Tính Chất Nhân Bản & Trữ T́nh

Trong Thơ Phan Bá Thụy Dương

 

TRẦN TUẤN KIỆT

 

 



 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phần đông anh em văn nghệ sĩ họat động báo chí trong 2 thập niên 60 và 70 là người viết chuyên nghiệp. Nhưng có một quân nhân và là một viên chức Tài chánh chính ngạch lại là một nhà thơ, một người viết văn rất được nhiếu người ưa chuộng. Không bao giờ tự nhận ḿnh là thi sĩ, nhưng chất thơ, hồn thơ của anh lại lăng mạn, trữ t́nh, chứa đựng nhiều hệ lụy hơn ai hết.

Người đó là Phan Bá Thụy Dương. sanh năm Canh Th́n tại Long Hương, Tuy Phong, một quận lỵ đầy sông núi, biển cả thuộc tỉnh B́nh Thuận trong một gia đ́nh nho phong. Tánh t́nh anh rất khiêm cung, ḥa nhă, hay giúp người. Trong thời chiến, nhiều thân hữu thường gọi anh là thi sĩ đă đem tâm t́nh và nhân bản tính vượt trên cuộc chiến. Tôi nhớ trong nguyệt san Tiền Phong năm 1971 thi sĩ Du Tử Lê đă viết về anh như sau:


“…Đối với PBTD, dường như lănh vực Văn học Nghệ thuật chỉ là một vườn hoa, c̣n anh th́ luôn coi ḿnh như là một cánh bướm, một cánh chuồn chuồn, khi vui th́ đậu, khi buồn th́ bay…”

 

Trong số báo này, người Thư Kư TS tạp chí này cũng đă đăng bài tạp ghi: Những Ư Nghĩ Rời và sơ lược tiểu sử của PBTD kèm một bức ảnh mặc quân phục chụp ngày họ Phan giă từ vũ khí. Lời nhận định trên của DTL quả thật đă phản ảnh khá rơ rệt cá tính ưa thích tự do, phóng khoáng xem nhẹ lợi danh của Dương.

Tuy nói là hành nghề tay trái, nhưng chỉ kể từ 1968-72, PBTD đă từng đảm nhận nhiều trọng trách chuyên môn trong ngành báo chí truyền thông, như phụ trách Trang VHNT, Trang Thơ, Trang Văn Nghệ Quân Đội, Trang Của Lính, viết truyện dài Gió Đi Trên Tóc cho báo Ánh Sáng, truyện dài Những Sợi Nắng Hồng cho báo Tự Cường và sau cùng làm Tổng Thư Kư ṭa soạn cho tuần san Định Mệnh đồng thời viết truyện dài Vùng Lá Thắm Sương Mù đăng cùng với truyện Thần Thánh Lưu Vong của Nguyễn Đ́nh Thiều và một truyện của anh Mai Thảo. Ngoài ra, khi trông coi tờ báo anh đă qui tụ về những học giă đáng kính như các giáo sư ĐH: Nguyễn Hữu Lương, Nguyễn Đăng Thục, Đào Nguyên Nguyễn Văn Nguyện, Trác Lâm Nguyễn Nho Lâm và nhà văn Nguyễn Mạnh Côn…


Ṭa soạn báo này đặt tại một biệt thự ở đường Cao Thắng. Nơi mà tôi, Mặc Tưởng, Lê Trường Đại, Tường Linh, Anh Việt Thu, Phạm Lê Phan… thường đến với anh để rủ nhau đi uống cà phê, ăn bánh ḿ thịt nguội tại quán Ḥa Mă của anh Lê Minh Ngọc. Anh LMN là tác giả tập thơ Hoa Thề mà theo lời gởi gắm của thi sĩ Vũ Hoàng Chương, PBTD đă viết bài giới thiệu, nhận định trong mục Điểm và Phê B́nh Sách. Đôi khi có đủ mặt Nguyên Vũ, Tường Linh, Bích Ḥai... th́ chúng tôi vô bên trong ṭa soạn chơi x́ phé, tan cuộc th́ kéo nhau qua tiệm phở bên đường Phan Đ́nh Phùng gần trường Aurore lai rai. Cạnh ṭa sọan lúc ấy c̣n có một quán thịt rùa và cua rang muối rất nổi tiếng mà chúng tôi thường “thù tạc”. Chúng tôi có nhiều kỷ niệm khó quên trong thời kỳ hưng thịnh này của những người họat động văn nghệ lúc đó.

PBTD khởi sự viết từ năm 1959 và là người chủ trương thi văn đoàn Tinh Hoa thời bấy giờ, cùng với người anh là k
ư giả Anh Thuần, phóng viên chiến trường của Cục TLC, Đài Phát Thanh QĐ và báo Tiền Tuyến… AT trước 63 là biên tập viên của báo Chuông Mai của Huỳnh Hoài Lạc và tuần san Ngày Mới của nhà văn lăo thành Cồ Việt Tử Nguyễn Duy Hinh… AT c̣n có bút hiệu khác là Hoàng Long, Phóng viên Kính Trắng.

