B́nh Ngyên Lc,

MT NHÂN SĨ

TRONG LÀNG VĂN

Vơ Phiến

 

 

 

 

 

 

       

 

 

 

 

 

 

           Năm 1969, tạp chí Khởi hành (ở Sài G̣n, số24, ra ngày 9-10-1969) hỏi B́nh-nguyên Lộc: „Ông đang viết cuốn truyện thứ bao nhiêu của ông?“ B́nh-nguyên Lộc đáp: „Tôi đang viết truyện thứ nhứt“.

 

          Cuốn truyện thứ nhứt của B́nh-nguyên Lộc, ông khởi thảo từ năm 1935, năm ông hăm mốt tuổi. Tức cuốn Hương gió Đồng Nai. Bản thảo thất lạc trong thời chiến tranh, trong những cuộc tản cư hối hả. Mấy chục năm sau, ông vừa thử viết lại vừa cố gắng t́m bản thảo xưa;  ông rao t́m trên mặt báo, kêu gọi sự giúp đỡ của người hảo tâm tứ xứ. Cho tới khi qua đời ở Mỹ năm 1987, tức 52 năm sau, tác phẩm nọ vẫn chưa t́m lại được, vẫn chưa viết lại xong. Đồng Nai là một mối bận tâm suốt đời của B́nh-nguyên Lộc. Ḍng họ ông vẫn giữ được bản gia phả mười đời. Sinh sống ở đất Tân Uyên, một làng bên con sông Đồng Nai. Mười đời kể đến 1965 (lúc ông trả lời cuộc phỏng vấn của Ngu Í) th́ đến đời cháu ông hiện nay đă thành ra mười hai đời, tức độ ba trăm năm; vậy tổ tiên ông thuộc lớp những di dân đầu tiên vào Nam lập nghiệp.

 

          Đồng Nai là bận tâm của một ḍng họ. Phù sa là bận tâm của cả miền Nam. Phù sa, tác phẩm thứ hai trong đời B́nh-nguyên Lộc, khởi thảo năm 1942, nhằm vào công tŕnh mở mang bờ cơi về phương nam, cho đến măi tận mũi Cà Mau. Tác phẩm ấy, đến ngày cuối cùng của ông, 45 năm sau, viết đi viết lại măi vẫn chưa xong.

 

          Chúng ta vừa nói đến hai mối bận tâm, mối bận tâm thứ ba của B́nh-nguyên Lộc bao trùm cả dân tộc. Cuốn Nguồn gốc Mă Lai của dân tộc Việt Nam được xuất bản năm 1971, năm sau đă xuất hiện ngay cuốn Lột trần Việt ngữ. Cả hai đều là sách đồ sộ, đ̣i hỏi lắm công phu, không biết khởi thảo từ lúc nào, và công cuộc t́m ṭi sưu khảo bắt đầu từ bao giờ. Dù sao phải là một thời gian đáng kể; ông từng than với Viên Linh trong cuộc phỏng vấn ở số báo Khởi hành nói trên : „Về ngôn ngữ học th́ thật là bể đầu, v́ tôi tự học, chớ không có vào trường ngôn ngữ nào hết, mà phải học ngót một trăm ngôn ngữ th́ rất khổ“. Biến cố tháng 5-1975 làm cho công tŕnh bị ngưng lại, dở dang. Năm 1985, sang đến Mỹ ông nghĩ ngay đến việc tiếp tục. Trong lá thư gửi chúng tôi viết ngày 16-1-1986, ông cho biết : „Số là quyển Nguồn gốc Mă Lai của tôi tuy đă dày 950 trang, nhưng thật ra th́ chỉ là tome I mà thôi. Tome II quan trọng hơn, tôi đă viết xong tại Sài G̣n, nhưng mang bản thảo theo không đọc, thành thử giờ phải viết lại, mà viết thuộc ḷng v́ tài liệu cũng không mang theo được (...). Số là trong tome I tôi chỉ mới chứng minh bằng việc đo sọ và bằng trích các cổ thư. Tome II là sách đối chiếu ngôn ngữ, trong đó có nhiều khám phá mới lạ về ngôn ngữ học, mà Âu Mỹ đă làm nhưng không xong.” Đầu năm sau, ông qua đời: lại một bận tâm dày lâu nữa chưa toại nguyện.

