Đọc Những Cơn Mưa Mùa Đông

Truyện Lữ Quỳnh

 

 

Nguyễn Mạnh Trinh

 

 

“ Những Cơn Mưa Mùa Đông, ấn bản đầu tiên do nhà xuất bản Nam Giao xuất bản năm 1974 cách nay đă  hơn 30 năm. Ấn bản thứ hai  do Thư Ấn Quán  xuất bản ở hải ngoại. Quyển sách được tái bản từ một bản lưu trữ tại thư viện Cornell. Mỗi một tác phẩm đều có một duyên phận định đoạt riêng, nhà văn Trần Hoài Thư trong chủ trương ǵn giữ và phục hồi nền văn học miền Nam đă bị bức tử đă thực hiện Tủ Sách Di Sản văn Chương MiềnNam trong đó có quyển sách này.

    Năm 1974, khi t́nh h́nh chiến sự càng ngày càng tăng cường độ khốc liệt, Lữ Quỳnh viết về chiến tranh, từ một góc độ chủ quan, nh́n ngắm thực trạng đất nước. Văn chương của ông, như những tiếng kêu bi thiết và quan sát chiến tranh   con mắt tối thẳm của một thế hệ phải lao vào cuộc chiến một cách bất đắc dĩ. Ḥa b́nh, vẫn là hướng vọng của tương lai, cho yên b́nh ở quê hương. Không một ai, là người Việt mà muốn làm công việc chong mũi súng chĩa vào nhau.Nhưng thực tế vẫn phải tham dự  vào một cuộc chiến vô nghĩa lư.

       Đến bây giờ, dù chiến tranh đă chấm dứt từ lâu nhưng dường như sự yên b́nh vẫn chưa đến. Vẫn c̣n những đau đớn, những chia xa, những hận thù ngộ nhận. Và, nước Việt Nam bây giờ, dù đă độc lập nhưng chưa dân chủ tự do và vẫn c̣n những đe dọa từ  đế quốc phương Bắc,  xă hội vẫn c̣n  nghèo nàn lạc hậu. Một thực tế đáng buồn của thời hậu chiến tranh.

         Tác giả mở đầu truyện với một cơn mưa và kết truyện cũng với một cơn mưa. Những cơn mưa của một đứa trẻ gia đnh bị phân ly trong mầm mống của chiến tranh Đứa bé tên Vũ, bắt đầu những tháng ngày ấu thơ :”

         Đứa trẻ nép sát vào mái hiên nhà mồ. Mái xi măng thấp, hẹp, ngang với mặt đất không ngăn được những giọt mưa đang trút xuống. Mưa trắng xóa cánh đồng. Thỉnh thoảng gió rít lên làm cơn mưa tạt ngang khiến đứa trẻ vụng về né tránh…”

          Và , đoạn kết , chấm dứt cuộc đời một đứa trẻ là nạn nhân bị chết  trong chiếc xe lam của một vụ phục kích đoàn công voa của những người áo đen phía bên kia:”

          Đôi môi Vũ run rẩy, cuối cùng chỉ thốt được hai tiếng cha ơi, trong khi h́nh ảnh khu vườn của mùa mưa quê nhà, chiếc đầu lắc lư của ông nội, cùng với những kỷ niệm hắt hiu thời thơ ấu của Vũ hiện ra để rồi trắng dần như mưa mù mùa đông…”

           Đứa   đă trải qua những ấu thơ dằn vặt mà dấu ấn chiến tranh vẫn c̣n hằn dấu trong cuộc sống. Lớn lên trong một vùng xôi đậu mất an ninh trong một gia đ́nh đơn chiếc mà người cha đă lên núi làm du kích. Bóng dáng người cha này lúc nào cũng hiện diện trong hàng ngày hàng giờ của người vợ, mẹ của Vũ, người cha, ông nội của Vũ và đứa con , Vũ. Sống  mà như chết. Aån mặt mà lúc nào cũng hiện diện.

           Không gian của truyện là những cơn mưa. Mưa. Những cơn mưa mịt mù của quê hương h́nh như không bao giờ ngớt trong truyện như dàn trải ra một thế giới lạnh lẽo của thế hệ Việt Nam trưởng thành từ trong lửa đạn. Mưa, Những giọt nước hắt vào tâm   lạnh buốt như muốn biểu hiện một không gian thời gian nào buồn phiền của cơi người. Tự nhiên, tôi liên tưởng đến những cơn mưa trong tiểu thuyết  hiện thực huyền ảo của nhà văn Gabriel Garcia Marquez.”Trăm năm Cô Đơn:” tựa như một cơn băo nhiệt đới muôn sắc tuyệt vời nhưng phức tạp. Mưa. Mưa rơi liên tiếp suốt một thế kỷ. Hay   mưa rải những đóa hoa vàng xuống cả một miền đất đai. Đó là những nét độc đáo của lối kể chuyện đầy tính truyền kỳ huyền ảo.

