LƯỢC BUỔI NÓI CHUYỆN
Giữa             
PHÙNG QUANG TUẤNVƠ KỲ ĐIỀN

(Đài Tiếng Nói Việt Nam tại Toronto)

PQT :  Giới thiệu nhà văn Vơ Kỳ Điền:
tên thật là Vơ Tấn Phước, sanh tại đảo Phú Quốc, ngày 31-10-1941, từ nhỏ tới lớn cư ngụ tại B́nh Dương.  Tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm ban Việt Hán, dạy Văn tại các trường trung học Hoàng Diệu Ba Xuyên và trung học Trịnh Hoài Đức B́nh Dương.  Bắt đầu viết sau những năm lưu lạc
-Tác phẩm gồm có : Kẻ Đưa Đường xuất bản tại Toronto năm 1986, Pulau Bidong Miền Đất Lạ xuất bản tại Huê Kỳ năm 1992 và các truyện ngắn…                           
-Sinh hoạt văn học nghệ thuật : Phó Chủ Tịch trung tâm Văn Bút Québec và Tổng Thư Kư Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại nhiệm kỳ 1991-1993
-Hiện về hưu và sở thích nghiên cứu bói toán cổ Trung Hoa.

Hỏi : được biết anh có một thay đổi lớn, từ Montreal dọn về định cư tại Toronto, sau một thời gian dài vắng bóng trên văn đàn bạn bè và độc giả đều mong chờ anh viết lại, xin anh cho biết sơ qua vài nét đời sống riêng tư…
……
Đáp : kính thưa quí vị thính giả Đài Tiếng Nói VN tại Toronto, kính thưa anh Phùng Quang Tuấn. Từ ngày qua Canada, tôi trú ngụ tại thành phố Montreal, Quebec, tính đến nay đă được 23 năm.  Trong 23 năm đó, rán đếm cho kỹ th́ tôi đă dọn nhà trên dưới 10 lần.  Bạn bè, bà con, khách khứa, chủ báo, chủ nợ… theo tôi hụt hơi luôn, cứ phải t́m kiếm địa chỉ mới hoài… Bao nhiêu tiền tôi dành dụm đều phải chi cho các công ty dọn nhà hết, làm sao mà khá cho được.  
    Tôi vừa từ thành phố Montreal dọn về Toronto và định cư luôn nơi đây. Lần dọn nhà nầy mắc quá, hết trơn tiền bạc nhưng bù lại tôi được tràn đầy t́nh thương, từ gia đ́nh tới thân hữu, văn hữu và những bạn đọc phương xa…

Hỏi :  ….. xin cho biết bút hiệu, tại sao lại chọn là Vơ Kỳ Điền?


Đáp :  Khi bắt đầu viết th́ tôi không nghĩ ḿnh sẽ là nhà văn nên định lấy tên thật là Vơ Tấn Phước.  Nhưng tánh hay ngại ngùng, mắc cở e rằng ḿnh viết kém th́ bạn bè biết được sẽ chọc quê, nên tạm lấy bút hiệu để ẩn núp cho kín đáo.  Nếu viết mà hay được th́ xuất hiện liền để khoe, c̣n dở th́ dễ quá, ḿnh trốn luôn cho gọn. Bạn bè có hỏi th́ trả lời đâu có biết ông ǵ đó là ai.  
   

Nhớ lúc viết xong truyện ngắn đầu tiên tôi mới chọn bút hiệu.  Tôi mê đọc tiểu thuyết của nhà văn Kim Dung nên bắt chước ngay tới cách đặt bút hiệu của ông ta.  Ông tên là Tra Lương Dung.  Dung là cái chuông lớn. Chữ Dung gồm có bộ Kim và chữ Dung.  Lương Dung có nghiă là cái chuông lớn tốt đẹp.    

Hỏi :……   trường hợp Bùi Bảo Sơn, ngoài bao thư đề thư người mời là Vơ Kỳ Điền, thiệp cưới tên chú rể là Vơ Tấn Phước, nên Bùi Bảo Sơn đă chung vui cùng anh chị Vơ Kỳ Điền và chúc mừng cháu Vơ Tấn Phước đẹp duyên cùng cô Trần Ngọc Điệp…..