 

          Một chủ đề khác cũng được B́nh-nguyên Lộc trân trọng. Xem qua các tác phẩm đă xuất bản của ông, người để ư có loại được ông dành cho một sự đăi ngộ đặc biệt. Như cuốn Những bước lang thang trê nhè phố của gă B́nh-Nguyên Lộc, cuốn Thầm lặng. “Lang thang trên hè phố” là hè phố Sài G̣n đấy thôi: nơi ông đă sống hẳn từ 1949 về sau, tức 36 năm, những năm trưởng thành, sung sức, nơi ông đă trải qua gần như suốt cuộc đời hoạt động văn nghệ của ḿnh.

 

          Sách thuộc loại này – như ông nghĩ – không dính dáng đến chuyện thương măi: trên đời hẳn không mấy ai đọc nó, mua nó. Sách loại này kẻ viết viết v́ ḿnh, in cho ḿnh : thật ít, b́a không hề có màu sắc ḷe loẹt. Cuốn Những bước lang thang trên hè phố của gă B́nh-nguyên Lộc in đúng 658 bản trên giấy đặc biệt chế tạo tại làng Vĩnh Cửu, không có bản nào in trên giấy thường, và cam đoan sẽ không bao giờ tái bản ! Sau cuốn “Lang thang”, cuốn Thầm lặng cũng được tác giả liệt cùng loại: sách b́a đen trắng, „bán không ồ ạt“. Năm sau nữa, có lời rao mời độc giả đón đọc cuốn Thu hẹp thiên nhiên, „sẽ chỉ in có 569 quyển và không bao giờ tái bản“; nhưng cuốn này rồi không thấy xuất hiện trên thị trường, chẳng hay có phải v́ lư do bán chác thiếu ồ ạt quá đáng mà dự định đành gác bỏ chăng?

 

          „Những bước lang thang“ thực ra thuộc một thiên phóng sự dài, tên là thám hiểm đô thành. Trong „những bước lang thang“ ấy, B́nh-nguyên Lộc ca ngợi „những hàng me Sài G̣n“, những ghe thuyền, những „quà đêm trên sông ông Lănh“ v.v..., với những bài viết từ năm 1952. Trong Thầm lặng bài nói về “Người chuột cống“ kiếm ăn trong những ống cống dưới ḷng thành phố đă đăng báo từ 1950. Vậy Sài G̣n cũng là một ấp ủ trong ḷng tác giả qua nhiều thập kỷ.

 

          Nhớ quê là một ấp ủ khác nữa. Nhà Văn Nghệ ở California tái bản cuốn Cuống rún chưa ĺa năm 1987 với lời nói đầu (tôi nghĩ là do chính tác giả soạn thảo), cho biết về đề tài này B́nh-nguyên Lộc từng viết tới 17 thiên truyện ngắn. Nhớ quê, chữ “quê” nên hiểu rộng : đối với kẻ đi làm ăn xứ xa, th́ làng cũ tỉnh cũ là quê; đối với dân ruộng đi Cần Thơ, đi Sài G̣n, sinh sống, th́ nông thôn là quê, đối với Việt Kiều theo chồng sang Pháp, sang Mỹ ở, th́ nước Việt Nam là quê, đối với dân thương hồ lênh đênh trên sông nước rập rờn, th́ mặt đất liền là quê v.v...Quê th́ vui, th́ quí, th́ thương không biết để đâu cho hết, th́ nhớ da diết không nguôi được. Lửa reo trong bếp th́ vui, nước mưa tràn đồng th́ vui; xa đất thấy thèm mùi đất; xa xứ bắt được mùi nước mắm, mùi hương hành kho cá th́ ... xao xuyến cả tâm t́nh v.v...Tôi có cảm tưởng những câu chuyện như thế, trong một đời, từ năm nọ sang năm kia, ông B́nh-nguyên Lộc không chỉ đem ra viết có mười bảy cái truyện nhỏ đâu. E hơn thế. Có dịp kiểm điểm kỹ, e c̣n gặp thêm nhiều.

