nhà văn Phan Th Trng Tuyến

giải đáp thắc mắc của Lê Bảo Hoàng

 

 

 

 

 

 

LBH: Xin chị đừng ngại, dù những “thắc mắc” của tôi  không có nhiều tính chất văn học. Nhất là cái “t́m hiểu” đầu tiên, đại khái như “hỏi cung” (chỉ hơi khác không được ghi lén): Mong được rơ xuất xứ của chị, đi từ ấu thơ, đến trưởng thành. Cụ thể như sinh tại đâu, thời điểm nào của lịch sử, con thứ mấy trong gia đ́nh, của ông bà… cùng những diễn tiến tiếp theo trong “Một Trang Đời” của chị ? Luôn tiện cho biết bước đầu đến với nghề viết văn của chị như thế nào ? Những kỷ niệm vui buồn trong suốt thời gian sinh hoạt VHNT của chị.

PTTT: Hỏi cung ư ? Bây giờ người ta nói " làm việc", rất thời thượng tuy nghe lạc đề và...vô duyên. Ḿnh nói với nhau như hai người tâm sự. Bởi tôi cứ nghĩ ḿnh đă là bạn trước rồi, từ lần gặp trong thơ văn, từ lần gặp trước ở Canada, sau nhiều gặp gỡ như vậy, mới thật là quen. Bạn (văn chương) th́ không cần thân thế, gia phả. Nhưng quen lâu th́ tự dưng muốn biết nhiều hơn, về đời sống riêng. Về anh th́ tôi biết...quá rồi. Thành ra xin  "đền đáp", gọi là cũng tiện cho vài việc nhỏ : thí dụ  anh khỏi kêu tôi là cô Ba Bến Tre như anh Kiệt Tấn. V́ tôi là chị hai của một đàn em 5 đứa. Ba má tôi sinh ra tôi khi cả nhà đang chạy máy bay Pháp, có cả ông bà ngoại và cậu, d́ nữa th́ phải, ẩn náu trong nhà người anh của bà ngoại, ở quận Giồng Trôm, thuộc Bến Tre.V́ tin dị đoan, ông cậu  ngoại không cho đẻ trong nhà, ba tôi và ông ngoại phải cất cḥi cho má tôi đẻ ngoài vườn. Đẻ xong là hai ông phải làm cáng khiêng 2 mẹ con chạy tiếp. Chắc là cuộc trốn chạy " hậu sản" này có lẽ cũng kéo dài  năm bữa, nửa tháng, chắc không vui vẻ[1] ǵ lắm cho nên ba má tôi quên nhiều khoảng thời gian này. Kết quả là tôi được cha mẹ làm khai sanh ở Mỹ Tho. Tôi th́ không ...nhớ được ǵ cả, cái kẹt bây giờ là không sao xin được một lá số tử vi để khỏi thắc mắc về tương lai !

Nói năm bữa nửa tháng, nhưng chắc cũng lâu hơn, chỉ biết tôi hồi đó rất vô tư  : má kể  một bữa, máy bay đầm già Pháp lụ(c) khụ(c) bay qua...Không cần biết bà ta đi thám thính hay toan tính ...liệng lựu đạn xuống, mọi người hè nhau chạy vào hầm trú. Ai đó vọt tới xớt tôi đang (vừa mới biết) ngồi trên bộ ván. Con bé tưởng bất ngờ được tham gia tṛ chơi mới nên cười sằng sặc. Má tôi kể lại ḱ công giết giặc, không, cười giặc của một em bé Bến Tre thời đó, nhưng đó là hành xử duy nhất có vẻ anh hùng của tôi ( mà thật sự nói tiếng Pháp th́ là à mon insu ! Chứ nếu biết đi, chắc tôi cũng vắt gị lên cổ mà ca bài tẩu mă). So với tất cả người Bến Tre thứ thiệt th́ chắc họ sẽ từ chối nhận tôi là đồng hương. Ba má tôi " về thành" trước trận Điện Biên Phủ, trước hiệp định Genève. Tôi nghĩ có lẽ ḿnh đă góp phần giữ chân ông già khỏi tập kết ra Bắc. Má tôi kể người ta đi kiếm ba tôi lúc đó để rủ ông đi cùng.  Nhiều khi nghĩ lại mà bâng khuâng, giá mà... nếu mà....

Ít ra phải có một thời đồng vui, đồng (chia xẻ buồn) ...khổ mới xứng đáng là đồng hương.

Riêng phần tôi khi tôi có được chút trí nhớ và kỉ niệm thơ ấu th́ tôi thấy tôi đi học mẫu giáo ở  đường Trần Quang Khải Tân Định và tiểu học ở Gia Định. C̣n Bến Tre chỉ là những ngày hè, lễ, Tết. Cho đến khi tôi học vừa xong Trung học th́ chấm dứt luôn những ngày êm đềm nơi quê ngoại. Rồi thi tú tài 1, tú tài 2. Tháng 7 năm 1969, sau khi có kết quả tú tài toàn phần, tôi xin được học bổng của chính phủ Pháp. Ngày 26 tháng 10 năm 1969, rời Việt Nam với khoảng 40 bạn khác.