Đáp :  Tôi tên là Phước.  Chữ Phước gồm có bộ Kỳ và chữ Điền.  Độc giả biết chữ nho sẽ thấy trong chữ Phước ngoài bộ Kỳ (viết là chữ Thị, vô bộ th́ đọc là bộ Kỳ) và chữ Điền ra c̣n có chữ Nhứt và chữ Khẩu nữa.  Tuy vậy v́ chữ nho viết theo lối tượng h́nh, theo luật viễn cận của hội hoạ, th́ chữ Nhứt và Khẩu cũng chỉ là chữ Điền mà thôi. Đó là ba chữ Điền nh́n từ gần đến xa, theo cái ư người xưa, có phước th́ có nhiều ruộng….

Hỏi : khi nhắc tới Vơ Kỳ Điền bạn bè thường nhắc tới câu -Đông Điền Tây Ngạn, tại sao?

Đáp : khi mới tới định cư ở Canada th́ tôi và nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn cùng bắt đầu viết một lượt trên tờ Dân Quyền ở Montreal, báo đó phát hành khắp thế giới. Lúc đó hể lật tờ báo ra th́ tôi có một bài, Nguyễn Ngọc Ngạn có một bài, song song nhau.  Thuở đó báo chí c̣n ít và người viết cũng hiếm hoi nên hai tên chúng tôi độc giả đọc tới đọc lui hoài nên dễ nhớ.  Nguyễn Ngọc Ngạn lúc đó ở một thành phố nhỏ có tên là Prince Rupert phía bắc thành phố Vancouver, phía Tây của Canada và tôi th́ ở Montreal, phía đông nên các bạn bè văn thường thường gọi chơi như vậy.  Nhưng bây giờ th́ tôi và Ngạn đều đă định cư chung một thành phố rồi, ở gần nhau mà, chắc là cái danh xưng đó sẽ không c̣n dùng được nữa, chỉ c̣n là một kỷ niệm.

Hỏi : Vào năm 1997 trước đây, tác giả Trần Trọng Đăng Đàn của Viện Chánh Trị Quốc Gia Hà Nội có xuất bản cuốn Người Việt Nam ở Nước Ngoài đă nhận định :
-Trong ḍng đục của nền văn học hải ngoại, Nguyễn Ngọc Ngạn và Vơ Kỳ Điền nổi lên như hai cây bút phản động nhứt.  Ông nghĩ sao về nhận định của tác giả Cộng Sản nầy?

Đáp : Không biết ông ta căn cứ vào đâu mà nói vậy, nếu nhắm mắt mà phê b́nh chỉ trích th́ ai ở hải ngoại nầy ai cũng phản động hết trơn.  Thời gian tuy đă qua hơi lâu nhưng thực tế đă chứng minh được ở Việt Nam bây giờ chế độ nào tốt, chế độ nào xấu, ai phản động, ai không phản động ?  
Theo tôi th́ trong nền văn học của Hà Nội bây giờ, tiến sĩ Trần Trọng Đăng Đàn mới là phản động nhứt đó.

Hỏi : anh là nhà văn sinh trưởng ở Phú Quốc, cư ngụ tại B́nh Dương, anh nghĩ ǵ về câu nói của một vài văn hữu miền Nam khi họ xếp anh là một trong những nhà văn thuộc nhóm - văn chương miệt vườn ?.

Đáp : Thời gian gần đây, tự nhiên lại có danh từ văn phong miền Nam hoặc văn chương miệt vườn ǵ đó. Thiệt t́nh tôi không biết. Khi bắt đầu viết từ năm 1980 cho đến nay, khi nào cần th́ viết, vậy thôi, thiệt t́nh khi viết, tôi không bao giờ nghĩ ḿnh là nhà văn. V́ không nghĩ ḿnh là nhà văn nên không bao giờ để ư tới mấy chuyện bên lề đó.  Các nhà văn lớn như B́nh Nguyên Lộc, Sơn Nam khi viết văn, tôi tin rằng các vị đó khi viết họ đâu bao giờ nghĩ rằng ḿnh viếât cho Rạch Giá hay Cà Mau  nào đó, mà họ viết cho cả đất nước Việt Nam chớ...
   

C̣n nếu  muốn bàn về văn phong miền Nam th́ chắc phải có một bài khảo luận riêng kể từ thời Trịnh Nguyễn với nền văn học Nam Hà cho đến ngày nay với những đặc tánh của nó.  Thế nào là văn phong miền Nam Phong cách miền Nam thể hiện ở h́nh thức, ở nội dung bài văn râát nhiều điểm : cách nói, chữ dùng, bố cục bài văn… nhưng đặc điểm quan trọng nhứt của nó là sự thành thật, chơn chất. Nếu đánh mất đi điều nầy th́ kể như viết theo văn phong nào đó, chớ không phải của miền Nam.  Người miền Nam hiền lành, thật thà, bộc trực, xuề xoà, thẳng thắn, dễ dàng bộc lộ t́nh cảm  ư nghĩ với người xung quanh. Họ hiền lành nên dễ nổi cộc, ăn nói vụng về, chớ không hoa mỹ… nhưng tất cả những nét vừa nói không  phải là quê mùa. Không thể đồng hoá miền Nam với quê mùa. Tôi hoàn toàn không đồng ư với các bạn văn cố ư tạo ra vẻ quê mùa, đặt tên cho quê mùa, dùng chữ quê mùa, ăn nói quê mùa… rồi cho là ḿnh viết theo văn phong Miền Nam.  Thiệt là tầm bậy hết sức.