          Mưa mang theo cơn băo  trong ḷng người và làm lạnh buốt những cơi người, có phải là chú tâm muốn tượng h́nh dĩên  tả của Những Cơn Mưa Mùa Đông trong văn phong Lữ Quỳnh? Chỉ là liên tưởng đến những cơn mưa của Trăm Năm Cô Đơn mà không phải là so sánh, những cơn mưa của truyện đă gây thật nhiều ấn tượng và tưởng tượng cho người đọc…

          Những nhân vật của truyện là những h́nh dạng của những con người cô độc.Lạnh lùng không sinh khí họ chờ đợi sự sắp xảy ra sắp hiện đến với nỗi bi quan.Những thế hệ nối tiếp nhau.Từ ông nội, đến người cha, người mẹ, người cha dượng, những người c̣n sống, đến hai người chú bị chết chém, tất cả những người thân của Vũ, đều là những h́nh ảnh của ảm đạm, thừa dằn vặt đau khổ và thiếu niềm vui.

         Ông nội cũa Vũ, người lúc nào cũng mong ước sự yên b́nh   giây phút xum họp khi người con trở về nhà. Ông không thể nào coi  người con trưởng đă chết như hai người con thứ của ông, nhưng thực tế, người con ở xa ấy mỗi ngày như một ám ảnh nhắc lại một thực tế đầy hăm dọa bất tường. Mỗi lần có sự không vui trong nhà như hôm nay, ông thường nhớ tới Cung, người con trai trưởng cha thằng Vũ, giờ này c̣n sống ở đâu đó, nhưng làm sao tin được cái ngày Cung sẽ trở về?

          Chẳng thà như hai người em trai của Cung.. Ông già nghĩ đến hai nấm mộ mà mỗi chiều ông vẫn dẫn thằng Vũ ra thăm.ông nói lầu bầu trong miệng

        Nhưng khổ cho cha là cha không thể cầm bằng như con đă chết được…”

Người mẹ của Vũ, có lúc nghĩ tới người chồng đi xa qua h́nh ảnh của đứa con chị nhớ tới ngày xưa anh ấy vẫn thường hay vùi mặt trong tóc chị âu yếm. Khuôn mặt ấy bây giờ thấp thoáng nơi thằng Vũ..Nhưng h́nh bóng của quá khứ ấy chỉ là giây phút , c̣n hiện tại, trong ḷng người đàn bà khao khát xuân t́nh ấy đă có h́nh bóng khác.Tưởng thời gian tái ngộ sẽ gần đến , nhưng thật sự th́ khác. Chị không nghĩ cuộc gặp gỡ của chị với người đàn ông mới đây đă làm  lung lạc niềm tin sắt son trong ḷng chị bấy lâu nay. Người đàn ông làm đồn trưởng trên khúc sông mà thuyền buôn của chị thường qua lại.ngay lần gặp gỡ đầu tiên chị đă chú ư đến y. Trông y oai vệ quá. Y đứng dạng chân trên mé sông nhă nhăn xin lỗi bạn hàng cho nhân viên của y xuốngbkiểm soát thuyền. Y nói về cuộc chiến tranh có thể bộc phát trở lạivà nhiệm vụ của y là phải kiểm soát để bảo vệ chặt chẽ khúc sông này. Y nói thật nhiều, thật văn hoa nhưng chị chỉ hiểu đại khái  thể. Trong một giây ngưng nói bất chợt ánh mắt y hướng về chị và bốn mắt t́nh cờ giao nhau. Chị bối rối nh́n xuống và cũng kịp nhận ra ánh mắt của y đă đậu rất lâu trong mắt chị..”

          Người đồn trưởng ấy đă thành cha kế của Vũ. Vũ cũng nghĩ đến khuôn mặt người  đàn ông với vết sẹo chảy dài trên má và cánh tay bại xụi sau một đêm bị tấn công vào đồn năm trước. Sự rủi ro đó đă tạo ra cho y và mẹ hắn  sự căm hờn quá mới mẽ, Sự căm hờn đôi khi ánh lên trong mắt họ vào những lần hiếm hoi gặp  mặt Vũ…” 

C̣n Vũ, với tâm trạng cô đơn, không chọn lựa giữa bên này và bên kia. Vũ tâm sự với bạn:

