Tường Linh Và Nhánh Thơ Quê Huơng

 

 

 

 

 

Hà Khánh Quân

 

          Thơ là văn bản ghi lại xúc cảm của con người trước ngoại cảnh. Cảnh sắc cùng t́nh huống trong đời sống, luôn luôn là chất liệu và hiện diện thường trực trong diện tích mỗi bài thơ, mỗi câu thơ. Người làm thơ tùy theo những rung động bắt gặp, để viết ra những ǵ ḿnh đă cảm nhận được. Mức độ nhạy bén tùy theo từng tâm hồn. Khả năng diễn đạt tùy theo tài nghệ. Đề tài của thơ cũng giống như nhiều bộ môn nghệ thuật khác, nói chung là phong phú. Gần như người làm thơ nào, cũng đă thả ḷng ḿnh, thả ng̣i bút của ḿnh qua nhiều chủ đề khác nhau. Mức độ thành công ở mỗi chủ đề thường không đồng đều. Ở nhà thơ Tường Linh, hẳn nhiều người đồng ư, anh là một kiện tướng trong thơ t́nh-quê-hương. Một quê hương nồng nàn hơi thở Việt Nam nói chung, t́nh nghĩa thắm thiết Quảng Nam nói riêng.

 

          Qua những thi phẩm đă ấn hành, khởi từ tập Ngh́n Khuya, có mặt từ năm 1965, đến Thu Ơi, Từ Đó, Chung Ḍng... cả trăm bài thơ của Tường Linh, gần như, đều có hương ruộng đồng, hương cỏ lá nông thôn, mặc dù anh cư ngụ tại phố thị gần suốt cả đời. Trong mỗi nguồn chữ viết của anh, như luôn luôn ẩn hiện những tàu cau, khóm chuối, những ao làng...  cùng những hơi thở lam , chân chất đậm mùi thuốc lá, chè xanh.

          Điểm đặc biệt của Tường Linh và cũng là điểm chung của nhiều nhà thơ xứ Quảng Nam, rất dễ nhận ra. Đó là, thơ t́nh-quê-hương của họ, thường tỉ mỉ đi từ những nét riêng của vùng quê ḿnh. Những tên sông, tên núi, tên làng xă, thậm chí đến những tên người thân yêu riêng tư, đều được họ tha thiết mang vào thơ. Những h́nh ảnh đă mục kích, đă bắt gặp, không thuần túy chỉ là kỷ niệm, mà đă trở thành những tế bào trong thơ họ. Tất cả những nguồn tạo ra xúc cảm ấy, sống chan ḥa và hổ trợ nhau, giúp cho những câu thơ trở nên sống động. Cái hồn vía của câu thơ từ đó mà có.

 

          Thơ t́nh-quê-hương hay gọn nhẹ hơn: thơ quê hương, là những bài viết dựa vào những địa danh, những kỷ niệm có từ một cảnh sắc nào đó mà thành h́nh. Hầu hết mọi tay thơ Việt Nam đều có viết qua. Mỗi người mỗi nét riêng. Những bài thơ về quê hương được xem là những bức họa, bức tranh, linh động hơn cả những tảng màu cụ thể. Xă hội Việt Nam vốn xuất phát từ nền tảng nông thôn, nên những bức tranh thơ trong kho văn học đang bảo quản, đa số lấy chất liệu từ những miền quê, trải dài từ bắc vào nam. Tính chất thuần hậu của người dân, cộng với cảnh sắc của thiên nhiên, đă thu hút những bàn tay thơ. Nhờ đó, góc thơ về quê hương rất phong phú.

 

          Thơ quê hương có thể chia làm hai nhóm. Một nhóm nghiêng nhiều về tả cảnh. T́nh người lồng trong bức họa, chỉ là một vài nét đơn giản, cụ thể như bài Cổng Làng của Bàng Bá Lân, bài Chợ Tết của Đoàn Văn Cừ, bài Làng Tôi của Vũ Quỳnh Bang. nhiều bài khác của Nguyễn Bính, Anh Thơ vv... Năm khai sinh của ba bài tiêu biểu trích dưới đây khác biệt nhau. Nhưng nét chung, đặt nặng trong việc giới thiệu cảnh sắc, cảnh sinh hoạt, cuối cùng mới tḥng thêm một chút cảm nghĩ riêng. 

 

          Những câu thơ trong một bài thơ, vốn là anh chị em cùng máu mủ, nên tôi không muốn có sự chia ĺa. Hơn nữa tôi muốn trích trọn vẹn ba bài này, để bạn có thể dễ dàng kiểm nghiệm nhận xét trên của tôi. Hơi dài một chút. Nhưng đọc thêm một bài thơ là tăng thêm một niềm vui. Rước bạn:

 

chiều hôm đón mát cổng làng
gió hiu hiu đẩy mây vàng êm trôi
đồng quê vờn lượn chân trời
đường quê quanh quất bao người về thôn

sáng hồng lơ lửng mây son
mặt trời thức giấc, véo von chim chào
cổng làng rộng mở, ồn ào
nông phu lững thững đi vào nắng mai

trưa hè bóng lặng nắng oi
mái gà cục cục t́m mồi dắt con
cổng làng vài chị gái non
dừng chân uể oải chờ cơn gió nồm

những khi gió lạnh mưa buồn
cổng làng im ỉm bên đường lội trơn
nhưng khi trăng sáng chập chờn
ḱa bao nhiêu bóng trên đường thướt tha

ngày mùa lúa chín thơm đưa...
rồi đông gầy chết, xuân chưa vội vàng
mừng xuân ngày hội cổng làng
là nơi chen chúc bao nàng ngây thơ

ngày nay dù ở nơi xa
nhưng khi về đến cây đa đầu làng
th́ bao nhiêu cảnh mơ màng
hiện ra khi thoáng cổng làng trong tre

                                                         (Bàng Bá Lân - Tiếng Sáo Diều)

Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi
Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh
Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết

Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc
Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon,
Vài cụ già chống gậy bước lom khom,
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ.