Tôi cũng thấy có nhiều người hiểu lầm văn phong với phong tục. V́ vậy họ thường viết  về phong tục tập quán miền Nam. Vậy th́ ông Vũ Bằng viết cuốn Món Lạ Miền Nam, ông ấy đă viết theo văn phong nào ? Tôi viết quyển Pulau Bidong, Miền Đất Lạ, vậy là viết theo văn phong Mă Lai chắc ?  Khi nào có dịp tôi sẽ trở lại đề tài nầy để xác định rơ tại sao trước năm 75 ở Sài G̣n không có dùng chữ nầy, bây giờ lại có.

C̣n danh từ văn chương miệt vườn thiệt t́nh tôi không hiểu rơ. Theo tôi hiểu chữ miệt vườn có ư nghiă khinh khi. Miệt vườn đồng nghiă với nhà quê.  Có lẽ khi viết văn th́ phải dùng chữ trau chuốt chọn lọc bóng bẩy, diễn tả những t́nh ư cao xa, trang nhă, đẹp đẽ mỹ miều.. Nhà văn nào viết đơn giản gọn gàng, giản dị, chơn chất, thiệt thà..  th́ bị gán cho là văn chương miệt vườn.

Bạn nghĩ coi gọi vậy cũng c̣n khá, đáng lẽ nên gọi là văn chương miệt ruộng cho đáng đời. Hiểu nghiă một danh từ cần phải xác định vị trí của nó trong câu nói.  Khi nhà văn Sơn Nam viết cuốn Văn Minh Miệt Vườn là ông ta đứng ở cương vị người học giả khảo cứu các đặc tánh của miệt đồng bằng sông Cửu Long, viết như vậy là đúng. Nhưng trong danh từ Văn chương Miệt Vườn không thể hiểu là là văn chương đồng bằng sông Cửu Long được. Mà phải được hiểu là văn chương nhà quê đối với văn chương thành thị.  
    
Nhưng thôi đó là chuyện của các nhà văn với nhau, tôi không dám lạm bàn v́ sợ bị trách cứ như có người đă nói- các ông nhà văn, các ông là đồ nhiễu sự.   Anh Tuấn nè, tiếng người Bắc có phải nhiễu sự là rắc rối, phiền phức, bày đặt,  tầm bậy tầm bạ, cái ǵ không ra cái ǵ,… có phải vậy không ?

Hỏi : Kỳ Điền nổi tiếng ngay tác phẩm đầu tay là Kẻ Đưa Đường…., cuốn sau là truyện dài Pulau Bidong, Miền Đất Lạ.  Xin anh vui ḷng cho biết nội dung hai tác phẩm nầy   ……….

Đáp :  KĐĐ là tuyển tập truyện ngắn tŕnh bày những cảnh khổ đau, cực nhục của người dân dưới chế độ Cộng Sản tàn bạo bất công.  Nếu như muốn cuốn sách bán chạy th́ tôi chọn tựa của truyện Một Thời Để Yêu, chắc chắn như vậy nhưng không, tôi quyết định chọn Kẻ Đưa Đường được lấy làm tựa đề cho tác phẩm,  v́ đó là một tác phẩm luận đề (roman à thèse).  
  

Truyện nầy tả một bà già từ quê lặn lội lên Sài G̣n để t́m lại người chồng đầu gối tay ấp 30 năm về trước đă nghe theo lời cụ Hồ mà đi giải phóng quê hương.  Bà đă bị anh phu xích lô không biết đường, lạng quạng chở lạc tuốt vô ḷ heo Chánh Hưng, bỏ đại bà ở dọc đường, gạt lấy tiền rồi chạy mất, cũng y như cảnh chồng bà và dân tộc Việt Nam bị bác Hồ hứa hẹn đủ thứ rồi dẫn cả đám vô hố  Xă Hội Chủ Nghiă vậy..
   
