Triều Hoa Đại

Và Lê Bảo Hoàng

 

         

 

 

 

 

 

 

 

Triều Hoa Đại

 

 

          Lê Bảo Hoàng (LBH): Anh đă từng “Lên Rừng Đếm Lá” và ưu ái giới thiệu những chiếc lá hữu duyên một cách trang trọng. Không rơ c̣n bao nhiêu chiếc lá giàu màu sắc khác sẽ được anh cho tŕnh diện với bạn đọc trong tương lai ? Nếu được xin anh tiết lộ danh sách đó.

 

          Triều Hoa Đại (THĐ): Thưa anh, khi: Lên Rừng Đếm Lá vừa được tŕnh làng th́ cách đó không lâu tôi có nhận được một số e.mail (điện thư) cũng như điện thoại của một số độc gỉa và văn hữu khuyến khích về việc làm mà theo họ th́ cũng có chút đỉnh ích lợi “về lâu, về dài” trong tương lai, nhưng đồng thời tôi cũng nhận được  “ khuyến cáo” về những thiếu sót mà trong đó đă có rất đông những văn, thi nghệ sĩ khác chưa cùng chung góp mặt trong tác phẩm này, tôi thực sự xin ghi nhận những ư kiến đó. Tuy nhiên, phải thưa thực cùng qúy vị, thời giờ và phương tiện là hai điều rất cần mà tôi th́ không có đầy đủ, biết là có thiếu sót đấy nhưng ḷng hẹn ḷng sẽ xin cố gắng mai này, nơi đây xin được gởi lời xin lỗi đến tất cả.

          Để trả lời câu hỏi của thi sĩ, tôi xin được nói thế này: Ở cơi đời này cái ǵ có duyên th́ tự nhiên nó sẽ “tụ”,  Có lắm khi ḿnh ước muốn sẽ như thế này, thế khác nhưng rốt cục những ước muốn đó cũng chỉ là mơ và ước mà thôi. Vậy th́, trong những lần tới cho cuốn kế tiếp có tên: TRĂM CÂY NGH̀N CÀNH  tôi ao ước sẽ đón nhận được những cọng tác qúy báu của qúy anh chị văn hữu trong ngoài nước để may ra tránh bớt những sơ sót như đă gặp.      

 

 

          LBH: T́m hiểu người sáng tác qua phỏng vấn là một việc làm đă có từ lâu trong sinh hoạt văn học Việt Nam. Tại hải ngoại nhiều nhà thơ, nhà văn đă thực hiện công việc này, trong số đó có anh. Anh có thể cho biết những trở ngại, khó khăn trong việc thực hiện những cuộc nói chuyện với các tác giả ?

 

          THĐ: Cái trở ngại nếu có th́ cũng chỉ là cái “Lười” cố hữu của anh, chị em ḿnh và cái thời giờ có cho phép không ? nhiều khi lực bất ṭng tâm, muốn đấy mà không thể làm được rồi th́ ngày tháng cứ trôi, việc th́ cứ dậm chân tại chỗ, ở đây tôi cũng phải thưa với anh: Cái việc làm của tôi th́ nó cũng chỉ là cái việc tùy hứng làm chơi ấy mà, thành thử ra bạ lúc nào, hứng khi mô th́ viết. Anh hỏi tôi về những “khó khăn và trở ngại” trong lúc thực hiện Lên Rừng Đếm Lá, vậy xin phép để kể anh nghe: Một lần có hẹn với Lâm Chương hai chúng tôi “sống, chết” thế nào th́ cũng phải ngồi lại với nhau để “thanh toán” cho xong những câu hỏi dở dang, y hẹn tôi đến, và… chờ đợi  măi bóng câu tăm cá, sau này biết được th́ hóa ra văn sĩ nhà ḿnh đă ngoắc cần câu ở một nơi nào đó. Nhưng rút cục, bài phỏng vấn cũng xong, mà không những xong cho một con chim, lần này một viên đạn bắn ra những hai con chim cùng ngă: tôi đă “thẩm vấn” Lâm Chương và Hồ Minh Dũng cùng một lúc, nhân ngày ra mắt cuốn truyện dài: Cồn Mây của Hồ Minh Dũng.  Anh thấy không trong cái “rủi” lại có cái may giống như chuyện mất ngựa của người xưa.    

 

 

          LBH: Anh có đặt ra những tiêu chuẩn cần thiết để chọn người sẽ được phỏng vấn ? Những yêu cầu của anh gồm những điểm nào ?