 

Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ
Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu
Con ḅ vàng nghộ nghĩnh đuổi theo sau
Sương trắng giỏ đầu  cành như giọt sữa.

 

Tia nắng tiá nháy hoài trong ruộng lúa
Núi uốn ḿnh trong chiếc áo the xanh
Đồi thoa son nằm dưới ánh b́nh minh
Người mua bán ra vào đầy cổng chợ

 

Con trâu đứng vờ dim hai mắt ngủ
Để lắng nghe người khách nói bô bô
Anh hàng tranh kĩu kịt quảy đôi bồ
T́m đến chỗ đông người ngồi dọn bán

 

Một thày khóa g̣ lưng trên cánh phản
Tay mài nghiên hư hoáy viết thơ xuân
Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm
Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ

 

Bà cụ lăo bán hàng bên miếu cổ
Nước thời gian gội tóc trắng phau phau
Chú hoa man đầu chít chiếc khăn nâu,
Ngồi xếp lại đống vàng trên mặt chiếu

 

Áo  cụ lư bị người chen lấn kéo
Khăn trên đầu đương chít cũng bung ra
Lũ trẻ con mải ngắm bức tranh gà
Quên cả chị bên đường đang đứng gọi

 

Mấy cô gái ôm nhau cười rượi
Cạnh anh chàng bán pháo dưới cây đa
Những mẹt cau đỏ chót tựa son pha
Thúng gạo nếp đong đầy như núi tuyết

 

Con gà trống màu thâm như cục tiết
Một người qua cầm cẳng dốc lên xem
Chợ tưng bừng như thế đến gần đêm
Khi chuông tối bên chùa văng vẳng đánh

 

Trên con đường đi các làng hẻo lánh
Những người quê lượt trở ra về
Ánh dương vàng trên cỏ kéo lê thê
Lá đa rụng tơi bời quanh quán chợ

                                                             (Đoàn Văn Cừ)

làng tôi nằm dựa ven sông
con đường đất đỏ ngăn ḍng nước xanh
lối vào mấy khóm nhà tranh
bờ tre nhịp khúc yên lành từ xưa

rẩy ḿ nghiêng xuống vườn dưa
hàng cau nương bóng hàng dừa xanh xanh
trầu sang với mướp chung giàn
mạ xanh cùng với ngô vàng sớm trưa

cuộc đời sớm nắng chiều mưa
ḍng sông vẫn chảy từ xưa đến giờ
dâu già đợi măn mùa tơ
lúa ôm bờ cỏ nằm mơ thanh b́nh

dầu cho thế cuộc xoay vần
dân làng tôi vẫn làm lành với nhau
trao tay điếu thuốc miếng trầu
mối duyên ruộng cạn đồng sâu mấy mùa

dân làng tôi sống hiền từ
như khoai với sắn, như dừa với cau
bốn mùa cuốc bẫm cày sâu
đói no đắp đổi, sang giàu không ham

chợ chiều hẹn chuyến đ̣ ngang
trai làng cùng với gái làng qua sông
ngập ngừng câu chuyện bông lông
hôm sau thành vợ thành chồng với nhau

dầu mấy cỗ trầu cau
gái làng tôi chẳng làm dâu xứ người
đă quen tiếng nói giọng cười
t́nh quê kết chặt duyên người yêu quê

ḍng đời năm tháng không về
từ ngày giặc tới bờ tre tơi bời
vườn khoai rẩy sắn thôi tươi
và cô thôn nữ không cười trong nương

dân làng tản mác mười phương
xóm thôn hoang vắng, ruộng vườn xác xơ
tôi đi từ bấy đến giờ
đêm đêm tôi ngủ thường mơ thấy làng...

                                 (Vũ Quỳnh Bang ,1952 - Tạp chí Bách Khoa, số 49 Sàig̣n, ngày 15.01.1959)

          Thơ Quê Hương thuộc nhóm thứ hai, phần giới thiệu cảnh sắc ít tỉ mỉ hơn, cái t́nh người được lồng vào những h́nh ảnh, mới là chủ yếu. Đa số những người làm thơ gốc Quảng Nam, trong đó có Tường Linh theo khuynh hướng này.

 

 

          Tôi đă may mắn được đọc khá nhiều thơ Tường Linh đăng trên các tạp chí Bách Khoa, Mai, Phổ Thông, Tin Văn...và thật hạnh phúc được nghe thơ anh, từ ban Tao Đàn của đài Phát Thanh Quốc Gia (Việt Nam Cộng Ḥa) qua các giọng ngâm truyền cảm, tuyệt vời: Hồ Điệp, Quách Đàm, Hoàng Thư, Thái Thủy, Tô Kiều Ngân, Hoàng Oanh...

          Bài thơ đầu tiên, tôi mời bạn đọc dưới đây, mang tựa đề Quê Hương. Hai tiếng quê hương thường bao trùm tất cả mọi miền của đất nước. Có lẽ v́ vậy, trong suốt bài, chúng ta không thấy Tường Linh, nêu lên một địa danh cụ thể nào. Điều này khá khác với thói quen của anh. Tuy vậy, bằng những nét t́nh ngậm ngùi, phủ lên từng h́nh ảnh, giúp chúng ta không khó nhận ra, mảnh đất nghèo khó miền Trung. Nơi vẫn c̣n cái nền nhà của người thi sĩ họ Nguyễn, trên con đất Trung Hạ, Trung Phước, Quế Sơn, Quảng Nam.