Trong lời tựa cuốn nầy tôi nói rơ về chủ trương văn chương : tôi nghĩ là văn chương có nhiều loại nhưng thứ văn chương đích thực phải là tiếng nói chống độc tài, áp bức, bạo lực, bất công, bất cứ từ đâu đến. Nó phải chống bất cứ h́nh thức nô lệ nào, hầu đưa Con Người vươn lên từ tối tăm đổ vở.

Quyển Pulau Bidong, Miền Đất Lạ là truyện dài ghi lại bước đường vượt biên của tôi và gia đ́nh từ Việt Nam tới bờ bến Mă Lai, đảo Pulau Bidong. Tôi dùng chuyện vượt biên để tŕnh bày cho độc giả những tư tưởng, tâm tư, t́nh cảm của tôi về cuộc đời.  Cái thông điệp nhắn gởi trong tác phẩm nầy là dù trong hoàn cảnh khốn khó cách nào cuộc đời đẹp lắm, t́nh người đẹp lắm nếu ḿnh biết nh́n, biết nghe và biết tận dụng.  
   

Cũng xin nói thêm trong các tác phẩm của tôi hầu như không có nhân vật nào xấu hết… như người học tṛ theo Việt Cộng, khi trở về trường làm Hiệu Trưởng, bắt giáo sư là tụi tôi đi học tập, coi kỹ th́ nó cũng rất dễ thương.  Theo tôi người quốc gia hay người Cộng Sản đều là người Việt Nam, tất cả đều là nạn nhân của cái thứ chế độ ngoại lai tàn bạo, vô nhân tính….
 
Hỏi :    Theo như tôi được biết th́ vào năm 1992 Viện Đại Học George Masson ở thủ đô Washington có làm cuộc sắp hạng các nhà văn Việt Nam từ năm 1954 tới hải ngoại bây giờ do các học giả Mỹ và Việt Nam, th́ về bộ môn Truyện ngắn, nhà văn Vơ Ky Điền được sắp hạng 3 sau nhà văn Thế Giang và Vơ Phiến.
 -Mới đây trong bài - 50 tác phẩm và tác giả của thế kỷ 20 của nhà phê b́nh văn học Nguyễn Vy Khanh đăng trên báo Nhân Văn và sau đó Nhân Văn làm cuộc tuyển chọn 50 nhà văn của thế kỷ 20 vừa qua, nhờ độc giả tuyển chọn th́ trong cả 2 bảng đề nghị đều có tên Vơ Kỳ Điền với tác phẩm Kẻ Đưa Đường.  Anh có cảm tưởng như thế nào khi biết được kết quả nầy.

Đáp : thiệt t́nh tôi rất vui mừng và ngạc nhiên lắm.  Tôi viết ít và hầu như ít sinh hoạt trong lănh vực văn học nghệ thuật như các bạn văn khác.  Gần 10 năm nay lại sống khép kín như một nhà tu, cứ tưởng là mọi người đă quên mất ḿnh rồi.  Nào ngờ lại có kết quả tốt đẹp quá bất ngờ như vậy.  Đọc tên các tác giả đó th́ tôi hết hồn, đa số là những nhà văn lớn có tác phẩm trong chương tŕnh của bộ Giáo Dục hoặc trên văn đàn chữ quốc ngữ của thế kỷ 20.  Đó là một phần thưởng tinh thần rất quí báu, tôi không c̣n mơ ước nào hơn nữa….
    

Cái thành tựu tốt đẹp đó tôi nghĩ là một phần do tôi học ban văn chương nên biết cách làm cho tài năng ḿnh được người ta nhớ tới, nhưng phần lớn là do may mắn. Nếu dùng lư trí th́ giải nghiă không được đâu. Cái đó gọi là số mạng. Hồi tôi c̣n trẻ ở tỉnh nhỏ chậm chạp, thiệt thà, cụ Thiên Lương coi tử vi cho tôi, đă nói tôi sẽ là nhà văn từ năm 40 tuổi, tôi cười và không tin những chuyện cao xa đó.  Tiếc quá, cụ đă mất từ lâu, tôi không c̣n dịp nào để khen ngợi tài năng cụ nữa.
 