 

Riêng về lănh vực thi ca th́ kể từ 61 trở đi thơ của Dương thường thấy đăng các tờ PNDĐ, PNNM, VNTP, tạp chí Gió Mới, Thời Nay, Mai… dưới bút hiệu Thùy Dương, Phan Thụy Dương... Kể từ 1965 anh đổi thành PBTD lo việc trích dịch “Sách Rút Ngắn”, phụ trách trang trong và chỉ viết cho vài báo anh chính thức cộng tác, thỉnh thoảng mới vào Cục TLC thăm bạn bè hoặc trao bài cho các báo quân đội như CSCH, TP, TT... Thơ anh thường được Ban Tao Đàn của 2 anh Đinh Hùng, Tô Kiều Ngân và Ban Mây Tần của thi sĩ Kiên Giang Hà Huy Hà, cùng chương tŕnh Thi Nhạc Giao Duyên ngâm diễn. Đặc biệt là chị Hồ Điệp thường đến nhà PBTD đánh chắn và lấy thơ của anh v́ chị rất thích ngâm thơ t́nh của anh. Một người khác cũng thường lấy thơ của Dương trao lại cho anh ĐH, TKN là Tường Linh: Thư Kư TS bán nguyệt san CSCH.

 
Nhà báo Anh Thuần [Phan Bá Thuần Hậu] cũng là bạn thân của tôi, tiếc v́ anh mất sớm ở Tokyo hơn 8 năm trước đây, nên chưa ghi lại được ǵ cả. Tôi chỉ c̣n nhớ - truyện thần thọai Lời Thề Trong Đền Rắn của AT xuất bản năm 67 rất ăn khách nên sau đó đă được tái bản mấy lần - v́ cơ sở xuất bản này ở gần nhà xuất bản Hồng Lĩnh của tôi, và tập Thi Tuyển Anh Thuần phát hành năm 66. Nghe nói sau khi định cư ở Nhật bản AT đă chủ trương 2 tờ báo, chủ trương nhà xuất bản Việt Nam Mới. Tại Tokyo, AT cũng đă ấn hành 2 cuốn nhận định lịch sử: Thảm Trạng Việt Nam I và II cùng vài tác phẩm khác.


Sau khi định cư tại Nhật, AT đă nhiều lần kêu gọi nhưng không thuyết phục được người em của ḿnh trở về nghiệp cũ để tiếp tay anh trong lănh vực báo chí, ấn hành mà PBTD rất am tường. Nhiều bạn bè cũ ở Mỹ và Canada lúc đó cũng mời nhưng anh đều từ chối khéo, chỉ cho con gái đầu ḷng của anh là cháu PhanThủy Như Quỳnh cộng tác cho tập san Lửa Việt một vài năm trong việc phụ trách Trang Thiếu Nhi.

Khi được hỏi “nàng thơ” trong cuộc đời anh là ai và đă gây tác động sâu xa nào trong thi văn của anh th́ PBTD chỉ trả lời rất kín đáo, tế nhị: đó là một thiếu nữ hiền thục có đôi mắt thật đẹp và trong sáng ở một xóm vắng, một cô thôn thuộc miền Tây mà anh đă quen biết năm 66 khi anh tạm rời Saigon về phục vụ tại khu chiến thuật Tiền giang một thời gian ngắn. Nhân dáng dịu dàng, nét hồn nhiên, ngây thơ và t́nh yêu của cô gái này đă là nguyên tố chánh tạo cảm hứng, rung động để anh trang trải, gói ghém nỗi ḷng ḿnh trên trang giấy, thể hiện qua nhiều bài thơ và 3 truyện dài feuilleton mà anh đă viết.

 

Có lẽ bây giờ đọc lại những vần thơ của anh chúng ta chợt thấy có một điều ǵ đó uất nghẹn, chất ngất buồn đau. Nhất là những bài thơ được anh cho mang tựa mới: Trên Nỗi T́nh Người. Lúc đó chiến cuộc đă trở nên ác liệt, đến nỗi nhà thơ Bùi Giáng đă cất lời than :

 
« Ai hỏi tôi cuộc chiến nào tàn khốc nhất - Tôi trả lời: cuộc chiến Hạ Lào. Thế sao anh không bảo là cuộc chiến Việt Nam - Thưa nói thế, người ta bảo tôi là chủ quan.” 

Xin hăy bắt đầu nghe PBTD kể qua bài Trên Nỗi T́nh Người 1 [tựa cũ trên CSCH năm 67: Lời Gọi Cỏ May] được trích vài đọan dưới đây :


Mùa mưa lần trước tôi theo đơn vị - Đến tiếp thu vùng đất nhỏ điêu tàn - Lối hẹp nhà em lầy lội dấu chân – Những mái tranh nghèo ôi sao cô tịch - Vườn chuối bỏ hoang cỏ lên xanh biếc – Ruộng lúa bom cày đạn phá đêm đêm - Trăm gian nan thống khổ với truân chuyên – Người người chỉ nguyện cầu trong sầu năo.