 

Ngoài ấy bây giờ chưa nắng lắm

Nhiều hoa gạo đỏ nở bên sông

Tháng giêng có tiếng chim tu hú

Khung biếc trời mai én lượn ṿng

 

Mực nước vơi nhiều từ tháng chạp

Bờ sông hiện rơ bóng lau xanh

Nghiêng nghiêng băi cát viền quê ngoại

Xóm bến dàn xa khuất lối quanh

 

Núi vơ vàng mong ai nhớ ai

Tỉ tê lệ suối buồn đêm dài

Người đi từ mấy phương trời thẳm

Núi biết sao chia nỗi cảm hoài

 

Ngoài ấy giờ đây mùa gió mùa

Xiêu xiêu quán nhỏ bên đường trưa

Vườn cau của mẹ hoa cau rụng

Giọt sáng rơi dường giọt nước mưa

 

Nhà ta dựng lại trên nền cũ

Một bức tường rêu kỷ niệm mờ

Tường đứng mang linh hồn thuở trước

Chở che hai mái lá bây giờ

 

Bóng mẹ vào ra lối ngơ quen

Tóc sương dần xóa tóc màu đen

Nhớ con xa nhẩm lời kinh nguyện

Khuya nối ngh́n khuya một ngọn dèn

 

Ngoài ấy... (nghe như xa cách lắm)

Mà thành xa cách cố hương ơi

Mỗi chiều ánh điện loang ngoài phố

Trông chuyến tàu ra lại ngậm ngùi...

                              

           Để giúp bài thơ quê hương, đứng vững với hơi thở lâu dài, có lẽ người làm thơ cần phải mát tay, thực hiện các việc tất yếu:

           1. chọn h́nh ảnh thích hợp

           2. từng có ít nhiều ràng buộc với h́nh ảnh, cảnh sắc để t́nh ḿnh nương tựa

           3. biết đặt cái t́nh vào hoàn cảnh đă hoặc đang xảy đến với không gian ḿnh giới thiệu, nói đến.

           4. cân nhắc và khéo léo trong việc chọn chữ

           5. thông minh, linh hoạt trong sắp xếp ư tưởng

           6. tạo ra hồn vía cho mỗi câu chữ. Biết tận dụng những xoàng xĩnh, tầm thường, vặt vảnh, và thổi vào đó cái hồn mến thương của ḿnh, làm sao cho câu thơ có thịt da, có đời sống riêng.

           Tôi đang trường kỳ tập làm thơ. Những căn bản sáng tác trên chỉ suy ra, sau khi đọc những bài thơ quê hương xuất sắc, trong đó, thơ của Tường Linh chiếm số nhiều. Giản dị vậy thôi, không dám ba hoa, làm khôn.

                   

          Cách đây khá lâu, vào một buổi tối, đi ăn cùng vài người bạn ở một quán người Việt, tại thành phố Toronto Canada. Chúng tôi t́nh cờ ngồi cạnh bàn một nhóm người đồng hương trung niên, đa số là đàn ông. Nhóm người này h́nh như là những người có tham gia vào sân chơi chữ nghĩa, hoặc ít ra họ rất sính văn thơ. Ngồi với bạn, nhưng tôi vẫn để tâm nghe lén.

          Sau đề tài hội họa với cuộc triễn lăm không mấy thành công của họa sĩ Vơ Đ́nh tại Montréal, họ chuyển sang chuyện văn thơ. Tôi lắng nghe cách xưng hô, để mong nhận ra một vài danh xưng thường đọc. Rất may, đám người ấy gọi nhau với tên chữ đôi, nên tôi có cơ hội thấy mặt mũi các ông Hoàng Xuân Sơn, ông Song Thao, ông Hồ Đ́nh Nghiêm, ông Vơ Kỳ Điền...và nhiều người khác tôi đă gặp tên trên tạp chí Hợp Lưu, Thế Kỷ 21...

          Tṛ nghe lén của tôi cuối cùng có một thu hoạch thú vị. Họa sĩ Vơ Đ́nh với mái tóc dài quá tai, đôi mắt kính khá dày, trọ trẻ giọng Huế, đề nghị một anh bạn trẻ hơn ngâm một bài thơ. Không khí bên bàn nhậu của họ thật sôi nổi, nhưng không ồn ào. Đêm cũng đă sắp chạm vào cái đỉnh đầu giờ Tư. Quán đă vắng khách. Giữa vài tiếng lẻ tẻ của những chiếc ly thủy tinh chạm nhau, không hiểu sao, tôi chợt rùng ḿnh. Giọng ngâm thơ của người đàn ông mang tên Cường vang lên, rất lạ. Âm giọng rất Huế, rất Quảng Trị. Tôi không phân biệt được. Không tiếng sáo, tiếng đàn, nhưng giọng ngâm thật điêu luyện, càng lúc càng trôi nổi mênh mang.

          Trước mắt tôi, trong ḷng tôi, bềnh bồng h́nh bóng một người lưu lạc giang hồ, xa xứ đă lâu. Không biết hà cớ ǵ, anh chợt nhớ về một ḍng sông. Sông lạch th́ có miền nào tại Việt Nam thiếu mặt. Ngay cả Tiên Phước, núi non trùng điệp, cũng hiển hách một ḍng sông Tiên, Tứ Ḥa. Nước, gió, lau sậy, lục b́nh, trời mây, bờ băi, con đ̣, cô lái thuyền... đại khái những h́nh ảnh đó, nuôi sống măi những ḍng sông. Nhưng h́nh như ḍng sông, qua lời thơ đang bay có một chút ǵ khác biệt.

          Không khác sao được, khi ḍng sông của người thơ có đôi bờ đất mật, với những triền xanh, gành xám, băi vàng. Chen chúc trên những tảng màu thơm ấy là những tên làng, tên xóm, không gọi mà vẫn nghe. Và lạ lùng, không nh́n mà vẫn thấy hai ngă của nguồn nước, nằm chung một ḷng sông. Rồi khúc cạn, khúc sâu, phía lở, phía bồi cứ chập chờn hiện ra. Làm sao có thể không nhớ bóng dáng cái ổ t́nh một thời, đứng giữa những xiêu vẹo của cỏ cây. Từ những mùa trở gió bất nồm, con người xa xứ lâu năm, nhặt đầy tay ḿnh những kỷ niệm. Con diều, con cá, con chim... rồi đến những dấu tích đáng buồn mở ra cuộc đời ly loạn.