Anh Tuấn nè, tôi có cái trán vuông vức, sáng bóng, thẳng đứng như vách tường, sách tướng gọi là bích lập.  Trong lá số tử vi, cung Phúc Đức và cung mạng tôi đều có bộ Khôi Việt, Hoá Khoa và bộ Xương Khúc sáng sủa. Tôi vốn làm biếng ham chơi hơn ham học, vậy mà lần nào thi th́ đậu cao và chuyện thi cử th́ khá dễ dàng.  Khi tôi bắt đầu viết văn, có gieo thử quẻ bói coi việc nầy ra sao. Quẻ lục hạp, tốt, tôi c̣n nhớ câu trong Huỳnh Kim Sách của Lưu Thành Ư nói : - văn chương tuy khiếm tinh hoa, phản đăng cao đệ, có nghiă là văn chương tuy thiếu đẹp đẽ nhưng ngược lại nổi tiếng lớn.  Nghiă là có danh tiếng không cần qua tài năng. Ngộ ghê chưa.  Sao lạ vậy, nếu không phải số mạng th́  do cái ǵ bây giờ….  

Hỏi :  Bạn ưa nói về số mạng th́ bây giờ ḿnh nói qua cái sở thích riêng nữa của bạn đi. Nhớ ngày xưa ở B́nh Dương nhiều bạn bè nhờ bạn coi bói, coi tử vi, cố vấn tương lai t́nh duyên gia đạo, bây giờ bạn tiếp tục nghề nghiệp nầy…. Bạn tốt nghiệp đại học, có cái học khoa học luận lư Tây Phương, tại sao bạn lại thích những chuyện huyền bí mơ hồ như vậy ?

Đáp :  từ nhỏ tôi thường có những quan niệm ngược đời, thường suy nghĩ khác thường và không được hướng dẫn đúng đắn, chọn ngành, chọn nghề như các cháu bây giờ.  Khi đậu Tú Tài xong, bạn bè ai nấy cố gắng chọn cho ḿnh một nghề nghiệp vững chắc hầu có một tương lai ổn định, tươi sáng.  C̣n tôi th́ không.  Về tŕnh độ học vấn th́ tôi thuộc hạng học khá giỏi, tất cả các kỳ thi đều đậu hạng cao.  Thời đó chưa có chế độ thi tuyển, muốn học ngành nào th́ cứ nộp đơn vô học nhưng mà tôi lại nhẩn nha nhẩn nhơ, thi vô ban Việt Hán ở Sư Phạm và Văn Chương Trung Hoa bên Văn Khoa. Để chi vậy ? từ nhỏ hễ nghe ai nói tới chữ nho th́ cho là khó lắm. Mà tôi cái ǵ khó th́ ưa thử, cái tánh hiếu thắng lớn quá mà. Hơn nữa trong nhà có các bộ sách chữ nho, nhiều lắm, sách bói, sách thuốc của ông bà để lại, xưa lắm rồi, không biết họ viết cái ǵ ở trỏng, mỗi lần cầm lấy các quyển đó th́ tức ḿnh không chịu nổi…

Hỏi :…..  cứ  như vậy mà anh đă học chữ nho.. để chơi, không thèm học nghề ǵ khác ? .

Đáp :  Cứ như vậy sau 6 tháng ở đại học, tôi đọc lỏm bỏm được Tam Quốc Chí nguyên bản ngon lành, té ra chữ nho cũng đâu có khó như ḿnh nghĩ.  So sánh lại th́ thấy con nít Tàu cũng đâu có giỏi hơn con nít Việt Nam.  Khó hay dễ là do ḿnh tưởng mà thôi.  Đọc hết tiểu thuyết rồi th́ đọc tới sách bói, sách tử vi, phong thủy, tướng mạng,…  cuốn nào có được th́ đọc hết.
  

Tôi cũng đă biết bói từ khi chưa biết chữ nho.  Thân phụ tôi là thầy thuốc đông y, ông cụ biết chữ nho rất giỏi, ngày xưa học thuốc với sư phụ người Huế. Vị thầy nầy v́ làm chánh trị chống thực dân Pháp phải trốn lánh ở đảo Phú Quốc cư ngụ trong chùa Sùng Hưng Cổ Tự của gia đ́nh tôi.  Ba tôi biết ông là người tài nên xin theo học.  Tôi chứng kiến hàng trăm, hàng ngàn quẻ bói ba tôi đoán cho bạn bè và những người khách quen thuộc.  Tỷ lệ trúng rất chính xác và khá cao. Tôi đâm ra say mê và học cách chấm và đoán quẻ bằng chữ Việt.  Hồi đó bất cứ việc lớn việc nhỏ ǵ cũng gieo quẻ thử coi đúng không và đúng tới mức độ nào.  Điều ǵ nên tin và điều ǵ không nên tin.  Do cái tánh hay thắc mắc nên cứ t́m ṭi, khám phá… rồi đâm ra lậm chuyện bói toán hồi nào không hay.