 

          Trong đời B́nh-nguyên Lộc c̣n có một bận tâm khác nữa. Ông không hề cố ư ấp ủ nó, tự nó đến với ông, dày ṿ ông. Đó là chứng bịnh thần kinh, được phát hiện vào nam 1944. Năm sau, ông khỏi bịnh. Nhưng vào khoảng thời gian từ 1950 đến 1964, ông bỗng trở nên khó tính, bực tức khác thường, khiến cuộc sống gia đ́nh lắm lúc rất khó khăn. Sự kiện này ám ảnh ông. Trong nhiều năm ông suy nghĩ, t́m hiểu về bịnh thần kinh. Người trưởng nam của ông - bác sĩ Tô Dương Hiệp – chuyên về chứng bịnh này và đă từng là giám đốc một dưỡng trí viện. Hai cha con cùng nhau thực hiện một công tŕnh biên khảo mang tên Khinh tâm bệnh sáng tác văn nghệ. Sách chưa xuất bản th́ bác sĩ Tô Dương Hiệp qua đời. Riêng ông, B́nh-nguyên Lộc từng có nhiều truyện về bệnh tâm trí.

 

          Vào khoảng đầu thập niên 70, Nguyễn Nam Anh của tạp chí Văn ở Sài G̣n có hỏi B́nh-nguyên Lộc trong một cuộc phỏng vấn về tác phẩm ưng ư nhất của ông, B́nh-nguyên Lộc cho biết, trong tất cả những ǵ đă viết, ông thích nhất ba cuốn : Những bước lang thang trên hè phố của gă B́nh-nguyên Lộc, Cuống rún chưa ĺaTỳ vết tâm linh. „Tại chủ quan tôi thấy nó hay. Nhưng người khác chưa chắc đă thấy như tôi. Tỳ vết tâm linh là cuốn truyện dày về một thiếu nữ bị bệnh tâm trí. Cùng một chủ đề tâm trí, ông c̣n nhiều truyện ngắn. Cái cảm t́nh „chủ quan“ của ông đối với cuốn truyện dày kia có chỗ thương tâm.

 

          Chúng ta chắc chắn là chưa kiểm điểm dược mọi nỗi niềm tâm sự của B́nh-nguyên Lộc : đời có ai thấu hết được ḷng ai. Tưởng không nên tham lam quá.

 

*

 

          B́nh-nguyên Lộc trước viết báo, rồi sau làm báo luôn. Vừa viết văn vừa làm báo là một đời quá bận rộn, mà sự thiệt tḥi thường khi thuộc về phía nhà văn. Người ta vẫn có cảm tưởng rằng cái văn cái truyện viết đăng báo, viết trong hối hả, e chẳng qua là món tiêu khiển, hời hợt. Báo chí liên hệ với thời sự, không phải thứ để đời.

 

          Ở B́nh-nguyên Lộc - như đă thấy - không phải thế. Cái ông viết ra hàng ngày trên báo mà là cái tiêu khiển ư ?- Là tấm ḷng ông đấy. Là những thiết tha một đời của ông đấy. Là những ǵ vẫn theo đuổi ông từ năm nọ đến năm kia không buông tha đấy.

 

          B́nh-nguyên Lộc là một tác giả nghiêm chỉnh. Ông được kính trọng.

 

          Năm l974, trên tại chí Thời tập (ở Sài G̣n, số ra ngày 10-10-74) Sơn Nam có nói về việc ông mua một cuốn sách cũ của B́nh-nguyên Lộc: cuốn Nhốt gió. „Quyển này in 3.000, gần một phần tư thế kỷ rồi, chắc là đă hao ṃn, mất mát, người chơi sách họa chăng c̣n giữ ở Sài G̣n này chừng mười quyển là nhiều. Chúng tôi may mắn có một quyển, mua cách đây bốn năm ở hiệu bán sách cũ với giá đặc biệt của loại sách cổ sách quí. Năm 1950, sách ghi bán 18đ00. Chúng tôi mua lại 600đ.00 với cái b́a đă nát. Mua để làm ǵ? Mến mộ B́nh-nguyên Lộc là một lẽ...”

 

          Mến mộ B́nh-nguyên Lộc không phải chỉ những người cùng xứ, tuổi đáng đàn em, như Sơn Nam. Trong số quen biết bạn bè, giao du về văn nghệ với B́nh-nguyên Lộc từ lâu có Xuân Diệu, Huy Cận, Đỗ Đức Thu, Mặc Đỗ, Nguyễn Văn Bỗng..., kẻ Bắc người Trung, trong thời tao loạn có kẻ đứng về bên kia chiến tuyến. Sau tháng 5-1975, Xuân Diệu đến thăm B́nh-nguyên Lộc hai lần lại nhà ; Nguyễn Văn Bỗng cũng c̣n đi lại.