          Bài  thơ giàu h́nh ảnh. Mỗi h́nh ảnh lấp lánh những ân t́nh. Tôi tưởng chừng hụt hơi khi cố bám theo giọng ngâm. Từng chữ, từng câu, từng vần điệu đă nuôi thơm giọng trầm ấm của người diễn đạt. Tôi liếc nh́n những đôi mắt lơ mơ nhắm ở phía bàn bên cạnh, chợt nhớ một câu thơ đă đọc. “Quê hương nhắm mắt nhừ sờ được” (Luân Hoán). Và chợt tưởng như ḿnh cũng đang chạm vào những nong tằm, những băi dâu, băi bắp, cả những bàn chân tuổi thơ .

          Ḍng sông của tác giả, dù có tên là Thu Bồn hay không, dù nó có chảy trên con đất Quảng Nam hay không, qua thơ, tôi như t́m được những báu vật, những di sản của ḿnh. “Thơ Dài Như Ḍng Sông”, năm chữ của nhà thơ Triều Hoa Đại, dùng làm đề cho bài đối thoại giữa anh và người bạn thơ, thật thích hợp để mượn, gọi tên bài thơ tôi đang được nghe. Thơ đẹp và buồn nhưng vẫn ánh lên những thao thức, hy vọng. Bất tài không chuyển nổi bài thơ thành văn xuôi, tôi đành mời bạn cùng tôi, đọc lại tâm t́nh nhớ về một ḍng sông quê nhà của Tường Linh. Bài thơ mang tên “Ḍng Nhớ Thương Chảy Măi Qua Hồn”

 

          Tôi nghĩ về một ḍng sông

          ḍng sông quê hương có đôi bờ đất mật

          những tên làng tôi yêu mến nhất

          triền xanh, gành xám, băi vàng

          những hàng cừ xe gió nước reo vang

          những thác xiết nhọc nhằn thuyền lên ngược

          nguồn hai ngă, ḷng sông chung guồng nước

          khúc cạn, khúc sâu, phía lở, phía bồi

          sông Thu Bồn thương nhớ của ta ơi

 

          nhà tôi ở bên bờ sông đó

          mùa bấc, mùa nồm sông lồng lộng gió

          hàng tre, vườn chuối xiêu xiêu

          chiều nhẹ nâng cao vút cánh diều

          nắng phớt lưng sườn núi tím

          tháng tám nguồn về trái ḅn bon ngọt lịm

          ghe biển đưa lên con nục, con ṣng

          gỗ lềnh bềnh, đủng đỉnh xuôi sông

          trên băi sớm, bủa tằm nghiêng hứng nắng

          điệu hát chèo ghe trong đêm b́nh lặng

          tỏa ân t́nh thêm mát ánh trăng khuya

          một thuở đao binh

          nguồn, biển chia ĺa

          sông cau mặt v́ bóng cờ ba sắc

          ṛng ră chín năm, nước sông ḥa nước mắt

          ḍng thương đau đưa tiễn những thây người

          sông hiền lành chuyển động, sóng trào sôi

          người đứng dậy giành những ǵ sắp mất

          lửa tiếp lửa, lửa tràn lan, cao ngất

          tro đồn Tây xám xịt nước sông thơ

          tay chị, tay anh giữ vững đôi bờ

          dâu bát ngát, lô xô cờ bắp trắng

          sông lấp lánh một trời mai đẹp nắng

          buồm gió căng lên, phơi phới giọng ḥ

          ngấn lệ mừng trên mặt mẹ chưa khô

          chưa cào hết vụn bê tông đồn giặc

          trên đôi bờ sông

                                    để t́m lại đất

          cho tay người tái tạo những mùa xanh

          trời quê hương lại ngút lửa chiến tranh

          bờ sông xẻ thành hào ngang, lũy dọc

          măng vừa nhú, mảnh gang ĺa sát gốc

          cau rạp ḿnh, la liệt xác ngàn dâu

          những rặng thùy dương trụi lá, cụt đầu

          nguồn tới biển: hai vành đai trắng !

          tiếng dệt cửi từ lâu im vắng

          về đâu người em gái Duyên Xuyên?

          nhớ sông quê hăy phác lời nguồn

          với bông vải Ba Châu

          với nong tằm, bủa kén

          với bắp, với dâu, với mùa nước hẹn

          tất cả vươn lên góp lửa nhiệt thành

          trả lại ḍng sông, trả lại cho anh

          từng vết bàn chân trên cát vàng tuổi nhỏ

          ai có về bên bờ sông đó

          đếm giùm tôi bao bến nước vắng thuyền

          c̣n sót đọt tre nào chấm mặt thủy triều lên

          mấy độ trăng tṛn, trăng khuyết

          ḍng sông trôi, ḍng sông trôi biền biệt

          ḍng nhớ thương chảy măi qua hồn

          ơi Thu Bồn, tôi biết nói ǵ hơn

                                                                  (tạp chí Tin Văn 1966)

 

          Sông Thu Bồn có lưu vực rộng đến 10.350 cây số vuông, nguồn bắt đầu từ núi Ngọc Linh (cao 2.598 mét) thuộc huyện Trà My đổ ra biển Cửa Đại, sau khi chảy qua các quận, huyện Tiên Phước, Quế Sơn, Đại Lộc, Duy Xuyên, Điện Bàn, Hội An. Những địa danh vốn từng sống lộng lẫy, trong nguồn thi ca của những người làm thơ xứ Quảng.

