Trải Hoa

LUÂN HOÁN

 

 

          Có người không làm thơ không biết phải làm ǵ. Chẳng lẽ chỉ rong chơi để lấp hết khúc đời c̣n lại, dễ chừng c̣n kéo dài đến vài thập niên. Làm thơ như vậy kể như một cứu rỗi.

          Nhưng cũng có người bộn bề công việc. Lúc ở sở, lúc ở nhà, lúc thù tiếp bạn rượu, lúc ca hát, lúc đưa vợ con dạo phố phường, lúc... lúc... Lu bù như thế mà vẫn làm thơ liên tu bất tận, quả là một tay cự phách trong làng chơi thơ.

          Không biết thơ, những thơ ở từ đâu ra? Ở trong cái đầu? Ở trong cái bụng? Hay ở trong những cái lỗ chân lông? Có lẽ trên khắp phần thân thể của con người thi sĩ thứ thiệt, chỗ nào cũng có thơ.

          Có người chỉ cần véo nhẹ vào một chỗ nào đó trên da thịt cũng đủ bung ra hương rượu, ví như anh chàng Phạm Nhuận (em bữa nọ véo đùa chơi một cái, rượu bung ra thơm ngát chỗ đang nằm – L.H.) th́ cũng có người, chỉ cần mon men tiếp giáp với vùng hơi thở của ḿnh đă nghe thơm ngát hương thơ. Người đó đâu phải ai xa lạ. Đó chính là cha đẻ tập Hồi Kư Thơ dạo nào. Và cũng là người đang gởi cho chúng ta những Câu Thơ Về Người hôm nay.

 

          Phan Ni Tấn, nhà thơ hiền hậu ấy vẫn luôn luôn viết cạnh quí danh của anh chữ N.D. bí mật. Nhiều bạn văn cho rằng đó là tên gọi của một người t́nh lỡ của “chàng”. Có thể là Ngọc Dung? Như Diệu? Nhă Duyên? Cũng có bạn tinh nghịch cho rằng hai chữ đó, nhà thơ gói ghém cái biệt tính của ḿnh như “nhảy dù”, “ngủ dai”, hoặc tục hơn chút đỉnh, không chừng. Riêng tôi, măi đến nay, N.D. vẫn chỉ một ḿnh Phan Ni Tấn hiểu. Người đẹp Châu Ngự Cầm và cậu bé Phan Châu Lân chưa chắc đă được tiết lộ. Thôi, chúng ta cũng tạm nên cho đó là một khối kỷ niệm, có vui, có buồn của một nhà thơ giàu trôi nổi, của một nhạc sĩ có những sáng tác sắc sảo, vững vàng.

          Tạm gác cái gia tài âm nhạc của Phan Ni Tấn, để vào thăm cái sản nghiệp thơ của anh, ta bắt gặp ngay một trái tim thiết tha với đời. Thơ, từ đó đă trổ ra từng ngọn, từng cụm, từng chùm, từng núi. Mà kỳ lạ thay khi thong dong thưởng ngoạn, những định h́nh ngọn, chùm, núi... của ngôn ngữ chỉ thuần nhất là một cơi hương. Có nên phân chất một mùi hương, nhất là hương thơ?

          Phan Ni Tấn N.D. làm thơ dễ dàng nhưng không dễ dăi như tôi – hơn tôi một điểm. Phan Ni Tấn N.D. là một người cởi mở, luôn luôn ḥa ḿnh với đám đông – hơn tôi một điểm nữa. Giới thiệu một nhà thơ có nhiều ưu điểm hơn ḿnh như thế, quả tôi có chút lọng cọng. Khi Phan Ni Tấn N.D. từ Toronto gọi đề nghị tôi phải viết một cái ǵ đó cho Câu Thơ Về Người, tôi cảm thấy ngại ngùng. Nhưng cái ấm áp của những ngọn khói trà mỗi lần có dịp ghé Phan gia trang như vẫn đầy trong ḷng. Và cái âm giọng “dzậy xao” thật đặc biệt vẫn vang măi bên tai, khi chợt nhớ về người bạn thơ, từng để cửa chờ ḿnh mà chỉ thấy trăng lên bên “oan hồn chai rượu trắng”. Biết không thể làm phật ḷng bạn vàng, tôi gọn nhẹ: “Được thôi”. Nhưng khi Tấn hỏi: “Anh viết tựa hay viết bạt?”, tôi băn khoăn. Tựa làm sao? Mà bạt ra sao? Công việc hiển hách này phải từ cái thơm tay, quen tay của các anh Mai Thảo, Nguyên Sa, Đỗ Quư Toàn, Vơ Phiến th́ mới phải. Tôi nói: “Tấn cứ gởi bản thảo lên, ḿnh sẽ có quyết định sau.” Và liền sau câu nói này tôi đă thầm biết ḿnh sẽ phải ba hoa trong một số chữ nghĩa mang tên là tựa. Phần việc trải hoa này có phần đơn giản, hợp với cái tính lười của ḿnh. Tôi nghĩ thế và cố t́nh quên đi đă từng nghe đâu đó: “Cái tựa của một quyển sách rất quan trọng.”

          Theo tôi, cho dẫu có quan trọng đến cỡ nào đi nữa, chắc chắn nó cũng không thể qua mặt được cái nội dung thực tế của một tác phẩm. Cái nội dung hồng hào da thịt của Phan Ni Tấn N.D. từng trăn trở cưu mang đang ở liền ngay sau bài viết vớ vẩn này.

Xin thân ái mời quí bạn vào thăm: miếng ḷng, miếng t́nh, miếng thơ của một người đă vẽ được chân dung ḿnh một cách trung trực:

khi thiệt thơm người, thơm quần, thơm áo

sẽ ngoe nguẩy ra ngoài nắng trong veo

ngắt một cành bông ngồi nhai trệu trạo

rồi hóa thành chim x̣e cánh bay vèo

...

hay làm mưa bay nghiêng qua sợi tóc

của những cô em c̣n rất Việt Nam

dẫu giấy tùy thân c̣n rơ ràng ngoại quốc

mà núi sông nào vẫn giấu trong tâm

...

nói đừng cười nha em đài em các

hết nửa đời anh ở núi ở rừng

nên anh quê mùa tính t́nh chất phác

nói tới yêu đương th́ lại nhát gừng

...

bây giờ qua đây ḷng anh vẫn vậy

vẫn cứ như gương một tấm sạch boong

hồn anh đơn sơ như là trang giấy

sống hổng ǵ hơn ngoài một tấm ḷng.

(Phan Ni Tấn)

 

 

Luân Hoán