          Thông à! Tôi không biết ngày trước, nghĩ như thế nào mà ba tôi  thoát ly gia đ́nh một cách dứt khoát như vậy. Đổi lại sự vắng mặt của ông, gia đ́nh chịu nhiều thiệt tḥi quá. Mẹ , như bỏ đi hẳn c̣n ông nội già nua suốt ngày sống với mớ hy vọng c̣m cơi, mong manh.Ông chờ ǵ ở người vắng mặt? Ông chờ ǵ ở tôi? Tôi biết ông chỉ chờ và ao ước mỗi một điều là sự yên ổn xum vầy. Tôi biết sự yên ổn là liều thuốc sau cùng của ông nên tôi đă cố gắng vâng lời ông hết sức.Cha của tôi đă làm ông nội già đi quá nhanh. Riêng tôi, ông phải cản lại. V́ bây giờ ngoài tôi ra ông không c̣n một ai, không một ai cả, bạn hiểu không?

         Đọc xong cuốn sách, h́nh như ngờ ngợ một điều trong tôi là những suy nghĩ từ thông điệp mà tác giả muốn gửi tới. Không hiểu tôi có đi quá xa từ những liên tưởng của ḿnh? những nhân vật không chỉ  đơn thuần là một nhân vật mà c̣n chuyên chở theo đó những h́nh tượng khác của ẩn dụ chăng? Bởi , ở vị thế của một đứa trẻ, những tâm tư suy tưởng ấy xem ra già trước tuổi của ḿnh.Đứa trẻ là một thiếu niên không lựa chọn đứng về phía bên này hay bên kia chiến tuyến.

          Khi cả nhà ngồi vào bàn ăn, người đàn ông nói:

-       Nghe  đâu t́nh h́nh mỗi ngày mỗi khó khăn. Không khéo vài năm nữa thằng Vũ đi lính gấp. Con đă nghĩ tới chuyện đi lính chưa Vũ?

-       Khộng, Không bao giờ tôi đi lính cả

    Người đàn ông cười:

-       Đâu phải con muốn đi hay không, mà đến tuổi th́ phải…

-       Không , tôi sẽ không bao giờ đi lính cả..”

           Và Vũ cũng  không ở bên kia.Vũ không đến nhà thầy Trần như các bạnđể tham gia vào các cuộc biểu t́nh chống chính phủ bởi v́ nghe lời ông nội dặn;” ở tỉnh con luôn luôn nhớ có mỗi một điều duy nhất là chăm chú vào việc học. Đừng bắt chước bạn bè làm điều ǵ khác. Nhớ đấy không hay ho ǵ đâu nhé!”.

 Vũ về nhà trong khi Thông và các bạn vẫn c̣n ngồi ở nhà thầy Trần

           Thế nào mà bạn bè chẳng cười hắn là thằng hèn nhát thiếu tinh thần này nọ. Mà hắn cũng thấy ḿnh hèn nhát thật. Phải chăng hoàn cảnh gia đ́nh đă ngăn cản hắn quá nhiều đă tạo cho hắn sự khiếp đảm về những viễn tượng đổi thay…”

              Có phải trường hợp Vũ là t́nh cảnh chung của nhiều người. Họ không chọn chiến tranh nhưng chiến tranh chọn họ. Sống trong một thời thế như vậy bắt buộc phải có một con đường để đi.Dù bất cứ lư do ǵ, cũng không thể từ chối việc giơ vai gánh chung với những người cùng thế hệ cái gánh nặng của đất nước mà họ đang sống, trong cái xă hội mà họ lớn lên…

           Ngoại trừ, chấm dứt mọi sự như cái chết của Vũ. Khi chết Vũ gọi cha ơi, người cha đă vắng mặt trong một thời thơ ấu nhưng gây ra biết bao nhiêu dằn vặt trong tâm tư nó. Và h́nh ảnh mà nó nhớ tới lúc cuối cùng của cuộc đời  ông nội nó, người mong ước yên b́nh với sự trở về của đứa con trai biệt tích mà không ngờ rằng đă mất thêm một đứa cháu nội nữa. …

        Những cơn mưa mùa đông viết về một thời thế đă qua. Lúc ấy , không gian và thời gian truyện có lẽ chỉ ở giai đoạn bắt đầu của cuộc chiến. Lúc đó, c̣n là mặt trận của du kích, của  giật ḿn đắp mô, của đêm Việt Cộng ngày Quốc Gia. Về sau này, khi trận địa chiến, với cả những thành phố bị thiêu hủy, khi hàng ngàn thường dân vô tội bị chết trong các trận chiến như ở An Lộc, Quảng Trị, Kontum,..Th́  những suy tư về chiến tranh có khác đi không? Đành ràng chảng ai ưa thích chém giết, nhất là đối với đồng bào ruột thịt của ḿnh. Nhưng vẫn phải đi vào chiến tranh không cưỡng lại được.

 

Nguyễn Mạnh Trinh