Phan Ni Tấn (ND)

đọc 'T́nh Thơm Mấy Nhánh'

           

 

 

Thơ Lê Hân hay, rất hay, đọc rất thú vị, hấp dẫn trong nhiều câu cú cũng như trong cách dùng từ. Thơ Lê Hân hay nhưng không mới, cũng không lạ. Lạ là ở người.

         

Tôi quen Lê Hân gần mười năm nay, chỉ biết anh là thành phần du học trước 75, tốt nghiệp kỹ sư hóa học và đang hành nghề nguyên tử lực tại thủ phủ Toronto.   Tôi cũng biết  Hân, trong mấy năm gần đây đă có dịp phát huy ḷng nhiệt t́nh hăng say của ḿnh qua các hoạt động văn nghệ. Óc thẫm mỹ của anh thật hữu ích, đă khéo léo tŕnh bày các tập thơ văn của bạn bè anh em mà không cần hồi đáp; đặc biệt phụ trách việc làm báo đặc san rất tới, rất chuyên nghiệp cho Hội Cựu Học Sinh Trưng Vương - Chu Văn An sinh hoạt hằng năm.   Qua những tập đặc san này tôi thấy Lê Hân cũng  chập chững lẹt quẹt vài ba bài văn thơ mà tôi thường nghĩ là cho có với bằng hữu thân sơ. Tóm lại, với tôi Lê Hân trước sau vẫn là một con người b́nh thường, nhă nhặn,  dễ mến; từ vóc dáng cho tới tánh t́nh chẳng có vẻ ǵ là nghệ sĩ, nhất là dung nhan th́ chẳng thơ chút nào.

         

Mới đây Lê Hân gởi và nhờ tôi đọc xong viết cho vài hàng nhận định về tập thơ đầu tay của anh. Dù tin cậy tài tổ chức văn nghệ và báo chí của Lê Hân, tôi vẫn chưa có hào hứng về tập thơ mới này. Có lẽ thơ Việt Nam bây giờ tràn lan khắp trong và ngoài nước như nấm, ít có bài làm cho ḿnh thích thú. V́ ngại gặp phải những loại thơ từng làm ḿnh ngán ngẫm nên tôi chưa dám đọc ngay tập thơ Hân gởi. Nhưng bạn bè nhờ th́ buộc phải đọc và cái nghi ngại kia tan biến ngay, thế vào đó là sự phấn chấn, gây hứng khởi bất ngờ. Lần giở những trang thơ  T́nh Thơm Mấy Nhánh của Lê Hân tôi càng ngạc nhiên thầm nghĩ không biết Hân làm thơ từ lúc nào mà thơ hay quá, đạt quá, vững vàng quá, chuyên nghiệp như một người đă từng lăn lộn, ăn nằm với thơ  từ lâu lắm. Vậy  Hân biết làm thơ từ bao giờ? Hăy nghe tác giả tâm sự:

 

                   không nhớ làm thơ từ lúc nào

                   h́nh như từ thuở biết chiêm bao

                   thấy ông Nguyễn Khuyến ngồi câu cá

                   thấy bác Kế Xương hát ả đào

                                                                  (Thơ tôi)

           

Mặc cho tác giả ngồi đó ỡm ờ, càng đi sâu vào những trang thơ tôi càng cảm thấy Lê Hân làm thơ dễ như lấy đồ trong túi; nói như nhạc sĩ Văn Cao nói Trịnh Công Sơn viết lời nhạc dễ như lấy chữ từ trong túi ra. Bạn tôi làm thơ cũng dễ như  trẻ con khi vui th́ hay phá phách:

 

                   tôi đă làm thơ như vọc đất

                   như leo trèo, chạy nhảy, tắm sông...

                   tôi đă làm thơ ngon trớn nhất

                   khi niềm vui chất ngất trong ḷng

                                                                (Thơ tôi)

 

Có nhiều người làm thơ tuy dễ nhưng dùng chữ không dễ. Ngược lại Lê Hân sử dụng từ rất nhuần nhuyễn, nhất là những động từ được tác giả thả vào câu đúng lúc, đúng chỗ, làm cho mạch thơ không những lai láng chảy qua từng vần từng ư mà c̣n gây hứng thú bất ngờ. Bài ‘Luận Về Yêu’ là một thí dụ:

 

                   mỗi nhánh chữ đều có tôi phục kích

                   nằm lăm le t́nh mộng trong tim

                   em lấp ló, tức th́ tôi nhận diện

                   yêu hay không là chuyện của trái tim

                                                      (Luận về yêu)

         

Cái hay ở bốn câu trên những là những động từ phục kích, lấp ló và nhận diện tạo cho giọng thơ có tư thế trốn t́m mà tác giả là người chiếm thế thượng phong tuy nghênh ngang nhưng tâm t́nh phơi phới, trong veo.   Những động từ trong bài ‘T́nh Hát’ cũng vậy:

 

anh ngố quá cho nên cơn gió đến.

thở trong tà áo trắng ngỡ là thơ.…. 

 

hồn rơi giữa lúm đồng tiền ngoái lại.

t́nh em e ấp tuổi mười lăm.

ngát hồn nhiên trên mỗi nhánh tay cầm...

