Hoàng Xuân Sơn

Châu Hải Châu

 

          Châu Hải Châu (CHC): Chúng ta thường tự hào “mỗi người Việt Nam là một thi sĩ” Thơ đầy ắp trong tâm hồn mỗi người. Theo anh, niềm hănh diện này hôm nay có c̣n tiếp tục duy tŕ hay không ? Nếu không, xin cho biết lư do.

 

          Hoàng Xuân Xơn (HXS): Tôi nghĩ, cái hồn thơ trong mỗi người Việt Nam vẫn c̣n tiếp tục duy tŕ măi măi. Thơ trở thành máu huyết, mà máu huyết th́ luân lưu hoài không bao giờ cạn. Và đó chính là niềm tự hào, là điều hănh diện của dân tộc Việt Nam (tuy nhiên, vẫn có trường hợp ngoại lệ đối với những ai cố t́nh khước từ Nguồn Việt, đối với mọi chủ thuyết vong bản phi nhân)

 

          CHC: Thi ca tuy có vị trí tốt trong ḷng người Việt như thế, nhưng có nhận xét cho rằng : Thơ không phải là bộ môn chủ yếu trong nền văn học nghệ thuật. Nó thường chỉ đóng vai phụ để làm đẹp, làm duyên cho các tạp chí, nguyệt san, tuần báo vv… Việc in thơ từ trước đến nay vẫn là sự hy sinh của tác giả hoặc nhà xuất bản. Điều này cho thấy số lượng “tiêu thụ” rất thấp (dĩ nhiên không dám nói số lượng độc giả) Anh có ư kiến ǵ về nhận xét này ?

          HXS: Tôi không nghĩ là trong văn chương nói chung, có sự phân biệt bộ môn nào chủ yếu, thứ yếu. Như bàn tay có năm ngón, ḍng sông lớn có những phụ lưu đổ về, hay một khu vườn với trăm hoa đua nở. Thơ, văn, họa hay nhạc hay bất cứ một bộ môn nào khác cũng đều mang một sứ mệnh riêng, một nét đẹp riêng, làm cho khu vườn văn chương khởi sắc, cho ḍng sông văn học nghệ thuật tuôn chảy đời đời và cho bàn tay xây dựng t́nh người, t́nh đời hướng về chân, thiện, mỹ.

          Tôi là một người làm thơ, bởi thế, một cách chủ quan, tôi cho rằng thơ chiếm một vị trí hết sức đặc biệt trong sinh hoạt văn học nghệ thuật. Anh thử nh́n lại xem: giở bất cứ tờ báo nào, một tập san nào (từ trước tới nay), thơ vẫn dồi dào, phong phú không kém văn về phẩm cũng như về lượng. Để không khí buổi nói chuyện bớt nặng và vui đùa một tí, tôi xin trích lại phát biểu của một vài văn hữu cho rằng làm thơ “ngon lành” hơn viết văn:

          Con đường vương giả là phải làm thơ (Vơ Phiến, lời tựa tiểu thuyết Ngựa Nản Chân Bon của Nguyễn Mộng Giác)

          hoặc:

          Chính nhiều người kể lại đă gặp và nh́n tận mắt nhiều thi sĩ mặc vét, đeo cà vạt…” (Nguyễn Bá Trạc, Ngọn Cỏ Bồng, trang 32, ḍng 10, 11)

         

         Thơ cao quư, ngắn gọn, chừng hai ba câu, nhà thơ có thể biểu dương sở trường, sở đoản của ḿnh. C̣n nhà văn phải viết ítnhất một vài trang mới làm cho độc giả biết tài nghệ của ḿnh” (Hồ Trường An-trích thư riêng)

          Tôi đồng ư với anh về cái nỗi khó khăn của người làm thơ muốn in và xuất bản thơ ḿnh. Đa số là tự ấn hành, hoặc bạn bè quyên góp in cho. Hiếm có nhà xuất bản hoặc cơ sở phát hành nào rộng ṿng tay chờ đón thơ. Điều này dễ hiểu v́ số lượng tiêu thụ các thi tập kém hơn so với tiểu thuyết. Tôi nghĩ có lẽ văn, tiểu thuyết thỏa măn nhu cầu tâm sinh lư của độc giả trực tiếp và mau lẹ hơn thơ.

 

          CHC: Tôi có một người bạn rất thân, đă có lần anh ta nhận xét: “Thi sĩ là một kẻ rất lười biếng. Hắn lười ngay trong công việc cầm bút làm thơ. V́ thế, hắn thường không bố trí cho hắn một thời gian nhất định, một chỗ ngồi nhất định để viết lách, thậm chí cũng không chuẩn bị cho chính hắn những giấy bút cần thiết, dù rất đơn giản. Hắn làm việc tùy hứng, bất cứ lúc nào, bạ đâu viết đó với bất cứ  mẩu giấy, ngọn bút nào hắn chợt vớ được”. Nhận xét của người bạn tôi có đúng được phần nào chăng ?  Với cá tính như thế sẽ có những ưu khuyết điểm gi ? Riêng cá nhân anh, anh có thể cho biết những thói quen khi sáng tác ?

          HXS: Đúng y chang 100% trường hợp của tôi. Một thói quen đáng yêu !

 

          CHC: Anh quan niệm thế nào là một bài thơ hay ?

 

          HXS: C̣n tùy thuộc anh ơi ! Một bài thơ có thể “hay” với người này, nhưng không “hay” với người khác. Thôi th́ như thế này: Trong cương vị một người làm thơ và được đọc thơ ḿnh trước, tôi thấy bài nào tôi “chịu” đều xuất phát từ những cảm xúc ít nhiều có thật. Bởi thế, thơ phải “cảm” trước tiên, tùy tâm trạng, hoàn cảnh mỗi người. Thơ không cần giải thích dài ḍng.

 

          CHC:  Ngôn ngữ trong thơ của anh, của bè bạn anh hôm nay có những ǵ khác với Xuân Diệu, Huy Cận…?

 

          HXS: Ngôn ngữ, không chỉ riêng trong văn chương, thay đổi theo thời đại. Bởi thế mới có sự phân biệt: tiền chiến / hậu chiến / thơ mới /thơ cũ / tiểu thuyết / tân tiểu thuyết vv… Khác nhau thế nào th́ không dám bàn, v́ không chuyên.

 

          CHC:Anh có thể cho biết sự khác biệt giữa thơ và văn ?

 

          HXS: Một câu hỏi hóc búa ! Tôi nhớ lại cách đây không lâu, nhà văn Vơ Kỳ Điền gợi ư tôi về một đề tài nói chuyện trong các cuộc sinh hoạt của trung tâm Văn bút Québec như sau: “Thơ khác văn như thế nào ?”. Tôi đă lưỡng lự v́ thấy vấn đề khá rộng lớn, đ̣i hỏi phải tra cứu kỹ càng. Về sau cũng không thực hiện được v́ giờ giấc đi làm của tôi với giờ sinh hoạt của Văn bút trái cựa nhau. (Nhân đây, cũng xin bày tỏ ḷng ân hận và tạ lỗi về những lơ là, thiếu sót trong sinh hoạt với anh chị em Văn bút). Về câu hỏi này, tôi đề nghị, chúng ta cùng đọc thêm chương “Văn Thi Sĩ” của Nguyễn Bá Trạc trong Ngọn Cỏ Bồng (từtrang 34 đến trang 40) sẽ thấy nhiều điều thú vị.

 

          CHC: Trong số các thi sĩ tiền chiến anh thích người nào nhất, v́ sao ?

 

          HXS: Không thích một ai nhất, nhưng thích nhiều người. Ví dụ: thích Quang Dũng ở những bài thơ bi hùng thời loạn lạc. Yêu cái nét mộc mạc, cô đơn trong thơ Nguyễn Bính. Cái nhẹ nhàng thanh thoát của Hồ Dzếnh, hay gần gũi hơn nữa: bị lung lạc bởi ngôn ngữ thần bí trong những thiên t́nh sử của Đinh Hùng.

 

          CHC: Anh thích thơ Thanh Tâm Tuyền và Tô Thùy Yên ? Thơ của họ có tạo cho anh những hứng khởi, thôi thúc đặc biệt ?

          HXS: Vào thời cao điểm của nhóm Sáng Tạo, tôi cũng thích và đọc thơ của quư vị này. Có thể kể thêm Quách Thoại, Sao Trên Rừng vv…Thơ tự do của Thanh Tâm Tuyền hay, mới lạ, tôi rất ưa những câu: “Ôm em hôm nay mà đă nhớ em ngày sắp tới” hoặc “ Em gối đầu sương xuống chuyện tṛ với bóng h́nh…”…Tuy nhiên tôi thích hơn những bài thất ngôn của ông sau này, dưới bút hiệu Trần Kha (?). Tôi chịu Tô Thùy Yên những hành khúc viết về lính. Những bài thơ về đời lính của các thi sĩ Việt nam thời nào cũng rất hay. Quang Dũng, Tô Thùy Yên, Kim Tuấn, Hà Thúc Sinh, Nguyễn Bắc Sơn, Nguyễn Mạnh Trinh, Lâm Hảo Dũng vv.. đều lư thú cả. Thơ của họ đă để lại trong tôi nhiều ấn tượng tốt đẹp khi sống cũng như khi viết.