 

Chắc mọi người chúng ta chẳng ai quên cuộc chiến này, một cuộc nội chiến đă kéo quá dài, làm phân hóa rất nhiều tâm trạng của từng người VN, làm ră rời biết bao ư thức hệ đấu tranh của dân tộc. Dường như ai cũng mong cho chiến cuộc sớm tàn đi và thanh b́nh lại đến. Nhưng nó cứ triền miên và dồn dân tộc vào một mê cung, một tử lộ khó thoát. Người chiến binh PBTD vừa tham dư vừa ngậm ngùi. Trong lúc dừng quân anh không quên để tâm hồn ḿnh theo dơi một h́nh ảnh, một vẻ đẹp chân t́nh, quyến rũ nào đó:


Em thong thả ngồi bên sông giặt áo – Mặc gió chiều hôn trên mái tóc thề - Để nắng vàng mờ nhạt khói thôn quê – Cất tiếng hát ru hồn bông súng nhỏ.
 
Một cảnh sắc vừa đẹp, vừa thơ mộng, lại vừa ư vị. Trên tay ṇng súng vừa tan mùi khói lửa mà trước mắt thi hoa súng – bông súng vẫn tự nhiên nở ra một cách vừa mầu nhiệm vừa vô tư. Chúng hầu như chẳng hề xúc động trước cuộc chiến thây ngă máu tuôn trên ḍng lịch sử quê hương.


Chín con rồng phun nước phù sa đó – Rẽ nhánh phân đôi sông Hậu, sông Tiền - Em đang chờ hay đang mộng thiên duyên – Cho tôi nắm một bàn tay trắng mượt.

 

Đúng là vóc dáng nguyên vẹn của người đẹp ở một bến sông nào đó dọc bờ Cửu Long Giang. Nét mặt dịu hiền, mắt nhung huyền ăo, môi má ửng hồng đă hiển hiện trước chàng chiến sĩ gió sương. Rồi như có một mối giao cảm thầm kín, người con gái ôm áo giặt xong nhẹ quay đi với nụ cười lưu luyến và nhà thơ chỉ biết im lặng, bồi hồi nh́n theo bước chân nàng. Ta thấy đây là một h́nh ảnh rất sâu đậm t́nh người, chứa chan hạnh phúc. Cái hạnh phúc quư báu, hiếm hoi trong cuộc chiến tranh ư thức hệ rải dài như cơn mê, trong sự thống khổ của dân tộc vừa qua.


Thế rồi người lính chiến PBTD lại hành quân, chợt đến chợt đi. Cho đến mùa mưa năm sau, chàng quay về th́ người xưa đă không c̣n nơi bến cũ. Chỉ c̣n lại một ḿnh anh trên chiếc thuyền con bên ḍng sông lạnh. Cảm nhận bao nỗi nhớ, cô đơn khiến thi sĩ ghi lại những tiếng thơ bùi ngùi, xót xa.


Quần chiến trận tôi c̣n vương lau cỏ - Cố ngủ vùi trong quên lăng uyên nhiên - Mưa, mưa lên cho rũ hết ưu phiền - Hồn tôi đó ră rời như gỗ mục - Em có về cũng xin em đừng khóc – Đừng thiết tha đợi đếm lục b́nh trôi - Chim nào bay cao vút tận lưng trời – Soăi cánh bạc u ơ lời hờn dỗi - Hồn tôi đó ḷng cỏ may phất phới – Dật dờ trên sóng nước, đắm trong sương.


Đọc thơ PBTD ai cũng thấy buồn. Buồn cho cảnh đất nước loạn ly, buồn cho những cuộc t́nh xa cách, cho sự bất lực của con người trong chiến cuộc. Và cũng buồn cho vận nước, xứ sở của ḿnh cứ măi ch́m đắm khôn nguôi trong cảnh tang thương. Bài thơ của anh là loại thơ của người thời chiến loạn, của đạn réo tên bay, dạn dầy khói lửa. Nhưng chẳng những nó không mang màu sắc hận thù, mà c̣n biểu lộ cả tâm t́nh ngọt ngào dâng hiến cho người, cho đời – trong đó có nhiều hương vị mặn nồng của t́nh yêu và lẻ sống của con người khao khát tự do, ḥa b́nh, yêu thương.