Tôi trở về thăm nhà trong hai mùa hè 1971 và 1973 bằng tiền học bổng. Theo lẽ th́ hè 1975 là tôi phải tốt nghiệp và về Việt Nam. Sau tháng 4 1975 ( và măi đến hơn 5 năm sau), tại Pháp phải là dân yêu nước thứ thiệt mới được về (chơi hay) ở luôn. Chúng tôi có vài người bạn về nước hẳn trong lúc đó.

Xin gia đ́nh cha mẹ các em qua Pháp đoàn tụ th́ nhà nước Pháp không cho, tôi không hiểu v́ sao, có lẽ v́ khi đó tôi chưa có việc làm vững chắc. Thằng em tôi học ở San Francisco từ năm 1970, đầu năm 1984 xin được ngay nhập cảnh cho cả nhà  vài tháng sau.

H́nh như nhà nước Pháp c̣n thiếu tôi và nhiều bạn khác một chiếc vé khứ hồi. Đa số, nếu không nói là hầu hết không chịu hoặc dù muốn cũng không thể đi lấy vé về nước lúc đó.

Thành ra đến tận năm 1987, tôi mới về thăm lại ...Bến Tre và Gia Định, Sài G̣n.

 C̣n gia đ́nh ba má các em đă sang Mỹ từ giữa năm 1984. Ít tháng sau, tôi và gia đ́nh bé nhỏ bay qua đoàn tụ. Ở đây, tôi khởi sự " nghề viết văn " như anh nói.

LBH: Chị đă dùng qua một bút danh nào khác ngoài tên PTTT, đây là một bút danh hay tên cho khai sinh ? tên cúng cơm ?

PTTT: Tên cúng cơm ? Chắc chả có cúng cơm ǵ hết v́ lí do chạy giặc nói trên. Nguyễn Thị Phan Tuyến là tên khai sinh, họ Phan là họ Bến Tre. Ba tôi quê quán ở Sa Đéc. Ở quê vợ, ông là dân ngụ cư (cho nên ông lịch sự để bà già đặt tên cho tôi) v́ theo kháng chiến nên lưu lạc đến miệt quê hương của ông già Ba Tri, của Trương Vĩnh Kư. Nhưng địa bàn hoạt động chính của ông là vùng Bến Tre. Ba tôi trong ban hội hoạ của đội Tuyên truyền khu Năm. Ông và các bạn chuyên môn làm bích báo, vẽ tranh, tŕnh diễn ca nhạc kịchvân vân kích động nhân dân, nhất là thanh niên gia nhập kháng chiến. Ông gặp má tôi trong một buổi triển lăm kháng chiến do ban Truyên truyền tổ chức, rồi từ đó ông theo má tôi vô ...bưng, vô vườn, rồi ngừng lại chứ không chịu đi luôn ra Bắc. 

Ở nam California, ba má tôi có lẽ đă mở một trong những cửa tiệm đầu tiên, khai trương năm 1984 trên đại lộ Bolsa. Hồi đó đường này c̣n rẻ, mà gặp ai má tôi cũng ...tuyên truyền rủ về đó lập nghiệp. Hai ông bà làm lại nghề cũ là vẽ bảng hiệu quảng cáo. Trong hơn 15 năm vẽ bảng ở Cầu Bông, gần Đa Kao, với cái hăng gia đ́nh được khá nhiều tiếng tốt ( đa số thợ là các anh em cậu dượng bà con bên má chạy giặc lên Sài G̣n ), ba má tôi đă dựng được một sự nghiệp kha khá đủ nuôi gia đ́nh mà c̣n giúp đỡ được rất nhiều bà con. Cho nên, vừa sau tháng 4 1975, bị mất gần hết tài sản mà c̣n bị cấm hành nghề, ba má tôi, nhất là má tôi, rất khổ sở, bực bội. Sang Mỹ, chỉ vài tháng sau, khi ba tôi đi học lại để lấy lisence contractor th́ ông bà mở ngay lại hiệu vẽ và nhằm lúc cộng đồng người Việt phát triển về mọi mặt, ba má tôi hoàn toàn gây dựng lại sự nghiệp, không nhờ vả các con. Tôi thán phục và hănh diện về sức sống cũng như năng của lực của cha mẹ ḿnh và qua đó của cả đồng bào ḿnh. Đây là một trong những nguyên nhân thúc đẩy khiến tôi viết. Để ghi lại. Để tỏ ḷng thông cảm, kính phục.

V́ cô em tôi lấy tên thật ( Nguyễn Thị Ngọc Nhung ) khi viết nên tôi lấy họ mẹ cho ...công b́nh. ( Nói vậy chứ thật ra v́ trong tên tôi nghe rất giống con trai và ḱ cục, chẳng giống các em khác của tôi, có tên  vần bằng rất êm tai và mĩ miều với chữ Ngọc) Chữ Trọng là ghép tên đức phu quân Nguyễn Quang Trọng , một khoa học gia đăng trí, professeur Tournesol  của tôi. Tôi chọn bút hiệu lúc đang... lỡ yêu chàng quá đỗi. T́nh trong giậy phút mà thành thiên thu là vậy đó.

