu lạc phách

          Ta tan cùng điệp khúc giữa mù sương

 

          Em bóng sắc trở về ta ánh sáng

          Mùa xuân qua, mùa hạ đỏ, theo về

          Mơ một lúc giữa vô cùng hoảng loạn

          Trong vô cùng ch́m đắm nỗi điên mê

          ...

          ...

          Phù trầm ơi! gịng sông chong mắt đợi

          Biển dâu ơi! tán bụi đời ta

          Trong chớp mắt em là thiên cổ sử

          Vọng mỹ nhân hề lưu dấu ngày qua

 

          Hai đoạn cuối bài với hơi thở trẻ trung, làm bài thơ sáng đẹp:

 

          Thôi th́ thôi, ta về đây, mỹ nữ

          Giữa trần ai đầu đội đá trơ

          Ta gục vào em ngực trần săn cứng

          Để trăm năm giờ, phút, đợi, trông, chờ.

 

          Ta gục vào em chẻ thành trăm mảnh

          Ta phân thân hồn phách sắp thành tro

          Ta đâm chém, ta quơ quàng, rị mọ

          Đời điên mê t́nh ái dỡ muôn tṛ

                                              (Uyên Ương)

 

          Phượng Hề cũng là một ca khúc t́nh yêu nồng nàn, được viết với ngôn từ nhẹ nhàng tinh tế. Trần Yên Ḥa chứng tỏ cái tài dàn trải tâm sự một cách bền bĩ và khéo léo. Mạch thơ vừa dẫn dắt vừa nuôi dưỡng cảm hứng của anh miên man đến sáu mươi hai  câu, chưa thật sự muốn dứt. Nhiều câu dựng lại h́nh ảnh thật linh động:

 

          “Tấm thân em như mùa hạ đỏ / Nắng cháy da trơ đá cằn khô” – “Buổi sáng quân đi như ḍng sông chảy/ Sân trường reo vui rợp mát tiếng chim” -  “Ta giáp mặt ta tháng ngày binh lửa / Ta say mê đi như sóng vỗ bờ” -  “Đất đá cày tơi đường kim mủi chỉ / C̣n lại bài thơ hơi hướm tên người” -  “Mười năm yêu em, mười năm xa ngái / Giấc mộng trở về ẩn khuất mù tăm / Ta làm cánh chim bay cùng tứ xứ /Bỏ em sau vườn mưa dội xa xăm” -  “Phượng hề, mười năm, rồi hai mươi năm/ Mưa giông ướt ta ch́m trong mấy nỗi / Giỏ hoa của ngày thơ ấu xa xăm / Lai rộ lên t́nh yêu trái chín /Nay ta trở về đường sơn cốc tự / Lập quán ẩn danh biệt tích giang hồ / Nhắm mắt yêu em, yêu người tố nữ/ Trong cơi nhân quần sống biệt mù tăm...”

 

          Tôi nghĩ, đây là một bài thơ Trần Yên Ḥa rất ưng ư. Bởi qua thơ, anh bộc trực, lộ diện nhiều nét đời của chính anh, và của cả một lớp thanh xuân, trôi nổi trong chiến cuộc thời đă qua. Từ dáng cứng cỏi của nam nhi, đến cái thấm đậm của một người biết yêu. Hào sảng của một kẻ ngang dọc, cái an phận của kẻ sĩ không gặp thời cũng đều được giới thiệu rất tṛn trịa. Và đoạn cuối bài thơ như sau:

          ...

          ...

          Phượng hề, giữa ta luôn luôn sóng cuộn

          Mưa đầu nguồn, mưa cuối băi, mênh mông.

          Mùa hè đi qua, mùa hè, máu chảy

          Giữa gịng đời Phượng vẫn nở thênh thang.

          Thử làm t́ kheo tay ôm b́nh bát

          Dắt em đi về tịnh độ uyên nguyên

          Đôi mắt trỏm lơ tụng hoài câu hát

          Máu chảy qua tim dội vết chân thiền

 

 

          T́nh Yêu!T́nh Yêu! chia xẻ ngọt bùi

          Ta nay qua sông làm con chốt thí

          Phượng hề! Mười năm cuộc đời tục lụy

          Phượng hề! Trăm năm thương măi về người.

 

          Có c̣n ǵ không giữa chốn nhân gian?

          Ta mơ ngủ yên dưới cội hoa vàng.

                                                          (Phượng Hề)

          Bạn có thể t́m đọc bài cảm nhận của kư giả Mặc Lâm của đài Tiếng Nói Tự Do, phân tích khá kỷ bài thơ này.

 

          Khát Vọng, bài thơ được chọn để góp phần làm nên tên sách, có thể xem là một bản tường tŕnh lư lịch của tác giả. Từng chặng đời của chính ḿnh được ghi lại rất tự nhiên, cụ thể như đoạn đầu:

 

          Tám tuổi ra đồng bắt ốc ṃ cua

          Chân trần trơ khốc

          Chú nhóc con nắng đỏ nung người

          Chạy nhảy trên nỗi buồn cha mẹ

          Bắt ốc ṃ cua

          Giữa mưa dầm gió bấc

          Không cánh áo tơi

          Không tấm vải choàng

          Tám tuổi là tôi, thằng nhỏ đó.

