TRỞ  VỀ  NGUỒN

 

Khuất Đẩu

 

(Bài viết khi xem tranh của Lê Kư Thương)

 

          Vẽ là chơi với sắc màu đường nét.

          Trong một lần triển lăm chung với Trương Th́n, Hồ Thanh và Thân Trọng Minh, Lê Kư Thương gọi cuộc chơi ấy là hát rong. Anh bảo anh chỉ muốn nghêu ngao kể lại bằng sắc màu những tháng ngày bé dại của ḿnh. Nghĩa là anh chỉ muốn nguệch ngoặc vẽ chính anh.

           Nhưng,

Tôi lại nh́n thấy tôi không quần áo nằm dài bốc quả trứng trong ngày lễ thôi nôi.

Tôi nh́n thấy tôi ngồi chàng hảng ôm cái trụ cây số cách Nhatrang 6 km, trước ngực lủng lẳng một cái ná bắn chim

Tôi nh́n thấy tôi đầu cạo trọc chỉ chừa ba cái vá ngộ nghĩnh lấy lá sen làm dù đi dưới những cơn mưa dầm.

Tôi thấy tôi chơi đánh đáo, bong vụ, trốn t́m.

Tôi thấy tôi úp vỏ bưởi lên đầu giả làm vua.

Tôi thấy tôi cùng với con chó con mèo.

Tôi thấy tôi cô đơn chi lạ nhưng không hề cô độc.

Tôi và anh, những đứa bé nhà quê chẳng có tàu hoả xe tăng, chỉ có những đồ chơi tự làm lấy là những viên bi nặn bằng đất sét, những chiếc cối xay làm bằng hột xoài…

Người lớn ai cũng có một thời là bé con, nên xem tranh của anh không riêng ǵ tôi, chắc nhiều người cũng thấy ḿnh bé bỏng, thơ dại đáng yêu trong đó. Nếu gọi cuộc triển lăm trên là cuộc hát rong, th́ chúng ta đă rất nên hạnh phúc khi được nghe những bài đồng dao tuy có hơi ngây ngô vụng về nhưng rất gần gũi ấm áp. Được như vậy là nhờ anh có một tâm hồn rất chi thơ dại, cái nh́n ngộ nghĩnh thơ dại và nét cọ cũng rất thơ dại hồn nhiên.

Như khi anh vẽ cậu bé mặt nửa xanh nửa đỏ ngồi trên trụ cây số là vẽ nỗi cô đơn thui thủi một ḿnh. Chơi một ḿnh nên vui cũng một ḿnh. Chỉ có trời xanh mây trắng và nắng đỏ là hiểu được cách chơi của cậu.

Nhớ ngoại là bức vẽ đơn nhưng tôi lại thấy nỗi nhớ của cậu sao mà bất ngờ, nhỏ nhẹ đáng yêu đến vậy. Nhớ cái bàn chân bà in trên đất có một ngón cái muốn giao vào nhau như người Giao chỉ. Nhớ cái mo cau co quắp. Nhớ cái đèn có bốn mặt bằng kính bà thường xách trong đêm. Chỉ vậy thôi, c̣n h́nh bóng bà ch́m trong quần áo bạc màu nổi lên một miếng vá đen thẩm.

Bức Chơi với chị em nhé lại là một ngạc nhiên thích thú. V́ cái tựa đề, v́ h́nh ảnh chị cơng em chơi nhảy ḷ c̣ ( đánh chuông ) và v́ màu sắc đơn giản mà tươi vui. So với bức Chơi ô ăn quan nổi tiếng của Nguyễn Phan Chánh, th́ bức ấy buồn thảm quá. Chẳng những màu sắc buồn mà các cô bé cũng buồn.

Đến con chó, con mèo, cây cau, ngôi nhà…dưới mắt nh́n của cậu cũng ngược đời khác lạ. Con mèo một mắt, con ḅ vàng với những chiếc vú c̣n đọng những giọt sữa trắng, cây cau nằm ngang và ngôi nhà chúc đầu xuống đất.