Hơn nữa, khi đó mức độ đăng trí cũng như lù đù nơi chàng ta chưa được biểu lộ đến mức báo động. Lù đù nên ra đường đôi khi gặp kẻ gian gạ(t) gẫm.

Anh coi, chàng ta đi rút tiền ở máy tự động, rất hay quên lấy lại thẻ, khi nhớ lấy thẻ lại quên mất chẳng lấy tiền ! Cứ chạy ra chạy dzô nhà băng t́m thẻ, t́m tiền, kiện cáo. Mới cách đây vài tháng chứ đâu. Khỏi nói tới các thứ thẻ khác, thẻ thư viện, thẻ làm photocopy, làm đi làm lại không biết bao lần. Về nhà vợ hỏi học tṛ có cô nào đẹp không, trả lời : không biết v́ không nh́n ; vợ lừ mắt không tin th́ lại nói : có nh́n cũng chỉ thấy lờ mờ !

May mà thánh nhân hay đăi kẻ khù khờ, chưa bị thiệt hại ǵ nhiều. Chỉ bị vợ rầy. V́ vợ sợ có ngày đến lượt ḿnh cũng sẽ bị bỏ quên như thế.

May mà tôi, tuy chậm chạp lếch thếch theo sau – nhưng nhờ cái nỗi sợ lạc đường to lắm nên- đi đâu cũng nắm măi cái chéo áo chàng. Ấy thế nhưng cũng đă hơn đôi ba lần bị bỏ quên đâu đó rồi.

LBH: Truyện ngắn đầu tiên chị cho đăng ở báo, tạp chí nào ? Tên truyện ngắn chị c̣n nhớ ? Cho  biết đại khái nội dung của truyện (nếu được). Cảm xúc của chị khi có bài đăng báo lần đầu tiên ?

PTTT: Cũng may, lúc chưa đăng trí trầm trọng, bố sắp nhỏ xin đi làm nghiên cứu một năm ở UCLA, tôi cũng nghỉ việc 12 tháng, cả hai ôm đàn con ba đứa sang ở với gia đ́nh ba má tôi tại nam California. Ông bà làm lại cuộc đời c̣n tôi th́ cố t́m bắt khoảng thời gian đă mất. Chính trong khoảng thời gian này, tôi mới lớn khôn ra chút đỉnh. Lúc trước chỉ lẩn quẩn với bạn bè quanh ḿnh, lo học hành và lo cho gia đ́nh nhỏ bé của riêng ḿnh trong một tỉnh nhỏ ở miền đông nước Pháp.

Ngơài cái hạnh phúc gặp lại mẹ cha, các em, tôi c̣n có những khám phá, xúc động, bàng hoàng khác đă khiến tôi viết...viết và viết. Phần lớn các truyện ngắn tôi viết trong khoảng thời gian này.

H́nh như tôi gửi thư và cùng một lúc 2 truyện ngắn, một cho báo Văn của bác Mai Thảo và một cho Văn Học Nghệ Thuật  của bác Vơ Phiến. Bài được hai bác cho đăng ngay.  Báo VHNT lúc đó vừa tục bản, chủ nhiệm Vơ Phiến, chủ bút Lê Tất Điều, Nguyễn Mộng Giác ( mới vượt biên sang) là thư kí toà soạn   Khoảng tháng 2 hay 3/1985 (?). Điều rất bất ngờ với tôi : Cả ba người đều khuyến khích tôi bằng lời lẽ thân t́nh, nồng nhiệt. Anh Lê Tất Điều cũng có viết thư thăm.

 Tôi xin báo cũ, ai cũng vui ḷng cho. Anh Giác đem báo VHNT (bộ cũ) đến tận nhà tặng.

Đó là khoảng thời gian tôi cảm nhận được nhiều xúc động phức tạp, mạnh mẽ nhất. Đây là khoảng thời gian tốt đẹp nhất trong đời tôi : sống an lành bên cạnh mẹ cha, các em, chồng con, lại không phải ...đi làm, có lẽ v́ sự chờ đợi, nhớ nhung kéo dài quá lâu chăng ( 12 năm ) ?

Thêm vào đó, tôi gặp lại nhiều bạn bè thân thiết từ hồi tiểu học và trung học. Anh có thể tưởng tượng không tôi gặp luôn con bạn nối khố trong xóm thân nhau từ hồi học tiểu học, chia xẻ nhiều ngày vui thời bé và sau đó cùng tập tành viết văn, viết báo !.

Gặp nhau thật là vui sau khi xa nhau cả một thời trung và đại học. Hai đứa cùng thực hiện được mộng viết lách nữa. Bạn viết văn mà c̣n làm báo nữa, với nghề tay trái là bác sĩ. Nó vừa đi làm vừa đi học lại. Ngày xưa, giận tôi nó viết thư nói học mau mau rồi về đè đầu đè cổ tụi tao. Mỗi lần gặp nó là mỗi lần nhớ lời này mà cứ bắt tức cười trong bụng.

