Nguyễn Đông Giang, Vô Lượng T́nh Sầu

 

LUÂN HOÁN

 

          Vô Lượng T́nh Sầu là thi tập mới nhất của nhà thơ Nguyễn đông Giang. Tập thơ được chia làm ba phần. Mỗi phần là một giai đoạn, ghi lại cuộc sống và những suy tư, t́nh cảm của tác gỉa. Nh́n chung, cả ba phần với ba tên gọi riêng:

-   thơ viết ở quê nhà sau 1975.

-   thơ viết trên đường lưu lạc.

-   thơ viết trên đất tạm dung.

đều có chung một nổ lực: bày tỏ t́nh thương nhớ quê hương và ngậm ngùi trong cuộc sống xa tổ quốc của tác giả.

 

          Thơ viết về chủ đề quê hương, hiện nay h́nh như đang trên đà suy giảm.  Với phong trào sơn, quét lại thi ca, trẻ trung hóa thơ cho cập nhật với thế giới, những người làm thơ Việt Nam đă có phần xa lánh dần thứ t́nh cảm này. Đây là điều đương nhiên, bởi những cây viết trẻ tuổi, khiêm nhường về cội nguồn, kỷ niệm ; những cây bút già, cạn kiệt ngôn từ, h́nh ảnh .

          Từ trong nước ra hải ngoại, số người làm thơ mỗi ngày một nhiều. đầu sách in về thơ không sút giảm, chỉ có người đọc đă có phần chán thơ và co cụm dần. Thú đọc thơ trên đường đi đến giai đoạn dành ưu tiên cho ai làm thơ, người ấy tự đọc thơ ḿnh. Giữa không khí thi ca không mấy vui như vậy, tập Vô Lượng T́nh Sầu ra đời, hẳn không ít người băn khoăn.

 

          Nguyễn đông Giang, một khuôn mặt thơ cũ tại Quảng Nam Đà Nẵng, trước năm 1975, nhưng hăy c̣n khá mới với sinh hoạt tinh thuần của văn học nghệ thuật tại hải ngoại. Ông tên thật Nguyễn Văn Ngọc, sinh ngày 06 tháng 02 năm 1943 tại làng An Hải Đà Nẵng. Là cựu sĩ quan của quân lực Việt Nam Cộng Ḥa, xuất thân từ khóa 19 trường Vơ bị Đà Lạt. Từng là giáo sư trung học sau khi cúng dường một bàn tay phải cho cuộc chiến; từng là thành viên của tổ chức phục quốc, để đổi lấy nhiều năm ăn cơm tù của nhà nước Xă Hội Chủ Nghĩa, rồi tiếp tục thực hành việc kéo xe ḅ, đạp xe thồ ... Năm 1991, Nguyễn Đông Giang vượt biên đến Hồng Kông, không c̣n được một con dấu nào để minh chứng thân phận. Ông tiếp tục lao vào một cuộc tranh đấu mới tại trại tỵ nạn. Cuối cùng, một số thơ, một số bài viết của ông đă là đầu mối cho International Pen in London và Liên Hiệp Quốc can thiệp, vớt ông đến Hoa Kỳ.

          Tôi thành thật xin lỗi bạn đọc, đă dông dài cái lư lịch của ông nhà thơ như thế. Bởi v́ nội dung toàn tập Vô Lượng T́nh Sầu, đều khởi đi từ những nhịp sống giàu màu đen tối của tác giả. Thật ra, sau biến cố t́nh cờ, hy hữu của lịch sử, vào tháng 4-1975, không phải chỉ có một ông Nguyễn Đông Giang là nạn nhân. Điều này, hẳn không cần phải nói. Cũng không phải chỉ một ông Nguyễn Đông Giang viết về những đắng cay, bất hạnh từ một cuộc đổi đời. Ai không biết như vậy. Cuộc sống của nhà thơ này và nội dung thi phẩm của ông đă cũ mềm. Cũ đến độ có thể gây dị ứng cho một số người khó tính, xúi họ lặp lại câu nói của một nhân vật tiểu thuyết :'biết rồi, khổ lắm, nói măi' . Điều đáng nói và có thể nói của tôi ở đây là: Trong cái cũ mềm của Vô Lượng T́nh Sầu , Nguyễn Đông Giang có đủ tài năng để bạn đọc phải ngậm ngùi về cuộc sống đă đi qua từng chặng đời ông. Ngôn từ, âm điệu lẫn h́nh ảnh của Nguyễn Đông Giang vẫn là những thứ có tâm hồn, sinh động. Tất cả những thớ thơ của ông là một ḍng chảy đồng nhất về quê nhà, cội nguồn. Có xót xa, giận dỗi nằm cạnh với bất khuất hào săng là cá tính rất đặc biệt của nhà thơ xứ Quảng Nam này.

          Để xem tôi ba hoa đến cở nào, không ǵ hơn mời bạn tự t́m đọc Vô Lượng T́nhSầu. Tôi lại xin lỗi v́ không làm công việc trích dẫn và dựa vào từng câu, từng ư thơ để viết một bài có tính cách đứng ké như thế này.

         Xin cảm ơn anh Nguyễn Đông Giang và bạn đọc

 

Luân Hoán