 

          CHC: Anh có đồng ư Bùi Giáng là thi sĩ số 1 của giai đoạn 54-75 ? Xin cho biết lư do.

 

          HXS: Tôi không dám làm cái công việc thẩm định ai là văn sĩ thượng hạng cho dù trong bất cứ giai đoạn nào. Tuy nhiên, theo thiển ư, Bùi Giáng là một trong những Thi sĩ lớn của Việt Nam. Cái nguồn thơ “bạt ngàn” (chữ Mai Thảo), cái cơi thơ nửa mê nửa tỉnh, cợt đùa chữ nghĩa của ông thật là kỳ diệu, thẳm sâu, khó ḷng hội nhập thấu đáo. Tôi đă đọc Bùi Giáng nhiều và choáng ngợp bởi những câu như thế này: “Em về giũ áo mù sa, trút quần phong nhụy cho tà huy bay…”

 

          CHC: Anh có được đọc thơ của một số cây bút miền bắc, trong giai đoạn 54-75 ? Xin cho những nhận xét tổng quát về thơ dưới chế độ cộng sản.

 

          HXS: Không thể trả lời thỏa đáng câu hỏi này. Tôi bị kẹt lại ở Việt Nam dưới chế độ cộng sản gần 7 năm, nhưng hầu như hiếm đọc (v́ không thích đọc) các cây bút Xă hội chủ nghĩa. Có nghe nói lại vài nhà thơ miền bắc có thành thật bộc lộ ít nhiều  t́nh cảm con người trong sáng  tác, nếu lọt qua được ngọn dao đồ tể của đảng.

 

          CHC: Trong tập Viễn Phố của anh vừa ấn hành, anh đă xử dụng nhiều thể thơ. Anh đặc biệt ưa viết dưới thể loại nào nhất ?

          HXS: Tập Viễn Phố quả được viết dưới nhiều thể loại thơ, tùy tâm trạng, tùy lúc, không có chọn lựa trước. Tôi thấy thơ lục bát dễ làm nhưng khó hay.Thơ thất ngôn âm điệu du dương trầm bỗng, quen thuộc, dễ lôi cuốn. Tuy nhiên, nếu phải chọn, tôi sẽ chọn h́nh thức 6 chữ, v́ không cường điệu quá, ngắn ngủi quá, trầm buồn, vừa đủ để tâm sự, kể lễ, tỉ như:

          “Một hôm ngộ cảm đất trời

          Cái thân run đi nhè nhẹ

          Quanh ta những cảnh và người

          Nh́n ra vô cùng nhỏ bé”

 

          CHC: Cũng qua thi phẩm Viễn Phố, ngoài thơ, bạn đọc c̣n thấy nét vẽ của anh từ mẫu b́a, phụ bản cũng như những minh họa đen trắng, chứng tỏ anh có dính líu ít nhiều đến hội họa. Anh có theo học ngành này ? Trong các tay Họa Sĩ Trẻ: Nghiêu Đề, Cù Nguyễn, Nguyễn Trung, Hồ Thành Đức, Đinh Cường, Trịnh Cung ..vv anh thích tranh người nào nhât, lư do.

 