 Tôi không c̣n nhớ cảm tưởng khi bài được đăng báo, chắc là cũng sung sướng lắm, " rủi " một điều là nó bị đè lấp bởi cái hạnh phúc trùng phùng quá sức lớn lao nói trên. Tôi thật t́nh không nhớ nó ra sao. Chỉ nhớ được cái sung sướng lâng lâng mỗi khi đi lông rông trên đường phố hay chợ búa, hàng quán vùng Bolsa thuở ấy. Mọi phiền năo, u sầu, thắc mắc, giận dữ .. đều tan biến. Quẹo vào con đường nào, khu nào, cũng có một cái ǵ để khám phá với kinh ngạc, để nghe quen thuộc, để nghe cuộc đời dễ dăi, dễ thương và đáng thương, đáng phục, đáng sống.

Trong đầu tôi bây giờ vẫn c̣n in đậm h́nh ảnh đêm nghe Lê Uyên và Phương đàn hát nơi quán LUP, khoảng thời gian quán vừa mở. Lần đầu tiên tôi thấy và nghe họ hát in live. Trước đó th́ thấy chị Lê Uyên duyên dáng tṛ chuyện với bạn bè, thấy anh Phương loay hoay trên sân khấu, gắn dây điện, sửa micro. Nghe lại những bài hát tuyệt vời của họ, đem tôi về thời đầu đại học nơi quê người.

Nhưng cảm động nhất là tại đây cũng lần đầu tiên tôi nghe bài Đêm chôn dầu vượt biển, Việt Dzũng hát. Cũng là lần đầu tiên tôi thấy Việt Dzũng. Hát xuất thần. Như nh́n thấy được trong giọng Dzũng tất cả đau thương, tất cả những thảm cảnh chia ĺa, những h́nh ảnh gia đ́nh kể lại, những phim, h́nh thấy trên truyền h́nh trên sách báo. Lúc đó trên báo chí Việt nam có rất nhiều h́nh ảnh, chứng từ về những cuộc vượt biên, về đời sống bên nhà, về chuyện tù cải tạo.

 Hôm ấy,  dường như túi nước mắt ứ đọng mươi năm nay  bất ngờ bị chọc thủng. May mà quán đèn mờ...và có lẽ mọi người cũng chẳng để ư v́ tất cả bị kéo về những kí ức, suy nghĩ riêng tư...

Có lẽ nhờ những xúc động ấy mà tôi viết liên miên trong khoảng thời gian này.

Ba má, người thân, bạn bè...ai cũng có chuyện vui buồn, chuyện khổ, chuyện chết chóc, chuyện trớ trêu để kể. Một năm rảnh rang để sống những đời sống của mười mấy năm vắng mặt. Th́ phải là đậm đặc và mạnh mẽ. Và hứng thú viết lúc nào cũng tràn đầy. Gặp ai tôi cũng bắt người ta kể ...sự tích chuyện vượt biên của ḿnh.

 LBH: Những tạp chí, tuần báo, nguyệt san nào chị đă đọc, đă cộng tác. Chị có  những kỷ niệm ǵ khi đến với báo chí và tác phẩm của người khác.

PTTT: Báo nào khi đó tôi cũng đọc và cũng muốn gửi bài khi họ nhắn tin, nhưng sức người có hạn. Văn và Văn Học là chủ yếu. Sau đó là Nhân Văn, Làng Văn, có cả tờ Đồng Nai của anh Giác sau đó, và tờ Hợp Lưu, rất ngắn ngủi khoảng thời gian gửi bài cho các báo này. V́ sau đó chúng tôi phải trở về Pháp. Điều quan trọng là đă quen biết được nhiều người, t́nh thân đa phần vẫn c̣n cho đến nay dù không c̣n gặp gỡ hay liên lạc thường xuyên, nhưng nếu có dịp sang thăm gia đ́nh ba má và các em , nêu có th́ giờ tôi ghé thăm họ.

C̣n một điều hạnh phúc khác là đi đâu cũng gặp được người quen. Quen qua văn chương, qua bạn bè của ...bạn bè. Quen trước biết sau, quen sau, biết trước. Ngoài bạn văn chương tại nhiều nơi khi ở Mỹ, ở Úc, ở Pháp, Đức tôi đều may mắn gặp lại hay làm quen thêm nhiều người. Đó là cái duyên hi hữu. Tôi gặp được chị Lệ Hằng, anh Hoàng Nguyên Nhuận, anh Quán Như ...ở Úc. Các anh chị Nguyễn Thị Thanh B́nh, Hoàng Bắc, Trương Anh Thuỵ, Trương Vũ... ở Virginia, Các anh Tưởng Năng Tiến, Phạm Việt Cường, Vũ Huy Quang...ở San Jose. Năm 1985 không gặp được B́nh Nguyên Lộc, tôi về Pháp ngay sau khi ông đến Mỹ, tiếc ơi là tiếc

LHB: Trước khi viết văn, chị có làm thơ không ? Nếu có, xin cho đọc một trong những bài thơ của chị.

PTTT: Thời sinh viên có làm thơ lai rai, nhưng chẳng dám gởi ai xem. Sau này, vẫn ...lai rai. Gửi anh bài thơ vừa mới ...sửa. Đă in trên Tạp chí Thơ.

T́nh Yêu Mùa Hội Nghị

*Ladies, gentlemen.

Như đă hẹn nhau từ trước, xin tŕnh bày cùng quư vị thành quả hai lục cá nguyệt vừa qua...

Mỗi năm một mùa t́nh ái. Tôi chờ em chờ quả vừa chín hái. Quả ngọt thơm ngon quả ḍn chín tới. Hái em mùa hội nghị...Please... free me...

Ơi Karim, người t́nh sa mạc. Hai mươi lăm cái xuân suông chưa ai mặc khải. Tôi đến hẹn lại về, tṛn vừa tay hái. Hái em mùa hội nghị.

Deposit a thin PDMS-like         khi hạc bay về ngang gác chuông

on a microporous                        cọng rơm mỏ ngậm

support by cold remote                   kết tổ uyên ương

tetramethyl disilane                         nao nức cuộc hành tŕnh

                                                          tôi thịt da ray rức. Ơi Karim ơi

Em Tarzan, tôi Jane mùa  buông thả.  Oh sorry!  Ơi người t́nh sa mạc

          Free me free me free me     nhớ ủ cho riêng tôi thật nhiều đồi cát ấm

*Ladies, gentlemen. Hai mươi sáu. Ơi Karim, hai mươi bảy.

Mỗi năm tôi chỉ hai mùa t́nh ái. This chemical oxygen reaction... In one shot. In one shot. On me. Karim ơi, lần ấy. Chỉ một lần. Em mặc khải t́nh tôi. Mùa du lịch. Gọi tên em dài đêm jetlag.                          
Em khai sinh mở lối một ḿnh.
Ơi Karim ơi. Mỗi năm tôi chỉ đôi mùa t́nh ái. Mùa tái tạo nguyên sinh. Mùa cân bằng hạnh phúc. Ơi Karim ơi, my oxygen transport. You are strongly recommended to conclude. Oh sorry !. 'cause of my jetlag!

Tôi bỏ đời trốn chạy t́m em mùa ân ái. In one shot t́nh tôi sâu lún. Cát nhuyển sa lầy tôi măi măi.

Sóng đưa. Điên cuồng tôi. Lưng cát chập chờn ru tôi say khướt. Bè bạn chồng con việc làm cuộc sống. Bỏ quên. Ơi Karim ơi. Cồn cát chiều vàng em đưa tôi về lại chốn hồng hoang. Em khom ḿnh trên thảm nhỏ thành khẩn nguyên sơ tinh khiết ban đầu. Tiếng kinh cầu vọng rền sa mạc, chơi vơi lăn tṛn hạt cát. Quấn quyện chân tôi. Ơi Karim ơi, my oxygen carrier. Mùa em hai mươi tám

                               cũng như mùa hai mươi chín

                                              tóc em êm dịu mùi đêm ướt

                                                                 cơn khát mềm rục ngủ trong tôi

*Ladies, gentlemen.

Xin cám ơn quư vị. Hẹn lần sau. Lại cùng chứng tỏ ḷng đam mê khoa học.

 

Mỗi năm tôi chỉ đôi mùa t́nh ái. Tôi chất dồn cất giữ nâng niu.

Từng hạt đợi rơi rơi mùa hội nghị. Tṛn căng chín tới. Rực đỏ phơi tṛn sa mạc . Em - Tôi.

Ơi Karim ơi, em trung thành điểm hẹn. Ngất ngưởng lạc đà khăn vành ôm tóc rối. (Khăn buồn ôm trán tối?)

Môi mắt đậm đà

              tay chân thầm th́ ngọt mật

                                   da nhung nồng nàn cát nắng.

Ơi Karim ơi, tôi đà lạc mất tôi rồi !

 

Ba mươi mùa cát em vẫn là em mượt mà ẩn khuất.

Vẫn ngàn đời  u uất trong tôi.

Hăy cất tiếng rền cầu khẩn tinh khôi

Hăy lăn sóng về oà vỡ trong tôi

Hăy khom ḿnh trên thảm nhỏ. Tạ ơn trời đưa tôi (em?) đến. Lời kinh em lại vọng rền sa mạc. Thịt da tôi mềm ẩm dấu răng em. Đừng nghĩ rối hăy uốn tṛn đường trống mái. Mỗi năm ṛng tôi có một mùa em. Hồi sinh tôi khi về vùng đất cũ. Bè bạn boulot chồng con sự nghiệp. Em mới nguyên tôi. Ơn em, đừng nghĩ rối. Yêu em một đời tôi thăm thẳm. Dù chỉ một mùa t́nh ái. Mùa tái sinh mùa tái tạo. Em – Tôi.

Hachouma. Không một ư nghĩa ǵ nơi tôi sống. Chỉ một đường đi tới. Đam mê, thành quả chỉ riêng tôi. Kiếm t́m. Khát khao khoa học.

Xin đừng nghĩ rối. Hăy chín ḍn mầu sa mạc.