Mỗi một bức vẽ như một thiên truyện ngắn, tưởng dễ nhưng rất khó. Từ ư tưởng đến phối màu, đường nét, bố cục. Lại càng khó hơn khi viết và vẽ về trẻ con. Khó, nhưng anh làm được v́ anh là đứa bé trong một xác thân không c̣n bé.

 

 

 

 

 

 

Sinh vào giữa thế kỷ trước ở một miền quê ven đô nên anh cũng như bao đứa trẻ cùng thời đă trải qua một tuổi thơ không một chút b́nh yên. Xe tăng, đại bác ầm ầm chạy qua trước hiên nhà. Rồi người chết, nhà cháy, những cảnh bồng bế nhau chạy loạn, những giọt nước mắt, những chiếc khăn tang, những người cụt chân với đôi nạn gỗ…Nhiều lắm. Nhưng lạ thay, ta không hề thấy xuất hiện trong tranh của anh.  Không như Trịnh Công Sơn chiều đi qua băi dâu hát trên những xác người. Anh không muốn hay tự nhận ḿnh không đủ sức dùng nghệ thuật để phản kháng thét gào như Bửu Chỉ.

Nếu bảo rằng anh nhút nhát một chút cũng không sao bởi v́ anh không phải là một nghệ sĩ dấn thân, lại càng không phải là một người xiển dương nghệ thuật cho một lư tưởng, một chủ nghĩa xa lạ. Bảo rằng anh chạy trốn hiện thực cũng được bởi những cuộc chiến tranh mà bản chất của nó phi nhân chắc chắn là không phù hợp với anh. Anh trốn, đúng vậy. Có điều anh trốn vào tuổi thơ của ḿnh. Khi S. Exupéry vẽ những con trăn khép mở cái bụng và những ngôi sao là trốn cái thực tại nhàm chán đi về. Trốn vào tuổi thơ là cách trốn ngây ngô nhất, cũng như lấy lá sen để ngửa mà che đầu trong khi trời th́ mưa dầm. Ừ th́ dại cũng đâu có sao, ta dại ta t́m nơi ướt át, người khôn người đến chốn khô queo.

Nói th́ nói vậy, chứ thực ra không tuổi thơ nào che nổi cái thực tại, nhất là cái thực tại ngàn năm có một sau 75. Những que diêm của cô bé bán diêm cuối cùng cũng tắt ngúm, hoàng tử bé cũng bị rắn sa mạc cắn chết. Tuổi thơ khô quắt như lá sen khô và tuổi chớm già như cỏ dại lớn nhanh hơn thổi.

Lá khô, lá rụng xuống đất.

Người già khô héo th́ rụng về đâu?

Giờ th́ không hát được nữa rồi. Anh ngồi trầm tư nh́n khói đốt đồng che mờ cả đất trời trong bóng hoàng hôn. Dường như anh lẩm nhẩm những câu kệ. Anh lại t́m ra cách trốn thực tại bằng cách học thiền với sắc màu.

Tôi thấy anh bưng b́nh bát cùng con chó ngày xưa đă từng đón anh đi học trường phủ trở về đứng giữa bầu trời đỏ rực.

Tôi thấy anh thọ trai giữa ngọ vẫn cùng con chó ốm.

Tôi thấy anh lạy tạ cây chổi chà, thằng bù nh́n.

Tôi thấy anh ngồi đợi trước một cánh cửa đóng kín.

Tôi thấy anh biến ḿnh thành con nhái bén nhảy về chiếc lá sen cũ.

Nhiều người bảo anh là thiền sư. Có nhà báo đă hỏi anh tu ở chùa nào!

Nếu những bức tranh trong cuộc triển lăm tháng 10/ 2009 được treo dưới một mái hịên chùa, chắc đă có rất đông Phật tử đến chiêm bái. Huỳnh Như Phương cảm động thấy anh biết lạy tạ. Đỗ Hồng Ngọc bảo anh ám ảnh về sen tức là có cơ duyên với Phật.