                                               (T́nh hát)

 

một tứ thơ có bản lĩnh, tư tưởng th́ dồi dào. Tôi muốn dẫn thêm một trường hợp khác nữa: bốn câu đầu của bài ‘Đón Xuân’, đặc biệt, trừ hai động từ ở câu thứ ba không có ǵ đặc sắc, các câu  c̣n lại được tác giả sử dụng động từ rất tài t́nh:

 

                   tháng năm chim sáo bơi  sân cỏ

                   gió chải  từng chùm lá thanh thanh

                   em hé cửa chào ḍng nắng ấm

                   bàn tay đang hát  khúc xuân xanh

                                                     (Đón xuân)

         

Cứ vậy, những động từ  trào ra trên đầu ngọn bút cứ hân hoan gieo xuống làm cho toàn tập thơ bật lên những chuỗi âm thanh đầy sức sống.

         

Mà thật, thơ Lê Hân là thơ có âm thanh của sự chuyển động, tha thướt  vẽ nên nhiều h́nh ảnh và nhạc điệu dễ thương. Thử đọc một đoạn  dưới đây:           

                  

thơ dễ thương là thơ có em

                   mắt môi mày má... cứ lênh đênh

                   vạt hông, gót bước hơi làm điệu

                   một chút buồn khan đủ lót nền

                                        (Thơ dễ thương)

 

Đây nữa:

 

                   trên mặt cát, nơi em nằm thuở nọ

                   cánh tay tṛn c̣n lơm đến trăm năm

                   biển làm chứng, có ta từng đứng lại

                   lượm hương em thảng thốt nuốt vô ḷng

                                                 (Em, biển và trăng)

 

Song song với những loạt thơ năm chữ, bảy chữ hoặc   tám chữ, thể thơ lục bát của  Hân cũng hồn nhiên,  tươi mát thấm đẫm từng vần điệu tạo nên những dư âm nghệ thuật khá lư thú như  trong bài ‘Thơ T́nh Riêng Tôi’:

 

một đời tôi chưa thất t́nh

yêu người là để yêu ḿnh rơ hơn

nhớ nhung lăng mạn giận hờn...

bao nhiêu chiêu giúp tâm hồn trẻ luôn

 

một đời tôi chưa biết buồn

nợ duyên vốn rất b́nh thường, tự nhiên.

được không chẳng thể ưu tiên

người nào không có trái tim si t́nh?

 

một đời tôi sống hiển vinh

bởi nhờ làm được thơ t́nh vu vơ

yêu thương chẳng để tôn thờ

là cho là nhận tóc tơ tôi, người

 

thơ t́nh tôi ấm niềm vui

từng ḍng thánh thót tiếng cười nói em

                            (Thơ t́nh riêng tôi)

         

Lục bát của Lê Hân cũng gần với ca dao:

 

                   áo em mặc loăng nắng trời

                   làm con bướm dạo lưng đồi quên bay

                   ...

                   áo em có ướp ca dao

                   hai tà khép mở đường vào cơi thơ

                                                   (Tà áo mùa thu)

 

                   tự dưng mưa băo t́nh cờ

                   từ khi em ngó hững hờ sang tôi

                                                  (Tự dưng)

 

                   chiếc tằm em rớt bên vườn

                   bướm vàng tha gởi vào nguồn ca dao

                                                  (Em từ lục bát)

 

Sự t́m ṭi và cố gắng đổi mới cho câu chữ đă tạo cho thơ Lê Hân có những nét riêng biệt và giọng điệu đáng yêu, nhất là thể lục bát. Có điều, cũng chính thể thơ lục bát có những ấn tượng mạnh mẽ của trí tuệ này, ng̣i bút đầy cảm xúc Lê Hân lại vô t́nh làm xước đi một vài câu theo luật bằng trắc.

         

Điệp vận ngay từ trang đầu của phần một:

 

                   vạn vật dạy tôi làm thơ

                   t́nh em vun bón

                   nụ thơ sống đời

         

Trang 72 bài ‘Nữ Sinh’:

 

                   cặp ôm che ngực xuân th́

                   em đi hoa cỏ thầm th́ trông theo

                                                         (Nữ sinh)

Lạc vận ở trang 51 bài ‘Hồng Pristine’:

 

                   vươn cao khỏi phiến lá buồn

                   em hạnh phúc trải cánh hương dậy th́

                                                    (Hồng pristine)

 

trang 77 bài ‘Trong Giờ Học’:

 

câu thơ tôi viết trong đầu

bây giờ vẫn mới như hồi tập yêu

                            (Trong giờ học)

         

Nh́n chung tập thơ T́nh Thơm Mấy Nhánh  của Lê Hân chia làm bốn phần được xây dựng và phát triển trên nền tảng cái tâm của tác giả đối với con người và cuộc đời. Cùng với sự t́m ṭi và sáng tạo, thơ Lê Hân nhiều lúc cũng giản dị như chính hơi thở của cuộc sống. Chính t́nh cảm yên vui và tinh thần lạc quan thơ Lê Hân đă  thể hiện dưới một bút pháp độc đáo tạo nên sự  hấp dẫn cho tập thơ.

         

Cuối cùng, một người thành công trong nghề nghiệp và yên vui trong t́nh bạn hữu khi làm thơ th́ hơi thơ, giọng thơ  cứ  như  là hoa nở, cứ như là lửa reo, như  những lời ca hưng phấn của một đàn trai gái đi trẫy hội mùa xuân:

 

                   khi vui tôi vớ vẩn làm thơ

                   thơ của tôi như cô gái đẹp

                   hiền lành, dí dỏm lẫn lẳng lơ

                   vẫn như xưa nguyên quốc tịch

                   phè như thể gă trai tơ

                   vẫn chỉ cưu mang t́nh dân tộc

                   chân thành giản dị rất vu vơ

                                                         (Thơ tôi)

 

 

Phan Ni Tấn (N.D.)

Toronto