Hăy cho tôi vươn tay hái gặt. Làm đợt sóng tṛn lượn măi đời tôi .

24-08-2005

Nếu anh không thích bài này th́ tôi đi lục t́m bài khác, chưa đăng báo. Mà tôi chưa t́m ra.

LBH : Chị đă hoàn tất được mấy tác phẩm ? xuất bản được những cuốn nào ?  Cơ duyên mỗi lần xuất bản đại khái ra sao ?

PTTT: Năm 1985 anh Giác bảo tôi nên in quyển sách đầu tay, anh nói anh sẽ nhờ ông Vơ Phiến viết tựa cho. Thế là quyển sách đầu tiên ra đời. Đó là :

1) Mùa hè, một nơi khác. Văn Nghệ, Calif. 1986 ( ông Vơ Thắng Tiết ) Rơ ràng nhờ anh Nguyễn Mộng Giác "xúi biểu". Ông Tiết trả bản quyền hậu hĩ và cho tôi rất nhiều sách. Đến gần đây v́ nhiều bạn hỏi xin, tôi có đến hỏi và ông vui ḷng cho thêm, rất nhiều lần. Vâng, thưa anh Luân Hoán, sách in 1000 quyển, bán 20 năm, vừa cho vừa tặng mà vẫn c̣n !. Tôi rất ân hận khi nghĩ rằng ḿnh đă góp phần khiến ông Tiết phải đ́nh chỉ/chậm lại việc xuất bản sách. Nhưng đó là măi về sau này. Chứ chỉ hai năm sau anh Châu Văn Thọ, nhà xb Thanh Văn, đề nghị in quyển thứ nh́, gồm những truyện đă in báo, y như quyển trước, tôi đồng ư lập tức. Đó là :

2) Một trang đời, Thanh Văn Calif. 1988. Anh Thọ lo hết mọi ấn phí. Anh có hỏi chuyện bản quyền, tôi nhờ anh nếu lời được th́ cho viện trẻ mồ côi nào đó mà anh Thọ đang giúp. Anh Thọ in ít hơn, nên đă bán hết. C̣n :

3) Mùa xuân và những con dă tràng Lá Bối ( anh Thanh Tuệ ) Paris 1991, quyển này do anh Thanh Tuệ đề nghị và chu tất. Quyển sách này h́nh như cũng đem nhiều lo lắng và thiệt tḥi đến cho anh Thanh Tuệ. Tôi cũng rất ân hận.

Có lẽ v́ thế tôi chẳng muốn in ấn ǵ thêm nữa.

9.Ngoài đời chị sinh sống bằng nghề ǵ ? Nghề này bắt đầu từ ngày c̣n trong nước ? Chị vẫn yêu nghề của chị đă chọn ? Và nghề tay phải có hộ trợ cho nghề, vẫn thường được gọi là “nghề tay trái” ?

Tại Pháp, tôi học và tốt nghiệp đại học Dược năm 1975, ngay sau đó tiếp tục học chuyên ngành về xét nghiệm Y khoa, tôi bắt đầu đi làm về nghề này từ năm 1980 cho đến nay. Khi nào lănh lương th́ thấy yêu nghề, bữa nào mệt và chán th́ chỉ muốn giải nghệ. Dĩ nhiên, chuyện viết lách, sách vở cho dù là cái tôi say mê, vẫn chỉ có thể là " nghiệp ". Anh xem, dọn nhà đă 3 tháng mà vẫn chưa sắp xếp xong đống sách báo. Ông xă tôi cực khổ với chúng, nên vẫn dụ khị : cho anh liệng bớt nghen. C̣n lâu, phu quân ơi.

Dĩ nhiên là nghề học này hỗ trợ mạnh cho đời sống gia đ́nh rồi. Nếu không nói là nghề mưu sinh duy nhất của tôi. Có lúc cũng muốn đổi nghề v́ chán nhưng thiếu can đảm và có lẽ thiếu khả năng thích ứng như thuở 18, 20 ; mặc dù đôi lúc tôi ngẫm nghĩ : nếu bị dồn vào đường cùng, phải làm lại từ đầu, biết đâu cũng có thể được. Nhưng chuyện chưa xảy ra.

Cho nên tôi rất thán phục những người Việt tị nạn, đa số đă phải làm lại hết từ đầu. Có một ít người đắc ư tự kiêu (cũng là có cơ sở, lí do) nhưng tôi nghĩ với cái giá phải trả, chắc ai cũng có lúc ngậm ngùi nh́n lại quăng đường khó khăn đă qua, chiêm nghiệm về cuộc đời vô thường, về những thăng trầm cay đắng đă qua. Tất cả những thứ ấy khiến người ta khó giữ lâu ḷng kiêu ngạo, phách lối.

 LBH: Chị lập gia đ́nh cùng anh…. ǵ nhỉ ? Năm nào ? Đứa con đầu của anh chị đă lên mấy ? Cháu đă có thêm em nào chưa ?