Tôi th́, qua những bức tranh đúng như anh nói, là anh đang học thiền. Có điều là học chưa giỏi. Đó chỉ là những bài tập minh hoạ một vài công án nổi tiếng của các thiền sư Trung Hoa và Nhật Bản. Thiền sư Hakuin Ekaku ngộ rồi mới lạy tạ cây chổi chứ không phải nhờ lạy cây chổi mà ngộ. Trở về lá sen cũ cũng chưa phải là ngộ v́ làm sao b́nh an khi dưới nước có con cá đang chờ và trên không có con chim đang đợi. Về trong lo sợ chỉ là cách trốn chạy mà thôi.

Cho dù có vẽ hằng trăm bức lạy tạ, hàng ngh́n bức quay về anh cũng không ngộ được khi chưa tự ḿnh t́m ra được đường về.

 

 

Thế rồi,

Có thể đó là một buổi sáng.

Có thể đó là một buổi trưa, một buổi chiều.

Có thể đó là một buổi tối có trăng hay không trăng, có mưa hay không mưa

Một buổi tối nào đó trong kho báu thời gian ít ỏi c̣n lại, anh bất chợt trông thấy một khoảng ngực của người mẹ đang vạch áo cho con bú.

Có thể đó là của mẹ anh khi anh c̣n bé xíu.

Có thể đó là của vợ anh khi các con anh mới sinh

Cũng có thể đó sẽ là của con gái anh, của con dâu anh.

Một khoảng ngực với hai bầu vú căng đầy là biểu hiện đương nhiên của t́nh mẫu tử, nhưng với anh lúc này, khác thường hơn, kỳ diệu hơn khi anh nhận ra trong cơi trầm luân dâu bể này không một nơi chốn nào có thể thơm tho hơn, trong sạch hơn, ấm áp hơn, an lạc hơn là khoảng ngực của người mẹ. Đó cũng chính là Niết Bàn của mỗi người.

Như Tất Đạt trong “Câu chuyện ḍng sông” khi nghe được tiếng UM đă lĩnh hội ra chân lư. Như người khách thao thức trong “Phong kiều dạ bạc” nghe tiếng chuông của chùa Hàn Sơn liền tỉnh mộng. Lê Kư Thương cũng nghe ra ḿnh đă ngộ sau khi đă vẽ xong bức Nguồn Thiền.

Một bức tranh b́nh dị quá, đơn sơ quá đến nỗi khách tham quan hờ hững đi qua, các nhà phê b́nh cũng làm lơ không ngó tới. Đó cũng là tính cách chung của nhiều người khi cư xử với mẹ của ḿnh.

Nhưng Đạo là ǵ nếu không phải là những h́nh ảnh b́nh thường nhất bỗng sáng lên như bắc cực quang trong tâm tưởng. Cây chổi sáng lên được trong H. Ekaku th́ sao cái bầu ngực kia không sáng lên được?

Người mẹ ngồi an nhiên, hai tay khoanh ṿng tṛn trên hai chân cũng xếp bằng tṛn, như Đức Phật mà không giống Đức Phật v́ ṿng tṛn gọn hơn, lại ngồi trên nền đất chứ không phải trên toà sen. Chiếc áo nâu sẩm để hở khoảng ngực mênh mông với hai bầu vú màu đất mà hai núm mở to như hai con mắt đang âu yếm nh́n con bú.

Bức tranh rất tĩnh v́ dáng ngồi đường bệ và bằng an của mẹ nhưng lại rất động. Bởi tác giả hóm hỉnh vẽ một vú nhỏ đang cạn sữa và một vú to c̣n đầy sữa. Nên ta nghe ra như có tiếng chùn chụt của đôi môi bé, tiếng ŕ rào dịu ngọt của sữa chảy qua miệng bé. Và thêm nữa, những chấm nâu đen xung quanh mẹ, là ǵ nếu không phải là hàng triệu người mẹ đen có, trắng có, vàng có, đỏ cũng có đang ngồi cho con bú.

Không lộng lẫy đồ sộ như những bức tụng ca người nữ của hoạ sĩ Rừng, nhưng bức Nguồn Thiền đẹp một cách kín đáo và lặng lẽ như nụ cười của một người biết ḿnh đă T́m Ra Được Đường Về.

    

Khuất Đẩu

01/2010

 

Mời xem một số tranh của Lê Kư Thương: