T́nh quê trong tập thơ Ngày Qua Rất Vội

của Lưu Nguyễn

 

Hồ Trường An

 

Bắt đầu thập niên 60, tôi rất thích đọc thơ quê hương của các nhà thơ xứ Quảng Nam, Quảng Ngăi. Và theo tôi, chưa có nhà thơ xứ nào khác làm thơ quê hương trội hơn họ. Trước đó đă có Tế Hanh vào thưở tiền chiến. Sau đó, khi chia đôi, đă có Tường Linh, Thái Tú Hạp, Hoàng Quy, Thành Tôn, Bùi Giáng, Luân Hoán, Hoàng Lộc, Hà Nguyên Thạch...

Theo lớp sóng di tản, theo lớp sóng tị nạn ra nước ngoài, hiện nay đă có Thái Tú Hạp, Luân Hoán, Hoàng Lộc, v.v...nhưng sự xuất hiện của Lưu Nguyễn, một nhà thơ Quảng Nam trên thi đàn hải ngoại qua các tạp chí Văn, Văn Học, Làng Văn, Vượt Biển, Lửa Việt,  Nắng Mới, Canh Tân, Chính Ngôn, Sàig̣n Times, Thời Tập, Sóng v.v…  và qua hai thi tập «Tri Âm» và «Ngày Qua Rất Vội», tuy không phải là sự chuyển hướng của ḍng thơ truyền thống hai xứ Nam-Ngăi, nhưng vẫn đánh dấu sự tiếp nối ḍng thi ca quê hương vô cùng tốt đẹp. Có xa quê hương tổ quốc, chúng ta mới thấy t́nh quê trong thi ca sâu sắc biết dường nào, đáng để cho chúng ta nuôi dưỡng trong tâm tưởng ngọn lửa thiêng biết mấy:

Rải rác trong tập thơ «Ngày Qua Rất Vội», h́nh ảnh quê hương được phác thảo bằng vài nét khái quát, từ bài «Một Chút T́nh Cho Đà Nẵng»

Từ Ngũ Hành Sơn ta nh́n về Đà Nẵng

phố xá như là phố xá trân sa

dải lụa trắng men theo bờ cát lặng

băi Tiên Sa ngơ ngẩn ngọn Sơn Trà.

 

Chiều viễn xứ ta mơ về Đà Nẵng

có sông Hàn cuồn cuộn phù sa

nước mắm Nam Ô đượm t́nh sâu nghĩa nặng

ḿ Túy Loan thơm ngát quê nhà.

 

Mây vẫn ngh́n năm trên ṿm trời Đà nẵng

nỗi nhớ không rời đỉnh Hải Vân xưa

những bến Đ̣ Xu, những chùa Non Nước

những thân thương biết nói mấy cho vừa.

 

Bạn bè ta ơi có nhớ về Đà Nẵng

trường Phan Chu Trinh giờ, nay đă ra sao

hỡi người đẹp của Sao Mai, Hồng Đức

Cổ Viện Chàm c̣n in dấu chân ai

 

Các bạn độc giả thấy đó, ngôn ngữ thơ thật giản dị, không có chữ nào diêm dúa và kêu vang, lảnh lót, không có câu thơ nào ưỡn ẹo làm dáng. Cái chân phác, đôn hậu càng làm cho ư thơ thêm truyền cảm, cho cái chân t́nh của tác giả được thắp sáng hơn bao giờ. Bao giờ cũng vậy, Lưu Nguyễn áp dụng ngôn từ đơn giản cho thơ mà thơ không thô thiển vụng về, trái lại thơ c̣n óng ả mượt mà nữa là khác.

Dù Lưu Nguyễn ít nêu lên h́nh ảnh quê hương, nhưng tập thơ «Ngày Qua Rất Vội» không v́ vậy mà thiếu t́nh quê hương. T́nh quê hương được thể hiện rải rác hầu như ở mỗi bài thơ. Trước hết, mối t́nh ấy đă đưa tác giả đối diện h́nh ảnh người mẹ hiền ở quê nhà:

Có buồn không mẹ ầu ơ

ví dầu từ thưở ngu ngơ chào đời

nhớ vô cùng, giọng ru hời

vọng qua sinh tử đất trời hồn nhiên.

 

hoặc

Xin đừng buồn hỡi mẹ già

thằng con phiêu lăng nhớ nhà quắt quay.

(Mẹ có buồn không)

 

T́nh quê c̣n hiện ở t́nh bằng hữu qua những câu:

Bạn bè ta ơi

có c̣n nhau

trắng đêm đốt nến

ngh́n sau nhớ đời

nhớ vô cùng

bằng hữu

của ta ơi.