PTTT: Khi năy tôi nhắc đến người đăng trí số 1, bây giờ xin giới thiệu với anh người dễ thương thiệt thà nhất thế giới. Ngoài chuyện đă cho tôi một nửa cái tên, chàng ta c̣n cho tôi dựa hơi. Tôi chuyên môn dựa hơi. Cái máy đánh chữ đầu tiên, cái computer thứ nhất...ba đứa con lành lặn, tánh t́nh dễ chịu như bố chúng nó...Quà tặng cho tôi đó, từ hồi mới quen tới bây giờ, từ cuối năm 1970 ! Từ hai mươi năm về trước, nh́n vào gương, tôi thấy tôi giống chàng ta như đúc. Con gái lớn chúng tôi hơn 30 tuổi, hai thằng sau 26 và 22 tuổi. Cháu th́ chưa có đứa nào.

Dĩ nhiên tôi thấy chàng ta dễ thương khi hai đứa không gây gổ, khi tôi không cà khịa. Khi có chuyện th́ hắn thật khó thương và tôi nói trong bụng : cho đáng đời, ai biểu trao duyên nhầm tướng cướp !.

Anh coi, bây giờ người ta rần rần kéo về VN làm lại cuộc đời mà chàng của tôi nhất định ...không chịu về thăm nhà v́ sợ ...lạc ḷng trong một phút thương người...đẹp. Anh coi có ai thiệt thà như vậy không? Chàng ta nghe người ta kể chuyện thương những người đẹp bỏ quê ra thành, t́m chồng nơi chốn phồn hoa, gặp phải những Thúc Sinh, Tú bà, đành nhắm mắt đưa chân, vân vân. Thế thôi mà cũng sợ, sợ rằng ḿnh sẽ " cầm ḷng không đặng ". Thiệt thà công nhận rằng ḿnh sẽ đi theo tiếng gọi của nhan sắc, của tuổi trẻ và cái nét dịu hiền, chiều chồng của gái Việt thuần tuư. Tại tôi ở quá lâu trên đất nước của mấy ông tổ nhân quyền và b́nh đẵng nam nữ, càng ngày càng giống bà (già) chằn lửa.

LBH: Chị quan niệm thế nào về hạnh phúc ? Viết văn có làm trở ngại chút ít trong đời thường ?

PTTT: Hạnh phúc là khi tôi không cà khịa với chàng. Dĩ nhiên đó là hạnh phúc lứa đôi. C̣n biết bao thứ hạnh phúc khác : xem một phim, đọc một quyển sách, nói dóc với đồng nghiệp. C̣n hạnh phúc cười đùa và gặp gỡ bạn bè, viết meo thăm bạn, gọi điện thoại cho người thân.

Tôi thấy viết văn chẳng có chi trở ngại trong đời sống ngoài chuyện ...mất th́ giờ. Đi chỗ nào mà gặp bạn, có thêm bạn, là hạnh phúc. Được bạn thương nhớ, viết thư hay gọi điện hỏi thăm lại càng hạnh phúc.

LBH: Những nhận định của chị về văn học hải ngoại. Lạc quan, v́ sao ? - Bi quan, v́ sao ?

Có lẽ chẳng nhận định hết v́ ít khi tôi suy nghĩ hay ưu tư, thắc mắc về chuyện đó. Quá sức lo của tôi, chuyện sống hằng ngày c̣n chưa xong ! Bây giờ anh hỏi th́ tôi ...nghĩ đến. Tôi thấy ḿnh vẫn ít nhiều đọc sách tiếng Việt của trong cũng như ngoài nước, tuy ít hơn là nhiều, nhưng không thấy lo âu hay ǵ ǵ ...Thành ra chắc là lạc quan.  V́ sao ? V́ không thể bi quan. Hết đợt sóng này th́ đến đợt khác, chỗ này hay chỗ kia. Tôi nghĩ rằng  ḿnh khá tin tưởng nơi tuổi trẻ, mà cũng chẳng nghi ngờ hay hất hủi người già. Tuổi nào cũng có chuyện để viết.  Viết từ nơi chốn nào, người đọc cũng t́m ra điều để cảm, để yêu thích.

LBH: Giao t́nh của chị đối với bạn văn như thế nào ? Chị thường giao thiệp với những tác giả nào ? Sống tại Pháp, chị cho biết không khí sinh hoạt VHNT ở Pháp ra sao ? Chị có quen thân, giao t́nh với các tay bút nữ khác như các chị Miêng, Thụy Khanh, Thụy Khuê, Đỗ Quỳnh Dao…

PTTT: Tụi tôi gặp nhau khá thường, chuyên môn hẹn ḥ rủ nhau ca hát, đi chơi, đi ăn nhậu, gặp nhau nói dóc vân vân với Miêng, Mai Lan, Mai Ninh, Quỳnh Dao, Diệu Tâm, Y Nguyên, Mạch Nha...Mấy người này ngoài chuyện viết hay, viết nhiều, họ c̣n hát hay nữa, Mạch Nha, Miêng c̣n biết ca cải lương, chèo...Không meo th́ điện thoại, ới nhau cùng làm cái này, cái kia.

