VƠ KỲ ĐIỀN, KẺ ĐƯA ĐƯỜNG

Bảo Lâm

 

Bùi Bảo Trúc

 

 

     Vơ Kỳ Điền, tác giả tập truyện ngắn ‘Kẻ Đưa Đường’ tên thật là Vơ Tấn Phước, sinh năm 1941 tại Dương Đông, Phú Quốc, lớn lên tại B́nh Dương, tốt nghiệp ban Việt Hán Trường Đại Học Sư Phạm Sài G̣n và dạy môn Việt Văn tại các trường trung học Hoàng Diệu, Ba Xuyên và Trịnh Hoài Đức, B́nh Dương.

 

   Rời Việt Nam năm 1979, Vơ Kỳ Điền định cư tại Canada, chỉ bắt đầu viết và có tác phẩm xuất hiện trên các báo văn học sau thời gian nầy. Những truyện ngắn đăng báo của ông đă được gom lại thành một tập gồm 15 truyện và in dưới nhan đề ‘Kẻ Đưa Đường’.  Tập truyện nầy, mặc dầu là tác phẩm đầu tay, đă được rất nhiều độc giả yêu mến và giới văn học Việt Nam Hải Ngoại coi ông là một tác giả có thực tài với lối viết giản dị, gọn gàng và trong sáng, những t́nh tiết được tŕnh bày mạch lạc và chừng mực, chân phương như con người mô phạm của ông.

 

   Trong một cuộc nói chuyện tại Đàm Trường Văn Bút Canada hồi cuối tháng sáu, Vơ Kỳ Điền đă khiêm tốn không xem những ǵ ông viết là văn chương. Ông không coi việc ông có những tác phẩm đăng báo là văn chương và việc cầm bút của ông không phải là ‘viết văn’ mà chỉ là ‘viết’ để nói lên những điều ông trông thấy, nghe thấy hay đă sống qua, trên mặt giấy, một thứ phản ứng của một người bị đè nén, ức hiếp th́ phải vùng dậy, một người bị lăng mạ th́ phải nói lại.

 

   Văn chương, theo Vơ Kỳ Điền, phải là tiếng nói của kẻ yếu đấu tranh chống độc tài, áp bức, bạo lực và bất công bất cứ từ đâu tới. Trong bài tựa của cuốn ‘Kẻ Đưa Đường’ Vơ Kỳ Điền viết tiếp, văn chương phải chống bất cứ h́nh thức nô lệ nào, chống sự ngu xuẩn, hầu đưa Con Người vươn lên từ tối tăm, đổ vỡ.

 

    Cái tăm tối đổ vỡ mà Vơ Kỳ Điền nói tới trong bài tựa cuốn sách, đă đổ chụp xuống một nửa phía Nam nước Việt hồi cuối tháng 4 năm 1975. Ông nói về cái tăm tối đổ vỡ đó ở trong các truyện của ông trong cuốn Kẻ Đưa Đường, như cảnh con người đối xử với con người tồi tệ như chó sói, hùm beo, như cảnh đời hiu hắt, tàn tạ của người thợ hớt tóc già, như nỗi đau của người cách mạng khóc chiếc xe đạp, tài sản lớn nhất trên đời tan nát dưới bánh xe nhà binh, như những ảo mộng tan tành của ông Bảy thợ rèn cả đời đầu tư t́nh yêu vào cách mạng, như chú Tư thợ giày t́m niềm vui trong đàn gà v́ không sợ bầy gà tố bậy, như người thanh niên mơ làm hoa hướng dương, làm đá hoa cương rốt cuộc chỉ trở thành những viên đá lót đường tội nghiệp cho chế độ.

 

   Những nhân vật của Vơ Kỳ Điền là những người mà chúng ta ít nhứt trong đời đă gặp phải một lần. Những nhân vật nầy không mũ cao áo dài, khoa bảng, bằng cấp, mở miệng đầy kinh điển, triết lư cao xa, hay thị thành khéo léo, mà là những nhân vật chân chất, thẳng thắn, mộc mạc và hiền lành rất gần gũi với tác giả trong những năm ông đi dạy học tại những trường trung học ở những tỉnh nhỏ miền Nam.

 

   Họ là chú bảy C̣, sau giải phóng, nhân dân được làm chủ mà vẫn cầm cây cuốc để cuốc mảnh vườn cằn cỗi ở sau nhà, là người tùy phái chất phác bị các đồng chí Trưởng Ty và Hiệu Trưởng hùa nhau lừa để đoạt một con chó đi lạc vào sân trường, là bà sáu Đợi, sau 30 năm cách biệt, từ Ba Tiệm lặn lội lên Sài G̣n t́m gặp người chồng đầu gối tay ấp nay đă là Thượng Tá Nhật Hồng, để lại bị một người dẫn đường đưa lạc lối như người chồng cầm tầm vong vạt nhọn thời Thanh Niên Tiền Phong, đă lầm đường mấy chục năm về trước.