(Bằng hữu của ta ơi)

T́nh quê c̣n thắp sáng ở người em yêu ngày cũ :

Em mười sáu mong manh như nắng hạ

những nhịp cầu rộn ră bước chân son

ngày hai buổi đi về trong vội vă

đoá thơ ngây vừa chớm nụ cười tṛn.

 

Ḷng con gái đă xôn xao từ bữa ấy

cánh hoàng lan người hái tặng bên đường

trang vở ép giữ ngh́n thương nhớ lại

tuổi học tṛ đẫm hạnh phúc trầm hương.

(Đoá thơ ngây vừa chớm nụ cười tṛn)

 

Điều đáng nói nhất là t́nh yêu quê được biểu lộ qua t́nh hoài hương khi nhà thơ lưu lạc ở đất lạ người dưng:

Đêm mất ngủ kỷ niệm nhiều vô kể

bạn bè xưa, ngôi trường cũ, làng quê

tiếng hát ru con hay sông núi gọi ta về

đêm tịch mịch sao đêm dài quá thế.

(Sao đêm dài quá thế)

 

hoặc:

Một ngày qua

rồi một ngày qua

bóng chim tăm cá

biền biệt người thân

những niềm tin cũng héo úa dần

theo từng mùa mưa của một Sàig̣n đổi chủ.

(Sàig̣n đêm không trăng)

Giờ nước mất tau mày cùng một lứa

ngày đi làm tối cắp sách nhi nhô

bài vở nặng như nợ nần trĩu nặng

hai vai gầy từng bước thấp bước cao.

(Cùng bạn trắng đêm nay)

 

T́nh quê dù biểu lộ dưới bất cứ h́nh thức nào cũng là tiếng thở dài của người thơ. Đó là cái phản ứng của kẻ đă tham gia vào lịch sử trong cuộc chống cộng cứu nước, đă trôi nổi xứ người để  t́m một  lối rẽ cho cuộc đời ḿnh, nhưng đổi lại phải xa tổ quốc, xa quê hương. Đôi lúc người thơ nhớ lại giấc mộng hào hùng thuở trước của ḿnh:

Tôi đă từng mơ làm người Lê Lợi

hội thề một thuở Lũng Nhai

núi rừng Lam Sơn quật khởi

Chí Linh giặc cuốn chạy dài.

 

Tôi đă từng mơ làm người kháng chiến

đi khắp quê hương, đi khắp xóm làng

khi tất cả trở thành khu chiến

giặc cùng đường chẳng diệt cũng tan.

(Tuổi trẻ Việt Nam)

 

Giấc mộng vá trời lấp biển chung qui vẫn chỉ là ước vọng khó thực hiện, huống chi là  giấc mộng cứu nước phải cần có cả ngàn vạn người góp sức mà cũng chưa tới đâu. Tuy nhiên, dù thành công hay thất bại trong cuộc dấn thân vào lịch sử, giấc mộng đó vẫn ray rứt réo gọi người thơ:

Buồn t́nh phi ngựa lên đồi

lấy tay làm kiếm rạch đôi sơn hà

tưởng chừng thiên hạ ḿnh ta

vườn hoang mặc sức vào ra múa cuồng

giật ḿnh tóc trắng như bông.

(Này thanh kiếm gỗ)

*

Như các bạn đă thấy, Lưu Nguyễn làm thơ thật tự nhiên, chân thành. Anh phơi bày tâm trạng của anh, tâm trạng một  con người ưu thời mẫn thế, không thắc mắc những vấn đề triết học, những phận người, những vấn đề nhân bản v.v... Cũng như bao nhiêu  nhà thơ hiện đại, tâm sự anh là tâm sự buồn, cơi thơ vẫn là cơi buồn. Cái buồn của anh thật chân thật, thật thiết tha, cho nên mỗi tiếng thở dài dù rất nhẹ của anh cũng gây giao động thật sâu trong tâm hồn người đọc. Thơ vốn không cần triết học, không cần tư tưởng cao xa. Thơ vốn chỉ cần gây truyền cảm cho người đọc. Thơ phải gây cái cảm cho người đọc trước đă, c̣n cái nghĩ chỉ là cái phụ thuộc. Có cảm thêm nghĩ càng hay. Nhưng chỉ có nghĩ mà thiếu cái cảm, thơ sẽ thất bại nặng nề.

Trong Ngày Qua Rất Vội, có bài Giữa Trời Và Đất là bài thơ lấn sâu vào cái nghĩ, tức là lấn vào địa hạt tư tưởng.