Nói như bà d́ tôi ở Mỹ ( bà hay nói mỗi lần con điện thoại cho d́ th́ d́ thọ thêm một tuổi ! Nghe thương không ?.) mỗi lần gặp họ là tôi thêm một tuổi thọ. Chị Thuỵ Khanh tôi ít gặp hơn, nhưng tôi rất thích giọng hát hay và buồn buồn của chị ấy.

LBH: Chị đang viết và sẽ viết những ǵ trong những ngày sắp đến ? Chị có định cho xuất bản sách tại Việt Nam không ?

PTTT: Th́ vẫn viết lai rai khi có hứng thú, c̣n chuyện tương lai, chuyện cho xuất bản sách ở Việt nam th́ làm sao biết được, nếu có duyên, không chừng tôi sẽ in lại một tuyển tập, gọi là cất giữ tâm t́nh, chứng cớ của một thời, một nơi chốn ở ngoài Việt Nam. Nhưng có ai lấy được số tử vi mà không cần biết ngày  sinh tháng đẻ?  

LBH: Ngoài nước Pháp, nơi chị đang sinh sống, chị và gia đ́nh đă rong chơi đến những quốc gia nào ? Lần chị ghé Montreal Canada có giúp chị có thêm một chút ít kỷ niện nào không ? Chị nhận xét ra sao về thành phố Montréal, những người Việt ở đó ? Và những bạn văn của chị ở đó?

PTTT: Tôi vẫn dựa hơi đức lang quân nên ngoài những chuyến đi nghỉ hè, thường được đi ké ra khỏi Pháp. Tôi mê đi chơi như mê đi xi nê, kẹt một nỗi là đi xa tốn tiền và tốn ngày giờ. Mỗi năm chỉ được nghỉ 5, 6 tuần lễ. Đi nhiều, nhưng nhiều nhất là Mỹ, Việt Nam, Tàu lục địa...

Montréal đi mới có một lần, tôi rất mong trở lại thăm lần nữa, như Úc. V́ ngoài bạn văn, tôi c̣n có bạn học ngày xưa. Thích nhất là vừa được đi chơi xa vừa được gặp bạn.

Càng đi nhiều, tôi càng yêu những xứ lạ. Thấy ở đâu con người cũng giống nhau, có những lo âu, hạnh phúc, vấn đề như nhau... mà vẫn có những nét riêng rất lạ, rất lôi cuốn. Tôi không biết giải thích thế nào. Bạn gặp ở Canada, đến nay chỉ gặp lại Trân Sa thêm một lần, khi Trân Sa sang Pháp. Rất mong trở lại đó vào mùa thu,  gặp bạn cũ và gặp lại Tư Đồ Tuệ, Trân Sa, LH, Song Thao, Lưu Nguyễn

LBH: Theo nhận xét của nhiều người, những tay viết nữ tại quốc nội, lâu nay nổi bật hơn cánh đàn ông viết văn làm thơ trong nước, nhận xét của chị ra sao ? Chị đă có đọc những Đỗ Hoàng Diệu, Thuận, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Huyền Thư, Vi Thùy Linh…

PTTT: Có đọc chứ, cả Vàng Anh, Nguyễn Thị Minh Ngọc vân vân sao anh không kể mấy ông Nguyễn Quốc Chánh, Nguyễn thế Hoàng Linh, Phan Triều Hải, Nguyễn Viện...

Tại các ông lịch sự nên nói thế chứ tôi thấy ở đâu, nội ngoại ǵ cũng xêm xêm, đều có nam, có nữ. Hôm nay người nữ này nổi, hôm sau người nam khác lên. Mỗi người có cái đặc sắc của ḿnh cũng như cái thích cái cảm của riêng ḿnh, chẳng ai giống ai. Đa nguyên là vậy. Chỉ toàn đàn ông hoặc chỉ có mấy bà, chắc ....chết. Trong văn chương cũng như trong chính trị. Trong đời sống. Lúc nào trong mọi lănh vực chứ không riêng ǵ văn chương hay thi ca, ít nhiều cũng luôn có những tài năng mới, khám phá mới, nhất là thời gian càng qua, đất nước càng khá hơn về mọi mặt và càng có nhiều con nít lớn lên, càng bớt dần những người lănh đạo dốt nát phong kiến xưa cũ.

LBH:  Chị ǵới thiệu giúp bạn đọc những cây bút rất nên t́m đọc hiện nay.

PTTT: Trời anh hỏi ǵ khó vậy. Tôi vốn chậm lụt, làm cái ǵ cũng rề rà lâu lắc, sau người ta. Thường thường bạn bè kêu réo, biểu đọc cái này, xem cái kia. Hạnh phúc là có bạn kêu réo, biểu ban. Tôi chậm thành ra lời lắm, chuyên môn ngồi đó hưởng không hà. Với lại, cây bút tôi thích chưa chắc sẽ được anh thích. Tôi đành nói, hăy đọc tất cả, rồi thấy...Nếu anh thấy ba phải quá th́ xin anh  hỏi chị Thuỵ Khuê hay chi Miêng, hoặc Mai Lan, Mai Ninh v́ họ đọc nhiều hơn.

 

Cảm ơn chị PTTT