Phạm Phú Minh

Đọc "PHIẾM" của Song Thao

Nhà văn Song Thao trong mùa Giáng Sinh năm 2004 này vừa cho ra mắt một cuốn sách mới, đó là cuốn PHIẾM do nhà Văn Mới ở Nam California xuất bản. Tên sách chỉ một chữ thế thôi, nhưng bao hàm được cả nội dung cuốn sách, một nội dung rất mới so với sáu cuốn toàn là truyện ngắn ông đă cho ra đời đều đặn trong mấy năm gần đây.

Chuyện phiếm th́ rơ ràng không phải là truyện ngắn. Muốn viết truyện th́ người viết phải dùng rất nhiều hư cấu, truyện luôn luôn là sản phẩm của trí tưởng tượng dù đó đây có thể có sử dụng rất nhiều chất liệu có thật của đời thường. Nhưng phiếm th́ khác. Nó thật ra không, hoặc chưa phải là, một thể loại văn học, nó chỉ là những câu chuyện của đời thường được kể lại theo lối nói chuyện... phiếm, nghĩa là nói chơi cho vui, lan man, giữa những người bạn với nhau. Hai chữ “chuyện phiếm” dễ khiến người ta liên tưởng đến một số bạn bè tâm đầu ư hợp ngồi uống trà tán gẫu chuyện ở một pḥng khách. Họ có thể nói về vô số đề tài và những ư nghĩ quanh các đề tài đó, một cách thoải mái, không bị một hạn chế hay ràng buộc nào.

Nhưng chuyện phiếm viết có khác với chuyện phiếm nói. Khác ở chỗ nó... ít phiếm hơn, nghĩa là bài bản hơn, không có quyền lan man một cách quá đáng, nói cách khác nó vẫn lan man, nhưng một cách có sắp xếp. Và đó là cả một nghệ thuật.

Nghệ thuật viết phiếm là một loại nghệ thuật riêng biệt, không ai giống ai, giống như cái duyên dáng của một người kể chuyện vui vậy. Và chúng ta đang có một trường hợp cụ thể để xem xét, là cuốn PHIẾM của Song Thao. Thật ra hiện nay rất ít người viết phiếm thành công như Song Thao, và lại với một số lượng dồi dào đủ để in thành sách, nên đây là trường hợp hy hữu để khảo sát một loại h́nh viết lách không phải là mới lắm, nhưng ít có người viết một cách say mê kiên tŕ như Song Thao.

Thật sự mọi người không biết Song Thao bắt đầu viết Phiếm từ bao giờ – mấy năm trước chỉ thấy ông viết toàn truyện ngắn – nhưng cách đây đúng một năm ông bắt đầu viết phiếm đều đặn cho tạp chí Thế Kỷ 21. Trong số báo đầu tiên có đăng chuyện phiếm của ông, số tháng Mười Hai năm 2003, Ṭa soạn Thế Kỷ 21 có mấy lời giới thiệu như sau:

“Bắt đầu từ số này, nhà văn Song Thao sẽ phụ trách một trang mới trên Thế Kỷ 21, Trang Chuyện Phiếm. Song Thao là một cây bút viết truyện ngắn quen thuộc của độc giả Thế Kỷ 21 từ nhiều năm qua. Ông cũng là một tác giả rất được ưa chuộng trên văn đàn hải ngoại với nhiều tập truyện đă được xuất bản.


“Bây giờ nhà văn lại nảy ra ư thích viết chuyện phiếm. Theo nhà văn Vơ Đ́nh th́ chuyện và truyện khác nhau. Truyện được xây dựng hư cấu với kỹ thuật riêng, c̣n chuyện th́ là kể những ǵ có thật trong đời sống, thường có sao nói vậy. Đă thế, chuyện phiếm th́ lại càng tự do, không cần chủ đích rơ rệt, bàn rộng về nhiều việc... chơi cho vui vậy thôi.
“Nhưng dân gian thường nói, ăn chơi nhiều khi ngon hơn ăn thiệt. Không tin, mời quư vị thưởng thức món ăn chơi mà nhà văn Song Thao t́nh nguyện dọn mời quư vị hàng tháng trên trang này.”