 

          Anh chị em cần bút trong Nam th́ chắc là số người thân với ông tất phải nhiều hơn, nhưng tôi không thấy cần dông dài. Chỉ xin chú ư đến những nhà văn các miền ngoài, nhất là ngoài Bắc. Ở đó, cái biết về các hoạt động văn học trên phần đất Nam Kỳ cũ rất là sơ sài. Theo sự phác giác của Nguyễn Văn Trung gần đây, bộ môn tiểu thuyết xuất hiện ở trong nam sớm hơn ngoài Bắc chừng ba, bốn chục năm. Vũ Ngọc Phan không hề biết; ông nói về Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn...như những người đi tiên phong, mà không kể đến những Lê Hoằng Mưu, Nguyễn Chánh Sắc, Trương Duy Toản, Trần Chánh Chiếu v.v.. Sau lớp tiên phong, đến lớp nhà văn tiền chiến các cây bút trong Nam cũng không được chú ư bao nhiêu. Trong bộ Nhà văn hiện đại có 79 tác giả, gốc Nam Kỳ cũ được 4 người. (Ở hai quyển 4 và 5, nói về các bộ môn sáng tác, th́ không có người Nam nào). Trong Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân có 46 tác giả, người Nam chỉ được một cặp ông bà Song Hồ. Sau l945, miền Bắc chỉ quan tâm đến những cây bút đă gia nhập vào hàng ngũ chính trị của họ. Thành thử sự kết giao của các tên tuổi Bắc Trung vừa kể với B́nh-nguyên Lộc là trường hợp hiếm.

 

          Ngoài ra, B́nh-nguyên Lộc c̣n được Nhất Linh chọn mời cộng tác vào tờ tạp chí ông chủ trươg ở Sài G̣n sau Genève. Năm 1952, mới từ Hương Cảng về Sài G̣n, Nhất Linh đă nhắn B́nh-nguyên Lộc đến gặp ḿnh tại nhà trọ bấy giờ ở đường Lê Văn Duyệt (Phỏng vấn của lê Phương Chi, Tin sách số 32, tháng 2-1965).

 

          Một thắc mắc có thể được nêu ra : Liệu có thể bảo rằng những mối giao hữu, những sự chọn lựa nọ đối với B́nh-nguyên Lộc là căn cứ trên các ưu tư làm cơ sở cho văn nghiệp một tác giả nghiêm chỉnh không ? Có phải ai tiếp xúc với B́nh-nguyên Lộc cũng để ư đến các hoài bảo âm thầm của ông, và quí trọng nó?

 

- Không phải chúng ta vừa khám phá ra điều bí ẩn nào bất ngờ nơi B́nh-nguyên Lộc đâu! Trước chúng ta mấy chục năm, các phỏng vấn viên Ngu Í, Nguyễn Nam Anh, Viên Linh, vị nào đến với B́nh-nguyên Lộc đều biết, đều có đề cập xa gần đến tác phẩm đầu tiên luôn ám ảnh ông. Tất nhiên họ không biết hết mọi hoài bảo của B́nh-nguyên Lộc. Th́ cũng như chúng ta!

 

- Nhưng những hoài băo cao quí có làm nên giá trị một tác giả hay một tác phẩm văn chương chăng?

 

- Đó là một nghi vấn lợi hại. Trăm năm trước Oscar Wilde đă nói chăc nịch : “There is no such thing as a moral or an immoral book. Books are well written, or badly written.” Sách chỉ có sách hay với sách dở thôi, cần ǵ biết tới chuyện cao quí với không cao quí ? Nhưng chúng ta sống trong một truyền thống văn hóa khác. Ở ta, đến như cụ Nguyễn Du mà vẫn từng điêu đứng một thời v́ cái giá trị đạo lư của cuốn Kiều, huống chi những phận hèn như chúng ta. Mặc dù chúng ta đă xa thời Nguyễn Du, dù các quan niệm văn học Tây phương đă phổ biến rộng răi, nhưng phải nhận rằng ảnh hưởng của truyền thống vẫn c̣n : Đối với sách, ngoài chuyện sách hay sách dở ở ta vẫn lắm kẻ lưu tâm đến sách tốt sách xấu; và đối với người (tác gtả) ta vẫn quí chuộng những kẻ kiêm đủ tài và ... đức, những kẻ có ḷng. Dĩ nhiên chỉ quí chuộng khi sách tất không đến nỗi dở, kẻ có đức không đến nỗi bất tài.