          Sông Thu Bồn mang đến cho người dân Quảng Nam, những nguồn lợi, những tự hào và cả những đau thương. Tôi không rơ có bao nhiêu nhà thơ đă trải ḷng ra cùng ḍng sông này. Riêng nhà thơ Tường Linh, ngoài bài trích dẫn trên, ḍng sông c̣n cư ngụ trên rất nhiều ḍng thơ của anh. Năm 1964, gia đ́nh Tường Linh định cư tại Gia Định Sài G̣n, anh nhận được tin băo lụt tại quê nhà. Dù chẳng phải v́ cơm áo, Tường Linh cũng bất lực, chỉ đành gói nỗi lo buồn của ḿnh vào những ḍng thơ:

          Nhà tôi ở bên sông trống gió
          Mái lá đơn sơ, cột gỗ gầy
          Mùa bấc bếp chiều không lửa đỏ
          Trưa nồm trở mạnh vách lung lay

          Năm năm, mỗi độ đông vừa chớm
          Xóm dưới làng trên ngại lụt nhiều
          Ḍng nước Thu Bồn thành nỗi sợ
          Khi rừng xa vọng thác vang reo

          Mưa… những tuần mưa nối tiếp nhau
          Đôi bờ sông lớn nước dâng mau
          Nước dâng ngờm ngợp, trôi cuồn cuộn
          Nước ngập gần xa trắng một màu

          Đồng lúa, vườn cây nước xóa nhanh
          Nước xô nhà ngói, cuốn nhà tranh
          Nước ngâm cỏ chết, trâu ḅ đói
          Bốn hướng trời  không chút nắng hanh

          Người ở miền Trung mùa lụt tới
          Nhắc nhau câu chuyện “băo năm Th́n”
          Năm nay lại cũng năm Th́n nữa
          Lụt đă tràn dâng, băo đă lên!

          Băo đă lên, ơi xứ ta nghèo
          Ai ra ngoài nớ gởi sầu theo
          Có bao nhà đổ, bao người chết
          Bao lúa, khoai, ngô... hóa bọt bèo!

          Nhà tôi ở đó mong manh lắm
          Tay mẹ làm sao chống gió cuồng?

          Con ở phương Nam chiều vẫn ấm
          Mà ḷng như có nước sông tuôn...

                                     Sài G̣n 18-9-1964 (Giáp Th́n)

          Ngôn ngữ, vần điệu, chưa đủ vực dậy tinh thần suy sụp của người con xa xứ, Tường Linh thấy c̣n cần phải tiếp tục vịn vào thi ca. Và thảm cảnh trận lụt ngày 9-11-1964 (mùng 6 táng 10 âm lịch), đă được anh nh́n thấy từ trái tim bằng những nét rơ ràng, chua xót hơn:

 

         “... sáu mươi năm lại đến ‘họa năm th́n’

          thảm nạn này biết thuở nào quên

          biết thuở nào quên !

          một tối nước lên, nước tràn lên khủng khiếp

          cả trăm người, cả ngàn người không chạy kịp

          nước réo ầm ầm át tiếng kêu la

          chới với ngửa nghiêng, người cuốn theo nhà

          nhà theo sóng, người không thấy nữa

          nh́n con trôi, mắt cha máu ứa

          nhoai lên, tay vợ níu lưng chồng

          rồi hai người thành hai xác giữa mênh mông...”

 

          Dù vô cảm đến đâu, cũng có thể h́nh dung một cách dễ dàng, sự hung hăn điên cuồng của ḍng nước bạc. Đêm tối, nước lên...ầm ầm thô bạo. Chảy, cuốn, vùi dập. chới với ngửa nghiêng, người cuốn theo nhà liên tục, vội vă. Chúng ta phải làm ǵ trong cương vị người cha, ngoài chuyện ứa máu mắt, quưnh quáng trong bất lực ? Từ con người chuyển sang thây xác thật dễ dàng mau lẹ. Thảm kịch cảnh xảy ra, được thuật lại như những thước phim linh động nhất và dài đến vô cùng. Tường Linh đă làm cho đồng bào cả nước rúng động, chết lặng. Tính chất xác thực, không cường điệu, cộng theo cách diễn tả, tài dùng chữ của anh giúp chúng ta thấy rơ từng góc cạnh của thiên tai, của nỗi khốn khổ của người dân miềm Trung:

           “... cây nước tràn lên – cây nước phủ đầu

           một “dây xác” trôi về đâu ai biết...”

          Con sông không c̣n là ḍng. Nước không c̣n là giọt, là sợi, hay một h́nh ảnh mền mại nào khác, mang bản chất của nó, mà chợt trở thành một cây, h́nh ảnh một thứ vũ khí. Để tạo ra người này ngột hơi, tiếp liền người kia mất dưỡng khí, nối liền nhau thành “một dây” xác.

          Trận lụt năm Th́n, có lẽ vẫn đang giữa kỷ lục mức tàn phá và tàn bạo nhất của thiên nhiên trên đất nước Việt Nam. Trận lụt mà dân địa phương cho rằng nước đă nhậm ch́m ḥn núi Kẽm và làm xê dịch tảng đá Dừng, để chen vào giữa cuốn phăng phăng bao nhiêu sinh mạng. Riêng làng Đông An, Quế Phương Quế Sơn đă mất 1.700 người. Trong số 19 dân làng c̣n sống sót, không biết, về sau có ai đọc được bài thơ Thảm Nạn Quê Hương của Tường Linh ?

 

          Nh́n ngắm, suy ngẫm  rồi phóng bút theo xúc cảm, Tường Linh đă bao giờ bắt gặp những nét đẹp b́nh an ở nơi chôn-nhau-cắt-rún ? Tuy không nhiều lắm, nhưng cũng có đó, thưa bạn. Theo chân người thương binh trở về thăm nguyên quán, Tường Linh dung dị trong những nét thanh b́nh:

          “... quê hương anh

           mây giăng đèo Hải

           chiều ấu thơ êm ả câu ḥ

           nước mấy nguồn sông hẹn về Cửa Đại

           Ngũ Hành Sơn năm cụm núi xanh lơ

 

           anh lớn lên giữa bài ca châu thổ

           những mùa thu ngọt trái Nam Trân

           biển xa lộng gió

           thuyền lưới đầy khoang cá trắng ngần

          ...

          cha mẹ chỉ tay thề với núi

-         mỗi ngón tay ngang một cụm Ngũ Hành

          năm cụm núi không thể nào thiếu một

          năm ngón tay không thể chia ĺa

          lời mẹ đều đều, sương rụng vườn khuya...

          anh ra đi từ mùa thu bốc lửa

         ...

