Thảo Nguyên

đọc 'T́nh Thơm Mấy Nhánh'

của Lê Hân

 

 

 

Đọc thơ là một cái thú. Đọc xong lại viết đôi điều nhận xét, thêm một cái thú khác. Tôi không phải là một cây bút quen viết về thể loại diễn giảng này. Một sự   t́nh cờ đă cho tôi đọc toàn bộ tập thơ. Một tập thơ trước đây, tôi đă được đọc nhiều bài trên các trang Web. Và với gợi ư bất ngờ của một người bạn, tôi thử khả năng nhận xét của ḿnh một lần, xem sao.

 

Phải xác định trước, Lê Hân, tác giả của tập thơ,  một người tôi chưa được gặp mặt. Chưa được một lần liên lạc qua bất cứ h́nh thức nào, thư tín, email, điện thoại...Nhưng  qua thi ca và trên mặt bằng văn học nghệ thuật, tôi xin phép được xưng gọi là anh.

 

Anh Lê Hân tự nhận ḿnh là tên liều mạng. Và với một chút chừng như chua chát, anh cho rằng thơ bây giờ đang được mùa- mà là mùa phá sản. Chỉ v́:

 

viết đại và in bừa.

                   đầy trời thơ thiếu tháng

                       ( Lời đầu tập)

 

V́ liều mạng, nên anh vẫn làm thơ và in thơ, không ngoài một tấm ḷng:

 

yêu thơ và cứu thơ

                    ( Lời đầu tập)

 

Một chút ǵ đó như  trịch thượng, phách lối trong lư do làm thơ và in thơ. Nhưng hẳn đây là một cái quyền của những người vui chơi với ngôn từ, chữ nghĩa. Là một bạn đọc, tôi chỉ muốn trưng ra đây những nét thơ, riêng tôi cho là giàu thi vị. Sự thưởng ngoạn của những người yêu thơ có thể giống nhau, cũng có thể có nhiều dị biệt tùy theo quan niệm, t́nh cảm, đời sống riêng. Dựa vào thơ, để diễn giải một ư nghĩ, một đánh giá, là việc nhiều cây bút chuyên nghiệp đang làm từ lâu nay, chưa thấy thay đổi. Khả năng tôi ở đây cũng là một lặp lại,  mong qúy đàn anh, đàn chị đọc đừng vội chán.

 

Mở đầu thi tập, tôi ngỡ anh Lê Hân ngang tàng lắm. Nhưng càng theo anh đi sâu vào những nhánh t́nh thơm, tôi càng thấy anh hiền. Một cái hiền rất gần với ca dao. Mà ca dao theo anh, đứng liền với thơ một cơi. Như vậy, có thể thấy bản tánh và con người của người làm thơ đă như  ca dao, như là thơ, dù anh không tiết lộ dung mạo,

tâm cảm của anh như thế nào:

 

                    thơ với ca dao như là một

                   chung màu da chung giọt máu đào

                     (Thơ tôi)

 

Con người hiền lành đó từ ấu thơ đă góp nhặt được nhiều vốn liếng thiên nhiên, rất cần thiết cho thơ. Tuy ấu thời không may mắn phải rơi vào một bối cảnh chiến cuộc của đất nước. Tôi nghĩ, trong cái rủi ro chung của dân tộc, anh Lê Hân có cái may mắn riêng trong những ngày tản cư, sống với rừng với núi. Nhờ đó, những nét vẽ lại thời ấu thơ của anh mới có được những nét linh hoạt:

 

                   những buổi trưa cúi lom khom trong bụi

                   trốn tàu bay do thám đảo ṿng ṿng

                   bàn tay cầm một nụ hoa dủ dẻ

                   hương cùng ḷng như bay bổng lên không

                        (Về lại ấu thơ)

 

 

Hoa dủ dẻ là hoa chi rứa? Tôi qủa không may hơn anh để biết được loại hoa này. Hương sắc mùi vị của nó ra sao? Có thể tôi ngớ ngẩn, nhưng tôi thật t́nh. Trong cuộc sống, nếu được biết thật nhiều loại hoa th́ thú biết bao nhiêu!  Tôi muốn bắt chước theo giọng miền Trung chắc hẳn c̣n đậm nơi anh, để hỏi thêm một đôi điều lư lịch, nhưng thôi. Những thắc mắc của tôi có thể được thơ anh trả lời cho ngay.