 

          Nhưng chuyện hay dở rồi sẽ bàn sau.

 

*

 

          Người ta để ư thấy Nhất Linh mời B́nh-nguyên Lộc cộng tác làm báo, nhưng Nhất Linh không đề cử B́nh-nguyên Lộc vào Tự Lực văn đoàn, không đưa sách ông vào các nhà xuất bản Phượng Giang, Đời Nay, như đối với một số nhà văn khác lúc bấy giờ (Nhật Tiến, Linh Bảo, Nguyễn Thị Vinh, Duy Lam...). Tại sao vậy? Một cách đánh giá chăng? Chúng ta không có căn cứ đầy đủ để ức đoán. Hăy bằng ḷng với một ghi nhận, một “để ư” vậy thôi.

 

         Từ đó liên tưởng đến vài sự kiện khác.

 

          Trở lại với Sơn Nam, xem cách Sơn Nam đọc sách B́nh-nguyên Lộc. Ông mua cuốn Nhốt gió với cái giá đă gấp 33 lần nguyên giá, lư do thứ nhất là v́ ḷng mến mộ đối với tác giả (như ông đă nói). Lư do thứ hai là đối với tác phẩm: “là muốn có sẵn trong tủ một quyển sách có công dụng thiết thực. Công dụng ǵ? (...) Chúng tôi đọc Nhốt gió để t́m một vài phút lâng lâng (…) Thế nào là lâng lâng? (...) .Muốn thưởng thức Nhốt gió th́ nên lật ra, đọc một vài hàng, hoặc vài chục hàng để rồi xếp lại. Hoặc bỏ vài chục trang, đọc một đoạn cho vui. Người đọc không phải cố gắng, chịu cực để theo dơi nhơn vật hoặc suy nghĩ ǵ cả. Xin giới thiệu vài đoạn (...). Cứ đọc Nhốt gió khi nào ḿnh thấy thiếu thốn một chút hương vị quen thân. Sách chỉ dày có 200 trương, đọc lai rai chừng một tháng là hết, nhưng thỉnh thoảng đọc lại năm ba hàng, t́nh cờ, lại thấy vui và mới.

 

Nó giống như ca dao, những câu ca dao bằng văn xuôi.” (Thời tập, Sài G̣n, số đă dẫn.)

 

          Vài đoạn Sơn Nam đem ra giới thiệu là một đoạn nói về cánh rừng dầu lông cao lỏng khỏng, lá khô rôm rốp dưới chân người, ong kêu vù vù như muôn ngàn người tṛ chuyện trên ngọn cây. Và đoạn nữa là về một anh chàng xa quê nhớ về làng quê, nhớ những buổi đầu đông gió bấc ở rừng về bay theo bầy tu hú, những chiều đầu mùa mưa gió nồm từ biển vào rũ dọc đường bầy bông lồng mứt trắng mịn như tơ trời...

 

          Cả tháng trời, Sơn Nam đọc từng đoạn như thế, và ông lâng lâng. Th́ ra ông có đọc truyện đâu! Tay cầm cuốn truyện, ông đọc ca dao!

 

          Như thế, Sơn Nam quả là tay sành sơi. Ông Cao Huy Khanh, ông Nguyễn Văn Sâm đọc truyện của B́nh-nguyên Lộc, và không mấy vừa ḷng. Ông Cao kêu về cái “cá tính ưa thích sự phân tích lư luận bác tạp rộng về bề mặt nhưng thiếu chiều sâu”. Ông Nguyễn cũng bảo “Ông (B́nh-nguyên Lộc) giải thích quá nhiều lần, nên người đọc dễ chán, người ta đọc tưởng ḿnh đọc sách học hơn là đang thưởng thức một sáng tác phẩm.” (Tạp chí Văn học, Hoa Kỳ, số 18, tháng 7-1987). Hay vị gặp nhau ở cái chủ tâm giảng giải, thuyết phục, nơi B́nh-nguyên Lộc.