Ngày trước bài thơ Chiều của Huy Cận được coi là rất đẹp, rất thơ, là cái hồn thiên cổ. Chiều của HC trầm sâu, lắng đọng bao nhiêu th́ tiếng thơ lục bát của PBTD cũng nặng t́nh u hoài như thế mà lại c̣n chứa chan, phản ảnh tâm trạng bất ổn của con người trong lúc binh đao. Bài thơ TNTN2 dưới đây xứng đáng là một trong những bài lục bát chiến tranh hay nhất của thi ca VN. Bài này anh viết sau khi cùng đơn vị về giải tỏa thành phố Mỹ Tho vào Tết Mậu Thân năm 68 :

 
Tạ từ em với sương mai – Anh lên tay súng cất lời hô quân - Tàu đi sông nước chập chùng - Nẻo quan san đó gian truân đă chờ- Trước sau cờ rợp bóng cờ - Ngoài kia chiều ráng nắng mờ hắt hiu - Em về mây gió trôi theo – Nhớ nhau ? Thôi cũng chắt chiu kiếp này - Bên anh đạn réo tên bay – Trăm binh đao với tháng ngày bỏ quên - Quê ḿnh c̣n đó không em – Cho anh gởi gắm trái tim ngọt ngào. [tên cũ: Khi Anh Rời G̣ Công Về Khu Chiến, trong tuyển tập Đầu Gió của Hội Văn Nghệ Sĩ QĐ ấn hành]

Đọc tới đây khiến tôi chợt nhớ đến thơ lục bát của Cung Trầm Tưởng, Đường Sang Khu Chiến của Phạm Giật Đức, nhạc của Trầm Tử Thiêng, Anh Việt Thu và tiếng hát vang vang của Khánh Ly. Ôi những tâm hồn trắc ẩn ch́m nổi trong sương bóng của thời gian, giờ ở tận phương nào? Hỡi những Hoàng Trúc Ly, Nhất Tuấn, Hoàng Ngọc Liên, Viên Linh, Phạm Quốc Bảo, Nguyễn Đức Sơn… và Bùi Ngọc Tuấn! Trước đây tôi từng viết: Chiến tranh vừa kết thúc – Ôm mặt gầm lăng quên...Th́ ra lịch sử có hai bề mặt thật.

 

Thơ của Dương gần với thơ Hoài Khanh, Hoàng Ngọc Liên, Tô Giang, Phan Minh Hồng, Viên Linh, Du Tử Lê – những nhà thơ quân đội, và gần gũi hơn với bạn anh là Hoàng Trúc Ly qua bài TNTN3. Lời thơ của anh như những phím nhạc ngân lên từ bờ bến yêu thương, êm đềm như lời ru, tiếng hát được dàn trải điêu luyện với thi ảnh, thi ngữ rất tinh khôi.


Em về bũa mộng chiêm bao – Chân di vàng đó đă sầu lên chưa - Nhịp guốc đều, tiếng lá đưa – Làm chim lạc lối ngu ngơ giọng buồn...

 
 Giọng thơ cũng gần với nhà thơ số 1 thời chiến tranh Việt Bắc là Đỗ Hữu qua bài Sầu Ai Lao: Lá đổ quanh chân một lối vàng..

 

“Em về bũa mộng chiêm bao” thật là một câu thơ như hư như thực, vừa trữ t́nh, lăng mạn lại mang mang ư thức siêu thực. Nó phảng phất nỗi buồn của André Chénier hay của Lamartine bên bờ hồ chiêm nghiệm bóng thời gian khi sương lên, khi chiều xuống. Có tiếng guốc nào nhẹ gơ trong hồn, có cánh chim nào bay trong bụi khói hoàng hôn. Có h́nh bóng nào ở lại, và có cuộc t́nh nào đă lặng lẽ chia xa ? Tiếng thơ của anh êm êm như khúc nhạc hồng, rơi rơi như ḍng dư lệ:

Em về xơa tóc gió qua – Ai đong thương nhớ, thiết tha bao giờ - Lưới t́nh
lỡ nhịp đàn xưa -– C̣n chăng vọng ước ngọai ô đêm vàng - Hỏi hồn, hồn đă ly tan – Hỏi trăng, trăng cũng mơ màng đóem...


Cho đến TNTN4 th́ người đọc thấy thơ anh lại càng trữ t́nh, tha thiết hơn với những lời yêu thương nồng nàn cùng nỗi tái tê ly biệt. Có lẻ đó là chân lư, hay là nỗi tuyệt vọng hệ lụy của kiếp người chăng. Thơ của anh như cứ luôn man mác t́nh sầu, như đôi bờ cách trở. Trong định mệnh trần gian mỗi người mỗi cảnh. Khó mà đoán được nhà thơ họ Phan đă có ảo giác hay niềm đam mê nào trong lúc tuyết lạnh, trăng tan đó. Niềm nhớ nhung nào đă bủa rộng, về đến, nơi nào đă ghi lại dấu vết kỷ niệm xa xưa và sự khắc khoải hiện hữu. Có phải dưới đây là khúc trường ca Chiến Sĩ Hành hay những lời bi ai của Chinh Phụ Ngâm :

 
 ...Lỡ mai mốt em về qua xóm cũ – Ta lạc loài từ thuở dấy đao binh - Đường xưa em đi cô lẻ một ḿnh – Ôm khắc khoải thẩn thờ trong dư ảnh -
Mưa bên ấy chắc làm em thấm lạnh – Gió Hạ buồn có làm tóc em bay - Trời đất mang mang sông bể vơi đầy – Ai đếm được con nước ṛng, nước lớn.