          không theo về bàn tay năm ngón

          nhưng về theo anh ngh́n chiến công

          về theo anh vẫn đầy mấy ngọn

          mùa chim vui ca, cá trắng, cam hồng

          anh nh́n núi Ngũ Hành năm cụm

          màu núi thêm xanh

          mất bàn tay, c̣n quê hương thắm thiết

          mỗi ngón tay dâng một cụm Ngũ Hành

          niềm vui hiện tại

          bếp ấm ân t́nh

          anh viết thư cho người yêu bằng tay trái

          đời vẫn xanh và núi vẫn xanh

                                                                  (Năm Cụm Núi Quê Hương)

 

          Thú thật, hơn ba mươi năm về trước, khi được đọc bài thơ này, tôi đă ứa nước mắt. Lệ tràn ra không phải v́ thương cảm người chiến binh, mà bất ngờ cảm thấy hạnh phúc, khi tưởng ḿnh trong vai người thương binh của anh Tường Linh. Thật không ngờ... từng hẹn cùng về như kẻ hành hương/ thua nhẵn tuổi hoa giữa ṣng nhân  thế...- TL”

 

 

          Nhan sắc Quảng Nam trong thơ Tường Linh, quả thật không cụ thể bằng những nét thơ Vũ Quỳng Bang, Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân... C̣n nhân ảnh, tâm t́nh của đồng bào ruột thịt, anh phác họa thế nào ?        

         

          “... men xuân vui rào rạt đến bao giờ

          âm điệu cũ tuôn qua hồn bỏ ngỏ

          thảm lúa xanh rờn trên quê ta đó

          mầm tương lai ghim thớ đất hồi sinh

          cánh đồng quen như cánh tay ḿnh

          bạn, anh em bao người gửi máu

          máu đă phai, hố bom không c̣n dấu

          đợi mùa vàng mong được chút nguôi quên

          chịu ơn người, đâu dễ kể từng tên

          nhiều tha thiết, không đủ lời để tỏ...”

 

          “...Trời vẫn cứ xanh, trăng vẫn sáng

          Đêm thanh b́nh lúa nếp hong sương

          Thế hệ già ngân măi điệu quê hương

          Thế hệ trẻ uống từng lời sữa ngọt 

          Tiếng hát truyền lưu, thiết tha, cao vút

          Cầu tre, lối sỏi mấy kẻ đi về

          Hẹn mùa xuân trầu cau, cheo cưới

          Đất Tự do ngọt bưởi, thơm hồng

          Nắng hạ, mưa đông

          Bóng núi, gịng sông

          Của chồng, công vợ

          Hát thương, hát nhớ

          Lời vắn, t́nh dài

          Ơi những người mặc áo vá vai

          Những chàng trai tuổi cằn công nợ

          Những cô gái duyên t́nh dang dở

          Những mảnh đời đói rách, long đong...”

                                                              (Dân Ca)

 

          Quảng Nam không phải là tỉnh duy nhất của miền Trung. Nhưng nhắc đến mùa hè thiếu ăn, mùa đông thiếu áo, người dân hai miền bắc nam thường nghĩ ngay đến đất Quảng Nam. Một con đất sinh sản rất nhiều hào kiệt trong nhiều lănh vực chính trị, quân sự, văn hóa... Để nh́n nhận cái yếu kém về kinh tế của xứ sở ḿnh, Tường Linh vẽ hẳn ra thơ:

          “... đất Quảng thân yêu, một thời tuổi nhỏ

          mẹ thèm cơm, con thiếu áo long đong

          nhà bên sông năm tháng nước xuôi ḍng

          vách nứa lung lay trưa nồm gió mạnh

          bếp lửa sàn khó ngăn chiều bấc lạnh

          chiếu chăn nào xua nổi rét khuya đông

          bao mồ hôi cha mẹ tưới trên đồng

          thân lúa vẫn như thân người thiếu máu

          ...

          tôi trở lại với niềm đau cố xứ

          bến sông chiều Vĩnh Điện hắt hiu mưa

          muốn đi lên nhưng súng vọng đôi bờ

          nguồn với biển trở thành xa cách quá...”

                                                (Vọng T́nh Chim)

 

          Nét họa trong nét chữ chân chất của Tường Linh, đă làm nhà văn Vơ Phiến phải ngạc nhiên lẫn thích thú:

          “...Tường Linh nói thế nào mà cảnh nghèo gần thành một cảnh thi vị, đáng yêu... một cảnh dễ chịu quá...”

          Sự b́nh thản lẫn lộn chút ít tự hào, khi Tường Linh nói về quê cha đất tổ của ḿnh có lẽ do t́nh yêu làng quê của anh. Đây cũng là nhận xét của nhà văn Vơ Phiến. Tác Giả Văn Học Miền Nam viết cặn kẽ hơn:

          ... Nhớ làng mạc, gốc gác th́ chắc ai cũng có nhớ. Nhưng hiếm người nhớ quê như Tường Linh nhớ làng Trung Phước (họa chăng có thêm Tạ Kư, bạn ông).

          Có lần (hồi 1965) Tường Linh đoạt giải thưởng Bút Việt nhờ một thiên truyện ngắn đề là “Làng”. Đó là truyện một người, một ông lăo mê làng, tha thiết say sưa với làng ḿnh, dù chiến tranh khiến phải xiêu bạt về đâu ông lăo cũng hướng tất cả tâm hồn về làng xưa. Sức thu hút của làng trong trường hợp này có phảng phất chút ǵ thần bí.

          Cái làng ấy trong truyện, Tường Linh không gọi hẳn tên ra, mà cũng không giấu hẳn tên đi, không dùng một tên bịa đặt nào để xóa lấp nó. Ông ghi tắt là làng Tr.P....

         ...

         Trong thế giới nhân vật giả tưởng, chỉ được biết có ông Tư Xích Lô mê làng Trung Phước. Ngoài đời, trong thế giới văn nhân thi sĩ, chúng ta bắt gặp ít nhất hai người: Tường Linh và Tạ Kư...”