 

          Hai vị đă bắt đúng một trong vài chỗ nhược của B́nh-nguyên Lộc. Một chỗ nữa là cốt truyện. Lấy kinh nghiệm sáng tác của ḿnh, ông khuyên các bạn trẻ đừng nghe lời một số các nhà phê b́nh mà nghĩ rằng cốt truyện hay th́ làm mất giá trị của truyện. (Thời tập, Sài G̣n, số đă dẫn). Có nhà phê b́nh nào bảo vậy không? Dù sao B́nh-nguyên Lộc là một tác giả tốt bụng, ông chuộng loại truyện hay v́ truyện (dĩ nhiên cũng hay luôn về các phương diện khác). Truyện nhiều t́nh tiết hấp dẫn, lôi cuốn, đọc vẫn thích; ông tử tế với độc giả, ông muốn độc giả hưởng nhiều khoái trá.

 

          Rốt cuộc ông lâm lụy vào hai cái ấy: truyện rộn ràng t́nh tiết và nặng giảng giải

 

          Về cái giảng giải khỏi cần dông dài: một sự kêu trời rập ràng của hai vị Cao - Nguyễn vừa rồi đă đủ. Giảng làm chi chữ hả? Tiểu thuyết gia nào có phải là thầy cô của ai đâu, độc giả t́m đến cuốn truyện nào có ư học hỏi ǵ đâu mà tự dưng hạ người ta xuống phận học tṛ cho người ta í ới thảm thương!

 

          C̣n về t́nh tiết rộn ràng, có thể chọn một thí dụ nơi cuốn Đ̣ dọc mà ông cao Huy Khanh cho là “sự thành công duy nhất và quá hiếm hoi” của B́nh-nguyên Lộc. Bốn chị em Hương, Hồng, Hoa, Quá đều chưa chồng, các cô đă quá muộn, cha mẹ đă lấy làm lo. Lại gặp cảnh rời Sài G̣n về tỉnh nhỏ, cha mẹ càng lo thêm. Chợt có tai nạn xe xảy đến ngay trước nhà. Trong một đêm, cả bốn chị em nối đuôi tṛ chuyện với nạn nhân, là anh Long. Rồi bốn chị em cùng yêu. Rồi hai chị em nối nhau tự tử v́ t́nh. Rồi ba chị em lại xúm nhau lấy chồng. Sự việc sao mà dồn dập, mà rụp rụp, ngoạn mục quá chừng. Cũng ngoạn mục như chuyện yêu đương có dây gai thắt gút, có đèn pin bỏ túi của một chàng trai Sài G̣n, trong Tỳ vết tâm linh. Lại cũng ngoạn mục như chuyện anh chàng Bùi An Khương trong truyện “Thèm người” bị thất t́nh, đi trả thù t́nh, vào rừng, bị con khỉ cái bắt, cặp nách nhảy vùn vụt nên các ngọn cây, đêm đêm trói chàng lên cành cây, ban ngày hái trái ngậm đầy mồm đem về nuôi chàng, nuôi để mà ... hiếp. Chàng trai sống riết với khỉ đến gần mất h́nh người.

 

          Chúng ta có cảm tưởng ông B́nh-nguyên Lộc có hảo ư muốn làm vui người đọc. Hảo ư không thuộc về nghệ thuật.

 

*

 

          Giảng giải là một quan tâm về ư nghĩa, cốt truyện ly kỳ là mối quan tâm gây thích thú. Ư nghĩa nếu cao xa, diễn biến nếu ngoạn mục, xem qua biết rồi cũng sẽ mất lư do thu hút. Trong khi đó vài câu bâng quơ, chẳng hạn:

 

“Ai về Giồng Dứa qua truông

 

Gió run bông sậy để buồn cho em”'

 

lại có thể hát đi hát lại hoài vẫn c̣n sức kích động. Ông Sơn-Nam bỏ qua các khoản kia, nhảy vọt qua từng đoạn sách, chọn dọc những câu “ca dao” trong truyện B́nh-nguyên Lộc, cho nên sách cũ một phần tư thế kỷ vẫn thấy hay.

 

          Cái nhược kia với cái ưu này cùng của ông B́nh-nguyên Lộc cả. Và đều do những bận tâm ấp ủ một đời của ông cả. Điều ấp ủ mà nóng ḷng đem ra phân giải quá lộ liễu thành hỏng. Nỗi ḷng ấp ủ mà tiềm ẩn tận cơi sâu trong tâm hồn hoặc kín đáo bộc lộ, hoặc bất thần xuất hiện không chủ tâm lại gây xúc động, lại làm nên giá trị nghệ thuật.