 

          THĐ: Thực ra nếu bảo rằng “đặt ra những tiêu chuẩn cần thiết” để chọn người mà tôi muốn cho cuộc nói chuyện th́ cũng không đúng hẳn, nhưng ít ra theo thiển ư th́ trong lúc “chuyện tṛ “ với nhau ḿnh có “tâm đầu ư hiệp” không đă, rồi th́ độc giả họ có cùng chia xẻ với những ư kiến trao đổi trong cuộc nói chuyện ấy không, đó là điều mà chúng tôi cần để ư, v́ thế cho nên không có những yêu cầu này nọ, chúng tôi chỉ đồng ư trao đổi một số ư kiến mà chúng tôi cho là chính, c̣n th́ tùy hứng trong lúc “chuyện với tṛ” từ câu chuyện dẫn dắt đến câu chuyện khác vậy thôi.

 

 

          LBH: Ngoài việc t́m hiểu những vấn đề liên quan đến việc sáng tác, anh có t́m hiểu đời thường của mỗi tác giả ? Nguyên nhân ?

 

          THĐ: Không thưa anh, anh em gặp nhau đă là một điều qúy, trao đổi với nhau một vài câu chuyện văn chương, chữ nghĩa cũng đă hết cả ngày giờ th́ thử hỏi c̣n thời giờ đâu mà nói đến những chuyện khác.

 

          LBH: Là một người từng phỏng vấn nhiều người, anh cảm thấy thế nào khi phải trả lời những câu hỏi vớ vẩn, đại khái như thế này ?

 

          THĐ: Khi nhận được những câu hỏi do anh gửi tới tôi thực sự bất ngờ và từ bất ngờ ấy tôi đâm ra luống cuống lẫn lo âu, rồi nghĩ đến những việc ḿnh đă làm bấy lâu nay với chúng bạn bằng hữu, ḷng tôi bỗng ăn năn vô hạn, “lỗi tại tôi mọi đàng”, vậy nhân cái bài trả lời phỏng vấn này tôi xin quư vị tha thứ cho, để nếu lần sau, nếu có thể lại dại dột thêm nữa, tôi sẽ lại xin được làm phiền  đến qúy vị một lần hay nhiều lần hơn thế.  

 

          LBH: Xin được bắt đầu, mong anh cho biết diễn tiến sinh hoạt văn học nghệ thuật của anh, càng tỉ mỉ, đầy đủ càng tốt.

 

          THĐ: Anh nói đến cái viết với lách của tôi làm chi cho nó to tát, như anh biết đấy chúng ta th́ cũng chỉ là những người ham chơi chữ nghĩa mà thôi, v́ mải ham chơi cho nên lâu ngày nó “lậm” vào người. Từ cái thuở “học tṛ tḥ ḷ mũi xanh” nhịn tiền qùa sáng để mua những sách, báo có liên quan đến thơ phú, từ cái thuở làm được một đôi bài thơ giấu diếm người thân, bạn bè gửi đi đăng báo, rồi thấp thỏm đợi chờ, rồi bỗng dưng thấy ḿnh to lớn oai phong lẫm liệt đến là dường nào khi những bài thơ, bài văn đầu đời ấy ra đời.  Ngày nay ở vào cái tuổi đă “nguội” tiếng tăm mà ḿnh c̣n viết được điều ǵ may ra có chút ích lợi cho văn chương th́ cũng nên làm kẻo lâu ngày trí nhớ mai một đi, cái ham muốn xa dần rồi không thể ghi lại được nữa th́ phí “của giời”, rồi th́  ngồi nghĩ lại đâm ra tiếc th́ có qúa muộn màng không anh ?

 

          LBH: Trước 1975, anh từng là một kư giả tại miền Nam, theo anh những khuôn mặt nào trong làng báo miền Nam nổi bậc nhất. Nếu được xin anh giới thiệu những người tiêu biểu nhất qua tiểu sử và thành tích của họ.

 

          THĐ: Vâng thưa anh, tôi có sinh hoạt với giới “nhật tŕnh” cũng khoảng trên dưới mười niên, (cái thời gian ấy thấm thoát có ai ngờ) nhưng nếu bảo rằng tôi biết nhiều đến những khuôn mặt tiêu biểu nhất th́ e rằng tôi đă nói những điều “không đúng”, v́ như đă nói mười năm sinh hoạt với báo chí của tôi th́ có thấm thía vào đâu, chỉ là trạm dừng chân tạm bởi v́ lương lính tính liền không đủ nuôi thân và “nuôi” bồ bịch cho nên tôi mới …đi viết nhật tŕnh, những ông Duyên Anh, Hoàng Hải Thủy (Gă Thâm), Dương Hùng Cường (Dê Húc Càn) ở  tuần báo trào phúng CON ONG của “chí sĩ” Minh Vồ nó khác xa với các ông Phạm Duy Tuệ và Dương Vy Long của nhật báo SỐNG C̉N, những ĐÔNG PHƯƠNG, QUYẾT TIẾN,  Đâu có thể nào giống được TIỀN TUYẾN do “VUA” tạp ghi PHAN LẠC PHÚC (kư giả LÔ RĂNG) điều khiển, vân …vân và v…v…     