         Trong 6 sáu trang viết về Tường Linh, trước khi giới thiệu tiêu biểu bốn bài: Vọng T́nh Chim, Gặp Lại Vũ Hữu Định, Trời Xưa Áo Lục, Gịng Nhớ Thương Chảy Măi Qua Hồn. Nhà văn Vơ Phiến đă đặc biệt nói về con người Tường Linh. Xin được phép trích dẫn, để tŕnh diện một chút Tường Linh cùng bạn đọc:

          “... Thời cuộc bắt người thanh niên hiền lành nọ phải làm lính. Th́ làm lính. Nhưng Tường Linh là thứ lính miễn cưỡng, yếu x́u. Nghe ông nói chuyện đánh nhau mà ngán ngẩm. Không phải ông ngờ vực chính nghĩa, hay ông non gan run sợ, hay ông thấm đạo vô vi. Không phải thế.

          ...

         Tường Linh th́ ông là người lính thích quanh quẩn bên... mẹ già, thích nhấm nháp lai rai, tụ tập bạn bè, thích loanh quanh chỗ xóm làng, cảnh sống yên lành, thỉnh thoảng làm dăm ba câu thơ. Giữa thời bom nguyên tử, khi bất đắc dĩ phải nói tới chiến tranh th́ ông thích chuyện... mài kiếm dươi trăng... (Trời Xưa Áo Lục:)”

 

          Với một người chân chất, hiền lành cục bột, Tường Linh không chỉ “mê làng”, mà c̣n mê cả thơ. Chẳng phải “thỉnh thoảng làm dăm ba câu”, tôi nghĩ, anh đă làm thơ, hoặc nghĩ về thơ hằng ngày. Ngoài cái t́nh dành cho Trung Phước, dành cho Quảng Nam, Tường Linh c̣n cho phép tâm hồn ḿnh ở đậu trên nhiều vùng đất khác. Tỉ như với Huế, nơi anh từng trọ học, từng yêu và thất t́nh, anh không quên dành những ḍng nhớ thương:

 

          “... tôi nhớ về đất Huế xinh xinh

          người em nghiêng nghiêng vành nón lá

          áo tím, áo lam rập rờn nắng hạ

          em hiền lành như dáng trúc Kim Long

          An cựu triền miên nắng đục mưa trong

          chùa văng vẳng tiếng chuông chùa Thiên Mụ

          ḍng Hương giang ngày nay, chuyện cũ

          duyên nào trao qua mấy nhịp Tràng Tiền

          những b́nh minh chấp chới cánh chim hiền

          ai nỡ cấm thơ ca t́nh Vỹ Dạ ?

          trang kư ức giờ đây c̣n rơ quá

          những chiều buồn bước ngược dốc Nam Dao

          ngày tôi đi đường rải xác hoa đào

          ai thỏ thẻ: trông anh ngày trở lại...”

                                                     (Hai Miền Thương)

 

         Và con đất miền Nam, nơi dung nạp gần trọn đời đă thành danh, thành gia thất của nhà thơ, anh ghi lại:

          “... tôi yêu miền Nam

          yêu những cánh đồng c̣ bay mỏi cánh

          yêu những ḍng sông chở nặng phù sa

          buổi sơ giao quen điệu lư Biên Ḥa

          ngọt ngào duyên xứ bưởi

          bến Sài G̣n gió chiều vời vợi

          ai ngóng chờ ai bên Thủ Thiêm

          đường về Hóc Môn Bà Điểm quê em

          xinh xinh dáng rúc

          ao cá đêm thanh mảnh nguyệt ch́m

          tôi rời Sài G̣n, như một cánh chim

          t́nh Hậu Giang ngọt lắm

          ước có nhiều lá thắm

          đề thơ mà thả xuôi ḍng

          sẽ dừng trăm bến nước Cửu Long

          lời thăm hỏi trao người chưa biết mặt

          quê bạn Sóc Trăng mùa đông không gió bấc

          nắng hanh vàng cho lúa trổ đ̣ng tơ

          chiều vơi, sóng lúa không bờ

          chàng thi sĩ làm thơ, đợi mùa

          xa Trà Vinh nhớ dưa hấu đỏ

          (sau về trung biết có hay không ?)

          Vĩnh Long măng cụt rám hồng

          sữa căng vú sữa, hương nồng sầu riêng

          tóc bồng gội gió Hà Tiên

          c̣n xe lục tỉnh, c̣n duyên, c̣n người

          phù sa lúa tốt, vui đời

          sáu câu vọng cổ chở lời hoài hương

          miền nam không nhớ mà thương

          chim xa ấm nắng chung vườn quê Nam

                                                   (1958 – Chung Ḍng)

 

          Giới thiệu thơ, chỉ là cách nói để tránh hai chữ có tầm vóc: đọc thơ. Công việc này quả thật nằm ngoài khả năng của tôi. Biết vậy, nhưng vẫn thực hiện chỉ v́ ḷng yêu thơ. Hy vọng sẽ có rất nhiều bạn, vui vẻ đi bên cạnh nhắc nhở, hướng dẫn.

         Trong chủ đề Tường Linh và nhánh thơ Quê Hương, tôi cũng đă bỏ sót khá nhiều điểm son của anh. Khó khăn này, mong thông cảm, bởi chính những người quen tay đăi sạn t́m vàng cỡ Vơ Phiếm cũng đă than:       

          “ Chọn thơ Tường Linh quả khó, chọn bài này e mất ḷng bài kia. Đại khái suưt soát nhau . Lời t́nh thật này, được Vơ Phiến ghi chú vào tháng 10 năm 1986 (Văn Học Miền Nam – thơ). Hai mươi hai năm sau, nhà biên khảo Nguyễn Q.Thắng, trong bộ Văn Học Miền Nam Nơi Miền Đất Mới (5.600 trang) cũng bày tỏ tương tự:

          “... Thơ Tường Linh - phần lớn – bài nào cũng như bài nào, tuyển nhiều càng tốt, không bài nào đáng bỏ, v́ chọn thi đề này e làm thất vọng bài kia...”

