Tri Âm là tri âm của tôi

(Nhân đọc tập thơ của Lưu Nguyễn)

 

Xuân Vũ

 

Thơ dài lắm như một con sông nào đó. Không! Không một con sông nào cả. Đó là con kinh Vĩnh Tế :

Ta gặp em trên ḍng kinh Vĩnh Tế

Hoa điên điển vàng rực rỡ một trời xuân

 

Tôi đọc tập thơ “Tri Âm”  của Lưu Nguyễn cách đây lâu lắm, muốn viết về nó nhưng không biết viết cái ǵ của tập thơ. T́nh yêu, triết lư, thân phận lưu vong? Hôm nay, giữa một sự tĩnh mịch lạ lùng, tôi bắt gặp thi sĩ trên ḍng kinh Vĩnh Tế :

Ta đă uống nước ḍng kinh Vĩnh Tế

Mà ngỡ có em trong từng ngụm môi mềm

Thôi em nhé dù chân trời góc bể

Vẫn có nhau hoài không một lăng quên.

                           (Trên ḍng kinh Vĩnh Tế)

 

Đề tài thơ Lưu Nguyễn, phong phú từ hoa bướm, mơ mộng, biệt ly, bè bạn, tù tội, tuổi thơ, sông biển, đến những dằn vặt trong nội tâm…nhưng đọc xong và ngẫm nghĩ để t́m h́nh thức của trái tim nhà thơ th́ tôi mới thấy và kết luận rằng đồng điệu với tiếng ḷng của tôi, đó là: T́nh yêu quê hương và đau khổ khi mất quê hương.

Trong hầu hết những bài thơ của Lưu Nguyễn đều thấy nỗi nghẹn ngào, ray rứt, dằn vặt khôn nguôi.

Biết em từ thuở mười lăm

Quen nhau từ độ trăng rằm Quảng Nam

Tao phùng chợt đă mười năm

Tóc xanh giờ điểm hoa râm mất rồi.

    (Tao phùng)

 

Quảng Nam ơi chiều nay ngươi có nhớ

Những đứa con lưu lạc tận phương trời

Vẫn hoài vọng một quê cha đất tổ

Bên bờ đại dương trùng điệp mấy ngàn khơi.

       (Quảng Nam ơi chiều nay ngươi có nhớ)

Xin hăy ngủ yên người em nhỏ

Quê hương c̣n đó nỗi buồn chung…

     (Giữa trùng dương một linh hồn nhỏ)

 

Phải chăng h́nh thù trái tim của nhà thơ, một trái tim xanh biếc quê hương? Có thể nói rằng Lưu Nguyễn mượn các đề tài khác nhau để diễn đạt t́nh yêu quê hương. Không có mấy  bài thơ vắng h́nh bóng đó, cả những bài thơ rất chung như “Chiếc lá vàng rơi”

Từng chiếc lá rơi từng chiếc rơi 

Như chiếc thuyền con giữa biển khơi

Trước mặt xôn xao cơn sóng dữ

Sau lưng tù ngục và xác người.

 

Ở đâu có cảnh đó? Nếu không là Việt Nam của Lưu Nguyễn? Bốn câu thơ thật hay. Như một bức tranh tuyệt tác. Phải chi tôi là họa sĩ, tôi sẽ vẽ ngay. Lá rơi, thuyền con, sóng trước mặt, sau lưng: tù ngục, xác người. Tôi cũng đang in một truyện dài tên là: “Ở đâu trên trái đất này?” th́ đúng là Lưu Nguyễn đă gơ đúng trái tim tôi. Không ở đâu trên trái đất như trong bốn câu thơ trên, ngoài Việt Nam xă nghĩa.

 

Tôi đọc thơ Lưu Nguyễn mà thấy tôi trong đó. Có lẽ không chỉ ḿnh tôi mà ai đọc cũng thấy ḿnh trong đó.

 

    Hẹn lại Tết sau

Ôi cay đắng cho nụ cười nở gượng

Nghe nhói đau như thể ruột gan bầm

Chẳng lẽ khóc mỗi lần say ngất ngưỡng

Là quên đi thân phận mất quê hương?

Vẫn những thói quen rượu trà bánh mứt

Cúng gia tiên ngay ở xứ người

Đời lưu lạc vẽ bày thêm phiền phức

Tiền nhân đâu có di tản chăng ngươi.