 
Thơ anh chan chứa đầy sắc thái trữ t́nh, và lăng mạn của một kẻ tài hoa mà lại rất Đông phương, huyền nhiệm. Hai câu: “Mưa bên ấy có làm em thắm lạnh – Gió Hạ buồn có làm tóc em bay” lung linh như những ánh sáng phi tuyền xuyên qua suốt tâm hồn người đọc.

 

Thôi nhé em góp chi từng sợi nắng – Nuối tiếc ǵ bụi khói đă bay xa - Nhớ nhung nào năm tháng chẳng phôi pha – Mà chợt khóc, chợt cười trong ảo mộng- Đốt lửa lên em, hâm thêm rượu nóng – Để ḿnh say quên băo táp vô t́nh - Sao mắt em buồn như giọt sương đêm – T́m bàn tay, bàn tay chưa đủ ấm - Biết về đâu ta nửa đời phiêu lăng – Dấu u t́nh trong cổ mộ hoang vu - Có c̣n chăng, bèo bọt với mây mờ – Và ấp ủ bóng người trong lặng lẻ
Sóng biển hỡi, xin vỗ về thật nhẹ - Cát vàng ơi, thôi xóa dấu hài hoa - Sỏi đá nào ḍng nước đă trôi qua – Sao hiu hắt muộn phiền như rêu cỏ

Đặc biệt là ở trong vóc dáng gầy đi v́ năm tháng hoài niệm đó, PBTD lại có một hơi thơ dài hầu như vô tận và một thần khí thơ chẳng khác nào Mê Hồn Ca của Đinh Hùng - người đă cùng Hoài Thương [bnsThời Nay] luôn khuyến khích anh trong vài năm đầu thập niên 60, hay Trăng Thiếu Phụ, Bài Ca Đông Phương của Quách Thọai, Hàn Mặc Tử. Cũng cần nói thêm ở đây PBTD là người đă được giáo sư Đinh Từ Thức - chủ nhiệm chủ bút ns Gió Mới yêu thích, khích lệ trong việc anh viết bài về J. Keats, Byron, Shelley… trong những năm 1960-62, trước khi anh ngừng viết trong giai đọan đầu để thi hành nghĩa vụ quân sự.


Thật ra đó là tiếng thơ từ sóng biển dâng, của bờ cát vàng, của rêu cỏ, hoang mộ hay chỉ là tiếng thở dài của thời gian, của những tiếc nuối sầu muộn vô tận, chất chứa trong nội tâm anh? Thơ là nguồn chở người, chở cái đạo t́nh trên ḍng nước vơi đầy, vĩnh cữu, cho dẫu từ:

Gác chuông Bắc ta treo hồn trên đó – Đợi em về hong tóc gọi đêm thu - Cho mưa nguồn giăng lá thắm sa mù – Và em cất tiếng ru ta ngh́n kiếp.
 
Với tiếng mời gọi êm đềm, thiết tha như vậy, có người con gái nào có thể vô t́nh, có tâm hồn nào dù khô héo đến đâu mà không cảm động. Từ những thi cảm, thi ngữ được cấu trúc tài t́nh trên khiến tôi chợt nghĩ đến những vần thơ tuyệt hảo của Lưu Trọng Lư



”Em chỉ là người em gái thôi – Người em sầu mộng của muôn đời - T́nh em như tuyết dâng đầu núi – Dằng dặc muôn thu nét tuyệt vời”

 
H́nh ảnh đó lồng lộng giữa thiên thu cùng với h́nh ảnh “ em về bũa mộng chiêm bao..” của PBTD đă tạo thành một pho tượng Nữ-Thần-T́nh-Yêu sống động măi giữa cuộc đời và ḷng người. Ngày nào thế giới vẫn c̣n là một thế giới đồi tranh – một thế giới của bạo hành lịch sử, th́ tiếng thơ vẫn là nguồn mạch của tinh thần con người. đem đến cho tâm linh những nét đẹp ngời sáng của t́nh thương nhân loại, vĩnh viễn không có ǵ thay thế được.


Những ư thơ dạt dào, ướt đẫm yêu thương của PBTD như thả ra một luồng hơi thở kỳ diệu làm xao xuyến hồn nhân thế. Với TNTN5 nhà thơ lại đem đến cho chúng ta một sinh khí thơ huyền nhiệm giữa mộng và thực trộn lẫn trong u ḥai, nhớ nhung:

Cơn gió thổi mộng hồn bay lả bóng – Trời hoang vu mấy độ phủ hồn em - Ôi mắt ngọc của ngày xưa hiển hiện – Ta đêm đêm thao thức giữa canh huyền
Sao thương nhớ những nụ sầu giông băo – Sao u t́nh dằn vặt suốt canh thiêng - Ta mỏi mệt ghi vào trang giấy máu – Nụ hôn đầu trong kư ức trinh nguyên

 
PBTD học cao, hiểu rộng, đi nhiều và viết cùng thời với Trần Dạ Từ, Du Tử Lê, Tô Thùy Yên, Hoài Khanh… Rất tiếc là anh rời quân ngũ sớm, chẳng chịu xuất bản hay lưu giữ lại tác phẩm của ḿnh và thỉnh thoảng ngưng viết. Sau cùng đến cuối năm 72 th́ anh đă từ giă hẳn làng báo để phản đối Luật Báo Chí vừa ban hành.

