Thơ Tri Âm và Người Tri Kỷ Lưu Nguyễn

 

Lê Nhật Thăng

 

Thi tập Tri Âm của Lưu Nguyễn do Sông Thu xuất bản năm 1990 có đầy đủ «thủ tục» cần thiết. Nghĩa là có tựa của Luân Hoán, vài phụ bản tranh và phác hoạ chân dung tác giả với tiểu sử được in bên dưới.

Về h́nh thức, bằng khuôn khổ thích hợp, nền b́a màu nâu với tranh của Nguyên Khai, in một cỡ chữ dễ đọc và rất ít lỗi chính tả.

Là tác phẩm đầu tay của Lưu Nguyễn đă được cưu mang trên hai mươi năm có nhiều biến động nhất của lịch sử Việt Nam, từ khi anh là một sinh viên văn khoa, dạy học và đi lính. Nh́n qua, vốn sống của anh cũng khá dồi dào do nghề nghiệp tự chọn và bất đắc dĩ của một thanh niên trí thức, dấn thân. Biết được điều này, chúng ta không lấy làm lạ nội dung thơ Lưu Nguyễn giàu đề tài, chuyên chở nhiều thông điệp từ cuộc sống trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.

Và cái tên Lưu Nguyễn cũng không phải xa lạ ǵ với người đọc yêu thích thi ca. Bài của anh đă xuất hiện rạng rỡ trên các tạp chí có giá trị ở hải ngoại hiện nay như Văn, Làng Văn, Nắng Mới, Thời Tập, Sóng, Văn Học, Chính Ngôn… Anh đă từng làm chủ bút hai tạp chí Vượt Biển và Nắng Mới từ năm 1982 đến 1989.

Đánh giá cho đứng đắn, Tri Âm là một tập thơ ở mức độ trên trung b́nh theo tiêu chuẩn rất chủ quan của tôi. Tôi coi đây là một báo hiệu tốt đẹp đầu tiên của một tâm hồn thơ vừa độ chín.

Anh có một bút pháp giản dị và phóng khoáng, với tính thời đại sâu rộng và bằng một t́nh yêu thủy chung tha thiết. Nội dung tổng thể của Tri Âm là t́nh cảm tha thiết của một người đối với thân tộc, đồng bào, quê hương và tổ quốc.

Như thế, tấm ḷng ái quốc tuyệt vời của Lưu Nguyễn thông qua vần điệu, đă mau chóng biến thành những hàng chữ lửa để đóng góp ánh sáng và hơi ấm trong đêm dài lạnh lẽo và tối tăm của một mùa vong quốc dằng dặc…

Các bạn hăy cùng tôi điểm qua các ḍng suối tư duy và xúc cảm của Lưu Nguyễn trong Tri Âm:

Đây là cương vị của người tù cải tạo :

Anh chống cuốc nh́n trời thở nhẹ

Theo cánh c̣ khuất dăy núi xa

Nghe thôi thúc tiếng cồng giục giă

Nợ nước, t́nh nhà trĩu nặng hai vai.

 

Thành một chứng nhân của xă hội :

 

Tay cuốc chừng như nặng hơn buổi sớm

Lửa trên lưng, lửa nhảy múa quanh người

Sức nóng có làm da cháy nám

Em vẫn mím môi, nghĩ đến bát cơm tươi.

 

 

Trước mặt xôn xao cơn sóng dữ

Sau lưng tù ngục và xác người.

 

Làm một người t́nh đôn hậu:

 

Mặt trời khuất bên kia núi Quế

Em về xóm vắng đ́u hiu

Không gian lặng như ngày tận thế

Giữa hoang tàn dáng nhỏ hắt hiu.

 

 

Lệ rơi như thể máu hồng

Lệ rơi như thể rượu nồng biệt ly.

 

hoặc

 

Làn môi run, run rẩy cả ngàn sao

 

Có những suy nghĩ chan ḥa hứng khởi của phái ấn tượng:

 

Áo bay phơi nụ cỏ bồng

Về trên đồi nhỏ vỗ hồng trăm năm

Suối sâu soi bóng trăng rằm

Vào ra huyền sử khơi ḍng thời gian.

 

 

Muộn màng lá me bay

Trên tóc thề khép nép.

 

Đôi khi lên giọng triết nhân:

 

Mỗi chối bỏ là một lần đổi mới

Trong yêu thương có muôn vạn dáng h́nh.

 

         

 

Dấu hỏi buồn nhỏ xuống khoảng trời xanh.

 

Thỉnh thoảng có hơi thở của Thiền tông:

 

Giọt hồng lấp lánh bờ mi

Hoa vô ưu nở c̣n ǵ trao nhau?

 

Lại có cả tiếng vọng của Đường thi nữa chứ:

 

Thu xứ người ngập lá

Kỷ vật chiếc thuyền con

Bàng hoàng như khách lạ

Trăng sáng rọi đầu non.

 

Dưới đây tôi xin giới thiệu một số câu dùng từ rất đạt:

 

- Khói lửa chiến trường cuốn hút nỗi chờ mong

- Mây lang thang đè ngọn cỏ ven rừng

- Bên lề thời cuộc đổi thay

  Đong đưa ta đếm tháng ngày dần qua

- Ngọn cỏ úa gie bên bờ vực thẳm.

 

Theo thiển ư, ba bài hay nhất trong tập thơ là Gửi bạn bè c̣n ở lại, Một sáng trên rừng Hội An, những mùa xuân tuổi nhỏ.

 

Bài thứ nhất là tiếng nói của t́nh bạn cao cả, thân thiết và cũng chứa chan niềm lạc quan tin tưởng. Ở đây, cái chung và cái riêng quyện chặt với nhau trở thành những số phận không thường giữa ly biệt và nát tan. Tôi nghĩ Lưu Nguyễn hẳn đối với bạn bè rất trân trọng nên chẳng phải ngẫu nhiên mà anh đặt bài này ở trang đầu của thi tập.

 

Bài thứ hai dàn trải tâm tư sầu hoài trong cảnh b́nh minh ở xứ người và thật đột ngột ở đoạn cuối. Hành động này hàm ư dẫu phong cảnh quê người có đẹp đẽ, quyến rũ đến mấy cũng không thể say sưa, gợi cảm bằng những cảnh vật ở quê hương được. Một thiên vị đáng yêu biết chừng nào! Đây là ‘việc làm hồn nhiên” của anh:

 

Và thong thả ta đi vào một bụi

Cây bên đường đứng đái rất ngu ngơ

Lá ướt đẫm rồi lá run quằn quại

Ta bật cười cất tiếng hát vu vơ.

 

Thật ra bài Quảng Nam ơi, chiều nay ngươi có nhớ cũng xuất sắc, song bài thứ ba đầy ắp sự chân thật, lưu luyến khôn nguôi về từng địa danh của tỉnh lỵ Hội An, một thị xă xinh nhỏ và cổ kính nhất nước. Đọc xong tôi cũng cúi đầu như anh, như Lư Bạch.

 

Và tôi cũng coi bài Hội An, những mùa xuân tuổi nhỏ tượng trưng kỹ thuật dựng thơ của Lưu Nguyễn. được viết theo thể tổng hợp tức là có vài thể khác nhau dùng để thể hiện tùy theo sự cảm xúc, nghĩ ngợi. Anh dùng thể tứ tuyệt với ba vần là chủ yếu nhưng rồi có biến thể. Mỗi câu không hẳn chỉ có bảy từ mà có thể cắt ngắn hay kéo dài thêm. Ngắn nhất có năm từ và dài nhất có chín từ, phảng phất có lối thơ ngũ ngôn và loại tám từ mà có người gọi là lối thơ mới (?)

 

Trong suốt thi tập cũng đều có những “cởi mở” như thế. Anh không hề câu nệ và ràng buộc với bất cứ một thể thơ nào. Anh để cho đôi cánh thơ được bay bổng tự do nhưng không phải v́ thế mà tác giả không tôn trọng niêm vần, bố cục, nhạc điệu, nhịp ngắt... Trái lại, trong bút pháp tưởng chừng như phóng túng ấy, Lưu Nguyễn đă rất cẩn trọng, chọn lựa công phu từng từ ngữ xứng hợp, thậm chí anh c̣n đắn đo cả từng dấu phẩy hay từng chữ viết hoa. Phải chăng đây là nghệ thuật đă được tinh luyện?

 

Tôi lấy một ví dụ nữa để độc giả hiểu thêm về kỹ-thuật-Lưu-Nguyễn: trong bài Chiều cuối năm, trang 102, hai câu cuối của đoạn đầu anh cũng vươn tới kỹ thuật của Tản Đà trong Thăm mả cũ bên đường và của Xuân Diệu trong Sương mờ. Hai câu:

 

Đốt điếu thuốc thấy đời hạnh phúc

Chợt nhớ hôm nay chiều cuối năm.

 

Ở câu trên, chúng ta thấy có tới sáu từ trắc mà chỉ có một từ b́nh khiến câu thơ có vẻ nặng nề, trúc trắc. Song ngay ở câu dưới lại có nhiều từ b́nh hơn từ trắc, đặc biệt là từ chiều là hạ b́nh nên đă làm cân bằng cả hai câu thơ.

 

Một điểm nữa, tôi nhận thấy Lưu Nguyễn quả đă đọc nhiều và thơ anh rất nhiều ẩn ngữ. Rải rác đó đây là những từ, những ư rất cũ, rất b́nh thường nhưng anh vận dụng khéo léo đưa vào thơ anh lại trở thành rất mới, rất đặc biệt. Chúng ta thử đọc:

 

 

Mai em ở lại trường làm thầy dạy học

Mai em về như thể về không.

 

Tri Âm đă tŕnh diện thong thả trong thi đàn Việt Nam và sau thời gian “thử thách” tập thơ này hẵn đă có nhiều người ưa thích để trên đầu giường của ḿnh. Và Tri Âm đă biến thành Tri Kỷ khi tấm ḷng người xa xứ giữa một thời đại và trong cảnh huống rất cần sự tin yêu, chia xẻ hơn bao giờ hết.

 

Hai tập thơ tương lai, Ngày Qua Rất Vội và Trái Tim Người Biết Yêu của “cố nhân Lưu Nguyễn” sẽ trao gửi những t́nh cảm nồng thắm, bao la hơn v́ chúng ta đă tiếp nhận từ Tri Âm mang lại.

 

Lê Nhật Thăng