Hỏi : xin anh cho biết sơ qua về các khoa bói mà anh thích nghiên cứu và theo anh th́ con người có tự do hay có số mạng, nên tin bói hay không tin bói.

Đáp : hỏi chi mà khó quá vậy, đó là câu hỏi nhức đầu nhân loại từ lâu rồi.  Trả lời sao cũng trúng, mà sao cũng trật. Tuy vậy tôi có thể khẳng định là dù văn minh hay chậm tiến, con người ai cũng mê bói hết dù bây giờ là thế kỷ 21 rồi, v́ đó là bản năng.  Cũng có những người dứt khoát không tin nhưng đó là bề mặt, hoặc do giáo dục hoặc do tôn giáo cấm cản nhưng tự trong tiềm thức đều có niềm tin đó.  Bản chất loài người là yếu đuối, từ thời tiền sử con người sống trong sợ hải, hoang mang trước những hiện tượng của thiên nhiên, vũ trụ… Bốn nổi khổ lớn nhân loại mà đức Phật có nêu là sanh, lăo, bịnh, tử.  Mà tử là nổi lo sợ lớn nhứt.  Chết do nhiều cách : sấm sét, thú dữ, tai nạn, bịnh hoạn, giặc giă, kẻ thù..  Làm sao để tránh cái chết và làm sao để biết trước được ?  Dân tộc nào cũng vậy t́m đủ mọi cách để làm sao biết trước được lúc nào nắng, lúc nào mưa, lúc nào có giặc, lúc nào khoẻ mạnh, lúc nào ốm đau…
   
Bây giờ th́ chúng ta có khoa học, có khoa thống kê, sưu tập các dữ kiện, làm các thí nghiệm nhiều lần rồi tiên đoán các kết quả sẽ xảy ra để giúp cho cuộc sống thoải mái, sung sướng hơn như trong y học, kỹ thuật, kinh tế, chánh trị, xă hội,… mà hướng dẫn các việc làm ngày càng hợp lư và chính xác.
 
Ngày xưa làm ǵ có khoa học, làm ǵ có khoa thống kê, máy móc chính xác như bây giờ… các bậc hiền triết, thánh nhân tức là những bậc trí thức cổ đại chỉ c̣n cách nghĩ ra bói toán để tiên đoán, hầu mong cho cuộc sống được an toàn hơn… Coi tướng, coi tử vi hoặc tử b́nh là áp dụng óc quan sát với khoa thống kê.  Trung Hoa có một dân số đông đảo nhứt thế giới và một lịch sử lâu dài.  Hàng ngàn năm quan sát t́m những dữ kiện rồi đúc kết lại những nét chính yếu rồi ghi nhận những kết quả xảy ra theo một thời gian lâu dài, do đó mà đoán trước được tốt xấu như thế nào.  
    
C̣n khoa bói Dịch th́ căn cứ vào những khía cạnh siêu h́nh của quyển Kinh Dịch, bộ kinh làm nền tảng triết lư của Trung Hoa.  Quyển Trung Dung của Khổng Tử có viết câu - chí thành thông thánh.  Nghiă là hết sức thành tâm th́ biết được mạng trời.  Con người là một động vật linh thiêng nhứt trên trái đất nầy, cái phần tinh thần tinh anh cao quí do trời cho ḿnh, nếu tập trung lại cao độ th́ sẽ biết trước được chuyện xấu tốt.  Bốn vị thánh lớn của Trung Hoa là Phục Hi, Văn Vương, Chu Công và Khổng Tử là những người đặt ra khoa bói Dịch, ông thầy bói chỉ là người thông dịch quẻ bói mà thôi.  Dĩ nhiên có thông dịch hay và thông dịch dở.

*Vấn đề đặt ra là con người có tự do không?  Tôi trả lời dứt khoát là có.  Ḿnh trồng dưa th́ được dưa, trồng đậu th́ được đậu. Chớ hổng lẽ trồng dưa mà lại được đậu.  