 

Rơ vậy, ngày ngày ngoài việc vui cùng cây lá chim muông, có lúc cậu bé Hân c̣n ngồi xếp bằng tĩnh lặng, làm tôi tưởng tượng ra h́nh ảnh của một  chú tiểu đang tham thiền cạnh bên cốc nhỏ ven rừng:

 

tánh bổn thiện tôi hiền như đá tảng

chán lang thang hai chân xếp bằng ngồi

(Về lại ấu thơ)

 

Nhân tâm dạng đă vậy, cuộc chơi thơ th́ ra sao?

 

Anh Lê Hân không nói ḿnh bắt đầu làm thơ khi bao nhiêu tuổi. Nhưng đọc những chùm thơ tuổi xanh đầu đời, vụng dại, tôi nghĩ anh làm thơ chắc khi vừa mấy tuổi thôi. Cái cảm giác lâng lâng, xao động khi t́nh cờ lật trang báo ở quán sách Sông Đà và nh́n thấy tên ḿnh cùng với bài thơ được chọn đăng ngày ấy. Rồi  những h́nh ảnh tiếp theo: vét tiền trong túi, mua tờ báo giấu diếm đem về nhà, đặt trên bàn học để lâu lâu giở ra coi, làm như chưa tin là thật....quả là rất dễ thương.

 

Bởi đă quen làm thơ và sống với thơ rất sớm, cho nên đến tuổi mười lăm anh đă viết được thơ t́nh rất nồng nàn. Nh́n thoáng qua thời sách vở thư sinh của anh Lê Hân th́ đủ biết, anh là chàng tuổi trẻ có trái tim h́nh như lớn quá khổ b́nh thường:

 

...xum xuê những mối t́nh đầu khai hoa

cổng trường ba lối vào ra

t́nh tôi đứng ngóng cả ba lối t́nh

 (Kho tàng thời thư sinh)

 

Trời đất! Chỉ làm một cột đèn để trồng ngay một lối về, cũng  đủ  gian  nan    điêu  đứng. Tôi  không biết anh Lê Hân làm cách nào  phân thân ra ba ngả khác nhau.  Để coi anh Lê Hân nói ǵ đây, khi chạy theo những tà áo trắng nơi sân trường ngày đó:

 

em quá đẹp khiến anh thành khờ dại

hồn rơi giữa lúm đồng tiền ngoái lại

t́nh em e ấp tuổi mười lăm...

            (T́nh hát)

 

Khi vào tuổi 15, dù chưa thực sự trở thành thiếu nữ,  nhưng tôi vẫn xem những cậu con trai bằng tuổi, như là những chú bé con chưa lớn bao giờ. Không biết khi làm bài thơ ‘T́nh Hát’, anh Lê Hân có lớn hơn cô bé 15?  Nếu như cả hai bằng tuổi, th́ quả là bội phục, có lẽ chỉ  những người thơ mới có thể tưởng tượng ra hay như vậy."Hồn rơi giữa lúm đồng tiền". Chưa hết đâu, bởi khi trái tim bắt đầu thổn thức, mà lại là trái tim không giới hạn của chàng trai giống như là cánh bướm đa t́nh, (tôi không biết t́m chữ nào khác nữa, để ví von với Lê Hân), từ xa xưa cho măi đến ngày nay. Tôi nghĩ là tôi không nói quá, bởi v́ anh đă tự nhận rơ ràng:

 

một đời tôi chưa thất t́nh

yêu người là để yêu ḿnh rơ hơn....

một đời tôi chưa biết buồn

nợ duyên vốn rất b́nh thường tự nhiên....

yêu thương chẳng để tôn thờ

là cho, là nhận tóc tơ tôi, người

 (Thơ t́nh riêng tôi)

 

Tôi phục anh Lê Hân quá xá, bởi anh Yêu mà không hề chết ở trong ḷng. Cũng chẳng cần tôn thờ ai hết, cứ mải mê tôi c̣n yêu, tôi cứ yêu thôi.

 

Tôi cũng đang thắc mắc trong ḷng lắm. Không biết đă có bao lần anh "bước sang sông"? Anh chỉ là một con bướm chăng? Tiền thân của anh là ǵ nhỉ?

 

không từ hồn Trang Chu

tiền thân nguyên kiếp bướm

đích thực đă chân tu

từ bắt đầu bay lượn

 (Bướm hoa)

 

Và tôi chợt thấy ra rồi. Đây  chân tướng của anh:

 

 con bướm bay và bay bướm tôi

chỉ v́ đời có những ṿng môi

gọi tôi và cũng nghe tôi gọi

lượng ḷng cho, nhận thế thôi

 ( Chân tướng)

 

Anh Lê Hân c̣n nói rơ về anh hơn nữa với những  xác định thật minh bạch:

 

sẽ chẳng bao giờ muốn phụ ai

t́nh tôi giàu đủ chia thiên hạ

đâu sá ǵ riêng cơi trang đài

chẳng hiểu v́ sao hoa ghét hoa

sao không cùng nở cùng thơm ngát

cho cội thơ tôi thêm đậm đà

 (Chân tướng)

 

Tôi nghĩ không có ai ngớ ngẩn giống như anh. Người ta có thể cắm một b́nh hoa thật đẹp, với nhiều thứ hoa khác biệt nhau. Nhưng cũng chỉ để nh́n ngắm trong đôi ngày ngắn ngủi, chứ đâu thể nào măi c̣n hoài. Giống như vườn hoa nhà anh đó, mỗi bụi anh chỉ trồng riêng một thứ hoa thôi. Đâu có thể bỏ vào chung một gốc, vừa hồng  vừa cúc lại vừa mai để ngắm nghía nâng niu suốt một đời riêng. Rơ ràng là anh tham lam, anh không muốn hoa nào ghét hoa nào, và anh ao ước từ cội thơ anh, mọi loại hoa đều biết nở, được nở với sắc hương riêng của ḿnh.Tôi không thể không mỉm cười khi chợt nghĩ, những đóa hoa đă được anh chăm bón hẳn là rất ghen nhau.

 

Nội dung của thơ anh Lê Hân, phải nói nặng về t́nh cảm nam nữ. Với thơ anh, những cuộc t́nh trai gái chiếm mất nhiều đất của tập thơ. Dĩ nhiên bên cạnh những người đẹp, h́nh ảnh những người thân yêu, những mẹ những cha, những chị, những bằng hữu cũng được nhắc tới với biết bao nhiêu chân t́nh thắm thiết. Cuộc sống xă hội cũng được dựng lên bằng những h́nh ảnh sinh động. Những bài thơ gọi là thời sự của anh Lê Hân, tuy gọn nhẹ, gói ghém một vài giai đoạn trong cả cuộc sống dài của anh đă thật sự đầy đủ. Hành tŕnh tiêu biểu của một thanh niên Việt Nam vừa ham học vừa may mắn đă được anh kể lại rất rơ nét. Cũng từ những bài thơ này, chúng ta có thể xác định lại, đa số những nhà thơ đều chú trọng, trân qúy t́nh bằng hữu. Không cần rượu, không cần cà phê, thuốc lá, tôi cũng thấy được cái hào sảng  của anh Lê Hân, khi anh gọi tên những người bạn của anh.

 

Nghĩ về tài năng thi ca, thơ Lê Hân đă giúp anh có những giá trị cần thiết và thuyết phục người đọc thơ, cũng như người nghiên cứu về thơ. Riêng tôi có vài suy nghĩ về tŕnh độ chuyên nghiệp của tay thơ làm nên T́nh Thơm Mấy Nhánh.

 

Thơ anh Lê Hân giản dị, hiền lành không tinh nghịch,  phá phách. Chữ nghĩa đơn giản, không cầu kỳ. Sự mới mẻ không nằm trong những canh tân h́nh thức. Thơ chính là sự vận dụng cách sắp xếp, kiến thiết. Gia tài ngôn ngữ Việt vẫn chỉ một số ngôn từ. Người làm thơ biết dùng sự khiêm nhường của âm điệu để làm giàu thêm thi ca đă là một thành công. Không hẳn phải cầu kỳ, tối nghĩa mới là thơ hôm nay. Đứng sát với người đọc, cùng nằm trong tâm mạch của người, làm cho người đọc cùng sảng khoái thế là thơ đă đạt được cái đích cần thiết của nó. Thơ của anh Lê Hân, riêng tôi, thừa đủ điều này.

 

Tôi xin tạm dừng b́nh về bút pháp, thi tài vv...để tán chơi thêm một chút. Các bạn thấy đó, anh Lê Hân của chúng ta c̣n quá lành phải không? Và anh c̣n thật thà nữa,  yêu một người với anh, không phải là chuyện dễ dàng, cũng không phải là một cuộc chơi. Anh có những phát biểu về yêu rất ngộ nghĩnh:

 

yêu quả thật làm cho ḿnh quên lớn

ḷng ngây thơ mặt phơi phới xuân t́nh....

.....

yêu như thể là cái ǵ cụ thể

                                           (Luận về yêu)

 

Nhưng cái cụ thể đó thật là huyền diệu, bởi v́:

 

mắt không thấy, mà ḷng th́ sờ được

chính ḿnh càng lúc càng mênh mông

                                           (Luận về yêu)

 

Bây giờ tôi mới thấy những người làm thơ sướng thật, họ có trăm ngàn cách để ví von, tỏ bày ḷng ḿnh. Ở đâu cũng có họ, ngay trong những 'nhánh chữ' cũng là nơi để họ nằm chờ một người nào đó 'lấp ló' để sẵn sàng làm nên thơ t́nh.

 

Nếu cứ dựa vào nội dung những bài thơ t́nh xinh xắn để tán rộng th́ bài viết này chắc rất khó kết thúc, nên tôi xin dành cái thú này cho mỗi người đọc thơ Lê Hân, bây giờ tôi muốn nói về một chút kỹ thuật. Qua những  trích dẫn trên , chúng ta  thấy :

 

- sự dùng chữ hoàn hảo, dễ dàng của anh Lê Hân.

- trau chuốt mà tưởng như không trau chuốt,

- viết như nói chơi mà lại rất thơ.

 

Hăy thử đọc thêm bài ‘Từ Ngh́n Trùng Khóc Chị’ để thấy cái nghệ thuật tả t́nh tả cảnh lồng cùng một lúc của Lê Hân, từ những cử chỉ của đứa em đang trong pḥng làm việc nghe tin chị mất ở quê nhà không tạo cho người những xúc động mạnh tức thời, mà càng đọc bài thơ vài lần càng thấm cái nỗi buồn được diễn đạt một cách hữu t́nh hữu lư.

 

Tôi chỉ mới nói một chút xíu về những nhận xét tôi có khi đọc thơ Lê Hân thôi. Tôi tự biết, và bảo ḿnh nên dừng ở đây. Tôi không nên dành nói hết những ǵ bạn đọc thơ của Lê Hân cũng muốn phát biểu. Thôi th́, một câu nữa: ‘Hăy tin cho bằng hữu t́m đọc T́nh Thơm Mấy Nhánh của Lê Hân’.

 

 

Thảo Nguyên

Houston, tháng 5-2003