 

   Vơ Kỳ Điền đă dựng những truyện của ông bằng những không gian cảm động của những tỉnh nhỏ miền Nam, ở một tiệm hớt tóc nghèo, trên một chuyến xe lô thoảng hương thơm của một mái tóc, dưới một gốc sầu riêng trong khu vườn cũ, trong một góc đảo tị nạn, tại một ngôi trường hiền lành ở một tỉnh nhỏ và dưới một bầu trời buốt giá của miền Bắc Mỹ.

 

    Nhưng dù ở một khung cảnh hay một thời gian nào chăng nữa, những truyện của Vơ Kỳ Điền đều vẫn toát một vẻ nhân bản ở bên trong. Những nhân vật của ông nói tới cái đau đớn nhưng vẫn không có vẻ oán thù, nói tới những đổ vỡ tan nát nhưng lại hướng về một ngả xây dựng, nói tới bất hạnh nhưng vẫn vươn tới hy vọng. Con người nhà giáo hiền lành của Vơ Kỳ Điền hiện ra rất rơ khi ông viết về những ngôi trường, những lớp học, những người học tṛ và cái thái độ hiếu hoà đó của ông.

 

    Trong tập truyện của Vơ Kỳ Điền có ba truyện t́nh và cả ba truyện nầy là những truyện hay nhất trong những truyện ngắn của ông.  Truyện ‘Cây Sầu Riêng Vườn Cũ’ là một truyện viết bằng một công thức đă rất cũ : một mối t́nh tan vỡ trong thời chiến giữa một cô sinh viên tỉnh nhỏ và một thanh niên ‘nợ công danh’ chưa trả xong. Chàng đi lính, nàng ở nhà phải chiều theo lời cha mẹ lập gia đ́nh với một người khác. Chàng lưu lạc tấp sang xứ Mă Lai, ngồi nh́n một cây sầu riêng, nhớ lại mối sầu cũng rất riêng của chàng.

 

    ‘Một Thời Để Yêu’ là một cuộc t́nh thơ dại không bao giờ được nói ra giữa một ông thầy giáo trẻ và một cô học tṛ lớp đệ nhị có đôi gót chân đỏ như son mà ông thầy được nh́n thấy trong một ngày mưa. Cuộc đời đưa đẩy hai người đi những lối khác nhau để rồi lại nh́n thấy nhau trong một khung cảnh bẽ bàng, giá buốt của Bắc Mỹ.

 

     Truyện thứ ba ‘Có Những Cơn Sóng’ là truyện đem lại cho người đọc một cảm giác nhẹ nhàng, ấm cúng của những lớp sóng hạnh phúc sắp sửa ôm lấy hai người trẻ tuổi sau khi những cơn sóng khác đă xô đẩy họ tới một góc đảo vắng Mă Lai.

 

    Phải chăng những cái tầm thường ấy, những cái rất thật đó là những điều chúng ta ai cũng đă có một đôi lần nghe nói, nh́n thấy hay hy vọng sẽ xảy ra như thế, đă khiến cho những truyện ngắn của Vơ Kỳ Điền mang một nét thân mật gần gũi chúng ta hơn?

 

        Vơ Kỳ Điền viết rất tự nhiên, ông tự nhiên trong ngôn ngữ không chuốt lọc, trong những đối thoại tự nhiên của ngôn ngữ Việt miền Nam, trong những h́nh ảnh đánh thức những t́nh cảm về vùng quê hương cũ mà mỗi người đọc đều có mang theo trong trí nhớ.

 

     Vơ Kỳ Điền vẫn tiếp tục viết, truyện ngắn mới nhứt của ông vừa xuất hiện trên tờ Văn số 63 của Mai Thảo ở miền Tây nước Mỹ.

 

BẢO LÂM

 

 

 

        ghi chú:

1.     Bài trích từ mục ĐIỂM SÁCH ĐÀI VOA (đài tiếng nói Hoa Kỳ) phát thanh ngày 28-11-1987.

2.     Bảo Lâm là bút hiệu của Ông Bùi Bảo Trúc

3.     Bài do nhà văn Vơ Kỳ Điền gởi cho

            http://www.vokydien.blogspot.com

      vokydien@hotmail.com