*Nhưng mà cũng có định mạng xen vô nữa, đôi khi ḿnh trồng dưa mà gặp gió băo, hạn hán, trâu ḅ hoặc sâu rầy phá phách… th́ đám dưa ḿnh trồng cực khổ đâu có được trái nào.  Người xưa đặt ra bói toán là để tiên đoán coi đám dưa ḿnh trồng đóù có bán được trái nào khôâng, nhiều hay ít, lời hay lỗ… đại khái là xu kiết, tỵ hung và biết trước được chút nào th́ hay chút nấy, để đỡ lo.  Cái bản năng muốn biết trước đó nó thôi thúc, đ̣i hỏi, lo lắng…

Tóm lại theo tôi th́ con người sống trong đời như con cá lội trong ḍng nước. Nó tung tăng bơi lội nhưng ḍng sông trôi bên đông th́ nó theo bên đông, ḍng sông trôi bên tây th́ nó theo bên tây, nó không tự chủ được đâu tuy rằng nó có cảm tưởng là có tự do.  Con người sống trong ḍng đời như con cá sống trong ḍng nước.  Mà muốn biết ḍng nước trôi lăn như thế nào th́ ngày xưa chỉ biết dùng khoa bói toán mà thôi.

Hỏi :  khoa bói toán ngày xưa mà bạn nói đó, bây giờ có giá trị hay không.


Đáp : tôi nghĩ là có.  Tuy khó mà giải nghiă tại sao nó lại đúng nhưng tôi theo dơi, quan sát, kinh nghiệm thực tế những kết quả xảy ra… th́ thấy tỷ lệ trúng rất cao, nhiều khi độ chính xác cao như có thần thánh trước mặt khiến ḿnh sững sờ.   Cũng có nhiều quẻ bói trật, coi lại th́ thấy lỗi tại ḿnh, do chủ quan  cứ kiếm cái tốt mà đoán, không thấy những điểm xấu sờ sờ hiện ra trong quẻ.  Cái lỗi đó là do tŕnh độ ḿnh c̣n kém, chớ không phải lỗi của thánh nhân, những vị đặt ra khoa nầy.  
 
Người xưa đặt ra khoa bói toán là để xu kiết tỵ hung, tránh điều xấu, đạt điều tốt lành.  Biết được chỗ khó khăn mà ẩn nhẫn chờ thời, biết được vận tốt th́ hành động không do dự… thánh nhân gọi là thuận với mạng trời th́ sống an vui, hạnh phúc.  Nếu ḿnh coi bói mà để đi tới chỗ sợ hăi, lo lắng, tuyệt vọng th́ thê thảm và kinh hoàng quá.   Ông thầy bói không được nói những lời khiến người ta đau khổ đi đến chỗ tuyệt vọng, cũng không được quyền khen ngợi vẽ vời ca tụng bậy bạ để người ta vui mà lấy tiền cho nhiều. Cả hai thái độ đều không đúng.  

Hỏi :  đó là anh nói tư cách đạo đức của ông thầy bói. Xin anh cho biết quan niệm của người đi coi bói nên như thế nào.

Đáp : người đi coi bói cũng nên biết tại sao ḿnh đi coi bói, nghiă là ḿnh đang làm cái chuyện ǵ vậy, có giống đi chợ mua thịt mua cá không.  Không phải vậy v́ bói toán là chuyện mơ hồ, không thể sờ mó và khẳng định chắc chắn được. Đ̣i hỏi bói toán phải đúng 100% là không tưởng. Cũng vậy đừng nên bao giờ coi ông thầy bói là tiên, là thánh nghe theo răm rắp. Tôi thấy có nhiều người nghe lời thầy nhiều khi đến độ mù quáng mà không chịu phán đoán suy xét.
    
Ông thầy cũng chỉ như ḿnh thôi, có điều ông ta có nghiên cứu, có học hỏi về khoa nầy, biết hơn ḿnh một chút xíu. Và cái hiểu biết đó cộng thêm kinh nghiệm của thời gian, trúng ở chỗ nào, trật ở chỗ nào. Tuy sách vở bói toán có ghi nhưng không phải là áp dụng được đúng hết, điều ǵ nên tin, điều ǵ không nên tin, phải suy xét cho kỹ.

Hỏi : nói như anh vậy th́ không nên đi coi bói làm ǵ.

Đáp : tại sao không, nên chớ. Nếu khoa nầy không có giá trị ǵ hết th́ nó đă mai một rồi, dù xă hội văn minh hay chậm tiến bói toán vẫn tồn tại hoài hoài mà. Đâu có ai ngu dại ǵ mà tốn tiền làm chuyện vô ích.  Nếu nghiên cứu kỹ th́ con người có lúc hên, có lúc xui, nghiă là thời vận tốt xấu.  Với khoa bói toán chuyện đó có thể thấy được dễ dàng. Như nhà khí tượng tiên đoán trời nắng, trời mưa vậy. Thời vận tốt ḿnh xấn tới hành động, không do dự. Thời vận xấu, ḿnh ẩn nhẫn nhường nhịn cho qua … Như vậy sự thành công và thất bại ḿnh có thể nắm chắc được.  Nên đi coi bói cho biết để chọn lựa thái độ hành động đúng nhứt, hay nhứt..

Hỏi : nếu biết được chuyện xấu ḿnh có cách ǵ hoá giải không.

Đáp : có. Không phải là cúng kiếng, cầu xin mà là suy nghĩ coi phải dè dặt tránh né thiệt hại như thế nào. Phải b́nh tĩnh đối phó để giảm bớt những bất lợi. Như sẽ bị tai nạn th́ cẩn thận đừng lái xe ẩu tả, đừng đi chơi xa, đừng đi chỗ nguy hiểm. Như sắp bị mất tiền th́ đừng hùn hạp, đừng kư tên bảo chứng nợ nần, đừng mua stocks ẩu tả…. Như vậy ḿnh có thể tránh được cái vận xấu, nếu không được th́ cái xấu cũng giảm bớt đi được phần nào, không bị thiệt hại nặng. Đại khái là dè dặt cẩn thận, nhưng tuyệt đối là tránh sợ hăi rồi đâm ra hoang mang. Chuyện xui chưa thấy mà ḿnh đă bị bịnh thần kinh rồi… Lúc nào cũng phải nhớ lời Đức Phật dạy: tương lai là do ư niệm trong đầu. Nghĩ điều thiện, làm điều thiện th́ đời sẽ tốt đẹp an vui.

Hỏi : anh vừa nói có thể tránh hoặc giảm bớt vận xấu do suy nghĩ và hành động của ḿnh. Xin hỏi là khoa phong thuỷ có giúp ǵ cho việc tốt xấu không.

Đáp : Có chớ. Anh cư ngụ trong một căn nhà thoải mái, đẹp đẽ, ánh sánh, không khí đầy đủ, cửa nẻo, pḥng ốc, vườn tược xinh xắn th́ cảm thấy yêu đời, trong ḷng anh ấm áp, vui vẻ, yêu đời. Mặt mày anh tươi tắn, mọi người xung quanh cũng vui vẻ theo anh. Ai cũng dễ thương hết sức.  Do đó anh suy nghĩ hành động thuận lợi và đúng đắn. Kết quả mọi sự tốt đẹp.
Anh cư ngụ trong một căn nhà rộng quá hay chật quá, cửa nẻo, cầu thang, pḥng ốc sắp xếp kỳ cục, tối tăm, trở ngại, u ám, lạnh lẽo, thê lương th́ tâm trạng anh không yên ổn, sợ sệt, đồ đạc cồng kềnh, vướng víu, màu sắc dị kỳ… th́ anh cảm thấy bực dọc, khó chịu rồi đâm ra cau có, khổ sở. Anh bực dọc sẽ gây ra bực dọc cho người liên hệ… từ đó hành động, suy nghĩ sẽ bất lợi, thất bại.  

Những ǵ sách Phong Thủy Địa Lư viết, do kinh nghiệm tôi đều thấy có thể dùng được. Ba điểm chính yếu của khoa địa lư phải coi cho kỹ là : cửa chánh, pḥng ngủ chánh và nhà bếp (môn, chủ, táo.  Tôi dùng cuốn Dương Trạch Tam Yếu của Trương Cữu Phong).  
-Tôi không tin mấy cái h́nh bát quái vẻ xanh xanh đỏ đỏ treo trước cửa nhà, nó không có năng lực phù phép ǵ cả, treo vừa khó coi, vừa tốn tiền mua vô ích.  

*Nhưng mà anh Tuấn ơi, nếu sửa chữa mà tốt được như sách vở nói th́ tôi làm Tổng Thống rồi, đâu có vất vả, thiếu thốn như bây giờ.  C̣n phải có phước đức nữa mới hưởng được những chỉ dạy tốt đẹp của tiền nhân.  Sách phong thuỷ địa lư nào cuối cùng cũng viết câu : tiên tích đức hậu tầm long.  Cứ ăn ở hiền lành, làm điều thiện tốt đẹp th́ trời sẽ cho mọi niềm vui thành đạt, cần ǵ phải coi bói làm chi.  Anh đồng ư với tôi như vậy không.

Nhân dịp nầy tôi cám ơn Đài Tiếng Nói VN tại Toronto cho tôi cơ hội đẹp đẽ nầy mà tâm t́nh cùng quí thính giả của Toronto. Tôi cám ơn quí thính giả đă dành nhiều cảm t́nh ủng hộ và thương yêu tôi từ những thập niên trước.  Kính chào và hẹn có dịp gặp lại.   

Tuấn : cám ơn