 

Tôi đọc bài thơ này vừa khóc vừa cười, cười xong lại khóc. Có cái ǵ lạ vậy trong thơ? Bài thơ rất đơn sơ không một chữ khó và hầu như không trau chuốt. Nhưng hay thật là hay. Tôi không phải tán thêm ra. Lưu Nguyễn là nhà triết học, đă nói cái điều ta cảm thấy mang máng trong ta mà không nói được. Chút dối ḿnh, nụ cười gượng, tiền nhân đâu có di tản theo ḿnh mà cúng bái? Thơ là thế! Thế là thơ.

 

Si Sân

Sao ta bỗng chốc điên cuồng

Bỗng say ngây ngất, bỗng buồn rứt ray

Xứ người tay vẫn trắng tay

Ngày qua ngày lại kéo cày nuôi thân

Nuôi cho mập cái si sân

Một đời như thể phù vân mây trời.

 

Nếu không có hai câu cuối cùng th́ bài thơ chỉ trung b́nh, ai cũng làm được. Nhưng hai câu cuối đă làm cho bài thơ trở thành một triết lư:

 

Nuôi cho mập cái si sân

Một đời như thế phù vân mây trời

 

Cái này th́ vô ích cho cuộc sống mà nó được “nuôi mập” để tác hại cuộc đời và đại cuộc. Lưu Nguyễn cay đắng, ray rứt khi nghĩ đến quê hương, nhưng không buồn gục rũ rượi buông xuôi. Can đảm nhận đắng cay và vươn lên từ đau khổ. Một cách chân thực.

 

Xin tạ lỗi cùng bạn bè thương mến

Nhắc nhở nhau chút chữ nghĩa hao gầy

Ta giả bộ ngu ngơ nhưng ḷng thấy thẹn

Miệng muốn cười sao lưỡi lại đắng cay

Ôi có ngàn lời muốn viết lên trang giấy

Bút ngập ngừng, thơ chẳng thành câu…

(Bài tạ lỗi)

 

Chàng Lưu Nguyễn cũng say rượu cũng mềm môi v.v... nhưng cái hay của nhà thơ là sau cơn say đă:

Chẳng lẽ khóc mỗi lần say ngất ngưỡng

Là quên đi thân phận mất quê hương?

và :

Lệ con trẻ long lanh như hạt ngọc

Hăy dành cho một ngày mừng khôi phục non sông.

                                                     (Bài thơ cho con)

và nữa:

Ngày mai trên vạn nẻo đường

Có chăng một hội trùng dương dựng cờ.

                                        (Trăng, ca dao và tuổi nhỏ)

 

Lưu Nguyễn đau khổ cực kỳ, nhưng không để cho đau khổ đánh ngă. Lưu Nguyễn đă ngạo nghễ đứng lên:

 

Sao không sống cho ra người khí phách.

 

Lại một bài thơ hay khác của Lưu Nguyễn:

 

Mùa Xuân Trên Quê Hương

Tôi bắt đầu cảm Lưu Nguyễn với bài thơ này (đăng trên Nắng Mới). Lưu Nguyễn đă vẽ nên một bức tranh quê hương hiện tại: bà mẹ nước mắt chưa khô, có con đi tù cải tạo, đi tỵ nạn, mùa xuân của những kẻ ngủ hè phố, đàn trẻ không áo, cha đi tù, mùa xuân đào không thắm, mai vàng vơ, mùa xuân dân Việt đi Sibérie!...

Nhưng mùa xuân đó:

Trong chiến khu người lính trẻ nhớ nhà

Mong một thuở cờ vàng lộng gió

Đất nước thanh b́nh, rộn tiếng hoan ca.

 

Cái hay của bài thơ này là đă tạc nên một h́nh tượng người chiến sĩ phục quốc ở chiến khu, t́nh cảm gia đ́nh vẫn đậm đà, nhưng quyết ḷng chiến đấu cho một ngày đất nước thanh b́nh, rộn tiếng hoan ca.

 

Như Thể Về Không

Mai anh trở lại trường xin làm phu quét rác

Để em đi không vướng lá sân trường

Sẽ trải hồn anh trên cỏ mượt

Những chiều buồn em ghé nghỉ chân

  ...