          Chuyện văn với anh đến đây mới nhớ cách đây không lâu tôi có được đọc ở trên web  Gio-O do Lê Thị Huệ có  “đi” một bài viết của Linh Phương tác giả bài thơ Kỷ Vật Cho Em, theo Linh Phương th́ bài thơ ấy đă đăng ở nhật báo Độc Lập do Trần Dạ Từ chọn. Tôi nghĩ, hoặc là v́ lâu ngày, hoặc là v́ một lư do nào khác, mà Linh Phương đă “cố” nhớ sai, nên mới viết như vậy. Ngay sau khi đọc được ở Gió-O những điều như thế, tôi có viết một e. mail gửi Linh Phương để yêu cầu đươc chữa lại. Nhưng chờ măi đến bây giờ vẫn bặt vô âm tín. Thực ra bài Kỷ Vật Cho Em  Linh Phương  đă gửi cho nhật báo Sông C̣n, lúc đó tôi đang trông coi trang Văn học Nghệ Thuật cho báo này, tôi thấy bài thơ hay trong số trên dưới hằng trăm bài thơ mà mỗi ngày báo  nhận được, nên cho đăng ngay. Vài ngày sau đó Linh Phương với quân phục Thủy Quân Lục Chiến đến t́m tôi ở ṭa soạn để cám ơn. Rồi, thỉnh thoảng sau đó hoặc Linh Phương đến Sống C̣n thăm tôi hoặc đến nhà riêng của tôi chuyện văn. Tôi th́ một lần do chàng rủ rê cùng đến cư xá Lữ Gia thăm người yêu của chàng ở đó.

          Kể anh nghe chuyện này với tôi chẳng phải là một hănh diện, càng không phải thấy người “sang bắc quàng làm họ”, cũng không phải là niềm tự hào cái con mẹ ǵ, nhưng chỉ muốn nói lên một điều chúng ta những người vui chơi với chữ nghĩa, th́ cũng nên v́ chữ nghiă mà làm nhửng việc thẳng thắn, đường hoàng, chẳng nên cố tạo cho tác phẩm của ḿnh hoặc tên tuổi của ḿnh một cái bóng hào quang gỉa dối, ḿnh có thể lừa gạt người (v́ người) không biết, nhưng có ai lại tự dối gạt chính ḿnh  bao giờ.

 

          LBH: Trước 1975, anh đă từng in tác phẩm ? Xin giới thiệu những tác phẩm đó. Anh có định cho tái bản ?

 

          THĐ: Vâng thưa anh, một vài tập thơ hoặc viết chung hay một ḿnh th́ gồm có:

                    Thi tập: Buồn Lên Đôi vai (in chung) xuất bản năm 1962.

                    Thi tập: Con Phố Điêu Tàn năm 1965.

                    Thơ, nhạc viết chung với Kim Tuấn, Diên Nghị, Hoàng Châu, Đỗ Nguyên Chi th́ có tập: Những Bài Âu CA.

          Khi rời bỏ đất nước ra đi, h́nh như một số anh, chị em trong đó có tôi đă bỏ “của” mà chạy lấy người nên đă không đem theo được một tác phẩm nào, thôi th́ anh ạ, của hư vô th́ ḿnh xin gửi trả lại hư vô th́ cũng là chuyện thường t́nh phải thế không anh?

 

          LBH: Tại hải ngoại anh sinh hoạt văn học ra sao ? Những công việc đă thực hiện được ?

 

          THĐ: Cũng nh́ nhằng vậy thôi anh, bằng hữu ai nhủ viết ǵ th́ viết cái đó, các tạp chí, các đặc san, nguyệt san v.v.. nếu được anh em réo gọi th́ cũng O.K tuốt luốt cho nó vui cửa vui nhà.

 

          LBH: Theo anh, nguyên nhân nào đưa đến việc “thơ” bị rơi vào t́nh trạng thờ ơ trong vấn đề tiêu thụ ? Anh có biện pháp nào để cứu văn t́nh trạng này ?

 

          THĐ: Ủa, lại có cái t́nh trạng “thơ “bị bỏ rơi đến thế sao anh? Lâu nay tôi cứ nghĩ là thơ được trọng vọng đáo để lắm chứ, chẳng thế mà nếu chúng ta mở bất kỳ báo nào ra trong phần giới thiệu tác phẩm thơ vẫn được in ra nhiều nhất, những buổi ra mắt sách th́ thơ lạichiếm nhiều hơn cả, ra đường chào nhau mỏi miệng, bắt tay mỏi tay v́ gặp toàn những kẻ văn hay chữ tốt, nhà thơ, nhà thẩn nhiều hơn nhà…thường th́  tại   làm sao lại bảo là “thơ” bị thờ ơ cơ chứ ? C̣n như nếu anh hỏi tôi “có biện pháp nào để cứu văn” cái t́nh trạng tiêu thụ của giới yêu thơ th́ thực t́nh tôi cũng đành chịu, mà nếu lỡ có muốn nói ra th́ không khéo lại mang lấy vạ vào thân, mang cái khẩu nghiệp không tốt vào ḿnh, thôi anh ạ chuyện cứu với văn có lẽ chúng ta lại phải nhờ đến các ông bà lâu nay vẫn thường sắn tay áo làm cái công việc mà thiên hạ đồn rằng th́ là: Bảo tồn văn hóa chắc là có kết qủa hơn (hy vọng như vậy?)