          HXS: Hẳn anh c̣n nhớ, hồi ở trung tiểu học, ngoài các môn nhiệm ư, học sinh phải chọn theo một trong hai thứ: thể dục hoặc vẽ, hoặc nhạc. Tôi chọn vẽ, v́ ốm yếu không kham nổi leo trèo chạy nhảy.Tôi cũng mê vẽ từ thuở nhỏ và cũng nghe người ta nói có khiếu về môn này. Lớn lên chưa được học hôi họa trường ốc một ngày nào. Mấy cái b́a lẩm cẩm trong lúc hứng chí ngồi nguệch ngoạc bậy bạ cho vui thôi. Các họa sĩ anh vừa nhắc tên tôi cũng có quen biết. Hồi 67, 68 ǵ đó, bọn tôi mở Quán Văn trong khuôn viên đại học Văn Khoa cũ, th́ Hội Họa Sĩ Trẻ là hàng xóm.Lui tới riết rồi quen nhau hết trơn. Tranh của các vị này đều đẹp cả, mỗi người một nét, một cá tính. Tôi thích Nghiêu Đề về cả nghệ thuật lẫn con người. Nguyễn Trung trầm tĩnh, chững chạc. Thế giới tranh của anh mở ra những âm bản của phim ảnh trông lạ, nhuyễn, và bắt mắt lắm.Nghe nói sau này khách ngoại quốc ghé Việt Nam thường mua tranh Nguyễn Trung với giá cao. Nguyên Khai, Đinh Cường vẽ nhiều nét nghiêng về tây phương hơn.

 

          CHC: Vẫn thường được nghe anh hát trong các sinh hoạt văn nghệ ở Montréal, anh có sáng tác nhạc không ? Nhạc sĩ nào hiện nay có mặt tại hải ngoại anh thích nhất ?

 

          HXS: Tôi không biết một tí ǵ về nhạc lư nên không có chuyện sáng tác nhạc đâu anh. Hát ḥ th́ có hay hát. Hát cho bạn bè nghe, có tí hứng th́ nghe tàm tạm, lên sân khấu th́…dở ẹc. Ở đây tôi mới chỉ được dịp nghe nhạc Hà Thúc Sinh, Phan Ni Tấn, Nguyễn Hữu Nghĩa, Ngô Yên Thái, Trần Chí Phúc vv, đều thích hết thảy.

 

          CHC: Anh là ‘dân’ của xứ sông Hương núi Ngự, hẳn biết nhiều về những sinh hoạt văn học nghệ thuật của Huế trước 1975, Anh có thể tŕnh bày một phần nào cái không khí của “một thời ấy:” ?

 

          HXS: Tôi rời Huế vào Sài G̣n sau khi xong trung học. Lúc ấy chưa có mầm non mầm già văn nghệ chi hết nên không biết được  các sinh hoạt lớn bé ở đấy ra thế nào. Thuở nhỏ, chỉ biết được một hội thơ là Hương B́nh Thi Xă do cụ Ưng B́nh Thúc Gịa làm chủ soái. Bác ruột tôi, thi sĩ Ngự Xuyên Hoàng Xuân Vịnh, có chân trong hội này. Các cụ thường lui tới ngâm vịnh với nhau rất tương đắc.Lúc đă lớn, tôi thường ở Sài G̣n, có nghe nói có một nhóm anh em bạn c̣n lưu luyến “da diết” với xứ Huế, đă thường gặp nhau ở quán Bạn (?) trường Mỹ Thuật Huế, hội quán Thể thao vv..như Bửu Ư, Trịnh Công Sơn, Đinh Cường, Ngô Kha, Tôn Thất Văn, Hoàng Phủ Ngọc Tường…Nhóm này về sau phân tán. Kẻ ra bưng theo cộng sản. Người lưu lạc qua miền khác. Kẻ c̣n, người mất. Một số anh em văn nghệ khác như Mường Mán, Hồ Minh Dũng, Lê Văn Ngăn, Ngụy Ngữ…vv..h́nh như chỉ viết được nhiều khi đă xa Huế, bỏ Huế mà đi. Tôi có nghe nói sinh hoạt văn học nghệ thuật ở Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngăi, B́nh Định rầm rộ hơn, có báo chí, có quy tụ thành nhóm, đông đảo anh chị em hơn th́ phải ?

 

          CHC: Anh có thể cho biết t́nh h́nh sinh hoạt văn học nghệ thuật của người Việt tại Montréal và những giao t́nh của anh với các anh chị cầm bút tại đó ra sao ?