Mai anh trở lại trường xin làm phu canh cổng

Ǵn giữ cho em, cho đám học tṛ

Không vướng bận trong khung trường ngày cũ

Để một khoảnh trời c̣n măi của riêng ta.

 

Mai em ở lại trường làm thầy dạy học

Mai anh về như thể về không.

 

Lưu Nguyễn thi nhân, Lưu Nguyễn triết nhân. Phải không? Chua xót, tái tê. Ông thầy giáo v́ sao ra nông nỗi này? Trong lúc đó:

 

Ôi bữa tiệc liên hoan của bầy ác quỷ

Tiếng hét la tuyệt vọng năo nùng

     (Giữa trùng dương một linh hồn nhỏ)

 

Lưu Nguyễn trong bài thơ mà tôi trích ở trên đây không vạch mặt chỉ tên bọn ác quỷ, nhưng ta đọc xong bài thơ th́ ta vẫn biết những việc đó xảy ra ở đâu. Tôi viết bài này vào đúng lúc (vừa mới hôm qua) một nhóm độc giả ở Houston sang nhà tôi chơi, trong đó có những người bạn cùng quê, gần làng, và những người học cùng thầy, chỉ trước sau 5, 7 năm. Cho nên bài thơ gợi lại một xă hội tan tác, bầm dập khi cộng sản thống trị đất nước. Bây giờ đúng là ông thầy giáo c̣n sống sót th́ làm phu gơ kiểng và nhà trường th́ tan tác, nghi kỵ, tị hiềm, tệ hơn nữa, thầy giáo đạp xích lô, sửa xe đạp, cô giáo ngược xuôi buôn chui, bán chạy. Đó là quê hương ta dưới bàn tay ác quỷ.

 

Ta hăy theo chân Lưu Nguyễn đi về Hội An với hai túi áo học tṛ mang đầy ắp kỷ niệm và tuổi trẻ:

 

Hội An, Những Mùa Xuân Tuổi Nhỏ

 

Tết ta về thăm lại Hội An

Con phố xưa từng bước ngỡ ngàng

Gạch từng phiến mẻ thương thương quá

Chân ngập ngừng chỉ sợ vỡ tan.

Cây đa tuổi nhỏ vẫn c̣n đây

Lối đến nhà ai kỷ niệm đầy

Ngơ nhà em, hai cây me c̣n đó

Mà người biền biệt tận chân mây.

 

Những ao rau muống chẳng buồn xanh

Lá ngô đồng vài chiếc ĺa cành

Màu cờ đỏ phất phơ theo gió

Máu đâu mà sao nghe tanh tanh.

 

Những địa danh: Hội An, chùa Cầu, Bạch Đằng, cửa Đại, cù lao Chàm, trường Trần Quư Cáp, Khổng Miếu, Cẩm Nam không quen với tôi nhưng đọc lên nghe như mang tâm sự của tôi, v́ tôi cũng đi xa quê như Lưu Nguyễn, chỉ khác là tôi không về được. cho nên thấy Lưu Nguyễn về, tôi cũng về trong hồn và tưởng Lưu Nguyễn đă về cùng tôi vậy. Cộng sản phá nát hết rồi. Cả đất nước và cả tâm hồn dân tộc. Chùa không nhang khói.

 

Đêm Cẩm Nam thưở nào vang tiếng hát

Trống bài cḥi rộn ră suốt năm canh

Giờ lặng lẽ vài tiếng gà xao xác

Cửa đóng then cài, bếp núc lạnh tanh.

 

Đường Lê Lợi giữa trưa mồng một Tết

Vài người qua vành khăn trắng rưng rưng...

...

Bạn bè xưa giờ đâu vắng cả?

 

Đây, bạn bè của Lưu Nguyễn ở đây:

 

Trong ṿng rào kẽm gai, nó chia cho ta từng hơi thuốc.

Từng củ khoai lang, từng cọng rau rừng

Ta với nó đă hằng đêm thao thức

Cuộc chiến vẫn c̣n đâu thể quay lưng.

(Gửi bạn bè c̣n ở lại)

 

Đây là hai bài thơ khác của Lưu Nguyễn mà tôi cũng rất thích:

 

Xuân về trong kỷ niệm

 

Xuân về cây không lá

Tuyết đầy cả không gian

Từng chén sầu nghiêng ngă

Quyện trong sợi khói vàng.