          Giữa ông Phiến và ông Thắng thật ra có ít nhiều khác biệt khi đánh giá thơ Tường Linh. Tác giả Văn Học Miền Nam, có một nhận xét chung về hai nhà thơ đất Trung Phước, Quế Sơn, Quảng Nam, Tường Linh và Tạ Kư:

          “... Cả hai thi sĩ, họ buồn cái buồn của người Việt trung b́nh, đau cái đau của người Việt trung b́nh. Làm thơ, họ thường sử dụng những luật quen thuộc, thông dụng. Thơ họ không xuất sắc, cũng không làm bừa băi”

          Với ông Nguyễn Q. Thắng, chắc các bạn chỉ cần đọc lại câu đă trích trên.

 

          Trước năm 1975, những cảm nhận đánh giá về nhánh thơ Quê hương của Tường Linh, có khá nhiều . Rất tiếc, thiếu tài liệu dẫn chứng đầy đủ, tôi chỉ xin trích một số nhỏ, t́m được:

           “... Tường Linh đă dùng tâm thành để trở về với quê hương với đất mầu nội cỏ và đơn sơ mộc mạc của ca dao. Ông là một trong vài ba nhà thơ hôm nay đă đưa nguồn thi hứng về quê hương nên tiếng thơ ông đă tỏa ngát niềm trong sáng của ca dao và nỗi buồn mênh mang trên xứ sở cùng sự cơ hàn của thân phận...

          ... Tường Linh đă lựa chọn một môi trường rất thích hợp với thể chất của thơ ông vốn đầu thai từ những điệu buồn man mác - nếu có vui th́ nguồn vui cũng chỉ thoáng qua

          ... T́m đến cái đẹp trong thơ Tường Linh chỉ có thể t́m trong những bài thoảng lời ca quê hương với nhịp sáu tám. Trong loại thơ này, Tường Linh quả là một thi nhân có tâm hồn thơ bén nhậy, thiết tha” (VHHĐ trang 180 và 183)

          Trước khi kết thúc bài viết về Tường Linh trong cuốn Văn Học Hiện Đại – Thi ca và Thi nhân, nhà biên khảo, Cao Thế Dung có trích thêm bài Hồn Nhỏ Chim Linh sau đây:

          con chim từ buổi xa ngàn

          nằm ngơ giữa mọi thiên đàng chưa quen

          lối về núi tiếp non chen

          phương tây rừng rực chiều nhen lửa chiều

          ngh́n khuya chiêm chiếp chim kêu

          tiếng sương khắc khoải lạc chiều chân âm

          bỗng dưng cát mịt bụi lầm

          mưa phong vũ ngắt bao mầm xuân sơ

          chim non xơa cánh bơ phờ

          chiều mây xuống thấp mưa mờ không gian

                                                        (Ngh́n Khuya)

 

          Tôi có chút thắc mắc ... “... T́m đến cái đẹp trong thơ Tường Linh chỉ có thể t́m trong những bài thoảng lời ca quê hương với nhịp sáu tám...” như vậy, với những nhịp bảy chữ, tám chữ... nhánh thơ quê hương của Tường Linh chưa đủ đẹp. Tường Linh có những câu lục bát xinh xắn, nhưng đa số thơ làm nên tuổi Tường Linh, nằm ở những thể loại khác sáu tám, với nội dung quê hương. Điều này tưởng không cần phải trích dẫn thêm.

 

          Đồng hành với Cao Thế Dung c̣n có Trần Tuấn Kiệt, Uyên Thao, Phan Thanh... Tác giả của Triền Miên Ngâm Khúc, đưa nhận xét của ḿnh về Tường Linh, trong cuốn Thi Ca Việt Nam Hiện Đại, viết về giai đoạn 1880 – 1965:

          “... Nỗi buồn trong thơ anh không là nỗi buồn bi đát của thanh niên hôm nay mà là nỗi buồn thăm thẳm của quê hương, nỗi buồn đó là nguồn sống của dân tộc chúng ta cần phải có. Trong cái buồn có niềm hy vọng, ánh nắng tươi, có hoa cỏ, có sông núi, có t́nh người. Anh thi sĩ ở chỗ đó.”

                                                                                              (Trần Tuấn Kiệt)

 

          Gần đây, sau 1975, tôi t́m thấy từ mặt h́nh máy vi tính, vài cảm nghĩ về Tường Linh:

          “... Thơ Tường Linh ra đi từ gốc rạ, để cuối cùng quay về lại với gốc rạ, trở thành máu thịt của quê hương”

                                                                                (nhà thơ Tần Hoài Dạ Vũ)

 

          “... Hóa ra chú Linh, tức là nhà thơ Tường Linh rất nổi tiếng trên văn đàn miền nam. Thơ về quê hương, trong tôi ông là số một. Số hai, số ba, số bốn, tôi chưa biết ai. Nhưng số năm mới đến ông ǵ ở Khánh Ḥa có bài quê hương được đưa lên chiếu trên liền. Thơ Tường Linh giản dị như lời nói người nhà quê nói ra, chẳng có chi uốn éo lươn lẹo trong tâm t́nh chữ nghĩa. Đọc xong thấy rất gần. Chẳng chữ nào mang nhà họ Giả trong Hồng Lâu Mộng...”                                                                                                                                            

    (Lê Minh Sơn)

 

          Người giới thiệu thơ, đọc thơ, chắc chắn phải có trách nhiệm công bố những nhận xét riêng của ḿnh. Tôi xin thi hành đúng luật bất thành văn: Thơ hay là thơ đến và ở được lâu dài trong ḷng người đọc. Người đọc tôi muốn nói ở đây là người-Việt-trung- b́nh của nhà văn Vơ Phiến. Và Tường Linh là chủ nhân của một số thơ như thế. Mong các bạn bỏ phiếu đồng thuận nhận xét chân t́nh của tôi.

 

Hà Khánh Quân

18giờ 43, ngày 01-9-2009