Giới thiệu thi phẩm Ngày Qua Rất Vội

của Lưu Nguyễn

 

Trang Châu

 

Lưu Nguyễn tên thật là Nguyễn Thế Nghiệp, sinh năm 1947 tại Quảng Nam. Trước 1975, dạy học rồi vào quân ngũ. Vượt biển tỵ nạn và định cư tại Montréal, Canada vào năm 1980. Từ đó đến nay, suốt mười mấy năm, Lưu Nguyễn có thơ đăng trên các tạp chí ở hải ngoại như Văn, Văn Học, Làng Văn, Thời Tập, Sóng, Sàig̣n Times, Nắng Mới, Canh Tân v.v… Lưu Nguyễn hiện cùng một số thân hữu chủ trương tạp chí Nắng Mới và là đương kim Chủ Tịch Trung Tâm Văn Bút Québec. Tác phẩm đầu tay của Lưu Nguyễn, tập thơ «Tri Âm» ra mắt rất thành công cách đây ba năm cũng tại Montréal này.

Nhà phê b́nh văn học Nguyễn Hưng Quốc đă viết «Làm thơ là một nghệ thuật. Đọc thơ cũng là một nghệ thuật. Làm thơ là nghệ thuật sáng tạo cái đẹp. Đọc thơ là nghệ thuật khám phá cái đẹp». Tôi xin mạn phép nói thêm, giới thiệu thơ là tŕnh bày cái đẹp t́m thấy trong nghệ thuật sáng tạo của nhà thơ. Do đó những ǵ tôi cảm thụ được khi đọc thi phẩm «Ngày Qua Rất Vội» đều rất chủ quan.

Như cái tựa của thi phẩm đă hàm ư, «Ngày Qua Rất Vội» nói lên nỗi ray rứt của tác giả trước tốc độ của thời gian. Thời gian qua vội vàng đă biến nhiều thứ thành kỷ niệm, nhất là t́nh yêu. Có những kỷ niệm biền biệt, nhắc để mà nhắc, như để một lần rồi thôi:

Ta gọi thầm tên em như gọi về nỗi nhớ

Nhữnh con đường cỏ mượt vẫn thênh thênh

Nhữnh công viên xanh lá vẫn êm đềm

Nhưng tất cả đă đi vào dĩ văng.

 

Nhưng cũng có những kỷ niệm được hồi sinh rất vui đẹp, rất đậm đà như sự tái ngộ với bằng hữu mà Lưu Nguyễn đă viết với một giọng thơ rất mực chân t́nh:

Thôi đă gặp ḿnh vui ngày hạnh ngộ

Mặc mai này, mặc những chuyện thương vay

Đời mấy thưở t́nh cờ câu đốn ngộ

Trải tấm ḷng, cùng bạn trắng đêm nay.

 

Và cũng có những cái đă mất, đang mất, và có người đă tưởng vĩnh viễn mất, nhưng Lưu Nguyễn vẫn tin là t́m thấy lại được trong tương lai. Đó là sự ngăn cách hiện tại với quê nhà, mà h́nh ảnh thân thương tiêu biểu nhất bên kia bờ đại dương là h́nh ảnh người mẹ già ngày ngày tựa cửa mong đợi «thằng con biệt xứ rất thưa tin về». Lưu Nguyễn tin vào sự tuần hoàn của lịch sử. Ḷng thành của nhà thơ được thể hiện bằng lời khấn nguyện để bánh xe lịch sử quay nhanh hơn:

Đốt tàn thêm nén nhang này

Hết cơn dâu biển ngh́n sau sẽ là…

 

Cái «sẽ là» đó nhà thơ không nói trắng ra, nhưng một khi đă «Hết cơn dâu biển» th́ đương nhiên ngày mai trời sẽ tươi sáng, thanh b́nh trên quê hương yêu dấu của chúng ta.