 

          Sự thành thật, trung trực cũng có thể nhận ra qua lời kể giản dị:

 

          Cô giáo đầu tiên là cô giáo Ước

          Cô khai tâm tôi bằng chữ  i, tờ

          Đăt vào tim tôi -  điều mơ mộng nhỏ

          Nh́n cuộc đời là đoá hồng tươi

 

          Ở giai đoạn đă có ư thức, tác giả đă bày tỏ quan điểm nhận thức của ḿnh. Có hoài nghi, có thất vọng, có cả bất lực chấp nhận. Một tâm trạng của nhiều tâm trạng với thân phận nhược tiểu.

 

          Nhân danh! nhân danh! nhân danh chủ nghĩa

          Thế lực nào đổi trắng thay đen

          Công Lư, Tự Do, Ḥa B́nh, Nhân Bản

           Miệng hô hào, tay đẫm máu anh em

 

          Nhân Dân! Nhân Dân! một tṛ giả trá

          Ngụy ḷng tin, ngụy chính nghĩa, màu cờ

          Tôi đứng bên bờ vực sâu té ngă

          Tê điếng cả hồn, điếng cả ước mơ.

          Thằng bé nhà quê đứng nh́n đất nước

          Bom đạn rơi đầy, hố, hục, hang, sâu

          Đạn Mỹ, đạn Nga, bom Tàu, súng Tiệp

          Đất nước ḿnh - sao oanh kích tự do?

          Những kẻ bên kia mang danh Giải Phóng

          Những người bên này bảo vệ Tư Do

          Đất nước tan hoang biển trời u ám

          Nhân danh nào cũng hóa đất thành tro

 

          Trước thực trạng đau buồn của đất nưóc dân tộc, chàng thanh niên họ Trần đương nhiên có nhiều khát vọng. Khát vọng của anh trải qua từng giai đoạn của năm tháng của tuổi đời. Thời mười tám với sự phới phới trong đời sinh viên, anh mơ ước tương lai đầy màu xanh hạnh phúc. Thời hai mươi lăm trong lớp áo nhà binh, anh mơ ước xóa bỏ tất cả những kẻ đối nghịch, dưới mọi chiêu bài khác nhau. Anh gọi chung là kẻ thù. Ở thời trả xong nợ nần ḿnh không vay, anh ao ước sự an lành cho mẹ già, sự ấm no cho mọi người. Tất cả những khát vọng đơn giản và b́nh thường ấy gần như đă không đến được với dân tộc Việt Nam ở cả hai miền đối nghịch. Có lẽ v́ vậy, Trần Yên Ḥa càng đẩy xa những uất ức của anh lên những kẻ có quyền sinh sát nhân dân, xài phí tài nguyên tổ quốc. Càng đi, càng nh́n, càng nghe, càng thấy, càng chịu đựng...và càng bất lực. Cuối cùng chẳng thể làm ǵ hơn, ngoài công việc, mà chính anh cũng không thấy đáng hănh diện:

 

          Tôi viết bài thơ

          Rỉ máu trên gịng huyết lệ

          Với niềm khát vọng trong veo

          Của năm mười tám tuổi

 

          Đọc bài thơ này của Trần Yên Ḥa, tôi chợt thấy ḿnh cũng có mặt trong cái góc ảm đạm, bất hạnh của thế hệ anh. Đáng buồn hơn, tôi không viết được những ǵ anh đă viết.

          Uyên Ương, Phượng Hề và Khát Vọng của Trần Yên Ḥa gồm ba mươi bài thơ, ở nhiều thể loại. Tôi chỉ chọn ba bài đề nh́n ngắm, chắc chắn đă bỏ sót rất nhiều điều đáng nói. Hy vọng bạn đọc sẽ đến với thơ TrầnYên Ḥa với cái tâm tha thiết, và sự nhận định tinh tế hơn tôi. Xin được dừng sự săm soi ở đây với nhận xét chân t́nh:

          Từ Khan Cổ Gọi T́nh, Về đến Uyên Ương, Phượng Hề Và Khát Vọng, Trần Yên Ḥa đă củng cố thành công tốt đẹp trong cái nghiệp chơi thơ của anh. (Chữ nghiệp tôi dùng ở đây, mượn từ nhiều nhà thơ trong gia đ́nh thi ca Việt Nam. Riêng tôi không cho việc làm thơ là cái nghiệp. Hy vọng sẽ có dịp bàn thêm về chuyện này).

          Chúc vui và chờ đợi Trần Yên Ḥa trong các thi phẩm kế tiếp.

 

Hà Khánh Quân

04-5-2010