Song Thao viết chuyện phiếm rất đều tay, mỗi tháng “đúng hẹn lại lên” đều gửi cho Thế Kỷ 21 một bài với ba đề tài, ngót nghét gần mười ngàn chữ. Độc giả thích ông ngay từ những bài đầu tiên. Báo Thế Kỷ 21 chữ nhỏ, mỗi trang chứa độ một ngàn chữ, như thế mỗi bài phiếm của Song Thao chiếm gần mười trang báo. Kinh nghiệm làm báo cho chúng tôi biết rằng một bài báo đến mười ngàn chữ là vào hạn quá dài, thường là phải cắt đôi để “kỳ sau tiếp,” nếu không sẽ gây nản cho người đọc. Nhưng phiếm của Song Thao th́ khác, người đọc “tiêu thụ” mười trang dễ như không, lại c̣n viết thư về Ṭa soạn để nói rằng họ thích lắm. Yếu tố nào khiến ông thành công như thế?

Trước hết là đề tài. Toàn là những đề tài gần gũi trong cuộc sống, không rắc rối cao xa. Và được tác giả đặt tên rất ngắn gọn. Trong 40 chuyện của sách này th́ chỉ một có cái tên dài nhất gồm ba chữ (G̣ Bồng Đảo), 15 chuyện có tên hai chữ (Cà phê, Vợ chồng, Xe đạp, Đàn ông, Hoa xuân v.v...), đa số c̣n lại chỉ có một tiếng gọi cụt ngủn, ví dụ như Bia, Cầy, Chó, Ngủ, Phở, Rượu...). Dù là ba, hai hay một chữ gọi, chúng ta đều thấy toàn là những chuyện quen thuộc, thích thú, và nhất là nội dung nhiều chuyện, tha hồ mà... phiếm.

Thật ra dù là đề tài ǵ, nội dung có nhiều hay ít chuyện cũng là do tài của người viết. Một chuyện thông thường quá, như cà phê, ngày nào mà mọi người chẳng uống, thấy nó chẳng có ǵ đáng nói nhiều cả, thế nhưng nhà văn Song Thao lại nh́n ra khối chuyện: “Cà phê cơng nhiều thứ trên lưng. Nỗi buồn, nỗi nhớ, niềm vui, khắc khoải, cô đơn, chán chường... Cà phê h́nh như không chỉ là cà phê mà chính là cuộc sống tâm t́nh.” Ông đă cho cà phê “cơng” trên lưng nó nào là kỷ niệm của ông với quán Cái Chùa La Pagode trên đường Tự Do của Sài G̣n cũ, nào là tranh của họa sĩ Đinh Cường vẽ trong tiệm cà phê, nào là số liệu điều tra của National Institute on Drug Abuse để biết chúng ta dùng bao nhiêu miligrams caffeine mỗi ngày th́ sẽ đâm ra nghiện, rồi cả cái cách chất này tác động vào trung khu thần kinh của chúng ta v.v... Và kèm theo là vô số những chuyện vui vui về cà phê mà ông sưu tầm được, chẳng hạn:

“Một anh chàng vẻ mặt lo lắng đến gặp bácsĩ . Thưa bác sĩ, vợ tôi ngoại t́nh. Mỗi lần tôi bắt được quả tang cô ta lại bảo tôi hăy b́nh tĩnh và uống một tách cà phê. Xin ông hăy cho tôi một lời khuyên.
“Bác sĩ ngần ngừ hỏi:
Liệu tôi có thể khuyên anh điều ǵ đây?
Tôi uống cà phê nhiều như vậy có hại cho sức khỏe lắm không?”

Chỉ hai chữ “cà phê” mà lan man biết bao nhiêu là việc! Kỷ niệm bùi ngùi có, giai thoại văn nghệ có, kiến thức phổ thông rất đầy đủ, t́nh trạng xă hội liên quan đến thứ nước uống đen sánh ấy, và điểm xuyết, rải rác là nhiều nụ cười nhè nhẹ... Tất cả kết nối nhau bằng một giọng văn vô cùng duyên dáng, có khả năng lôi cuốn người ta đọc... quên thôi.