Thời gian qua mau, nhà thơ thấy ḿnh càng ngày càng tiến dần về chặng cuối của cơi tạm. Cảm thấy ḿnh bất lực trước sự ngắn ngủi của cuộc sống, nhà thơ đôi lúc đâm ra có thái độ bất cần đời:

Chấp chi cơi tạm vô thường

Trăm năm một thoáng tà dương bay vèo…

 

Dẫu cho đời có hư hao

Cầm bằng rót chén rượu vào hư không…

 

Đời sống nặng về vật chất của xă hội văn minh làm con người thường xuyên sống trong cạnh tranh và căng thẳng. Riêng con người trong nhà thơ đă thấy được cho ḿnh một lối thoát: T́m nơi tĩnh tâm. Một buổi đến với Làng Cây Phong đă mang lại cho Lưu Nguyễn sự an ḥa trong tâm hồn:

Bên bờ đại giác mênh mông

Ba ngh́n phiền năo theo ḍng nước trôi.

 

T́nh bạn chiếm một phần không nhỏ trong thơ cũng như trong đời sống của Lưu Nguyễn:

Thơ tiễn bạn hiền, ta ḷng nhói buốt

Cực lạc, thiên đường, xin hăy b́nh yên.

 

Với một người bạn mới khuất, tuy miệng chúc bạn đến một nơi nào đó «b́nh yên» nhưng chính trái tim nhà thơ lại «nhói buốt». Những buổi họp mặt, nhất là với bằng hữu từ xa về, là những thời khắc quư giá mà Lưu Nguyễn trân trọng ước mơ và ghi nhớ:

Có những ước mơ trở thành thôi thúc

Ám ảnh ḷng ta, ray rứt tháng ngày

Điểm hẹn vẫn xoay quanh ṿng trái đất

Về lại nơi này hội ngộ đêm nay.

 

Bạn bè ơi, có c̣n nhau

Trắng đêm đốt nến, ngh́n sau nhớ đời…

 

Đọc thơ Lưu Nguyễn, ta bắt gặp một tấm ḷng luôn luôn rộng mở với nhân thế, với cuộc đời, với quê hương và với cả chính ḿnh.

Quê hương nhỏ của Lưu Nguyễn là Quảng Đà, nơi tác giả trải qua thời thơ ấu với rất nhiều kỷ niệm. Quảng Đà có thành phố Đà nẵng :

Ơi thành phố của một thời tuổi dại

Dẫu rong chơi qua khắp mặt địa cầu

Vẫn tha thiết một ngày mai trở lại

Tỏ chút t́nh cho Đà nẵng, quê ta.

 

Quảng Đà có con sông Thu Bồn, một con sông rộng với mặt nước lúc nào cũng nhuốm vẻ buồn hiu hắt, khiến cho nhiều nhà thơ sinh trưởng tại vùng Quảng Đà thường nhắc đến nó trong thơ của ḿnh. Ta hăy nghe Lưu Nguyễn nói về sông Thu Bồn, ḍng sông mà tác giả âu yếm gọi là «Ḍng sông tuổi nhỏ» bằng những lời thơ nồng hậu :

Đến tự Trường Sơn bờ đá dựng

Đặc quánh phù sa, đẫm ruộng vườn

Thắm thiết bao t́nh người xứ Quảng

Nước Thu Bồn như mạch sống quê hương.

 

Nếu ai đă đọc thi phẩm thứ nhất, «Tri Âm», của Lưu Nguyễn và bây giờ đọc «Ngày Qua Rất Vội» sẽ thấy trong thi phẩm thứ hai  này, một đề tài được nói tới nhiều hơn so với tập «Tri Âm», một đề tài đào sâu khía cạnh t́nh cảm của nhà thơ và đó là một điều khá làm ngạc nhiên, một đề tài rất cũ mà luôn luôn mới, một đề tài hầu hết các nhà thơ đều nói tới, hoặc một lúc nào đó, hoặc đôi khi suốt cả đời ḿnh, một đề tài mà mọi nhà thơ đều nói ra, nhưng không ai giống ai, và ngay từ chính một người khi đề tài được đề cập lại không bao giờ giống nhau. Đề tài muôn thưở hiện diện trong thi ca Việt Nam đó là t́nh yêu. Trong thế giới của t́nh yêu, hạnh phúc thường được nói bằng im lặng. Ít thấy nhà thơ nào lên tiếng khoe hạnh phúc của ḿnh trừ Xuân Diệu nhưng cũng chỉ một đôi lần :

Từ lúc yêu nhau, hoa nở măi

Trong vườn thơm ngát của hồn tôi.

 

Chỉ khi gặp ngang trái, bẽ bàng, khi duyên không trọn hay khi t́nh nhạt phai, lúc ấy con tim đơn côi hay phiền muộn mới thổn thức và hồn thơ mới lai láng. Do đó thơ t́nh yêu, thường, nếu không muốn nói luôn luôn là buồn. Buồn có nhiều cung bậc, có nhiều phương cách biểu hiện. Đặc điểm của nỗi buồn trong thơ t́nh yêu của Lưu Nguyễn là vẻ chừng mực và kín đáo, vẫn tiếc nhớ, vẫn bâng khuâng, nhưng ngôn ngữ thơ rất mực từ tốn, gần như lễ độ. Nguyên do có lẽ v́ Lưu Nguyễn đă ung dung chọn cho ḿnh một thứ t́nh yêu dễ chọn, chỉ biết âm thầm yêu mà không hề thắc mắc về t́nh cảm của đối tượng. Yêu như là một cái thú cho riêng ḿnh. Có được yêu lại cũng tốt, không được yêu lại cũng chẳng sao. Ta cứ dệt mộng phần của ta: Ca tụng người và tin người cũng không thờ ơ với ta:

Răng em trắng, nụ cười tṛn

Cho duyên về trụ giữa ṿng môi xinh

Má đào thắm cả b́nh minh

Mắt kia như thể vương h́nh bóng ta.

 

Tuy nhiên, nhà thơ cũng biết, chọn cách yêu đơn phương như thế, phần thua thiệt luôn luôn về ḿnh :

Từ ta là ánh mắt nh́n

Từ em ngoảnh mặt đă ngh́n trùng xa.

 

Triết gia Ernest Renan đă có một nhận xét sâu sắc về tâm lư của những người đang yêu: «Trong vật được yêu mọi thứ đều trở nên đáng yêu». Lưu Nguyễn đă diễn tả đúng tâm trạng đó:

Thưở yêu người, mật đắng cũng thành thơ.

Nhưng mối t́nh nào rồi cũng đi đến một kết thúc và cách yêu rất thơ, nghĩa là thiếu thực tế, đă đưa đến một kết thúc sau:

 

Không dưng ta lại gặp người

Bên đường ngả nón nói cười vu vơ.

 

Không dưng người chẳng một lời

Nh́n thăm thẳm giấu nụ cười sớm mai.

 

Không dưng ta kẻ đă thừa

Bởi chưng người ấy cũng vừa sang ngang.

 

Trong tập «Ngày Qua Rất Vội», tôi yêu nhất những câu lục bát. Hai câu thơ sau làm ta liên tưởng đến Phạm Thiên Thư của Động Hoa Vàng:

 

Xưa em bên cội sứ già

Vân vê tóc thẹn khép tà áo bay…

 

Theo tôi, những câu lục bát thành công là những câu diễn tả trọn vẹn một cảnh huống, một tâm trạng, có khi cả một câu chuyện mà chỉ cần một câu lục đi với một câu bát là đủ. Nó đ̣i hỏi cô đọng chữ và hàm súc ư:

 

Từ ta là ánh mắt nh́n

Từ em ngoảnh mặt đă ngh́n trùng xa.

 

Người con trai qua «ánh mắt nh́n» đă thổ lộ ḷng ḿnh, nhưng người con gái qua cái «ngoảnh mặt» đă khước từ ngay t́nh yêu. Câu chuyện t́nh bắt đầu từ cuối câu lục và chấm dứt ở cuối câu bát!

Kính thưa quư vị,

Nhà phê b́nh văn học Nguyễn Hưng Quốc đă viết «Mỗi bài thơ là một hệ thống mở: nó không ngừng hoá thân trong từng người đọc, thậm chí trong từng lần đọc …Mỗi một cách giải thích mới lại làm cho nó phong phú hơn, giàu có hơn». Ước mong quư vị khi đọc «Ngày Qua Rất Vội», mỗi vị sẽ có một cách giải thích mới làm cho tác phẩm phong phú hơn, giàu có hơn. Và tôi chắc đó là điều tác giả mong muốn nhất.

Trang Châu

(22/5/1993)