 

Sau đó, anh chỉ c̣n tiếp xúc với một số bằng hữu thâm giao như tôi, Anh Việt Thu, Phạm Lê Phan, Tường Linh, Hoàng Trúc Ly, Nguyễn Thu Minh, Nguyễn Thanh Thu, Hoàng Thắng, cùng vài giáo sư, công chức vốn là bằng hữu thân thiết cũ để đi câu cá, uống rượu, đàm đạo… Nếu không, chắc chắn chúng ta c̣n được thưởng ngọan nhiều áng thơ chứa chan lăng mạn, những bài t́nh sầu truyền cảm, xúc động hơn.

Có lẽ người đọc sẽ thấy rơ rệt tính chất nhân bản, yêu ḥa b́nh và yêu người của người chiến sĩ họ Phan hơn qua những ḍng thơ:

Trước thượng đế hai đứa đồng cúi lạy – Xin hoa-thương-yêu nở khắp mọi nhà - Ruộng đất không c̣n là băi tha ma – Sắt thép ḷai người đem xây tổ ấm - Dưới sương gió mây ngàn bên xóm vắng – Riêng chúng ḿnh t́nh tự ngắm trăng non - Sáng sáng chiều chiều em sẽ dạy con – Bài hát đầu tiên: ngợi ca T́nh-Ái. [trích Nói Với Người Mang Tên Một Loài Chim Mùa Xụân]
 
Sau chuyến anh về thăm quê hương đầu tiên vừa qua và sau khi gặp lại một số bằng hữu cùng với Tường Linh, tôi và anh Tô Kiều Ngân tại Saigon anh dường như đă t́m lại được phần nào hứng khởi.


Tuy nhiên việc tôi và Tường Linh muốn cùng anh in chung thơ để kỷ niệm t́nh thâm giao và cả việc anh Tô Kiều Ngân muốn thực hiện CD thơ cho anh th́ anh c̣n chần chờ, mà chỉ mới cho phổ biến một số bài viết - trên vài tạp chí, nguyêt san quen và trên mấy websites, mà anh c̣n nhớ được hay do những người ái mộ cũ, thân hữu cũ cung cấp.

 

Có một điều khá thú vị là nhiều bài họ nhờ tôi gởi, chuyễn trả cho tác giả lại được xuất phát từ 2 cô giáo ở miền Tây. Số là, sau biến động Tết Mậu Thân 68, PBTD được chuyễn về lại Sàig̣n. V́ vấn đề an ninh, công vụ, anh không c̣n dịp quay về các tỉnh lẻ nữa. Thấy “cánh bằng bay bổng tuyệt mù…” nên về sau 2 cô đă dùng những bài thơ của anh để ru ngủ con cái của họ.

T́nh bằng hữu giữa tôi và PBTD rất lâu dài và sau mấy thập niên xa cách vẫn không có ǵ thay đổi, nếu không muốn nói là c̣n thân thiết hơn. Anh đưa tôi và một số thân hữu khác về căn biệt thự mà các con anh mới cất xong để anh dưỡng hưu ở ngọai ô SG, trên đại lộ NVL. Với rượu với thơ, đêm đó trên sân thượng tôi và anh đă làm thơ tặng nhau.


Ân t́nh giữa anh với HTL cũng đậm đà như vậy. Viết đến đây tôi bỗng bồi hồi nhơ tới Hải Phương, Tạ Kư, Phương Triều, Viên Linh... Khi tôi cho biết Ly đă mất, anh thở dài, ngậm ngùi nói với tôi: có lẽ chúng ḿnh nên viết đôi ḍng để tưởng niệm người bạn tài hoa bạc mệnh này. Và anh tô họa lại nhân dáng người bạn xưa bằng những lời thơ tràn đầy thương cảm:

Bụi trần phủ áo phong sương – Mà người nay đă hà phương thăng trầm - Rượu nồng tưởng niệm cố nhân – Ngàn chung cay ngọt một lần từ ly
Hỏi người, người đă bỏ đi – Nằm trong đáy mộ có ǵ nhớ thương - Tóc bồng nẻo vắng cô đơn – Một thân lưu lạc u hồn lạnh mê
Người xa chưa lạc lối về - Sao hiền huynh chẳng chờ nghe đôi lời - Ngủ yên, Hoàng Trúc Ly ơi – Chuyển thân hóa kiếp đời đời cuồng say - Rượu ngon c̣n một chai này – Hăy chia nhau chút men cay thâm t́nh - Cơi tr
ần dẩu có điêu linh - Cơi hư vô chắc hồi sinh non Bồng. [Tưởng Niệm Hoàng Trúc Ly]


