Đỗ HồngNgọc

Cảm nghĩ nhân đọc

Sinh nhật của một người không c̣n trẻ,

(thơ Lữ Quỳnh)

Lu Quynh THO

 

Xếp tập thơ lại, tôi bần thần cả một buổi chiều. Và bỗng nhiên, một câu thơ của Vũ Hoàng Chương – dịch Hoàng hạc lâu của Thôi Hiệu- hiện về trong trí nhớ: “Đừng giục cơn sầu nữa sóng ơi” (Yên ba giang thượng sử nhân sầu)!

Thơ Lữ Quỳnh với tôi là những làn sóng lắt lay của một thời trẻ dại. Cùng một lứa bên trời đọc Lữ Quỳnh tôi như đọc chính ḿnh.. Một nỗi buồn mênh mông, dằng dặc. Bài thơ nhỏ của anh trở thành một đề từ: Sinh nhật tôi/ Một ngày tháng chạp/ Những ngọn nến thắp/ Là hồi ức buồn… Tháng chạp, ấy là thời điểm của năm sắp qua, ấy là giờ khắc của hối hả, của vội vàng, và của những cơn gió bấc buốt lạnh, se ḷng trứơc những tà áo trắng tan trường về…Và thơ anh, những bài thơ của mùa gió bấc đó, của tháng chạp đó, là những câu thơ quặn thắt….

Tôi cùng em đứng đợi dưới mưa chiều
Bên kia đường nghĩa địa đ́u hiu
Bia mộ liêu xiêu mịt mù trong gió

(Chiều mưa trên thành phố nhỏ. tr 14)

Rồi chỉ vài trang sau đó thôi đă thấy ở một bài thơ khác của anh:

Nghĩa địa mùa này trơ mộ chí
Xe tang nào lặng lẽ chở hoàng hôn…
……………
Tay với trời cao không thấu nổi
Tuổi già mất bạn cũng mồ côi…

(Trái của đời dù đắng, tr 19),

bởi trong giấc mơ anh đă thấy: Có tiếng vỗ tay râm ran/ Trên từng hàng ghế trống/ Lạnh lẽo gió thiên đường…” Giấc mơ, tr 57)

Và vậy đó, những bài thơ gần đây nhất của Lữ Quỳnh mang một nỗi buồn hoàng hôn, mà tôi gọi là nỗi buồn “nhật mộ”, lúc mà người ta thường phải sắt se tự hỏi như Thôi Hiệu: “hương quan hà xứ thị?” (Hoàng hạc lâu).  Cái hương quan hà xứ này h́nh như ta chỉ chạm mặt giữa hoàng hôn, những hoàng hôn tím biếc, những chập chùng khói sương, bến bờ vực thẳm.  Đinh Cường có lần nói với tôi gần hai mươi năm trước: Một lần kia đứng nh́n thác Niagara, tự nhiên moi muốn nhày xuống như “con diều bay cho vực thẳm buồn theo…”(TCS). Cái vực thẳm buồn theo đó cũng là cái ṿm cao “trắng một màu mây vạn vạn đời” – bạch vân thiên tải không du du- nọ, khi người ta bỗng quay quắt tự hỏi ḿnh: tôi là ai mà c̣n trần gian thế? Cho nên tôi không lạ khi Lữ Quỳnh viết: Kư ức xá ǵ mây trắng nữa (Đường vạn dặm, tr 33)! Cái “hương quan hà xứ” mà Thôi Hiệu nói đến chắc chắn không phải là cây đa bến nước con đ̣ mà là một thứ quê hương nào khác, cái mà TCS bảo: “chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà…” ḱa!

Những bài thơ của Lữ Quỳnh dù có được ghi ngày tháng hay không ghi ngày tháng vẫn là một ḍng chảy xuyên suốt: một nỗi buồn dằng dặc khôn nguôi của thân phận con người như thế đó. Không có ǵ khám phá mới mẻ trong h́nh thức hay nội dung thơ ở đây đâu- đừng t́m cho mất công-  mà chỉ là những ngậm ngùi ngợi than “h́nh hiện” nên lời.  Chỉ có thế và chỉ cần thế với thơ.

Nỗi buồn của tuổi trẻ, tuổi đôi mươi mà Lúc mở mắt chào đời/ Quê hương bừng khói lửa/ Tôi cúi nh́n thân tôi/ Lớn lên bằng uất hận…(Tuổi đời, tr 96), đă thấy biết ḿnh “thân già như cổ thụ” (tr 94) th́ khi thổi những ngọn nến tháng chạp tuổi này người ta có quyền trẻ, trẻ không ngờ, như một bức tranh hồn nhiên của Picasso.

Có một bài thơ không ngày tháng của Lữ Quỳnh như một nỗi hồi sinh, một lần cứu rỗi:… Tóc trắng mây bay ḷng mới lớn/ Từ em anh chợt tuổi hai mươi…( T́nh thoáng, tr 68).

Đinh Cường trong một bức tranh minh họa, đă ghi lại hai câu thơ của Lữ Quỳnh: Ḷng có trải ra trăm ngh́n bến / Th́ đ́u hiu buốt gía thêm thôi…

Tôi không tin vậy. Cho nên chiều nay ở nơi quê nhà đọc Lữ Quỳnh tôi bỗng kêu lên: “ Đừng giục cơn sầu nữa sóng ơi…”!

Đỗ Hồng Ngọc
(Đỗ Nghê).