Ngẫm ra, viết được mấy trang như giỡn ấy không phải là dễ. Ngoài cái duyên và cái chất hài hước trời cho cộng với khả năng sáng tác văn học vững chắc của ḿnh, tác giả bắt buộc phải đọc nhiều và nhớ nhiều. Tài liệu ngày nay như rừng như biển trong báo chí, sách vở và internet, phải chịu khó sưu tầm t́m đọc những ǵ có liên quan đến đề tài ḿnh viết. Thời đại này là thời đại của kiến thức, người cầm bút mà không trau dồi kiến thức th́ trang viết sẽ dễ trở nên hời hợt, chữ nhiều hơn ư. Nhiều người nghĩ bản chất của Phiếm là lan man, viết ǵ lại chẳng được, nhưng nghĩ thế là lầm. Mỗi bài Phiếm của Song Thao là một công phu. Là một nhà văn, trước hết tác giả trao cho chúng ta cái khía cạnh cảm xúc của đề tài, thường bắt nguồn từ vốn sống và kỷ niệm của riêng ḿnh với bạn bè thân hữu qua các câu thơ, câu văn, lời nói. Tác giả sử dụng nguồn tư liệu sống này rất tự nhiên, như là một cách chia sẻ với độc giả cái thế giới thân mật của những người làm văn nghệ với nhau. Về lâu về dài, với sự đăi lọc của thời gian, một số câu chuyện có vẻ riêng tư này có thể thành những giai thoại hay tài liệu văn học cho đời sau. Như cảnh đêm Noel đầu tiên trong trại cải tạo này chẳng hạn:

“Chụm đầu vào nhau, chúng tôi khe khẽ hát, tiếng ca o ép sợ tụi ăng-ten nghe thấy. Chúng tôi hát để an ủi nhau. Những bài hát của quá khứ, của kỷ niệm, những khúc thánh ca chưa bao giờ, trong thời gian ngoài ngục tù, chúng tôi lại cảm thấy thấm sâu vào ḷng như vậy. Trong hoạn nạn, chúng tôi mới thấy thật cô đơn.

Con ngẩng mặt: đêm nay trời nạm ngọc
Quê Cha đâu? Đường lối hẹp kinh kỳ
Thuyền vật chất trôi xuôi về địa ngục
Trong hồn con c̣n dội bước con đi.

Nhà thơ Tạ Kư đă cô đơn nh́n lên trời trong đêm Giáng Sinh. Đêm đó, chúng tôi chẳng thấy trời, chẳng thấy đất, chỉ thấy hỗn mang trong bóng tối địa ngục. Đêm đó, khó dỗ giấc ngủ, biết bao nhiêu giọt nước mắt đă lăn thầm trên mặt. Nước mắt đàn ông!”

Rồi đến tài liệu. Tài liệu chiếm một vị trí quan trọng trong chuyện phiếm của Song Thao. Thường người ta chỉ chuyên về một ngành nào đó và biết rơ tài liệu về ngành chuyên môn của ḿnh. Nhưng đối với người viết chuyện phiếm th́ chẳng có ǵ nhất định. Phiếm mà. Thế mà nói chuyện ǵ Song Thao cũng có tài liệu, với một chủ trương “nói có sách mách có chứng” rất vững chắc. Từ vở kịch “Âm Hộ Độc Thoại” nổi tiếng thế giới của bà Eve Ensler bắt nguồn từ đâu mà có, đến các lư thuyết về Hỏa ngục của các tôn giáo khác nhau, từ cách xử lư chất độc của điện thoại di động phế thải cho đến kỹ thuật nhồi cilicone cho đôi “g̣ bồng đảo” với các hậu quả ghê gớm của nó... Độc giả được học hỏi và cập nhật biết bao nhiêu điều, mà chẳng phải cố gắng khó nhọc ǵ cả, chỉ việc thích thú đọc chuyện phiếm của Song Thao!

Tác giả Song Thao nghĩ đến việc in thành sách các chuyện phiếm của ông là phải. Giá trị giải trí của những chuyện này rất cao, v́ chuyện nào cũng thú vị. Giá trị văn học, dĩ nhiên rồi, mấy ai viết chuyện phiếm với một văn phong cười cợt một cách thanh tao như ông? Rồi c̣n biết bao văn, thơ trích dẫn, bao nhiêu giai thoại của giới văn nghệ Việt Nam. C̣n nói ǵ kho tư liệu phong phú về nhiều lănh vực khoa học, xă hội, văn chương, tôn giáo... của thế giới mà ông vận dụng vào đề tài của ḿnh, vô cùng phong phú! Nhưng quan trọng nhất là việc ông tổng hợp tất cả những thứ đó lại, để tạo thành một tác phẩm của ông, một tác phẩm thuần nhất, có chủ đề, có tư tưởng, và đôi khi cả triết lư nữa, nhằm truyền đạt một điều ǵ đấy bắt nguồn từ cuộc sống, mặc dù mới thoạt nh́n qua th́ đây chỉ là những món... ăn chơi!

Phạm Phú Minh

Nhật báo Người Việt, Westminster, California, số ra ngày 2-1-2005