 

          LBH: Anh nghĩ, đánh giá thế nào về các tuyển tập thơ văn tại hải ngoại hiện nay ? Mong được anh giới thiệu những tuyển tập nên có trong tủ sách gia đ́nh.

 

          THĐ: Việc thực hiện những tuyển tập thơ, văn ở hải ngoại theo tôi là một việc làm rất đáng được trân trọng, trước đây ở bên Canada có các anh trong nhóm Việt Thường đă từng làm công việc ấy, tiếp theo tờ Sàig̣n Times của Thái Tú Hạp cũng đă cho in truyển tập thơ văn Phật Giáo, rồi đến một công tŕnh rất đáng kể của nhà Đại Nam khi cho ấn hành : Hai Mươi Năm Văn Học Việt Nam Hải Ngoại và c̣n rất nhiều, rất nhiều tuyển tập khác nữa cũng đều có gía trị cao.

          Tôi ở một nơi rất xa cách sinh hoạt cộng đồng (v́ công việc) cho nên đó cũng là những thiệt tḥi về đủ mọi phương diện, mà đặc biệt nhất là sách báo th́ tôi thiếu thốn vô cùng, những ngày tháng trước đây khi c̣n sinh hoạt với chữ nghiă ở trong nước tôi đă có được một tủ sách gia đ́nh đáng kể, bạn bè mỗi khi in sách đều gửi cho, nhà xuất bản cũng thương t́nh cho một vài cuốn thành ra một tác phẩm thường th́ tôi được hai, hay nhiều hơn thế nữa do tác giả và nhà xuất bản kư tặng, giờ đây nh́n thấy “tủ sách” gia đ́nh mà ḿnh có được thấy ngậm ngùi, tủi thân chi lạ. Mở hộp thư bưu điện hằng ngày chỉ là để trông mong sách báo, ngóng chờ thư từ bằng hữu như người đi giữa sa mạc mong ngóng những cơn mưa.

 

         LBH: Anh có tin văn hóa phẩm tại hải ngoại được tự do phổ biến về quốc nội trong tương lai. Lư do cho niềm tin của anh.

 

          THĐ: Tôi tin là một số văn hóa phẩm của chúng ta đă và sẽ c̣n “được” phổ biến về quốc nội, nhưng hoàn toàn không bao giờ tin là tất cả những văn hóa phẩm của chúng ta lại được “tự do” phổ biến đến đồng bào trong nước( trong thời điểm này), tuy vậy niềm hy vọng trong tôi sẽ vẫn c̣n bập bùng măi măi một mai kia những người Cộng sản Việt Nam sẽ hiểu được và hiểu thêm rằng: Văn học là những ǵ quư báu nhất của dân tộc th́ nên trả về với dân tộc. Nếu những mơ ước  và hy vọng nhỏ nhoi vừa nói ở trên thành sự thực th́ lúc đó chúng ta hăy vui mừng nở tươi trên môi nụ cười v́  những tác phẩm của anh và của bạn bè anh sẽ được góp chung với những sáng tác khác của các anh, chị em văn nghệ sĩ ở trong nước.  

 

          LHB: Anh có thường đọc những tác phẩm của các tác giả trong nước ? Loại nào ? Với anh, tác giả nào nên đón đọc ? xin nêu nguyên nhân, và dẫn chứng, nếu tiện.

 

          THĐ: Có thưa anh, nhưng cái đọc của tôi th́ không đều lắm v́ như đă thưa ở trên, sách, báo mà tôi có được th́ không đầy đủ cho nên nếu bảo rằng nên đọc ngựi này, mà không nên đọc người kia th́ e rằng chính tôi đă làm một việc không phải và thiếu công bằng, vậy th́ anh cho phép tôi dừng lại ở cái chỗ mà tôi may ra chỉ biết một mà không biết thêm….C̣n loại tác phẩm nào mà tôi ưa thích đọc ư ? Thưa anh tôi thích đọc thơ và văn, những bộ môn khác th́ tôi cũng ham đọc nhưng không “chuyên trị” cho lắm, thế cho nên hàng ngày tôi cứ tâm tụng như thế này : xin văn, thơ hăy ở cùng anh chị em…

và ở cùng…

tôi.