 

Xuân về tê tái lạnh

Quê hương xa ngút ngàn

Đi về trong hiu quạnh

Trời trắng một màu tang.

......

Xuân về, Xuân lại qua

Bao năm rồi mất nước

Những mùa Xuân không nhà

Lời ra đi hẹn ước

Mong ngày về thiết tha.

 

Bất cứ cái sinh hoạt nào ở hải ngoại cũng làm đường tơ thơ của Lưu Nguyễn nối với quê nhà, một thứ tơ không sờ được, nhưng không có ǵ làm đứt được. Nó như là cành liễu nhỏ “Ở bên này trái đất”

Giữa mùa đông, lá vẫn xanh màu...

Như khối t́nh giữa tuyết trắng thương đau.

 

là:

 

Ta thức muộn ngày vẫn c̣n rất sớm

Mây lang thang đè ngọn cỏ ven rừng

Chim chóc hót trên cành cây vừa chớm

Hoa đầu mùa nở vội giữa hư không.

 

Em đứng đó mà ta nh́n chợt tưởng

Ḥn Vọng Phu ngơ ngác ở quê nhà

Đă tự ngh́n năm trông về một hướng

Biển mịt mù xa tít thật xa.

(Một sáng trên rừng)

 

Người yêu chưa rơ mặt

Ai vậy nhỉ? Tôi hối hả đọc để biết mặt người yêu của Lưu Nguyễn. Nhưng đọc xong rồi vẫn chưa rơ. Đúng là người yêu chưa rơ mặt. Gặp rồi mà mặt mũi vẫn chưa nhận ra. Cái anh thi sĩ này rơ là ngớ ngẩn. Cái ngớ ngẩn của nhà thơ rất đáng yêu. Không biết ngày xưa có một nữ sĩ nào đó đă gửi thư t́nh cho Tản Đà có hai câu như thế này:

Chữ t́nh là chữ chi chi …

Cũng có khi… mà cũng có khi…

 

Vậy ra chữ t́nh là chữ chi chi …? Có khi… mà cũng có khi… Khi ǵ? Chẳng ai biết được cái “khi ǵ” kể cả trong cuộc. Thế nhưng đọc xong nhớ hoài. Đă 40-50 năm chưa quên cái ngông ngông, cái ngớ ngớ đó. Đây là cái ngớ của Lưu Nguyễn.

Ta có người yêu chưa rơ mặt

Dù h́nh in trong mắt

Soi gương chỉ thấy bóng mờ

Hàng tuần vẫn gặp

Nói cười như chuyện trong mơ.

 

Ta có người yêu chưa rơ mặt

Lênh đênh nửa kiếp đi t́m

Tờ thư viết cũng không buồn gửi

Đứng bên đường nghe nhói buốt tim.

     ...

Ta có người yêu chưa rơ mặt

Vừa lên đến cửa Thiên Đàng

Ôi biết bao giờ mới gặp

Địa Ngục đang chờ, ta bỏ đi hoang.

 

Thi sĩ muốn nói cái ǵ? Người yêu nào vậy? Nửa kiếp đi t́m. Quay lưng chẳng nói tiếng nào. Mà rồi lại lâm bồn, rồi lên thiên đàng! địa ngục nào đang chờ?

Không thể đoán được thi sĩ nói ǵ? Nhưng đọc rất thích. Tôi cũng không hiểu tại sao tôi thích. Chỉ biết rằng tôi thích. Cả tập thơ chỉ có bài này khó hiểu nhưng rồi vẫn hiểu. Và nếu ai bảo tôi giảng giải th́ tôi bảo là tôi không giảng được, bảo ông thầy giáo Lưu Nguyễn thử giảng xem.

Thơ Lưu Nguyễn mang nặng t́nh yêu quê hương đất nước của một kẻ lưu vong. Giận kẻ thù, nhưng Lưu Nguyễn không gào thét. Lưu Nguyễn chỉ nghiến răng và nuốt giận. Nó như:

Giữa trùng dương một linh hồn nhỏ

Vẫy gọi ai về, có gọi ta?

 

      

Nửa ṿng trái đất quá xa

Sao ta vẫn tưởng như là kề bên!

(Ta từ lưu lạc)

 

Vậy, kề bên thật đấy chứ người bạn Tri Âm.

 

Xuân Vũ