Bài TNHTL này PBTD viết khi cả hai chúng tôi đang ngồi trong tiệm cà phê trên đường Tự Do gần quán La Pagode cũ. Lúc ấy tôi cũng đă viết một bài chung tựa để cùng nhớ, cùng thương đến một thi sĩ hào phóng đáng trân trọng của thời văn học hậu chiến này. Sau cơn xúc động về người bạn thơ đă ra đi PBTD lại chạnh ḷng xót xa về một người t́nh, một mối t́nh đă bị chôn vùi dưới đáy huyệt lạnh. Xin mời bạn đọc thưởng thức qua bài Lá Thắm Lạc Hồn Ca:


Đă về chưa hỡi hồn thiêng Lá Thắm – Hay vẫn buồn đau dưới đáy mộ sầu - Đời nghiệt ngă như trường lưu nước cạn – Ta ngẩn ngơ nh́n khói thuốc bay cao
 
Thế nhân ơi! Có c̣n nỗi sầu nào cay nghiệt hơn? Người tang thương, cảnh tang thương của thi sĩ là:

Ai biết được ra đi là đă mất – T́nh yêu đầu và nguyện ước chung đôi - Ai biết được tháng năm dài cách trở – Em c̣n đâu giờ hai ngă chia rời
Sao không đợi người lăng du trở lại – Đă âm thầm từ biệt cơi nhân sinh - Thuyền bến cũ ta một ḿnh tê tái – Em, em ơi thiên địa cũng vô t́nh.

Ôi những lời nguyện ước ba sinh giữa Kim Trọng và Thúy Kiều. Ôi những câu chuyện t́nh sầu năo truyền kỳ của trăm năm, ngàn năm. Cổ kim lúc nào cũng là “cổ kim hận sự thiên niên vấn”. PBTD là người lănh hội được tất cả những đau thương dâu bể và định mệnh khắc nghiệt của phận người hẩm hiu, bi ai đó. Lời thơ của anh làm đau điếng, tê lạnh cả ḷng người khi đọc “sao không đợi người lăng du trở lại – đă âm thâm thầm từ biệt cơi nhân sinh - thuyền bến cũ ta một ḿnh tê tái – em, em ơi thiên địa cũng vô t́nh

Qua một bài thơ mới đây, họ Phan lại sử dụng ngôn từ triết học kết hơp với tư tưởng thiền học để trang trải những vần thơ chân t́nh, thân t́nh gởi đến một người bạn học cũ.  Anh này đă nghe lời PBTD bỏ nghề “thầy căi” để làm thơ và hiện giờ là một thiền khách Washington DC:

Cánh vạc nào bay trong triền nắng sớm – Tiếng hót xa xăm như tận cơi trời - Sao u trầm chất ngất khách thiền ơi – Xin nhẹ bước trên lối ṃn tỉnh lặng
Rừng cô tịch có ǵ đâu tra vấn – Lửa Chân Như có đủ ấm linh hồn - Đất bùn nào c̣n ghi lại dấu chân – Tâm vô niệm đường xa gần đi măi - Có phải người đang quay về bến đợi – Gom lá vàng gỗ mục dưới trăng trong - Về đi thôi, đêm lạnh giá mênh mông – Áo nâu mỏng sao che mưa đở gió - Chim thức giấc cất lời ru buồn bă - Ai phong trần qua mấy độ truân chuyên - Thấy ǵ chưa tự ngă với uyên nguyên – Hay ngần ngại chia xa ḷng thung lũng - Từ tiềm thức đă lạc quên long trượng – Đâu đây chừng thấp thoáng ánh vô ưu - Thiền khách này, thiền khách đă về chưa – Xin trả lại cho ta quê, t́nh cũ.

[Nói Với Thiền Khách]


Liệu thiền giă này có đủ năng lưc vô biên để trao lại cho PBTD quê hương và t́nh ỵêu đă mất không, hay đó chỉ là tiếng kêu vô vọng đề bộc lộ, bày tỏ nỗi niềm, tâm sự của một kẻ từ lâu ẩn dật với một nếp sống lặng lẻ, khép kín? Mới đây tôi có xin anh làm cho vài bài thơ mới để làm thư họa và dùng vào việc riêng trong lúc anh đang ngao du ở một vùng đất khác. Khi trở về Ohio anh đă gởi về cho tôi 2 bài tuyệt tác mang một sinh khí thơ huyền nhiệm hơn đầy những ư niệm, ư thức siêu h́nh, đạo học và ẩn dụ huyền học. Xin mời người đọc ngâm nga bài thơ đầu:

 

Đốt công án vất kinh thư khải ngô – Theo đường trăng, trăng khi tỏ khi lu - T́m người hiền nơi thâm cốc âm u – Thơng tay vào rừng giả làm ẩn sĩ
Ḍng sinh mệnh chừng nhuộm màu chướng khí – Bến nhân gian ai quán niệm vô thường - Hành tŕnh xa ngựa đà lỏng dây cương – Trên vách núi chân dung in mờ tỏ.