 

          Cảnh rừng dầu lông ong kêu vù vù (“Thèm người”) cảnh những chiếc ghe thương hồ đậu kinh Tàu Hủ, những chiếc ghe từ các miền Ba Thắc, Đồng Nai… lên, trên mui chưng vài ba cây cảnh, trước mui một con heo đứng ngơ ngác nh́n bờ (...), những chiếc ghe khẳm lừ hàng hóa, thủ phận người vợ hiền chăm nuôi con dại, và bỡ ngỡ như một chị nhà quê lạc lơng vào thành phố (“Sông ông Lănh”); cảnh mùa mưa nước dâng ngoài đồng, đom đóm đậu nghẹt lá cây, chớp nháy buồn thê thiết, cảnh hai ba giờ khuya thức giấc, cất tiếng hú chị em bạn vầy đoàn chín chị mười chị cùng đi chợ vui không quên nổi (“Con Tám cù lần”); chuyện những ngôi cổ mộ, hoặc của một ông sư hoặc của một ông tướng, phu phen ty Lộ chính đô thành quật lên nay ở góc đường này mai góc đường kia, những mả cũ bên đường một đô thị nhộn nhịp gợi bao nhiêu ngậm ngùi (“Hui nhị t́ II”) v.v..., bấy nhiêu chuyện nọ cảnh kia rải rác khắp tác phẩm B́nh-nguyên Lộc. Lại c̣n như câu chuyện người các tỉnh lên Sài G̣n làm ăn, buổi sáng ngồi ở bến ông Lănh uống tách cà-phê, trông ra những chiếc ghe thương hồ trên sông mà:

 

“Nh́n ghe bỗng chạnh t́nh quê

 

Rưng rưng nước mắt tư bề người dưng”

 

lại nghĩ quẩn :

 

“Ghe ơi, vài bữa ghe về

 

Nhắn người dưới ruộng cô Qú c̣n không?”

 

          Ghe đi ghe lại về, người xa xứ th́ ṃn mỏi tháng năm trên các nẻo đường đô thành, tư bề người dưng ! Những cái ấy cũng làm ông Sơn Nam lâng lâng sầu được chứ ! Những cái ấy, chúng là những “ca dao” lốm đốm trong truyện, trong thơ, trong bút kư, trong mọi môn loại sáng tác của B́nh-nguyên Lộc. Chúng là cái dấu ấn phân biệt thứ văn chương đăng báo, văn chương nhật tŕnh của B́nh-nguyên Lộc với văn nhật tŕnh của bao kẻ khác.

 

          Những đóm “ca dao” ấy đă kết tinh từ cái thiết tha đối với quê hương, nguồn gốc, đất đai, cái thiết tha từng ôm ấp các công tŕnh Phù sa, Đồng Nai, Mă Lai v.v...trong mấy thập kỷ. Cái ưu này kết hợp với cái khuyết kia kết quả thế nào? Nên cân nhắc bên nặng bên nhẹ ra sao cho phải ? Chắc chắn B́nh-nguyên Lộc không có ư căi cọ với ai, nhưng có lần cùng Nguyễn Nam Anh nói chuyện, trước 1975 (bài phỏng vấn được đăng lại trên tạp chí Văn học, Hoa Kỳ, số l8 năm 1987) ông đă xác quyết, cũng chắc nịch như Oscar Wilde: “Giữa tài với đức, đức phải hơn. Tôi không phải là một nhà đạo đức chút xíu nào hết, nhưng tôi vẫn trọng đức của người khác, đánh giá họ bằng đức chứ không bằng tài, mặc dầu tôi vẫn quư trọng tài của họ lắm.”

 

          B́nh-nguyên Lộc không chịu nhận lấy cho ḿnh chút xíu đạo đức nào, nhưng tấm ḷng của ông chắc chắn là yếu tố đáng kể trong sự quư trọng của người đời. Người ta quư trọng ông như quư trọng một nhân sĩ trong làng văn, cái ḷng rộng lớn cả cơi Nam Kỳ cũ.

 

 

Vơ Phiến

 

tháng 5-1998