Chót vót núi cao chập chùng khấp khểnh

rừng bạt ngàn mút tận tầm mây

đất nở ra những ḥn đá tảng

ta một  ḿnh đứng giữa trời mây.

 

Đời như ngưng lại dưới chân ta

lăng đăng hơi sương khói chiều tà

lũng thấp vắng tanh ngày tận thế

rực ánh vàng rừng núi xót xa.

 

Núi vẫn thênh thang giữa trời và đất

dẫu có dẫu không người ở hay về

ngh́n trước ngh́n sau những c̣n những mất

nhân ảnh như là một  cơi u mê.

 

Ở bài thơ này, bên cạnh vấn đề tŕnh bày kiếp người cô độc giữa cơi mang mang trời đất, tác giả đă khơi dậy ở độc giả một  cảm giác bàng hoàng xao xuyến trước một  cái nh́n về thân phận nhỏ bé của con người giữa cái thiên nhiên bao la. Cái bàng hoàng xao xuyến đó lay động chúng ta rất lâu, rất thấm thía. Đây là một  bài thơ rất đẹp, rất sâu, đạt được cái cảm lẫn cái nghĩ.

 

Cũng thế, ở bài Ngh́n Kinh Cũng Chỉ  tác giả đưa chúng ta đứng trước đường đời đau khổ mà con người chịu thụ động trước bao tai ương hiểm nạn.

 

Như khổ nạn trĩu vai gầy thánh giá

những chặng đường lửa đỏ rất chông chênh

ḷng đă động bước trần ai vật vă

dẫu ngh́n kinh cũng chỉ nặng ưu phiền.

 

Và cũng thế, ở bài Đốt Đuốc Soi Chân, tác giả đă cảm khái về cái phù ảo huyễn hoặc của kiếp người :

 

Ta về

đốt đuốc soi chân

ta về

đốt cái phù vân

soi người 

trăm năm

một  trận

khóc cười

vẽ nhăng mấy nét

cho đời

soi chung.

 

Thơ tư tưởng của Lưu Nguyễn thường dựa trên tư tưởng Phật giáo, chẳng hạn:

 

Ḷng ta như sóng đại dương

không dưng mà gió mười phương tụ về.

(Tâm động)

 

hay chẳng hạn:

 

Ta về

gọi gió mười phương

cùng chư Phật

hội

giữa đường chân không

bên bờ

đại giác

mênh mông

ba ngh́n phiền năo

theo ḍng

nước trôi.

(Bên bờ đại giác)

 

Tuy tác giả đưa thơ vào lănh vực tư tưởng vốn là lănh vực khô khan, nhưng thơ không v́ vậy mà mất đi cái ngọt ngào, pha trộn cái đắng cay thật truyền cảm, làm độc giả vừa rung cảm bàng hoàng và vừa nh́n sâu vào ư nghĩa hữu hạn của kiếp sống.

 

Đó chẳng phải là cái độc đáo thứ hai trong cơi thơ của Lưu Nguyễn hay sao?

 

Vừa khơi dậy t́nh quê cho độc giả, vừa làm nhân chứng khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, vừa đốt đuốc cho độc giả soi lại cái huyễn hoặc của kiếp phù sinh, Lưu Nguyễn đâu có bỏ rơi các độc giả yêu chuộng các bài thơ nói về t́nh yêu.

 

Thôi hót nhé, em vành khuyên rất điệu

giữa vô cùng giọt nắng đọng vu vơ

tà áo vân vê nụ cười hàm tiếu

ta nửa đời bỗng thấy rất ngu ngơ.

(Nửa đời bỗng thấy ngu ngơ)

 

          hoặc:

 

Răng em

trắng

nụ cười tṛn

cho duyên về trụ

giữa ṿng

môi xinh

má đào

thắm cả b́nh minh

mắt kia

như thể

vương h́nh bóng ta.

(Như thể ước mơ)

 

Ngày Qua Rất Vội là một  cơi thơ đa dạng, như một viên ngọc nhiều góc cạnh, góc cạnh nào cũng có nét sáng chói riêng. Giữa màu sắc muôn hồng ngh́n tía của nền thi ca hải ngoại, tập thơ có một  chỗ đứng riêng không ồn ào, không màu mè sặc sỡ, nhưng chắc chắn sẽ làm cho ḷng người đọc xao xuyến rất lâu khi xếp tập thơ lại.

 

Hồ Trường An

(Hiểu Thúy Thư Trai, tháng 11-1993)