 

Ném công án chôn kinh thư bất ngộ - Nương sông ng̣i biển cả tới an nhiên - Nửa u hoà, nửa chợt nhớ chợt quên – Bổng tan tác cùng tiên thiên tự ngă-
Tay huyễn hoặc đề lời thơ trên lá – Hồn xanh xao mờ mịt chốn phiêu bồng- Người đâu rồi sao tịch mịch hư không – Hương dạ thảo đang chớm mùa khai mở.

 

Hủy công án buông kinh thư giác ngộ - Vào chợ đời áo mỏng phất phơ bay - Bụi khói mê man chênh chếch nắng gầy – Lời phố thị chập chờn như ảo giác-
Ta là ai sao tâm linh ngơ ngác – Người là ai mà sắc diện mơ hồ - Rượu độc ẩm hề, chân lạc ḷai đưa – Mây biến dịch mưa chắt chiu giọt nhỏ.

[Liên Khúc Vô Thường]

và bài tiếp theo:

Ḱa ai bên suối chôn ảo tượng – Mắt dă hoang vu bụi lốc huyễn hờ - Vũ trụ chết, tầng âm thanh lắng đọng – Tay ơ hờ vuốt gió hát vu vơ -Tâm niệm lặng lững lờ sương ốc đảo – Gánh càn khôn u ẩn tiếng mưa khơi - Tóc khô kiệt kết tinh mùi thủy thảo – Thoáng mờ xa từng đợt sóng ră rời - Qua cổng nắng sơai cánh mềm hải điểu – Cát lao lung phủ ấp đá dung t́nh - Ai thảng thốt ướp thiền hoa mỹ diệu – Xua tiền thân buông tự ngă u minh.

 

Mây xám tạc h́nh ẩn khách – Xiêm y lọan lửa chân như - Nguyệt tàn cơi giam sấm động – Cung thương lạnh phím ngù ngờ

 
Rượu tàn canh ngập ngừng chân du mục – Réo gọi hồn phiêu lăng phách trầm luân - Tâm huyền niệm ư lạc loài vô thức – Em, em về chưa sao sương ảnh mịt mùng - Sưởi hâm chi ngọn t́nh hương phấn cũ – Ta về đâu chiều đă mỏi cánh bay - Lỡ tha hóa như rừng khô trốc lá – Loăng âm hao, lả mộng gối vân đài - Thôi nhé em, giếng hồng hoang cô tịch – Trót cạn nguồn lạch kín dấu chim di - Đèo hun hút bạt ngàn đêm tận tuyệt – Rải sa mù khuất bóng nẻo từ ly.
[Bài Tâm Ca Vô Niệm]

Hy vọng 2 bài thơ mới đề cập trên sẽ là những bài tiêu biểu đánh dấu sự trở lại văn đàn của PBTD sau hơn ba mươi mấy năm vắng bóng [ngoài các bài nhận định văn học của anh vừa được phổ biến trên Nguồn và Talawas]. Nhưng, như Du Tử Lê - người bạn cũ trước 72 của anh đă viết, chẳng biết liệu vườn hoa VHNT hải ngoại có đủ hấp lực để giữ chân cánh bướm, cánh chuồn chuồn, mà lúc nào cũng lấy cảnh núi non sông hồ, hạc nội mây ngàn, ngao du trên những vùng đất mới, xa lạ làm niềm vui, hay không?

Tôi cũng c̣n nhớ kỷ vào năm 72 sau khi đọc truyện dài Vùng Lá Thắm Sương Mù của Dương, tôi và Hoàng Trúc Ly đă viết tặng anh mỗi người 4 câu. Dưới đây là bài của thi sĩ họ Hoàng:

”Ai bảo trời xanh đọa má hồng – Để cho người ngọc lỡ sang sông - Yêu thương đă hết duyên t́nh cạn – Lá Thắm phai rồi sao vấn vương”

 

Và 4 câu tứ tuyệt của tôi:

”C̣n chút rượu tàn tận đáy ly – Uống đi cho cạn mối t́nh si - Trăm năm núi lở sông bồi đó – Có chắc ǵ ai trọn ước thề”.
 
Bây giờ nhân đọc lại những vần thơ lục bát của anh Bùi Giáng:

”Tuổi thơ em có buồn nhiều – Hăy xin cứ để bóng chiều bay qua - Biển dâu chợt tỉnh sơn hà – C̣n sơ nguyên mộng bên tà áo bay”
 
Tôi cũng muốn tặng thêm thi sĩ họ Phan đôi vần thơ tương ứng trước khi kết thúc bài viết này:

”Em c̣n hái trái trên cây – Vết son mùa để dấu hài đầu tiên...”

Ai hái cho ta những mộng đầu. Những lần tao ngộ, những biển dâu… Chắc hẳn giờ đây PBTD đang một ḿnh rong chơi đâu đó trên những vùng đất mới hay đang trầm tư lắng nghe các chuyển động của hữu thể ḥa nhập với thời gian trôi chảy vô lường.

 

Sa Giang TTK -  phù sa 2005