          HXS: Ở Gia Nă Đại, có thể nói Montréal là nơi tập trung nhiều nhất các cây bút cộng tác với báo chí Việt Nam tại hải ngoại so với các thành phố khác cùng xứ. Ấy vậy mà đến nay chưa có một tờ báo nào gọi là chuyên nghiệp ! Hồi tôi mới sang, cuối năm 1981, có tờ Dân Quyền của một nhóm anh chị em trẻ, nhiều tâm huyết, đă hoạt động được chừng hai ba năm. Bài vở thiên về đấu tranh chính trị nhiều hơn văn nghệ. Đến nay báo đă đ́nh bản. Gần đây có thành lập Trung tâm Văn bút Québec, tập hợp được một số anh chị em viết lách. Có sinh hoạt mỗi tối thứ sáu cuối tháng về nhiều đề tài khác biệt. Nơi tôi ở, điều kiện sinh sống khó khăn hơn so với các thành phố khác. Anh chị em văn nghệ  phải vùi đầu vào cuộc mưu sinh, rất hiếm khi được gặp gỡ ngoài các dịp  sinh hoạt cộng đồng. Giới cầm bút tôi được diện kiến, tiếp xúc gồm có quư vị: Trương Bảo Sơn, Đỗ Quư Toàn, Trang Châu, Nguyễn Khắc Ngữ, Lê HữuMục, Nguyễn Hải B́nh, Vơ Kỳ Điền, Nguyễn Hữu Chung, Vũ Kiện, Lưu Nguyễn, Phạm Nhuận vv…Giới nghệ sĩ ca diễn, sáng tác nhạc, hội họa có Đoàn Chính, Hoàng Phúc, Trọng Nghĩa (đă sang Cali), Lê Phan Lân, Vy Hùng, Hoàng Xuân Giang, Ngô Yên Thái, Vivi, La Toàn Vinh vv… và vv…. Mới đây, có nghe nhà văn Hồ Đ́nh Nghiêm, người cùng xứ, cư ngụ cùng thành phố mà tôi chưa được dịp gặp mặt, thật đáng tiếc ! Hiện nay, giao t́nh văn nghệ thân thiết nhất tại Montréal đối với tôi là các anh Luân Hoán, Bắc Phong.

 

          CHC: Cảm ơn anh Hoàng Xuân Sơn.

 

          HXS: Xin cảm ơn người phỏng vấn, cảm ơn tạp chó Sóng, cảm ơn bạn đọc đă cho tôi ít phút thưa thốt đôi điều tâm sự

 

(Tạp chí Sóng số 80 Xuân Kỷ Tỵ, tháng 1-1989)

 

Ghi chú: tiểu sử trích từ  Tác Giả Việt Nam:

Hoàng Xuân Sơn

 

Nhà thơ, tên thật Hoàng Xuân Sơn, bút hiệu  Sử Mặc, Hoàng  Hà Tỉnh, Vô Định, sinh năm 1942 tại Vỹ Dạ Huế (Ngày sinh theo giấy khai sinh:  ngày 01 tháng 01 năm  1947). Học tiểu học ở trường Lư Thường Kiệt,  trung học   Bán Công và Quốc Học Huế, đại học Văn Khoa Sài G̣n (ban triết ),và Cao học Chính Trị Kinh Doanh. Làm việc ở bộ Giao Thông-Bưu điện, thuộc Tổng Cục bưu chính Việt Nam Cộng Ḥa. Sau 1975 được lưu dụng 7 năm. Định cư tại Montreal, Canada từ tháng 12 năm 1981. Bắt đầu viết từ năm 1970 trên các báo Văn, Chính Văn, Diễn  Đàn, Khởi Hành, Nghiên Cứu Văn Học, Đối Diện, Thân Hữu, Xây Dựng Nông Thôn, Ngưỡng Cửa, Nhà Văn... Tại hải ngoại, thơ đăng trên các báo Làng Văn, Văn Học, Văn, Thế Kỷ 21, Chủ Đề,  Sóng, Sóng Văn, Nắng Mới, Saigon Times, Hợp Lưu, Phố Văn,  Gío Văn , Canh Tân, Đi Tới, tạp chí Thơ.

 

Tác phẩm đă xuất bản :

Viễn Phố (thơ, Việt Chiến xb 1988), Huế Buồn Chi (thơ,93), Lục Bát (thơ, 2005)

Có bài trong các tuyển tập :

Ngọn Cỏ Khô Trên Thung Lũng Mùa Xuân  (tuyển tập thơ văn, Làng Văn 1986), Chân Dung Thơ Luân Hoán  (Kinh Đô 1991),Việt Nam Quê Hương Tôi (ảnh Lê Quang Xuân, 1994),  20 Năm Văn Học VN Hải Ngoại (Đại Nam 1995), Tuyển Tập 20 Người Viết Canada (Nắng Mới 95), Thơ  Văn  Hải  Ngoại  Năm   2000 (Văn Mới), Gửi Vầng Trăng  Lưu  Lạc  (hội nhà văn VN 1994), Ngày Xưa Hoàng Thị  (nxb Văn Nghệ, VN 1995).